Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phân tích chi phí lợi ích của mô hình nhà chống bão cho người dân ở xã lộc trì, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.1 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT



Tên đề tài:

́H

U

Ế

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH NHÀ CHỐNG BÃO CHO

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN



H

NGƯỜI DÂN XÃ LỘC TRÌ, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: GV2015-01-11
Chủ nhiệm đề tài: TS. TRẦN HỮU TUẤN
Thời gian thực hiện: 2014-2015

Huế, tháng 5 năm 2015


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Biến đổi khí hậu

BQĐN

Bình quân đầu người

BTCT

Bê tông cốt thép

CBA

Phân tích lợi ích – chi phí (Cost benefit - analysis)

CCFSC


Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung Ương

DWF

Hội thảo phát triển Pháp (Development Workshop France)

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH

Kế hoạch

TH

Thực hiện

TTH

Thừa Thiên Huế

WB

Ngân hàng thế giới


H

IN


K

̣C
O
̣I H
Đ
A

́H

U

Ế

BĐKH


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình nhàống .................................................................................. 14
Hình 1.2: Mô hình nhà ngang ............................................................................. 15
Hình 1.3: Mô hình nhà ghép đôi ......................................................................... 15
Hình 1.4: Mẫu nhà số 3- nhà 2 gian lợp ngói...................................................... 16
Hình 1.5: Mẫu nhà số 4 – nhà 3 gian lợp ngói.................................................... 16
Hình 1.6: Mẫu nhà số 5 – nhà ống lợp tôn.......................................................... 17

Ế

Hình 2.1: Trường hợp thời gian điểm hòa vốn (t)............................................... 37


U

Hình 2.2: BCRs với các mức lãi suất khác nhau................................................. 37

H



́H

Hình 2.3: BCRs với các mức lãi suất khác nhau................................................. 38

IN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

̣C

K

Bảng 1.1: Các cơn bão lớn ảnh hưởng tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000 – 2013
............................................................................................................................. 12

O

Bảng 2.1:Một số chỉ tiêu KT-XH của xã Lộc Trì giai đoạn 2014-2015............. 27

̣I H


Bảng 2.2: Thiệt hại do bão Xangsane và Ketsana ở xã Lộc Trì ......................... 28
Bảng 2.3: Thông tin chung về hộ điều tra........................................................... 29

Đ
A

Bảng 2.4:Tổng thiệt hại trên hộ điều tra (đvt: 1000 đồng) ................................. 29
Bảng 2.5: Định lượng tác động của thiên tai....................................................... 31
Bảng 2.6: Tổng thiệt hại trên hộ điều tra (đvt: 1000 đồng) ................................ 31
Bảng 2.7: Ước tính chi phí xây nhà ba gian (47,6m2; giá năm 2014)................. 32
Bảng 2.8: Các giả định chính để phân tích chi phí lợi ích .................................. 35
Bảng 2.9: Tính toán các chỉ số sinh lợi cho kịch bản 1 ...................................... 36


Tóm tắt đề tài nghiên cứu
Nhà ở được xem là một trong những tài sản đáng giá nhất nhưng cũng dễ bị tổn
thương nhất của người dân miền Trungđối với vấn đề thiên tai và biến đổi khí hậu
(BĐKH).
Nằm dọc ven phá Tam Giang, Lộc Trì là một trong những xã chịu ảnh hưởng
nặng nề của thiên tai bão, lụt hàng năm mà hậu quả là những thiệt hạinặng nề về nhà ở,
là nguyên nhân cơ bản của vấn đề đói nghèo của người dân địa phương. Mặt dù với nỗ
lực không ngừng của chính quyền địa phương cùng các cơ quan, ban ngành trong việc
giảm thiểu rủi ro thiên tai. Trong những năm gần đây, đã chứng kiến sự gia tăng về

Ế

thiệt hại gây nên bởi các trận bão lớn.

U


Nhiều nghiên cứu đã công nhận mối quan hệ giữa tổn thương nhà ở với vấn đề

́H

nghèo đói của các hộ gia đìnhnhưng có rất ít nghiên cứu đề cập đến khía cạnh kinh tế



của việc xây nhà ở chống bão. Vì thế trong nghiên cứu này chúng tôi xem xét vấn đề
nhà ở chống bão ở gốc độ kinh tế, cụ thể là phân tích chi phí lợi ích của mô hình nhà
chống bão cho các hộ gia đình ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

H

Nghiên cứu này kiểm định giả thiết, liệu việc đầu tư xây nhà ở chống bão cho người

IN

dân xã Lộc Trì có mang lại hiệu quả kinh tế.

K

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích (Cost-benefit

analysis: CBA) để phân tích hiệu quả kinh tế (hay khả năng sinh lợi) của việc đầu tư

O

tỉnh Thừa Thiên Huế.


̣C

vào mô hình nhà chống bão (NCB) cho các hộ gia đình tại xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc,

̣I H

Kết quả phân tích cho thấy, việc đầu tư vào mô hình NCB cho các hộ gia đình ở
địa bàn nghiên cứu mang lại các chỉ số sinh lợi dương, chứng tỏ rằng việc đầu tư vào

Đ
A

NCB cho các hộ là có hiệu quả về mặt kinh tế. Kết quả phân tích cho thấy khả năng
sinh lợi của mô hình NCB phụ thuộc nhiều vào năm mà bão xảy ra. Trong 30 năm tiếp
theo, nếu bão xảy ra sớm trong chu kỳ của ngôi nhà, khả năng sinh lợi của việc đầu tư
là cao và ngược lại nếu bão xảy ra muộn hơn trong chu kỳ ngôi nhà. Điểm hòa vốn xảy
ra nếu các cơn bão lập lại sau năm thứ 16 của chu kỳ ngôi nhà. Kết quả cũng cho thấy,
trong tương lai nếu cường độ của bão ngày càng mạnh lên thì việc đầu tư xây NCB
càng mang lại khả năng sinh lợi cao hơn.
Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách nhằm thúc đẩy việc
đầu tư xây nhà chống bão nhằm góp phần bảo về tài sản và tính mạng cho người dân ở
địa bàn nghiên cứu.


