Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

KẾ HOẠCH bồi DƯỠNG GIÁO VIÊN THƯỜNG XUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.71 KB, 38 trang )

PHÒNG GD&ĐT
TRƯỜNG THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2016 – 2017

Họ và tên giáo viên:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ, tổ chuyên môn: Giáo viên, tổ Khoa học tự nhiên

- 2016


PHÒNG GD&ĐT
THCS

TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày 10 tháng 9 năm 2016

KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2016 – 2017
Họ và tên giáo viên:


Trình độ chuyên môn:

Cao đẳng Mỹ thuật

Chức vụ, tổ chuyên môn: Giáo viên, tổ Khoa học tự nhiên
Công việc chuyên môn và kiêm nhiệm được giao: giáo viên giảng dạy môn
Mỹ thuật khối 6, 7, 8, 9.
Căn cứ chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp THCS (Ban
hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/ 8/ 2011 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và đào tạo).
Căn cứ quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và
giáo dục thường xuyên (ban hành kèm theo thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT
ngày 10/ 7/ 2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo)
Thực hiện công văn số 519/PGD&ĐT-TH, ngày 13/10/2016 của Phòng
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên GV
năm học 2016-2017
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể năm học 2016 - 2017 của trường
THCS .
Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể được phân công , cá nhân tôi xây dựng kế
hoạch BDTX năm học 2016 – 2017 như sau.
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Những thuận lợi và khó khăn trong chương trình BDTX giáo viên.
1.Thuận lợi:
- Là một giáo viên khỏe nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực, có trách nhiệm,
luôn ý thức tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
1


2



- Nhà trường luôn
quan tâm tạo mọi điều kiện để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ;
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng dạy
học.
- Có sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Phòng GD&ĐT , sự chỉ đạo
của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện
CMHS trong mọi hoạt động giáo dục, trong các phong trào của nhà trường.
2. Khó khăn:
Trong việc khai thác mạng internet chưa thành thạo nên việc tự học qua
mạng và việc sưu tầm tài liệu còn hạn chế.
B. KẾ HOẠCH CHUNG
I. Mục tiêu của việc BDTX:
- Giúp cho giáo viên học tập, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên các kiến
3


thức về chính trị, kinh tế, xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, năng
lực dạy học,… và các yêu cầu của nhiệm vụ dạy học trong tình hình hiện nay, đặc
biệt là yêu cầu về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Giúp cho giáo viên phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân,
năng lực đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý
hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Giúp cho giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả, nâng cao
năng lực sư phạm, hướng tới đạt chuẩn theo quy định của ngành.
II. Nội dung BDTX:
Căn cứ công văn số 519/PGD&ĐT-TH, ngày 13/10/2016 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên GV năm
học 2016-2017; căn cứ Chương trình BDTX cấp THCS ban hành kèm theo các
Thông tư 31 ngày 08/8/2011 và Thông tư số 36 /2011/TT-BGDĐT ngày

18/8/2011 của Bộ GD&ĐT; căn cứ kế hoạch BDTX cá nhân của giáo viên và căn
cứ vào tình hình cụ thể về chất lượng đội ngũ trong đơn vị, trường THCS sẽ tổ
chức triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong năm học 2016-2017 những
nội dung BDTX sau:
1) Nội dung bồi dưỡng 1 (30 tiết)
Giáo viên cần nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và
của các cơ quan quản lý giáo dục về cấp, bậc, ngành học mà mình đang đảm nhiệm.
+ Nắm vững và thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH trung ương về
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo (15 tiết);
+ Nắm vững và thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh thanh hóa về nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và
giáo dục chuyên nghiệp năm học 2016-2017, Hướng dẫn số 444/PGD&ĐT về
thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 cấp THCS và các văn bản khác liên quan
đến cấp, bậc, ngành học trong năm học (15 tiết).
2) Nội dung bồi dưỡng 2 (30 tiết):
Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh THCS
3) Nội dung bồi dưỡng 3 (60 tiết):
4


Căn cứ vào Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/21011 của bộ
Giáo dục và đào tạo về việc ban hành chương trình BDTX giáo viên THCS. Mỗi
giáo viên trường THCS thực hiện bồi dưỡng 04/41 module.
Căn cứ vào sự hướng dẫn chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện .
Căn cứ vào sự hướng dẫn chỉ đạo của trường THCS , tổ Khoa học - Tự
nhiên đã thống nhất khối kiến thức tự chọn của cấp THCS thuộc các module:
9,10,11,12.
III. Hình thức BDTX:
Căn cứ điều 5, Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ
GD&ĐT về ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ

thông và giáo dục thường xuyên, đồng thời căn cứ kế hoạch BDTX của trường
THCS , tổ Khoa học - Tự nhiên chọn các hình thức BDTX sau:
1. Bồi dưỡng thông qua các lớp tập trung của Phòng GD&ĐT, của nhà
trường.
2. Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu (Website, diễn đàn, mạng
internet...)
3. Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm; sinh hoạt tổ, nhóm
chuyên môn.
4. Bồi dưỡng thông qua dự giờ thăm lớp; tổ chức báo cáo chuyên đề, trao đổi
thảo luận, thực hành, minh họa, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.

C. KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÀNG THÁNG
Thời
gian
(1)
Tháng
09/2016
11/2016

Tổ chức thực
hiện
(2)
(3)
Nội dung
- Học các lớp
bồi dưỡng 1:
chính trị, nghị
Bồi dưỡng chủ trương,
quyết ....do địa
chính sách của Đảng, Nhà phương, nhà

nước và của các cơ quan
trường, phòng
quản lý giáo dục về cấp,
GD&ĐT tổ chức
bậc, ngành học mà mình
- Giáo viên tự
đang đảm nhiệm
nghiên cứu thông
tin trên mạng,
5
Nội dung BDTX

Kết quả cần đạt được
(4)
- Nắm vững và thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW của TW
Đảng về “Đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục và đào tạo”
(15 tiết).
- Nắm vững và thực hiện
Hướng dẫn số 444/HD-PGD
của Phòng GD&ĐT về hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm


Tháng
12/2016
02/2017

Nội dung bồi dưỡng 2:

Giáo dục kĩ năng sống
và giá trị sống cho học
sinh THCS

Tháng Nội dung bồi dưỡng 3:
02/2017 THCS 9: Hướng dẫn
-4/2017 đồng nghiệp trong phát
triển nghề nghiệp giáo
viên:
- Phát triển nghề nghiệp
giáo viên;
- Mô hình hướng dẫn
đồng nghiệp trong phát
triển nghề nghiệp giáo
viên.
- Yêu cầu đối với người
hướng dẫn đồng nghiệp
và phương pháp lập kế
hoạch hướng dẫn.
THCS 10: Nâng cao
năng lực chăm sóc/hỗ
trợ tâm lý cho học sinh
trong quá trình giáo
dục:
- Khái quát tâm lý học
sinh THCS và chăm sóc
hỗ trợ tâm lý học sinh;
- Chăm sóc hỗ trợ tâm lý

nghiên cứu tài

liệu, sách, báo.
- Tham gia các lớp
tập huấn về chỉ thị
năm học, nhiệm
vụ năm học

học 2016-2017 (15 tiết); hoặc
nắm vững và thực hiện Chỉ thị
số 27-CT/UBND của UBND
tỉnh Thanh Hóa về nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo năm học
2016-2017 (15 tiết).

- Tự học kết hợp
với sinh hoạt tổ
chuyên môn, học
qua mạng internet
- Học tập trung

- Nắm vững kiến thức của nội
dung GV đã lựa chọn; tham
khảo tài liệu THCS 35 và
THCS 36
- Vận dụng có hiệu quả vào
quá trình hoạt động nghề
nghiệp thông qua các hoạt
động dạy học và giáo dục
- Vận dụng được các mô hình
phát triển nghề nghiệp giáo
viên.

- Từ cơ sở đó, chúng tôi viết
chuyên đề: Hướng dẫn đồng
nghiệp trong phát triển nghề
nghiệp giáo viên
- là một trong những chuyên
đề BDTX giúp chúng ta tham
khảo.

Tự học kết hợp
với sinh hoạt tổ
chuyên môn, học
qua mạng internet

Tự học kết hợp
với sinh hoạt tổ
chuyên môn, học
qua mạng internet

6

- Nắm được khái quát cơ bản
tâm lý học sinh THCS và chăm
sóc hỗ trợ tâm lý học sinh;
- Nắm được những đặc điểm
tâm lý, phương pháp chăm sóc
hỗ trợ tâm lý cho học sinh nữ,
học sinh có hoàn cảnh khó
khăn;
- Có kĩ năng vận dụng, áp



cho học sinh nữ, học
sinh có hoàn cảnh khó
khăn

dụng những hiểu biết về
chăm sóc hỗ trợ tâm lý cho
học sinh thcs đặc biệt là học
sinh nữ, học sinh có hoàn
cảnh khó khăn trong dạy học
để nâng cao hiệu quả hoạt
động dạy và học.
THCS 11: Chăm sóc,
- Tự học kết hợp
- Nắm được khái quát cơ bản
hỗ trợ tâm lý cho học
với sinh hoạt tổ
tâm lý học sinh THCS và
sinh nữ, học sinh
chuyên môn, học chăm sóc hỗ trợ tâm lý học
người dân tộc thiểu số qua mạng internet sinh;
trong trường THCS.
- Học tập trung
- Nắm được những đặc điểm
- Khái quát tâm lý học
(đề nghị PGD tổ tâm lý, phương pháp chăm
sinh THCS và chăm sóc chức BD)
sóc hỗ trợ tâm lý cho học
hỗ trợ tâm lý học sinh;
sinh nữ, học sinh có hoàn

- Chăm sóc hỗ trợ tâm lý
cảnh khó khăn;
cho học sinh nữ, học
- Có kĩ năng vận dụng, áp
sinh có hoàn cảnh khó
dụng những hiểu biết về
khăn
chăm sóc hỗ trợ tâm lý cho
học sinh thcs đặc biệt là học
sinh nữ, học sinh có hoàn
cảnh khó khăn trong dạy học
để nâng cao hiệu quả hoạt
động dạy và học.
THCS 12: Khắc phục
Tự học kết hợp
- Nắm vững những khái quát
trạng thái tâm lý căng với sinh hoạt tổ
chung về căng thẳng tâm lý
thẳng trong học tập
chuyên môn, học (stress);
của học sinh THCS.
qua mạng internet - Biết được những biểu hiện
- Khái quát chung về
và mức độ stress trong học tập
căng thẳng tâm lý
của học sinh THCS;
(stress);
- Có được những phương
- Biểu hiện và mức độ
pháp và kĩ năng ứng phó với

stress trong học tập của
stress trong học tập. các
học sinh THCS;
phương pháp hỗ trợ tâm lý
- Phương pháp và kĩ
cho học sinh phát hiện và ứng
năng ứng phó với stress
phó với stress trong học tập ở
trong học tập. Các
học sinh THCS.
phương pháp hỗ trợ tâm
lý cho học sinh phát
7


hiện và ứng phó với
stress trong học tập ở
học sinh THCS.
BAN GIÁM HIỆU

TỔ CHUYÊN MÔN

8

GIÁO VIÊN


PHẦN II
TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDTX
NĂM HỌC 2015-2016

