Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNGTHỰC TIỄN : NGUYÊN NHÂN ,BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 15 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG T.H.C.S ĐỊNH HƯNG

BÀI VIẾT DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNGTHỰC TIỄN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC

Nhóm học sinh :
1. Mai Thị Nguyệt
Ngày sinh : 08/06/2002 .
2. Trịnh Hoàng Thuơng
Ngày sinh : 27/10/2002 .

Lớp 9B

Năm học 2016-2017
1

Lớp 9B


I.TÊN TÌNH HUỐNG:
NGUYÊN NHÂN ,BIỆN PHÁP PHÒNG
CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC.
Nuớc có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người cũng như bất cứ sinh
vật nào trên trái đất. Nuớc là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không
phải vô tận. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi truờng nước đang là một vấn đề rất
đáng lo ngại. Vậy phải làm gì để phòng chống ô nhiễm môi truờng nuớc?
II.



MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG :
1.
2.
3.
4.
5.

Vai trò của môi truờng nuớc.
Ô nhiễm môi truờng nuớc là gì ?
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi truờng nuớc.
Hậu quả của ô nhiễm môi truờng nuớc.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi truờng nuớc.

III. TỔNG QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG.
Để giải quyết tình huống một cách hiệu quả ta cần áp dụng những kiến
thức liên môn sau :
* Văn học : Thông thạo cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
* GDCD: - Những phẩm chất đạo đức của con ngời.
- ý thức bảo vệ môi truờng nuớc và tài nguyên thiên nhiên.
- Các điều luật về bảo vệ môi truờng.
* Mỹ thuật: Hình ảnh cụ thể:
* Sinh học: - Tác nhân gây ô nhiễm môi truờng nuớc.
- Những tác động của con ngưòi đối với thiên nhiên và môi truờng xung quanh .
* Hóa học: Là những phản ứng hoá học với nuớc cũng như các tác nhân hoá học
gây ô nhiễm môi truờng nuớc.
* Toán học : Thống kê số liệu về tốc độ gia tăng dân số.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
- Thực hiện bằng nhiều biện pháp như: Không xả rác bừa bãi xuống sông, hồ,....

- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của việc ô nhiễm môi trường nuớc để
cùng nhau bảo vệ.
- Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi truờng nuớc.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
2


1. Vai trò của môi truờng nuớc :
Nuớc có một vai trò hết sức quan trọng đối với con ngưòi cũng như bất cứ
sing vật nào trên Trái Đất. Nuớc là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng
không phải là vô tận. Nuớc cần cho mọi sự sống và phát triển, nuớc vừa là môi
truờng vừa là đầu vào cho các quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
* Đối với cơ thể con nguời
Đối với cơ thể con ngưòi nuớc không phải là một chất dinh duỡng tuy nhiên
chúng ta không thể nhịn uống nuớc trong vòng 3 đến 5 ngày đuợc mặc dù ta có
thể nhịn ăn thậm chí một tuần phải không các bạn. Như chúng ta đã biết, 70% cơ
thể chúng ta là nuớc, nuớc trong cơ thể ta chính là dòng máu đỏ chảy trong mỗi
con ngưòi.
Các bạn hãy thử tuởng tuợng xem nếu không có dòng máu này liệu con
người có thể sống đuợc không ? Chỉ một ví dụ rất đơn giản cũng để chúng ta
thấy đuợc tầm quan trọng của nuớc : Nếu cơ thể mất đi 2% luợng nuớc thì khả
năng làm việc sẽ giảm đi 20% . Nếu mất đi 10% luợng nuớc thì cơ thể sẽ tự đầu
độc và nếu mất 21%luợng nuớc sẽ dẫn đến tử vong. Do đó cơ thể luôn cần phải
đuợc cung cấp đầy đủ luợng nước cần thiết để đảm bảo sự hoạt động ổn định
của mình. Nhưng việc uống nhiều nuớc quá cũng không phải là tốt vì khi đó
thận sẽ làm việc quá tải và nếu tình trạng xảy ra trong một thời gian dài thì sẽ
dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
* Đối với các ngành nông-lâm-ngư nghiệp :
Dân ta có câu : Nhất nuớc, nhì phân, tam cần, tứ giống, qua đó chúng ta có
thể thấy đuợc vai trò của nuớc trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nuớc và phân

bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là yêu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai
trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh duỡng, vi sinh vật, độ thoáng
khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản luợng luơng thực vuợt qua tốc độ tăng dân
số thế giới.

