1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀM TIẾN NIÊN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LẠC L14 TẠI HUYỆN ĐỊNH HOÁ
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Thị Xuyến
Thái Nguyên, 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm
ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 10 năm 2015
Người viết cam đoan
Đàm Tiến Niên
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập, rèn luyện của mỗi học viên.Với phương châm “học đi đôi
với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Thực tập tốt nghiệp sẽ giúp
cho học viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học và áp
dụng một cách sáng tạo linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế
nghiêncứu khoa học và sản xuất đồng thời giúp cho học viên làm quen với
thực tế sản xuất.Từ đó giúp cho học viên học hỏi, rút ra những kinh nghiệm
trong thực tế sản xuất, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng được
nhu cầu của xã hội. Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cô giáo
TS. Lưu Thị Xuyến – Giáo viên khoa Nông học trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi sự giúp đỡ tận tình và
sâu sắc trong quá trình hoàn thành luận văn này.Tôi xin được cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, phòng quản lý sau đại học, khoa Nông học trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin được cảm ơn phòng nông nghiệp
huyện Định Hoá, các ban ngành của huyện, anh em bạn bè và gia đình đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện
các nghiên cứu tại cơ sở.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn
chế nên bản luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp ý của các thầy cô và các bạn để
luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Đàm Tiến Niên
iii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
2.1. Mục đích .................................................................................................. 2
2.2. Yêu Cầu ................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới và trong nước ......... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới .............................. 4
1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ....................................... 4
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ cho lạc trên thế giới ...................... 6
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lạc trên thế giới .................. 7
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam............................... 8
1.2.2.1. Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam ................................................ 8
1.2.2.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lạc của Việt Nam .................. 12
1.2.2.3. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc của Việt Nam ................. 13
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thái Nguyên ............................................... 17
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................ 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................... 20
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................ 23
2.4.2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ................................................. 23
iv
2.4.2.2. Đánh giá mức độ bệnh hại .............................................................. 24
2.4.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .................................. 25
2.4.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm ..................... 26
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 27
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng và năng
suất giống L14 vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 .......................... 27
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của
giống lạc L14 ở vụ Hè Thu năm 2014 và vụ Xuân 2015 ................. 27
3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lạc L14 trong vụ Hè Thu năm 2014 ......................... 36
3.1.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống lạc L14
vụ Hè Thu 2014 ................................................................................ 38
3.1.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống lạc L14
vụ Xuân 2015 ................................................................................... 42
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng
suất giống lạc L14 trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 ........... 44
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng
của giống lạc L14 trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015............ 44
3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao thân chính và số
cành cấp 1, cấp 2 của giống lạc L14 trong vụ Hè Thu 2014 và
vụ Xuân 2015 ................................................................................... 46
3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh
của giống lạc L14 vụ Hè Thu 2014 .................................................. 48
3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống lạc
L14 vụ Hè Thu 2014 ........................................................................ 54
3.2.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lạc L14 vụ Xuân 2015 .............................................. 56
3.2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống lạc
L14 vụ Xuân 2015 ............................................................................ 58
v
3.2.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống lạc
L14 vụ xuân năm 2015 ....................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 62
1. Kết luận .................................................................................................... 62
2. Đề nghị ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 64
vi
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
BPKT
: Biện pháp kỹ thuật
CCC
: Chiều cao cây
CC1
: Cành cấp 1
CC2
: Cành cấp 2
CT
: Công thức
CS
: Cộng sự
CV
: Hệ số biến độn
Đ/C
: Đối chứng
LSD
: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
M100
: Khối lượng 100
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTT
: Năng suất thực thu
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
VK
: Vi Khuẩn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong những năm gần đây ........... 5
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước
trên thế giới ........................................................................................ 6
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam những năm gần đây ....................11