I. NỘI DUNG BỒI BƯỠNG I
1. Nội dung bồi dưỡng:
Bồi dưỡng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của các cơ quan
quản lý giáo dục về cấp, bậc, ngành học mà mình đang đảm nhiệm.
2. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2015 đến ngày 30 tháng 08 năm 2015
3. Hình thức bồi dưỡng:
Tự học
4. Kết quả đạt được:
4.1 Chỉ thị của UBND huyện về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015- 2016:
a, Vế công tác quản lí giáo dục.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo nghị quyết Đại hội lần
thứ XI của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn liền với
việc tổ chức quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương.
Tăng cường kiểm tra giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng. Thanh
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tại các trường, xử lí nghiêm các vi phạm gắn với
việc xem xét trách nhiệm quản lí và danh hiệu thi đua tập thể.
Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác phổ biến pháp luật trong trường
học.
b, Về tổ chức hoạt động giáo dục.
* Nhiệm vụ chung của các cấp học, bậc học.
Tiếp tục triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
gắn với các cuộc vận động thường xuyên của ngành. Chú trọng vấn đề chất
lượng giáo dục ở các nhà trường. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối
sống, kĩ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe và giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh.
Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đổi mới
9



công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Tăng cường công tác thông tin truyền thông về các hoạt động giáo dục; đổi
mới công tác thi đua khen thưởng gắn với hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo
dục.
* Giáo dục phổ thông.
Đẩy mạnh việc chuẩn bị các điều kiện cụ thể để triển khai đổi mới nội
dung, chương trình, phương pháp dạy học, phương thức thi, kiểm tra đánh giá…
nhằm tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo
dục phổ thông.
Tiếp tục triển khai mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), nhân rộng
mô hình này theo các mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện của địa phương.
Tiếp tục chỉ đạo điều hành nội dung dạy học theo hướng tinh giảm; xây
dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn; tăng cường các hoạt
động nhằm giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn.
Tăng cường công tác hướng nghiệp trong các trường học.
c, Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.
Thực hiện quy hoạch, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, tập
trung giải quyết vấn đề thừa, thiếu giáo viên trong huyện.
Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, CBQL và nhân viên ngành giáo dục, đáp ứng
nhu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với tình hình thực tế của
huyện; tăng cường chỉ đạo kiểm tra công tác đánh giá giáo viên, CBQL cơ sở theo
chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên đã được nhà nước ban hành.
Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách với nhà giáo, CBQL.
4.2. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp THCS năm học 2015 – 2016
của Phòng GD&TĐ huyện .
a. Nhiệm vụ trọng tâm.
Triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 29- NQ/TW
ngày 04/ 11/ 2014 hội nghị lần thứ tám ban chấp hành TW khóa XI về việc đổi

10


mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện hiệu quả nội dung
các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết
thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương gắn với việc đổi mới hoạt động
giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của
CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lí theo hướng
nâng cao vai trò tự chủ của các nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo
dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ CBQL trong nhà
trường.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành; vận
dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Tiếp tục đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn
luyện của học sinh, đảm bảo trung thực khách quan; phối hợp sử dụng kết quả
đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kì, cuối năm, đánh giá của giáo
viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của nhà trường với
đánh giá của gia đình và xã hội.
Tập trung bồi dưỡng đội ngũ CBGV về năng lực chuyên môn, kĩ năng xây
dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học
sinh, năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; phối hợp giáo
dục toàn diện cho học sinh.
b. Nhiệm vụ cụ thể.
- Thực hiện kế hoạch giáo dục.
+ Tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt sáng tạo chương trình và kế
hoạch giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
+ Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. Ngoài thực hiện nội dung dạy học theo
phân phối chương trình cần tập trung phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng

sinh giỏi.
+ Tổ chức dạy học ngoại ngữ: Các nhà trường tăng cường chỉ đạo giáo viên
bộ môn Tiếng Anh tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh nhằm khuyến khích học sinh sử
11


dung ngoại ngữ trong giao tiếp nhằm tăng cường rèn luyện các kĩ năng, nhất là kĩ
năng nghe- nói tiếng Anh cho học sinh.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông và thực hiện chương trình
dạy học tự chọn.
+ Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
+ Tổ chức hoạt động đầu năm học và giáo dục ngoài giờ chính khóa.
+ Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: tham gia có hiệu quả các kì giao lưu
học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 và thi học sinh giỏi lớp 9 do ngành tổ chức, tạo điều kiện
để học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
+ Phụ đạo nâng bậc học sinh yếu kém: các đơn vị báo cáo số liệu nâng bậc
học sinh theo định kì: tháng 9, 11, 1, 3, 5.
4.3 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới hình thức tổ chức dạy học.
Đổi mới kiểm tra và đánh giá.
4.4 Phát triển đội ngũ giáo viên, CBQL.
Tiếp tục tổ chức thực hiện quy định đạo đức nhà giáo và cuộc vận động
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.
Tổ chức tốt việc tập huấn tại địa phương về nội dung dạy học và kiểm tra
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Tiếp tục tham gia BDTX đối với giáo viên THCS, đổi mới cách bồi dưỡng,
nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng CBQL.

Tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên môn Tiếng Anh, tiếp tục bồi
dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT, đáp ứng việc triển khai đề án “Dạy
học ngoại ngữ trong HTGDQD giai đoạn 2008 – 2020”.
Thực hiện nghiêm túc thông tư số 29/2009/TT- BGDĐT về việc ban hành
quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, đảm bảo thực hiện đúng
định mức tiết dạy của giáo viên (19 tiết/ tuần), Hiệu trưởng (2 tiết/ tuần), Hiệu
12


phó (4 tiết/ tuần). BGH thường xuyên dự giờ thăm lớp (Hiệu trưởng dự ít nhất 1
tiết/ tuần, Phó hiệu trưởng dự ít nhất 2 tiết/ tuần) và tổ chức thao giảng cấp
trường, đánh giá rút kinh nghiệm các giờ dạy; cần tập trung vào nội dung, phương
pháp, tính hiệu quả và chất lượng học tập của học sinh. Đổi mới công tác tuyển
chọn và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi các
cấp; tăng cường công tác hội thảo chuyên môn.
Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ/ nhóm chuyên môn thông qua
hoạt động nghiên cứu bài học.
Tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu khoa học và đúc rút sáng kiến kinh
nghiệm. SKKN phải là những đề tài thực sự có tính thực tiễn trong quản lí, giáo
dục và giảng dạy.
Rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối
về cơ cấu giáo viên nhân viên cho các môn học. Khắc phục tình trạng giáo viên
dạy kiêm nhiệm không đúng chuyên môn.
- Nắm vững và thực hiện Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục
chuyên nghiệp năm học 2015-2016, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2015-2016 theo cấp, bậc, ngành học và các văn bản khác liên quan đến cấp, bậc,
ngành học trong năm học.
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo
dục tại đơn vị:

- Những nội dung vận dụng vào thực tế: hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chung và
nhiệm vụ cụ thể trong năm học 2015 – 2016.
- Cách vận dụng: Vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch năm học của cá nhân.
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi
dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này
Những nội dung bồi dưỡng trên phù hợp với tình hình thực tế và dễ nắm bắt
đối với giáo viên.
7. Tự đánh giá
Sau khi bồi dưỡng, bản thân đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công
13


tác được 80% so với yêu cầu kế hoạch đề ra.
Đánh giá
Điểm

Cá nhân

Chuyên môn

Nhà trường

***********************************************

14


NỘI DUNG BỒI BƯỠNG II
1. Nội dung bồi dưỡng:
+ Cơ sở lý thuyết tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học.

+ Tư vấn hướng nghiệp cá nhân.
+ Vận dụng lý thuyết để hỗ trợ học sinhphats triển năng lực hướng nghiệp.
2. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 01 tháng 03 năm 2016 đến ngày 24 tháng 04 năm 2016
3. Hình thức bồi dưỡng:
Tự học
4. Kết quả đạt được:
PHẦN I
CƠ SỞ LÍ THUYẾT TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC
1. Bạn hiểu thế nào là năng lực hướng nghiệp của HS?
Năng lực hướng nghiệp của HS là khả năng vận dụng những hiểu biết về bản
thân, về nghề nghiệp và lập kế hoạch nghề nghiệp để chọn hướng học, chọn
ngành nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, khả năng của bản thân và nhu cầu lao
động của xã hội.
2. Khi một HS đến gặp bạn để được bạn tư vấn cho em trong việc đưa ra quyết
định chọn hướng học hoặc chọn nghề phù hợp sau khi học xong THCS hoặc
THPT, việc đầu tiên bạn sẽ làm để có cơ sở tư vấn cho HS đó là gì?
Trao đổi với HS để biết được nhận thức về sở thích, khả năng, cá tính, giá
trị nghề nghiệp của HS đó.
3. Sau khi làm trắc nghiệm sở thích theo lí thuyết mật mã Holland, một HS hỏi
TVV: “Thưa thầy/cô, theo kết quả trắc nghiệm, em thuộc nhóm QL. Bản thân em
cũng nhận thấy mình có sở thích và có khả năng làm quản lí. Vậy, sau này em có
thể trở thành nhà quản lí cấp cao trong cơ quan Nhà nước được không ạ?”, bạn
sẽ trả lời như thế nào và dùng LTHN nào để giải thích với em HS này?
15


Dùng Lí thuyết hệ thống để giải thích. Có thể sử dụng cả lí thuyết ngẫu nhiên có
kế hoạch.

