Tải bản đầy đủ (.pptx) (35 trang)

Tập quán ăn uống của người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT-CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
L/O/G/O
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

TẬP QUÁN ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
NHÓM 1 – LỚP CNTP02-K2


NỘI DUNG CHÍNH
1

KHÁI QUÁT VỀ ẨM THỰC VIỆT NAM

2

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

3

ẨM THỰC VIỆT NAM THEO VÙNG MIỀN

4

ẨM THỰC VỚI VĂN HÓA

5

ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM THỰC ĐẾN DINH DƯỠNG


1. Khái quát về ẩm thực Việt Nam


1.1 Tổng quan về ẩm thực Việt Nam
• Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên
hình thành trong cuộc sống.


Văn hóa ẩm thực người Việt được biết
đến với những nét đặc trưng như: tính
hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương
vị với sự kết hợp nhiều loại gia vị giảm
để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các
món ăn.


1. Khái quát về ẩm thực Việt Nam
1.2 Quan niệm ẩm thực của người Việt Nam
- Ăn uống có vai trò và vị trí quan trọng đối với đời sống con người.
- Ăn uống là cách cung cấp năng lượng cho cơ thể mà chúng ta đã làm mất
đi do lao động.
- Khi đời sống người dân còn thấp thì việc “ăn lấy no” được mọi người
quan tâm hàng đầu.
- Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, con người không chỉ mong được
“ăn no mặt ấm” mà chuyển sang “ăn ngon mặc đẹp”


1. Khái quát về ẩm thực Việt Nam
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới ẩm thực Việt Nam
1.3.1. Yếu tố lịch sử, văn hóa
- Truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước, lúa gạo là lương thực chính
- Truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước ẩm thực thiên về thực vật.
- Hội nhập với nền ẩm thực các nước khu vực: Chăm, Khmer, Thái Lan,…



1. Khái quát về ẩm thực Việt Nam

1.3.2 Yếu tố địa lý
• Biển Đông và vịnh Thái Lan bọc cả chiều dài và cả phía Nam với bờ biển dài
3000km. Tiếp giáp với biển Đông suốt chiều dài đất nước
• Địa hình: núi rừng, đồng bằng, sông, biển
• Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nhiều sông rạch chằng chịt: thủy hải
sản phong phú


1. Khái quát về ẩm thực Việt Nam
1.3.3 Yếu tố tôn giáo
• Phật giáo: ăn chay, ăn lạt là một chế độ
ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có
nguồn gốc từ thực vật, , hoàn toàn không
sử dụng cá loại thịt.
• Cơ Đốc giáo (Đạo Kito): Các món ăn
đều phải tuân theo quy định của nhà thờ,
đến chủ nhật của tuần lễ phục sinh thì
dùng loại bánh được làm từ hạnh nhân,
socola,…


1. Khái quát về ẩm thực Việt Nam
1.3.3 Yếu tố tôn giáo
• Đạo Hồi: Người theo đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn, các loại gia cầm có thể
bay, những động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.
• Đạo Hindu( Ấn Độ giáo ): Đạo Hindu cấm ăn thịt bò và những sản

phẩm từ chúng , ngay cả sữa người ta cũng không dùng sữa bò mà dùng
sữa trâu


2.Những nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam
2.1. Thái độ coi trọng việc ăn uống của người Việt Nam
• Để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng. Đối với người Việt
Nam với nền văn minh nông nghiệp lúa nước thì luôn công khai rằng ăn
uống quan trọng lắm: Có thực mới vực được đạo
• Mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc,
ăn nói, ăn chơi….


2.Những nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam
2.2. Cơ cấu thực phẩm
• Ăn uống là văn hóa tận dụng tự nhiên, là cơ cấu thiên về ăn thực vật. Và
trong thực vật thì lúa gạo đứng hàng đầu. Tục ngữ có những câu như: Người
sống về gạo, cá bạo về nước.
• Trong bữa ăn của người Việt, sau lúa gạo thì đến rau quả, hai món đặc thù là
rau muống và dưa cà. Ngoài ra không thể thiếu các loại gia vị đặc trưng.