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất lạc của Thái Nguyên trong những năm
gần đây ........................................................................................................ 17
Bảng 2.1: Các công thức thí nghiệm mật độ ................................................ 20
Bảng 2.2: Các công thức thí nghiệm phân bón ............................................ 22
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng
của giống lạc L14 ở vụ Hè Thu năm 2014 và vụ Xuân 2015 .......... 28
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao thân chính và
chiều dài cành cấp 1, cấp 2 của giống lạc ........................................ 31
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh
của giống lạc L14 trong vụ Hè Thu 2014 ........................................ 33
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh
của giống lạc L14 vụ Xuân 2015 ..................................................... 35
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lạc L14 trong vụ Hè Thu năm 2014 ......................... 37
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống lạc
L14 vụ Hè Thu 2014 ........................................................................ 39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lạc L14 vụ Xuân 2015 ..................................... 41
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống lạc
L14 vụ Xuân 2015 ............................................................................ 43
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng của giống lạc L14 trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân
2015 .................................................................................................. 45
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao thân chính
và chiều dài cành cấp 1, cấp 2 của giống lạc L14 ............................ 47
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm sâu
bệnh của giống lạc L14 vụ Hè Thu 2014 ......................................... 49
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm sâu
bệnh của giống lạc L14 vụ Xuân 2015 ............................................ 51
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lạc vụ Hè Thu 2014 ......................................... 53
viii
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống
lạc L14 vụ Hè Thu 2014 .................................................................. 55
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lạc L14 vụ Xuân 2015 ..................................... 57
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống
lạc L14 vụ Xuân 2015 ...................................................................... 58
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của
giống lạc L14 trong vụ Xuân năm 2015 .......................................... 60
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu của giống lạc L14 vụ Hè Thu 2014 ............. 39
Hình 3.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu của giống lạc L14 vụ Xuân 2015................. 43
Hình 3.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống
lạc L14 vụ Hè Thu 2014 ............................................................ 55
Hình 3.4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống
lạc L14 vụ Xuân 2015 ................................................................ 59
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Lạc (Arachis hypogaea) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực
phẩm, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất tốt. Cây lạc là
một trong những cây chiếm vị trí hàng đầu trong các cây có hạt lấy dầu và
chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, không chỉ do được
gieo trồng trên diện tích lớn ở nhiều quốc gia mà còn vì lạc được sử dụng rộng
rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp.
Trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển dịch theo hướng nền kinh
tế thị trường, sản xuất nông nghiệp của nước ta đã thu được những thành
tựu đáng kể. Nhờ đó, chúng ta có điều kiện tập trung vào phát triển cây
công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là nhóm cây đậu đỗ để tăng cường dinh
dưỡng cho con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Định Hoá là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái
Nguyên, là một huyện nghèo của tỉnh với thu nhập bình quân đầu người
còn thấp so với trung bình của cả tỉnh (17,1 triệu đồng/người/năm). Trong
phát triển kinh tế xã hội của huyện, sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu.
Trong sản xuất nông nghiệp của huyện, ngoài lúa là cây lương thực
chủ lực thì cây lạc là cây thực phẩm được phát triển mạnh mẽ. Các giống
lạc hiện đang được trồng phổ biến ở huyện là L14, TB25 và Gié địa
phương. Tuy nhiên, giống lạc mới L14 được bà con trồng nhưng vẫn áp
dụng kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất lạc như với giống Gié địa
phương. Từ thực tế đó, nhằm nâng cao năng suất, khai thác tối đa tiềm
năng của giống lạc L14, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng
sản xuất hàng hóa tại địa phương tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng và năng
suất của giống lạc L14 tại huyện Định Hoá – tỉnh Thái Nguyên”.
2
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định mật độ trồng và tổ hợp phân bón hợp lý cho giống lạc L14
trong vụ Hè Thu và vụ Xuân tại huyện Định Hoá – tỉnh Thái Nguyên để sản
xuất lạc đạt hiệu quả nhất.
2.2. Yêu Cầu
Theo dõi ảnh hưởng của các mật độ trồng, tổ hợp phân bón đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất và khả năng chống chịu của giống
giống L14 tại huyện Định Hoá – tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định cơ sở khoa học về mật độ trồng và tổ hợp phân bón hợp
lý cho lạc vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 tại huyện Định Hoá – tỉnh
Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để hoàn thiện
quy trình thâm canh lạc có năng suất cao và bổ sung tài liệu nghiên cứu về
cây lạc cho giảng dạy nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần tăng năng suất lạc tại huyện Định Hoá – tỉnh Thái Nguyên
- Nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng lạc trong
vùng. thúc đẩy phát triển sản xuất lạc tại địa phương.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Phân bón có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất
và sản lượng cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Nhu cầu về phân
bón ở các giống lạc khác nhau thì cần các mức phân bón khác nhau. Việc
bón phân nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của cây. Vì vậy muốn phát huy được hiệu quả của giống thì cần bón
phân một cách cân đối và hợp lý.
