Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn lê minh khuê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ KHÁNH HUYỀN

NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ

Luân văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đoàn Đức Phương

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

4

1. L{ do chọn đề tài

4

2. Lịch sử vấn đề

5

3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu


5. Cấu trúc luận văn

9

10

Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN VÀ SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ

11

1.1. Khái lược về nhân vật và cốt truyện 11
1.1.1. Khái lược về nhân vật

11

1.1.2. Khái lược về cốt truyện

13

1.2. Sáng tác của Lê Minh Khuê 15
1.2.1. Tiểu sử Lê Minh Khuê

15

1.2.2. Hành trình sáng tác

15

1.3. Quan điểm sáng tác17
Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ


22

2.1. Loại hình nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 22
2.1.1. Nhân vật tỏa sáng

24

2.1.2. Nhân vật tha hóa 34
2.1.3. Nhân vật bi kịch 44
2.1.4. Nhân vật chức năng

49

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
defined.
2.2.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình, hành động nhân vật
2.2.2. Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật
2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật

Error! Bookmark not

Error! Bookmark not defined.

Error! Bookmark not defined.

Error! Bookmark not defined.


2.2.4. Không gian trong việc khắc họa nhân vật Error! Bookmark not defined.

Chương 3: CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ

Error! Bookmark not defined.

3.1. Các loại cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Cốt truyện sự kiện

Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Cốt truyện tâm l{ Error! Bookmark not defined.
3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Tổ chức phần trình bày

Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Tổ chức phần vận động

Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Tổ chức phần kết thúc

Error! Bookmark not defined.

3.2.4. Nghệ thuật tạo tình huống
KẾT LUẬN

Error! Bookmark not defined.


Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1. Kể từ sau năm 1975 văn học Việt Nam có sự đổi mới mạnh mẽ, văn xuôi có sự chuyển
mình đáng kể. Văn xuôi tuy chưa có những tác giả, tác phẩm để đời như ta hằng mong
đợi, song nó có đội ngũ cây bút trẻ dồi dào, sung sức, bền bỉ đã và đang ghi được nhiều
thành tựu. Đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn đã và đang phát triển mạnh mẽ hứa hẹn
một tương lai tốt đẹp. Nhiều cây bút mới, độc đáo, sáng giá được bạn đọc yêu mến,
được giới nghiên cứu lưu tâm như: Võ Thị Hảo, Đoàn Lê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn
Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy.... Trong số các nhà văn đó có Lê Minh Khuê.
2. Lê Minh Khuê, tác giả của nhiều tập truyện ngắn có giá trị, được các nhà nghiên cứu,
phê bình, bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá và ghi nhận là một cây bút truyện ngắn
“sung sức càng viết càng chín, càng viết càng say và càng viết càng sâu sắc, xứng đáng
với sức lao động nghệ thuật nghiêm túc là Lê Minh Khuê”. Lê Minh Khuê trở thành một
trong những cây bút nữ hàng đầu Việt Nam với hai lần nhận giải thưởng của Hội nhà văn
(năm 1987 với Một chiều xa thành phố in năm 1986, năm 2002 với tập Trong làn gió
heo may in năm 1999), một lần đoạt giải của Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1994 với
tập Bi kịch nhỏ in năm 1993. Và mới đây, nhà văn nữ này đã vinh dự là nhà văn đầu tiên
đoạt giải thưởng văn học quốc tế mang tên văn hào Hàn Quốc Byeong – zu Lee lần thứ
nhất (tháng 4 năm 2008), với tập truyện ngắn The stars, The Eart, The River Những ngôi
sao, trái đất, dòng sông do nhà xuất bản Curbstone Press ấn hành ở Mỹ năm 1998. Hiện
nay, Lê Minh Khuê được xem là nhà văn có bút lực mạnh trong thể loại truyện ngắn.

Trong đó, thế giới tác phẩm của Lê Minh Khuê, nhân vật và cốt truyện luôn là yếu tố tạo
dấu ấn với bạn đọc. Đây cũng là phương diện không thể tách rời nhau trong một truyện
ngắn nói chung. Nhân vật chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực đời sống
một cách hình tượng, cũng là nơi thể hiện nhận thức của mình về muôn mặt cuộc đời.
Và cốt truyện là phương diện để nhân vật ấy bộc lộ những tính cách thông qua một hệ


thống các sự kiện được tạo dựng. Khi viết truyện, Lê Minh Khuê có { thức tạo dựng
nhân vật một cách kỹ lưỡng và xây dựng cốt truyện hợp lí, sao cho vấn đề truyền tải đến
bạn đọc được hiệu quả nhất.
3. Là một giáo viên dạy văn ở trường phổ thông, tôi chọn đề tài Nhân vật và cốt truyện
trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, bởi đây là một trong số rất ít nhà văn nữ có tác phẩm
Những ngôi sao xa xôi được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông và việc tìm hiểu
về tác giả này còn chưa tương xứng. Đồng thời, chúng tôi muốn qua việc tìm hiểu nhân
vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sẽ giúp bạn đọc thấy rõ hơn những
thông điệp, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống cũng như tài năng nghệ thuật truyện
ngắn của một nhà văn nữ - Lê Minh Khuê.
Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nhân vật và cốt truyện trong
truyện ngắn Lê Minh Khuê làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
Lê Minh Khuê một nhà văn nữ, một cây bút truyện ngắn có tiếng trong văn xuôi
đương đại đã được các nhà nghiên cứu văn học đánh giá khái quát: Lê Thị Đức Hạnh
khen “cây bút truyện ngắn sung sức” [10; tr.28]. Bùi Việt Thắng đánh giá là “một ngòi
bút có sức bền”. Phạm Xuân Nguyên cho Lê Minh Khuê là ‘cây bút văn xuôi có thể tiến
xa”. Hà Minh Đức cho rằng “Lê Minh Khuê - một cây bút trẻ, xông xáo”. Tô Hoài khen Lê
Minh Khuê viết truyện ngắn “hay có không khí”. Vũ Hà nhận xét “về một điều đáng ghi
nhận, trong sáng tác, Lê Minh Khuê ngày càng đằm hơn, sâu sắc hơn”. Đó là những {
kiến đánh giá khái quát về truyện ngắn của Lê Minh Khuê.
Không dừng ở đánh giá khái quát, các nhà nghiên cứu còn nhận xét đánh giá qua
mỗi tập truyện nữa: Tập truyện ngắn đầu tay Cao điểm mùa hạ ra đời đã được Lê Thị

Đức Hạnh nhận xét là “hình thành được dáng vẻ riêng”[10]. Bùi Việt Thắng khen “chiếm
được cảm tình của người đọc” và gọi là “chất lạ”[78]. Lê Hương Thủy khen “những trang
viết của chị về chiến tranh có sức đằm sâu da diết”[86].


