Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai tây Solara tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

TRIỆU THỊ VỴ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT CHO GIỐNG KHOAI TÂY SOLARA
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

TRIỆU THỊ VỴ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT CHO GIỐNG KHOAI TÂY SOLARA
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày…tháng…năm 2015
Người viết cam đoan

Triệu Thị Vỵ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của thầy cô giáo,Phòng quản lý đào tạo sau đại học, Khoa nông học trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, chính quyền địa phương, các bạn đồng nghiệp và gia đình.

Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo GS. Trần Ngọc Ngoạn – Phó hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, thầy là người đã chỉ bảo tận tình về phương pháp nghiên cứu, cũng như
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo,
khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã truyền thụ
cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp, và
chính quyền địa phương đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày .. tháng … năm 2015
Tác giả

Triệu Thị Vỵ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài .............................................................2

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................4
1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây .................................4
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ...............................6
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ................................................6
1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam ...............................................11
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên .........................................13
1.3. Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ........................15
1.3.1. Một số nghiên cứu về giống ...................................................................15
1.3.2. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây .....................20
1.4. Những kết luận rút ra từ tổng quan ................................................................26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................27
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................27
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................27


iv

2.3.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................27
2.3.2. Quy trình kỹ thuật ...................................................................................30
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................33
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất khoai
tây Solara tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.................................................33

3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm sinh trưởng của giống khoai
tây Solara tại Định Hóa, Thái Nguyên. ............................................................33
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại của giống
khoai tây Solara tại Định Hóa, Thái Nguyên ...................................................35
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống khoai tây Solara tại Định Hóa, Thái Nguyên ...........................38
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống khoai tây Solara
tại Định Hóa, Thái Nguyên ..............................................................................40
3.1.5. Hiệu quả kinh tế ......................................................................................41
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và năng suất khoai
tây có triển vọng tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên .....................................42
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đặc điểm hình thái và thời gian sinh
trưởng của giống khoai tây Solara tại Định Hóa, Thái Nguyên .......................42
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tình hình sâu bệnh hại giống khoai tây
tại Định Hóa, Thái Nguyên ..............................................................................45
3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất giống khoai tây Solara tại Định Hóa, Thái Nguyên ..................................46
3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất của giống khoai tây Solara
tại Định Hóa, Thái Nguyên ..............................................................................48
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất
khoai tây có triển vọng tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên ...........................49


v

3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm hình thái và thời gian sinh trưởng
của giống khoai tây Solara tại Định Hóa, Thái Nguyên ...................................49
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại giống khoai tây
Solara tại Định Hóa, Thái Nguyên ...................................................................51
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất giống khoai tây Solara tại Định Hóa, Thái Nguyên ..................................52
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của giống khoai tây Solara tại
Định Hóa, Thái Nguyên ...................................................................................54
3.3.5. Hiệu quả kinh tế ......................................................................................55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................57
1. Kết luận .............................................................................................................57
2. Đề nghị ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization

KHKTNNVN: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
NSLT

: Năng suất lý thuyết


NSTT

: Năng suất thực thu

RSBD

: Rendomized completed block design
(kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh).


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ................................................. 7
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Âu .............................. 8
Bảng1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Á ................................. 9
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất khoai tây của một số nước trên thế giới ..................... 10
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam từ năm 2000- 2013 ................. 12
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên năm 2014 ......................... 14
Bảng 1.7. Liều lượng Phospho khuyến cáo dựa trên cơ sở hàm lượng
phospho và vôi có ở trong đất ...................................................................... 25
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh trưởng của giống khoai tây Solara vụ Đông 2014 tại
Định Hóa, Thái Nguyên ............................................................................... 34
Bảng 3.2. Tình hình bệnh hại giống khoai tây Solara vụ Đông 2014 tại Định
Hóa, Thái Nguyên ........................................................................................ 36
Bảng 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai tây
Solara vụ Đông 2014 tại Định Hóa, Thái Nguyên ....................................... 39
Bảng 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống Solara qua các
mật độ trồng khác nhau ................................................................................ 40

Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng giống khoai tây Solara năm
2014 tại Định Hóa, Thái Nguyên ................................................................. 41
Bảng 3.6. Đặc điểm sinh trưởng của giống khoai tây Solara tại Định Hóa,
Thái Nguyên ................................................................................................. 43
Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu bệnh hại giống khoai tây Solara vụ Đông 2014 tại Định
Hóa, Thái Nguyên ........................................................................................ 45
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống khoai tây Solara
Vụ Đông 2014 tại Định Hóa, Thái Nguyên ................................................. 46
Bảng 3.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống Solara qua các
thời vụ trồng khác nhau ................................................................................ 48


viii

Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái và thời gian sinh trưởng của giống khoai tây
Solara vụ Đông 2014 tại Định Hóa, Thái Nguyên ....................................... 49
Bảng 3.11. Tình hình sâu bệnh hại giống khoai tây Solara vụ Đông 2014 tại
Định Hóa, Thái Nguyên ............................................................................... 51
Bảng 3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống khoai tây
Solara vụ Đông 2014 tại Định Hóa, Thái Nguyên ....................................... 52
Bảng 3.13. Năng suất của giống solara qua các công thức phân bón khác
nhau .............................................................................................................. 54
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của giống khoai tây Solara qua các công thức
phân bón khác nhau ...................................................................................... 55


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1: Biểu đồ chiều cao cây của giống Solara ở các mật độ trồng khác nhau ......... 34
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống Solara ở
các mật độ trồng khác nhau ..................................................................... 41
Hình 3.3: Biểu đồ chiều cao cây của giống khoai tây Solara ở các thời vụ trồng
khác nhau ................................................................................................. 44
Hình 3.4: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống Solara ở
các thời vụ trồng khác nhau ..................................................................... 49
Hình 3.5: Biểu đồ chiều cao cây của giống Solara ở các mức phân bón khác nhau ........ 50
Hình 3.6: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống Solara
qua các mức phân bón khác nhau ............................................................ 55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai tây (Solanum tuberosum) là cây lương thực chiếm vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới. Khoai tây là loài cây nông
nghiệp ngắn ngày, chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây
trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi. Trong củ khoai tây chứa một nguồn
dồi dào xơ và các khoáng chất cần thiết như Vitamin B6 và kali, và một nguồn rất
tốt của Vitamin C. Khoai tây chứa ít chất béo bão hòa, cholesterol và natri nên rất
tốt cho tim mạch. Hiện nay, cây khoai tây được xếp vào hàng thứ 4 trong số những
cây lương thực quan trọng nhất của thế giới và được trồng ở 148 nước kéo dài từ
710 vĩ tuyến Bắc đến 400 vĩ tuyến Nam. Theo số liệu của Tổ chức Nông lương của
Liên Hợp quốc năm 2013 (Food and Agriculture Organization, FAO) diện tích
khoai tây trên thế giới là 19,46 triệu ha với tổng sản lượng 368 triệu tấn. Trong đó,
diện tích khoai tây châu Âu chiếm 29,4%, sản lượng chiếm 30,7%, diện tích châu Á
chiếm 51,7% và sản lượng chiếm 49,0% (FAOSTAT, 2015)[31].
Khoai tây là cây trồng có nguồn gốc ôn đới, sinh trưởng và phát triển trong

điều kiện nhiệt độ thấp. Khi du nhập vào Việt Nam, cây trồng này trồng chủ yếu
vào Vụ Đông của Miền Bắc và một phần diện tích ở Tây Nguyên. Là một trong
những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên cây khoai tây dần nằm trong cơ
cấu cây vụ Đông của nhiều tỉnh. Tuy nhiên việc nghiên cứu về cây khoai tây chưa
được quan tâm đúng mức so với giá trị của nó mang lại, trong khi nhu cầu về tiêu
dùng khoai tây ngày càng tăng thì năng suất và sản lượng khoai tây vẫn còn rất thấp
chỉ đạt 13,6 tấn/ha, bằng 71,96% năng suất khoai tây bình quân trên thế giới
(Faostat, 2015)[31]. Vì thế, sản xuất khoai tây ở nước ta vẫn chưa đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng khoai tây trong nước (Đỗ Kim Chung, 2003) [4]. Nguyên nhân năng suất
khoai tây còn thấp là do thiếu giống (nguồn giống ít đa dạng, chủ yếu là nhập nội),
chưa có bộ giống tốt, và chất lượng củ giống cũng là một trong những nguyên nhân,
tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao khoảng 53,2% đến 59%; ngoài ra chưa có quy trình kỹ