Sự sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất của cây trồng chịu
sự tác động sâu sắc của môi trường và điều kiện trồng trọt. Cùng một giống
nhưng điều kiện chăm sóc khác nhau thì khả năng cho năng suất khác nhau.
Do vậy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng việc
xác định được công thức phân bón thích hợp cho mỗi giống để chúng sinh
trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, có ý
nghĩa thực tiễn nhằm thúc đẩy sản xuất lạc phát triển là rất cần thiết.
Hiện nay, cây lạc được trồng ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả
nước. Vấn đề làm thế nào để nâng cao năng suất cây lạc, tăng hiệu quả kinh
tế cho người trồng lạc được đặt lên hàng đầu. Theo nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học và kinh nghiệm trồng trọt cho thấy, nếu đã có được giống tốt
thì chỉ có đầu tư thâm canh mới có thể giải quyết được vấn đề năng suất.
Hơn nữa, Đảng ta rất coi trọng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
thôn và nông dân, đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn,
đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi cây trồng,
gắn sản xuất với thị trường, sản xuất theo yêu cầu của thị trường, nhằm
nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.Vì
vậy, công tác nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện các mục tiêu trên luôn
nhận được sự quan tâm, ủng hộ.
4
Căn cứ vào những tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) để phát triển
nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu lạc cho công nghiệp chế
biến và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.Vì vậy, cần mở rộng các vùng
trồng lạc chuyên canh trong cả nước.
Khi đưa giống mới và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt mới vào sản
xuất, người ta quan tâm đến hiệu quả kinh tế của nó và việc nó có phù hợp
với điều kiện sản xuất của người dân địa phương hay không. Đó cũng chính
là cơ sở để thực hiện đề tài này. Để giống đó có thể sinh trưởng, phát triển tốt
và cho năng suất cao nhất.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây lạc (arachis Hypogaea L) là một cây lấy dầu có giá trị kinh tế
cao và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Cây lạc mặc
dù có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện nay được phân bố rộng trong
phạm vi từ 400 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam.
Trong các loài cây làm thực phẩm cho con người, lạc có một vị trí
quan trọng. Mặc dù cây lạc có từ lâu đời nhưng tầm quan trọng của cây lạc
mới chỉ được khẳng định hơn một trăm năm nay, khi những xưởng ép dầu
ở Macxay (Pháp) bắt đầu nhập lạc từ Tây Phi để ép lấy dầu, mở đầu thời kỳ
dùng lạc trên quy mô lớn. Công nghiệp ép dầu đã được xây dựng với tốc độ
nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn thế giới. Gần đây người ta chú ý
nhiều hơn tới nguồn protein trong lạc, nhân loại hy vọng vào các loại cây
bộ đậu sẽ giải quyết nạn đói protein trước mắt và trong tương lai (Nguyễn
Thị Chinh và cs, 2002) [ 2].
