Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

báo cáo thực tập ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN XUÂN AN HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.98 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN
XUÂN AN- HUYỆN NGHI XUÂN- TỈNH HÀ TĨNH

HÀ NỘI – 2016

1


2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN
XUÂN AN- HUYỆN NGHI XUÂN- TỈNH HÀ TĨNH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã ngành: C850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : THS. NGUYỄN

HÀ NỘI - 2016



3


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Ngọc Hồng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Dung

4


Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Được sự tận tình dạy bảo
của các thầy cô trong trường nói chung và các thầy cô
trong khoa Quản Lý Đất Đai nói riêngđã trang bị cho em
những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như trong
cuộc sốn, tạo cho em hành trang vững chắc cho công tác
sau này.

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến
nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc
nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản Lý Đất Đai –
Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng
với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Đặc biệt để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này,
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, còn có sự quan tâm
giúp trớ trực tiếp của thầy

giáo hướng dẫn- ThS. Nguyễn

Ngọc Hồng, Và các thầy, cô trong khoa Quản Lý Đất Đai,
UBND Thị trấn Xuân An cùng các cán bộ địa chính của Thị
trấn Xuân An- Nghi Xuân- Hà Tĩnh và các phòng ban khác
đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo
cáo thực tập tốt nghiệp

này theo đúng nội dung và kế

hoạch được giao.
5


Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức
của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối
với các thầy cô của trường Đại Học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội., đặc biệt là các thầy cô khoa Quản Lý Đất
Đai của trường đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn
thành tốt bài báo cáo thực tập này. Và em cũng xin chân
thành cám ơn thầy ThS. Nguyễn Ngọc Hồng đã nhiệt tình
hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm
bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các
Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh
nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cô giáo, các cán bộ của UBND Thị
trấn Xuân An - Nghi Xuân- Hà Tĩnh, Kính chúc các thầy, cô
và toàn thể các cô chú tại UBND Thị trấn Xuân An luôn
mạnh khỏe, hạnh phúc, và đạt được nhiều thành công
trong công tác cũng như trong cuộc sống

6


7


Danh mục bảng viết tắt
UBND: Ủy Ban nhân dân
QSDĐ: quyền sử dụng đất

QL: Quốc lộ
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, là
tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… và là nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Việc sử dụng đất đai có ý nghĩa
quyết định đến sự thành bại về việc phát triển kinh tế- xã hội, sự ổn định của
chính trị của một Quốc gia đối với trước mắt và lâu dài.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước, biết bao nhiêu các thế hệ cha ông đi trước đã phải đánh đổi biết bao công
sức và xương máu để giữ lấy từng tấc đất của quê hương, của Tổ Quốc. Vì vậy,
thế hệ con cháu chúng ta ngày nay phải có trách nhiệm ra sức bảo vệ, giữ gìn
nguồn tài nguyên quý giá ấy. Chúng ta phải biết cách quản lý đất đai thật chặt
chẽ, phù hợp; sử dụng đất đai thật hợp lý, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
đúng mục đích sử dụng đất và phải sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi
trường và đảm bảo sử dụng đất bền vững.
Ở Việt Nam ”Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý.” Vì vậy Nhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện
quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt toàn bộ đất đai
trên lãnh thổ. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy
định của pháp luật, và đồng thời ban hành các quy định cụ thể để quản lý việc sử
dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo việc sử dụng đất đai
một cách hợp lý, tiết kiệm, và có hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh
tế Quốc tế, Đất nước ngày một chuyển mình và phát triển, dân số tăng nhanh,
9


