Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo môn học Biến Đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÀI BÁO CÁO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LỚP DH14KM
GV hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tri Quang Hưng
 Học kỳ I_Năm học 2015-2016
DANH SÁCH NHÓM


1. Phạm Hoàng Thu
2. Bồ Thụy Ngọc Thuận
3. Lê Thị Trang
4. Nguyễn Thị Cẩm Tiên
5. Trần Phạm Quỳnh Duyên
6. Nguyễn Kim Ngân
7. Đỗ Ngọc Phương Anh
8. Võ Thị Xuân Hiếu
9. Cao Thị Minh Phương
10. Mai Thu Phương

MSSV: 14120178
MSSV: 14120179
MSSV: 14120057
MSSV: 14120155
MSSV: 14120093
MSSV: 14120032
MSSV: 14120074
MSSV: 14120108


MSSV: 14120039
MSSV: 14120040

NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO
I. SƠ LƯỢC VỀ HIỆN TƯỢNG EL NINO
1. Tên gọi .....................................................................................................Trang 1
2. Tác động ...................................................................................................Trang 1
3. Nguyên nhân ............................................................................................Trang 1

II. TÁC ĐỘNG RÕ NÉT CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HIỆN TƯỢNG
ELNINO
1. Xuất hiện hiện tượng El Nino...................................................................Trang 2
2. Tác động của El Nino đến Việt Nam.......................................................Trang 2

III.HẬU QUẢ CỦA EL NINO GÂY RA TẠI VIỆT NAM:
1. Thay đổi hiện trạng bão ở Việt Nam .......................................................Trang 3
2. Hạn hán khốc liệt......................................................................................Trang 5
3. Cháy rừng..................................................................................................Trang 9


4. Thiếu nước trầm trọng..............................................................................Trang 10
5. Cúp điện....................................................................................................Trang 12
6. Xâm nhập mặn..........................................................................................Trang 14

IV. BIỆN PHÁP :
1. Phòng chống thiên tai...............................................................................Trang 15
2. Khắc phục hạn hán....................................................................................Trang 16
3. Chủ động các biện pháp phòng, chống cháy rừng...................................Trang 17
4. Sử dụng tiết kiệm nước.............................................................................Trang 17
5. Sử dụng tiết kiệm điện..............................................................................Trang 18

6. Phòng chống xâm nhập mặn.....................................................................Trang 19


I. SƠ LƯỢC VỀ HIỆN TƯỢNG EL NINO:
1. Tên gọi:
- El Niño trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Đứa trẻ", có ý nói đến Chúa Giêsu Hài
đồng. Cứ trung bình 3-10 năm, ngư dân vùng biển tại Peru phát hiện ra nước biển ấm dần
lên vào mùa đông, khoảng vài tuần trước Lễ Giáng Sinh. Đây chính là một nghịch lý,
nhưng nó vẫn tồn tại có chu kì và kéo theo hiện tượng hơi nước ở biển bốc lên nhiều hơn,
tạo ra những cơn mưa như thác đổ. Và ngư dân đã gọi hiện tượng này là El Niño để đánh
dấu thời điểm xuất phát của nó là gần Giáng Sinh.
- Trong khí tượng học người ta còn gọi hiện tượng El Nino là Dao động phương
Nam (Southern oscillation). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng El
Nino có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ El Nino dùng để chỉ hiện tượng
nước biển nóng lên.
2. Tác động:
- Mưa bão, lụt lội, đó là các hiện tượng dễ thấy nhất của
El Nino. Lý do là dòng nước ấm ở phía đông Thái Bình
Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru... đã đẩy
vào không khí một lượng hơi nước rất lớn. Hậu quả là
các quốc gia ở Nam Mỹ phải hứng chịu một lượng mưa
bất thường, có khi lượng mưa lên đến 15 cm mỗi ngày.
- Điều bất ngờ là những cơn gió ở Thái Bình Dương tự
dưng đổi hướng vào thời điểm có El Nino. Chúng thổi
ngược về phía đông thay vì phía tây như thời tiết mỗi
năm. Những cơn gió này có khả năng đưa mây vượt
qua Nam Mỹ, đến tận România, Bulgaria, hoặc bờ biển Đen của Nga. Như vậy, một vùng
rộng lớn của tây bán cầu bị El Nino khống chế.
- Năm 1997, toàn vùng này bị thiệt hại ước tính 96 tỷ USD do mưa bão, lũ lụt từ El
Nino gây ra. Ngược lai, hiện tượng khô hạn lại xảy ra trên các quốc gia thuộc đông bán

cầu. Do mây tập trung vào một khu vực có mật độ quá cao, do đó, phần còn lại của thế
giới phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng. Các nước thường xuyên chịu ảnh
hưởng khô hạn do El Nino gây ra có thể kể: Úc, Philippines, Indonesia,Thái Lan, và cả
ở Việt Nam...
3. Nguyên nhân:
- El Nino không phải là hiện tượng do con người tạo ra, mà chính là thiên nhiên. Vì sao
lại xuất hiện dòng nước ấm đột ngột ở phía đông Thái Bình Dương để khởi đầu hiện
tượng El Nino?
4


- Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng El Nino là sự thay đổi hướng gió,
tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn thống nhất.
Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần lên,
hay cả các cơn động đất dưới đáy biển.