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3

3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3

Ế

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3

U

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3

́H

5. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................4



PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA MÔ

H

HÌNH NHÀ CHỐNG BÃO...........................................................................................5

IN

1.1. Giới thiệu về phương pháp phân tích chi phí lợi ích ................................................5
1.1.1. Khái niệm về phân tích chi phí lợi ích...............................................................5

K


1.1.2. Mục đích sử dụng của CBA...............................................................................6

̣C

1.1.3. Các phương pháp sử dụng trong CBA...............................................................6

O

1.1.4 Các bước thực hiện CBA ....................................................................................9

̣I H

1.2 Bão và tác động của bão đến nhà ở tại TTH và khu vực miền Trung.....................11
1.2.1 Bão ....................................................................................................................11

Đ
A

1.2.2 Tác động của bão đến nhà ở khu vực Thừa Thiên Huế và miền Trung ...........12
1.2.3 Phân tích sự phá hủy công trình nhà ở do tác động của gió bão ......................12
1.3 Giới thiệu về một số mô hình nhà chống bão ở khu vực miền Trung.....................13
1.3.1. Giới thiệu về nhà chống bão ............................................................................13
1.3.2 Một số mô hình xây dựng nhà chống bão ở khu vực miền Trung....................14
1.3.3. Lợi ích của việc xây dựng nhà chống bão .......................................................20
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà chống bão ...............................21
1.4. Hiện trạng xây nhà chống bão cho người dân ở địa bàn nghiên cứu .....................22
1.4.1 Hiện trạng xây nhà chống bão ở khu vực miền Trung .....................................22
1.4.2. Hiện trạng xây dựng nhà chống bão cho người dân ở TTH và Phú Lộc.........24



CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH NHÀ CHỐNG
BÃO CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ LỘC TRÌ ...........................................................25
2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Lộc Trì..............................25
2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................25
2.1.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................25
2.1.3. Điều kiện kinh tế..............................................................................................26
2.1.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2014-2015 .........................26
2.2 Tình hình thiệt hại do bão gây ra ở xã Lộc Trì trong thời gian qua ........................27
2.2.1 Thiệt hại do các cơn bão gây ra ở xã Lộc Trì trong những năm qua................27

U

Ế

2.2.2 Thông tin về nhóm hộ điều tra..........................................................................28

́H

2.3 Phân tích chi phí lợi ích của mô hình nhà chống bão ở xã Lộc Trì.........................30
2.3.1 Quy trình phân tích CBA của mô hình NCB cho các hộ gia đình ở xã Lộc Trì



....................................................................................................................................30
2.3.2 Phân tích lợi ích chi phí vào mô hình nhà chống bão ở xã Lộc Trì.................33

H

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XÂY DỰNG NHÀ


IN

CHỐNG BÃO CHO NGƯỜI DÂN XÃ LỘC TRÌ ...................................................39

K

3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................................39
3.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch.................................................................41

̣C

3.3 Nhóm giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức..................................................41

O

3.4 Nhóm giải pháp về vốn............................................................................................42

̣I H

3.5 Nhóm giải pháp về kĩ thuật xây nhà........................................................................43
3.6 Nhóm giải pháp đa dạng hóa sinh kế, nâng cao thu nhập cho các hộ .....................43

Đ
A

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................44
1. Kết luận......................................................................................................................44
2. Kiến nghị ...................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47

PHẦN PHỤ LỤC .........................................................................................................49


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà ở và biến đổi khí hậu (BĐKH) có mối quan hệ khăn khít ở Việt Nam; nhà ở
được xem là một trong những tài sản đáng giá nhất nhưng cũng dễ bị tổn thương nhất
của người dân miền Trung đối với vấn đề biến đổi khí hậu (MONRE, 2008; Nhu et al.,
2011).
Khu vực duyên hảimiền Trung bao gồm 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến
Bình Thuận là khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai đặc biệt là bão, lũ. Những năm

Ế

gần đây, do ảnh hưởng của BĐKH nên thiên tai xảy ra với tần suất dày hơn, cường độ

U

mạnh hơn, với diễn biến khó lường, không theo quy luật. Bão, lũ ở khu vực miền

́H

Trung trong những năm qua đã gây thiệt hại về người và tài sản cho người dân đồng



thời gây trở ngại cho việc thực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương,
thành quả lao động, nhà ở của người dân trong nhiều năm có thể bị tiêu hủy hoàn toàn

H


hoặc bị hư hỏng nặng sau một cơn bão, lũ. Hàng năm, Nhà nước và chính quyền địa

IN

phương đã tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để cứu trợ cho người dân bị
thiệt hại về nhà ở do thiên tai gây ra với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng (phát biểu của Bộ

K

trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị triển khai Quyết định 48/2014/QD-

̣C

TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng

O

tránh bão, lũ khu vực miền Trung).

̣I H

Cùng với các chính sách hỗ trợ khác, nhiều chính sách về nhà ở cũng đã được
Nhà nước ban hành, tạo điều kiện để mọi người dân có nhà ở an toàn, ổn định. Tuy

Đ
A

nhiên, chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp đảm bảo an toàn nhà ở cho các hộ dân trong
khu vực thường xuyên có bão, đặc biệt là các hộ nghèo. Mặc dù các địa phương và

người dân trong khu vực thường xuyên có bão đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế
thiệt hại về nhà ở do thiên tai gây ra nhưng do có nhiều khó khăn về kinh tế, mặt khác
thiên tai càng khốc liệt, các giải pháp của các địa phương và người dân chưa đảm bảo
ứng phó có hiệu quả với các tác động trước mắt và tiềm tàng do bão, áp thấp nhiệt đới
gây ra đối với nhà ở. Vì vậy, nghiên cứu và đề xuất mô hình nhà ở có khả năng chống
bão đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp là một vấn đề cần được giải đáp kịp thời
nhằm bảo vệ con người và tài sản trước tác động của thiên tai trong bối cảnh BĐKH
toàn cầu.
1


