BÀI DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
A. PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI;
- Phòng giáo dục và đào tạo: Yên Định
- Trường trung học cơ sở Định Hưng
- Địa chỉ: xã Định Hưng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại:0373519540; Email: C2dinhhung@gmail. com
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hương
Ngày sinh: 10 - 08 - 1984 Môn : Âm nhạc
Điện thoại: 0943360884 ; Email: lanhuong8084@gmail. com
B. PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Âm nhạc 7
vào bài 3 tiết 10 phần Âm nhạc thường thức
Bài 3. Tiết 10: Ôn bài hát: Chúng em cần hòa bình
Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát: Hành quân xa
II. Mục tiêu dạy học :
a. Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học này là :
- Tích hợp môn Lich sử: Chương V lịch sử 9. Việt Nam từ năm 1946-1954
+ Giới thiệu cho học sinh diễn biến cuộc chiến tranh anh dũng của quân và dân
ta đánh thắng Thực dân Pháp trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lịch sử
năm 1954
- Tích hợp môn Địa lí 6
+ Giúp học sinh nắm được vị trí địa lí căn cứ Điện Biên Phủ, một căn cứ qui
mô lớn nhất, bất khả xâm phạm tại Đông Dương
- Tích hợp môn Giáo dục công dân 6: Biết ơn
+Nhằm giúp học sinh có tấm lòng biết ơn đến các chiến sĩ bộ đội đã hy sinh anh
dũng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để các em có cuộc sống hòa
bình như ngày hôm nay. Biết trân trọng và phát huy được tinh thần yêu nước đó.
-Tích hợp môn Mĩ Thuật 6: Bài 13 vẽ tranh đề tài Bộ đội
+ Qua bài hát hành quân xa giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương
đất nước mình và vẽ phác được những bức tranh đẹp về các anh bộ đội cụ hồ
- Tích hợp môn Thể dục: 6 Đội hình đội ngũ
+ Giúp các em vận động tay, chân phụ họa động tác cho bài hát.
- Tích hợp môn ngữ Văn lớp 9
+ Thông qua bài thơ Đồng chí, Tiểu đội xe không kính giúp các em có cái nhìn
rõ nét về anh bộ đội cụ hồ
- Tích hợp môn Tin học:
+ Thiết kế giáo án điện tử, hình ảnh phù hợp với nội dung bài học
b. Kĩ năng:
- Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin và làm việc nhóm.
- Vận dụng những kiến thức liên môn Lịch sử,Địa lí, Giáo dục công dân,
Ngữ văn, Mĩ Thuật, Thể dục khi học phần Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ
Nhuận và bài hát Hành quân xa
c. Thái độ :
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề
trong thực tiễn
- Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy
III. Đối tượng dạy học của bài học:
Học sinh lớp 7B -trường trung học cơ sở Định Hưng-Yên Định-Thanh Hóa.
IV. Ý nghĩa , vai trò của bài học:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn
đời sống xã hội làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống
- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế,
từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
- Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học
khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra
trong môn học nhanh và hiệu quả.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy khả năng tư duy tích
cực, sáng tạo và độc lập.
Như vậy, qua dự án này học sinh không chỉ nắm được về nhạc sĩ Đỗ Nhuận và
bìa hát Hành quân xa mà còn thấy được vai trò quan trọng của bài hát này trong
đời sống tinh thần của các chiến sĩ bộ đội, cổ vũ, động viên các chiến sĩ.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Giáo án.
- Nhạc cụ.
- Tài liệu lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Tài liệu địa lý về căn cứ Điện Biên Phủ.
- Máy chiếu.
- Sách giáo khoa môn giáo dục công dân 6
- Sách giáo khoa môn Mĩ Thuật 6
- Sách giáo khoa lịch sử 9
- Tài liệu môn Ngữ Văn
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Bài 3. Tiết 10: Ôn bài hát: Chúng em cần hòa bình
Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành
quân xa
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Hát đúng giai điệu tình cảm của bài hát “Chúng em cần hòa bình”
+ Đọc đúng giai điệu, tình cảm, sắc thái bài TĐN số 4.