Tập truyện Đoạn kết được các nhà nghiên cứu dánh giá là tập truyện ít thành
công nhất. Tác giả Thiên Hương cho là “có những sắp sẵn mà người đọc có thể đoán
trước, biết trước hoặc sơ sài đơn giản đến khó đọc” và “người ta thấy hễ cứ có bản lĩnh,
sống tốt đẹp là tình yêu hạnh phúc sẽ tới như một công thức”[22].
Tập truyện Một chiều xa thành phố ra đời năm 1986 là tập truyện thể hiện nỗ lực
hết mình của Lê Minh Khuê. Hồ Anh Thái nhận xét “Một chiều xa thành phố là một
thành công mới của Lê Minh Khuê...Đến tập thứ ba này, Lê Minh Khuê đã thực sự thuyết
phục được người đọc bởi chị đã thoát ra khỏi cách nhìn nhận duy cảm, trở nên khách
quan hơn, đa diện hơn nhưng không vì thế mà kém phần nồng hậu”[69]. Lê Thị Đức
Hạnh khảng định “đã có nhiều khám phá...”. Bùi Việt Thắng cho rằng “Một chiều xa
thành phố của Lê Minh Khuê đang ở thời kz nỗ lực rất cao để vượt lên những gì đã
có”[76].
Tập Bi kịch nhỏ là tập truyện xôn xao dư luận, được xếp vào “những cuốn sách tai
tiếng”[92]. Các nhà nghiên cứu có những { kiến trái chiều khi định giá tác phẩm. Những
{ kiến phê phán có: Trung Nguyên, Đậu Thị Vĩnh, Đỗ Nguyên Chí, Trần Thanh, Dương
Tùng. Những { kiến khen có: Bùi Việt Sỹ, Bùi Việt Thắng, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Thị Kim
Cúc.
Tập truyện Trong làn gió heo may được Bùi Việt Thắng khen “Trong làn gió heo
may đã chứng tỏ là một cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp, có nội lực và biến ảo”[75].
Những tập Truyện ngắn chọn lọc, Những dòng sông, Buổi chiều, Cơn mưa, Màu
xanh man trá, Một mình qua đường...được Lê Thị Đức Hạnh khen “người đọc cảm thấy
như Lê Minh Khuê đang trăn trở, vật lộn, tìm kiếm một cách nhìn, một cách thể nghiệm
mới”[10].
Vẫn là những nhận xét đánh giá mang tính khái quát chưa đi vào cụ thể. Trong
những nhận xét đó ta thấy phần nhân vật và cốt truyện cũng được nhắc đến.



Trong bài Lê Minh Khuê người đàn bà viễn thị có nhận xét: “Nhân vật của Lê Minh
Khuê thường xuất hiện trong hai khung cảnh chính: Công trường và nhà tập thể”, “cư
trú mà hóa thành hang ổ của dục vọng” và “nhiều nhân vật của Lê Minh Khuê thuộc về
hang ổ tối tăm đó”[69]. Hồ Anh Thái đã đề cập tới hai vấn đề trong truyện ngắn của Lê
Minh Khuê là: không gian và ảnh hưởng của nó đối với tính cách, phẩm chất của nhân
vật.
Trong bài Văn xuôi gần đây và quan niệm con người, Bùi Việt Thắng cho rằng:
“hoàn cảnh hiện nay con người đang sống là một hoàn cảnh khá tồi tệ, trong đó cái xấu
bao vây cái tốt, cái ác đang lấn chiếm cái thiện, con người đang trong tình thế bị bao
vây”. Chính vì vậy “lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền là một hoàn cảnh làm con
người nhiễm thứ bệnh mất nhân tính điển hình như Đồng đô la vĩ đại, Anh lính Tony
D”[73, tr. 699].
Trong bài viết Để có sức bền ngòi bút, Bùi Việt Thắng nhận xét “Nhân vật của chị
thuần phác, hồn nhiên nhưng không giản đơn, cảnh ngộ không có gì thật éo le, gây cấn
nhưng tiêu biểu. Người đọc thấy ở ngòi bút này lối cảm đời sống theo con đường trực
giác”[78]. Những { kiến của Bùi Việt Thắng cắt nghĩa vì sao nhân vật xấu, lỗi lầm xuất
hiện nhiều trong sáng tác của Lê Minh Khuê, tình huống của truyện và tính cách nhân
vật trong truyện ngăn của nhà văn.
Thiên Hương nhận xét về tập Đoạn kết, tác giả cho rằng “Đọc truyện Lê Minh
Khuê người ta thấy cứ có bản lĩnh, sống tốt đẹp là tình yêu hạnh phúc đến như một công
thức”[22].
Hồ Anh Thái nhận xét tập truyện Một chiều xa thành phố cho rằng:“Các nhân vật
của Lê Minh Khuê không đơn giản một chiều mà có sức thuyết phục của sự chân thực,
hợp tình, hợp lẽ phải”[69].
Lê Thị Đức Hạnh trong bài Lê Minh Khuê - cây bút truyện ngắn sung sức có nhận
xét: “Lê Minh Khuê đã mổ xẻ, phơi trần sự tha hóa xuống cấp, thậm chí mất hết nhân



cách đến khủng khiếp của con người” và “Ở đây, tác giả tỏ ra sắc sảo, nhưng có phần
quá tay nên đã trở thành khe khắt, lạnh lùng...”[10].
Trong bài Lê Minh Khuê và cái nhìn nhân ái về số phận con người của
. có { “Qua những trang viết của chị, người đọc không chỉ thấy những
cảnh chết chóc man rợ mà chỉ thấy nỗi đau xót lặng lẽ, khát vọng tươi sáng bị cắt dở
dang và vượt lên trên mọi chuyện tầm phào vô bổ là cái nhìn nhân ái về số phận con
người”[94].
Đặc biệt có nhiều { kiến về các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê,
Lê Thị Đức Hạnh cho rằng, nét riêng của Lê Minh Khuê: “trước hết là ở khía cạnh ghi lại
khá chân thực, sống động dáng vóc của một tầng lớp thanh niên, đặc biệt là nữ ở một
thời điểm trọng đại của đất nước”. Bùi Việt Thắng nhận xét “Nhân vật của Lê Minh Khuê
- đặc biệt là nhân vật nữ, lúc nào cũng như đuổi bắt một cái gì không rõ ràng, lúc nào
cũng thấy bất ổn ở chính mình về cuộc đời. Và nếu nói “văn là người” thì ở phương diện
này tác giả tự thể hiện mình rất rõ”[78]. Giáo sư Phan Cư Đệ cho rằng: “Kiểu nhân vật
như người mẹ, người phụ nữ là “đồng phái” với nhà văn. Vì thế khi viết về họ bà đồng
cảm chia sẻ như những tri âm tri kỷ. Những trang văn đẹp của Lê Minh Khuê là viết về
những nhân vật nữ mang bộ mặt buồn”[5]. Hồ Anh Thái cho rằng: “...Đặc biệt, số phận
của những người phụ nữ là sự quan tâm thường xuyên của Lê Minh Khuê với niềm mong
mỏi thường xuyên rằng họ sẽ được hưởng hạnh phúc nhiều hơn”[69].
Nhìn chung các { kiến khen, chê mang tính chất khái quát hoặc nói ở khía cạnh
thẩm định chứ chưa đi sâu, chưa cụ thể, hệ thống song nó cũng là định hướng, gợi mở
cho người nghiên cứu truyện ngắn của Lê Minh Khuê.
Những năm gần đây trong các trường Đại học có những khóa luận, luận văn thạc
sĩ, luận văn tiến sĩ đã đi khá sâu về từng mặt thành công của Lê Minh Khuê. Song về mặt
tiếp cận, cấu trúc về đề tài nghiên cứu ở mỗi người khác nhau. Tiếp nhận những điều đã