Nằm dọc ven phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế, Lộc Trì là một trong
những xã chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão, lụt hàng năm mà hậu quả là
những thiệt hại nặng nề về nhà ở, là một trong những nguyên nhân cơ bản của vấn đề
đói nghèo của người dân địa phương. Mặt dù với nỗ lực không ngừng của chính quyền
địa phương cùng các cơ quan, ban ngành trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai. Trong
những năm gần đây, đã chứng kiến sự gia tăng về thiệt hại gây nên bởi các trậnbão lớn
(ví dụ, bão Xangsane năm 2006, bão Ketsana năm 2009). Lộc Trì là xã chịu nhiều
ảnh hưởng của bão, lũ và các thiên tai khác như hạn hán, sạt lở đất…; các thiên tai
này có xu hướng ngày càng gia tăng dưới tác động của BĐKH. Thiệt hại về nhà ở

U

Ế

không chỉ gây ra bởi các hiểm họa khí hậu, mà còn do các biện pháp về nhà ở không

́H

phù hợp hoặc kỹ thuật xây dựng kém. Tác động tiêu cực trên ảnh hưởng đến khu vực

nhà ở và sinh kế của các cộng đồng địa phương, những tác động đó sẽ trở nên tồi tệ



hơn trong bối cảnh BĐKH, làm cho khu vực này dễ bị tổn thương hơn.
Nhiều nghiên cứu đã công nhận mối quan hệ giữa tổn thương nhà ở với vấn đề

H

nghèo đói của các hộ gia đình, nhưng có rất ít nghiên cứu đề cập đến khía cạnh kinh tế

IN

của việc xây nhà ở chống bão (Wisner et al., 2004;Chantry & Norton, 2008; Sơn và

K

cộng sự, 2011).

̣C

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích chi phí lợi

O

ích của mô hình nhà chống bão cho người dân ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh

̣I H

TTH”. Nghiên cứu này kiểm định giả thiết, liệu việc đầu tư vào xây nhà ở chống bão

có mang lại hiệu quả kinh tế nếu áp dụng các nguyên tắc xây dựng NCB ở các hộ ở địa

Đ
A

bàn nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích chi phí lợi ích (CBA) của mô hình
nhà chống bão của các hộ gia đình ở xã Lộc Trì nhằm xem xét liệu việc đầu tư vào nhà
chống bão của các hộ ở địa bàn nghiên cứu có khả năng sinh lời. Trên cơ sở đó, đề tài
đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xây nhà chống bão, góp phần nâng cao
khả năng chống chịu với thiên tai và biến đổi khí hậu cho các hộ gia đình ở địa bàn
nghiên cứu.

2


2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích chi phí lợi ích của NCB;
- Phân tích chi phí lợi ích của mô hình nhà chống bão cho các hộ gia đình ở xã Lộc
Trì;
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc xây nhà chống bão, nâng cao khả năng
chống chịu với thiên tai và biến đổi khí hậu cho người dân ở địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

U


Ế

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến các vấn đề chi phí

́H

và lợi ích của mô hình NCB cho các hộ gia đình ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh
TTH.



3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Các hộ dân ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên

H

Huế.

IN

Phạm vi thời gian: số liệu điều tra hộ năm 2014 và những số liệu liên quan đến

̣C

4. Phương pháp nghiên cứu

K

thiệt hại do bão gây ra trong khoảng 10 năm trở lại đây.


O

Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng những phương pháp cơ bản sau:

̣I H

Phương pháp kế thừa

Đ
A

Đề tài sử dụng kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của một số công trình nghiên
cứu trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích chi
phí lợi ích mô hình nhà chống bão.
Phương pháp chuyên gia
Được sử dụng để mô tả và lý giải việc lựa chọn mô hình xây nhà chống bão hiện
đang được áp dụng ở địa phương. Ngoài ra, thông qua sự tư vấn của các chuyên gia
trong ngành xây dựng, chúng tôi tính toán chi phí xây dựng của nhà ở có yếu tố chống
bão và nhà ở không có yếu tố chống bão.

3


Phương pháp điều tra xã hội học
Thông qua số liệu thứ cấp, đề tài xác định được những cơn bão trong quá khứ đã
ảnh hưởng đến các hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề tài sử dụng
phương pháp điều tra hộ để thu thập thông tin các thiệt hại về nhà ở và tài sản của các
hộ gia đình do ảnh hưởng bởi các con bão xẩy ra trong quá khứ.
Phương pháp hồi cố

Phương pháp hồi cố được sử dụng để phỏng vấn người dân địa phương nhằm thu

Ế

thập thông tin về thiệt hại về nhà ở và tài sản do các cơn bão đã xẩy ra trong quá khứ.

U

Phương pháp xử lý thống kê

́H

Các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê



SPSS, Excel.
Phương pháp phân tích, tổng hợp

H

Kết quả các mô hình xử lý dữ liệu được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết.

IN

Các giải pháp và gợi ý chính sách cũng được đề xuất dựa trên kết quả phân tích và

K

tổng hợp.


̣C

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

O

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) để phân tích khả

̣I H

năng sinh lời (được thể hiện thông qua các chỉ số: giá trị hiện tại ròng - NPV, tỷ suất
sinh lợi nội hoàn – IRR, và tỷ số lợi ích trên chi phí - BCR) của việc đầu tư xây nhà

Đ
A

chống bão của các hộ gia đình ở xa Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (chi
tiết xem ở chương 1).
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương.
-

Chương 1: Tổng quan về phân tích chi phí lợi ích của mô hình nhà chống bão

-

Chương 2: Phân tích chi phí lợi ích của mô hình nhà chống bão của người dân
xã Lộc Trì


-

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy việc xây nhà chống bão cho người dân xã
Lộc Trì.