II. TÁC ĐỘNG RÕ NÉT CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HIỆN TƯỢNG ELNINO :
Hiện nay, nhiều quốc gia đang rất lo ngại về hiện tượng El Nino đã và đang diễn ra
suốt gần 6 tháng qua và sẽ kéo dài đến những tháng đầu năm 2015, các nhà khí tượng
trên thế giới cũng đã lên tiếng báo động về hiện tượng này. Các tin tức mới nhất cho biết
hiện tượng El Nino đã thật sự ảnh hưởng và tác động đến khí hậu làm biến động thời tiết
ở nhiều nơi trên thế giới.
1. XUẤT HIỆN HIỆN TƯỢNG EL NINO:
Theo tiêu chí đánh giá của Trung tâm dự báo khí hậu Hoa Kỳ, El Nino đã chính thức
bắt đầu. Ngược lại, cơ quan khí tượng Úc cho rằng đến các tháng giữa năm 2015 mới đạt
ngưỡng El Nino. Cơ quan khí tượng Nhật Bản cũng cho rằng ENSO hiện vẫn đang trạng
thái trung tính, sẽ chuyển sang El Nino vào các tháng mùa hè và kết thúc vào các tháng
cuối đông 2015.
Theo kết quả tổng hợp dự báo từ các mô hình thống kê và động lực của nhiều Trung
tâm nghiên cứu Khí hậu lớn trên thế giới thì khả năng El Nino kéo dài đến mùa hè năm

2015 là 70% và mùa thu - đông năm 2015 là 60%. Dự báo chuẩn sai nhiệt độ mặt nước
biển tại khu vực trung tâm xích đạo Thái Bình Dương (NINO3.4) đang tăng dần và sẽ đạt
cao nhất khoảng 1,0-1,2oC vào nửa cuối năm 2015, trong đó nhóm mô hình động lực cho
kết quả dự báo El Nino cường độ mạnh hơn nhóm mô hình thống kê.
Tuy còn khác biệt trong các đánh giá về độ tin cậy của dự báo nhưng các Trung tâm
nghiên cứu khí hậu đều nhận định hiện tượng El Nino đã khởi phát từ cuối năm 2014 và
sẽ chính thức xuất hiện vào các tháng đầu mùa hè 2015. Mặc dù được dự báo là một El
Nino có cường độ yếu đến trung bình nhưng có thể kéo dài đến cuối năm 2015.
2. TÁC ĐỘNG CỦA EL NINO ĐẾN VIỆT NAM :
El Nino thường kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng về khí hậu, bão lụt cũng như
mùa màng của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Trước đây, đợt El Nino
xảy ra trong hai năm 1997 - 1998 đã làm đảo lộn khí hậu và thời tiết, gây nên những cơn
bão lớn cũng như hạn hán khắp nơi trên thế giới, trong hai năm đó đã có 24.000 nguời bị
thiệt mạng và thiệt hại hơn 34 tỷ đô la Mỹ. Riêng tại Viêt Nam, thiệt hại mùa màng được
ước tính khoảng 5.000 tỷ đồng.

5


Theo thống kê, khoảng 40% năm El Nino có số lượng bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ít hơn trung bình nhiều năm
(TBNN), 55% ở mức xấp xỉ TBNN và chỉ có 5% số năm cao hơn TBNN. Như vậy, nhìn
chung là vào năm El Nino thì hoạt động của bão và ATNĐ ít hơn hoặc xấp xỉ TBNN.
Tuy nhiên, đáng lưu ý là trong các năm El Nino lại ghi nhận các cơn bão mạnh và hiếm
gặp như bão Linda (1997), Xangsane (2006) và Ketsana (2009) gây thiệt hại rất lớn về
người và tài sản ở Nam Bộ và Trung Bộ.
Hầu hết các thời kỳ ảnh hưởng của El Nino, nước ta đều thiếu hụt lượng mưa so với
TBNN từ 25 đến 50%, đặc biệt là khu vực Trung Bộ. Ngoài ra, trong những năm El
Nino, một số kỷ lục về lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ (tức là mưa lớn trong thời đoạn
ngắn) và số tháng liên tục hụt mưa tại một số nơi đã được ghi nhận.

III. HẬU QUẢ CỦA EL NINO GÂY RA TẠI VIỆT NAM:
1. Thay đổi hiện trạng bão ở Việt Nam :
 Năm 2014:
- Năm 2014, Việt Nam chỉ có 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, bằng 1/3 số
cơn bão của năm 2013.
- Cụ thể, năm 2013 có tới 14 cơn bão và 5 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông,
trong đó có đến 9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt
Nam.
- Đây là năm có số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và ảnh
hưởng trực tiếp đến nước ta nhiều nhất trong vòng 50 năm qua.
6


- Tất cả các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong năm 2013 trước khi đổ bộ
vào đất liền đều có hướng di chuyển và diễn biến về cường độ rất phức tạp.
- Đặc biệt, trong số 9 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta có đến 3 cơn bão có cường độ
mạnh (≥ cấp 12).
- Trong năm 2014 có 05 cơn bão và 03 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong
đó có 03 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Tuy nhiên, số lượng cơn bão và áp
thấp nhiệt đới này ít hơn hẳn so với trung bình nhiều năm: có 02 cơn ảnh hưởng trực tiếp
đến Bắc Bộ, 01 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Nam Trung Bộ.
• Cơn bão số 02 (tên Quốc Tế RAMMASUN): Ngày 16/7/2014.
• Cơn bão số 03 (tên Quốc Tế KALMAEGI): Ngày 15/9/2014.
• Cơn bão số 04 (tên Quốc Tế SINLAKU): Đêm 27/11/2014.