có, hướng đến giải quyết một đề tài cốt lõi, sâu và hệ thống tôi chọn vấn đề nghiên cứu
Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê.
3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là các tập truyện ngắn của tác giả Lê Minh Khuê với vấn
đề được nghiên cứu là Nhân vật và cốt truyện của tác giả ở thể loại truyện ngắn.
Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung nhận diện, phân tích, đánh giá về các
kiểu nhân vật, cách xây dựng nhân vật, các kiểu cốt truyện, cách xây dựng cốt truyện
trong các truyện ngắn của Lê Minh Khuê. Luận văn muốn khẳng định những tài hoa, sự
độc đáo của tác giả qua vấn đề nghiên cứu. Thông qua đó là hướng tới khẳng định và
ngợi khen một cây bút dẻo dai bền bỉ, sung sức và thành công của Lê Minh Khuê trên
văn đàn Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Lê Minh Khuê có tới 10 tập truyện ngắn, do thời gian, do
mức độ của một luận văn thạc sĩ nên tác giả luận văn giới hạn nhân vật và cốt truyện
trong một số tập, số truyện tiêu biểu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp lịch sử - xã hội
- Phương pháp cấu trúc
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp loại hình


5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung luận văn được triển khai thành ba
chương:
Chương 1: Khái lược về nhân vật, cốt truyện và sáng tác của Lê Minh Khuê.
Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê.
Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê.



Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN VÀ SÁNG TÁC
CỦA LÊ MINH KHUÊ
1.1. Khái lược về nhân vật và cốt truyện
1.1.1. Khái lược về nhân vật
Ở mỗi thời đại, trong cuộc sống của mỗi con người luôn có nhu cầu tìm lại chính
mình. Đây là một câu hỏi đặt ra cho các ngành khoa học nghệ thuật tìm lời giải đáp. Văn
học từ ngà xưa đã coi nhiệm vụ và múc đích cơ bản là khám phá, phát hiện, nhận thức
và bảo vệ con người. Con người là trọng tâm trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về
thế giới. Theo giáo sư Trần Đình sử: "Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc
cảm nhận thẩm mỹ về con người nằm ẩn trong cách miêu tả, thể hiện chứng tỏ chiều
sâu chiếm lĩnh con người của tác tỉa" [62]. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn
hướng về con người với chiều sâu của nó. Đối với văn học, đây được coi là tiêu chuẩn
quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm văn học, tính độc đáo của sáng tác nghệ thuật.
Nó là tiêu chuẩn, thước đo trình độ chiếm lĩnh hiện thực đời sống của tác phẩm, tác giả,
trào lưu, thời đại văn học. Trong quan niệm nghệ thuật về con người có cái chung của
thời đại của nền văn học của truyền thống, có vai trò năng động sáng tạo của người
nghệ sĩ. Văn học tìm hiểu và thể hiện con người được bộc lộ chủ yếu trên phương diện
xây dựng nhân vật trong tác phẩm.
Văn học nghệ thuật là tấm gương phản ánh cuộc sống, con người ở mỗi thời đại
trong hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Văn học từ ngàn xưa đến nay luôn hướng về
con người, khám phá phát hiện nhận thức về con người. Nhà văn M.Gorki đã nói “Văn
học là nhân học”. Chính vì lẽ ấy, con người luôn là trung tâm của văn học nghệ thuật.
Việc tìm hiểu và thể hiện con người được bộc lộ chủ yếu trên phương diện xây dựng
nhân vật. Vậy nhân vật là gì? Hiểu như thế nào là đúng về khái niệm này? Nhân vật có
vai trò { nghĩa như thế nào đối với tác phẩm văn học nghệ thuật? Để trả lời những câu


hỏi này các nhà l{ luận văn học đã trình bày sâu sắc trên các trang viết của mình. Với yêu
cầu và mức độ của một luận văn về nhân vật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê,

người viết chỉ khái lược một số nét về nhân vật để làm cơ sở cho việc triển khai phần nội
dung chính của luận văn.
Nhân vật là những con người có tên hay không có tên chỉ xuất hiện khi được khắc
họa sâu đậm hoặc thoảng qua trong tác phẩm văn học. Nhân vật cũng có thể là sự vật,
động vật mang bóng dáng của con người, tính cách của con người. Nó không phải là con
người, sự vật, động vật mang tính người như vốn nó tồn tại. Nó là hình tượng mang tính
ước lệ.
Nhân vật trong văn học rất đa dạng. Tùy theo góc nhìn, các tiêu chí đặt ra, ta có
những kiểu nhân vật khác nhau: Nếu lấy tiêu chí vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn
học ta có: nhân vật chính, phụ. Nếu lấy tiêu chí tính cách nhân vật ta có: loại nhân vật
chính diện, loại phản diện. Nếu lấy tiêu chí cấu trúc hình tượng trong tác phẩm ta có:
Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Nhân vật là công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để các tác giả hiện thực
hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng. Nhân
vật có vai trò hàng đầu của tác phẩm văn học. Nhân vật là nơi tập trung mọi giá trị tư
tưởng nghệ thuật. Nhân vật là nơi k{ thác cái nhìn riêng của nhà văn đối với thế giới và
con người. Nhân vật là linh hồn của mỗi tác phẩm, là phương diện quan trọng để tìm
hiểu đặc điểm, cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tạo,
thường bộc lộ cá tính rõ nét nhất để nhằm mang lại một giọng điệu riêng, dấu ấn riêng
trong đứa con tinh thần của mình, để chúng trở thành một sinh mệnh sống thực sự
trong lòng bạn đọc. Nhà văn xây dựng được những nhân vật độc đáo, sáng tạo, không
lặp lại để chứng tỏ bản lĩnh, tài năng của người cầm bút khi thể hiện con người trong
mỗi hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định.
Tóm lại:


Nhân vật là con người được hình tượng hóa trong tác phẩm nghệ thuật. Nhân vật
trong tác phẩm là quan điểm nghệ thuật của tác giả về con người. Nhân vật trong tác
phẩm thật đa dạng. Tùy theo góc nhìn, các tiêu chí đặt ra ta có những kiểu nhân vật
khác nhau. Nhân vật có vai trò quan trọng hàng đầu trong tác phẩm. Nó là linh hồn, là

tiêu chí, là thước đo giá trị tác phẩm, tác giả, xu hướng và thời đại văn học.
1.1.2. Khái lược về cốt truyện
Cuộc sống vô cùng phong phú và không kém phần phức tạp. Lựa chọn tổ chức,
sắp xếp phương tiện nào của hiện thực vào trong một trật tự, nhằm phục vụ đắc lực
nhất cho việc thể hiện, { đồ nghệ thuật là một công việc mang đậm dấu ấn cá nhân, làm
phát lộ bản lĩnh và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ
Cốt truyện là yếu tố cơ bản và không thể thiếu được của một tác phẩm tự sự.
Gerth nói "Còn gì quan trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó thì cả nền l{ luận nghệ
thuật còn gì nữa". Maugham lại ví von giầu hình ảnh "Nhà văn sống bằng cốt truyện, y
như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy". Ta thấy cốt truyện quan trọng như thế nào.
Theo cách hiểu truyền thống cốt truyện là cái lõi của truyện, thể hiện những biến
cố quan trọng, đảm bảo sự mạch lạc diễn biến của truyện gồm các thành phần: giới
thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào, kết thúc.
Cốt truyện là chất liệu, là sự kiện tác động đến số phận tính cách của nhân vật.
Nói cách khác cốt truyện là sự kiện được diễn biến trong quá trình của tác phẩm. Nhiều
tình tiết tạo nên sự kiện. Sự kiện lớn tạo nên bước ngoặt quan trọng của nhân vật, được
gọi là biến cố. Sự kiện được vận động phát triển. Có lúc sự kiện có nút thắt hoặc có xung
đột, gay go căng thẳng cần được mở, cần được giải quyết đến hồi kết. Khởi đầu của sự
kiện được giới thiệu một cách khái quát hoàn cảnh nảy sinh xung đột, giới thiệu sơ lược
lai lịch các nhân vật, lứa tuổi, nghề nghiệp, quan hệ gia đình xã hội. Tiếp đến là phần vận
động của sự kiện. Trong phần này phần thắt nút là giai đoạn mở đầu cho sự vận động
của xung đột. Nó được bắt đầu với sự kiện nào đó được gọi là sự kiện thắt nút. Sự kiện


này làm thay đổi thể ban đầu, lôi cuốn các nhân vật cùng tham gia và bản chất của
chúng được bộc lộ. Tiếp đến phần phát triển. Đây là phần dài nhất, quan trọng nhất của
sự kiện. Phần này bao gồm một chuỗi sự kiện hoặc biến cố nối tiếp nhau làm cho xung
đột phát triển về chiều sâu, chiều rộng đẩy phần xung đột lên cao. Kế sau là phần đỉnh
điểm, sau phần đỉnh điểm là phần mở nút. Ở phần này nhà văn có cách giải quyết để
chấm dứt sự kiện. Phần kết thúc cho thấy xung đột đã được giải quyết. Cũng có những

tác phẩm không có phần kết thúc.
Cốt truyện có ba đặc điểm: tính lịch sử cụ thể để thể hiện tính chân thực của hiện
thực. Tính kịch để thể hiện sự xung đột mang tính chất kịch. Tính hoàn chỉnh thể hiện
tính hợp lô gíc của sự kiện. Tuy nhiên, có những truyện không có cốt truyện và có những
cốt truyện không đầy đủ các phần: trình bầy, vận động, phát triển, nút thắt, đỉnh điểm,
mở nút, kết thúc.
Cốt truyện không phải giản đơn là tính truyện, mà là là chuỗi sự kiện được bố trí
sắp xếp trong trận tự kể có nghệ thuật và giầu { nghĩa thẩm mỹ. Theo cách hiểu đó ta có
thể chia cốt truyện thành hai loại: Loại truyện ly kz, gây cấn có thể kể lại một cách dễ
dàng, tương đương với loại truyện có cốt truyện theo kiểu truyền thống. Tôi tạm gọi là
loại truyện ngắn có cốt truyện sự kiện. Loại kể về trạng huống đời thường vặt vãnh, các
thành tố trong cốt truyện truyền thống bị chìm đắm trong những trạng thái tinh thần,
những suy tư, xúc cảm nhân vật. Ởloại truyện này vừa tự sự vừa trữ tình, vừa kể chuyện
vừa miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật. Tôi tạm gọi là truyện ngắn có cốt truyện tâm
l{.
Dĩ nhiên, mọi việc phân chia chỉ có tính tương đối, bởi đôi khi giữa các tiểu loại
cũng có sự giao thoa và bởi bản chất của nghệ thuật là một sự sáng tạo, nó không chấp
nhận bất kz công thức khô cứng nào áp đặt nên.
Tóm lại:


Cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và
nhất là những xung đột trong xã hội một cách nghệ thuật. Qua đó các tính cách được
hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ
chủ đề tư tưởng tác phẩm.
1.2. Sáng tác của Lê Minh Khuê
1.2.1. Tiểu sử Lê Minh Khuê
Lê Minh Khuê có bút danh Vũ Thị Miền, sinh năm 1949 tại An Hải, Tĩnh Gia, Thanh
Hóa. Ông nội làm việc ở Huế và lấy vợ tại đây. Ông ngoại là người Hà Đông lấy vợ người
Kinh Bắc. Có thể nói cả không gian quê hương rộng dài ẩn chứa các phong tục tập quán,