2

thuật phù hợp với điều kiện sinh thái để cây khoai tây có thể cho năng suất cao ứng
với tiền năng vốn có của giống, do đó mà hiệu quả kinh tế mang lại còn rất thấp và
ẩn chứa nhiều rủi ro.
Giống Solara là giống khoai tây đã được thử nghiệm ở nhiều vùng ở nước ta,
thể hiện là giống thích nghi với điều kiện vụ Đông và cho năng suất khá cao. Tuy
nhiên trên thực tế việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho giống khoai tây này vẫn
chỉ là quy trình chung cho hầu khắp các vùng sinh thái, nên năng suất nhìn chung
chưa tương xứng với tiềm năng của giống.
Việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp sẽ phát huy hết tiềm năng của
giống. Cây khoai tây nếu được đầu tư thâm canh sẽ mang lại lượng hàng hoá lớn, có
giá trị xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, ngoài ra nó cũng là cây
trồng tương lai có thể thay thế nhưng cây trồng đang mang lại hiệu quả không cao
trong cơ cấu cây trồng vụ Đông của nước ta.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai tây Solara tại huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được mật độ, thời vụ trồng và công thức phân bón phù hợp
trong sản xuất khoai tây Solara thương phẩm trong điều kiện vụ Đông tại
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây hiệu quả trong điều
kiện vụ Đông huyện Định Hoá
- Xây dựng được quy trình sản xuất khoai tây Solara theo hướng thương phẩm
tại huyện Định Hoá, Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp kỹ
thuật thích hợp với cây khoai tây Solara tại Thái Nguyên.


3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần thay đổi phương thức canh tác truyền thống trong sản xuất
cây vụ Đông, thúc đẩy mở rộng diện tích cây khoai t©y để nâng cao năng suất, hệ
số sử dụng đất cũng như tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nông dân.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo sự phát triển của

các vùng sản xuất. Mục đích là sản xuất hàng hoá với sản lượng cao, quy mô lớn
nhằm phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng lớn, cần phải có những biện pháp hữu
hiệu như đưa ra các giống cây trồng mới có nhiều ưu thế và áp dụng các biện pháp
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để cây trồng phát huy được hết tiềm năng thì cần được trồng trong những điều
kiện tối ưu nhất, đó là nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…. Thời vụ là một trong những yếu
tố quan trọng của ngành trồng trọt. Kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm
vi nhất định của môi trường. Trong chế độ canh tác, làm đúng ở thời vụ tối ưu, nhất
là lúc gieo trồng thì nâng cao được năng suất 10 - 15% trong điều kiện tác động
đồng thời của các yếu tố thâm canh khác. Vì vậy, nghiên cứu và thực hiện chế độ
thời vụ đối với mỗi loại cây trồng, loại giống, mỗi công thức luân canh trong từng
vùng khí hậu đất đai là vấn đề phải được coi trọng. Bên cạnh đó, mật độ trồng và
dinh dưỡng cây trồng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng, phát triển và năng
suất cây trồng. Cùng một vùng sinh thái, cùng một giống nhưng biện pháp kỹ thuật
chăm sóc khác nhau sẽ biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất
khác nhau. Việc xác định các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giống, từng
vùng sinh thái sẽ góp phần phát huy tối đa tiềm năng của giống
Xuất phát những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này.
1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây
Khoai tây là cây lương thực, thực phẩm được trồng ở nhiều nước trên thế
giới. Khoai tây vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm có giá trị. Trong củ
khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao so với nhiều cây
ngũ cốc và thực phẩm khác. Với giá trị kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây


5

lương thực quan trọng xếp sau lúa, ngô và khoai lang. Ngoài ra khoai tây còn chiếm
giá trị sử dụng khác như làm thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
công nghiệp hóa chất đàn hồi, tơ nhân tạo, kỹ nghệ chưng cất nước hoa, chưng cất

axit citric, kỹ nghệ pha chế nhiều loại biệt dược có giá trị. Củ khoai tây chứa 20%
lượng chất khô trong đó có 80 - 85% là tinh bột, 3 - 5% là protein và một số vitamin
khác (Trần Như Nguyện và cs, 1990; Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996)[15], [18].
Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật
như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến 90% của
phenol trong khoai tây. Các hợp chất khác trong khoai tây là axit 4-Ocaffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neoclorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic. Trong một củ khoai
tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C (45% giá trị
hàng ngày), 620 mg kali (18%), 0,2 mg vitamin B6(10%) và một lượng rất nhỏ
thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm. Hàm lượng dinh
dưỡng của khoai tây chỉ kém trứng. Sử dụng 100g khoai tây có thể đảm bảo ít nhất
8% nhu cầu protein, 3% năng lượng, 10% sắt, 10% vitamin B1 và 20 – 50% nhu
cầu vitamin C cho một người trong một ngày đêm (Beukema et al., 1990; Horton,
1987)[27], [36].
Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbohydrat trong một củ trung bình, các hình
thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có khả năng
chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng này được coi là
có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: là chống ung thư ruột kết,
tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong
huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong
cơ thể. Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng,
ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột khoáng, khi nguội đi thì nó tăng lên 13%.


6

Khoai tây được xem là cây xoá đói cho những vùng khó khăn, là cây sinh lợi
hơn cả so với các cây trồng khác (Vander Zaag, 1976) [44]. Sản xuất giống cho giá
trị cao hơn sản xuất khoai tây thương phẩm từ 2- 4 lần. Tuy nhiên, cây khoai tây
vẫn là cây cho thu nhập cao hơn 1,7 đến 3,8 lần so với khoai lang và ngô (Nguyễn
Công Chức, 2001) [4].

Ngoài việc dùng khoai tây làm lương thực và thực phẩm, các nước phát triển
sử dụng khoai tây làm thức ăn cho gia súc, hàng năm ở Pháp sử dụng từ 1 đến 1,4
triệu tấn khoai tây cho chăn nuôi. Bên cạnh đó, khoai tây còn được dùng nhiều
trong công nghiệp dệt, sợi, gỗ (ván ép), giấy, đặc biệt trong công nghiệp sản xuất
axit hữu cơ như axit lactic, axit xitric; các dung môi hữu cơ như etanol, butanol,
xeton...(Trích theo Lê Sỹ Lợi, 2005) [13].
Ở Việt Nam sản xuất khoai tây cũng đóng góp to lớn cho công nghiệp thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn (90% hộ trồng khoai tây sử dụng củ
nhỏ làm thức ăn cho chăn nuôi) (Nguyễn Công Chức, 2001) [4]. Nếu năng suất khoai
tây củ là 150 tạ/ha và 80 tạ/ha thân lá thì có thể đảm bảo 5500 đơn vị thức ăn gia súc
(Ngô Đức Thiệu, 1978) [19].
Với diện tích hiện nay khoảng 19,5 triệu ha (Faostat, 2015) [31], cây khoai tây
đang tạo ra việc làm cho hàng trăm nghìn lao động nông nghiệp trong vụ Đông
xuân, tận dụng đất nông nghiệp bỏ hoang hóa và tăng thu nhập cho người nông dân.
Vì vậy, việc xác định khoai tây là một trong những cây chủ yếu nằm trong cơ cấu
giống cây trồng vụ Đông của một số tỉnh miền Bắc là hết sức cần thiết để cải thiện
đời sống, tạo công ăn việc làm cho người dân. Mặt khác, sản xuất khoai tây còn
đem lại lợi ích lâu dài và đáng kể khác như: làm tăng năng suất cây trồng sau đó,
tăng độ phì nhiêu và mầu mỡ của đất, giảm chi phí làm đất và làm cỏ.
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Cây khoai tây được xếp vào cây lương thực đứng hàng thứ tư trên thế giới sau
lúa mì, lúa gạo và ngô (Trương Văn Hộ, 1992) [10]. Cây khoai tây là cây lương
thực của nhiều nước châu Âu và ở một số nước (Đường Hồng Dật, 2005)[6].