Lí thuyết hệ thống được dùng để giúp cho TVV và HS - NĐTV hiểu rõ ảnh
hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là yếu tố gia đình đối với quyết định
chọn ngành, chọn nghề của NĐTV, từ đó tìm ra giải pháp và ra quyết định phù
hợp với bản thân. Hiểu rõ được yếu tố chính đang tác động đến NĐTV cũng sẽ
giúp cho TVV biết được vấn đề thực sự nằm ở đâu, từ đó hỗ trợ bằng cách giúp
cho NĐTV cách thức giao tiếp và thuyết phục người thân, hay tìm cách dung hoà
giữa cái mà bản thân họ muốn với điều mà gia đình họ đòi hỏi.
Trong những trường hợp HS phải chọn ngành học theo nghề truyền thống của
gia đình nhưng trái với sở thích bản thân thì HS cần phải biết rằng, điều kiện tối
thiểu trong việc chọn ngành, chọn nghề là các em phải chọn ngành, nghề phù hợp
với khả năng tự nhiên hay năng lực học tập của bản thân. Nếu chọn ngành, nghề
phù hợp thì rất có thể HS đó sẽ có động lực học tốt, tự tin vào bản thân và có khả
năng được tuyển dụng nhanh chóng, dễ dàng sau khi hoàn tất chương trình đào
tạo.
Lí thuyết hệ thống cũng có thể được dùng trong các trường hợp HS thích và theo
đuổi một nghề nghiệp chỉ vì tác động của một bộ phim, một cuốn truyện hay một
người mà em ngưỡng mộ. Dùng lí thuyết này có thể giúp cho nam, nữ HS biết
được mình sẽ học được những quan điểm nhất định về một nghề nghiệp bằng
cách nào. Từ đó, sẽ thực hiện thêm các bước tìm hiểu nghề khoa học hơn như
phỏng vấn thông tin nghề nghiệp từ người trong nghề, hay tìm hiểu chương trình
đào tạo thực tế tại nơi đào tạo trước khi ra quyết định nghề nghiệp quan trọng.
Việc hiểu rõ vai trò của mỗi HS ở trong hệ thống sẽ giúp các em ra quyết định
nghề nghiệp một cách thực tế, giảm những mâu thuẫn bên trong nội tâm trên cơ
sở tìm ra những giải pháp để giúp HS vừa thỏa mãn được những trách nhiệm
chung, đồng thời thỏa mãn được sở thích, đam mê của bản thân.
4. Bà Lan có cô con gái đang học lớp 12. Con gái bà vóc dáng mảnh mai, học
giỏi các môn khoa học tự nhiên và đặc biệt thích môn Địa lí. Em luôn mơ ước trở
16



thành nhà thăm dò địa chất và đã đăng kí thi vào trường ĐH Mỏ - Địa chất trước
khi hỏi ý kiến mẹ. Khi biết chuyện, bà Lan đã phản đối kịch liệt. Nếu bạn là người
làm TVHN cá nhân, bạn sẽ tư vấn cho con gái bà Lan và bà Lan như thế nào?
Bạn sẽ dùng LTHN nào để giải thích?
Dùng Lí thuyết cây nghề nghiệp để giải thích
Giúp NĐTV nhận ra mình là ai qua tìm hiểu những đặc điểm của bản thân
liên quan đến nghề nghiệp như khả năng, sở thích, cá tính, giá trị nghề nghiệpvà
dùng kết quả này để tìm công việc phù hợp với bản thân. Một ví dụ điển hình của
nhóm lí thuyết đặc tính cá nhân và đặc điểm nghề là Lí thuyết mật mã Holland.
Lí thuyết mật mã Holland được áp dụng rộng rãi đối với người bắt đầu tìm hiểu
sở thích, khả năng nghề nghiệpcủa bản thân và có ý nghĩa quan trọng đối với các
TVV cũng như NĐTV. Thông qua việc sử dụng kết quả nghiên cứu của lí thuyết
này (trắc nghiệm sở thích), NĐTV sẽ nhận thức rõ hơn về bản thân, biết được bản
thân thuộc nhóm nào (hay các nhóm nào) và có cơ sở để đối chiếu sở thích, khả
năng của bản thân với những yêu cầu của các ngành nghề thuộc nhóm sở thích đã
xác định. Từ đó, đưa ra định hướng nghề nghiệp hoặc quyết định chọn ngành học,
nghề nghiệp tương lai Khi sử dụng lí thuyết này, TVV nên cố gắng đưa ra các
tình huống, câu hỏi để giúp NĐTV nhận ra được những định kiến giới, phân biệt
đối xử giới có ảnh hưởng tới việc nhận thức bản thân và quyết định nghề nghiệp
của NĐTV. TVV có thể giúp NĐTV tìm hiểu thêm các nhóm nghề khác nhau để
kiểm định kết quả trắc nghiệm về nhóm nghề của mình. TVV không nên có thái
độ cho rằng nam giới hay nữ giới thì phải thuộc nhóm tính cách nhất định nào đó
mới đúng.
Trong thực tế hướng nghiệp ở nước ta, nếu sử dụng tốt các trắc nghiệm theo lí
thuyết Mật mã Holland sẽ rất hữu dụng cho những NĐTV trong việc quyết định
hướng học, chọn nghề, chọn ngành, chọn trường để chuẩn bị cho công tác tuyển
sinh. Đối với các em HS (nam, nữ) lớp 9, lí thuyết này có thể giúp các em ra
quyết định tiếp tục học lên bậc THPT và theo một ban nào đó (ban Tự nhiên, ban
Xã hội hay ban Cơ bản) hoặc quyết định học trường nghề, nơi các em vừa tiếp tục
học văn hóa để lấy bằng tốt nghiệp THPT, vừa học nghề phù hợp để khi ra trường

