Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Báo Cáo Phân Tích Chuỗi Giá Trị Các Sản Phẩm Chuối – Ngô – Đậu Xanh Huyện Ninh Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 102 trang )

QUỸ QUỐC TẾ
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (IFAD)

UBND TỈNH NINH THUẬN
DỰ ÁN HỖ TRỢ TAM NÔNG
TỈNH NINH THUÂN

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁC SẢN PHẨM CHUỐI – NGÔ – ĐẬU
XANH HUYỆN NINH SƠN

Nhóm nghiên cứu:
Ths. Nguyễn Thị Lan (Trưởng nhóm)
Ths. Trần Minh Trí (Phó nhóm)
Ts. Lê Thị Hoa Sen
Ths. Nguyễn Thiện Tâm
Ths.Nguyễn Thị Diệu Linh
KS. Nguyễn Dũng Tiến
CN. Nguyễn Thị Khánh Huyền

Ninh Thuận, tháng 11 năm 2013

i


Mục lục
BÁO CÁO
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁC SẢN PHẨM CHUỐI – NGÔ – ĐẬU XANH HUYỆN NINH SƠN

I
I


I
I

NHÓM NGHIÊN CỨU:
THS. NGUYỄN THỊ LAN (TRƯỞNG NHÓM)
THS. TRẦN MINH TRÍ (PHÓ NHÓM)
TS. LÊ THỊ HOA SEN
THS. NGUYỄN THIỆN TÂM
THS.NGUYỄN THỊ DIỆU LINH
KS. NGUYỄN DŨNG TIẾN
CN. NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN

I
I
I
I
I
I
I
I

PHẦN 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................................................................................1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ :...........................................................................................................................................................1
2. SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU (BỔ SUNG) CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN CỦA
HUYỆN NINH SƠN......................................................................................................................................................2
3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................3
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................5
4.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
4.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
4.3 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU


5
6
7

5 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...............................................................................................................8
PHẦN 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI.............................................................................................................13
1 KẾT QUẢ LỰA CHỌN NGÀNH HÀNG ƯU TIÊN CHO NGƯỜI NGHÈO...............................................13
2 KẾT QỦA PHÂN TÍCH CÁC CHUỖI SẢN PHẨM LỰA CHỌN.................................................................14
2.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NGÔ
14
2.1.1 Tình hình chung về sản xuất ngô huyện Ninh Sơn...............................................................................14
2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị sản phẩm ngô........................................................................................................16
Qua khảo sát cho thấy khoảng 25 % số hộ trồng ngô có phương tiện (xe máy) họ chở sản phẩm bán trực
tiếp cho các hộ thu gom lớn cấp huyện chiếm 30 % sản lượng ngô của chuỗi. Sau đó các hộ thu mua cấp
huyện bán cho các thương lái trong và ngoài tỉnh.......................................................................................18
2.1.3 Phân tích tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngô....................................................................18
2.1.3.1 Cơ sở cung cấp đầu vào....................................................................................................................18
2.1.3.2 Người sản xuất..................................................................................................................................20
2.1.3.3 Cơ sở thu gom nhỏ tại địa phương (cấp thôn/xã)............................................................................22
2.1.3.4 Cơ sở thu mua (cấp huyện)...............................................................................................................24
2.1.4 Phân tích liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ngô...............................................25
2.15 Phân tích giá trị chuỗi sản phẩm ngô....................................................................................................27
2.1.6 Tạo việc làm và thu nhập cho phụ nữ, người nghèo và đồng bào DTTS..............................................32
2.1.7 Những cản trở và thách thức (SWOT)..................................................................................................33
2.1.8 Các khó khăn /nút thắt của các tác nhân của chuỗi giá trị sản phẩm ngô..........................................34
2.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ĐẬU XANH
37
2.2.1 Tình hình chung về sản xuất đậu xanh huyện Ninh Sơn.......................................................................37
2.2.2 Mô tả chuỗi sản phẩm đậu xanh huyện Ninh Sơn...............................................................................40

2.2.3 Phân tích tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm đậu xanh...........................................................40
2.2.3.1 Cơ sở cung cấp đầu và......................................................................................................................40
2.2.3.2 Người sản xuất..................................................................................................................................40
2.2.3.3 Cơ sở thu gom nhỏ cấp thôn/xã và thu mua (cấp huyện).................................................................42
2.2.4 Phân tích liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm đậu xanh..............................................42

ii


2.2.5 Phân tích giá trị chuỗi sản phẩm đậu xanh..........................................................................................42
2.2.6 Tạo việc làm và thu nhập cho phụ nữ, người nghèo và đồng bào DTTS..............................................47
2.2.7 Những cản trở và thách thức (SWOT)..................................................................................................48
2.2.8 Các khó khăn /nút thắt của các tác nhân trong chuỗi giá trị SP đậu xanh..........................................49
2.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHUỐI
52
2.3.1 Tình hình chung về sản xuất chuối huyện Ninh Sơn.............................................................................52
2.3.2 Mô tả chuỗi sản phẩm chuối................................................................................................................54
2.3.3 Phân tích tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm chuối..................................................................55
2.3.3.1 Cơ sở cung cấp đầu vào....................................................................................................................55
2.3.3.2 Người sản xuất..................................................................................................................................55
2.3.3.3 Cơ sở thu gom nhỏ tại địa phương (cấp thôn/ xã)............................................................................57
2.3.3.4 Cơ sở thu mua / chủ vựa chuối (cấp huyện).....................................................................................57
2.3.4 Phân tích liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm chuối..............................................58
2.3 .5 Phân tích giá trị chuỗi sản phẩm chuối...............................................................................................58
2.3.6 Tạo việc làm và thu nhập cho phụ nữ, người nghèo và đồng bào DTTS..............................................63
2.3.7 Những cản trở và thách thức (SWOT)..................................................................................................64
2.3.8 Các khó khăn /nút thắt của các tác nhân trong chuỗi giá trị chuối.....................................................65
2.3.9 Kết luận và đề xuất...............................................................................................................................67
2.3.9.1 Kết luận..............................................................................................................................................67
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CÁC SẢN PHẨM.........70

3.1 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NGÔ HUYỆN NINH SƠN
70
3.1.1 Mục tiêu chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngô...................................................................................70
3.1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
70
3.1.3 Kế hoạch hành động nâng câp chuỗi giá trị sản phẩm ngô................................................................70
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TỔNG THỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NGÔ HUYỆN
NINH SƠN....................................................................................................................................................................71
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ NGÔ THUỘC DỰ ÁN HT TAM NÔNG HUYỆN NINH SƠN....................................................................................................................................................75
3.2 ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ĐẬU XANH HUYỆN NINH SƠN
78
3.2.1 Mục tiêu chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị đậu xanh..........................................................................78
3.2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
78
3.2.3 Kế hoạch hành động nâng câp chuỗi giá trị sản phẩm đậu xanh.......................................................78
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TỔNG THỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ĐẬU XANH NINH SƠN....................................................................................................................................................................79
........................................................................................................................................................................................81
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ ĐẬU XANH - DỰ ÁN HT TAM NÔNG HUYỆN NINH SƠN....................................................................................................................................................82
3.3 ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHUỐI
84
3.3.1 Mục tiêu chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị chuối................................................................................84
3.3.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHUỐI
84
3.3.3 Kế hoạch hành động nâng câp chuỗi giá trị sản phẩm chuối..............................................................84
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TỔNG THỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHUỐI - HUYỆN
NINH SƠN....................................................................................................................................................................85
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................................89
BẢNG 1 TÌNH HÌNH THAM GIA CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CÁC XÃ HUYỆN NINH SƠN
BẢNG 2 TỔNG HỢP SỐ CHUỖI THAM GIA CỦA CÁC XÃ HUYỆN NINH SƠN
BẢNG 3 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÁC XÃ THAM GIA CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN

BẢNG 4 DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHUỐI CỦA CÁC XÃ Ở HUYỆN NINH SƠN QUA CÁC NĂM
BẢNG 5 : DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ CỦA CÁC XÃ Ở HUYỆN NINH SƠN QUA CÁC NĂM
BẢNG 6 DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU XANH CỦA CÁC XÃ QUA CÁC NĂM
BẢNG 7 XẾP THỨ TỰ CÁC NGÀNH HÀNG ƯU TIÊN/CHO NGƯỜI NGHÈO (BỔ SUNG) CỦA HUYỆN NINH SƠN
BẢNG 8 : DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ CUNG CẤP ĐẦU VÀO VÀ THU MUA NÔNG SẢN TRONG VÀ NGOÀI TỈNH

89
89
89
89
90
90
91
92

iii


iv


Danh mục các bảng biểu
BẢNG 1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU NGÀNH NÔNG- LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN..............11
BẢNG 2: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN NINH SƠN..........12
BẢNG 3: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM TIỀM NĂNG CỦA HUYỆN NINH SƠN...................14
BẢNG 4: ĐẶC ĐIỂM CỦA HAI LOẠI HÌNH KINH DOANH VẬT TƯ NN HUYỆN NINH SƠN............19
BẢNG 5: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC HỘ TRỒNG NGÔ HUYỆN NINH SƠN....................................20
BẢNG 6: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC CỦA CÁC HỘ THU GOM NHỎ (CẤP XÃ).......................................22
BẢNG 7: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC CỦA CÁC HỘ THU MUA (CẤP HUYỆN).........................................24
BẢNG 8: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGÔ LAI CỦA CÁC NHÓM HỘ THUỘC CÁC XÃ DỰ ÁN..............27

BẢNG 9: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI SẢN
PHẨM NGÔ LAI ( TÍNH CHO 1TẠ - ĐVT: 1.000Đ)..........................................................................................28
BẢNG 10: PHÂN BỔ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ LỢI NHUẬN THUẦN CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NGÔ LAI HUYỆN NINH SƠN.........................................................................30
BẢNG 11: PHÂN TÍCH SWOT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGÔ TẠI ĐỊA PHƯƠNG..............................33
BẢNG 12: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT ĐẬU XANH...........................................40
BẢNG 13: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ĐẬU XANH CỦA CÁC NHÓM HỘ THUỘC CÁC XÃ DỰ ÁN........42
BẢNG 14: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI ĐẬU XANH. .43
BẢNG 15: PHÂN BỔ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ LỢI NHUẬN THUẦN CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ĐẬU XANH..........................................................................................................45
BẢNG 16: PHÂN TÍCH SWOT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐẬU XANH HUYỆN NINH SƠN................48
BẢNG 17: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC HỘ TRỒNG CHUỐI HUYỆN NINH SƠN.............................55
BẢNG 18: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHUỐI CỦA CÁC HỘ THUỘC VÙNG DỰ ÁN......58
BẢNG 19: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI GIÁ
TRỊ CHUỐI (TÍNH CHO 1 TẠ CHUỐI QUẢ VÀ ĐVT : 1.000Đ)....................................................................59
BẢNG 20: PHÂN BỔ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ LỢI NHUẬN THUẦN CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỐI CỦA HUYỆN NINH SƠN..........................................................................................61
BẢNG 21: PHÂN TÍCH SWOT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUỐI CỦA HUYỆN NINH SƠN..............64

v


Danh mục các biểu đồ

Danh mục các sơ đồ

vi


Các từ viết tắt

BPTX
BVTV
CC T Y
CCBVTV
DASU (District Agribusiness Support
Unit)
ĐPDA
DTTS
FFS (Farmer Field Schools)
GAP (Good Agriculture Practices)
HTX
IFAD (International Fund For
Agricultural Development)
Trung Tâm KN-KN
KN
LN
MH
ND
NN và PTNT
PCU (Provincial Project Coordination
Unit)
TOT (Training of trainers)
TS

Ban Phát Triển xã
Bảo vệ Thực vật
Chi Cục Thú Y
Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật
Ban hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp
huyện

Điều phối dự án
Dân Tộc Thiểu số
Lớp học cho nông dân trên hiện trường
Thực hành nông nghiệp tốt
Hợp tác xã
Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế
Trung Tâm Khuyến nông - Khuyến ngư
Khuyến Nông
Lâm Nghiệp
Mô hình
Nông dân
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn
Ban điều phối dự án tỉnh
Tập huấn cho tập huấn viên
Thủy sản

vii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện báo cáo “ Phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm ngô - đậu xanh và
chuối của huyện Ninh Sơn ” chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ban
Điều Phối Dự Án Hỗ Trợ Tam Nông Tỉnh Nình Thuận, Lảnh đạo Sở NN và PTNT, Tổ
chuyên đề Chuỗi Giá Trị, Ban Hỗ Trợ Kinh Doanh NN (DASU ) của huyện Ninh
Sơn , các Ban ngành liên quan của tỉnh, các phòng Ban của huyện, Ban Phát triển 6
xã tham gia dự án, đại lý cung cấp đầu vào và các cơ sở thu mua sản phẩm nông sản
cùng bà con nông dân của các xã vùng dự án .
Chúng tôi cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ và hợp tác của Ban Hỗ Trợ Kinh Doanh NN của
huyện Ninh Sơn và đặc biệt là Ban Phát triển xã và nhân dân các xã tham gia dự án đã
giúp đỡ nhóm tư vấn trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa để thu thập thông

tin,lựa chọn các sản phẩm và xác định các khó khăn tại địa phương.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Ban ĐPDA, Sở NN và
PTNT,Tổ Chuyên Đề chuỗi giá trị thuộc dự án Hỗ Trợ Tam Nông,Trung Tâm KN-KN
tỉnh Ninh Thuận đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và tổ
chức hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, số liệu thu thập từ các hộ nông dân và các cơ sở thu
gom nên độ chính xác bị hạn chế. Chúng tôi đã cố gắng thu thập thông tin từ nhiều
nguồn để kiểm tra và xử lý thông tin cho phù hợp.Tuy vậy,vẫn không tránh khỏi
những sai sót rất mong nhận được sự lượng thứ.
Cuối cùng chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ quý
báu của các cá nhân và cơ quan đã giúp chúng tôi hoàn thiện báo cáo này
Thay mặt nhóm nghiên cứu,
Trưởng nhóm
Nguyễn Thị Lan