7

Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích khoai tây của thế giới trong những năm gần
đây có nhiều biến động, trong khi năm 2000 diện tích trồng khoai tây là 19,94 triệu

ha, đến năm 2005 toàn thế giới diện tích trồng giảm còn 18,57 ha. Từ năm 2010 đến
nay diện tích có xu hướng tăng nhẹ trở lại, từ 18,67 triệu ha lên 19,46 triệu ha năm
2013. Trái với diện tích thì năng suất khoai tây liên tục tăng từ năm 2000 – 2011 từ
16,45 – 19,46 tấn/ha, nhưng từ năm 2011 – 2013 năng suất có xu hướng giảm nhẹ
xuống còn 18,91 tấn/ha (năm 2013). Nguyên nhân của sự giảm sút này có thể được
giải thích bởi vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng, nhiệt độ, độ ẩm
thay đổi, làm cho cây trồng nói chung và cây khoai tây nói riêng chưa kịp thích ứng
dẫn đến năng suất cây trồng vì thế mà bị ảnh hưởng. Năm 2011 năng suất khoai tây
đạt cao nhất trong những năm gần đây (19,46 tấn/ha), năm 2013 năng suất giảm 0,55
tấn/ha so với năm 2011.
Bảng 1. 1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ ha)

(triệu tấn)

2000

19,94

16,45


328,0

2005

18,57

17,24

320,2

2010

18,67

17,83

334,7

2011

19,27

19,46

374,1

2012

19,28


18,95

365,1

2013

19,46

18,91

368,1

(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[31]
Điều đó chứng tỏ sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây
trên thế giới liên tục thay đổi, diện tích đang ngày càng được mở rộng và tăng lên
với các giống khoai tây có năng suất cao, áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất và
đạt năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu người dân và nâng cao hiệu quả kinh tế.


8

* Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Âu
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Âu
Năm

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ ha)

(triệu tấn)

2000

9,13

16,30

2005

7,81

16,81

2010

7,74

16,93

2011

6,13


21,09

2012

5,98

19,48

2013

5,73

19,73

148,82
131,29
131,06
129,34
116,50
112,98

(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[31]
Khoai tây là một loại cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và là nguồn
dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người dân châu Âu. Vì thế khoai tây là cây trồng chính
và được trồng nhiều ở các nước như Hà Lan, Đức, Anh, Tây Ban Nha... Châu Âu có
nền sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới và cũng có xu hướng giảm nhẹ cả về diện
tích lẫn năng suất củ. Năm 2000 cả châu lục trồng được 9,13 triệu ha, đến năm 2013
chỉ còn 5,73 triệu ha, giảm 3,4 triệu ha. Để đáp ứng nhu cầu về khoai tây trong điều
kiện diện tích giảm, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện pháp kỹ thuật, đặc
biệt là về giống nên năng suất cây khoai tây không ngừng được nâng cao. Năng suất

khoai năm 2011 cao nhất đạt 21,09 tấn/ha, tăng 4,79 tấn/ha so với năm 2000 và 4,28
tấn/ha so với năm 2005. Tuy nhiên năm 2012, 2013 năng suất khoai tây lại giảm
nhẹ so với năm 2011 xuống còn 19,48 tấn/ha và 19,73 tấn/ha.


9

* Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Á
Châu Á có nền sản xuất khoai tây lớn thứ 2 sau châu Âu, trong mấy thập kỷ
gần đây khoai tây ở vùng này có xu hướng phát triển mạnh. Trong 20 năm (từ 1982
- 2002) sản lượng khoai tây đã tăng gấp 3 lần so với các năm trước đó (từ 25 triệu
tấn khoai tây tăng lên gần 75 triệu tấn), tập trung ở các nước như: Trung Quốc, Nhật
Bản, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, ... Năm 1996, riêng Trung
Quốc có diện tích trồng khoai tây là 3,5 triệu ha với năng suất đạt 13,1 tấn/ha, sản
lượng đạt khoảng 4,6 triệu tấn, đứng đầu châu Á trong 10 năm liền (từ 1986 1996). Hiện nay Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai tây nhất thế giới.
Bảng1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Á
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ ha)

(triệu tấn)