+ Hiểu biết thêm về nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát "Hành quân xa".
+ Qua bài học, học sinh hiểu biết thêm về sức mạnh đoàn kết của quân đội ta đã
vượt qua núi non hiểm trở và làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm
1954.
2. Kỹ năng:
+ Biết thể hiện các ký hiệu âm nhạc trong bài TĐN số 4.
+ Nghe và nhận xét bài hát: Hò kéo pháo.
3. Thái độ:
+ Giúp học sinh hiểu được truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và những
đóng góp to lớn của "Hành quân xa" trong chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử
1954
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tài liệu, giáo án
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài, đồ dùng học tập.
3. Các phương tiện, thiết bị dạy học: Máy chiếu, Đàn organ
C. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
- Phương pháp trực quan : sử dụng hình ảnh.
- Phương pháp thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, chia nhóm HS
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày bài hát chúng em cần hòa bình?
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề:
Như các em đã biết nước ở tiết trước chúng ta đã ôn bài hát chúng em cần
hòa bình. Học Tập đọc nhạc số 4 hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu h. Tiết 10 bài 3: Ôn bài hát: Chúng em cần hòa bình
Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa
b.Nội dung bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn bài hát:
- Khởi động giọng: GV cho HS đọc thang âm - HS đọc thang âm theo
Cdur.
đàn.
- GV nhắc lại cách trình bày bài hát: Chúng em - HS chú ý nghe GV hướng
dẫn và hát theo.
cần hòa bình cho HS nghe.
- Cả lớp cùng hát.
- GV dạo đàn cho HS hát.
- Từng nhóm HS tập hát
- GV cho HS luyện tập theo nhóm.
theo yêu cầu của GV.
- GV cho HS luyện tập cá nhân.
- Khi đã ôn xong bài hát, GV gọi nhóm HS lên - HS được gọi tên lên bảng
trình bày bài hát.
kiểm tra.
Em hãy trình bày bài hát Chúng em cần hòa bình
?
Hs ghi bài
Gv nhận xét và cho điểm
- HS nghe giai điệu qua
Hoạt động 2: Ôn TĐN số 4
- GV đàn giai điệu bài TĐN số 4 cho cả lớp nghe đàn.
- Cả lớp đọc bài TĐN số 4
1 - 2 lần.
- Cho cả lớp đọc bài, GV chú ý sửa sai
- HS thực hiện theo hướng
cho HS.
- Cho HS đọc theo nhóm, GV sửa sai cho những dẫn của GV.
HS đọc chưa đúng nhạc.
- Gọi HS đọc bài.
- Kiểm tra bài 1 vài HS, nhận xét và cho điểm.
Chuyển ý: Bản giao hưởng đầu tiên của nền Âm
nhạc Việt Nam có tên là gì? Do ai sáng tác
* Hôm nay cô giới thiệu tiếp cho các em biết về
một nhạc sĩ cũng có rất nhiều đóng góp cho nền
nền âm nhạc Việt Nam hiện đại nữa đó là
Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ
Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa
1. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- GV gọi 1 HS đọc bài giới thiệu về nhạc sĩ
Nhuận
? Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh và mất năm nào
( Sinh: 10/12/1922- Mất: 18/5/1991)
? Ông sinh ra và lớn lên ở đâu?
- Ông tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ
?Kể tên các tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ?
?Vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc Việt
Nam do ông sáng tác có tên là gì?
? Với nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam
ông đã nhận giải thưởng gì?
- GV cho Hs nghe 1 số bài hát được giới thiệu
trong SGK.