viii


PHẦN 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1 Đặt vấn đề :
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế trên thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam
nói riêng rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng các ngành sản xuất công nghiệp,dịch
vụ rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có thì nông nghiệp được biết đến là một lĩnh
vực kinh tế cứu cánh cho nền kinh tế chung. Đầu tư và hỗ trợ vào sản xuất nông
nghiệp đang được chính phủ Việt Nam ủng hộ và có nhiều chương trình dự án đầu tư
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần xóa đói giảm nghèo cho khu
vực nông thôn. Trong đó dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn (Tam
Nông) là một trong những dự án trọng điểm của chính phủ Việt Nam kết hợp với Quỹ
Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD). Mục tiêu chung của Dự án là chú trọng hỗ

trợ người dân phát triển những mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương tại các
tỉnh Ninh Thuận, Gia Lai và Tuyên Quang.
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với đời sống sinh kế của người dân
đặc biệt là người đồng bào tại tỉnh Ninh Thuận.Trong đó huyện Ninh Sơn là một
huyện miền núi, thuộc diện nghèo của tỉnh và được ưu tiên nhằm phát triển sản xuất
nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 77193,9ha; dân số đến năm
2011 là 71.773 người, mật độ dân số 93 người/km2. Với diện tích đất rộng và mật độ
dân số thưa, Ninh Sơn có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là tiềm lực về nông nghiệp trong đó sản xuất ngô, đậu xanh và chuối đóng vai
trò chủ lực trong ngành nông nghiệp của huyện. Hiện tại, cây ngô và cây đậu xanh là
một trong những cây trồng chủ lực góp phần xóa đói, giảm nghèo của huyện, diện tích
gieo trồng ngô và đậu xanh chiếm gần 30 % tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm
của huyện.Trong đó diện tích ngô và đậu xanh của 6 xã vùng dự án là 4916,6 ha,
chiểm tỷ lệ 86 % tổng diện tích ngô và đậu xanh của huyện.
Cây ngô, đậu xanh và chuối phát triển ở Ninh Sơn do là loại cây dễ canh tác đặc biệt
phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng, là cây trồng không đòi hỏi kỹ thuật chăm
sóc cao nên phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ canh tác của các hộ nghèo. Chính
quyền địa phương đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích người dân đầu
tư sản xuất các cây trồng cạn này nhằm nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ
nghèo , dân tộc thiểu số trong điều kiện biến đổi khí hậu. Hàng năm, trạm KN và
1


phòng NN và PTNT của huyện đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn về giống, kỹ
thuật sản xuất kết hợp với các lớp tập huấn, hỗ trợ giống cho người nghèo, đồng bào
thiểu số được thực hiện nhằm phát triển ngành sản xuất nâng cao thu nhập cho người
dân địa phương.
Mặc dù có những điều kiện thuận lợi như trên nhưng người sản xuất vẫn gặp nhiều
khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.Họ chưa thực sự thoát nghèo và làm giàu từ
những cây trồng có tiềm năng này. Nguyên nhân nào là trở ngại trong mỗi khâu từ sản

xuất đến tiêu thụ trong chuỗi giá trị các sản phẩm? đâu là “điểm nghẽn” quan trọng
cho việc nâng cao thu nhập cho người sản xuất ? Nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị
các sản phẩm ” nhằm đưa ra câu trả lời phù hợp và dựa trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp và kế hoạch hoạt động nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có của địa phương để
nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm ưu tiên , thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, nhằm từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người nghèo
và người dân tộc thiểu số của huyện.
2. Sự cần thiết của hoạt động nghiên cứu (bổ sung) chuỗi giá trị nông sản của huyện
Ninh Sơn
Với ý tưởng là chuyển dịch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo định
hướng thị trường, cùng với việc sản xuất dựa trên nhu cầu của thị trường và khai thác
những lợi thế so sánh và cạnh trạnh riêng biệt của những địa phương khác nhau và loại
hình sản xuất khác nhau. Vì vậy, dự án hỗ trợ Tam Nông tỉnh Ninh Thuận đã chú
trọng đến việc phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp, trong hợp phần 2
“Phát triển chuỗi giá trị vì người nghèo” có tiểu hợp phần 2.1 là “ Xác định và xếp thứ
tự ưu tiên cho các chuỗi giá trị vì người nghèo” với mục đích là xác định, ưu tiên và
xây dựng các chuỗi giá trị vì người nghèo trong vùng dự án và lập kế hoạch hành động
về chuỗi giá trị cho mỗi sản phẩm.
Trong năm 2012 nhóm tư vấn phân tích chuỗi giá trị nông sản thuộc Trường Đại Học
Cần Thơ đã phối hợp với Sở NN và PTNT tỉnh Ninh Thuận tiến hành điều tra, lựa
chọn được 6 chuỗi giá trị vì người nghèo của vùng dự án và tiến hành phân tích 6
chuỗi giá trị sản phẩm (tỏi, nho, táo, bò, cừu và dê). Tuy vậy, trong biên bản ghi nhớ
của đoàn giám sát định kỳ của nhà tài trợ IFAD làm việc tại Ninh Thuận từ ngày 1-11/
10/2012 ghi rằng “ Đa phần sáu chuỗi giá trị được lựa chọn không phục vụ đa số các
nhóm mục tiêu dự án sống ở huyện vùng cao Bác Ái và Ninh Sơn”. Vì vậy, để xác
định thêm một số chuỗi giá trị sản phẩm nông sản vì người nghèo của các huyện miền
núi theo yêu cầu của nhà tài trợ, Ban ĐPDA đã ký kết hợp đồng với nhóm tư vấn độc
2



lập về chuỗi giá trị nghiên cứu,phân tích bổ sung một số chuỗi giá trị vì người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số của 3 huyện miền núi (Ninh Sơn, Bác Ái và Thuận Bắc) tỉnh
Ninh Thuận, đề xuất các giải pháp/chiến lược và lập kế hoạch nâng cấp các chuỗi giá
trị các sản phẩm tiềm năng.
3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hoạt động thị trường của các tác nhân
tham gia chuỗi giá trị, thông qua đó đề xuất các chiến lược cần thiết nhằm cải thiện,
nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, đồng thời nâng cao thu nhập cho người sản xuất và
các tác nhân khác trong chuỗi, đặc biệt các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số của
huyện Ninh Sơn
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chuối, ngô, đậu
xanh ở các xã dự án thuộc huyện Ninh Sơn
Lập sơ đồ chuỗi giá trị và phân tích hiệu quả kinh tế và sự phân bổ lợi nhuận cho
mỗi tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị: chuối, ngô, đậu xanh tại điểm nghiên cứu.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn/nút thắt trong chuỗi giá trị sản phẩm chuối,
ngô, đậu xanh tại địa điểm nghiên cứu.
Đề xuất các giải pháp/ chiến lược nhằm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm
chuối, ngô, đậu xanh tại điểm nghiên cứu.
Xây dựng kế hoạch hành động nâng cấp các chuỗi giá trị (chuối, ngô và đậu xanh)

3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm
chuối, ngô, đậu xanh bao gồm nhà cung cấp đầu vào (giống, vật tư nông nghiệp),
người sản xuất (chuối, ngô, đậu xanh), thương lái, cơ sở chế biến có hoạt động sản
xuất và kinh doanh các sản phẩm trên. Ngoài ra nghiên cứu khảo sát một số đơn vị/cá

nhân có chức năng hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi giá trị như cán bộ của các Sở ban ngành cấp
tỉnh, huyện có liên quan và cán bộ của các dự án /chương trình đang hoạt động tại
tỉnh Ninh Thuận.

