Đèo Ngang là tên một con đèo nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và
Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam.
Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn
chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 2.560 m, đỉnh cao khoảng 250 m (750 ft),
phần đất phía Quảng Bình thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, phần
đất phía Hà Tĩnh thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh. Đèo Ngang cách thị trấn
Ba Đồn 24 km, sông Gianh 27 km, thị xã Đồng Hới 80 km về phía Nam, cách
thị xã Hà Tĩnh 75 km về phía Bắc. Đây là ranh giới cũ giữa Đại Việt và
Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ
Nam Tiến của người Việt (1069). Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ là
Porte d'Annam.
Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích của cửa ải Hoành Sơn
Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833 thời vua Minh Mạng để kiểm
soát việc qua đèo. Đứng trên đỉnh Ngoạn Mục để ngắm biển thì tuyệt đẹp, núi
non kỳ vĩ, biển trời mênh mông.
Gần đèo Ngang về phía Quảng Bình có đền thờ bà Liễu Hạnh di tích kiến trúc
- nghệ thuật - tôn giáo, các bãi tắm Hòn La, Quảng Đông, Cảnh Dương với
rừng dương xanh mướt, cát vàng óng ánh và các đảo ở ngoài khơi như Hòn
La, Hòn Vụng Chùa, Hòn Cỏ, Hòn Gió, đảo Yến tạo thành những thắng cảnh
tuyệt đẹp. Gần đèo Ngang về phía Hà Tĩnh có bãi tắm đèo Con sạch đẹp,
thoải và kín gió. Đền thờ bà Bích Châu hay còn gọi là đền thờ bà Hải gần núi
Cao Vọng, núi Ô Tôn, núi Bàn Độ, vũng Áng, là quần thể danh thắng du lịch
bắc đèo Ngang.
Ngày nay, khách qua đèo Ngang thường đi bằng đường hầm xuyên núi. Công
trình này có chiều dài 2.849m gồm cả phần hầm và đoạn tuyến hai đầu do
Tổng Công ty Sông Đà đầu tư, thi công và khánh thành thông xe ngày
21/8/2004.
Đèo Ngang trong văn học
Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Lê Thánh Tông,
Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua Thiệu Trị,
Nguyễn Hàm Ninh, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Phước Miên Thẩm,
Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, ... đã lưu dấu tại [[[1]đèo Ngang và những
tuyệt phẩm thơ cổ ]]. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện
Thanh Quan rất nổi tiếng.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) có bài thơ Qua Đèo Ngang:
Bãi thẳm ngàn xa cảnh vắng teo
Đèo Ngang lợi bể nước trong veo.
Thà là cúi xuống cây đòi sụt,
Xô xác trông lên, sóng muốn trèo.
Lảnh chảnh đầu mầm chim vững tổ,
Lanh chanh cuối những nũng cá ngong triều.
Cuộc cờ kim cổ chừng bao nả,
Non nước trông qua vẫn bấy nhiêu.
Lê Thánh Tông có hồn thơ, nhận xét khéo, lựa chữ tài, lời có khi linh động, điêu luyện. Một
nhà nghiên cứu văn học có uy tín bảo rằng bài thơ của Lê Thánh Tông có phần hơn bài của
Bà Huyện Thanh Quan.
Không hiểu có do tự ti mặc cảm nào không mà trong những bài vịnh người, vịnh vật như
Anh thợ cạo, Người ăn mày, Thằng bù nhìn, Cái cối xay, Cái chổi... Ông cứ thích tỏ cái khí
tương đế vương của Ông, cố gò chỉ những cái phàm tục nhất thành tôn kính nhất. Ngôi báu
của Lê Thánh Tông đã làm hại sự nghiệp văn chương của ông.
Ngoài bài Qua Đèo Ngang dẫn trên, Lê Thánh Tông còn cho chúng ta thưởng thức thi tài
của ông qua những bài thơ khác giàu hình ảnh, cảm xúc, thành thật và nhiều tình người như
các bài: Lời Mẹ Vương Lăng Tiễn Sứ Giả, Đề Miếu Vũ Nương (Vợ chàng Trương), Đến
Làng Tam Chế...