17


là có thể đi làm ngay được.
5. Con ông Hòa có khả năng học toán ở mức trung bình. Cháu rất yêu thích và
có khả năng nổi trội trong lĩnh vực ca hát nhưng cha mẹ cháu muốn cháu sau khi
học xong phổ thông sẽ theo học ngành quản trị - kinh doanh để nối nghiệp cha vì
cha cháu là một cổ đông lớn của công ty dược phẩm tư nhân. Nếu bạn là TVV,
bạn sẽ tư vấn cho ông bà Hòa như thế nào và dùng LTHN nào để giải thích?
Dùng Lí thuyết cây nghề nghiệp để giải thích
Để đạt được ước vọng, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải chọn được hướng
học, chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của
bản thân. Do vậy, việc TVHN cá nhân nói riêng, hướng nghiệp cho nam, nữ HS
và cả phụ huynh HS nói chung dựa vào mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp là rất
quan trọng.
Trong thực tế, phần lớn các em HS (nam hay nữ) khi được hỏi: “Vì sao em theo
học ngành này hay thích nghề này?” thì câu trả lời thường là: “Tại vì công việc
này hiện đang được xem là ngành nóng trong thị trường”, hay “Tại vì cơ hội việc
làm của ngành này cao”, hoặc “Công việc của ngành này được trả lương tương
đối cao so với các việc khác”. Những câu trả lời đó đang nói đến “quả” của cây
nghề nghiệp.
Nhưng, những kết quả ấy chỉ đến khi một người lao động làm công việc phù hợp
với sở thích và khả năng của họ, hay còn gọi là “gốc rễ” của cây nghề nghiệp.
Một công việc có thể được xem là rất thịnh hành không có nghĩa là ai học nó ra
cũng có việc làm tốt. Hầu hết các công ty, doanh nghiệp hoặc cơ quan tuyển dụng
chỉ quan tâm tuyển những người lao động có đam mê, có khả năng làm việc tốt ở
vị trí tuyển dụng chứ không coi việc họ đã tốt nghiệp ở ngành nghề phù hợp với
vị trí yêu cầu là yếu tố quyết định. Học và tốt nghiệp một ngành không phải là yếu
tố “nặng kí” để chứng minh rằng người đó có khả năng làm tốt các công việc có
liên quan đến ngành nghề đã học. Có thể sau khi phỏng vấn và thử việc, người lao

động sẽ nhanh chóng bị đào thải nếu không chứng minh được rằng công việc ấy
phù hợp với sở thích và khả năng của mình.
18


Do đó, trong TVHN cá nhân, điều quan trọng nhất mà TVV cần làm là hướng
dẫn, tư vấn hoặc hỗ trợ HS để các em nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc
chọn nghề có cơ sở khoa học và biết cách chọn ngành nghề dựa trên yếu tố “gốc
rễ” (sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp). Không chọn ngành, nghề
tương lai dựa vào các yếu tố “quả” (lương cao, công việc dễ kiếm, chức vụ …)
của cây nghề nghiệp. Ngoài ra, TVV cũng hiểu rằng các yếu tố của “rễ cây nghề
nghiệp” có thể bị ảnh hưởng bởi định kiến và phân biệt đối xử giới. Những ảnh
hưởng này có thể làm cho NĐTV (nam, nữ) không nhận ra và hoặc không dám
thể hiện đúng sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân. Do vậy, TVV nên
tạo cơ hội để NĐTV khám phá bản thân trên nhiều lĩnh vực nghề nghiệp để giúp
các em nhận ra đúng sở thích và khả năng của bản thân.
6. Khi TVHN cá nhân cho một NĐTV, bạn có nhất thiết phải sử dụng tất cả các
LTHN không? Vì sao?
Không nhất thiết phải dùng tất cả các LTHN vì mỗi lí thuyết sẽ giúp TVV có cơ
sở để giải thích một hoặc một số vấn đề của NĐTV. Do vậy, tùy theo vấn đề được
đặt ra, TVV sẽ căn cứ vào nội dung chủ yếu và cách áp dụng của LTHN để quyết
định sử dụng LTHN nào cho phù hợp.
7. Nếu bạn muốn thuyết phục NĐTV phải hiểu rõ về bản thân và hoàn cảnh gia
đình trước khi thực hiện những bước tiếp theo để đưa ra quyết định chọn ngành
học, chọn cơ sở đào tạo và chọn nghề, bạn sẽ dùng LTHN nào? Vì sao? Nêu ví dụ
minh họa?
TVV sẽ sử dụng Lí thuyết cây nghề nghiệp và lí thuyết hệ thống để giải thích và
thuyết phục vì đây là 2 lí thuyết giúp cho NĐTV hiểu được ý nghĩa của việc chọn
nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệpcủa bản thân,
đồng thời phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.

Ví dụ:
Vietnam Airlines hiện có gần 1.000 phi công, trong đó có 13 phi công nữ (6
người nước ngoài, 7 người Việt Nam). Ở tuổi 25, Nguyễn Kim Châu hiện là nữ
19


phi công Việt Nam trẻ nhất. Cô kể rằng, khi học lớp 12, chọn một ngày đẹp trời,
cô nói với ba mẹ: “Ba mẹ à, con muốn đi theo con đường riêng của con, sự lựa
chọn của con. Con không muốn theo lối mòn, lối mà mọi người vẫn hay làm:
học phổ thông trung học xong thi lên ĐH. Năm nay tốt nghiệp phổ thông xong
con muốn thi vào hàng không. Con muốn làm phi công”. Ba Châu nói”Ui! Trời!
con bé này, hết ngành chọn rồi sao con? Sao chọn ngành không hợp với nữ giới gì
hết cả. Nghề đấy dành cho con trai thôi, vất vả lắm, con gái của ba đã nghĩ kỹ
chưa?”. Châu năn nỉ: “Ba mẹ ơi, ủng hộ con đi mà, đấy là ước mơ, tâm nguyện
của con”. Ba Châu bảo: “Thôi được, để ba mẹ nghĩ đã” Ba Châu nói chuyện với
mấy người bạn về ước muốn kỳ lạ của con gái. Nghe xong mọi người bảo: “Nghề
đấy, đàn ông theo còn khó nữa là, con gái ông mà làm được thì quá tốt chứ còn
gì”. Cuối cùng, ba mẹ Châu cũng đồng ý với quyết định của con. Qua tìm hiểu
nghề, Châu biết rằng, để trở thành phi công, điều kiện đầu tiên là phải có thể lực,
sức khỏe tốt và có trình độ ngoại ngữ đủ để đáp ứng được yêu cầu của nghề. Một
thời gian biểu đã được Châu thiết lập để bản thân đáp ứng được những yêu cầu
của nghề. Trong khi các bạn cùng tuổi mải mê đèn sách ôn thi vào ĐH hay các
trường CĐ, Châu cặm cụi học ngoại ngữ, rèn luyện thể lực bằng cách đi bộ,
chạy bộ, bơi, chơi cầu lông, bóng chuyền... Rồi, như một giấc mơ - Châu trúng
tuyển. Sau khi học ở trong nước một năm, Châu được chọn đi đào tạo phi công ở
Pháp vào năm 2009
Cuối năm 2010, kết thúc khóa đào tạo phi công ở Pháp trong 1 năm 8 tháng,
Châu về nước và bắt đầu công việc là nữ lái phụ cho ATR72 - sức chứa 72 hành
khách, bay chặng ngắn và chỉ có một lái chính, một lái phụ.
Tháng 9/2013, Châu được điều động làm cơ phó Airbus 330 có sức chứa 250