4


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍLỢI ÍCH CỦA MÔ
HÌNH NHÀ CHỐNG BÃO
1.1.Giới thiệu về phương pháp phân tích chi phí lợi ích
1.1.1. Khái niệm về phân tích chi phí lợi ích
Khái niệm phân tíchchi phí lợi ích (CBA) được đưa ra lần đầu tiên vào giữa thế
kỉ XIX và đến những năm 90 của thế kỉ trước thì phân tích lợi ích chi phí không ngừng
được hoàn thiện ở cả châu Âu và nước Mỹ, được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Ế

(Nguyễn Bá Thọ, 2012). Nhiều khái niệm về phân tích lợi ích chi phí được đưa ra:

U

Theo J.A.Sinden: “Phân tíchchi phí lợi ích là một phương pháp đánh giá sự mong

́H

muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh, khi sự lựa chọn được đo lường bằng




giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội” (Sinden & Thampapillai, 1995).
Theo Campbell & Brown (2003): “Phân tích chi phí lợi ích là một khung phân

H

tích có hệ thống cho việc thẩm định kinh tế các dự án tư và công được đề xuất trên

IN

quan điểm xã hội nói chung”.

K

Theo Frances Perkins (1995): Phân tích chi phí lợi ích là phân tích mở rộng của
phân tích tài chính… được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc tế

O

̣C

để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không.

̣I H

Boardman (2011) định nghĩa: “Phân tích chi phí lợi ích là một phương pháp đánh
giá chính sách mà phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả

Đ
A


của chính sách đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội nói chung. Lợi ích xã hội
ròng (NSB = B – C) là thước đo giá trị của chính sách”.
Như vậy, Phương pháp CBA là một công cụ của chính sách, là cơ sở cho các nhà

quản lý đưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên
nhiên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh trong các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. CBA sẽ đưa ra so sánh những lợi ích
thu về do các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực
hiện chúng gây ra. CBA có 2 nhóm chính là phân tích tài chính và phân tích kinh tế.

5


Phân tích tài chính đánh giá việc sử dụng tài nguyên trên quan điểm cá nhân,
trong đó người phân tích thường chỉ quan tâm đến các lợi ích và chi phí trực tiếp của
dự án (được ước tính thông qua giá thị trường).
Phân tích kinh tế nhìn nhận các phương án sử dụng tài nguyên trên quan điểm xã
hội, quan tâm đồng thời các dòng chi phí lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra các
điều chỉnh được thực hiện để loại bỏ sai lệch về giá trị có thể gây ra bởi những yếu tố
như: can thiệp của chính phủ (thuế, trợ cấp,..) các hàng hóa phi ngoại thương, hàng
hóa công.

Ế

1.1.2. Mục đích sử dụng của CBA

́H

việc ra quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.


U

- Đối với các nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ trợ cho



- Phương pháp CBA có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau. CBA có thể được
tiến hành trước khi dự án được thực thi (gọi là Ex-ante CBA), tiến hành sau khi dự án

H

được thực thi để xem lợi ích mang lại có lớn hơn chi phí không (Ex-post CBA), hoặc

IN

được tiến hành trong suốt thời kì thực thi dự án (In medias res CBA). Từ đó chúng ta
sẽ có cái nhìn tổng quát về toàn bộ dự án, những khó khăn mắc phải, những nguyên

̣C

tiến hành các dự án tương tự.

K

nhân chính và hướng giải quyết, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm khi

O

- CBA giúp lượng hóa toàn bộ những lợi ích cũng như chi phí mà mỗi phương án


̣I H

có thể đem lại,và từ kết quả phân tích đó chúng ta sẽ lựa chọn được phương án phù
hợp với mục tiêu đề ra. Kết quả của sự lựa chọn này sẽ đảm bảo độ tin cậy cao hơn.

Đ
A

Đây thực sự là một công cụ có hiệu quả cho việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên, CBA
cũng có một số hạn chế chưa khắc phục được, do đó CBA chỉ có ý nghĩa bổ sung cho
quá trình ra quyết định, chứ không thay thế việc ra quyết định.
1.1.3. Các phương pháp sử dụng trong CBA
a) Phương pháp phân tích bằng biểu đồ, đồ thị
Người ta sử dụng hình thức thể hiện trực quan để phát triển chi phí và lợi ích trên
cơ sở đó giúp cho các nhà quản lý, các nhà theo dõi và vận hành dự án có thể nắm bắt
nhanh tiến trình biến đổi trong chi phí qua các năm.

6


b) Phương pháp phân tích bằng các chỉ tiêu giá trị
+ Giá trị hiện tại ròng (Net present value: NPV)
Giá trị hiện tại ròng là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm
hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.
n

Bt

t

NPV= t 0 (1  i )

n

-

Ct

 (1  i)
t 0

t

Trong đó: Bt: Thu nhập (lợi ích) dự án năm t

Ế

Ct: Chi phí dự án năm t

U

i: Suất chiết khấu của dự án



Tiêu chuẩn lựa chọn dự án dựa vào NPV:

H

Các tiêu chí


Trường
hợp

NPV kinh tế

1

>0

>0

2

>0

3

<0

4

<0

O

̣C

K


IN

NPV tài
chính

̣I H

́H

t: Năm thời gian thực hiện dự án (tính bằng năm)

Kết luận
Thực hiện dự án

<0

Không thực hiện dự án

<0

Không thực hiện dự án

>0

Thực hiện dự án, Chính phủ xem xét hỗ
trợ cho đơn vị thực hiện dự án

Đ
A


Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2012
Ưu điểm:Cho biết quy mô tiền lãi thu được của cả đời dự án
Nhược điểm:

- Phụ thuộc nhiều vào lãi suất chiết khấu
- Đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của cả đời dự án => khó
- Chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn
- Chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trường hợp tuổi thọ như

nhau
+ Hệ số hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return: IRR)
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà nếu dùng nó để quy đổi dòng tiền tệ của dự
án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại thực chi phí.
7




IRR =

=0

Một dự án được xem là đáng giá về mặt kinh tế khi tỷ suất sinh lời nội tại của dự
án lớn hơn hoặc bằng suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu chấp nhận được: IRR ≥ r (suất chiết
khấu).
- Đối với các phương án loại trừ nhau, tiêu chuẩn hiệu quả là IRR ≥ r và IRR lớn
nhất.
Ưu điểm:

Ế


- Cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được.

U

Nhược điểm:

́H

- Tốn nhiều thời gian: khi dòng tiền đổi dấu nhiều lần.