- Bên cạnh đó, nắng nóng thì năm 2014 cũng không quá gay gắt như năm 2013. Theo đó,
tháng 5-2013, một số nơi thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có nắng
nóng trên 40 độ C, nhiều nơi gần 40 độ C.
- Theo các chuyên gia thì đây là nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trong chuỗi số liệu lịch
sử cùng thời kỳ từ năm 1960 đến 2013.

7


- Tuy nhiên, năm 2014, mặc dù nhiệt độ trung bình cũng cao hơn trung bình nhiều năm,
với 17 đợt nắng nóng nhưng tương đối ôn hòa, không quá gay gắt.
- Đại diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, số lượng 3 cơn bão ảnh
hưởng trực tiếp đến Việt Nam năm 2014 là con số ít hơn trung bình nhiều năm và đặc
biệt là ít hơn năm 2013. Việc xuất hiện ít hay nhiều bão có vai trò của hiện tượng El nino.
- Số lượng cơn bão xuất hiện trên Biển Đông hàng năm ít nhiều có sự ảnh hưởng bởi
hiện tượng El nino và biến đổi khí hậu khiến các quy luật khí hậu bị thay đổi bất thường.
Những năm bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El nino, số lượng cơn bão sẽ ít nhưng mạnh và
trái với các vị trí quy luật.
 Năm 2015:
Hoạt động của bão và ATNĐ trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương nhiều hơn so
với TBNN và tính đến đầu tháng 10/2015 đã có 23 cơn (TBNN cùng thời kỳ khoảng 20
cơn), trong đó có nhiều cơn đạt cấp siêu bão.
Tuy nhiên, số lượng bão, ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực
tiếp đến đất liền nước ta ít hơn TBNN và ít hơn so với cùng kỳ năm 2014. Tính đến đầu
tháng 10/2015 đã xuất hiện 04 cơn bão và 02 ATNĐ trên khu vực Biển Đông, trong đó có
02 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta: cơn bão số 1 (KUJIRA) đổ bộ vào
Quảng Ninh - Hải Phòng vào cuối tháng 6/2015 và cơn bão số 3 (VAMCO) đổ bộ vào
khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi vào giữa tháng 9/2015.
Tổng lượng mưa trong 9 tháng đầu năm 2015 trên phạm vi toàn quốc phổ biến thiếu
hụt so với TBNN cùng thời kỳ, riêng một số nơi phía tây Bắc Bộ và khu đông bắc Bắc
Bộ có tổng lượng mưa cao hơn so với TBNN, đặc biệt ở khu vực Quảng Ninh.
Trong 4 tháng đầu năm 2015, nhiều nơi ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ
biến ít mưa, do vậy tình trạng khô hạn diễn ra khốc liệt, đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung
Bộ.
Đến nửa cuối tháng 5/2015, ở Tây Nguyên và Nam Bộ đã có mưa chuyển mùa và mùa
mưa thực sự bắt đầu vào khoảng nửa cuối tháng 6 nên từ đó tình trạng khô hạn trên khu

vực cơ bản đã chấm dứt. Riêng khu vực Trung Bộ đến hết tháng 8/2015 vẫn còn ít mưa,
nên khô hạn vẫn xảy ra cục bộ ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Đến giữa tháng
9/2015, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khu vực Trung Bộ đã xảy ra một đợt mưa lớn trên
diên rộng nên tình trạng khô hạn đã cơ bản chấm dứt trên khu vực.
2. Hạn hán khốc liệt :
Trong điều kiện El Nino, nhiệt độ trung bình các tháng ở hầu hết các vùng trong cả
nước có xu hướng cao hơn TBNN và xuất hiện nhiều hơn các kỷ lục về nắng nóng so với
những năm trung tính hay La Nina.
8


Trong những năm El Nino, dòng chảy năm ở các sông thuộc Trung Bộ và Tây Nguyên
nhỏ hơn TBNN từ 10% trở lên, những năm El Nino mạnh có thể hụt tới 50 - 60%. Lượng
dòng chảy tháng nhỏ nhất ở hầu hết các trạm đều nhỏ hơn trị số TBNN và đạt khoảng 80
- 90%. Dòng chảy mùa lũ trong những năm El Nino thường nhỏ hơn TBNN và thường
đạt 65 - 95% dòng chảy năm. Trong những năm El Nino, ít có khả năng xuất hiện đỉnh lũ
lớn trên sông Cửu Long.
Đánh giá diễn biến của hiện tượng ENSO năm 2014-2015, kết hợp phân tích các kết
quả dự báo và tương tự hoàn lưu quy mô lớn, đã xác định hai năm có đặc điểm về cường
độ và thời gian xuất hiện El Nino tương tự năm nay là 2002 và 2004. Trong những năm
này, số lượng bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam đều ít hơn so với TBNN
(năm 2002 chỉ có 1 ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, năm 2004 có 2 cơn bão ảnh
hưởng đến đất liền Việt Nam). Tổng lượng mưa trong mùa mưa, bão, lũ của 2 năm này
đều ở mức thiếu hụt so với TBNN và hệ quả là trong năm 2002, 2004 đã xảy ra hạn hán
nghiêm trọng ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Ngoài ra, nền nhiệt độ trong 2 năm
tương tự nêu trên đều cao hơn so với TBNN, đặc biệt là vào mùa thu - đông.
Năm 2015, Do ảnh hưởng của El Nino Tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn
sâu vào vùng cửa sông tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Trung Bộ và kéo dài tới
tháng đầu 9/2015. Hạn hán tại một số huyện thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ có thể ở mức
khốc liệt. Ở khu vực Tây Nguyên đã có mưa chuyển mùa, nhưng lượng không đáng kể, vì