giá trị văn hóa đa dạng phong phú có ảnh hưởng đến tuổi thơ của nhà văn, đã làm giầu
thêm vốn sống vốn hiểu biết của nhà văn. Sinh trưởng trong thời kz đất nước đương
đầu với hai cuộc chiến: chống Pháp, chống Mỹ, thấm thía nỗi nhục mất nước, khao khát
độc lập tự do, mong muốn được cống hiến sức mình cho đất nước, năm 16 tuổi, cô đã
khai tăng 01 tuổi để xung phong gia nhập Thanh niên xung phong. Ở đó cô làm đường,
dạy văn hóa. Năm 20 tuổi cô gạt việc đi nước ngoài, chọn nghề phóng viên cho báo Tiền
phong. Năm 1973, cô chuyển sang Đài phát thanh Giải phóng, đi sâu vào chiến trường
Miền Nam. Năm 1975 nhà văn đi cùng một cánh quân vào giải phóng Đà Nẵng. Sau đó
về làm biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam. Năm 1978, Lê Minh Khuê chuyển sang
làm biên tập viên văn học tại nhà xuất bản Tác phẩm mới, nay là nhà xuất bản Hội nhà
văn Việt Nam. Cuộc sống sau chiến tranh của bà xoay quanh công việc xuất bản, sáng
tác. Đó là công việc thích hợp với bà. Có lúc bà tâm sự:“Nghề biên tập viên đã làm chỗ
dựa để có thể hết mình đến với nghiệp văn”.
Hiện nay đã nghỉ hưu, bà được tín nhiệm đảm trách cương vị Chủ tịch Hội đồng
văn xuôi Hội nhà văn Hà Nội, làm phó Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Việt Nam.
1.2.2. Hành trình sáng tác


Lê Minh Khuê là một trong những cây bút văn xuôi đương đại đã tạo được một
chỗ đứng chắc chắn, vững chãi trên văn đàn. Bắt đầu đường văn nghiệp từ những năm
60 của thế kỷ trước, với thể loại sở trường là truyện ngắn, đến nay đã có trên dưới 10
tập truyện ngắn, một truyện k{ Thiếu nữ mặc áo xanh (1988), một tiểu thuyết Em đã
không quên (1990) và hai bút k{ Những người lên Miền Tây, Chú và cháu (2000). Bà đã
hai lần được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam: 1987 với tập Một chiều xa thành
phố (in 1986), với tập Trong làn gió heo may (in 1999), một lần đoạt giải của Tạp chí văn
nghệ Quân đội năm 1994 với tập Bi kịch nhỏ (in 1993). Nhiều tác phẩm của Lê Minh
Khuê đã được dịch và giới thiệu ở Mỹ, Pháp, Thủy Điển, Nhật, Malaysia, Hàn
Quốc.....Đặc biệt tập truyện Những ngôi sao, trái đất, dòng sông xuất bản tại Curstone
Press - Mỹ, 1996 đã đạt giải thưởng Quốc tế văn học Byeong - Juless, năm 2008 trong
liên hoan văn học Quốc tế Hadong - Hàn Quốc. Tập truyện trở thành bạn đường của sinh

viên nước ngoài khi muốn tìm hiểu về con người, đất nước Việt Nam. Tập truyện được
giới nghiên cứu Thủy Điển khen ngợi. Với bốn mươi năm cầm bút, bền bỉ sáng tạo, Lê
Minh Khuê đã thành danh. Nhà văn đã chưng cất hiện thực cuộc sống theo từng chặng
đường lịch sử dân tộc. Sáng tác của nhà văn vắt qua hai thời kz lịch sử dân tộc. Trước
năm 1975 cả nước bước vào cuộc chiến chống Mỹ cứu nước oanh liệt, hào hùng rất đỗi
tự hào Lê Minh Khuê vào chiến trường khởi nghiệp văn chương. Được đắm mình trong
không khí náo nức hào hùng của thời đại đánh Mỹ, được tiếp xúc, chia sẻ với những con
người dũng cảm, trẻ trung, lạc quan yêu đời, bà đã viết truyện Những ngôi sao xa xôi in
trong Tạp chí Tác phẩm mới, 1971 sau này in trong Tập truyện ngắn, Nxb Kim Đồng
1973. Trong hòa bình, giang sơn thu về một mối, cả nước bước vào khôi phục, phát triển
kinh tế, những con người bình thường lại cống hiến hết mình cho dân tộc cho đất nước.
Những con người anh hùng trong thời đại mới lại được hiện hữu trên những trang
truyện của nhà văn. Hòa bình, cuộc sống thay đổi, con người phức tạp, cuốn theo cơn lũ
của đời sống tiện nghi, của tâm l{ tiêu dùng, chạy theo đồng tiền, Lê Minh Khuê trăn trở
nghĩ suy, phản ánh chân thực, chính xác những con người đó trong tác phẩm của mình.


Có thể nói, cái lãng mạn, vô tư của tuổi trẻ, của người chiến sĩ dần qua đi để nhường chỗ
cho cái ưu tư trăn trở nghĩ suy được chưng cất trên những trang truyện của mình. Cái
tâm trạng đó, được manh nha từ Cao điểm mùa hạ, man mác trong tập Đoàn kết, sôi nổi
trong tập Một chiều xa thành phố, rồi dâng trào trong Bi kịch nhỏ và trong Làn gió heo
may. Trên từng trang truyện, người đọc thấy đau, chua xót, tiếc thương những giá trị
tốt đẹp đang mòn đi, đang dần mất mà ánh lên những mong muốn khát vọng. Nhìn lại
hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê, có thể lấy năm 1986 làm dấu mốc, để phân chia
hai giai đoạn sáng tác của nhà văn.
Trước năm 1986 có: Cao điểm mùa hạ: nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1978.
Đoạn kết: nhà xuất bản Phụ nữ, 1982.
Sau năm 1986: Một chiều xa thành phố, nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1986. Bi
kịch nhỏ, Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam, 1993. Trong làn gió heo may, Nhà xuất
bản Văn học, 1999. Những dòng sông, Buổi chiều, Cơn mưa, Nhà xuất bản Phụ Nữ,

2002. Màu xanh man trá: Nhà xuất bản Phụ nữ, 2003. Một mình qua đường, Nhà xuất
bản Hội nhà văn, 2006. Những ngôi sao, trái đất, dòng sông, Nhà xuất bản Phụ nữ,
2008. Nhiệt đới gió mùa, Nhà xuất bản Nhã Nam - Hội nhà văn, 2012. Truyện ngắn chọn
lọc, Nhà xuất bản Thanh niên, 2013.
Trong hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê, ta thấy nhà văn “luôn trăn trở, vật
lộn, tìm kiếm một cách nhìn, cách thể hiện mới”. Nhà văn bền bỉ kiền trì với những quan
điểm sáng tác nghệ thuật của mình. Nhiều truyện có giá trị, có tên tuổi trên văn đàn.
Càng ngày càng khẳng định: “cây bút truyện ngăn sung sức” [10, tr.28+. Nhà văn càng lao
động, càng trưởng thành. Đúng như nhà nghiên cứu Vũ Hà trong bài Lê Minh Khuê - một
cốt cách văn chương, đã được đánh giá, ngợi khen: “Sáng tác của Lê Minh Khuê ngày
càng đằm hơn, sâu hơn”[8].
1.3. Quan điểm sáng tác