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập, rèn luyện của mỗi học viên.Với phương châm “học đi đôi
với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Thực tập tốt nghiệp sẽ giúp
cho học viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học và áp
dụng một cách sáng tạo linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế
nghiêncứu khoa học và sản xuất đồng thời giúp cho học viên làm quen với
thực tế sản xuất.Từ đó giúp cho học viên học hỏi, rút ra những kinh nghiệm
trong thực tế sản xuất, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng được
nhu cầu của xã hội. Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cô giáo
TS. Lưu Thị Xuyến – Giáo viên khoa Nông học trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi sự giúp đỡ tận tình và
sâu sắc trong quá trình hoàn thành luận văn này.Tôi xin được cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, phòng quản lý sau đại học, khoa Nông học trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin được cảm ơn phòng nông nghiệp
huyện Định Hoá, các ban ngành của huyện, anh em bạn bè và gia đình đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện
các nghiên cứu tại cơ sở.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn
chế nên bản luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp ý của các thầy cô và các bạn để
luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Đàm Tiến Niên
6
Trên thế giới các nước xuất khẩu lạc nhiều là Trung Quốc, Mỹ,
Achentina, Ấn Độ. Các nước nhập khẩu hàng năm lớn như Hà lan,
Indonexia, Anh, Singgapo, Đức.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước
trên thế giới
Diện tích
(triệu ha)
Nước
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2011
2012
2013
2011 2012
2013
2011 2012 2013
Trung Quốc
4,60
4,72
4,68
3,50
3,57
3,61
16,11 16,86 16,92
Ấn Độ
5,31
4,77
5,25
1,31
0,98
1,80
6,96
4,70
9,47
Nigieria
2,34
2,42
2,36
1,26
1,27
1,27
2,96
3,07
3,00
Mỹ
1,01
1,27
1,14
3,01
3,54
3,22
3,05
4,49
3,69
(Nguồn: Faostat, ) [17]
Qua số liệu bảng 1.2 ta thấy:
Vùng sản xuất lạc chủ yếu trên thế giới là vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới của lục địa Á – Phi, song năng suất lạc vùng này không cao, riêng
Trung Quốc có năng suất cao đạt 3,61 tấn/ha năm 2013, các nước khác chỉ
đạt 0,98 – 3,22 tấn/ha. Ấn Độ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế
giới nhưng lại có năng suất dưới mức trung bình. Sản lượng năm 2013 của
các nước cao nhất là Trung Quốc đạt 16,92 triệu tấn, sau đó là Ấn Độ 9,47
triệu tấn, Nigienia 3 triệu tấn, Mỹ 3,69 triệu tấn, Nigienia 3 triệu tấn.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ cho lạc trên thế giới
Tại Ấn Độ, họ cho rằng trồng lạc trong điều kiện nhờ nước trời thì
khoảng cách 30 cm x 7,5 cm là tốt nhất (Florkowski W.J, 1994) [18].
Ở miền Bắc Trung Quốc mật độ thích hợp của giống lạc thuộc kiểu hình
Virginia được gieo trồng trong vụ Xuân như Luhua 4, Hua 17 trên đất có độ phì
trung bình thì mật độ khoảng 220.000 - 270.000 cây/ha, còn đối với đất giàu
7
dinh dưỡng mật độ là 200.000 - 240.000 cây/ha. Các giống lạc thuộc loại hình
Spanish như Baisha 1016, Luhua 8, 12, 13 và 15 thì mật độ trồng là 360.000 420.000 cây/ha. Trong điều kiện trồng phụ thuộc vào nước trời mật độ là
300.000 - 380.000 cây/ha ( Ngô Thế Dân và cs, 2000) [4].
Miền Nam Trung Quốc, với giống đứng cây trồng trong vụ Xuân
trên đất đồi hoặc trong vụ lạc Thu ở đất lúa, mật độ trồng thích hợp là
270.000 - 300.000 cây/ha (Florkowski W.J, 1994) [18].
Ở Mỹ, lạc có năng suất cao nhất khi trồng với khoảng cách (45 - 68
cm) x (10 - 15 cm). Trong điều kiện có tưới thì khoảng cách trồng là (22,5 cm
x 10 cm) tương đương mật độ 44 cây/m2 đạt năng suất cao nhất.
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lạc trên thế giới
Vai trò của các chất dinh dưỡng là khác nhau đối với cây lạc cũng
như với các cây trồng khác, các chất dinh dưỡng tham gia vào thành phần
tế bào, điều hòa áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng tới pH của dịch tế bào và hệ
thống đệm. Thiếu dinh dưỡng là một nguyên nhân làm giảm năng suất lạc.
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng không phải lúc nào cũng biểu hiện nhưng
qua phân tích các mẫu cho thấy 66% có hàm lượng P thấp, 78% có hàm
lượng Zn thấp ở nhiều vùng. Phân tích đất phát hiện được 95% các vùng có
lượng lân dễ tiêu thấp, 71% vùng có Zn thấp.
Một số tác giả đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc. Cây
lạc hấp thụ 94 kg N: 24,2 kg P: 26 kg K đã đạt năng suất 1.338kg lạc
quả/ha, hấp thụ 63 kg N: 4 kg P: 6 kg K năng suất 780 kg lạc quả/ha và
1.910 kg chất khô.