Sau hết tôi gởi đến các bạn bài Qua Đèo Ngang của Đặng Trần Thường, trên đường vào
Nam theo Nguyễn Ánh:
Quốc bộ gian nan lặn lại trèo.
Bắc Nam đôi ngã lối quanh queo.
Một hơi kéo miết chân chồn dại.
Nửa chữ không còn bụng đói meo.
Hoa chửa tan sương cười dở khóc.
Nước còn vướng đá, chảy rồi reo.
Ước gì thân hóa ra chim nhỉ.
Muôn dặm đồ nam nhẹ cánh vèo.
Quang cảnh đường hầm bộ đèo Ngang. (TEDI)
Lần đầu tiên Việt Nam có thể tự thiết kế, giám sát, chỉ đạo thi công một công
trình có kỹ thuật phức tạp, mà không có sự trợ giúp của một chuyên gia nước
ngoài nào. Đó là công trình đường hầm bộ đèo Ngang áp dụng công nghệ mới
của nhóm tác giả thuộc Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT.
Giải pháp công nghệ mới của nhóm tác giả do kỹ sư Ngô Xuân Thỉnh đứng
đầu đã đoạt giải nhì trong cuộc thi Sáng tạo khoa học Việt Nam 2005
(VIFOTEC). Đó là kết quả từ chương trình chuyển giao công nghệ tại dự án
xây dựng hầm đường bộ Hải Vân, trong đó Việt Nam liên doanh với các hãng
Nippon Koei của Nhật Bản và Louis Berger International của Mỹ.
Đoạn đường bộ qua đèo Ngang dài khoảng 7 km trên quốc lộ 1A thuộc địa
phận 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Tổng chiều dài đoạn tuyến mới là 2,8
km, trong đó hầm đường bộ dài 495 m. Riêng hạng mục hầm đã áp dụng giải
pháp thiết kế và thi công theo phương pháp công nghệ mới của Áo, viết tắt là
NATM.
Ông Ngô Xuân Thình, chủ nhiệm đề tài, cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu
tiên trong số các nước đang phát triển đã mạnh dạn áp dụng công nghệ đào
hầm NATM vào thi công các công trình hầm giao thông. Các kỹ sư và công
nhân cầu đường trong nước đã tự thiết kế, giám sát, chỉ đạo thi công một công
trình áp dụng công nghệ mới có kỹ thuật phức tạp mà không có sự trợ giúp
của một chuyên gia nào. Tổng số tiền tiết kiệm do thuê chuyên gia khoảng 21
tỷ đồng.
Cong nghe moi xay dung duong ham bo deo Ngang
Đường hầm bộ đèo Ngang. (TEDI)
Trong quá trình nghiên cứu thiết kế và giám sát xây dựng, các kỹ sư đã giải
quyết thành công bài toán kinh tế - kỹ thuật của dự án, trong đó tận dụng được
nhiều vật liệu trong nước và tự chế tạo được các thiết bị như gương đo biến
dạng, hệ thống kết cấu trục đỡ, hệ thống neo... thay thế vật liệu nhập ngoại mà
vẫn đảm bảo chất lượng tương đương.
Quá trình xây dựng công trình kéo dài 16 tháng và đã hoàn thành vào tháng
8/2004. Sau hơn 1 năm sử dụng, lưu lượng xe qua hầm đạt trên mức dự kiến.
Công trình được đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết những khó khăn trắc
trở giao thông trên hành trình Bắc - Nam, rút ngắn được khoảng cách 4,5 km,
giảm thiểu chi phí vận hành và hạn chế tai nạn giao thông trên đường đèo.
Tiến tới nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng công nghệ mới để xây dựng đường hầm
bộ ở Thanh Hoá hay hầm đường sắt ở Thái Nguyên.
Ông Thình nhận định dự án xây dựng hầm đường bộ đèo Ngang hoàn thành
đã mở ra một triển vọng về việc Việt Nam có thể tự thiết kế và xây dựng
nhiều hầm đường bộ, đường sắt và đường cao tốc, với các tiêu chuẩn hình học
cao trong những năm tới. Đây cũng là một dấu mốc chứng tỏ Việt Nam đã đạt
trình độ ngang tầm khu vực về lĩnh vực xây dựng cầu đường