hành khách và có thời gian bay 8-10 tiếng... điểm đến Nhật, Nga, Australia, Hàn
Quốc. Airbus 330 có 2 lái chính và 2 lái phụ.
Theo bài viết “Nữ phi công trẻ nhất Việt Nam kể về việc chọn nghề” - An ninh
Thế giới
8. Trong thực tế hướng nghiệp ở nước ta, việc xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
chưa được TVV và NĐTV quan tâm đúng mức. Nhiều người cho rằng, chỉ cần
20


hiểu rõ về bản thân, biết được các thông tin nghề nghiệp là đủ để đưa ra quyết
định chọn ngành, nghề phù hợp. Bạn là người đã có những hiểu biết về cơ sở lí
thuyết của TVHN cá nhân, bạn sẽ giải thích với họ như thế nào để họ thay đổi
quan điểm trên?
Dựa vào Lí thuyết mô hình lập kế hoạch nghề để giải thích. Việc hiểu rõ bản
thân, thông tin nghề nghiệp và các yếu tố tác động/ảnh hưởng là cơ sở để lập kế
hoạch nghề. Chỉ khi xây dựng kế hoạch nghề nghiệp, NĐTV mới xác định rõ mục
tiêu nghề nghiệp, từ đó xác định các bước đi và biện pháp thực hiện từng bước đi
để đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
Đây chính là kim chỉ nam giúp cho NĐTV đi tới đích trong cuộc hành trình
hướng nghiệp

PHẦN II :
TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CÁ NHÂN
1. Trong tháng 11 của năm học 2013 - 2014, trường THCS A đã tổ chức một
ngày hội hướng nghiệp. Trong ngày hội hướng nghiệp, trường đã mời doanh
nhân tiêu biểu, người lao động giỏi ở địa phương và cựu HS của trường đến nói
chuyện, chia sẻ với HS lớp 9 toàn trường về con đường đến với nghề nghiệp,
công việc họ đang làm và thành quả công việc. Theo bạn, đây là loại hình TVHN
nào? Loại hình TVHN này có tác dụng như thế nào đối với HS?
Tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn

TNHN theo nhóm là loại hình TVHN mà trong đó, nhiều HS (nam, nữ) cùng lớp
hoặc cùng khối lớp được TVHN trong cùng thời gian, không gian nhất định. Tùy
điều kiện, khả năng của từng cơ sở giáo dục và người làm TVHN, có thể tổ chức
TVHN nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn. Nếu làm tốt loại hình TVHN theo nhóm, có
nghĩa là làm từ sớm, có chiến lược và lồng ghép được TVHN vào các hoạt động
giáo dục khác để tận dụng ngân sách, nhân lực và làm cho hoạt động được phong
phú mà vẫn đạt các mục tiêu đề ra thì sẽ đạt được “một mũi tên trúng nhiều đích”.
21


2. Vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, đại diện của các trường nghề, trường TC,
CĐ, ĐH thường đến các trường THPT để giới thiệu về trường, các ngành nghề
đào tạo của trường, yêu cầu tuyển sinh và triển vọng của các ngành nghề trường
đang đào tạo. Theo bạn, đây là loại hình TVHN nào? Tác dụng của loại hình
TVHN này? So sánh với các loại hình TVHN khác mà bạn biết
Tư vấn tuyển sinh
Tư vấn tuyển sinh là một loại hình TVHN, trong đó HS (nam, nữ) được cung
cấp thông tin về các cơ sở đào tạo sau THCS và sau THPT, từ trường nghề, TC
nghề đến các trường CĐ, ĐH để các em có thêm thông tin trước khi đăng kí tuyển
sinh vào các cơ sở đào tạo.Hiện nay ở nước ta, tư vấn tuyển sinh thường được
thực hiện theo hình thức toàn trường hoặc nhóm lớn vào trước thời gian HS đăng
kí thi tuyển sinh (khoảng tháng 3 - tháng 4 hàng năm). Trong thực tế, còn rất
nhiều người, nhiều tổ chức nhầm lẫn giữa hai cụm từ “tư vấn tuyển sinh” và
“TVHN”. Cần phân biệt rõ ràng: tư vấn tuyển sinh chủ yếu là cung cấp thông tin
về các cơ sở đào tạo. Nếu làm tư vấn tuyển sinh có chất lượng thì sẽ có cả TVHN
trong đó. Còn TVHN chủ yếu là tư vấn hướng học và tư vấn chọn nghề, trong đó
bao hàm cả tư vấn tuyển sinh để cung cấp thông tin về thị trường đào tạo nghề để
các em HS có cơ sở đối chiếu, lựa chọn hướng đi phù hợp. Vì vậy, tư vấn tuyển
sinh chỉ là một bước trong quy trình TVHN mà thôi.
3. Khi làm TVHN cá nhân, điều quan trọng hàng đầu là phải thiết lập được mối