Bón phân cho lạc có hiệu quả kinh tế, dù trong điều kiện nước trời.
Kết quả của 200 thí nghiệm bón phân cho lạc ở Ấn Độ dẫn tới kết luận là:
Bón trên 22 kg N cho một ha thì không có hiệu quả. Cũng theo 2 tác giả
này, trên đất nhẹ hoặc trung bình, khi bón phối hợp 11,0 kg N/ha, 10 kg
P2O5/ha và 19 kg K2O/ha tăng năng suất lạc nước trời 154% so với đối
chứng và cao hơn một cách có ý nghĩa khi bón đơn độc N, P và K hoặc khi
8
bón cùng lúc 2 trong 3 yếu tố trên (Vũ Công Hậu và cs, 1995) [10].
Ở Ấn Độ, kết quả các thí nghiệm phân bón cho thấy, việc bón phối
hợp 30 kg N/ha với 17 kg P2O5/ha thì năng suất lạc tăng gấp đôi so với chỉ
bón 30 kg N/ha. Bón phối hợp 10 - 40 kg N, 30 - 40 kg P2O5, 20 - 40 kg K2O
cho 1 ha là mức bón tối ưu cho lạc ở Ấn Độ (Florkowski W.J, 1994) [ 18].
Ở Trung Quốc, bón Gypsun (hợp chất có hàm lượng Canxi cao) với
lượng 375 kg/ha cho đất nâu ở Wubei đã làm tăng năng suất quả lạc 4,61
tấn/ha, tăng 11,8% so với đối chứng không bón. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng, so với bón riêng lẻ N, P, K thì bón kết hợp đã làm tăng khả
năng hấp thu đạm của cây lên 77,33%, của lân lên 3,75%. Tỷ lệ bón phối
hợp N, P, K thích hợp nhất đối với lạc là 1:1,5:2 (Cesar. L. Revoredo,
2002) [16].
Ở Mỹ, nhiều vùng trồng lạc cũng cho thấy bón P, K cho cây bông là
cây trồng trước của lạc có hiệu quả hơn bón trực tiếp cho lạc.
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế
biến dầu ăn thuộc loại tốt nhất. Lạc chỉ xếp hạng thứ hai sau đậu tương về
sản lượng dầu trong các dầu ăn thực vật, cũng như diện tích trong tổng diện
tích cây lấy dầu. Ở nước ta, lạc được coi là một loại thức ăn bổ, thơm ngon
và được nhân dân ưa chuộng. Trong thực phẩm, lạc có thể dùng ăn trực tiếp
trong các bữa ăn hàng ngày như luộc, rang, hầm, hoặc chế biến thành lạc
rang tẩm muối, bột lạc, bơ lạc, pho mát lạc, dầu tinh lạc, bánh, kẹo,…
Ngoài ra, lạc còn được dùng làm nguyên liệu chế biến một số dược phẩm
và mỹ phẩm, đặc biệt dầu lạc không đạt tiêu chuẩn còn được sử dụng trong
công nghiệp chế biến xà phòng cao cấp ở các nước phát triển, mà nổi tiếng
nhất là xà phòng Macxây của Pháp.