- Tích hợp môn Ngữ văn:
? Bằng những kiến thức môn ngữ văn và sự hiểu
biết xã hội của mình em hãy tìm một số bài thơ,
văn nói về anh bộ đội cụ Hồ
2. Bài hát Hành quân xa:
Chặng đường dài trải 4000 năm. Đất nước này
hành quân không nghỉ, trấn động địa cầu chói
ngời thế kỉ. Cuộc hành quân, cuộc hành quân đi
tới Điện Biên
- Từng nhóm HS đọc bài,
các nhóm còn lại nghe và
nhận xét.
- HS được gọi tên đọc bài.
Hs trả lời: ( Bản quê
hương, Do nhạc sĩ Hoàng
Việt sáng tác)
- Hs ghi bài
Hs đọc bài
Hs trả lời:
Hs trả lời( Ông sinh ra Hải
Dương, lớn lên Hải Phòng)
Hs trả lời:( Áo mùa đông,
Du kích sông thao...)
Hs trả lời:( Cô sao)
Hs trả lời.
Nghe các trích đoạn 1 số
bài hát của NS Đỗ Nhuận
Hs trả lời:( Thơ Đồng Chí,
Tiểu đội xe không kính,
văn: Chiếc lược ngà...)
Hs nghe
Hs quan sát hình ảnh
Các chiến sĩ Bộ đội ta đang trên hành quân
Các căn cứ của pháp và ta trên Điện Biên Phủ
Các căn cứ của Pháp trên Điện Biên Phủ
Bản đồ hành chính Việt Nam
Tích hợp môn Địa lí: Dựa vào kiến thức đã học Hs lên bảng chỉ vào bản đồ
trong bài “Vị trí giới hạn lãnh thổ Việt Nam ” vị trí Tỉnh Điện Biên
chương trình Địa lí lớp 6 và quan sát vào bản đồ
hành chính Việt Nam em hãy lên bảng chỉ vị trí
địa lí tỉnh Điện Biên?
GV: Tỉnh Điện Biên là căn cứ địa của quân và Hs lắng nghe
dân ta trong cuộc kháng chiến chống Thực dân
Pháp. Bài hát Hành quân xa cũng góp phần
không nhỏ vào chiến thắng chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ.
Hoạt động 1 :Cá nhân-nhóm-cả lớp
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin sgk/ Trang 26 và
dựa vào sự hiểu biết của mình cho biết
- Bài hát“ Hành quân xa” ra đời năm nào ?
- TL: Bài hát ra đời “Thu –
Đông năm 1953
- Tích hợp môn Lịch sử:
?Bài hát liên quan đến một chiến dịch lịch sử
trọng đại của Việt Nam các em có biết chiến dịch
nào không
? Bằng những kiến thức lịch sử và sự hiểu biết xã
hội của mình em hãy giới thiệu vài nét về chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Gv: Đây là một đơn vị kiến thức lịch sử quan
trọng của lịch sử hiện đại Việt Nam nội dung này
các em sẽ được tìm hiểu ở lớp 9. Và nội dung này
các em sẽ được cô Ninh trang bị cho các em.
Cô cũng hy vọng rằng các em cũng cố gắng tìm
hiểu sâu hơn về lịch sử Việt Nam để thấy sự anh
dũng của các chiến sĩ.
Hs trả lời: Chiến dịch Điện
Biên Phủ
Hs Trả lời: Chiến dịch lịch
sử Điện Biên phủ: Chiến
thắng ngày mùng 7/5/1954.
Ở đó ta đã bắt sống được
tướng Đờ ca-xtơ-ri
Học sinh quan sát hình ảnh
Lá cờ “ Quyết chiến, quyết thắng” của quân đội
ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch”
Hình ảnh lính pháp thua trận đang được các
chiến sĩ bộ đội ta giải đi
Bài hát viết ở nhịp 2/4 tính chất hành khúc. Mà
hành khúc là loại bài hát có nhịp điệu phù hợp
với bước chân đi đều.