Quan điểm nghệ thuật là vấn đề quan trọng đối với đời sống nghệ thuật. Là một
người cầm bút sáng tác văn học nghệ thuật thì lại càng quan trọng. Trong từ điển văn
học có định nghĩa:“Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người
vốn có của hình thức nghệ thuật đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một
chiều sâu nào đó”. Lê Minh Khuê hiểu và quán triệt nó trong quá trình sáng tác. Là một
nhà văn như bao nhà văn khác, Lê Minh Khuê phải thực hiện chủ trương đường lối văn
nghệ của Đảng và Nhà nước. Trên lĩnh vực văn học người viết phải trung thành với quan
điểm chân thiện mỹ để những đứa con tinh thần của mình chân thực có tính nhân văn
và hướng tới cái đẹp. Ngoài quan niệm chung mà ai cũng phải theo thì Lê Minh Khuê có
chính kiến riêng về quan niệm sáng tác của mình. Quan niệm sáng tác ấy đã được bà hé
mở qua những điều tâm sự và phát ngôn trên báo chí. Trước hết bà thường đề cập đến
trách nhiệm của người cầm bút trước những sáng tác của mình. Nhà văn đã cầm bút, đã
lao động nghệ thuật là phải nghiêm túc không bằng lòng với người viết không có trách
nhiệm. Bà tâm niệm:“Đã làm nhà văn nên nghĩ mình viết lách sao cho người thợ lành
nghề, không được làm ẩu. Tôi rất ghét những người đan lát, dối trá, chữ nghĩa tuôn ra
rào rào, in ấn ào ào, không có thời gian đọc lại cái mình viết. Điều đó giống như tình

trạng làm hàng giả đang đầu độc cuộc sống” [83+. Bà cũng khuyên những người cầm
bút:“đừng viết khơi khơi, đừng viết ào ào”. Lê Minh Khuê quan niệm văn chương là
nghề cần có sự chuyên tâm chuyên nghiệp. Quan niệm này cho ta thấy bà có { thức
nghệ thuật sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật vững vàng. Bà nắm chắc bản chất văn
chương, bản chất của nhà văn và nhiệm vụ của họ phải vững vàng thể hiện quan điểm
đường lối của Đảng để nhìn thế giới và con người một cách khách quan. Lê Minh Khuê
cho rằng: “Nói về nghề thì mệt lắm. Nước mình có những người làm văn chương nghiệp
dư, thỉnh thoảng mới viết một cuốn, lại hay hơn người chuyên nghiệp cầm bút. Nhưng
có những nhà văn chuyên nghiệp... thì lại cho ta rút ra kết luận ngược lại. Theo mình,
nhà văn chuyên nghiệp có thể viết tới đầu đến đũa bất cứ khi nào muốn và cần phải
viết” [84+. Lê Minh Khuê đề cao mối quan hệ giữa nhà văn và dân tộc. Với chị: “Nhà văn


cần phải tồn tại ngay trong lòng dân tộc mình” [84+. Năm 1993 khi cùng đoàn nhà văn
thăm Mỹ trở về, nói chuện với phóng viên báo Tuổi trẻ chủ nhật, Lê Minh Khuê khẳng
định vị trí của nhà văn: “Tôi đã từng chiêm nghiệm và từ đấy càng thấy rõ rằng văn nghệ
sỹ không thể tìm thấy chỗ đứng nào khác hơn ngay trên chính quê hương mình. Những
gì tôi viết, chỉ những đồng bào đang sống trên đất nước tôi là đồng cảm hơn” *84]. Trên
tạp chí Tác phẩm mới, Lê Minh Khuê cho rằng: “Cái ác như nấm độc, như cỏ dại đang
hủy hoại cộng đồng, báo hiệu sự suy kiệt khủng khiếp về văn hóa, báo hiệu sự mất trắng
về đạo đức truyền thống của dân tộc”. Bà có niềm tin, người cầm bút có thể làm được
điều gì đó cho dân tộc, cho con người: “Nếu như cái ác trong đời sống được nhìn qua
lăng kính lòng tốt của nhà văn, nó sẽ có cái gì đó như sự thức tỉnh nhân tính của đồng
loại, làm cho con người, tự ghê tởm thú tính của mình và sẽ đỡ ác hơn chăng?” [32].
Quan điểm sáng tác của Lê Minh Khuê rõ ràng kiên định nhất quán trong hành trình
sáng tác của nhà văn. Nó mang dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ. Quan
điểm sáng tác đó chi phối cách chọn đề tài, nhân vật, cốt truyện và hình thức thể hiện.
Nó thể hiện cách nhìn nhận đánh giá cuộc sống, con người của nhà văn. Nó tạo dựng
được thành công của tác phẩm và vị trí của nhà văn trên văn đàn.
Lê Minh Khuê không đưa ra quan niệm cụ thể về truyện ngắn như nhiều nhà văn

khác nhưng nhà văn đồng tình với Pauxtopxki: "Thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ
rằng truyện ngắn là truyện viết ngăn gọn, trong đó, cái không bình thường hiện ra như
một cái gì không bình thường". Như vậy, sự đan xen giữa cái bình thường và cái không
bình thường cũng chính là sự đan xen giữa cái hợp l{ và phi l{, lôgic và phi logic trong
đời sống. Khi trả lời báo Nông thôn ngày nay, nhà văn Lê Minh Khuê cũng từng l{ giải:
"văn chương thực sự là khi người ta đọc xong còn muốn sống tiếp....Tôi chuyển khát
vọng ấy vào từng truyện ngắn nên các tác phẩm của tôi chứa đựng nhiều yếu tố bất
thường". Quan niệm nghệ thuật về con người được triển khai qua nhân vật trong từng
tác phẩm cụ thể. Lê Minh Khuê quan niệm: "Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân
cho một trạng thái quan hệ xã hội, { thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người".