quá trình đô thị hoá đã làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng, kèm theo đó là sự
phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế công nghiệp và dịch
vụ.Tất cả các vấn đề đó đã gây nên sức ép cho đất đai và làm nảy sinh các vấn đề
mâu thuẫn trong việc quản lý và sử dụng đất. Các vấn đề, mâu thuẫn đó đang có
chiều hướng ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, làm ảnh hưởng đến đời sống xã
hội. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta mà còn với các nước đang phát
triển và phát triển trên thế giới.Vì vậy, đứng trước tình hình đó yêu cầu đặt ra
cho các nhà quản lý đât đai là phải có cách quản lý, phương hướng sử dụng đất
thật phù hợp nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của người đại diện cho Nhân
dân, đảm bảo việc sử dụng đất thật hiệu quả và bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của đất đai, trong suốt thời gian qua Nhà nước ta
đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm điều chỉnh về những quan hệ
đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai, nhằm
sử dụng đất đai có hiệu qủa vì lợi ích của nhà nước, người sử dụng và của toàn
xã hội như: Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm
2003,luật đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009, và gần đây nhất là Luật đất đai
năm 2013 được Quốc Hội khóa XIII thông qua ngày 29/11/2013. Luật Đất Đai
2013 có những điểm mới đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế
phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất Đai của những năm trước đó. Đây là
đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, nền kinh tế- xã hội của
nước ta, thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhân dân, góp phần quan trọng trong
việc thể chế hoá đường lối của Đảng, tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn
chỉnh hơn, để điều chỉnh có hiệu quả quan hệ về quản lý và sử dụng đất, thúc đất
quan hệ này phát triển theo hướng tích cực.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta được quy định rõ tại điều 22

của Luật Đất đai năm 2013 với 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của
ngành Địa chính nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được
10


thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước
nắm chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, được sự nhất trí của trường Đại Học Tài
Nguyên Và Môi Trường Hà Nội, được sự phân công trực tiếp của khoa Quản lý
đất đai, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Ths. Nguyễn Ngọc Hồng, em
đi tiến hành, tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình quản lý và sử
dụng đất trên địa bàn Thị trấn Xuân An – huyện Nghi Xuân- tỉnh Hà Tĩnh ”.
2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản lý và
sử dụng đất.
- Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất của Thị trấn Xuân
An trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đánh giá việc thực hiện theo 15 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình sử dụng đất của Thị trấn Xuân An trong
thời gian qua. Qua đó thấy được những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý
và sử dụng đất của Thị trấn.Tìm hiểu, đánh giá những thuận lợi và khó khăn tác
động đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương.
- Đề xuất một số biện pháp giúp chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ,
nắm chắc nguồn tài nguyên đất đai của Nhà nước, tăng cường công tác quản lý
và sử dụng đất của Thị trấn Xuân An- Nghi Xuân- Hà Tĩnh.
2.2. Yêu cầu:
- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà nước
về đất đai, đặc biệt là 15 nội dung được quy định tại điều 22 Luật đất đai 2013.
- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất ,tình hình sử dụng đất
trên địa bàn Thị trấn.

- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý và
sử dụng đất trên địa bàn Thị trấn.
- Đ ề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
Thị trấn.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
11


1. Cơ sở lý luận và tính pháp lý của công tác Quản lý Nhà nước về đất đai
1.1 Sơ lược lịch sử của ngành địa chính và Quản lý Nhà nước về đất đai
Ngành Quản lý đất đai Việt Nam tính từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc
lệnh số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 để kết thúc hoạt động của cơ quan quản
lý đất đai thuộc Thực dân Pháp và mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tới nay đã trải qua 65 năm phát triển. Ngành
đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở bất kỳ
giai đoạn lịch sử nào, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đều đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống tổ chức Nhà nước.
1.1.1. Thời phong kiến: các Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quan tâm đến
công tác quản lý đất đai, mà trước hết là việc đưa ra các chính sách, pháp luật
điều tiết các quan hệ về đất đai. Chính sách đất đai trước hết tập trung vào việc
thu thuế điền và xác định các hình thức sở hữu về đất đai như sở hữu tư nhân, sở
hữu công làng xã và sở hữu trực tiếp của Nhà nước - "Đất vua, chùa làng".
1.1.2. Thời Pháp thuộc: Thực dân Pháp chú trọng phát triển chế độ sở hữu lớn
về ruộng đất ở Nam Kỳ, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ
và Trung Kỳ. Tổ chức hệ thống quản lý đất đai trên lãnh thổ Việt Nam theo 3
cấp: Cơ quan quản lý Trung ương là Sở Địa chính thuộc Thống sứ Bắc Kỳ,
Khâm sứ Trung Kỳ và Thống đốc Nam Kỳ, về sau trực thuộc Phủ Toàn quyền
Đông Dương; Cơ quan cấp tỉnh là Ty Địa chính; cấp cơ sở làng xã có nhân viên
địa chính là chưởng bạ ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và hương bộ ở Nam Kỳ. Thực dân
Pháp đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính từ năm 1871 ở Nam Kỳ, sau đó công