- Tích hợp môn Thể dục:
Bằng kiến thức Thể dục đã được học ở lớp 6 với Hs lên thực hiện
bài đội hình đội ngũ, em hãy lên làm động tác đi
đều bước?
Tác dụng của bài hát Hành quân xa đối với chiến - HS trả lời( Cổ vũ động
viên tinh thần cho các chiến
dịch ĐBP?
sĩ bộ đội ta. Hành quân xa
dẫu qua nhiều...bảo về làng
quê ta chiến đấu)
Đoàn dân công hỏa tuyến
Hoạt động 2: Cá nhân/nhóm/cả lớp
Cho hs nghe bài hát Hành quân xa
Hs nghe bài hát Hành quân
Cảm nhận của em sau khi nghe bài hát Hành
quân xa?
- Tích hợp Môn Giáo dục công dân:
Sau khi nghe bài hát Hành quân xa các em thấy
được tác dụng,sức lan tỏa của bài hát đối với
chiến dịch Điện Biên Phủ. Với cuộc sống hiện tại
và lòng biết ơn sâu sắc tới lớp lớp cha anh chúng
ta đã không quản khó khăn gian khổ sẵn sàng hy
sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc giành độc lập
tự do cho dân tộc .
Lòng biết ơn, lòng yêu nước là một đức tính rất
tốt của con người. Vậy lòng biết ơn các em đã
được học ở môn nào?
Hoạt động 3 :Cá nhân-nhóm-cả lớp
- Tích hợp môn Mĩ Thuật:
Bằng những kiến thức môn Mĩ Thuật em đã học ở
lớp 6 bài 13 đề tài vẽ tranh bộ đội? Em có thể vẽ
phác thảo hình tượng anh bộ đội cụ Hồ ra giấy
A4?
4. Hoạt động 4 Củng cố - luyện tập:
- GV: chiếu sơ đồ tư duy, HS củng cố bài:
xa
Hs nêu cảm nhận
Hs trả lời:( Lòng biết ơn
được học ở môn Giáo dục
công dân lớp 6)
Hs làm việc
Hoạt động 5: Dặn dò.
- Học bài cũ và làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới tiết 11 trước khi đến lớp.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
- Những hiểu biết của học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
- Cảm nhận về bài hát Hành quân xa
- Cảm nhận về lòng dũng cảm, hi sinh của các anh bộ đội.
- Nêu những khó khăn gian khổ của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên
Phủ.
VIII. Những kiến thức cần đạt sau khi thực hiện dự án:
- Việc tích hợp các kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,
Mĩ Thuật... vào bài 3 tiết 10 môn Âm nhạc 7 giúp cho học sinh có kỹ năng cảm
thụ đầy đủ ý nghĩa về một tác phẩm âm nhạc mang đậm dấu ấn lịch sử vẻ vang
của quân đội nhân dân Việt Nam. Từ đó các em cảm nhận được giá trị sự lao
động sáng tạo nghệ thuật của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho nền âm nhạc cách mạng
Việt Nam hiện đại.
- Việc tích hợp kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích
cực, sáng tạo, giáo dục các em thêm những hiểu biết về tình yêu quê hương, đất
nước, về truyền thống cách mạng của quân và dân ta, giúp học sinh ý thức hơn
việc học phải đi đôi với hành, rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong
cuộc sống, vươn tới những mục đích tươi đẹp trong tương lai.
- Qua việc cảm nhận bài hát Hành quân xa, học sinh biết được tác dụng lan
tỏa của bài hát đối với chiến dịch Điện Biên Phủ, với cuộc sống hiện tại và lòng
biết ơn sâu sắc các lớp lớp cha anh chúng ta đã không quản khó khăn, gian khổ,
sẵn sàng hi sing xương máu để bảo vệ tổ quốc, giành độc lập cho dân tộc.
NGƯỜI LẬP DỰ ÁN
Nguyễn Thị Hương
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………