Nhà văn hiểu rằng mình là người thổi hồn vào chữ nghĩa để người đọc thấy được {
tưởng, thấy được tâm trạng vui buồn của người viết. Nhà văn đã truyền được tâm trạng
người viết sang tâm trạng đồng cảm của người đọc. Lê Minh Khuê cho rằng truyện ngắn
có thể có hoặc không có cốt truyện. Có những cốt truyện đầy kịch tính, ly kz, gay cấn, kể
được, có cốt truyện đầy tâm trạng, không kể được, có kết cấu rõ ràng, có cấu trúc lỏng
lẻo....Tất cả các dạng thức trên nhằm phân tích l{ giải những vấn đề phức tạp của con
người, cuộc sống hiện đại. Lê Minh Khuê đề cao vị trí quan trọng của chi tiết trong
truyện ngắn: "Lúc viết truyện ngắn, tôi rất quan tâm tìm chi tiết, bởi lẽ chi tiết đóng vai
trò quan trọng trong sáng tác truyện ngắn. Truyện có thể gây được ấn tượng hay không
là nhờ rất nhiều vào chi tiết. Nếu { tưởng là cội rễ thân cành thì chi tiết là lá, là hoa, làm
nên sự sinh sắc, tươi mát của cây cối. Chi tiết là cái làm cho tư tưởng mang được máu
thịt, hơi thở của đời sống". Theo nhà văn, chi tiết trong truyện ngắn ngoài tính xác thực
còn phải đạt tới cái gì đó cao hơn, đó là tính chất tượng trưng của nó. Vì thế ẩn sau mỗi
sự kiện, chi tiết của truyện ngắn Lê Minh Khuê là những { tưởng sâu sắc. Lê Minh Khuê
cho rằng: "Trong văn chương quan trọng là viết như thế nào chứ không phải viết cái gì vì
văn học là phong cách. Sự tìm tòi đổi mới khi viết văn không đơn giản là sự phá cách mà
là sáng tạo một cách nghệ thuật". Ngoài những { kiến về quan niệm văn học nghệ thuật,
về truyện ngắn Lê Minh Khuê còn trả lời báo chí về chính kiến của mình đối với những

vấn đề thuộc phạm trù tác giả và văn chương.
Có thể nói quan điểm sáng tác của Lê Minh Khuê là tâm huyết, nhiệt tình, chuyên
nghiệp, trách nhiệm, nghiêm túc luôn xác định chỗ đứng trong cộng đồng vì cộng đồng
vì quê hương đất nước mà sáng tác. Nhà văn luôn ánh lên tấm lòng đôn hậu, nhân ái,
yêu thương con người và cuộc sống nên những trang sách của nhà văn thấm đậm tình
đời, tình người. Là một nhà văn đích thực, thành công, có chỗ đứng trên văn đàn, trong
lòng độc giả, Lê Minh Khuê còn thể hiện những { kiến, quan điểm của mình trên nhiều
lĩnh vực của văn học nước ta. Những { kiến đó trả lời câu hỏi của giới báo chí càng thể
hiện quan điểm tiến bộ và bản lĩnh của nhà văn Lê Minh Khuê.


Tiểu kết:
Những vấn đề cốt yếu về nhân vật, cốt truyện, tác giả, quá trình sáng tác và quan
niệm văn học nghệ thuật của Lê Minh Khuê đã được trình bày một cách tính lược, thiết
thực. Những vấn đề đó trở thành công cụ để soi sáng, triển khai, l{ giải cho các phần sau
của luận văn. Do vị trí của chương 1, người viết không trình bày dài, chỉ nói những gì cần
thiết cô đọng đề giành thời gian và tâm lực cho hai chương trọng tâm của luận văn. Đó
là chương 2 và chương 3.


Chương 2
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ
Nhân vật là “Công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hóa
quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng” [44]. Với
vai trò hàng đầu của tác phẩm, nhân vật là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật,
là linh hồn của một tác phẩm, là nơi k{ thác cái nhìn của nhà văn với thế giới với con
người. Dấu ấn tài năng của mỗi nhà văn được thể hiện rõ qua thế giới nhân vật do họ
tạo ra. Nhân vật là sứ giả truyền đi cái thế giới quan, cái nhân sinh quan của nhà văn.
M.Gorki đã nói:“Nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà người đọc quên tác giả, chỉ có trông và
nghe thấy những con người do tác giả trình bầy trước người đọc”.

Khảo sát về nhân vật trong truyện ngăn của Lê Minh Khuê, ta thấy thế giới nhân
vật trong tác phẩm của bà phong phú, đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Tùy theo góc nhìn,
tiêu chí đặt ra ta có thể phân loại thành nhiều kiểu nhân vật. Mỗi kiểu nhân vật đều thể
hiện từng khía cạnh nhìn nhận và phản ánh hiện thực đời sống, quan điểm về con người,
niềm mong mỏi của nhà văn cho con người và cuộc sống.
Như đã trình bày trong chương 1, tôi lấy tiêu chí cấu trúc hình tượng trong tác
phẩm để xem xét các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê.
2.1. Loại hình nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
Đây là “Kiểu nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất tính cách nào đó của
con người hoặc các phẩm chất, tính cách, đạo đức của một loại người nhất định của một
thời đai”. [9]
Lê Minh Khuê, sinh trưởng trong một thời kz lịch sử đầy biến động, nhưng rất đỗi
vẻ vang và tự hào. Bà gia nhập thanh niên xung phong, trở thành người chiến sĩ trên
chiến trường ác liệt. Nhà văn được sống với đồng đội, được chia sẻ những gian nguy,
được cống hiến sức mình cho dân tộc cho đất nước, càng thấy trách nhiệm nặng nề của


người cầm bút. Nhà văn phải đi tiên phong, phải sáng tạo để ca ngợi đất nước đang thế
“vươn lên như một thiên thần”, dựng tạc những con người “đẹp như hoa và rắn hơn sắt
thép” đã tạo lên thế đứng của Việt Nam.
Hình mẫu người chiến sĩ chân trần chí thép, là hình mẫu l{ tưởng một thời, nay
đã bước vào trang truyện của nhà văn với tình cảm yêu quí nhất, sáng đẹp nhất: “Những
người đẹp nhất, thông minh can đảm và cao thương nhất là những người mặc quân
phục, có ngôi sao trên mũ”(Những ngôi sao xa xôi). Sáng tác của nhà văn trong thời kz
đầu đậm chất sử thi lãng mạn: “Nhìn về dân tộc và con người trong quầng sáng sử thi,
phủ lên trên nhân vật những vẻ đẹp mang tính huyền thoại”.
Những con người trong thời chiến, ở tác phẩm của Lê Minh Khuê đều có chung
một phẩm chất: tự nguyện, sắn sàng hy sinh cho l{ tưởng, cho dân tộc cho quê hương
đất nước; chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất; thấm đấm tình yêu nhà, yêu
nước, yêu đồng đội, yêu nhân dân; họ yêu đời, lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi

sáng. Những con người đó là: Nho, Thao, Định trong Những ngôi sao xa xôi, Sún, Mua
trong Con sáo nhỏ của tôi, Vân, Ngãi trong Bạn bè tôi, Huy, Tuân, Miên, Trung trong Cao
điểm mùa hạ, Trúc, Bội, Hải, Mai, Hiền trong Mẹ, Bình, Hòa trong Con trai của người
chiến sĩ, Qu{, Mạnh, Hiếu trong Nhiệt đới gió mùa, Mai, Quân trong Nơi bắt đầu của
những bức tranh v.v.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, hòa bình được lập lại, giang sơn thu về
một mối, cả đất nước bước vào thời k{ khôi phục, phát triển kinh tế. Những con người
anh hùng trong vẻ đẹp mới xuất hiện. Họ là những người mặc áo lính bước ra khỏi chiến
trận đang hăng say góp sức mình trên khắp các nẻo đường đất nước để xây dựng và
phát triển đất nước. Họ cũng là những người dân bình thường, thuộc các tầng lớp khác
nhau đang mang hết sức lực trí tuệ xây dựng Tổ quốc ngày một giầu mạnh. Những phẩm
chất chung của họ là: họ có tư tưởng đúng đắn, tình cảm đẹp, có tri thức, có năng lực


làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và thiên nhiên. Họ luôn tìm tòi sáng tạo, cháy hết mình
cho công việc để dâng hiến thật nhiều cho đất nước.
Lê Minh Khuê, ra khỏi chiến trường, tiếp tục con đường văn nghiệp của mình
bằng nhiều trang truyện ngắn để phản ánh, cổ vũ cho cuộc sống và con người mới sau
chiến tranh. Những con người mới được tỏa sáng trong các truyện của nhà văn. Những
con người đó là: Qu{ trong Đoạn kết, chị kỹ sư trong Căn nhà bên kia đồi, Khánh, Mỹ
trong Miền quê, Dũng trong Gió xóa dần những dẫu chân, Na, Thắng trong Làng xi
măng, bà Tuy trong Một cuộc đời, Ngọc, bà giáo, vợ chồng tôi trong Dòng sông, mẹ con
anh Hải trong Những ngày trở về, ông Tưởng trong Trong làn gió heo may, Hằng trong
Một buổi chiều thật muộn, người mẹ trong Mong manh như là tia nắng, Châu trong Lời
chào ngưỡng cửa, Hợp trong Bên kia đường, Duyên trong Khoảnh khắc của số phận,
Mi trong Cơn mưa cuối mùa v.v.
Tóm lại nhân vật loại hình là kiểu nhân vật tiêu biểu mà Lê Minh Khuê có dụng {
xây dựng trong những tác phẩm ở thời kz đầu. Nhân vật thể hiện bằng những chi tiết
khá chân thực và sinh động của đời sống. Nhân vật có tính cách cao đẹp của con người
Việt Nam đang trong thời điểm lịch sử có nhiều biến cố vĩ đại của dân tộc. Những nhân

vật không có những uẩn khúc, những khoảng tối trong tâm hồn.. Họ sống ngay thẳng,
trong sáng như một tấm gương. Họ có phẩm chất đẹp từ đầu đến cuối truyện. Tính cách
của họ không bị thay đổi, xấu đi trong môi trường, hoàn cảnh. Họ là những nhân vật
theo khuôn mẫu chung của thời đại mà nhiều nhà văn lớp trước đã thể hiện trong tác
phẩm của mình như cụ Mết, Mai, TNú trong Rừng xà nu, Lãm, Nguyệt trong Mảnh
trăng cuối rừng, chị Sứ trong Hòn Đất v.v.
2.1.1. Nhân vật tỏa sáng
2.1.1.1. Nhân vật tỏa sáng trong thời chiến
Thời chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, gian nguy chồng chất gian nguy, con người
phải đối mặt với bom, đạn và cái chết bất cứ lúc nào. Nhân vật trong tác phẩm của Lê


Minh Khuê phải có bản lĩnh và phẩm chất tuyệt vời để vượt qua. Họ vững vàng kiên định
về l{ tưởng, dám xả thân để thực hiện l{ tưởng đó. Họ nguyện đi vào cái chết, không
màng tới lợi ích của bản thân. Họ lạc quan, tin tưởng vào ngày chiến thắng của cả dân
tộc. Họ có tình yêu trong sáng thủy chung.....Ở mỗi con người trong mỗi tác phẩm có
những nét phẩm chất riêng làm thành bức tranh chung của con người thời chiến. Họ là
những anh giải phóng quân, anh pháo thủ, người lính thông tin, anh lái xe tăng, cô liên
lạc hoặc thanh niên xung phong hoặc những chàng trai cô gái lái xe vượt Trường Sơn,
những y, bác sĩ... Lê Minh Khuê đã tạo dựng được những nhân vật ngời sáng như vầng
hào quang tỏa sáng trong thời chiến làm xúc động bao người đọc. Người đọc nhớ mãi
Hiền trong truyện Mẹ. Cô gái ở mặt trận cùng con Hoàng Ngọc Hải - một trung úy chỉ
huy đại đội ở cao điểm Trà Rồng. Chị có chồng là trung tá cũng ở mặt trận. Như vậy một
gia đình có ba người ở mặt trận đang ngày đêm chiến đấu vì độc lập tự do. Đẹp và vinh
quang biết chừng nào. Nhưng đẹp hơn là suy nghĩ và hành động của Hiền khi đứa con
trai duy nhất hy sinh. Mùa khô 1967, khi Hải chạy sang phía Bắc cao điểm “bị vùi xuống
hố bom ngay chỗ mỏm núi chìa ra”. Nhận được tin sét đánh ấy, Hiền không thể giữ
được bình tĩnh như ngày thường “mặt bà trắng bệch” bà “gục mặt vào hai bàn tay một
lúc lâu”. Người y sĩ nơi chiến trường từng cứu được bao nhiêu đồng đội nhưng không
thể cứu được con mình nên rất đau đớn. Xác Hải bị vùi ở chỗ đoàn xe ra chiến trường đi

qua. Đã hai tiếng toàn bộ lực lượng tìm kiếm vẫn chưa thấy xác Hải. Nhưng nếu quyết
định thông đường cho xe đi qua thì hy vọng tìm được xác của anh sẽ tắt. Lúc ấy không ai
nỡ làm như vậy đối với đồng đội với người anh hùng như Hải. Tình huống thật khó xử xe
đang ở bên phía Bắc cần đi gấp, xác Hải lại chưa thấy, mọi người chưa biết tính thế nào.
Bỗng người mẹ nuốt nỗi đau trong lòng dứng dậy và nói rành rọt: “Nghe bác đây này,
Quân, cháu ra lệnh cho anh em thông xe đi chứ. Xe đang chờ hả? phải, thông xe đó.
Thôi, đừng phản đối...Dù sao thì em nó đã hy sinh rồi, cháu nghe chưa? Bác lên đó bây
giờ đây, còn cháu thì làm việc đi, nghe bác nói chưa? Thông xe ngay”. Quyết định ấy, lựa
chọn thật khắc nghiệt, làm ứa máu trái tim người mẹ. Mẹ đã đặt nhiệm vụ chung lên


×