vậy tình trạng khô hạn vẫn xảy ra cục bộ và kéo dài đến tháng 5/2015.

Nắng nóng hạn hán kéo dài tại nhiều tỉnh ở Nam Trung Bộ trong đó Ninh Thuận và
Khánh Hòa khốc liệt nhất trong vòng 40 năm qua đã khiến hàng ngàn ha không thể gieo
rồng.

9


Hoa màu bị thiệt hại nặng nề, hơn 2.000 ha đất tạm ngưng sản xất (mất trắng 501ha
diện tích sản xuất nông nghiệp và giảm năng suất trên 1.500ha ngoài kế hoạch gieo
trồng). Trong khi đó, hạn hán kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến hang chục ngàn đàn gia
súc thiếu nước uống, khoảng gần 1000 gia súc (cừu, bò, dê) bị chết cho suy kiệt…

Nắng nóng kinh hoàng và thời tiết khô hạn cũng khiến những vị khách du lịch nản
lòng. Bạn sẽ phải giật mình khi nhìn biểu tượng du lịch của xứ xương rồng Ninh Thuận Tháp PôKlông Garai - giờ xơ xác với những tán cây chỉ còn trơ trọi vài cành lá khô.

10


 Quảng Bình: Nắng hạn, rắn rết cũng chết

 Bình Định: Cây trồng bị chết khô.
11


(Miền Trung nắng hạn khốc liệt: Hàng ngàn gia súc bị chết)
 Hà Tĩnh: Hạn hán khốc liệt

Trao đổi trên báo Hà Tĩnh, anh Dương Văn Hoành- Xí nghiệp chè Sơn Kim cho biết:

“Chưa có năm nào diện tích chè bị chết và hư hại nhiều như năm nay. Diện tích hư hại
nhiều nhất là ở những khu vực có địa hình cao, khó cho việc tưới tiêu. Còn số chè ở khu
vực đồng bằng bị chết là do cát trong đất quá nhiều nên chè bị khô rễ”.
 Miền Trung : Học sinh có thể nghỉ học để tránh nắng
Trong khi Ninh Thuận và Khánh Hòa chịu cảnh hạn hán nghiêm trọng thì tại miền
Bắc, Bắc Trung Bộ, nhiều tỉnh thành phải trải qua những ngày nắng nóng được đánh giá
là kỷ lục trong vòng 15 năm qua. Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí
tượng thủy văn Quốc gia, cho biết nguyên nhân là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino
pha nóng khiến nền nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn trung bình nhiều
năm từ 0,5-1 độ C. Đặc biệt, từ tháng 3 đến hết tháng 5, nền nhiệt cao hơn trung bình
nhiều năm khoảng 2 độ C. Nắng nóng và nắng nóng gay gắt đến sớm hơn và kết thúc
muộn hơn ở các khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó, mùa
mưa ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đến muộn hơn, cùng với lượng mưa ít hơn so với
thông lệ. Mùa mưa ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ thường bắt đầu từ cuối tháng 4, nhưng
năm nay phải cuối tháng 5 mới bắt đầu. Lượng mưa ở Bắc Bộ trong tháng 4 và tháng 5
thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20-30%.

3. Cháy rừng :

12


Do thời tiết nắng nóng, 2 ngày qua tại
khu vực miền Trung xảy ra nhiều vụ cháy,
khiến nhiều diện tích rừng bị thiêu rụi.
Tại tỉnh Quảng Bình, một vụ cháy rừng
thông kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ, từ tối qua
đến rạng sáng (3/7/2015) tại khu vực rừng
thông Xuân Lập, thôn Xuân Lập, xã Sơn
Hóa, huyện miền núi Tuyên Hóa. Do thời

tiết nắng nóng, kết hợp với gió Tây Nam
thổi mạnh vào ban đêm, nên sau hơn 6
tiếng đồng hồ dập lửa, đến 4 giờ sáng nay,
vụ cháy mới được dập tắt nhưng 5 ha rừng
thông đã bị thiêu rụi.
Cũng theo thống kê, do thời tiết nắng
nóng nên từ cuối tháng 5 đến nay, trên địa
bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã
xảy ra 5 vụ cháy rừng làm thiệt hại 12 ha rừng....
Trong khi đó, (2/7/2015), tại tỉnh Thừa
Thiên-Huế cũng xảy ra một vụ cháy rừng
nghiêm trọng ở khu vực giáp ranh 2 xã Phú Sơn
và Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, làm thiêu rụi
hàng chục ha rừng trồng của người dân.
Cháy rừng ở Thanh Hóa: Di dân khẩn cấp,
diện tích thông, keo, bạch đàn bị thiêu rụi ước
khoảng 200ha

