ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
PHƯƠNG PHÁP
KEO-TỤ TỦA BÔNG
Thực hiện
Đỗ Thị Cẩm Vân
Lớp cao học K15 MT
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Hà
NỘI DUNG CHÍNH
NỘI DUNG CHÍNH
KEO TỤ (COAGULATION)- TỦA BÔNG (FLOCULATION)
CƠ CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH KEO TỤ-TỦA BÔNG
CÁC TÁC NHÂN GÂY KEO TỤ-TỦA BÔNG
KEO TỤ (COAGULATION)- TỦA BÔNG
(FLOCULATION)
Quá trình keo tụ và tủa bông:
Các hạt keo lơ lửng trong nước thải bền vững do các điện
tích trái dấu trên bề mặt, làm cho các hạt keo đẩy nhau.
Hai quá trình đan xen với nhau trong quá trình phản ứng,
hoán đổi cho nhau, trên thực tế chúng là các quá trình tách
biệt. Giai đoạn đầu thì keo tụ là chiếm ưu thế, nó tạo ra các
flocs có khối lương lớn hơn phục vụ cho quá trình tủa
bông.
Các hóa chất được trộn lẫn vào với nước thải để đẩy mạnh
quá trình tập hợp các chất rắn lơ lửng.
Keo tụ tủa bông có thể là giai đoạn tiền xử lý đối với quá
trình trao đổi ion, lọc...
Keo tụ (coagulation)
Các chất keo tụ cung cấp điện tích trái dấu với dấu
của các hạt keo nhằm làm giảm điện tích của các hạt
keo (thế zeta)
Các hạt keo kết hợp lại với nhau thành những hạt lớn
hơn (flocs)
Các chất keo tụ được đưa vào dung dịch bằng cách
trộn nhanh
Tuy nhiên, lượng của chất keo tụ không sử dụng quá
liều vì nó có thể dẫn đến đổi dấu điện tích các hạt
keo, làm cho các hệ keo tái bền vững trở lại.
KEO TỤ (COAGULATION)- TỦA BÔNG
(FLOCULATION)
Tủa bông (floculation)
Các vật liệu polime nhằm cho vào tạo ra các cầu nối cho
các hạt bông (flocs)
Cầu nối được hình thành khi các đoạn của chuỗi polime
bám dính vào các phân tử chất keo
Bản chất: các tác nhân bông tụ đưa vào dung dịch từ từ
và nhẹ nhàng cho phép chúng tiếp xúc với hạt flocs nhỏ
tạo thành các hạt lớn hơn dễ lắng đọng.
Chất tủa bông âm phản ứng chống lại các phần tử chất
keo mang điện tích trái dấu gây ra sự mất bền vững hoặc
bởi cầu nối hoặc bởi trung hòa các điện tích
KEO TỤ (COAGULATION)- TỦA BÔNG
(FLOCULATION)
Giải thích:
Trạng thái ổn định của hệ keo sẽ mất đi nếu đưa vào
dung dịch một lượng nhỏ (1-10 ppm) các muối kim loại
đa hóa trị có tính thủy phân như: Al
2
(SO
4
)
3
, FeCl
3
hoặc
bazơ yếu đa điện tích như Ca(OH)
2
, polyamin…
Khi lượng cation đa hóa trị tăng lên đủ lớn (50-
100ppm) xảy ra hiện tượng keo tụ, các hạt keo tập hợp
lại thành chùm.
Cơ chế khác:
Với nồng độ cation đa hóa trị nhỏ chỉ đủ để tạo thành
chùm hạt, hiện tượng kết tách cũng xảy ra nhưng theo
kiểu “bắc cầu qua phân tử polyme”.
CƠ CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH KEO TỤ-TỦA BÔNG