việc đo đạc được triển khai ra khắp lãnh thổ. Các bản đồ được xây dựng để thành
lập hồ sơ địa chính phục vụ cho việc thu thuế, quản lý đất đai.
1.1.3. Sau cách mạng Tháng Tám 1945:
* 1945-1959: Sau khi giành được độc lập, cơ quan quản lý đất đai của Phủ Toàn
quyền Đông Dương là Sở Trước bạ - Văn tự - Quản thủ điền thổ và Thuế Trực
thu được Bộ Tài chính tiếp nhận (Sắc lệnh số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945
của Chủ tịch nước). Sau đó ngành Địa chính được thiết lập (Sắc lệnh số 75 ngày
12


29 tháng 5 năm 1946 của Chủ tịch nước) với tên gọi Nha Trước bạ - Công sản Điền thổ. Kèm theo đó là hệ thống các đơn vị trực thuộc ở 03 cấp tỉnh, huyện, xã
nhằm duy trì, bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ. Đến năm
1953 do yêu cầu của kháng chiến, các Ty Địa chính được sáp nhập vào Bộ Canh
nông, rồi trở lại Bộ Tài chính để phục vụ mục đích thu thuế nông nghiệp.
Cải cách ruộng đất năm 1953 - 1958 đã mang lại sự khởi sắc cho ngành
Địa chính. Đứng đầu là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính, hệ thống các cơ quan
ngành dọc của Sở trực thuộc Ủy ban hành chính các cấp, có nhiệm vụ phối hợp
với các cơ quan khác thực hiện kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp nông
thôn.
* 1960-1978: Ngành Quản lý ruộng đất được thiết lập (Nghị định số 70-CP ngày
09 tháng 12 năm 1960 và Nghị định số 71-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960 của
Hội đồng Chính phủ), chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp với nhiệm
vụ quản lý mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp. Quản lý
ruộng đất bao gồm 3 nội dung chủ yếu: Lập bản đồ, địa bạ về ruộng đất, thường
xuyên chỉnh lý bản đồ và địa bạ cho phù hợp với sự thay đổi về hình thể ruộng
đất, về quyền sở hữu, sử dụng ruộng đất, về tình hình canh tác và cải tạo ruộng
đất; Thống kê diện tích, phân loại chất đất; Nghiên cứu xây dựng các luật lệ, thể
lệ về quản lý ruộng đất trong nông nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành
các luật lệ, thể lệ ấy. Hệ thống quản lý ruộng đất được tổ chức thành 4 cấp:
Trung ương là Vụ Quản lý ruộng đất; cấp tỉnh là Phòng Quản lý ruộng đất; cấp

huyện là Bộ phận Quản lý ruộng đất; cấp xã là Cán bộ quản lý ruộng đất.
* 1978- nay:
- Năm 1979, Tổng cục Quản lý ruộng đất được thành lập - "Tổng cục Quản lý
ruộng đất là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng " (Nghị quyết số 548/NQQH
ngày 24 tháng 5 năm 1979 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội).

13


- Năm 1994 Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước
được hợp nhất và tổ chức lại thành Tổng cục Địa chính (Nghị định số 12/CP
ngày 22 tháng 02 năm 1994 của Chính phủ)
- Năm 2002 Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập (Nghị quyết số
02/2002/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ nhất ngày 05 tháng 8 năm 2002 và và Nghị định số 91/2002/NĐCP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ). Trong cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài nguyên và môi trường có 2 đơn vị chuyên trách quản lý nhà nước về đất đai
là Vụ Đất đai và Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai
- Theo Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ
tướngChính phủ, Tổng cục Quản lý đất đai được thành lập, là cơ quan trực thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường, để tập trung các hoạt động quản lý nhà nước về
đất đai ở cấp Trung ương về một đầu mối chuyên trách.
Ngành Quản lý đất đai đã phát triển theo hướng hiện đại, mở rộng phạm
vi quản lý đối với tất cả các loại đất. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được
mở rộng ra nhiều lĩnh vực (từ 07 nhóm nội dung đã phát triển thành 15 nhóm
nội dung). Hệ thống cơ quan và đội ngũ cán bộ đã từng bước được hoàn thiện,
năng lực quản lý, chuyên môn và công nghệ được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu
của hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Hoạt động của Ngành đã góp phần tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước; đảm bảo công bằng và ổn định xã hội; tăng thu
cho ngân sách nhà nước; chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo cơ chế thị trường,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ môi trường. Chưa bao

giờ ngành Quản lý đất đai lại có cơ cấu tổ chức 04 cấp từ Trung ương đến địa
phương hoàn chỉnh và hùng mạnh nhất về mọi mặt, ngang tầm với nhiệm vụ
được Đảng và Nhà nước giao và là Ngành có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của xã hội về tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh…
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm đất đai
14


Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: đất đai là một
diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường
sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,…) các lớp trầm tích sát bề mặt
cùng với các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật
và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại.
1.2.2 Khái niệm về quản lý nhà nước, quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực
Nhà nước và sử dụng pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi, hoạt động của
con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ
máy Nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy
trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với
đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân
phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản
lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Tại điều 22 luật đất đai 2013 đưa
ra công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm 15 nội dung .
Tại điều 22 luật đất đai 2013 có nêu rõ:

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức
thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính.

15


3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
1.3 Cơ sở pháp lý
16



Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất. Hệ thống
văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Hiến pháp 2013.
- Luật đất đai năm 2013.
- N ghị định 43/2014/NĐ- CP ngày 10/11/2014 của chính phủ về việc thi hành
luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 102/2014/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai được ban hành ngày 10 tháng 11 năm 2014.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính ngày 19 tháng 05
năm 2014.
- Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2014 về
việc triển khai thi hành luật đất đai năm 2013.
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02
tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02
tháng 6 năm 2014 Quy định chi tiêt việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về bản đồ địa chính.
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của Thị trấn qua các năm.
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phương
án quy hoạch sử dụng đất Thị trấn đến năm 2020

17


PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng:
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thị trấn Xuân AnNghi Xuân- Hà Tĩnh
Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị trấn Xuân An- Nghi Xuân- Hà
Tĩnh
2.1.2. Phạm vi:
Nghiên cứu công tác quan lý Nhà nước về đất đai đang được thực hiện tại
Thị trấn Xuân An theo quy định tại Điều 22 Luật Đất đai 2013.
Nghiên cứu tình hình sử dụng đất tại Thị trấn Xuân An.
2.1.3. Nội dung:
- Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất
đai.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của Thị trấn Xuân An- Nghi
Xuân- Hà Tĩnh
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của Thị trấn Xuân An- Nghi
Xuân- Hà Tĩnh
- Những mặt tích cực và tồn tại trong quản lý và sử dụng đất của Thị trấn
Xuân An- Nghi Xuân- Hà Tĩnh trong những năm qua
- Một số biện pháp đề xuất giúp cho chính quyền và cơ quan chuyên môn
tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất ở Thị trấn Xuân An- Nghi XuânHà Tĩnh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra trong phòng
- Tìm hiểu các Thông tư, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến quản lý và sửi dụng đất đai do cơ quan Nhà nước ban hành.
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất của
Thị Trấn Xuan An trong thời gian qua.
2.2.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa
2.2.3. Phương pháp thống kê các số liệu thu thập
2.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống kê
2.2.5. Phương pháp so sánh trực tiếp các số liệu
18



PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của Thị trấn Xuân An
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý:
Thị trấn Xuân An là một xã trung du miền núi của huyện Nghi Xuân. Nằm
cách trung tâm huyện khoảng 4km về phiá tây. Phía tây và bắc là Sông Lam bao
bọc có dộ dài gần 7 km. Có vị trí địa lý tiếp giáp với các xã sau:
+ Phía Bắc giáp thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An, và xã Xuân Giang
+ Phía Nam giáp xã Xuân Viên
+ Phía Đông giáp xã Xuân Giang
+ Phía Tây giáp xã Xuân Hồng
Thị Trấn Xuân An có bốn đặc điểm nổi trội hiếm có so với các nơi trong huyện
Nghi Xuân và cả tỉnh Hà Tĩnh đó là: Cận sơn, Cận Giang, Cận thành phố và là
vùng đất địa đầu của huyện và tỉnh.
- Thị Trấn Xuân An là một xã vị trí quan trọng, thuận lợi bốn phía giáp ranh bốn
xã, đặc biệt là cầu nối giữa tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Xuân nói riêng, giữa
các tỉnh miền Bắc và các tỉnh miền Nam nói chung tạo điều kiện thuận lợi cho
giao lưu buôn bán, giao lưu văn hóa giữa các vùng, Tăng cường khả năng hội
nhập kinh tế trong khu vực .
b, Địa hình, địa mạo:
Thị trấn Xuân An là một thị trấn trung du miền núi nên nhìn chung địa hình
không bằng phẳng, sông núi nhiều, và đất ở là chủ yếu. Gần 2/3 diện tích tự
0

