Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH về các vấn đề về đoàn kết, dân tộc, văn hóa và đạo đức, đảng cộng sản , chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.12 KB, 8 trang )

Bài 1: TƯ TƯỞNG HCM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I. Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa
a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
− Là vấn đề đấu tranh chống CN thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, nhằm
giải phóng dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết và thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
− Người đã lựa chọn con đường phát triển dân tộc là con đường kết hợp giữa nội dung dân tộc dân chủ và
CNXH. Xét về thực chất, đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
b. Nội dung của vấn đề dân tộc thuộc địa
*Độc lập dân tộc chính là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
− Theo HCM, độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc, Người khẳng
định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do.”
− HCM đã trịnh trọng tuyên bố trước thế giới quyền được hưởng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam:
“Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập. Và sự thật đã trở thành nước tự do và độc lập. Toàn thể
dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải đề giữ vững quyền tự do độc
lập ấy.”
*Độc lập tự do phải được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
c. Chủ nghĩa yêu nước chân chính – 1 động lực lớn của đất nước
− CN yêu nước HCM đề cập đến là CN yêu nước chân chính là việc phát huy sức mạnh của toàn dân tộc
vào cuộc đấu tranh chung. CN yêu nước chân chính khác hẳn tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản
động, là 1 bộ phận của tinh thần quốc tế.
− HCM đánh giá cao sức mạnh của CN yêu nước, đó là sức mạnh để chiến thắng trước bất cứ thế lực
ngoại xâm nào, vì vậy những người cộng sản phải biết nắm lấy và phát huy CN yêu nước chân chính.
2. Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
*Dân tộc và giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
− HCM coi trọng vấn đề dân tộc, đánh giá cao sức mạnh CN yêu nước nhưng HCM luôn đứng trên lập
trường quan điểm giai cấp công nhân để giải quyết vấn đề dân tộc.
− Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
− Tư tưởng này vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ


nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khắng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người, HCM từng nói: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc,
tự do thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.” Sau khi giành được độc lập dân tộc phải đứng lên xây dựng
CNXH.
*Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
− Giải phóng dân tộc là cơ sở, địa bàn, tiền đề để lên xây dựng CNXH. Ngược lại XD CNXH thành công
sẽ củng cố vững chắc hơn dân tộc. Vì vậy lợi ích dân tộc thống nhất lợi ích giai cấp, lợi ích giai cấp
phải phục tùng lợi ích dân tộc.
*Giữ vững độc lập dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập các dân tộc khác
− Là 1 chiến sĩ quốc tế chân chính, HCM không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc VN mà còn đấu
tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc khác.
− Nêu cao tư tưởng độc lập, tự chủ nhưng HCM không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới.
II. Tư tưởng HCM về CM giải phóng dân tộc
3. Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu
4. Con đường CM giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản
*Lý do lựa chọn
− Sự thất bại của những phong trào yêu nước ở VN cuối XIX-đầu XX đã chứng tỏ rằng CM theo đường
lối cũ (phong kiến hoặc tư sản) đều chưa đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.
− Trong hành trình tìm đường cứu nước, HCM đã nghiên cứu các cuộc CM tư sản trên thế giới. Người
nhận thấy đấy là những cuộc CM chưa đến nơi, chưa triệt để, quyền vẫn trong tay 1 só ít người.
1


− CM giải phóng dân tộc và CM vô sản đều có chung kẻ thù là CN đế quốc. Là cuộc CM triệt để để chính
quyền về tay dân chúng. Người khẳng đinh : “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác là con đường CM vô sản.”
5. CM giải phóng dân tộc trong thời đại mới do ĐCS lãnh đạo
− HCM đánh giá vai trò quyết định của Đảng đối với CMVN: “Kách mệnh trước hết phải có cái gì? –
Trước hết phải có Đảng Kách để trong thì vận động tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân

tộc bị áp bức và vô sản giai cấp khắp mọi nơi, Đảng có vững thì Kách mệnh mới thành công như
thuyền có vững thì thuyền mới chạy.”
− ĐCSVN được trang bị bằng lí luận CN Mác-Lê và hoạt động theo những nguyễn tắc của Đảng kiểu
mới.
6. Lực lượng của CM giải phóng dân tộc bao gồm toàn thể dân tộc VN
− CM là sự nghiệp chung của toàn thể dân chúng chứ không phải công việc của 1, 2 người. Người khẳng
định: “Dân tộc Kách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất chí chống lại
cường quyền.”
− Người đánh giá cao vai trò quần chúng ND trong cuộc khởi nghĩa vũ trang. Người khẳng định: “ Dân
khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi.”
− Trong lực lượng đông đảo của cuộc CM, HCM khẳng định: “Công nông là gộc, là chủ của cuộc CM.”
Vì:
 Công nông là lực lượng đông đảo nhất của xã hội
 Họ là giai cấp bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, trực tiếp nhất cho nên họ có tư tưởng CM cao nhất.
 Công nông là giai cấp tay, chân không. Nếu thua họ chỉ mất 1 kiếp khổ, nếu được, họ được cả thế giới.
7. CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo có thể nổ ra và giành thắng lợi trước
CM vô sản ở chính quốc
− Là 1 luận điểm mới và sáng tạo của HCM
− Trong phong trào quốc tế cộng sản đã từng tồn tại quan điểm xem sự thắng lợi CM thuộc địa phải phụ
thuộc vào sự thắng lợi của CM vô sản ở chính quốc, quan điểm này đã làm giảm tính chủ động CM
thuộc địa.
− Theo HCM, CM giải phóng dân tộc và thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết
tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CN đế quốc. Đó là mối quan hệ
bình đẳng, không phải quan hệ lệ thuộc hoặc chính phụ.
− Nhận thức rõ sức mạnh các dân tộc thuộc địa, HCM đã khẳng định CM giải phóng dân tộc có thể nổ ra
và giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc.
8. CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành bằng CM bạo lực
− Theo HCM, CM tư bản đế quốc khi xâm chiếm các nước thuộc địa tự bản thân nó đã là hành động bạo
lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, vì vậy, con đường giành được chính quyền chỉ có thể là con đường CM
bạo lực.

− HCM khẳng định tính tất yếu của CM bạo lực: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai
cấp và dân tộc, cần phải dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM giành lấy chính quyền và bảo vệ
chính quyền.”
− Hình thức CM bạo lực bao gồm: đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị nhưng tùy từng hoàn cảnh mà
chúng ta lựa chọn hình thức đấu tranh cho phù hợp.
− Bạo lực CM ở HCM luôn gắn với tư tưởng nhân đạo, hòa bình, Người coi chiến tranh chỉ là giả pháp
bắt buộc cuối cùng, chỉ khi không còn khả năng thương lượng, hòa hoãn.

2


Bài 2: TTHCM VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN
I. Tư tưởng HCM về CNXH
9. Tính tất yếu của CNXH ở VN
10. Quan niệm của HCM về những đặc trưng bản chất của CNXH
a. Cách tiếp cận của HCM với CNXH
− HCM đã tiếp cận CNXH trên quan điểm của CN Mác-Lê
− Người tiếp cận từ lập trường của 1 người yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc
− Người tiếp cập ở phương diện đạo đức, hướng tới các giá trị nhân đạo, nhân văn
− Tiếp cận CNXH từ văn hóa, truyền thống và những tư tưởng CNXH sơ khai ở phương Đông
b. Đặc trưng của CNXH
− Là chế độ XH do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân, vì dân
− CNXH có 1 nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển KHKT
− CNXH là chế độ XH không còn người bóc lột người, thực hiện chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản
xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động
− CNXH là 1 xã hội phát triển cao về mặt văn hóa đạo đức, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay
và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng có thể phát triển toàn diện.
11. Mục tiêu và động lực CNXH
a. Mục tiêu
*Mục tiêu chung: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân

*Mục tiêu cụ thể:
− Lĩnh vực chính trị: Chính quyền tập trung vào tay nhân dân
− Lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tế chúng ta xây dựng là nền kinh tế XHCN với công nông nghiệp hiện đại,
khoa học và kĩ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo CNTB bị xóa bỏ dần. Đời sống vật chất của nhân dân
ngày càng cải thiện.
− Lĩnh vực văn hóa – xã hội
 Xóa nạn mù chữ
 Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí
 Phát triển văn hóa – nghệ thuật. Xây dựng nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan
b. Động lực
− Theo HCM, hệ thống động lực CNXH rất phong phú nhưng bao trùm lên cả là động lực con người.
Động lực con người được phát huy trên cả 2 phương diện: sức mạnh cá nhân và sức mạnh cộng đồng
tập thể. Để phát huy tốt động lực con người cần phải quan tâm đến như cầu vật chất và tinh thần của họ.
− HCM cũng coi trọng động lực kinh tế, phát triển, sản xuất, kinh doanh làm cho mọi người, mọi nhà trở
nên giàu có.
− HCM rất quan tâm phát huy những động lực tinh thần như yêu nước, đoàn kết, đạo đức, văn hóa.
− Cùng phát huy động lực bên trong, HCM tranh thủ sức mạnh thời đại kết hợp nội lực với ngoại lực
− Người chỉ ra các lực cản cần xóa bỏ: CNTB, thế lực phản động (trong và ngoài nước), các tệ nạn XH
mới và những tàn dư của XH cũ…

3


Bài 3: TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VN
I. Tư tưởng HCM về công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
12. Xây dựng Đảng – quy luật tất yếu của sự tồn tại và phát triển của Đảng
13. Nội dung công tác xây dựng Đảng
a. Xây dựng Đảng về mặt tư tưởng lí luận
− HCM đánh giá cao vai trò của lí luận đối với Đảng: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong
Đảng ai cũng phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa, giống như người không

có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nan.”
− HCM đã tìm thấy lí luận của Đảng là lí luận chủ nghĩa Mác-Lê. Người khẳng định: Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là CN MácLê.
− Trong quá trình vận dụng CN Mác-Lê cần lưu ý những điểm sau:
 Vận dụng phù hợp từng hoàn cảnh, từng đối tượng.
 Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của ĐCS khác,
đồng thời tự tổng kết những kinh nghiệm của mình để bổ sung CN Mác-Lê.
 Đảng phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của CN Mác-Lê.
b. XD Đảng về mặt chính trị
Bao gồm:
− XD Đường lối chính trị, bảo vệ chính trị
− XD và thực hiện nghị quyết
− XD hệ tư tưởng chính trị
− Nâng cao bản lĩnh chính trị có cán bộ Đảng viên
c. XD Đảng về mặt tổ chức bộ máy công tác cán bộ
− Về hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải chặt chẽ, có tính kỉ luật cao. Mỗi cấp độ tổ
chức có chức năng, nhiệm vụ riêng. Trong hệ thống tổ chức Đảng, HCM rất coi trọng vai trò của chi bộ
bởi lẽ, đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng, là
môi trường tu dưỡng, rèn luyện, giám sát Đảng viên.
− Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng
 Tập trung dân chủ
 Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
 Tự phê bình và phê bình
 Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
 Đoàn kết thống nhất trong Đảng
− Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng: Người đã nêu ra 1 hệ thống các quan điểm về công tác cán bộ. Theo
Người, cán bộ giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, cán bộ là dây chuyền của bộ máy, là
mắt khâu trung gian, nối liền giữa Đảng, nhà nước của nhân dân. Người cho rằng, công tác cán bộ là
công tác gốc của Đảng bao gồm các nội dung có liên quan chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ, huấn
luyện, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện các chính sách đối với cán bộ.

d. XD Đảng về mặt đạo đức
− Người khẳng định 1 Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh
của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân.
− Xét về thực chất, đặc điểm của Đảng là đặc điểm mới, đặc điểm cách mạng.