- Khi có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ
qua dự án có quy mô lãi ròng lớn.

H

- Khó xác định được IRR khi dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi

IN

dấu nhiều lần.

K

+ Tỷ số lợi ích trên chi phí (BenefitCost Ratio: BCR)

̣C


Tỷ số lợi ích trênchi phí là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá

Đ
A

̣I H

O

trị hiện tại của chi phí bỏ ra.

giátrihiệntạicủalợiích
giátrịhiệntạicủachiphí
n

BCR 

1

 B (1  i)
t 0
n

t

t

1
(1 vốn
i )t bỏ ra.

t  0đồng
Ưu điểm: Cho biết hiệu quả của một

C

t

Nhược điểm
- Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán.
- Dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua NPV lớn.
- Tùy thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của người đánh giá.
Tiêu chuẩn lựa chọn dự án: BCR> 1

8


Chú ý khi dùng BCR:
- Đôi khi phạm phải sai lầm (hay làm thay đổi vị thế của các dự án) nếu vốn đầu
tư ban đầu của các dự án khác nhau.
- Thứ tự xếp hạng dự án theo BCR có thể đảo lộn so với xếp hạng dự án theo
NPV.
- Mối quan hệ giữa NPV, BCR, IRR của dự án được thể hiện qua bảng sau.
NPV

BCR

IRR

Lãi


>0

>1

>r

Lỗ

<0

<1


Hòa vốn

=0

=1

Ế

Trường hợp

U

=r

́H


Nguồn: tác giả tổng hợp



+ Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)

Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để

H

thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Nó chính là khoản thời gian để hoàn trả số vốn đầu

IN

tư ban đầu hoặc bằng khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao

K

thu hồi hằng năm.

Thời gian thu hồi vốn đầu tư có thể được xác định khi chưa tính đến yếu tố thời gian

̣C

của tiền gọi là thời gian thu hồi vốn đầu tư giản đơn và thời gian thu hồi vốn đầu tư có

O

tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.


̣I H

1.1.4 Các bước thực hiện CBA

Đ
A

Quy trình của một phân tích CBA được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhận dạng vấn đề
Việc xác định vấn đề cần ra quyết định là bước đầu tiên trong CBA. Ngoài ra

cũng cần phải xác định phạm vi phân tích: địa phương, vùng, tỉnh hay quốc gia. Một
dự án đáng giá sẽ đóng góp vào phúc lợi kinh tế của quốc gia, có khả năng làm cho
mọi người đều được lợi.
Bước 2: Xác định các phương án giải quyết
Đối với một dự án đầu tư thường có nhiều phương án để chọn, việc chọn lựa các
phương án gặp phải một số khó khăn như: (i) Việc lựa chọn các phương án tùy thuộc
vào số tiêu chí cần xem xét đối với mỗi dự án cụ thể; (ii) Xác định quy mô dự án, có
9


một số hướng dẫn để lựa chọn quy mô tối ưu như dựa vào hiện giá thuần biên
(MNPV) hay tỷ suất sinh lợi nội tại cận biên (MIRR).
Bước 3: Nhận dạng các lợi ích và chi phí
Một khi dự án đã được xác định, tất cả các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên
quan sẽ giúp các tác động có thể có của dự án. Trong bước này, tất cả các tác động
trực tiếp hay gián tiếp, hữu hình hay vô hình đều phải được xác định. Lưu ý “tác động”
bao hàm các nhập lượng và xuất lượng hay đúng hơn là các chi phí và lợi ích có thể có
của dự án. Đồng thời cũng xác định các đơn vị đo lường các lợi ích và chi phí đó.


Ế

Trong phân tíchCBA, các nhà phân tích chỉ quan tâm đến các tác động có ảnh

U

hưởng đến sự thỏa dụng của các cá nhân thuộc phạm vi quan tâm của dự án. Những

́H

tác động không có giá trị gì đối với con người thì không được tính trong phân tích chi



phí lợi ích cũng như, muốn xác định một “tác động” nào đó của dự án, người phân tích
cần tìm hiểu mối quan hệ nhân – quả giữa tác động đó với sự thỏa dụng của những

H

người thuộc phạm vi ảnh hưởng.

IN

Bước 4: Lượng hóa các lợi ích và chi phí của dự án

K

Sau khi xác định được tất cả các lợi ích và chi phí có thể có của dự án cũng như

̣C


đơn vị đo lường tương ứng, người phân tích phải lượng hóa chúng cho suốt vòng đời

O

của dự án cho từng phương án. Tuy nhiên, nếu những tác động là rất khó lượng hóa

̣I H

hay đo lường chính xác được như: Tác động về văn hóa xã hội thì người phân tích có
thể cung cấp các thông tin dạng mô tả về chúng. Ngoài ra cũng có những trường hợp

Đ
A

cần đến các giả định nào đó để có thể ước lượng được.
Bước 5: Quy ra giá trị bằng tiền các lợi ích và chi phí
Đây là nhiệm vụ chính của các nhà kinh tế thực hiện phân tích chi phí lợi ích đã

lượng hóa được các tác động của dự án người phân tích phải gán cho chúng một giá trị
bằng tiền để có thể so sánh được. Thực hiện bước này đòi hỏi phải có một lượng kiến
thức nhất định về các phương pháp đánh giá lợi ích và chi phí trong trường hợp có giá
thị trường (giá ẩn = giá tài chính sau khi đã điều chỉnh biến dạng) và trường hợp
không có giá thị trường hay không có thị trường.

10


Bước 6: Chiết khấu các lợi ích và chi phí để đưa về giá trị tương đương ở hiện tại
Một dự án có các dòng lợi ích và chi phí phát sinh trong các thời điểm khác nhau

không thể so sánh trực tiếp được, nên người phân tích phải tổng hợp chúng lại mới có
thể so sánh được. Thông thường các lợi ích chi phí tương lai phải được chiết khấu để
đưa về giá trị tương đương ở hiện tại để có cơ sở chung cho việc so sánh.Một số tiêu
chí được áp dụng để so sánh lợi ích và chi phí của một phương án cụ thể. Hiện giá
ròng (NPV), tỷ số lợi ích trên chi phí (BCR), tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR).