0

nhiên của Thị trấn là núi và đồi. Độ dốc (0 -20 ). Độ cao trung bình so với mặt
nước biển là từ 3-5 m. Ao hồ, sông suối trên địa bàn thị trấn khá nhiều, diện tích

lớn nên khả năng tiếp nhận cũng như khả năng cung cấp nước đầy đủ.
c, Khí hậu, thời tiết:

19


Thị trấn Xuân An chịu ảnh hưởng chung của kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Hàng năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân và mùa Thu là
hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa; mùa Hạ nắng nóng, mưa nhiều và chịu
ảnh hưởng của thiên tai bão lụt nhiều; mùa Đông lạnh giá ít mưa. Theo chế độ
mưa có thể chia khí hậu của thị trấn theo hai mùa chính:
Mùa nóng (mùa mưa): từ tháng 4 đến tháng 10, trong thời gian này lượng
mưa đạt tới 1400 mm, chiếm 90% lượng mưa của cả năm và có tới 138 ngày có
0

nhiệt độ trên 30 C.
Mùa lạnh (mùa khô): từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung
0

bình trong mùa thấp, có ngày xuống dưới15 C.
Nhiệt độ:
0

Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 24,3 C
0

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 30 C
0

Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là 20,5 C

0

Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 (phổ biến từ 10-15 C)
0

Các tháng có nhiệt độ trung bình < 20 C ( phổ biến từ tháng 11 đến tháng 3 năm
0

sau), các tháng có nhiệt độ trung bình > 25 C phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9.
0

Các tháng có nhiệt độ trung bình < 20 C với thời gian biến động từ 110120 ngày, do vậy có thể bố trí được một vụ cây trồng có nguồn gốc ôn đới như:
các giống rau vụ đông, các giống cây trồng có nguồn goosc á nhiệt đới. Các
0

tháng có nhiệt độ trung bình >25 C phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9,những tháng
này có thể bố trí nhưng cây có nguồn gốc nhiệt đới,ưa ẩm như lúa nước,ngô.
Tổng số giờ nắng trung bình cả năm: 1730 giờ.
Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều dọc theo các tháng trong năm.
Chủ yếu tập trung vào mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 10 và chiếm đến 80% lượng
mưa của cả năm.
20


Tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1
Lượng mưa trung bình năm là 1518 mm.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 81%, tháng có độ ẩm tương đối cao
nhất 86% (tháng 4). Tháng có độ ẩm tương đối thấp nhất 76% (tháng 12)
Chế độ gió:
Hướng gió chủ đạo mùa hè là Tây Nam (Nam) và gió Đông Nam.

Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10 (nóng và ẩm) gây ra mưa
nhiều trong những tháng này. Tốc độ gió trung bình 34 m/s. Mang theo không
khí khô nóng gây hại cho cây trồng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân
dân.
Hướng gió chủ đạo mùa Đông là gió Đông Bắc và gió Đông. Gios Đông
Bắc thổi từ tháng11 đến tháng 3 năm sau (lạnh và khô).
Ngoài ra hàng năm Thị trấn còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 - 3 cơn bão
với sức gió và lượng mưa lớn gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp cũng như
sinh hoạt của nhân dân
3.1.2.Tài nguyên thiên nhiên
a, Tài nguyên đất
Đất đai của Thị trấn nhìn chung có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho việc
phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp trồng cỏ chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản.
Theo kết quả kiểm kê năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của Thị trấn
Xuân An là 1132.97 ha. Trong đó, diện tích các nhóm đất chính nhưn sau:
Đất nông nghiệp: 631.86 ha chiếm 55.77% diện tích đất tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp:444.96 ha chiếm 39.27% diện tích đất tự nhiên.
Đất chưa sử dụng : 56.15 ha chiếm 496% diện tích đất tự nhiên.