3.3 Phạm vi nghiên cứu
3




Về không gian:

-

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn của 6 xã vùng dự án thuộc huyện Ninh
Sơn Ngoài ra, còn phỏng vấn các tác nhân cung cấp đầu vào, bán sỉ, bán lẻ ở Thành
Phố Phan Rang -Tháp Chàm và các huyện lân cận.

-

Nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá và phân tích các hoạt động sản xuất và tiêu
thụ các chuỗi giá trị chuối, ngô, đậu xanh trong phạm vi được hỗ trợ/đầu tư của dự
án Hỗ trợ Tam Nông của tỉnh Ninh Thuận. Đây cũng là cơ sở để có những tác
động nhằm cải thiện hoặc nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm trong phạm vi
các xã và huyện được hỗ trợ từ dự án. Vì thế các tác nhân trong chuỗi giá trị nằm
ngoài tỉnh chúng tôi chỉ dừng lại ở thông tin cơ bản và không tập trung sâu vào
nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các tác nhân này.

Hình 1: Địa bàn nghiên cứu huyện Ninh Sơn
• Về mốc thời gian:

-

Nghiên cứu thu thập, xử lý và phân tích số liệu thứ cấp của tỉnh, huyện và các xã
trong phạm vi thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 .

-

Đối với thông tin của các tác nhân tham gia vào các chuỗi giá trị, nghiên cứu khảo
sát và phân tích thông tin trong năm 2012.

• Về nội dung
Nghiên cứu chủ yếu tập trung các tác nhân chính từ nhà sản xuất đến tác nhân
phân phối cuối cùng trong chuỗi (không khảo sát người tiêu dùng). Ngoài ra, còn
tham khảo ý kiến thêm một số nhà cung cấp sản phẩm đầu vào (phân bón, thuốc
4


bảo vệ thực vật, giống cây trồng). Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí có hạn
nên chỉ áp dụng nghiên cứu mẫu, thay vì nghiên cứu tổng thể với các nội dung sau:
-

Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cuả tỉnh Ninh Thuận và
huyện Ninh Sơn

-

Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và chế biến các sản phẩm chuối, ngô và
đậu xanh tại các xã và huyện Ninh Sơn

-


Nghiên cứu những đặc trưng của các tác nhân tham gia vào các chuỗi giá trị
(chuối ,ngô và đậu xanh)

-

Phân tích chi phí sản xuất và lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào 3 chuỗi
giá trị

-

Phân tích SWOT của tác nhân tham gia 3 chuỗi giá trị và các khó khăn/nút thắt
của từng chuỗi

-

Đề xuất giải pháp/chiến lược và kế hoạch hành động (tổng thể và kế hoạch 2
năm) nâng cấp 3 chuỗi giá trị sản phẩm nông sản..

4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
• Số liệu thứ cấp: Số liệu tình hình sản xuất tiêu thụ các sản phẩm được thu thập
từ số liệu thống kế của huyện, tỉnh. Các báo cáo về tình hình sản xuất, chế
biến và tiêu thụ chuối, ngô và đậu xanh ở tỉnh, huyện và các xã tham gia dự án.
Những nghiên cứu có liên quan về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ
nhiều nguồn khác nhau.


Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp hộ dân tham gia sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chuối, ngô và đậu xanh

theo nội dung trong bảng câu hỏi (bán cấu trúc ) đã chuẩn bị sẵn và hỏi thêm các
thông tin để bổ sung, làm rõ. Mỗi một sản phẩm phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nông
dân sản xuất và ngoài ra phỏng vấn các hộ thu gom và tư thương tham gia tiêu
thụ chuối, ngô và đậu xanh trên địa bàn các xã và huyện đều được gặp gỡ và
phỏng vấn bằng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.

• Phương pháp phỏng vấn người chủ chốt (KPI)
Ngoài việc phỏng vấn hộ gia đình trồng chuối, ngô và đậu xanh , chúng tôi gặp gỡ và
trao đổi với các lãnh đạo xã như chủ tịch, phó chủ tịch xã, cán bộ khuyến nông, trưởng
bản/thôn đề phỏng vấn khai thác thông tin nhằm nắm thông tin về tình hình chung của
5


các xã và cái nhìn tổng quát về chiến lược phát triển các loại cây trồng này tại địa
phương.
• Phương pháp thảo luận nhóm
Mỗi xã chúng tôi chọn một thôn để thực hiện họp nhóm dân. Với số lượng 10-15
người dân đại diện theo hoàn cảnh kinh tế, giới, dân tộc được mời đến nhà văn hóa
thôn hoặc nhà trưởng thôn để khai thác thông tin. Phương pháp thảo luận có sự tham
gia được thực hiện trong quá trình họp nhóm nhằm thu thập được thông tin về sản
xuất và tiêu thụ chuối, ngô và đậu xanh của người dân trong thôn, bên cạnh đó những
yếu tố văn hóa xã hôi, kinh nghiệm sản xuất , tiêu thụ sản phẩm và biến động giá
cả...từ nhiều đối tượng khác nhau.
• Phương pháp phân tích Điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT)
Phân tích ma trận SWOT được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên
trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu bao gồm điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và nguy cơ /rủi ro của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ
chuỗi giá trị , lấy đó làm cơ sở đề ra các giái pháp/ chiến lược phát triển và nâng cấp
chuỗi giá trị.



Phương pháp quan sát: Quan sát mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu
hoặc có chọn nhưng địa điểm

thuận tiện trên địa bàn nghiên cứu nhưng phải

mang tính đại diện cao. Những tác nhân tham gia chuỗi được chọn có tính chất
liên kết chuỗi, xuất phát từ người trồng , họ bán cho những đối tượng nào, ở đâu?
và tiếp tục tiến hành thu thập thông tin trên những đối tượng tham gia trong
chuỗi.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu phỏng vấn hộ được nhập vào Excel và được xử lý bằng phần mềm STATA
8.0. Các chỉ tiêu phân tích thông kê mô tả về độ tuổi, năm kinh nghiệm, thu nhập…
được thể hiện theo từng xã và tính bình quân chung của các xã điều tra.