4. Thiếu nước trầm trọng:

13


 Hà Nội:
Khốn khổ vì thiếu nước giữa Thủ đô. TP Mới vào đầu đợt nắng nóng, vậy mà các khu
vực mất nước đã lan rộng. Từ các quận trung
tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình đến các khu vực
Tây Hồ, Cầu Giấy đều đang trong tình trạng
đón nước nhỏ giọt.
Hàng nghìn người dân thủ đô hạn chế tắm

giặt vì thiếu nước. Thiếu nước sinh hoạt, hàng
nghìn hộ dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội
phải hạn chế tắm giặt trong những ngày oi bức.
Có xe nước tới, dòng người không đủ kiên nhẫn để xếp hàng, chen nhau lấy xô chậu để
hứng nước sạch.
Mấy tháng qua, nhiều tỉnh, thành ở miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình
Định..., nắng hạn gay gắt khiến nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất thiếu trầm trọng.
Đặc biệt, tại các vùng ven biển, tình cảnh thiếu nước càng trở nên gay gắt hơn. Nhiều
người phải mua nước với giá 20.000 -30.000 đồng/m3. Ngư dân ven biển tại các tỉnh như
Kiên Giang, Tiền Giang do thiếu nước thậm chí còn phải mua nước với giá từ 70.000 đến
100.000 đồng/m3 để sinh hoạt hàng ngày.
 Kiên Giang
Thiếu nước sinh hoạt trầm trọng

Một điểm cấp nước lưu động trên đường Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá.

14


Đến hết ngày 13-7, Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang đã không còn
nước ngọt để cung cấp cho dân, bởi nguồn nước cung cấp đến các hồ chứa của Nhà máy
nước Rạch Giá bị nhiễm mặn.

 Quảng Bình
Các hồ nước với sức chứa hàng chục triệu khối nước đã bốc hơi, các giếng nước cạn trơ
đáy, ruộng đồng toang hoác vết nứt, hàng trăm ha đất nông nghiệp không thể canh tác.
Nắng nóng như bưng, làng có 500 cái giếng thì cạn kiệt cả 500 cái...Mỗi cái giếng ở đây
đào sâu đến hơn 30m nhưng mót mãi cũng chỉ đủ nước rửa mặt còn dân phải mua nước
nơi khác về sinh hoạt với giá mỗi bình 5 lít là 20.000 đồng.
 Bình Định

Theo tin tức từ Sở NNPTNT, toàn tình có 7.682 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Hoài Nhơn,
Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, TP Quy Nhơn…, không một địa phương nào
thoát khỏi sự giày vò của nắng nóng. Nhiều công trình cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt
trơ đáy. Chi cục Thủy lợi Bình Định cho biết, tổng lượng nước của 161 hồ chỉ còn 286,5
triệu m3, bằng 49% dung tích thiết kế.
 Quảng Ngãi
Không những thế, hầu hết diện tích đất nông nghiệpcủa người dân cũng đang khát
khô.Tình cảnh thiếu nước sinh hoạt, sản xuất cũng trở nên nghiêm trọng. Nhiều nơi người
dân phải mua nước sinh hoạt với giá 10.000-20.000 đồng/m 3. Một số hộ góp tiền khoan
giếng nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, giếng khoan cũng cạn kiệt.
 ĐBSCL
Hiện tượng thời tiết bất thường khiến mực nước trên thượng nguồn sông Mekong và
vùng đầu nguồn sông Cửu Long từ giữa tháng 5-2015 đến nay luôn thấp hơn trung bình
nhiều năm. Có những thời điểm vùng thượng nguồn mực nước trên sông Mekong thấp
hơn mực nước thấp nhất lịch sử cùng thời kỳ từ 1 - 2m.
Do ảnh hưởng của việc thiếu nước, ngập mặn dẫn đến thiệt hại khoảng 2.000ha lúa,
thiếu nước sinh hoạt ở một số địa bàn. Ông Lê Phước Đại - chi cục trưởng Chi cục Thủy
lợi tỉnh Hậu Giang - cũng nói trong năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có
5.000/75.000ha lúa bị nhiễm mặn, từ ngày 15 đến 30-7 nước mặn tràn lên huyện Phụng
Hiệp làm một số nhà máy xử lý nước không thể xử lý được nước ngọt.

15


5. Cúp điện:
THỦY ĐIỆN GẶP BẤT LỢI DO ELNINO
Những năm gần đây, quy luật thời tiết 4 mùa của nước ta là xuân, hạ, thu, đông, khi
nhiệt độ trái đất chưa tăng, thì nắng nóng mùa hè giao động trong 3-4 tháng, bây giờ nắng
nóng đã tăng lên tới 6 - 7 tháng như năm nay(2015) và có thể kéo dài đến 2016, làm thay
đổi quy luật các mùa. Nắng nóng kéo dài dẫn đến khô hạn, nghành điện thiếu nước trầm

trọng. Nhiệt độ còn tăng lên rất cao, thường từ 30-40 0 C, có nơi tăng nhiều hơn, làm cho
lượng điện tiêu thụ tăng lên đột biến, thay đổi quy luật bình thường. Dẫn đến tình trạng bị
ngắt điện, cúp điện dện rộng trên cả nước đặc biệt là các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Hồ thuỷ điện dần xuống mực nước chết
 Khu vực miền Trung Tây Nguyên
Các hồ thuỷ điện đang hứng chịu đợt khô hạn được cho là trầm trọng nhất từ trước đến
nay. Hầu hết sông suối đều khô kiệt do lưu lượng nước về thấp. Các hồ thuỷ điện buộc
phải co kéo lượng nước trong hồ để vừa phát điện, vừa xả nước tưới tiêu, nhưng cũng chỉ
cầm cự được thời gian ngắn.