21


Đất đai ở Thị trấn Xuân An chủ yếu là đất pha cát, diện tích được phù sa sông
Lam bồi đắp chỉ trên 100 ha, số còn lại trên 4/5 diện tich nông nghiệp có độ phì
kém, hàng năm bị lũ quét bào mòn, thường xuyên bị hạn hán.
b, Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Thị trấn khá phong phú và đa dạng, chủ yếu được
cung cấp từ các nguồn đó là nguồn nước mưa và nguồn nước ngầm, ngoài ra trên
địa bàn còn có hệ thống kênh mương, sông suối phục vụ cho sản xuất và chăn

nuôi.
Nguồn nước mặt: nhìn chung khá dồi dào và ổn định; với đoạn sông Lam
chảy qua Trị trấn dài gần 7 km không chỉ cung cấp nước ngọt cho đời sống sản
xuất nông nghiệp của người Xuân An mà còn là kho của cải về nguồn lợi thủy
sản. Về mùa mưa, nước từ núi Hồng Lĩnh chảy xuống đã tạo nên hơn 10 khe,
suối lớn nhỏ trên địa bàn Thị trấn, cung cấp nguồn nước cho người dân. Trong số
hơn 10 con khe suối lớn nhỏ chảy ra Sông Lam có các khe có độ dài và là thắng
cảnh từ xa xưa của Thị trấn.
Nguồn nước ngầm: Hiện tại nước sinh hoạt của nhân dân, nước phục vụ làm
việc tại các cơ quan trên lãnh thổ thị trấn chủ yếu dùng nước ngầm đã qua xử lý.
Nguồn nước ngầm nhìn chung có trữ lượng rất dồi dào và trữ lượng tương
đối tốt.
c, Tài nguyên nhân văn:
Thị trấn Xuân An có một nền văn hóa tương đối lâu đời với nhiều truyền
thống và phong tục tập quán. Đây là điều kiện mà các cấp chính quyền cần quan
tâm để duy trì và giữ gìn truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc vốn có của địa
phương góp phần cùng sự phát triển chung của toàn Thị trấn.
Nhân dân Thị trấn Xuân An có nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc
dân tộc, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong nhân dân, nêu cao
tinh thần đoàn kết yêu thương cộng đồng.
22


3.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Dân số, lao động việc làm và thu nhập
* Dân số- lao động
Tính đến năm 2010 dân số của toàn Thị trấn là 9472 người, với 2636 hộ chiếm
9,77 % dân số của toàn huyện. Mật độ dân số là 826 người/km 2. Số người trong
độ tuổi lao động là 4607 người.
Số người đến độ tuổi lao động tăng lên, nhu cầu việc làm tăng, đây là một

trong những vấn đề gây áp lực cho đất đai, Nhìn chung nguồn lao động của Thị
trấn tương đối dồi dào, là điều kiện trong phát triển kinh tế- xã hội Thị trấn Xuân
An. Tuy nhiên lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Do
vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động nhất là khoa
học công nghệ mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa
học kỹ thuật ngày càng phát triển.
* Việc làm- thu nhập
Trong những năm qua nền kinh tế có nhiều khởi sắc vì vậy đời sống nhân dân
được nâng dần. Xã đã thực hiện các chính sách thu hút lao động, tăng số người
được giải quyết việc làm thông qua phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên
địa bàn; tạo điều kiện và khuyến khích người trong độ tuổi lao động tham gia các
lớp đào tạo, dạy nghề, để nâng tỷ lệ người lao động có việc làm ổn định.
Trên cơ sở những lợi thế và đặc điểm dân cư, Thị trấn xác định dịch vụ – thương
mại là ngành nghề tiên phong mũi nhọn, là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là
ngành nghề quan trọng, then chốt và cuối cùng là nông nghiệp. Ngoài ra, cũng
như một số địa phương khác, xuất khẩu lao động hiện đang được chính quyền
Thị trấn xem là một hướng phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm áp lực
cho xã hội. Với quan điểm đó, trong 5 năm qua (2005-2010), Thị trấn đã tạo điều
kiện cho khoảng 245 lao động đi xuất khẩu ở các nước, hàng năm đưa về một
lượng tài chính khá lớn, góp phần tăng thu nhập, xoá đói gảm nghèo trong nhân
23


dân. Đặc biệt, nhờ xuất khẩu lao động mà có nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên
khá, giàu bền vững.
Cùng với sự phát triển của các ngành nghề thì xuất khẩu lao động cũng góp phần
đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đô thị của địa phương. Các ngành nghề
truyền thống được đầu tư mở rộng như mộc, nề, cơ khí, điện tử… Số hộ tham gia
hoạt động kinh doanh buôn bán tăng nhanh, nhất là các hộ sản xuất nông nghiệp
chuyển sang hoạt động dịch vụ.

b. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng:
a, Giao thông:
Trên địa bàn thị trấn có đường Quốc lộ 1A, quốc lộ 8B và đường tỉnh lộ 2212 chạy qua, hệ thống giao thông nội thị trấn phần lớn đã được trải nhựa hóa, bê
tông hóa, tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu đi lại và giao lưu vận chuyển hàng hóa của người dân.
Ngoài ra Sông Lam chảy qua dài gần 7 km, sông rộng thuyền bè có thể đi
đến hầu hết khắp các huyện ở hai tỉnh và ra cửa Hội đến với mọi miền đất nước.
Trong giai đoạn tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Thị trấn tốt hơn
cần phải quan tâm hơn đến việc cải tạo, mở rộng, nâng cấp hoàn thiện các tuyến
đường trong toàn thị trấn.
b, Thủy lợi
Có sông Lam chảy qua, hệ thống kênh mương được bố trí khá hợp lý nhưng
khả năng hoạt động chưa được tốt, chưa chủ động được tưới nước về mùa hạn
hán và tiêu úng về mùa mưa lũ nên việc sản xuất nông nghiệp ở Xuân An còn
phụ thuộc vào thời tiết,thiếu tính bền vững, năng suất thấp,hiệu quả kinh tế
không cao. Vì vậy cần đầu tư nâng cấp cũng như tu bổ bảo dưỡng các công trình
trọng điểm, từng bước đầu tư cứng hóa kênh mương nội đồng, đồng thời xây
dựng mới những tuyến mương phục vụ cho các cánh đồng màu.
24


c, Giáo dục- đào tạo
Trong những năm qua, hệ thống trường học ở Thị trấn đã được chú trọng
đầu tư, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu nâng cao xã hội hóa giáo dục
tại địa phương.
Công tác giáo dục luôn được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền, các
ban ngành đoàn thể và nhân dân trong thị trấn. Cơ sở vật chất hàng năm đều
được bổ sung, sửa chữa trường lớp, đóng bàn ghế, mua sắm thiết bị cho năm học
mới, thực hiện thầy dạy tốt trò học tốt, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng
lên, tỷ lệ học sinh hàng năm đỗ tốt nghiệp khá.

Các trường trên địa bàn từ Mầm non đến THPT đã phát huy truyền thống nhiều
năm liền là đơn vị dẫn đầu của Huyện và Tỉnh về chất lượng giáo dục: Tỷ lệ tốt
nghiệp hàng năm PTTH đạt từ 95 – 97%; THCS đạt 96 – 98%; học sinh Tiểu học
lên lớp đạt 100%, tỷ lệ huy động các cháu vào mẫu giáo đạt tuyệt đối; số học
sinh đậu vào các trường ĐH, CĐ từ năm 2005 – 2009 đạt 339 em. Công tác
khuyến học, khuyến tài tiếp tục được quan tâm; công tác xã hội hoá giáo dục
được thực hiện tốt; phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh:
đến nay có đến 4/5 trường đạt chuẩn quốc gia, hoàn thành tốt phổ cập THCS.
d, Y tế
Hiện nay hệ thống cơ sở y tế của Thị trấn có 01 trạm y tế để phục vụ cho
nhân dân khám chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao, luôn
quán triệt phương châm “ Lương y như từ mẫu” nên hàng năm công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ, quan tâm chăm sóc sức
khỏe định kỳ cho các đối tượng chính sách và người cao tuổi tốt hơn. Nhiều năm
qua trên địa bàn Thị trấn không có dịch bệnh xảy ra, các chương trình y tế quốc
gia như tiêm chủng mở rộng, chống mù lòa, chống lao, chống bướu cổ, thanh
toán bệnh phong và phòng chống HIV đạt kết quả tốt.

25


×