3


Hình : Cây tuơi tốt khi có nuớc và khô cằn khi không có nuớc.
* Đối với các ngành công nghiệp :
Trong sản xuất công nghiệp, nuớc cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nguời
ta uớc tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như : các nhà
máy thuỷ điện, sử dụng nuớc để làm mát hoặc như một nguồn năng luợng,
quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nuớc trong quá trình hoá học và các nhà máy
sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.

4


Hình : Sử dung nuớc cung cấp cho công nghiệp điện
* Đối với trái đất:
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nuớc. Tất cả các sự sống trên
Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh huởng
quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Nuớc là thành phần
quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sin-h hoá
cơ bản như quang hợp.
Hơn 70% diện tích của Trái Đất đuợc bao phủ bởi nước. Luợng nước trên Trái
Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km^3. Trong đó 97,4%là nuớc mặn trong các đại
dương trên thế giới, phần còn lại 2,6% là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng
băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế

giới là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong
những thử thách lớn nhất của loài nguời trong vài thập niên tới đây. Nguồn nuớc
5


cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận
Đông.
Nuớc có vai trò rất quan trọng đó là điều hoà nhiệt độ của trái đất. Bởi
nước là một chất lỏng có nhiệt dung riêng lớn vào khoảng 4200j/kg.K. Tức là để
đun nóng 1 kg nuớc lên 1 độ thì cần phải cung cấp 4200j. Do đó năng luợng mặt
trời chiếu đến mặt đất của chúng ta là rất lớn nên nhiệt độ của trái đất luôn đuợc
duy trì để đảm bảo sự sống.
2. Ô nhiễm môi truờng nước là gì?
Ô nhiễm nước là sự biến đổi chất luợng nước, làm nhiễm bẩn nuớc và gây
nguy hiểm cho con nguời, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi,
giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Ô nhiễm môi truờng nuớc còn có nguyên nhân từ các loại nuớc, chất thải
công nghiệp đuợc thải ra sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón
hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nư có thể nhịn ăn thậm chí một tuần
nhưng ớc ngầm và nuớc ao hồ; nước thải sinh hoạt đuợc thải ra từ các khu dân
cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh huởng đến sức khoẻ của nguời dân,
sinh vật trong khu vực.

Nuớc ao ở Định Hưng bị ô nhiễm

6


3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi truờng nuớc:
Ô nhiễm môi truờng nước là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

và cuộc sống con nguời, trong đó đáng kể là chất thải sinh hoạt con nguời tạo ra,
chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí.
Ngoài ra, chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, chất thải khu giết
mổ, chế biến thực phẩm và chất thải hoá chất sau khi sử dụng. Trong quá trình
sinh hoạt hàng ngày, duới tốc độ phát triển hiện nay con nguời vô tình làm ô
nhiễm nguồn nuớc bằng các hoa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các
nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí, khi trời mưa, các
chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nuớc mưa cũng gây nên ô nhiễm môi truờng
nước.
- Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ hiện tuợng nào làm giảm chất lượng nước
đều được coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước do mưa, tuyết
tan, bão… hoặc do các sản phẩm sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một
phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào đất ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo
dòng nước ngầm hoà vào nguồn nước lớn.
Lũ lụt có thể làm cho nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rảnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và
cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã cất giữ.
Nuớc lũ có thể bị ô nhiễm do các hoá chất dùng trong nông nghiệp hoặc do
tác nhân độc hại từ các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công truờng
bị lụt có thể bị tác hại bởi nuớc ô nhiễm hoá chất.