2.Những nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam
2.3. Tính cộng đồng
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm
thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm
cũng sử dụng chung một nồi cơm, các món
ăn cũng múc chung trong bát, đĩa,ngoài ra
có bát nước mắm chấm chung.
2.4.Tính hiếu khách

Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có
thói quen mời. Lời mời thể hiên sự giao
thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm
trân trọng người khác. Tính hiếu khách thể
hiện bằng lời chào trước mỗi bữa ăn.


2.Những nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam
2.5. Tính hòa đồng đa dạng
Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực
của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó
chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi
bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.
2.6. Tính đậm đà hương vị
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường
dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều
gia vị khác nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác
nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với
hương vị.


2.Những nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam
• 2.7. Sự uyển chuyển mềm dẻo
• Sự uyển chuyển của ẩm thực thể hiện qua các món ăn thích hợp theo mùa,theo
thời tiết và sản vật có trong mùa.
• Bạch Vân cư sĩ ngày xưa từng cảm khái:“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”


3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền
3.1. Ẩm thực miền Bắc

3.1.1.Đặc điểm chung
• Bắc Bộ là nơi tổ tiên ta định cư lâu đời nên mọi cái kể cả ăn, mặc đều được
sàng lọc. Đất Bắc Bộ giữ được đầy đủ nhất “cái ăn truyền thống”.
• Miền Bắc thường dùng các loại rau làm gia vị như: rau hung, lá mơ, riềng, sả,
mẻ, mắm tôm để chế biến thịt chó, bún chả, bún ốc,….


3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền
3.1.2. Ẩm thực Hà Nội
- Người Hà Nội ăn quà theo mùa, theo giờ. Món ăn mùa hè, món ăn mùa đông,
món ăn buổi sáng riêng, buổi trưa riêng, tối riêng, khuya riêng. Xôi lúa là món ăn
buổi sáng, cháo đỗ xanh, chè đỗ đen ăn buổi trưa mùa hè,..
- Gia vị là thứ được người Hà Nội coi trọng. Chợ nào cũng có hàng dãy sạp bán các
loại gia vị, quả gia vị, các loại hàng khô, trong đó có hành, tỏi, hạt tiêu, ớt, rồi
nấm hương,…


3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền

3.1.2. Ẩm thực Hà Nội
Những món ăn đặc trưng
• Phở Hà Nội nước dùng trong ngọt bởi xương bò.
Bí quyết là sử dụng nguyên liệu sá sùng khô (con
sâu biển) tạo mùi đặc biệt, sử dụng nhiều bột
ngọt. Tô phở Hà Nội dọn lên chỉ có tương ớt, vài
trái tắc, quả quất
• Đã quen ăn bánh cuốn ở Hà Nội, nếu ta đi ăn
bánh cuốn ở một nơi nào khác, sẽ thấy mình trở
thành người khó tính từ lúc nào không biết nữa.
Bởi vì dù có thiên vị hay không thì bánh cuốn Hà

Nội, mà lại là bánh cuốn Thanh Trì thì không thể
chê vào đâu được.


3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền

3.2.Ẩm thực miền Trung
3.2.1.Đặc điểm chung
Người miền Trung ưa dùng các món ăn có vị đậm hơn,
nồng độ mạnh, màu sắc hồng mộc mạc và "Chặt to kho
mặn". Những thứ như mắm, cá kho, ớt, hạt tiêu, tỏi,
gừng thường được ưa chuộng bởi những ngày thời tiết
thay đổi.
3.2.2.Ẩm thực Huế

Mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ,
thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Người Huế ăn uống
gắn liền với ba tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là phải đẹp.
Và với những tiêu chí đã nêu, người Huế đã chia ăn
uống thành ba bậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm thực


3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền
3.2.Ẩm thực miền Trung
Những món đặc trưng
Mì Quảng: món ăn rất đặc trưng của vùng đất
Quảng Nam
Cơm lam Tây Nguyên: Người ăn có thể cảm
nhận cả mùi nếp thơm lẫn hương rừng trong
miếng cơm lam. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà

không cứng, ăn không biết ngán nhiều khi
không có thức ăn kèm, người ta vẫn thấy rất
rõ vị đậm đà của nó