quan hệ thân thiện giữa TVV với NĐTV. Để làm được điều này, TVV cần phải
thực hiện tốt kĩ năng TVHN nào? Vì sao? Bạn hãy thử thực hiện kĩ năng này với
HS cần được TVHN của bạn, sau đó tự đánh giá mức độ đạt được kĩ năng này
của bạn theo các mức: Tốt - Khá – Trung bình - Còn yếu
Hành vi quan tâm, bao gồm kĩ năng thực hiện hành vi quan tâm và kĩ năng lắng
nghe.
Hành vi quan tâm là kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhấttrong các kĩ năng mà
một TVV cần phải có. Nếu thực hiện tốt kĩ năng này sẽ giúp TVV thiết lập được
mối quan hệ tốt với NĐTV và làm cho NĐTV thật sự tin tưởng vào TVV, mở
22


lòng chia sẻ tâm tư với TVV, cung cấp những thông tin cần thiết để TVV có cơ
sở giúp đỡ, hỗ trợ NĐTV. Mối quan hệ tốt đẹp giữa TVV và NĐTV có thể được
hình thành trong vòng 5 phút, nhưng cũng có khi cần đến vài lần gặp mặt mới
có được vì nó phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng thực hiện hành vi quan tâm và kĩ
năng lắng nghe của TVV. Vì vậy, có thể nói, nếu không thực hiện hành vi quan
tâm thì không có một trắc nghiệm nào hay liệu pháp nàogiúp cho quá trình TVHN
cá nhân đạt kết quả như mong muốn. Thông thường, khi TVV bận rộn, mệt mỏi,
bị áp lực thì rất khó thực hiện kĩ năng này
4. Muốn thu thập được các dữ liệu cần thiết từ phía NĐTV để TVHN, bạn cần
sử dụng những kĩ năng và liệu pháp nào? Vì sao? Bạn hãy thử thực hiện những kĩ
năng và liệu pháp này với HS cần được TVHN của bạn, sau đó tự đánh giá mức
độ đạt được kĩ năng và liệu pháp này của bạn theo các mức: Tốt - Khá – Trung
bình - Còn yếu.
Kĩ năng đặt câu hỏi và liệu pháp kể chuyện
Khi làm TVHN, cùng với việc thực hiện hành vi quan tâm, TVV cần phải có kĩ
năng đặt câu hỏi để thu thập những thông tin cần thiết từ NĐTV, đồng thời hiểu
rõ hơn tâm tư, hoàn cảnh, mong muốn cũng như vấn đề thật sự của NĐTV. Kĩ
năng đặt câu hỏi bao gồm khả năng dùng các loại câu hỏi thường dùng trong

TVHN như câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi thăm dò, câu hỏi dẫn dắt/đoán
trước...
+ Câu hỏi mở
Câu hỏi mở được bắt đầu bằng các từ “Vì sao?”, “Khi nào?”, “Cái gì?”, “Bằng
cách nào?”, “Ở đâu?”…”
+ Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là câu hỏi mà người đối diện có thể trả lời đơn giản “có” hay
“không”.
+ Câu hỏi thăm dò
23


Câu hỏi thăm dò được sử dụng trong những trường hợp:
TVV đã có tương đối đầy đủ thông tin nhưng chưa nắm bắt được trọng tâm của
vấn đề;
TVV muốn thảo luận về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến thông tin cá nhân
của NĐTV;
TVV muốn chắc chắn rằng mình đã hiểu rõ vấn đề chính.
+ Câu hỏi dẫn dắt/ đoán trước
Câu hỏi dẫn dắt thường được dựa trên những xét đoán và định kiến riêng của
TVV và được sử dụng khi mối quan hệ giữa TVV và NĐTV chưa thật sự gần gũi.
Loại câu hỏi này không thật phù hợp trong TVHN vì loại câu hỏi này giống như
“người đóng cánh cửa giao tiếp”.
5. Theo bạn, các kĩ năng, liệu pháp TVHN có quan hệ với nhau như thế nào?
Làm thế nào để tăng cường hiệu quả sử dụng của từng kĩ năng, liệu pháp TVHN
Các kĩ năng và liệu pháp TVHN có mối quan hệ qua lại, tương hỗ nhau. Nếu
thực hiện tốt các kĩ năng sẽ thu thập được nhiều thông tin của NĐTV để từ đó đưa
ra các giải pháp hoặc hỗ trợ NĐTV tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách tốt
nhất. Ngược lại, nếu thực hiện tốt 2 liệu pháp TVHN một cách thường xuyên sẽ
giúp TVV nâng cao được các kĩ năng TVHN.

6. Theo lí thuyết đã học, có 6 kĩ năng, 2 liệu pháp và 5 giai đoạn TVHN. Theo
bạn, có nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn, kĩ năng, liệu pháp TVHN
cho mỗi ca TVHN hay không? Vì sao?
Không nhất thiết phải sử dụng đầy đủ 6 kĩ năng, 2 liệu pháp và 5 giai đoạn. Tùy
trường hợp cụ thể, TVV lựa chọn và sử dụng các kĩ năng, liệu pháp, giai đoạn cho
phù hợp. Tuy nhiên, để TVHN đạt kết quả, phải thường xuyên thực hiện tốt hành
vi quan tâm và kĩ năng đặt câu hỏi trong tất cả các ca TVHN
7. Năm giai đoạn tư vấn hướng nghiệp cá nhân:
7.1 Giai đoạn khởi đầu
24


×