4


Bài 4: TTHCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
I. TTHCM về đại đoàn kết dân tộc
14. Vai trò của đại đoàn kết đối với cách mạng VN
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, quyết định sự thành công của CMVN
− Theo HCM, CM muốn thành công phải có lực lượng, lực lượng đó phải đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù
đồng thời thực hành đoàn kết để đoàn kết trở thành chiến lược trong mọi CMVN.
− HCM đánh giá cao vai trò đoàn kết đối với CM: “Đoàn kết trong mặt trận Việt minh, nhân dân ta đã
làm CM Tháng 8 thành công, lập nên nước VNDCCH.
Đoàn kết trong mặt trận liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông
Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắt.
Đoàn kết trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta…đã cải tạo XHCN và…XD CNXH ở miền
Bắc.”
− Người nêu ra 1 số luận điểm có tính chân lí: “Đoàn kết là sức mạnh; đoàn kết là then chốt của thành
công, đoàn kết là điểm mẹ, điểm mẹ tốt sinh ra con cháu tốt;
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công.”
b. Đại đoàn kết là mục tiên, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, dân tộc.
− Đại đoàn kết là mục tiêu của CMVN, tại Đại hội lần II của Đảng, HCM thay mặt Đảng tuyên bố trước
toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động VN có thể bao gồm trong 8 chữ: Đoàn kết toàn dân
phụng sự Tổ quốc.”
− Đại đoàn kết còn là nhiệm vụ trong mọi giai đoạn CMVN.
− Trước CMT8 và trong kháng chiến, nhiệm vụ CMVN là: “Một là đoàn kết, hai là làm CM hay kháng

chiến để đòi lại độc lập.”
− Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, nhiệm vụ CMVN là: “Một là đoàn kết, hai là XD CNXH, ba là
đấu tranh thống nhất nước nhà.”
15. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
− Khái niệm về dân trong TTHCM bao gồm mọi con dân nước Việt không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo… Ai yêu nước, ai ghét giặc thì ta đoàn kết với họ.
− HCM khẳng định: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Ta còn phải đoàn
kết để XD nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân thì ta đoàn
kết với họ.”
− Người còn chỉ rõ trong quá trình XD khối đại đoàn kết toàn dân thì phải đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân, dựa trên nền tảng liên minh công nông trí thức. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giai
cấp dân tộc để thực hiện khối đại đoàn kết.
b. Những điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
− Kế thừa truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc VN
− Có lòng khoan dung, độ lượng với con người
− Có lòng tin với con người
− Có sự phân biệt rõ bạn – thù
16. Hình thức của khối Đại đoàn kết dân tộc
− ĐĐK dân tộc không chỉ dừng ở lời nói, khẩu hiện mà phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là
mặt trận dân tộc thống nhất.
− Mặt trận DT thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước ở cả trong và ngoài nước. Phấn
đâú vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Một số quy tắc cơ bản về xây dựng và
hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất:
 MTDTTN phải được XD trên nền tảng khối liên minh công-nông-trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
 Phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân
dân.
 Hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
 MTDTTN là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng

tiền bộ.
5


6


Bài 5: TTHCM VỀ DÂN CHỦ VÀ XD NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
1. Quan niệm của HCM về NN của dân, do dân, vì dân
− Theo HCM, NN của dân, do dân, vì dân là NN mà chính quyền tập trung về tay nhân dân, Người khẳng
định: “Việc gì mà có lợi cho dân thì ta phải hết sức làm, việc gì có hai cho dân ta phải hết sức tránh.”
− NN của dân là NN do nhân dân lao động làm chủ, NN mà chính quyền tập trung về tay nhân dân.
− NN do dân: là NN do ND xây dựng lên, do ND bầu ra những đại biểu của NN, do ND đóng thuế để NN
hoạt động.
− NN vì dân là NN phục vụ lợi ích và nguyện vọng của ND, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng. Mọi
chủ trương, chính sách của NN đều xuất phát từ lợi ích của ND.
17. TTHCM về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp CN với tính nhân dân và tính dân tộc của NN
a. Về bản chất GCCN của NN
− NN ta do Đảng của GCCN lãnh đạo
− Bản chất GCCN thể hiện tính định hướng XHCN của sự phát triển đất nước
− Thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của NN là nguyên tắc tập trung dân chủ
b. Bản chất GCCN thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc
− HCM là người đã giải quyết hài hòa thống nhất giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong xây dựng nhà
nước mới. Sự thống nhất giữa bản chất GCCN và tính nhân dân, tính dân tộc được thể hiện qua các
điểm sau:
 NN ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người VN
 NN ta bảo vệ lợi ích của ND, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng
 Trong thực tế, NN ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành
các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc
18. XD NN có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