2000


7,96

15,20

120,99

2005

7,86

16,38

128,75

2010

9,18

17,30

158,96

2011

9,55

18,33

175,24


2012

9,66

18,27

176,56

2013

10,06

17,94

180,46

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[31]
Châu Á có nền sản xuất khoai tây khá ổn định, năm 2000 có 7,96 triệu ha, đến
năm 2013 cả châu lục trồng được 10,06 triệu ha, cao gần gấp 2 lần diện tích khoai
tây của châu Âu. Số liệu trên cho thấy người dân châu Á đã và đang chú trọng đến
việc trồng khoai tây, điều này còn thể hiện ở năng suất khoai tây tăng lên hàng năm.
Năm 2000 đạt 15,2 tấn/ ha, đến năm 2013 đạt 17,94 tấn/ ha thấp hơn năng suất bình
quân của châu Âu không đáng kể.


10

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất khoai tây của một số nước trên thế giới

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ ha)

(nghìn tấn)

Mỹ

425,73

46,61

19.843,9

Trung Quốc

5.772,0

15,41

88.925,0

Ấn Độ


1.992,2

22,76

45.343,6

Pháp

160,70

43,40

6.975,0

Canada

142,10

32,51

4.620,0

Hà Lan

155,80

43,65

6.801,0


Đức

242,80

39,83

9.669,7

Quốc gia

(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[31]
Trung Quốc là nước có diện tích trồng khoai tây lớn nhất trên thế giới với
5.772,0 nghìn ha. Mặc dù không phải là vùng khởi nguồn của khoai tây nhưng với
diện tích tự nhiên rộng lớn nên Trung Quốc đã chiếm ưu thế về diện tích của rất
nhiều loại cây trồng trong đó có cây khoai tây. Do không phải là nước ôn đới nên
khoai tây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn và chất lượng khoai tây không cao,
ngoài ra năng suất cũng ở mức rất thấp chỉ đạt 15,41 tấn/ha. Tuy nhiên với lợi thế
về diện tích nên sản lượng khoai tây của nước này vẫn đạt cao nhất trên thế giới là
88.925,0 nghìn tấn.
Là một trong số ít các nước có năng suất khoai tây dẫn đầu thế giới với năng suất
bình quân đạt 46,61 tấn/ha cao gấp 3 lần Trung Quốc là nước Mỹ. Với trình độ sản xuất
tiên tiến nên không lạ khi Mỹ là quốc gia có năng suất bỏ xa các nước khác như vậy.
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy năng suất khoai tây ở các nước thuộc khu
vực châu Âu, châu Mỹ cao hơn nhiều so với các nước có khí hậu nhiệt đới như
Trung Quốc, Ấn Độ…Điều này cũng dễ hiểu bởi khoai tây là cây trồng ôn đới và nó
phản ứng rất chặt với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng nên năng suất biến
động rất lớn.


11


1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của nước ta đã thu được
nhiều kết quả, trong đó sản xuất vụ đông đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng
cao tổng sản lượng lương thực và sản lượng các loại cây trồng trong năm vụ
Đông hiện nay, tùy theo trình độ kỹ thuật mức độ thâm canh, tập quán canh
tác và nhu cầu thực tiễn về sản xuất và đời sống mà mỗi địa phương có những
cây trồng vụ đông khác nhau như: ngô, khoai lang, đậu đỗ, khoai tây, rau các
loại. Mỗi cây trồng đều có những đặc điểm riêng và có những yêu cầu nhất
định với ngoại cảnh và thỏa mãn một nội dung kinh tế nhất định là làm tăng
sản phẩm lương thực, thực phẩm cho xã hội và tăng thu nhập cho người sản
xuất nông nghiệp.
Ở Việt Nam từ lâu cây khoai cây là một trong những cây trồng chính của vụ
Đông, Đồng bằng sông Hồng (70%), Trung du (18%), Miền núi (5%). Trước
năm 1970 diện tích trồng khoai tây còn thấp, chỉ khoảng 2000ha, nhưng từ những
năm cuối thập kỷ 70 diện tích trồng khoai tây đã mở rộng nhanh chóng lên khoảng
102.000 ha với năng suất bình quân từ 12,5 tấn/ha.
Khoai tây được nhập nội vào nước ta từ châu Âu do người Pháp đưa vào năm
1890. Trước năm 1966 diện tích khoai tây ở nước ta chỉ dưới 1000 ha được trồng
rải rác trên vườn ở Sa Pa, Đà Lạt, Cao Bằng, Đông Anh, Thường Tín, Đồ Sơn. Cuối
những năm 60 đầu những năm 70, đất nước yêu cầu sản xuất cây lương thực bằng
mọi giá, mặt khác do cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc, lúa Xuân thay thế lúa
Chiêm mà diện tích khoai tây được mở rộng. Năm 1971 có 5000 ha năm 1980 cả
nước trồng được 100.000 ha, mỗi năm tăng 12.000 ha (Đào Huy Chiên (2002)[2],
sau đó giảm xuống còn 28.02 nghìn ha vào năm 2000, sau đó lại có xu hướng tăng trở lại
đến năm 2012 diện tích cả nước đạt 40,0 nghìn ha. Tuy nhiên năm 2013 diện tích giảm
mạnh chỉ còn 23,08 nghìn ha, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây và thấp hơn diện
tích của năm 2000 là 4,94 nghìn ha.