Lịch sử trồng lạc ở Việt Nam chưa dài so với các cây trồng khác
như: lúa, đậu tương, đậu xanh... trong cuốn ‘Vân đài loại ngữ” một cuốn
9
bách khoa toàn thư đầu tiên của nước ta do Lê Quý Đôn viết năm 1773
chưa hề nhắc tới cây lạc. Tuy nhiên hiện nay lạc vẫn giữ vị trí hàng đầu
trong các cây công nghiệp ngắn ngày ở nước ta. Lạc được trồng ở hầu hết
các tỉnh trong cả nước. Diện tích trồng lạc chiếm 40% diện tích trồng cây
công nghiệp ngắn ngày (Nguyễn Thị Chinh, 1996) [1]
Trồng lạc ở nước ta chia làm bốn vùng chính, vùng trung du miến
núi phía Bắc, khu 4 cũ, đông Nam Bộ và Duyên hải nam trung bộ. Trong
đó khu vực trung du miền núi phía Bắc và duyên hải nam trung bộ cơ
cấu trồng lạc vẫn phát triển chủ yếu vụ lạc Xuân. Vùng trung du miền
núi phía Bắc có tiềm năng phát triển thêm diện tích ở chân ruộng bỏ hóa
vụ xuân, trồng xen cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (Ngô Thế Dân
và cs, 2000) [4]
Những năm gần đây công tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật
tiến bộ trồng lạc ở nước ta được đầu tư mạnh mẽ các đề tài nghiên cứu cấp
Nhà nước, cấp ngành, cũng như các dự án trong nước và ngoài nước được
triển khai. Qua đó đã chọn tạo được bộ giống lạc thích ứng với điều kiện
sản xuất khác nhau gồm các giống thâm canh cao như: Sen lai 7523, L14,
L02, L18, L23 các giống ngắn ngày chịu hạn như V79, L05, L12, VD1,
VD2, giống thích ứng rộng kháng bênh héo xanh vi khuẩn như MD7, MD9
và đã ứng dụng thành công kỹ thuật che phủ Nilon...vì vậy sản xuất lạc ở
nước ta hiện nay có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng.
Theo Ngô Thế Dân và cs, 2000 [4], sự biến động về diện tích, năng
suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 1975 đến 1998 chia làm 4 giai
đoạn:
- Từ năm 1975 - 1979: Giai đoạn này diện tích gieo trồng có xu thế
giảm từ 97,1 ngàn ha (1976), xuống còn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình
quân 2,0%/năm. Năng suất và sản lượng giai đoạn này cũng giảm, năm 1976
năng suất đạt 10,3 tạ/ha, đến năm 1979 chỉ còn 8,8 tạ/ha, giảm 5,0%.
iii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
2.1. Mục đích .................................................................................................. 2
2.2. Yêu Cầu ................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới và trong nước ......... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới .............................. 4
1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ....................................... 4
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ cho lạc trên thế giới ...................... 6
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lạc trên thế giới .................. 7
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam............................... 8
1.2.2.1. Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam ................................................ 8
1.2.2.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lạc của Việt Nam .................. 12
1.2.2.3. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc của Việt Nam ................. 13
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thái Nguyên ............................................... 17
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................ 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................... 20
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................ 23
2.4.2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ................................................. 23
11
Sen lai 7523, L14, L02, L18, L23, TB25 các giống ngắn ngày chịu hạn như
V79, L05, L12, VD1, VD2, giống thích ứng rộng kháng bênh héo xanh vi
khuẩn như MD7, MD9 và đã ứng dụng thành công kỹ thuật che phủ
Nilon...vì vậy sản xuất lạc ở nước ta hiện nay có xu hướng tăng về diện tích
và sản lượng.
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam những năm gần đây
Chỉ tiêu
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2007
254,5
20,0
510,0
2008
255,3
20,8
530,2
2009
245,0
20,9
510,9
2010
231,4
21,1
487,2
2011
223,8
20,9
468,7
2012
219,2
21,4
468,5
2013
216,3
22,8
492,6
2014
209,0
21,7
454,5
Năm
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2015) [15]
Qua bảng 1.3 cho thấy:
Về diện tích: Diện tích lạc ở nước ta đang biến động và giảm dần từ
năm 2007 là 254,5 nghìn ha đến năm 2013 là 216,3 nghìn ha. Trong vòng 7
năm từ 2007 đến 2013 diện tích giảm 38,2 nghìn ha. Sở dĩ trong những năm
gần đây diện tích trồng lạc giảm nhanh là do sức ép của dân số, quá trình
đô thị hóa và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp ngày càng tăng.
Về năng suất: Năng suất lạc ở nước ta đang tăng dần. Từ năm 2007
là 20,0 tạ/ha đến năm 2013 là 22,8 tạ/ha tăng 2,8 tạ/ha. Năng xuất cao nhất
là năm 2013 đạt 22,8 tạ/ha. Năng suất thấp nhất là năm 2007 đạt 20,0 tạ/ha.
Nhìn vào bảng ta thấy mức tăng hàng năm là không đáng kể.