*XD NN hợp pháp, hợp hiến
− Cần tiến hành tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập ra quốc hội. Từ đó lập ra Chính phủ và các cơ
quan bộ máy chính thức khác của NN
− Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi ngày 6/1/1946 và đến ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I
nước VN Dân chủ Cộng hòa đã họp Phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính
thức của NN. HCM được bầu làm Chủ tịch Chính phủ có đầy đủ tư cách pháp lý để giải quyết một cách
có hiệu quả những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta.
*Hoạt động quản lý NN bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống
− Quản lý NN là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là quản
lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp.
− Trong việc thực thi Hiến pháp và pháp luật, HCM luôn chú ý đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực
của chúng. Điều đó đòi hỏi pháp luật phải đúng và đủ, người thực thi luật pháp phải thật sự công tâm và
nghiêm minh.
19. XD NN trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả
− XD đội ngũ cán bộ NN đủ đức và tài. Người cán bộ NN phải có những phẩm chất sau:
 Tuyệt đối trung thành với CM
 Hăng hái thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
 Có mỗi liên hệ mật thiết với nhân dân
 Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn
 Thường xuyên phải tự phê bình và phê bình
− Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của NN: đặc quyền đặc lợi, phiền hà sách nhiễu
nhân dân…
− Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.

7


Bài 7: TTHCM VỀ VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC
II. TTHCM về đạo đức
1. Quan niệm HCM về vai trò và sức mạnh của đạo đức

*Theo HCM, đạo đức là gộc của người cách mạng
− HCM khẳng định, đạo đức là nền tảng, là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây,
ngọn nguồn của sông suối. Người khẳng định: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người CM phải có đạo đức, không có
đạo đức thì dù tài mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”
− Người đánh giá cao vai trò của đạo đức đối với người CM: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi
được xa. CM phải có đạo đức CM mới hoàn thành được sứ mệnh CM vẻ vang.”
− Tuy nhiên HCM không tuyệt đối hóa đạo đức. Người cho rằng đức và tài là 2 yếu tố cần thống nhất với
nhau trong con người.
*Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH
− Theo HCM, sức hấp dẫn của CNXH chưa phải ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào mà trước
hết ở những giá trị vật chất cao đẹp, ở phẩm chất của những người CM, bằng tấm gương sống và hành
động của mình, chiến đấu cho lí tưởng đó trở thành hiện thực.
2. Những phẩm chất đặc điểm CM theo quan điểm của HCM
a. Trung với nước, hiếu với dân
− Trung, hiếu là những phẩm chất đạo đức cũ nhưng được HCM đưa vào đó những nội dung mới
− Nội dung của chữ “trung”: trung thành tuyệt đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, luôn
đặt lợi ích của Đảng, dân tộc lên trên hết
− Nội dung của chữ “hiếu”: tin dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phục vụ nhân dân hết lòng,
luôn giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân
b. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
− Cần: Cần cù, chăm chỉ, siêng năng, lao động có kế hoạch sáng tạo đem lại năng suất cao
− Kiệm: Tiết kiệm tiền của, thời gian, sức lao động, tiền của của dân, nước
− Liêm: Trong sạch
− Chính: Không tà, ngay thẳng, luôn làm đúng mọi việc
− Chí công vô tư: Luôn đặt lợi ích chung lên trước việc tư, việc nhà
c. Yêu thương, quý trọng con người
− Tình yêu của HCM không chung chung, trừu tượng như của tôn giáo mà luôn được nhận thức và giải
quyết trên lập trường giai cấp công nhân. Yêu thương phải biến thành hoạt động CM để đấu tranh, giải
phóng con người.

d. Có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
− Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong TTHCM rất rộng lớn và sâu sắc, đó là sự tôn trọng, hiểu biết, yêu
thương, đoàn kết giai cấp với toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những
người tiến bộ trên toàn cầu
3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
− Nói phải đi đôi với làm: nêu gương về đạo đức
− Xây phải đi đôi với chống
 Xây những phẩm chất đạo đức tốt
 Chống những cái xấu, cái sai
 Tu dưỡng đạo đức suốt đời. HCM khẳng định; “Đạo đức CM không phải từ trên trời sa xuống, nó do
đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong.”

8



×