Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn Đẩy tạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.73 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Long Thành
***************
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
AN TOÀN TUYỆT ĐỐI TRONG MÔN HỌC ĐẨY TẠ
Người thực hiện: Trần Chí Trung
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp giảng dạy bộ môn: 
Phương pháp giáo dục: 
Lĩnh vực khác: 

Có dính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2006 – 2007
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. Thông tin chung về cá nhân
1. Họ và tên: Trần Chí Trung
2. Ngày tháng năm sinh: 12/06/1964
3. Nam Nữ: Nam
4. Địa chỉ: Tổ 10 K5/219 Khu Văn Hải-Long Thành-Đồng Nai
5. Điện thoại:0613844281(CQ)-0613281060(NR)-0918318448(DĐ)
6. Fax: E-Mail:
7. Chức vụ: Tổ Trưởng chuyên môn
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Thành
II. Trình độ đào tạo
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
III. Kinh nghiệm khoa học


- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Thể Dục – Quân sự
- Số năm có kinh nghiệm: 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“Môn học tự chọn-Bóng chuyền”
AN TOÀN TUYỆT ĐỐI TRONG MÔN HỌC ĐẨY TẠ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu
khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất
con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe.
Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi,
là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước: “Việc đó không tốn kém, khó khăn gì,
gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. . . dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng
bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Thể
dục đem lại những kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm. . . thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và
không có gì hơn nó đâu”.
Ngày nay nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học, nhờ nắm vững quy luật khách quan
và phát triển thể chất con người nên thể dục thể thao đã vươn tới và xâm nhập vào tất cả
các lãnh vực xã hội, vào việc chuẩn bị chuyên môn cho con người vào các ngành nghề
khác nhau. Giáo dục thể dục thể thao chẳng những giúp cho việc nâng cao sức khỏe mà
còn ảnh hưởng tốt đến các mặt giáo dục khác.
Giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường là quá trình lâu dài, đa dạng về nội
dung và hình thức. Thể dục giúp các em có một sức khoẻ, phát triển thể chất, tạo hưng
phấn cho giờ học trên lớp. Qua đó phát hiện tuyển chọn và đào tạo thành những vận động
viên của trường đi thi đấu . Bên cạnh những mặt có lợi do đặc thù của môn học thể dục
mang lại, thì chúng ta không nên xem nhẹ yếu tố an toàn trong các môn học trong giờ học
thể dục, tuy mỗi môn có những mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng tôi thấy môn học đẩy
tạ là môn học nguy hiểm nhất có thể gây chấn thương nặng cho người học một cách rất là
thương tâm và có thể dẫn đến chết người. Ở lứa tuổi trung học phổ thông các em rất hiếu
động, đùa giỡn, do đó đối với công tác giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có những
biện pháp an toàn cho người tập và mọi nguời xung quanh, đồng thời đưa ra những hình

thức kỷ luật thích đáng cho những trường hợp vi phạm. Bởi trong quá trình luuện tập chỉ
cần sơ sẩy một chút là người tập có thể bị tàn phế suốt đời. Từ những lý do trên tôi mạnh
dạn chọn tên sáng kiến kinh nghiệm là “ An toàn tuyệt đối trong môn học đẩy tạ”. Với sáng
kiến này tôi có nguyện vọng và hy vọng rằng sẽ đóng góp được những số liệu và thông tin
về công tác giảng dạy môn học đẩy tạ ngày càng được an toàn hơn.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
Đối tượng tập luyện cùng một lứa tuổi, cùng trình độ
Học sinh đa số luôn thực hiện đúng những gì giáo viên giao cho
Giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong giảng dạy
Ban giám hiệu nhà trường thì rất quan tâm đến công tác nội khoá và ngoại khoá
2. Khó khăn
Phần lớn các phụ huynh học sinh và ngay cả một số cán bộ giáo dục đều không nhận
thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất. Họ coi giáo dục thể chất trong trường
học chỉ là môn "phụ" nên các giờ thể dục thường không phát huy hiệu quả. Cơ sở vật chất,
sân bãi, dụng cụ tập luyện tại các trường học còn thiếu thốn cũng là vấn đề khó khăn cho
việc giảng dạy môn học đẩy tạ. Từ đó sẽ dẫn đến việc chấn thương
Ý thức của học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông thì chưa ý thức tốt về môn học
đẩy tạ, còn rất xem thường, cho đây là môn học không quan trọng. Trong những giờ học
thường biểu hiện sự không tập trung chú ý, cẩu thả, đùa giởn, sô đẩy nhau. Đây là một
trong những nguyên nhân gây ra chấn thương.
Biện pháp tổ chức của giáo viên còn lỏng lẽo, chưa chặt chẻ lắm, không quan tâm
đến học sinh, cho học sinh muốn làm gì thì làm không có hình thức kỷ luật đích đáng.Ở tại
trường của tôi về cách tổ chức bố trí sân bãi học môn Đẩy tạ chưa khoa học và hợp lý cho
lắm. Hai bãi tạ được thiết kế ở giữa hai sân bóng đá và sân bóng chuyền, nói một cách khác
là hai bãi tạ được bố trí ở trung tâm sân tập thể dục của nhà trường.
3. Số liệu thống kê :
Trang thiết bị dụng cụ, sân bãi chưa đúng tiêu chuẩn
Dụng cụ dạy và học còn hạn chế.
Phần lớn ý thức học môn Đẩy tạ của HS còn kém, thường đùa giởn.

Giáo viên chưa tận tụy với nghề nghiệp
Chưa xây dựng động cơ học tập cho HS
Nếu không lầm thì những năm học trước đây ở các trường THPT trong toàn tỉnh có rất
nhiều trường hợp chấn thương do tạ gây ra
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận
Tập luyện thể thao là một quá trình đòi hỏi tập luyện liên tục, thường xuyên mới
đem lại hiệu quả. Để giáo dục thể chất cho học sinh đạt hiệu quả cao điều đầu tiên là giáo
dục cho học sinh xác định được mục đích học tập, thể hiện cao ý thức tổ chức kỷ luật.Việc
tuyên truyền nâng cao nhận thức việc học môn học đẩy tạ cho toàn thể học sinh cần được
quan tâm đầu tư hơn nữa. Các phương tiện thông tin đại chúng cần "vào cuộc", đẩy mạnh
hoạt động tuyên truyền theo một định hướng, kế hoạch cụ thể.
Môn học đẩy tạ được đưa vào giảng dạy ở các trường THPT, mục đích là giáo dục
phát triển tố chất mạnh cho học sinh. Đây là một trong những tố chất không thể thiếu được
và rất cần thiết cho cơ thể. Nếu ở lứa tuổi cấp II chú trọng phát triển sức nhanh thì ở lứa
tuổi cấp III cần chú trọng phát triển cả sức nhanh lẫn sức mạnh. Mà khi học tập thì lại coi
đây là một môn học rất nguy hiểm nó có thể gây chấn thương bất cứ lúc nào, từ nhẹ đến
nặng
Giáo dục thể chất nói chung cũng như giáo dục môn học đẩy tạ nói riêng cho học
sinh - thế hệ tương lai của đất nước là sự nghiệp của toàn thể xã hội, rất cần sự phối hợp
của các Ban, ngành, các cơ quan hữu quan, cùng đưa ra những giải pháp mang tính “An
toàn”... Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục cho học sinh của
ngành TDTT và ngành Giáo dục để đưa ra những chiến lược phát triển lâu dài. Những
chương trình phối hợp giữa hai ngành, những chính sách... đẩy mạnh phong trào tập luyện

×