12
Về sản lượng: Sản lượng biến động theo diện tích và năng suất. Nên
sản lượng lạc tăng giảm thất thường theo năm. Từ năm 2007 đến năm 2008
tăng từ 510,0 nghìn tấn lên 530,2 nghìn tấn. Từ năm 2009 đến năm 2012 lại
giảm mạnh do diện tích giảm nhanh và năng suất lại tăng chậm. Giảm từ
510,9 nghìn tấn (năm 2009) còn 468,5 (năm 2012). Đến năm 2013 tuy diện
tích vẫn giảm nhưng năng suất lại tăng rất cao nên sản lượng cũng tăng lên
và đạt 492,6 nghìn tấn nhưng đến năm 2014 lại bị giảm nhẹ còn 454,5
nghìn tấn.
Nhìn chung việc sản xuất lạc của nước ta những năm gần đây đã có
những biến động rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng nhưng vẫn còn
thấp so với bình quân của thế giới rất nhiều. Nguyên nhân là do:
- Thiếu quan tâm đúng mức của nhà nước, lãnh đạo các địa phương
đối với cây lạc.
- Chưa có được bộ giống phù hợp cho từng vùng sinh thái và biện
pháp kĩ thuật cho giống.
- Diện tích đất trồng lạc tập trung ở miền núi, cơ sở vật chất
còn nghèo.
- Chưa thay đổi được tập quan canh tác truyền thống của người dân.
- Giá bán chưa ổn định.
Vì vậy để nâng cao năng suất, sản lượng lạc thì cần phải có sự quan
tâm của các cấp, các ngành. Trong đó công tác khảo nghiệm để chọn ra
giống thích hợp cho từng vùng sinh thái là rất cần thiết.
1.2.2.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lạc của Việt Nam
Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu để xác định khoảng cách, mật độ
trồng lạc tối ưu. Theo Ưng Định và Đăng Phú (1987), tổng hợp các nghiên
13
cứu cho biết, tăng mật độ từ 22 cây/m2 (30cm x 15 cm x 1 cây) lên 33
cây/m2 (30 cm x 10 cm x 1 cây), năng suất lạc tăng từ 15,0 lên 22,0 tạ/ha.
Mật độ trồng 44 cây/m2 (30 cm x 15 cm x 2 cây), năng suất tăng lên 29,0
tạ/ha. Trên đất bạc màu Bắc Giang, lạc trồng với mật độ 25 cây/m2 (40 cm x
20 cm x 2 hạt) năng suất đạt 12,0 tạ/ha, trồng với mật độ 42 cây/m2 (30 cm x
15 cm x 2 hạt) năng suất tăng lên 15,0 tạ/ha.
Lê Song Dự và cs, (1991) [8] xác định mật độ trồng thích hợp nhất
cho giống lạc Sen Lai 75/23 trên đất cát Nghệ An là 35 cây/m2 theo khoảng
cách 30 cm x 10 cm x 1 hạt. Những nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ, kết
quả cho thấy năng suất lạc đạt cao nhất 28,1 tạ/ha ở khoảng cách gieo 20
cm x 20 cm x 2 hạt/hốc đối với giống lạc VD1 (Trần Văn Điền, 1990) [9].
Theo Trần Đình Long và cs, (1999) [11], mật độ gieo thích hợp trong
điều kiện có che phủ nilon là 25 cm x 18 cm x 2 cây/hốc và không che phủ
nilon là 25 cm x 10 cm x 1 cây/hốc.
Mật độ trồng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất lạc.