Phân tích hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, kênh
thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi. Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích
chi phí trung gian, doanh thu, giá trị gia tăng, lợi nhuận thuần của mỗi tác nhân và
của toàn chuỗi được phân tích dựa trên các chỉ tiêu phân tích kinh tế sau:

6


Giá trị sản xuất (GO)
Giá trị sản xuất được tính bằng lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc được tiêu thụ nhân
với giá bán (GO = P.Q)
Chi phí trung gian (IC)

Chi phí trung gian (IC) là những chi phí bao gồm các chi phí về dịch vụ, chi phí vật
liệu sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như phân bón, phân hóa học, thuốc
trừ sâu, trừ cỏ, chi phí điện, nước…
Tổng chi phí (TC)
Tổng chi phí (TC) của mỗi tác nhân tham gia và chuỗi giá trị được tính bằng tổng chi
phi trung gian, chi phí lao động, chi phí vận chuyển, chi phí khấu hao và các chi phí
khác liên quan đến tiêu thụ
Giá trị tăng thêm/gia tăng (VA)
Giá trị tăng thêm/gia tăng được tinh bằng cách tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi
phí trung gian (IC). (VA = GO-IC).
Lợi nhuận thuần (Pr)
Lợi nhuận thuần (Pr) có thể được tính bằng cách lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng
chi phí (Pr = GO – TC)
4.3 Các bước tiến hành nghiên cứu
-

Thiết kế bảng hỏi thu thập thông tin các cấp và lập kế hoạch điều tra tại các huyện

-

Thu thập số liệu thứ cấp từ các ban ngành của tỉnh, huyện và các xã

-

Thảo luận với các ban ngành và DASU của huyện về chọn xã điều tra, kế hoạch
triển khai hoạt động điều tra và xác định các sản phẩm tiềm năng cho người nghèo
và người dân tộc thiểu số cho các xã tham gia dự án thuộc huyện Ninh Sơn

-


Tiến hành điều tra tại các xã (gồm thảo luận với ban Phát Triển xã, cán bộ phụ
trách nông nghiệp, khuyến nông, tổ chức họp nhóm tại thôn để xác định sản phẩm
ưu tiên, phân tích SWOT, quan sát thực tế và phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi
giá trị)

-

Tổng hợp kết quả lựa chọn các sản phẩm ưu tiên của các xã và thảo luận lại với các
Ban ngành và DASU của huyện để thống nhất các sản phẩm ưu tiên.

7


-

Tổng hợp thông tin, xử lý số liệu và viết báo cáo phân tích chuỗi giá trị 3 sản phẩm
được lựa chọn (chuối, ngô và đậu xanh) và lập kế hoạch hành động nâng cấp các
chuỗi giá trị .

-

Gửi báo cáo ( bản thảo) cho DASU huyện, Ban ĐPDA và các Ban Ngành cấp tỉnh
để xin ý kiến góp ý

-

Xem xét ý kiến góp ý và bổ sung của các Sở, Ban Ngành và huyện để hoàn thiện
báo cáo và kế hoạch nâng cấp các chuỗi giá trị

-


Tổ chức hội thảo để thông qua báo cáo kết quả phân tích ba chuỗi giá trị vì người
nghèo của huyện Ninh Sơn .

-

Xem xét ý kiến góp ý của hội thảo để hòan thiện báo cáo và kế hoạch hành động
nâng cấp 03 chuỗi giá trị vì người nghèo của huyện Ninh Sơn

-

Trình báo cáo và kế hoạch hành động nâng cấp 03 chuỗi giá trị vì người nghèo của
huyện Ninh Sơn cho Ban ĐPDA và Sở NN và PTNT

5 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
5.1 Điều kiện tự nhiên huyện Ninh Sơn
Ninh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và Tây
Bắc giáp huyện Bác Ái, phía Đông giáp và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, phía
Đông Nam giáp huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam,phía Tây giáp huyện Đơn
Dương, tỉnh Lâm Đồng, và phía Tây Nam giáp huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng .Địa
hình của huyện chia cắt khá mạnh ,thấp dần từ phía Tây sang Đông và từ Bắc xuống
Nam. Địa hình đồng bằng, hình thành do sự bồi tụ của sông Dinh, có độ cao từ 10-25
m,có độ dốc nhỏ hơn 5 o tạo thành vùng đất tương đối bằng phẳng là điều kiện thuận
lợi cho việc trồng lúa, ngô, các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình
đồi núi thấp, phân bố dọc trục quốc lộ 27 hình thành từ bậc chuyển tiếp đồng bằng lên
vùng núi cao có dạng lượn sóng xen lẫn các đồi thấp, có lợi thế phát triển sản xuất
nông nghiệp và nông lâm kết hợp.
Về thời tiết khí hậu: Ninh Sơn nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu
mang tính đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khắc nghiệt nắng và gió, với đặc
trưng mưa ít ,nắng nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5 oC và tổng nhiệt độ trên

9400 oC .Nhiệt độ trung bình cao nhất 32 0C , nhiệt độ trung bình thấp nhất 23,7 oC.
8


Lượng mưa trung bình hàng năm 1.000 -1.200 mm,số ngày mưa trong năm từ 80-201
ngày .Vì lượng mưa ít nên thường xuyên bị khô hạn thiếu nước cho sản xuất nông, lâm
nghiệp
Tài nguyên đất có 7 nhóm, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám nâu chiếm 72,2% tổng
số diện tích đất tự nhiên. Tổng diện tích tự nhiên của huện 77.194 ha chiếm tỷ lệ 23 %
tổng diện tích đất tư nhiên của tỉnh Ninh Thuận, trong đó đất sản xuất nông nghiệp
17.725,6 ha chiếm tỷ lệ 23% tổng diện tích đất tự nhiên ,đất nuôi trồng thủy sản 149,8
ha chiếm tỷ lệ 0,2% tổng diện tích đất tự nhiên ,đất lâm nghiệp 35.512,3 ha chiếm tỷ lệ
46% ,đất phi nông nghiệp 4356,3 ha và đất chưa sử dụng 19.450 ha chiếm tỷ lệ 25,2%.
Bình quân diện tích đất sản xuất Nông nghiệp trên đầu hộ là 11.682 m 2 (tương đương
khoảng 2, 5 sào/người)
Tài nguyên nước: có nước mặt và nước ngầm, nước mặt do địa hình phức tạp và mặt
nước bị hạn chế nên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân .
5.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Ninh Sơn
Ninh Sơn là một trong những huyện được thành lập sớm nhất của tỉnh Ninh Thuận,
vào ngày 1 tháng 9 năm 1981 do chia huyện An Sơn thành huyện Ninh Phước và
huyện Ninh Sơn thuộc tỉnh Thuận Hải. Huyện Ninh Sơn có 08 đơn vị hành chính cấp
xã ( 7 xã và 01 thị trấn) trong đó có 6 xã nghèo nằm trong vùng dự án Tam Nông tỉnh
Ninh thuận. Toàn huyện có 61 thôn trong đó có 53 thôn thuộc 6 xã dự án Hỗ Trợ Tam
Nông với tổng số hộ 15.256 hộ và 71.773 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 chiếm
tỷ lệ 22,41% tập trung chủ yếu vào nhóm hộ người dân tộc thiếu số ở các xã vùng cao.
Tỷ lệ hộ nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp là 65,5% .Nguồn thu nhập chủ yếu
của huyện dựa vào Nông- Lâm nghiệp giá trị sản xuất hiện hành của các ngành được
thể hiện ở biểu đồ 1
Số liệu biểu đồ 2 cho thấy: Giá trị sản xuất của toàn huyện năm 2010 đạt
1.361,4 tỷ đồng tăng lên 2.261,6 tỷ đồng trong năm 2012, tỷ lệ tăng bình quân hàng

năm khá cao 30%/năm. Trong đó thu nhập từ Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản đạt
1359,1 tỷ chiếm tỷ lệ hơn 60%. Giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp-xây dựng
chiếm vị trí thứ 2, năm 2010 đạt 269,7 tỷ đồng, năm 2012 đạt 519,5 tỷ đồng, chiếm
tỷ lệ từ 23 % tổng giá trị sản xuất của huyện, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công
nghiệp – xây dựng tăng rất nhanh đạt 20,2 %/năm.