Ế

Bước 7: Phân tích độ nhạy

U

Phân tích độ nhạy đòi hỏi sự nới lỏng các giả định cho chúng thay đổi ở nhiều

́H

mức độ khác nhau có thể có và tính toán lại các lợi ích và chí phí. Nói cách khác, trong



phân tích độ nhạy người ta phân tích thay đổi giá trị của một hay nhiều biến quan
trọng liên quan đến dòng ngân lưu kinh tế của dự án và xem kết quả (NPV, IRR, BCR)

H

thay đổi như thế nào để có cơ sở quyết định lựa chọn.

IN

Bước 8: Đề xuất dựa trên kết quả phân tích


K

Từ kết quả trên người phân tích nên đề xuất phương án được ưa thích nhất là
phương án có NPV lớn nhất. Đề xuất phương án tốt nhất phải khách quan dựa vào sự

O

̣C

tối đa hóa hiệu quả hay phúc lợi kinh tế chứ không phải phương án do mình ưa thích.

1.2.1 Bão

̣I H

1.2 Bão và tác động của bão đến nhà ở tại TTH và khu vực miền Trung

Đ
A

Một cơn gió nhiệt đới mạnh có cường độ lớn tới mức những cơn gió ở gần tâm

tạo nên một cơn lốc tròn hoặc cơn xoáy tụ được gọi là xoáy thuận nhiệt đới. Nếu
những cơn gió này vượt quá tốc độ 120km/h thì chúng được gọi là các cơn bão. Sự
xoay chuyển của cơn lốc xoáy là thuận chiều kim đồng hồ đới với vùng phía nam
đường xích đạo và ngược chiều kim đồng hồ đối với vùng phía bắc đường xích đạo.
Gần vùng tâm của các cơn bão mạnh là một vùng trời quang không có gió được
gọi là mắt bão. Xung quanh mắt bão từ 1 -50km đường kính là một khối lượng mây
lớn mà từ đó hình thành các cơn mưa to (Dự án PROMISE, 2008).


11


1.2.2 Tác động của bão đến nhà ở khu vực Thừa Thiên Huế và miền Trung
Bão là hiểm họa thiên tai nguy hiểm nhất ở Việt Nam. Theo các thống kê,
hàng năm có trung bình khoảng 5 cơn bão đổ bộ và tàn phá Việt Nam. Ở các tỉnh
miền Trung, số lượng cơn bão có thể tăng cao có khi lên đến hơn 10 cơn bão và
áp thấp nhiệt đới. Cường độ và tần suất các cơn bão ngày càng khó dự đoán trong
những năm gần đây nên, cho dù có sự chuẩn bị, nhưng vẫn thường gây thiệt hại
rất lớn cho người dân.
Bảng 1 trình bày các thông tin quan trọng của 9 trận bão lớn, đã ảnh hưởng đến

Ế

Thừa Thiên Huế và gây thiệt hại về nhà ở nghiêm trọng trong 13 năm qua.

́H

U

Bảng 1.1.Các cơn bão lớn ảnh hưởng tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000 – 2013
Năm xảy ra

Tên quốc tế

Vận tốc gió ở TTH

Số nhà bị sập


1

2000

Storm No.2

17m/s, cấp 7

Không có dữ liệu

2

2005

Kaitak

18m/s, cấp 8

Không có dữ liệu

3

2006

Chanchu

15m/s, cấp 7

Không có dữ liệu


4

2006

Xangsane

24m/s, cấp 11

1.185

5

2007

Lekima

22m/s, cấp 9

94

6

2009

Ketsana

22m/s, cấp 10

376


7

2010

Mindulle

25m/s, cấp 10

Không có dữ liệu

8

2011

Haitang

17m/s, cấp 7

Không có dữ liệu

9

2013

Nari

25m/s, Cấp 10

17


̣I H

O

̣C

K

IN

H



STT

(Nguồn: CCFSC online database, accessed 27 May 2013)

Đ
A

1.2.3 Phân tích sự phá hủy công trình nhà ở do tác động của gió bão
Theo Nguyễn Thanh Bình (2012), các tác động của gió bão đến công trình xây

dựng loại nhỏ do dân tự xây ở khu vực miền Trung gồm:
Thứ nhất: Phần mái
Sự phá huỷ phần mái do tác động của gió bão thường xảy ra theo các dạng sau đây:
- Bóc dỡ tấm lợp: xảy ra khi áp lực âm của gió lơn hơn lực giữ tấm mái do các
liên kết của tấm mái với hệ sườn mái (xà gồ, cầu phong, li tô) trong khi lực liên kết
giữa hệ sườn mái với phần kết cấu chịu lực chính của ngôi nhà có thể thắng được áp

lực của gió. Trong trường hợp này, chỉ có tấm mái bị phá huỷ, lực gió sẽ tách các tấm
mái khỏi hệ kết cấu.
12


- Bóc dỡ toàn bộ mái: Xảy ra khi liên kết giữa tấm mái với hệ sườn mái thắng
được lực hút của gió bão nhưng liên kết của hệ sườn mái với kết cấu chịu lực chính
của ngôi nhà không thắng nổi áp lực gió. Khi đó tấm mái và hệ sườn mái cùng bị bóc
dỡ. Trường hợp này thường chỉ xảy ra với mái tôn. Có khả năng dẫn đến sụp đổ toàn
bộ ngôi nhà.
Thứ hai: Phần thân công trình (kết cấu chịu lực chính)
Sự phá hoại phần thân công trình làm sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình
xảy ra do áp lực gió tác động vào bề mặt công trình lớn hơn khả năng chịu lực của hệ

Ế

kết cấu chính. Việc yếu kém của hệ kết cấu chịu lực là do nhiều yếu tố:

U

- Sử dụng vật liệu xây dựng kém phẩm chất, không đúng quy cách như: gạch có

́H

kích thước bé, xi măng kém phẩm chất, cát đúc, cát xây kém chất lượng, nhiều tạp



chất...


- Liên kết giữa các bộ phận kết cấu không đảm bảo như: Liên kết giữa tường với

H

khung bê tông cốt thép, liên kết giữa tường ngang với tường dọc...