Mật độ trồng lạc hợp lý có ý nghĩa quan trọng tới việc tăng năng suất và
sản lượng lạc của các giống lạc (Nguyễn Thị Chinh, 2006) [3]
1.2.2.3. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc của Việt Nam
Đất trồng lạc thường có thành phần cơ giới nhẹ nên chất dinh dưỡng
dễ bị rửa trôi. Vì vậy, nhiều kết quả ngiên cứu của Viện nông hóa thổ
nhưỡng đã chỉ ra rằng: Nền 10 tấn phân chuồng + 30N + 60 P2O5 + 30 K2O
năng suất lạc từ 16 – 18 tạ/ha. Hiệu suất 1kg lân trên đất bạc màu biến đổi
từ 4 – 6 kg lạc. Lân là yếu tố dinh dưỡng chủ động với cây lạc là một yếu
tố hạn chế trên đất có thành phần cơ giới nhẹ. Thực tế cho thấy đất càng
nghèo lân thì hiệu quả lân càng cao. Trung bình hiệu suất 1kg lân là 4 – 6
kg lạc đầu tư trên mức 60 P2O5 là 3,6 – 5 kg lạc ( Ngô Thế Dân và cs, 2000)
[4]
14
Lạc là cây có khả năng cố định đạm nhưng giai đoạn đầu cây rất cần
đạm do lượng dự trữ trong hạt không đáp ứng được nhu cầu phát triển bình
thường của cây. Tuy nhiên, việc bón đạm phải có chuẩn mực, vì bón đạm
quá ngưỡng, thân lá phát triển mạnh làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hình
thành quả và hạt dẫn đến năng suất thấp. Kết quả nghiên cứu của Viện
Nông hoá thổ nhưỡng trên đất bạc màu Bắc Giang, trên nền 8 - 10 tấn phân
chuồng, lượng bón thích hợp là 30 kg N/ha, nếu tăng lên 40 kg N/ha thì
năng suất không tăng và hiệu lực giảm đi rõ rệt ( Ngô Thế Dân và cs, 2000)
[4].
Tác giả Ngô Thế Dân và cs, (2000) [4], Trần Danh Thìn (2001) [12]
đều cho rằng, để việc bón đạm thực sự có hiệu quả cao, cần bón kết hợp
các loại phân khoáng khác như lân, canxi và phân vi lượng khác.
Kết quả nghiên cứu của Trần Danh Thìn (2001) [12] trên đất đồi
bạc màu ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, bón 100 kg N/ha năng suất tăng 6,5
- 11,3 tạ/ha, bón 40 kg N/ha năng suất tăng 5,7 lên 7,1 tạ/ha so với không
bón phân.
Trên đất nghèo dinh dưỡng, hiệu lực của lân càng cao khi bón 60 kg
P2O5/ha sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất và bón ở mức 90 kg P2O5/ha cho
năng suất cao nhất trên nhiều loại đất (Đường Hồng Dật, 2007) [6]. Trung
bình hiệu suất 1 kg P2O5 là 4 - 6 kg lạc vỏ. Nếu bón 90 kg P2O5 năng suất
cao nhưng hiệu quả không cao (Nguyễn Thị Chinh và cs, 2002) [2].
Theo Lê Song Dự và cs, (1979) [7], phân kali thường có hiệu lực cao
đối với lạc trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và nghèo dinh
dưỡng như: Đất cát thô ven biển, đất bạc màu. Hiệu lực 1 kg K2O trong các
thí nghiệm biến động từ 5,0 - 11,5 kg quả khô. Lượng kali bón thích hợp
cho lạc ở các tỉnh phía Bắc là 40 kg K2O trên nền 20 kg N và 80 kg P2O5.
Bón phân cân đối là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của phân
bón và nâng cao năng suất lạc. Theo Nguyễn Thị Dần và cs (1991) [5], trên
iv
2.4.2.2. Đánh giá mức độ bệnh hại .............................................................. 24
2.4.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .................................. 25
2.4.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm ..................... 26
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 27
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng và năng
suất giống L14 vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 .......................... 27
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của
giống lạc L14 ở vụ Hè Thu năm 2014 và vụ Xuân 2015 ................. 27
3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lạc L14 trong vụ Hè Thu năm 2014 ......................... 36
3.1.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống lạc L14
vụ Hè Thu 2014 ................................................................................ 38
3.1.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống lạc L14
vụ Xuân 2015 ................................................................................... 42
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng
suất giống lạc L14 trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 ........... 44
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng
của giống lạc L14 trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015............ 44
3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao thân chính và số
cành cấp 1, cấp 2 của giống lạc L14 trong vụ Hè Thu 2014 và
vụ Xuân 2015 ................................................................................... 46
3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh
của giống lạc L14 vụ Hè Thu 2014 .................................................. 48
3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống lạc
L14 vụ Hè Thu 2014 ........................................................................ 54
3.2.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lạc L14 vụ Xuân 2015 .............................................. 56
3.2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống lạc
L14 vụ Xuân 2015 ............................................................................ 58