9


Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất hiện hành của các ngành kinh tế huyện Ninh
Sơn
(Đơn vị tính : tỷ đồng)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ninh Sơn năm 2012

Thu nhập bình quân đầu người của huyện Ninh Sơn trong năm 2012 là 14,2
triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực đầu người 840 kg/người/năm. Trong
những năm gần đây cơ cấu tổng sản phẩm của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực
theo hướng khai thác các tiềm năng và lợi thế từ khu vực Nông – Lâm nghiệp và
Thương Mại - Dịch Vụ
5.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Ninh Sơn
Với thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua huyện Ninh Sơn đã xác
định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và giống cây trồng theo hướng lấy sản xuất
hàng hóa là then chốt, nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần cải
thiện đời sống cho người dân, hướng đến xóa nghèo bền vững .Bên cạnh hỗ trợ vốn
đầu tư sản xuất, nông dân còn được hướng dẫn kỹ thuật về thâm canh các cây trồng ,
đưa nhanh các giống cây trồng mới có năng suất cao phù hợp với từng vùng đất, tăng
hệ số sử dụng đất lên 1,7 -2 lần và loại bỏ dần các loại cây trồng kém hiệu quả như
lúa rẫy, bo bo... Diện tích một số loại cây trồng như lúa nước, ngô lai tăng nhanh
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống cây trồng phù hợp cho từng vùng. Các

chương trình đầu tư ứng dụng, phổ biến khoa học - công nghệ vào sản xuất được quan
tâm. Nhiều giống cây trồng lai tạo có năng suất cao được các hộ nông dân tiếp cận và
đưa vào sản xuất như: lúa, ngô, đậu xanh. Tuy vậy, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây
trồng, vật nuôi còn chậm, trình độ thâm canh của một số xã vùng cao còn hạn chế,
năng suất cây trồng chưa cao, giá trị sản xuất của ngành Nông – Lâm nghiệp tăng dần
qua các năm nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện
10


Bảng 1: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành Nông- Lâm nghiệp và thủy sản
huyện Ninh Sơn
TT Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tốc độ tăng
BQ
(%/năm)

I
1
2
3
II

Nông Nghiệp

Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
Lâm Nhgiệp

SL (tỷ
đồng)
805,56
489,78
204,79
110,99
13,3

Tỷ lệ
%
97,5
60,8
25,4
13,8
1,6

SL (tỷ
đồng)
1.204,05
721,37
284,68
198,01
15,56

Tỷ lệ

%
98,2
59,9
23,6
16,4
1,23

SL (tỷ
đồng)
1.317,64
757,89
381,69
178,06
33,01

Tỷ lệ
%
97,0
57,5
29
13,5
2,4

III

Thủy Sản
Tổng

7,43
826,28


0,9

6,96
1.226,57

0,57

8,44
1.359,08

0,6

29,5
26,2
36,5
34,2
64,6
7,5
29,6

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ninh Sơn năm 2012

Số liệu bảng 1 cho thấy: giá trị sản xuất hiện hành của ngành Nông – Lâm nghiệp và
Thủy sản huyện Ninh Sơn từ năm 2010 -2012 giao động từ 834,42 – 1.359,08 tỷ
đồng/năm và có xu hướng tăng dần qua các năm.Tốc độ tăng bình quân 29,6% /năm.
Trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất giao động từ 97 – 98,2% tổng
giá trị .Tỷ lệ giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp thấp giao động từ 1,3- 1,9 %, năm
2012 cao nhất đạt 33,01 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,4 % tổng giá trị ngành Nông – lâm
-Thủy sản. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thủy sản rất thấp chiếm 0, 5 - 2% tổng gía trị

sản xuất của ngành Nông – LN và TS. Trồng trọt là ngành có giá trị sản xuất hiện
hành cao nhất, giao động từ 489,79- 757,89 tỷ đồng/năm chiếm tỷ lệ 57,5 -60,8 % và
chăn nuôi chiếm tỷ 23,6 -29 % tổng giá trị sản xuất của ngành Nông Nghiệp. Qua số
liệu trên cho thấy thu nhập của huyện Ninh Sơn chủ yếu phụ thuộc vào ngành Nông
nghiệp trong đó chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
• Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Ninh Sơn năm 2011 là 17.725,61 ha
chiếm tỷ lệ 23% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện trong đó đất trồng cây hàng năm
15.510,7 ha chiếm 87,5% đất sản xuất nông nghiệp . Diện tích gieo trồng cây hàng
năm 21.495 ha, hệ số sử dụng đất là 1,4 lần. Cây trồng chính của huyện chủ yếu là cây
lương thực như lúa, ngô và một số cây màu ngoài ra có cây ăn quả và cây công
nghiệp dài ngày nhưng chiếm diện tích nhỏ

11


Bảng 2: Diện tích gieo trồng một số cây nông nghiệp của huyện Ninh Sơn
TT

Chỉ tiêu

I
1
2

Cây hàng năm
Lúa
Ngô

3


Cây CN ngắn
ngày
Cây khác
Cây lâu năm
Cây CN dài ngày
Cây ăn quả
Chuối

4
II
1
2

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tốc độ tăng
BQ (%/năm)

SL
(ha)
18.729
6.322
4.399

Tỷ lệ

%
100
33,8
23,5

SL
(ha)
20.576
7.409
4.608

Tỷ lệ
%
100
36,0
22,4

SL (ha)

Tỷ lệ %

21.495
7.899
4.182

100
36,7
19,5

7,2

11,9
-2,2

2.577

13,8

2.821

13,7

3.256

15,1

12,4

5.431
2.060
912
1.115
87

29,0
100
44,3
54,1
7,8

5.738

2.093
706
1.173
87

27,9
100
33,7
56,0
7,4

6.158
2.061
821
1.224
92

28,7
100
39,8
59,4
7,5

6,5
0,0
-3,1
4,8
2,9

Nguồn: Chi Cục Thống kế tỉnh Ninh Thuận


Số liệu bảng 2 cho thấy: Cây hàng năm của huyện Ninh Sơn từ năm 2010 đến 2012
giao động từ 18.729 ha – 21.495 ha, tăng dần qua các năm tốc độ tăng bình quân 7,2
%/năm, trong đó lúa là cây trồng có diện tích lớn nhất giao động từ 6.322 ha – 7.899
ha, năm 2012 đạt diện tích cao nhất 7.899 ha chiếm tỷ lệ 36,7 % tổng diện tích đất
gieo trồng cây hàng năm của huyện và chiếm tỷ lệ 19 % tổng diện tích gieo trồng lúa
của toàn tỉnh Ninh Thuận ,tốc độ tăng diện tích lúa bình quân 11,9 %/năm. Cây ăn
quả của huyện Ninh Sơn không nhiều năm 2010 đạt 1.115 ha và tăng lên 1.224 ha
trong năm 2012 chiếm tỷ lệ 59,4 % tổng diện tích cây lâu năm, trong đó diện tích
trồng chuối giao động từ 87 ha- 92 ha chiếm tỷ lệ từ 7,4 - 7,8 % diện tích cây ăn quả
của huyện.
• Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc của huyện Ninh Sơn năm 2012 đạt 19.221 con giảm 21,6% so với
năm 2010, trong đó tổng đàn trâu bò là 18.920 con chiếm khoảng 17,3 % tổng đàn bò
toàn tỉnh Ninh Thuận.Tổng đàn heo của huyện năm 2012 đạt 15.281 giảm 4,8 % so
với năm 2010. Tổng đàn dê cừu của huyện năm 2012 đạt 20.335 con giảm 5,7% so với
năm 2010. Tổng đàn gia cầm của huyện năm 2012 là 228.190 con tăng 30,9 % so
với năm 2010.