7


Ô nhiêm nguồn nuớc do bão lũ
Ô nhiễm nuớc do các yếu tố tự nhiên: núi lửa, sói mòn, bão, lụt... có thể rất
quan trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây
suy thoái chất lượng nuớc toàn cầu. Sự suy giảm chất lượng nuớc có thể do đặc
tính địa chất của nguồn nước. VD: Nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt,

nhôm,nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi.
- Nguyên nhân nhân tạo: Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt
thải ra môi truờng mà không xử lý, bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn
đến lượng rác thải trong sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nuớc phát triển. tỷ lệ ra
tăng dân số khoảng 5% , trong khi tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát
triển là 2%.
Ở Việt Nam với mức gia tăng dân số nhanh chóng đã đưa nuớc ta vào hàng
thứ 14 trong các quốc gia có số dân đông nhất thế giới. Trong vòng hơn 50 năm
gần đây , dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu nguời.
Dân số tăng nhu cầu dùng nuớc cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các
nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nuớc cũng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con nguời. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu
cơ dễ bị phân huỷ sinh học, chất dinh dưỡng, chẩt rắn. Tuỳ theo mức sống và lối
sống mà luợng nước thải cũng như tải luợng các chất có trong nước thải của

8


mỗi nguời trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì
lượng nuớc thải và tải lượng thải càng cao.

Nuớc ô nhiễm ở xã Định Hưng do con nguời xả rác bừa bãi
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa
không qua xử lý đưa vào môi truờng và các hoạt động sản xuất nông nghiệp
khác: Thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, rau chứa các chất hoá học độc
hại có thể gây ô nhiễm nguồn nuớc ngầm và nuớc mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật và dùng gấp 3 lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân

còn sử dụng các thuốc trừ sâu đã bị cấm như: Aldrin, Thiodan,… Trong quá
trình bón phân, phun xịt thuốc, nguời nông dân không hề trang bị bảo hộ lao
động.
Hiện nay việc sử dụng phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật tràn lan
trong nông nghiệp cũng làm cho nguồn nuớc bị ảnh huởng. Luợng hoá chất tồn
dư sẽ ngấm xuống tầng nuớc ngầm gây ảnh huởng đến chất lượng nuớc.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về
đuợc cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt,... Đa số vỏ chai thuốc
sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại đuợc gom lại bán phế
liệu.

9


Nguời dân vứt vỏ thuốc trừ sâu bữa bãi( Ảnh chụp ngoài đồng xã Định hưng)
Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng phát triển kéo theo các khu công
nghiệp đuợc thành lập. Do đó luợng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày
càng nhiều và chưa đuợc xử lý triệt để, thải trực tiếp ra môi trường hay các con
sông
gây
ảnh
huởng
đến
chất
lượng
nước.

Nuớc thải từ các nhà máy thải trực tiếp ra môi truờng nuớc gây ô nhiễm
4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước:
Ngưòi dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại

bệnh và đều tình nghi là do dùng nước bẩn trong ư sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm
nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi
trồng thuỷ sản.
10


Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để
ăn uống, con nguời có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nuớc
có hàm luợng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen truớc khi
dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Ngưòi nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,
Nỉtat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert –
butyl ete là chất phụ da phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung
thư rất cao. Nhiễm Natri gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây
bệnh về đuờng tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng.
Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích
tăng truởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn
mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất
tẩy trắng Xenon peoxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate
kết hợp kalcum tạo ra kalcium oxalate gây đau thận,sỏi mật. Vi khẩn, ký sinh
trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đuờng tiêu hoá, nhiễm giun, sán.
Kim loại nặng các loại: Titan, sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau
thần kinh, thận hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

11


Hình: Con nguời phải sống chung với nguồn nuớc bị ô nhiễm.


5. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi truờng nuớc:
Chiếm hơn 70% bề mặt Trái Đất, vì vậy nuớc là một trong những nguồn
tài nguyên quý giá nhất dối với cuộc sống. Hiện nay, sự gia tăng dân số nhanh
chóng khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên bị ô nhiễm nặng nề, trong đó có
nguồn tài nguyên nuớc khiến các loại sinh vật quý hiếm và hệ sinh thái tổn hại ở
mức báo động. Để khắc phục tfnh trạng này mội nguời nên mức độ ô nhiễm
nguồn nuớc.
Nuớc bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân mà quan trọng và trực tiếp nhất
là do con nguời, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp bừa bãi của các hộ gia
đình đã tạo ra gây ra tình trạng ô nhiễm môi truờng. Để ngăn ngừa tình trạng ô
nhiễm nuớc mọi nguời nên hành động theo một số phuơng pháp sau.
- Lưu trữ, thải đúng cách các sản phẩm độc hại như: sơn, dầu ô tô, đầu đánh
bóng,…
- Thiết kế hệ thống cấp nuớc, tiêu nuớc cho các khu nuôi thuỷ sản đáp ứng đủ
yêu cầu cấp nuớc và kênh tiêu phải tách rời khỏi kênh lấy nuớc. Đối với hệ
12


thống kênh rãnh, kênh tiêu đào đắp đi qua vùng đất phèn cần lựa chọn các giải
pháp hợp lý để hạn chế quá trình oxy hoá các vật liệu sinh phèn gây chua cho
vùng xung quanh và nguồn nuớc phía xa hạ lưu. Xây dựng chế độ tưói tiêu hợp
lý cho các vùng quy hoạch sản xuất lúa, vùng nuôi thuỷ sản, xây dựng quy trình
đóng mở cống ngăn mặn hợp lý đáp ứng yêu cầu: Lấy nước mặn, ngăn mặn, xả
phèn và trữ ngọt.

Hình nuớc sạch đuợc cấp về nơi thiếu nước.
- Qủan lý nuớc trong hệ thống kênh mương nội đồng cần phải được tính toán
theo chế độ rửa, chế độ tuới cho các loại cây trồng, cho từng loại đất và huớng
dẫn nguời dân cách thức vận hành quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao về hệ

số sử dụng nước làm giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường hoặc gây lãng phí
nguồn nuớc.
- Lập các chuơng trình dự báo về diễn biến môi truờng nuớc trong các vùng bố
trí quy hoạch nuôi thuỷ sản, trồng lúa theo các phuơng án thiết kế hệ thống công
trình thuỷ lợi.
-Cần có sự hợp tác toàn diện giữa Ban quản lý các dự án với các ban ngành có
liên quan của địa phuơng bàn về vấn đề tổ chức thực hiện, về tiến độ thi công,
về biện pháp thi công và về giám sát thi công công trình.
Gíám sát việc thực thi các hạng mục công trình theo nội dung thiết kế,
khi có các vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra cần để khắc phục mà không phải
chờ đợi kéo dài thời gian tăng thêm mức dộ nghiêm trọng.

13


Tuyên truyền vận động quần chúng huởng ứng các chuơng trình chống
ô nhiễm môi trường nuớc: Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn
nuôi và chất thải rắn xuống kênh rạch.
Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý
nuớc thải, rác thải, xây dựng hệ thống nuớc cấp sinh hoạt.

Hình: Trái đất luôn giữ màu xanh bởi vai trò của nuớc.
MỤC LỤC
I.

Tên tình huống.

II.

Mục tiêu giải quyết tình huống.


III.

Tổng quát các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình
huống.

IV.

Gỉải pháp giải quyết tình huống.

V.

Thuyết minh tiến tiến trình giải quyết tình huống.

1.

Vai trò của môi truờng nuớc.

2.

Ô nhiễm môi truờng nuớc là gì.

3.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi truờng nuớc.

4.

Hậu quả của ô nhiễm môi truờng nuớc.
14



5.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm mô truờng nuớc.

15



×