(Mực nước thuỷ điện A Vương thấp hơn mức cùng kỳ gần 10m.)

 Ninh Thuận,
Ngày 16.5 vừa qua có nhiều khu vực bị cúp điện từ sáng tới chiều. Trong các ngày thứ
3, thứ 5, thứ 7 vào tuần tiếp theo, lịch cúp điện dày đặc ở nhiều nơi tỉnh này. Ở Phú Yên,
16


tình trạng cắt điện ít căng thẳng hơn, nhưng trong ngày 17.5 cũng có 2 khu vực bị cắt
điện trong buổi sáng và 2 khu vực bị cắt điện từ sáng đến chiều.
 Nha Trang
Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, trong ngày 17.5, có ít nhất 50 khu vực trên hàng
chục con đường ở thành phố bị “đói” điện theo lịch cắt điện để sửa chữa của Cty CP điện
lực Nha Trang. Trên trang web của Cty này, những khu vực bị cắt điện trong ngày 17.5,
dày bằng tất cả các ngày trong tuần cộng lại.

 Hà Nội:
Nắng nóng, nhiều khu vực mất điện do quá tải. Thời tiết những ngày qua tại miền Bắc
nhiệt độ ngoài trời có nơi tới trên 40 oC. Nắng nóng khiến nhiều khu vực tại Hà Nội bị
mất điện do quá tải một số trạm biến áp trung, hạ thế.

Ngày 26.5.2015, Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc (A1) ghi nhận, sản lượng
điện năng tiêu thụ tại Hà Nội là 52,7 triệu kWh, tăng 124% so với cùng kỳ năm 2014,
công suất đỉnh đạt 2.638MW. Ngày 27.5.2015, sản lượng điện tiêu thụ lên tới 57,7 triệu
kWh, tăng 133% so với cùng kỳ, công suất đỉnh đạt 2.848MW. Và ngày 28.5, sản lượng
điện năng tiêu thụ là 59,01 triệu kWh, tăng 143%, công suất đỉnh đạt 2.903MW.

(Từ 22h-2h sáng ngày 2/7 bị cắt điện đến 3 lần khiến nhiều người dân xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà
Nội phải đổ ra đường tránh nóng - Ảnh: VOV)

Bên cạnh El Nino, nhiều người dân cho rằng chính việc chặt phá rừng, làm thủy điện
bừa bãi đã gây ra những hậu quả như ngày hôm nay. Trong khi đó dù có nhiều nhà máy
17


thủy điện nhưng điện vẫn không đủ cung cấp cho người dân. Trong 2 ngày nắng nóng
khiến buổi tối từ 22h tại Thủ đô, mà ngoài trời vẫn oi bức, như lò thiêu. Ấy thế mà nhiều
hộ gia đình tại Hà Nội đã phải thao thức suốt đêm, nhiều nhà đổ xô ra đường ngồi vì bị
cắt mất điện.
Do ảnh hưởng của El Nino, lượng mưa trên cả nước sẽ giảm rất nhiều, cùng với nền
nhiệt độ tăng cao gây hạn hán làm thiệt hại nặng nề mùa màng - nhất là vụ lúa Đông
Xuân và các loại nông sản như cà phê, chè, ....
6. Xâm nhập mặn:
Lượng nước mưa ít sẽ gây nên nạn thiếu nước ngọt để uống ở những thành phố lớn
cũng như sự xâm nhập mặn ở những vùng ven biển và cửa sông. (trước đây, vào năm
1998 nạn thiếu nước uống đã được ghi nhận tại Hà Nội vào mùa hè cũng như mực nước
tại các đập Hoà Bình, Trị An và Thác Bà xuống rất thấp không đủ để vận hành thủy
điện).
Vì thiếu mưa và nước ngọt nên tình hình xâm nhập mặn sẽ gia tăng và ngày càng mở
rộng ở các vùng đồng bằng ven biển. Hiện nay đã có hơn một triệu ha bị xâm nhập mặn
và ở một số nơi nước mặn đã xâm nhập vào sâu trong đất liền hàng chục km.



Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, mùa khô năm nay, từ tháng 3 – 5, ở
các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nước mặn có độ mặn 4 phần
nghìn trở lên xâm nhập sâu từ 40 – 50km, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Tình trạng này diễn ra tại các cửa sông gồm cửa Tiểu, Đại, Hàm Luông, Cung
Hầu, Cổ Chiên, Định An, Trần Đề, Ông Đốc, Cái Lớn. Ngoài ra, tại các tỉnh ven
biển có thể thiếu nước sinh hoạt trong phạm vi này.



Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông nên Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất
phù sa màu mở, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm qua
do ảnh hưởng của biến đổi khí và sự thay đổi cơ cấu sản xuất của người dân đã
làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn thì
nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có nguy cơ cạn kiệt dần. Hiện
nay, hàng chục ngàn héc ta lúa Đông Xuân trong giai đoạn trổ ở tỉnh Bạc Liêu
đang trong tình trạng khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng. Trong đó, hàng trăm
héc ta bị thiệt hại hoàn toàn và nhiều diện tích bị ảnh hưởng đến năng suất.



Khi gặp những năm khô hạn ảnh hưởng trên diện rộng đến toàn lưu vực, dòng
chảy kiệt xuống hạ lưu không những không tăng mà còn thấp hơn cả trung bình
nhiều năm, chắc chắn sẽ làm ranh mặn lên rất cao.

18


Sự xâm nhập mặn này sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi El Nino gây nên hạn hán không

chỉ ở vùng đồng bằng mà còn trên các vùng thượng lưu. Lưu lượng các sông sẽ bị giảm
thiểu trong mùa khô cũng như trong mùa mưa, mực nước trên các hồ chứa nước và thủy
điện giảm và thiếu hụt đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông
nghiệp và đời sống kinh tế xã hội. Một hậu quả khác của ít mưa và nhiệt độ cao là nạn
cháy rừng; các vùng rừng trên khắp cả nước sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là trong mùa
khô 2014 - 2015.

IV. BIỆN PHÁP :
1. Phòng chống thiên tai:

Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, khoảng hai năm trở lại đây,
số lượng cơn bão không tăng, song xuất hiện nhiều siêu bão hoạt động không theo
quy luật, dự báo khó khăn. Vì thế, các địa phương phải chủ động triển khai các giải
pháp phòng chống lụt bão theo phương châm "4 tại chỗ" để hạn chế thiên tai xuống
mức thấp nhất.
Phương châm “4 tại chỗ” bao gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương
tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Để thực hiện hiệu quả phương châm này thì
các cấp, các ngành, các hộ gia đình và các tổ chức chính trị, xã hội… cần chuẩn bị
các phương án cụ thể và chi tiết sát với loại hình thiên tai sẽ xảy ra để chủ động,
ứng phó và khắc phục hậu quả khi thiên tai được kịp thời.
19


Tập trung hoàn thành các hạng mục tu bổ đê điều, công trình thủy lợi, công trình phòng
chống lũ bão năm 2015. Các nhà thầu thi công cần chủ động xây dựng phương án đảm
bảo an toàn cho người và thiết bị thi công, đặc biệt là các công trình nhà cao tầng và công
trình đang xây dựng liên quan đến đê điều.
Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu, các tỉnh, thành tiếp tục bám sát dự
báo thời tiết của từng khu vực để có biện pháp ứng phó kịp thời với những thiên tai do
thời tiết gây ra. Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

cho người dân để mỗi người có ý thức trách nhiệm trong công tác phòng chống lụt bão,
thiên tai; tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá lại các khu vực tiềm ẩn thảm họa để có
phương án phòng chống hiệu quả.
2. Khắc phục hạn hán:
Về tình hình hạn hán ở Ninh Thuận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Cao Đức Phát. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, chưa bao giờ với người dân Ninh
Thuận hạn hán, nắng nóng như năm nay. Bản thân Bộ trưởng hàng chục năm theo dõi
nông nghiệp cũng chưa bao giờ chứng kiến nắng nóng, khô hạn như thế ở Ninh Thuận.
Trước tình hình hạn hán kéo dài, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định hỗ trợ 172 tỷ
đồng, trong đó 40 tỷ đã được giải ngân và 132 tỷ đồng đang rà soát để thực hiện giải ngân
hỗ trợ.
Trước tình trạng nắng nóng, hạn hán, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành rà soát tất cả các công
trình thủy lợi, cân đối điều tiết nguồn nước. Ngay từ bây giờ các địa phương cũng đã tính
đến phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích lúa khô hạn. Tinh thần
chống hạn của Hà Tĩnh là ưu tiên đảm bảo nguồn nước cho dân sinh, gia súc, gia cầm,
trên cơ sở cân đối phục vụ sản xuất.
Trước tình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài ở miền Trung, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
vừa có công điện gửi các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục thuộc các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
Công điện nêu rõ: Tình hình khô hạn thiếu nước liên tục xảy ra tại các tỉnh Trung Bộ,
Nam Trung Bộ và đặc biệt là các tỉnh từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận, ảnh hưởng đến môi
trường, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở
GD&ĐT và các cơ sở giáo dục tổ chức bộ phận trực ban, huy động lực lượng, cơ sở vật
chất, đặc biệt tại các trường mầm non, tiểu học khu vực miền núi khó khăn để sẵn sàng
20


ứng phó với các tình huống do thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt gây ra; trong trường hợp
cần thiết có thể cho học sinh nghỉ học.