12


PHẦN 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI
1 Kết quả lựa chọn ngành hàng ưu tiên cho người nghèo
Để lựa chọn các ngành hàng ưu tiên cho người nghèo và người dân tộc thiểu số đáp
ứng mục tiêu của dự án và yêu cầu của nhà tài trợ, nhóm tư vấn đã tiến hành thảo luận
nhóm với nông dân và cán bộ địa phương (bao gồm nông dân, cán bộ cấp thôn, xã và
đại diện của huyện). Mục đích của cuộc thảo luận nhóm là lấy ý kiến của cán bộ địa
phương và nông dân về việc lựa chọn ngành hàng ưu tiên (bổ sung) phù hợp cho người
nghèo và người dân tộc thiểu số của các xã vùng dự án thuộc huyện Ninh Sơn.

Các bước tiến hành lựa chọn các ngành hàng ưu tiên như sau:
Họp nhóm nêu rõ mục đích và nội dung cuộc họp và xác định các tiêu chí lựa chọn
các ngành hàng.
Liệt kê một số cây trồng, vật nuôi phổ biến tại địa phương (trừ 7 cây trồng và vật nuôi
dự án đã lựa chọn đó là bò, dê ,cừu, nho,táo, tỏi và heo đen)
Thiết lập ma trận các tiêu chí về các cây trồng/vật nuôi chính đang nuôi trồng phổ
biến tại địa phương (5-7 loại)
Đặt câu hỏi để xác định tỷ trọng của các tiêu chí: “Tiêu chí nào cần nhất, tiêu chí nào
cần nhì… …)
Đưa ra sự lựa chọn: Mỗi cây trồng được cho điểm (từ 1 đến 7) theo tiêu chí đã đưa ra.
Hướng dẫn cách cho điểm và sử dụng tỷ trọng cho các thành viên tham gia, đưa ra
một số câu hỏi mở giúp thành viên ra quyết định phù hợp
Tương ứng với tiêu chí thứ nhất, đề nghị các thành viên tham gia lựa chọn một loại
cây/con được ưu tiên cao nhất và đưa ra lý do tại sao lựa chọn bằng cách ghi vào các
tờ giấy màu rồi gắn lên ô có cây/con mà thành viên lựa chọn. Tiếp tục làm tương tự
cho các cây trồng/vật nuôi tiếp theo.
Tính toán số điểm cho các cây/ con sau khi đã nhân với tỷ trọng
Xếp thứ tự ưu tiên các cây trồng/vật nuôi theo số điểm từ cao đến thấp
Xác định và thống nhất số lượng cây/con cần lựa chọn để phân tích
Kết quả họp nhóm với cán bộ và Nông dân tại huyện Ninh Sơn đã xác định 3 ngành
hàng ngô, chuối và đậu xanh là những ngành hàng có thế mạnh, có triển vọng về thị
trường tiêu thụ và phù hợp đối với người nghèo và người dân tộc thiểu số của các xã
13


vùng dự án (kết quả lựa chọn chi tiết được thể hiện ở bảng 6 phần phụ lục và kết quả
tổng hợp được thể hiện ở bảng 3)

Bảng 3: Kết quả đánh giá các sản phẩm tiềm năng của huyện Ninh Sơn
TT Tiêu chí

1
2
3
4
5
6
7
8

Tỷ
trọng
(%)
20

Nhu cầu thị trường và tiềm
năng tăng trưởng
Phù hợp với điều kiện tự
5
nhiên của huyện
Phù hợp định hướng phát
15
triển của địa phương và tổ
chức tài trợ
Tiềm năng về nâng cao năng 10
suất
Tiềm năng về giá trị gia tăng 10
Khả năng tạo việc làm và thu 20
nhập cho phụ nữ và người
dân tộc thiểu số
Cơ hội liên kết đầu vào, đầu 12

ra… trong chuỗi giá trị ,
Khả năng cạnh tranh cùng
8
ngành hàng với các vùng lân
cận
Tổng cộng điểm
100
Xếp thứ tự ưu tiên
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm 2013

Lúa



Chuối

Bắp

Đậu
xanh

Thuốc


Mía

6

4,8


6

7,2

4,6

2,4

3,6

2,1

3,2

6,3

5,3

4,2

2,1

4,2

4,6

4,6

6,9


6,9

5,8

3,5

2,3

2,2

4,4

4,4

5,5

5,5

3,3

3,3

2,2
4,8

2,2
4,8

6,6
6


5,5
7,2

6,6
6

4,4
1,2

4,4
2,4

2,2

3,4

5,6

6,7

5,6

5,6

5,6

2,2

1,1


4,3

5,4

5,4

3,2

2,2

26,3
6

28,4
4

46,1
2

49,7
1

43,7
3

25,7
7

28,0

5

2 Kết qủa phân tích các chuỗi sản phẩm lựa chọn

2.1 Kết quả phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ngô
2.1.1 Tình hình chung về sản xuất ngô huyện Ninh Sơn
Huyện Ninh Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Ninh Thuận, có địa hình cao, nhiều đồi
núi và nương rẫy thích hợp với các cây trồng cạn như: ngô, sắn, đậu xanh, lạc …Sản
xuất nông nghiệp huyện chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọt trong đó ngô là cây lương
thực quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ diện tích gieo trồng ngô của huyện
chiếm gần 23,5% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Diễn biến diện tích, năng suất và
sản lượng ngô của các xã từ năm 2010- 2012 được thể hiện ở biểu đồ 2
Theo số liệu thống kế tổng diện tích ngô của huyện Ninh Sơn năm 2012 là 4.182 ha
chiếm tỷ lệ 26,5% diện tích gieo trồng ngô toàn tỉnh Ninh Thuận, tốc độ phát triển (2,2%/năm). Xã có diện tích gieo trồng ngô lớn nhất là xã Lâm Sơn năm 2012 đạt
1.211 ha chiếm hơn 29 % diện tích gieo trồng ngô của toàn huyện. Tỷ lệ diện tích gieo
14


trồng ngô của 6 xã thuộc vùng dự án Tam Nông chiếm tỷ lệ 84 -85 % diện tích gieo
ngô của toàn huyện. Tỷ lệ diện tích gieo trồng ngô lai giao động từ 84,6 – 97,5% tổng
diện tích gieo trồng ngô của toàn huyện.