3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền

3.3 Ẩm thực miền Nam
3.3.1.Đặc điểm chung
Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. Từ sự
phong phú, dư dã ấy mà trải suốt quá trình khai hoang lập nghiệp, món ăn, thức uống hàng ngày của
người Nam Bộ.
3.3.2.Ẩm thực Sài Gòn
Văn hóa ẩm thực Sài Gòn được ví như một nồi lẩu thập cẩm, nơi hội tụ và giao thoa nhiều luồng văn hóa
Đông - Tây, cổ xưa và hiện đại.


3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền
3.3 Ẩm thực miền Nam
Những món đặc trưng
- Cá lóc nướng trui: cây được cắm xuống đất,
cá lóc ngửa lên trời, rồi lấy rơm chất lên đốt.
Khi rơm cháy tàn cũng là lúc cá chín, có mùi
thơm của thịt cá và mùi hơi khét của da.
- Mắm: món ăn đặc trưng Nam Bộ
- Bánh xèo: là món ăn dân dã rất quen thuộc
với người miền Nam. Những ai đã từng ăn
qua món bánh này, khó có thể mà quên được
hương vị đậm đà đầy chất dân dã của nó.



3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền
3.4. Ẩm thực các dân tộc thiểu số
3.4.1 Món ăn đặc trưng của các dân tộc
Ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc
riêng biệt: mắm bò hóc miền Nam, bánh cống phù (bánh trôi dân tộc Tày), khau
nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố,...


3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền
3.4.2.Chén trà trong văn hóa ẩm thực
Trà là một sự giao hòa với thiên nhiên, với môi
trường và con người Việt Nam luôn tồn tại một nền
văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương.
3.4.3.Cà phê – niềm tự hào của dân tộc Tây
Nguyên
Nói đến cà phê là nói đến Tây Nguyên và xứ sở cà
phê ĐắkLắk. Nơi những con người tài hoa đã tạo ra
sản phẩm cà phê mà cả thế giới ưa chuộng.


3. Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền
3.4.4.Các loại rượu dân tộc
Rượu chưng còn gọi là rượu đế làm từ ngũ cốc lên men như: rượu
làng Vân (ở Bắc Ninh, còn gọi là "Vân hương mĩ tửu"), Rượu Gò
Đen (Long An),...
Rượu ngâm còn gọi là rượu thuốc sử dụng các loại thảo dược hoặc
động vật được ngâm trong rượu trắng chưng cất có độ rượu cao
+ Rượu ngâm từ các loại động vật phổ biến nhất là rượu rắn
+ Rượu ngâm thuốc bắc hoặc các loại thực vật: rượu sâm, rượu táo

tàu, rượu cùi vải, rượu kỷ tử, rượu đinh lăng


4. Ẩm thực với văn hóa
4.1 Văn hóa ẩm thực đường phố
• Thức ăn đường phố và các hàng rong là nét văn hóa riêng của cộng đồng người
Việt Nam. Phản ánh lối sống và sự phát triển của xã hội ở Việt Nam.
• Ẩm thục đường phố Việt Nam đa dạng, phong phú: hủ tiếu gõ, bánh mì, cháo,
bún, các món nướng...


4. Ẩm thực với văn hóa
4.2 Ẩm thực trong ngày lễ, Tết
Cỗ cúng tổ tiên: cúng tổ tiên ( ngày giỗ, ngày Tết cổ
truyền) thường sử dụng xôi đậu xanh, xôi gấc với gà
luộc nguyên con hoặc chân giò.
Cỗ Tết: thường rất cầu kỳ, tùy theo mỗi vùng mà có
các món ăn khác nhau:
• Miền Bắc: bánh chưng, thịt đông, dưa hành, canh
bóng thập cẩm,...
• Miền Trung: bánh thuẩn, bò kho mật mía, thịt heo
kho củ cải, dưa món, thịt heo ngâm nước mắm,...
• Miền Nam: bánh tét, thịt kho hột vịt, canh khổ
qua, tôm khô củ kiệu,...


×