12

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam từ năm 2000- 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ ha)

(tấn)

2000

28,02

11,27

315.807,94

2005

35,00

10,57

369.950,00


2010

36,68

10,76

394.862,00

2011

39,00

10,89

425.000,00

2012

40,00

11,00

440.000,00

2013

23,08

13,58


313.383,0

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[31]
Số liệu bảng 1.5 cho thấy, diện tích trồng khoai tây của nước ta giai đoạn 2000
- 2012 có xu hướng mở rộng. Năm 2000 diện tích trồng khoai tây là 28,02 nghìn ha,
đến năm 2012 đạt 40.000 nghìn ha, nhưng năm 2013 diện tích giảm còn 23,08
nghìn ha. Năng suất cũng tăng từ năm 2005 – 2013 và đạt cao nhất năm 2013 là
13,58 tấn/ha. Nếu so sánh, năng suất khoai tây của nước ta chỉ bằng 71,8% năng
suất bình quân chung của thế giới, bằng 68,83% năng suất khoai tây của châu Âu.
Diện tích và năng suất khoai tây của Việt Nam còn thấp và không ổn định do
thiếu bộ giống thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta, giống khoai tây chủ yếu
là nhập nội từ các nước khác chứ ít được chọn tạo trong nước nên lượng giống
không chủ động và thiếu hụt các giống có chất lượng tốt có thể trồng ở nhiều vùng
sản xuất. Để trồng 1 ha khoai tây ở Việt Nam cần 1,2 - 1,5 tấn củ giống, với mức
hao hụt 40 - 50% trong quá trình bảo quản lượng giống cần giữ ban đầu có thể lên
tới 2,5 - 3 tấn củ tươi (Vũ Tuyên Hoàng và cs, 1998)[7]. Như vậy, với diện tích
35.000 ha sản xuất cần 42 - 52 ngàn tấn giống do đó các giống khoai tây sản xuất ở
Việt Nam chỉ đáp ứng được 20% diện tích nên nước ta phải nhập từ Trung Quốc là
60% giống, nhập từ châu Âu (Hà Lan, Đức) 20% giống (Lê Hưng Quốc, 2006)[17].
Giống khoai tây của Trung Quốc có thế mạnh là trẻ sinh lý, giá rẻ nhưng chứa đựng


13

nguy cơ về dịch bệnh khó lường trong khi khoai tây nhập khẩu từ châu Âu có giá thành
cao, thời điểm trồng không chủ động. Mặt khác củ giống bị thoái hoá không sạch bệnh
và già sinh lý: Thời gian bảo quản giống ở Việt nam rất dài (từ tháng 1 đến tháng