IN

- Giải pháp kết cấu không hợp lý tạo ra các hệ kết cấu dễ bị biến dạng khi chịu

K

lực tác động bên ngoài.

̣C

Thứ ba: phần cửa

O

Cửa có vai trò quan trọng trước tác động cửa gió bão, khi cửa không vững chắc,

̣I H

bị phá hoại thì gió sẽ lồng vào bên trong nhà và bốc dỡ dễ dàng phần mái và tường.
Thứ tư: phần móng

Đ
A


Nói chung với nhà 1 - 2 tầng thì gió bão không ảnh hưởng lớn đến phần móng.

Tuy nhiên nếu móng không đủ khả năng chịu tải trọng phần trên và thiếu hệ giằng thì
dễ dẫn đến phá hoại kết cấu nhà do lún móng gây nứt vỡ kết cấu làm giảm khả năng
chịu tác động gió bão của công trình(Nguyễn Thanh Bình, 2012).
1.3 Giới thiệu về một số mô hình nhà chống bão ở khu vực miền Trung
1.3.1. Giới thiệu về nhà chống bão
Nhà chống bão là nhà có tường dày hơn so với nhà bình thường. Hệ thống mái và
xà gồ được thiết kế gằng vào nhau, tránh tốc mái khi có gió giật. Hệ thống móng và
cửa chính, cửa sổ cũng được xây dựng kiên cố.

13


Nhà chống bão sử dụng tường xây gạch nằm, đồng thời bố trí hệ giằng thích hợp.
Trong đó tường ngang và tường dọc kết hợp với hệ thống giằng tường bố trí hợp lý,
tạo thành kết cấu đồng nhất, có thể chịu được tác động của gió theo mọi phương. Hệ
thống xà gồ được buộc chặt vào giằng đỉnh tường bằng thép có đường kính 4 mm hoặc
nhiều vòng thép đường kính 2 mm. Mái tôn liên kết với xà gồ gỗ bằng đinh vít có tán
lớn, với xà gồ thép thì bằng móc sắt. Với ngói thì nên sử dụng loại có thể buộc, vít
hoặc nẹp cứng vào sườn mái (ISET, 2014).
1.3.2 Một số mô hình xây dựng nhà chống bão ở khu vực miền Trung

Ế

Sau đây là một số mô hình nhà chống bão điển hình đã và đang được xây dựng

́H

a)Mô hình nhà chống bão ở khu vực đô thị


U

và ứng dụng ở miền Trung.



Công ty Tư vấn và Xây dựng TT-Art đã thiết kế và giới thiệu 3 mô hình NCB
cho khu vực đô thị tại Thành phố Đà Nẵng (Lê Toàn Thắng và cộng sự, 2013).

H

+ Mô hình nhà ống - lợp tôn: rộng 5m, dài 14m, cao 3m.

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

Hình 1.1 Mô hình nhà ống

(Nguồn: Lê Toàn Thắng và cộng sự, 2013)

Đây là nhà ở khá phổ biến, hình thức đơn giản, có khả năng liên kết liền kề thành
dãy nhà đề xuất tổ chức công năng hiện đại và tiện nghi (đầy đủ wc, bếp, ngủ, khách)
với không gian chung. Phòng khách và bếp ăn liên thông, thông thoáng từ trước ra sau,
tạo khả năng thông gió (khi có gió vào nhà). Yêu cầu xây dựng đầy đủ hệ kết cấu:
14


móng, giằng móng, cột, dầm tường, giằng đầu tường, khung hiên… và khung mái bê
tông. Yêu cầu các kết cấu này liên kết thành khung cứng cho toàn bộ kết cấu nhà. Vấn
đề còn lại là nghiên cứu neo hệ mái lợp tôn và mái hiên vào hệ khung này để đảm bảo
an toàn chống bão, nghiên cứu giải pháp cải tạo cửa bền, chắc, kín khít.
+ Mô hình nhà ngang – lợp ngói: rộng 7m, dài 10m, cao 3m.
Đây là mô hình nhà ở khá phổ biến, hình thức đơn giản, nhà kết hợp sân vườn
thông thoáng. Đề xuất tổ chức công năng hiện đại và tiện nghi với không gian chung.

Lê Toàn Thắng và cộng sự (2013)

O

̣C

K

IN

H



́H


U

Ế

Hình 1.2 Mô hình nhà ngang

Hình 1.3 Mô hình nhà ghép đôi

Đ
A

̣I H

+ Mô hình nhà vuông 2 tầng – ghép đôi: rộng 7m, dài 7m, cao 6m đề xuất với 2 tầng.

Lê Toàn Thắng và cộng sự (2013)
15


Đây là mô hình nhà ở với hình thức đơn giản, mô thức nhà liền kề để tăng cường
khả năng chịu lực cho 2 tầng và kết hợp sân vườn thông thoáng.
b) Mô hình nhà chống bão ở khu vực nông thôn của DWF
Sau hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ cộng đồng xây NCB ở khu vực
miền Trung, Tổ chức Hội thảo Phát triển Pháp (DWF) đã giới thiệu một số mẫu
NCBgồm:

Nguồn: DWF(2011)

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Hình 1.4: Mẫu nhà số 3- Nhà 2 gian lợp ngói

Đ
A

̣I H

Hình 1.5: Mẫu nhà số 4 – Nhà 3 gian lợp ngói

Nguồn: DWF(2011)

16



U

Ế

Hình 1.6: Mẫu nhà số 5 – Nhà ống lợp tôn

́H

Nguồn: DWF(2011)



DWFcòn giới thiệu 10 nguyên tắc xây dựng NCB (DWF, 2011) cụ thể:
1, Lựa chọn và bố trí hướng nhà

H

- Lợi dụng địa hình xây nhà sau các gò đồi, cồn cát hay sau các hàng cây để chắn

IN

gió bão cho công trình.

- Địa hình ven sông, trống trải nên cải tạo địa hình bằng cách bố trí nhà xen kẽ

K

không thẳng.


̣C

- Quan tâm cột mốc đỉnh lũ cao nhất khi chọn vị trí thích hợp cho ngôi nhà hay

O

cải tạo móng nhà cao hơn để tránh lũ.