Biểu đồ 2: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của huyện Ninh Sơn

Nguồn: Niên giám thồng kê huyện Ninh Sơn năm 2012

Năng suất ngô bình quân của cả huyện Ninh Sơn năm 2012 đạt 43,9 tạ/ha, cao hơn
năng suất ngô bình quân của tỉnh Ninh Thuận là 31%,tốc độ tăng 2,6%/năm . Xã có
năng suất ngô cao nhất là xã Lương Sơn năm 2012 đạt 51,4 tạ/ha. Ma Nới là xã có
năng suất ngô thấp nhất năm 2012 năng suất đạt 26,3 tạ/ha đạt 60% năng suất ngô

bình quân của toàn huyện. Năng suất ngô bình quân của các xã thuộc vùng dự án cũng
tương đương năng suất ngô bình quân của tòan huyện đạt 40-43,4 tạ/ha (đạt 97-99 %
năng suất ngô bình quân tòan huyện)
Sản lượng ngô của huyện Ninh Sơn năm 2012 đạt 18.358 tấn chiếm tỷ lệ 34,7 % sản
lượng ngô toàn tỉnh Ninh Thuận, tốc độ tăng chậm 0,5%/năm. Sản lượng ngô của 6 xã
thuộc vùng dự án đạt 14.918 – 16.961 tấn/năm chiếm tỷ lệ 81-83% sản lượng ngô của
toàn huyện. (Thông tin chi tiết về diện tích, năng suất và sản lượng ngô của các xã
được thể hiện ở bảng 5 phần phụ lục)
• Thời vụ gieo trồng ngô:
Thời tiết của huyện Ninh Sơn có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô (mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) nên thời vụ gieo
trồng ngô của huyện được bố trí ở 3 thời vụ sau:
-

Vụ Đông - Xuân gieo từ 15/12 đến 15 /1 (năm sau) và thu hoạch vào tháng 4- 5
(trên đất chủ động nước)
15


-

Vụ Hè - Thu thời vụ gieo 5/5 đến 10/6 và thu hoạch vào tháng 9 -10

-

Vụ Mùa (Thu - Đông) thời vụ gieo 1/9 - 20/9 và thu hoạch vào tháng 11-12( chỉ áp
dụng trên đất chủ động nước)

Cơ cấu mùa vụ ở các vùng đất khác nhau nhưng nhìn chung vụ Đông Xuân tỷ lệ diện
tích khoảng 20%, vụ Hè Thu khoảng 20% và vụ mùa khoảng 60 % tổng diện tích

gieo trồng ngô cả năm của huyện.
• Giống ngô
Các giống ngô trên địa bàn các huyện Ninh Sơn chủ yếu các giống ngô lai như LVN
10, VN8960, NK 66, NK 67, C919, G 49, MX4, 9698…. ngoài ra một số xã vùng cao
sử dụng các giống ngô địa phương như ngô nếp, ngô đá nhưng với tỷ lệ thấp (10%).
Cơ cấu giống cho các vụ như sau:
Vụ Đông – Xuân sử dụng các giống Trung ngày và ngắn ngày như: LVN 10, VN8960,
NK 67, KN7328….
-

Vụ Hè - Thu sử dụng các giống ngắn ngày và trung ngày như: LVN 10, VN8960,
NK 66, NK 67 và ngô nếp, ngô đá địa phương.

-

Vụ Mùa sử dụng các giống ngắn ngày : C919, LVN 10; VN 8960; G 49,MX4…
ngô nếp và ngô đá địa phương ...

• Phương thức canh tác
Do huyện Ninh Sơn có tỷ lệ người kinh cao nên có điều kiện kinh tế, có kiến thức
KHKT và có vốn nên đa số các hộ sử dụng các giống ngô lai, có đầu tư phân bón với
lượng bón 80 -150 kg Urea, 100 -250 kg Super lân và 50- 60 kg KCL/ha) và họ biết
cách phòng trừ sâu bệnh nên hạn chế được lượng thuốc BVTV.
Riêng các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã như Ma Nới, Lâm Sơn.. do
thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật thường gieo trồng ngô theo phương thức
quảng canh (không bón phân), Theo ý kiến của các hộ trồng ngô cho rằng ngô trồng
trên đồi dốc bón phân sợ bị rửa trôi và môt số hộ cho rằng không có tiền để đầu tư
phân bón cho ngô.
2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị sản phẩm ngô
Qua khảo sát tình hình sản xuất ngô tại huyện Ninh Sơn chúng tôi thấy diện tích gieo

trồng ngô lai của huyện Ninh Sơn năm 2012 chiếm tỷ lệ 91,7% tổng diện tích gieo
trồng ngô của huyện, vì vậy chúng tôi chỉ tập trung phân tích chuỗi giá trị của ngô lai

16


Nhìn vào sơ đồ chuỗi giá trị ngô lai của huyện Ninh Sơn chúng ta thấy có 6 tác nhân
chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm ngô ; đó là (1) Người
cung cấp vật tư đầu vào ; (2) Nông hộ sản xuất ngô; (3) Người thu gom ngô cấp xã; (4)
Người thu mua (huyện); (5) Người thu mua tỉnh (6) Người bán lẻ

Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị sản phẩm ngô lai huyện Ninh Sơn
Thu
gom xã

Tiêu
dùng
2%

Đầu vào:
(Giống, vật
tư nông
nghiệp,…)

18%

90%

5%


10%

Người trồng 30%
ngô
50%

Cơ sở xay xát
ĐL bán lẻ huyện

Thu mua
huyện

20%
15%

Các tỉnh
phía Bắc
20%

Thu mua: trong tỉnh,
Cam Ranh, Nha 20% Đại lý bán
Trang
lẻ

60%

Các quán
tạp hóa
trong xã


70%
30%

60%

Các tỉnh
phía Nam

• Kênh thị trường sản phẩm ngô
Qua sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm ngô cho thấy, chuỗi giá trị ngô của huyện Ninh Sơn
có 2 kênh thị trường chính (truyền thống) có tỷ lệ ngô hàng hóa trao đổi nhiều nhất
bao gồm:
Kênh 1: Người trồng ngô  Thu gom ở thôn/xã  Thu mua huyện  Thu mua tỉnh

 Người bán lẻ  Người tiêu dùng
Qua khảo sát cho thấy phần lớn các hộ sản xuất ngô chỉ sử dụng khoảng 2% tổng sản
lượng ngô lai để làm thức ăn gia súc còn 98 % ngô lai là hàng hóa. Trong đó có
khoảng 68 % sản lượng ngô của toàn chuỗi thu gom bởi các hộ thu gom tại xã và 30%
các hộ sản xuất bán trực tiếp cho các hộ thu mua lớn ở huyện. Các hộ thu gom lưu
động bán khoảng 90% sản phẩm mua được cho các hộ thu gom trong huyện và 10%
cho các quán tạp hóa tại xã. Các quán tạp hóa trong xã bán khoảng 70% sản phẩm thu
mua được cho các cơ sở thu gom ở huyện và khoảng 30% sản lượng ngô thu được
cho cơ sở thu gom ngoài tỉnh (chủ yếu từ Cam Ranh). Sau khi thu gom ngô từ các xã
các chủ thu gom ở huyện tiến hành sơ chế , đóng bao và chở ngô bán cho các thương
lái ở các tỉnh phía Nam khoảng 60 % ( Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai…) các tỉnh
phía Bắc (Hà Nội, Thanh Hóa..) khoảng 20%, bán cho các thương lái trong tỉnh và tỉnh
17



×