9). Giống phải bảo quản lâu trong thời gian nhiệt độ cao nên củ giống bị già hóa
nhanh. Trồng củ trẻ sinh lý năng suất cao hơn 40% so với trồng củ già (Trương Văn
Hộ và cs, 1990)[8]. Mặt khác hầu hết các giống khoai tây trồng trên đồng ruộng đều
bị nhiễm virus với tốc độ tăng dần làm cho giống bị thoái hóa, năng suất và chất
lượng giảm sút (Lê Hưng Quốc, 2006)[17]. Những giống khoai tây nhập nội thường
có thời gian sinh trưởng dài (150 - 190 ngày), khi trồng ở Việt Nam thời gian sinh
trưởng bị rút ngắn, chỉ khoảng 85 - 115 ngày (Nguyễn Văn Thắng, Bùi Thị Mỳ,
1996)[17], do đó mà không đảm bảo được chất lượng củ thương phẩm cũng như củ
giống. Thời gian sinh trưởng ngắn là yếu tố bất lợi, hạn chế nhiều đến năng suất và
phẩm chất khoai tây (Trương văn Hộ và cs, 1990)[9].
Trong những năm qua, một số giống mới năng suất cao, chất lượng tốt,
thích nghi với điều kiện của Việt Nam được nhập nội từ châu Âu như: giống,
Kardia, Mariella, KT2, KT3 và khoai tây hạt lai đã dần thay thế cho các giống cũ
là giống Ackersegen (giống Thường Tín), Lipsi năng suất thấp và ngày càng
thoái hoá. Việc áp dụng khoa học công nghệ mới trong công tác giống như: nhập
khẩu, chọn lọc, lai tạo, nhân giống khoai tây, nuôi cấy mô, sản xuất hạt lai, khảo
nghiệm và xác nhận giống chất lượng đã giúp người nông dân ổn định sản xuất,
tăng năng suất thu hoạch.
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên
Thái Nguyên Với dân số 1.109.955 người, có khoảng 80% làm nông nghiệp,
kinh tế chủ yếu phát triển theo hộ gia đình trong đó trồng trọt được đặt lên hàng
đầu. Mặc dù diện tích trồng khoai tây còn rất thấp so với diện tích gieo trồng các
cây vụ Đông khác song trong những năm gần đây do chuyển đổi cơ cấu cây trồng
cây khoai tây đã được người dân quan tâm đến nhiều hơn và đưa khoai tây vào công
thức luân canh trong cơ cấu cây trồng. Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vụ đông,
thâm canh tăng vụ, tạo ra sản phẩm hàng hóa, tỉnh Thái Nguyên đã trồng thâm canh


14


cây khoai tây với quy mô 50ha trên địa bàn 6 huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ,
Định Hóa, Đồng Hỷ và thị xã Sông Công. Đây là một trong những mô hình thuộc
nhiệm vụ “Chuyển giao kiến thức KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2011” do Sở Khoa học và Công nghệ Thái
Nguyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện.
Khoai tây là một loại cây trồng vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế
cao. Với quy mô ban đầu là 6 huyện và thành phố thì cho tới nay mô hình trồng
khoai tây đẫ được nhân rộng ra hầu hết các huyện trong tỉnh.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên năm 2014
TT

Địa điểm

Diện tích (Ha)

Năng suất
(Tạ/ha)

Sản lượng
(Tấn)

1

Thành phố

51

149.6

763


2

Sông Công

32

134.38

430

3

Định Hóa

63

122.7

773

4

Võ Nhai

64

121.41

777


5

Phú Lương

38

121.05

460

6

Đồng Hỷ

55

146.8

804

7

Đại Từ

131

136.64

1790


8

Phú Bình

99

124.24

1230

9

Phổ Yên

94

125.53

1180

627

130.89

8207

Tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2015) [5]

Qua bảng số liệu 1.6 cho thấy: sản xuất khoai tây đang dần thay thế các cây vụ
đông khác trên địa bàn tỉnh Thái nguyên. Điển hình trong đó là huyện Đại Từ với
diện tích đạt 131 ha, chiếm 20,9% diện tích khoai tây toàn tỉnh, tiếp đến là Phú Bình
và Phổ Yên với diện tích lần lượt là 99 ha và 94 ha. Năng suất khoai tây bình quân
toàn tỉnh đạt 130,89 tạ/ha, bằng 96,4% năng suất trung bình của cả nước và bằng
73% năng suất khoai tây của thế giới. Trong những năm gần đây cây khoai tây đã
được tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đặc biệt chú trọng quan tâm và


×