3. Chủ động các biện pháp phòng, chống cháy rừng :
Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài, dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao hiện
nay, công tác phòng, chống cháy rừng đang được các ngành chức năng, địa phương và
các chủ rừng trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

Từ đầu năm đến nay, thời tiết diễn biến bất thường gây nắng nóng và khô hạn dẫn
đến nguy cơ cháy rừng rất cao tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, tỉnh
Bắc Kạn đã chủ động triển khai công tác phòng chống cháy rừng từ sớm để hạn chế đến
mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Ngay từ đầu mùa khô năm 2014 - 2015, Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong
quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh đã ban hành Phương án phòng cháy,
chữa cháy rừng, trong đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm giảm nguy cơ cháy rừng trên
địa bàn tỉnh như: Tuyên truyền về phòng, chống cháy rừng ở các khu dân cư; quản lý
chặt chẽ việc khai thác lâm sản; kiện toàn, củng cố các tổ phòng cháy chữa cháy rừng ở
các địa phương; các hạt kiểm lâm tăng cường kiểm tra, rà soát phương án phòng cháy
chữa cháy rừng của địa phương, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để thông báo
về nguy cơ cháy rừng cho cơ sở…
Hiện nay, thời tiết nắng nóng đang kéo dài cũng là thời gian nhân dân xử lý thực bì
chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm 2015. Do đó, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn nếu người
dân chủ quan, không thực hiện tốt việc xử lý thực bì. Để thực hiện công tác phòng, chống
cháy rừng có hiệu quả, các kiểm lâm viên địa bàn đang tăng cường công tác tuần tra,
kiểm tra các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao; tuyên truyền, hướng dẫn
người dân tuân thủ đúng các quy trình khi đốt nương rẫy, đốt xử lý thực bì trồng rừng để
đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống cháy rừng.
4. Sử dụng tiết kiệm nước :
Cần tính toán sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ phát triển kinh tế,
sinh hoạt của nhân dân, vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh
Phó Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm
điều hòa nguồn nước phục vụ cho phát điện, phát triển kinh tế. Các địa phương chú trọng

21


khơi thông các kênh để bảo đảm các trạm bơm hoạt động có hiệu quả phục vụ nước tưới
cho sản xuất nông nghiệp;

5. Sử dụng tiết kiệm điện :
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra các sự cố đột xuất, bất thường như quá tải lưới điện
như nêu trên, hoặc trường hợp bắt buộc phải cắt điện để thi công các công trình cấp bách
phục vụ chống quá tải hè 2015, EVNHanoi vẫn buộc phải cắt điện. Trường hợp quá tải
đột xuất, cục bộ ở một số trạm biến áp do không dự trù được phụ tải tăng đột biến sẽ
không được ngành điện báo trước.
Trước dự báo thời tiết sẽ còn nắng nóng kéo dài trong những ngày tới, EVN tiếp tục
khuyến cáo khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả bằng những việc làm cụ thể như
tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết, hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc
vào các giờ cao điểm sáng và tối.
Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cũng vừa có công văn chỉ đạo các TCty điện lực về đảm
bảo cung cấp điện trong những ngày nắng nóng. Theo EVN với nhiệt độ ngoài trời ở
nhiều khu vực lên đến 35oC trở lên, yêu cầu các đơn vị điện lực thực hiện ngay việc bố trí
tăng cường lực lượng ứng trực, kịp thời xử lý nếu có sự cố xảy ra, giảm thiểu thời gian
mất điện của khách hàng, cần ưu tiên đảm bảo điện cho các hộ gia đình; Đồng thời, tổ
chức tốt hệ thống tiếp nhận thông tin báo mất điện của khách hàng để nhanh chóng xử lý,
khôi phục cấp điện lại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất. EVN yêu cầu các đơn vị
điện lực phải tăng cường công tác kiểm tra và thực hiện kịp thời các biện pháp san tải,
cân, đảo pha, hoán đổi máy biến áp để tăng cường khả năng cấp điện; Đẩy nhanh tiến độ
thi công các công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, đặc biệt là
các công trình chống quá tải, lưu ý đồng bộ công tác chuẩn bị, đảm bảo thực hiện đúng
thời gian cắt - đóng điện đã thông báo.

22



EVN đang triển khai nâng cấp hệ thống điện nhằm chống quá tải

6. Phòng chống xâm nhập mặn:
Một trong những biện pháp hiện đang được ứng dụng để giải quyết vấn đề xâm nhập
mặn của nước biển là xây dựng các hồ chứa trên thượng lưu và hạ lưu. Thông thường,
những hồ chứa này trữ nước phục vụ nhu cầu thủy điện. Về mùa khô, khi nước sông cạn
kiệt, nước từ hồ chứa sẽ được xả vào sông nhằm thay đổi sự tương tác sông - biển. Bên
cạnh việc xây dựng hồ chứa trên thượng lưu và hạ lưu, hệ thống đập tràn cũng là một giải
pháp tốt ngăn chặn nước mặn xâm nhập qua đường sông và kênh dẫn. Theo đó, khi nước
biển thắng thế trong sự tương tác với sông, phần nước ngọt nhẹ hơn sẽ tràn qua đập vào
hệ thống sông, phần nước mặn nặng hơn sẽ bị ngăn lại.
Bên cạnh đó, về lâu dài, cần đề nghị Chính Phủ xem xét đầu tư các dự án xây dựng
đập ngăn mặn, trữ ngọt trên dòng chính sông để phục vụ sản xuất dân sinh có hiệu quả,
đầu tư các công trình thủy lợi nhằm khép kín các hệ thống, tạo điều kiện vận hành ngăn
mặn, chủ động vận hành lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
cấp nước phục vụ dân sinh …
23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
• />• />• />• />• />• />• />• />• toa-dam-%E2%80%9Chan-han-xam-nhap-man-va-cacgiai-phap-phong-chong%E2%80%9D
• />• />• />• />
-----– HẾT —----24



×