̣I H

- Vị trí nhà đủ xa để tránh giảm thiểu rủi ro của sóng thần.

Đ
A

- Giảm thiểu nguy cơ động đất nên chọn mặt đất bằng phẳng tại trên sườn dốc.
2, Hình dáng ngôi nhà
Đối với nhà chữ L: Mặt bằng nhà chữ L không tốt vì sẽ tạo thành túi hứng gió.

Nhưng dạng mặt bằng nhà này thường được làm trong dân vì thường kết hợp giữa gian
nhà thờ và nhà phụ.
Đối với nhà chữ T: Mặt bằng nhà chữ L sẽ tạo thành túi hứng gió. Dạng mặt
bằng này thường được làm cho các nhà biệt thự
Nhà chữ U: Dạng nhà chữ U nên tránh tại vì hình khối nhà nhô ra lõm vào nhiều
ngóc ngách sẽ trở thành các túi hứng gió nguy hiểm. Nên tránh làm nhà dạng mặt bằng
này.
17


Nhà chữ nhật: Chiều dài mặt bằng hình chữ nhật nhỏ hơn 2,5 lần chiều rộng là

tốt nhất nếu quá dài sẽ bị yếu.
Phòng quá rộng ít tường ngăn, tường càng cao càng dễ bị đổ sập nhà. Trong nhà
nên có 1 gian đúc BTCT kiên cố để làm nơi trú ẩn khi có bão và lụt.
3, Độ dốc mái nhà
Một vài kết quả cụ thể đã được áp dụng các công thức tính toán để làm rõ vấn đề
lực hút ở mái khi độ dốc khác nhau
Áp lực gió
(kg/m2)

Tốc độ gió
(km/h)

Lực hút ở mái
Dốc <200

5

162

51

275

10

185

54,5

Ế


Chiều cao
nhà

243

316

279



́H

U

Dốc >200

Nguồn: DWF (2011)

Lực hút càng nhỏ nếu độ dốc càng gần 450. Các kiểu nhà truyền thống của người

H

dân thường có độ dốc 33 – 360 cho mái nhà.

IN

Áp lực âm (lực hút) trên mái phụ thuộc vào góc nghiêng của mái


K

Giảm thiệt hại của gió độ nghiêng của mái nhà nên từ 30 – 450, để tránh lực hút.

̣C

4, Tách rời mái chính và mái hiên

O

- Tách rời 2 mái nhằm tách rời độ cứng, độ vững chắc nghĩa là liên kết giữa mái

̣I H

nhà chính với mái hiên không quá vững chắc.

Đ
A

- Liên kết yếu giữa mái nhà chính và mái hiên đề phòng khi bão lớn. Ngôi nhà
không chịu nổi thì cho hỏng mái hiên mà không kéo mái nhà chính hỏng theo, dẫn đến
tốc mái và sập nhà.
- Mái hiên: không có cửa đóng kín như mái nhà chính. Gió thổi từ dưới lên cùng
với lực hút bên trên càng tăng thêm sức phá hoại của bão.
- Mái đưa: mái đưa là rất cần thiết để che mưa nắng nhưng cần hạn chế đưa ra
quá nhiều vì mái đưa đó trở thành túi hứng gió và rất dễ bị phá hoại do bão.
5, Neo chặt móng, tường, mái
- Nên làm con lươn giằng mái ngói và sắt V giằng mái tôn, luôn đảm bảo liên kết
giữa mái và hệ thống mái liên kết chặt chẽ
18



- Hệ mái nhà phải liên kết chặt chẽ với tấm lợp bên trên. Nếu mái ngói buộc tấm
ngói bên trên xuống li tô gỗ. Nếu mái lợp tôn, buộc tấm lợp tôn vào đòn tay bằng hệ
thống ty lợp.
- Hệ thống khung mái nhà nên sử dụng thêm các giằng chéo tam giác để tăng
cường sự ổn định. Liên kết chặt chẽ các đòn tay vào rui…
- Hệ thống tường nên có 2 giằng, sang thượng và sang hạ, các vị trí cửa phải có
lanh tô. Neo sắt liên kết cột BTCT với kèo.
- Liên kết tường vào hệ thống mái bằng liên kết xà gồ vào tường thu hồi.
- Cách đơn giản nhất đối với nhà cấp 4 là dùng thép phi 4 trắng neo xà gồ xuống

U

Ế

giằng sang thượng.

́H

- Móng và tường liên kết với nhau qua hệ thống sang hạ, ngoài ra phải dùng vữa
xi măng mác 75 để xây các lớp đầu tiên

H

là liên kết quan trọng để ngôi nhà bền vững.



- Liên kết móng nhà với tường xây, móng với cột cần phải đặc biệt chú ý. Vì đây


IN

6, Tăng cường giằng tam giác và đà chống xiên

- Nguyên tắc giằng giữ là làm cho kết cấu không bị biến hình, trở nên vững chắc,

K

trong đó giằng chéo tam giác là tốt nhất.

̣C

- Giằng chéo đứng: Để ổn định các vì kèo theo phương dọc nhà và làm vững

O

mạnh thêm các bộ phận nhà như: khung nhà, tường yếu, các góc nhà.

̣I H

- Giằng chéo đứng: Giữa các vì kèo hoặc giữa tường hồi với kèo, tường hồi với
tường hồi, giữa các cột của khung nhà.

Đ
A

- Giằng chéo ngang: Ổn định ngôi nhà theo phương ngang thường đặt ở cốt

ngang trên trần. nhưng giằng chéo này ít được làm vì xấu, do nhà không có trần.

- Giằng chéo nghiêng theo mái: Nên làm giằng chéo nghiêng theo mái đối với tất

cả các nhà.
7, Neo buộc tấm lợp
- Tấm lợp liên kết tốt sẽ giúp cho mái nhà chống lực hút bên trên và lực đẩy bên
dưới
- Mái ngói: tốt nhất dùng ngói có lỗ buộc vào li tô hoặc xây con lươn giằng mái,
xây bờ nóc, bờ chảy kiên cố.

19


×