Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

công viên đất nung thanh hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 11 trang )

CÔNG VIÊN GỐM THANH HÀ: SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH Ở HỘI AN HIỆN NAY
Nguyễn Thị Diệu Phú1
Email:
MỞ ĐẦU
Xứ Quảng, nơi được tạo hóa ban tặng cho dòng sông Thu Bồn mang nhiều vẻ đẹp và giá trị, ở dọc hai
bên dòng sông là những địa điểm du lịch nổi tiếng mà một phần dòng sông Thu Bồn góp nên như thánh
địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, biển Cửa Đại…Gần đây, lại thêm một địa điểm đáng đến nữa cũng nằm cạnh
Phố Hội, đó chính là công viên đất nung Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam), công viên đất nung lớn nhất
Việt Nam, mang lại những giá trị lớn về mặt tinh thần và mặt phát triển du lịch ở Hội An. Nơi đây chứa
đựng những vẻ đẹp, sự trầm trồ khen ngợi của con người về các công trình nổi tiếng trên thế giới được thể
hiện qua vật liệu chính là đất nung. Đẹp là như vậy, hay là như vậy, ý nghĩa như vậy, nhưng ít được biết
đến. Cũng chính vì lý do đó mà tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu sự ra đời và vai trò trong
phát triển du lịch ở Hội An của công viên đất nung Thanh Hà để hy vọng sau bài viết này, địa điểm du
lịch này được du khách biết đến nhiều hơn.

Phía trước cổng công viên đất nung Thanh Hà (Nguồn: Nguyễn Thị Diệu Phú)

1 Khoa Lịch Sử - Trường Đại học Khoa học – Đại học Huê

1


NỘI DUNG
I. Nguồn gốc hình thành
Công viên gốm Thanh Hà được xây dựng từ năm 2011 đến năm 2015 thì hoàng thành. Tuy mới được
xây dựng trong thời gian gần đây, nhưng nếu xét về góc độ sự ra đời của công viên gốm Thanh Hà, bắt
buộc ta phải điểm lược lại từ trong quá khứ đến hiện tại.
Trong quá khứ, công viên gốm Thanh Hà chưa được dựng nên, nhưng tại nơi mảnh đất này trong quá
khứ có những điều kiện và những hoạt động diễn ra tích tạo lại để đến ngày nay, sự thôi thúc ấy đã tác
động vào hiện thực, khiến công viên được xây dựng.


Nhiên thiên đã không bạc đãi người xứ Quảng, mà đã ban cho họ giá trị trường tồn, đó là dòng sông
Thu Bồn. Chính dòng sông ấy đã vô tình làm cho xứ Quảng nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước
bởi tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, biển Cửa Đại…Cũng chính dòng sông này, lại mang bên mình những
dãy đất sét, và đặc biệt có nhiều ở Thanh Hà
(Hội An), một nguyên liệu rất cần thiết trong nghề làm
gốm, một nghề mang đậm nét Việt, như thế theo một lẻ thường tình, nơi đây sẽ hình thành và phát triển
nghề làm gốm.
Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Qúy Đôn miêu tả các nghề truyền thống của Hội An như sau :
“Thuyền từ thuận hóa (Huế) về cũng chỉ có một thứ hồ tiêu, còn ở Quảng Nam (thương cảng Hội An)
không thứ gì không có…Hàng thủ công Hội An xuất khẩu đi các nước có tơ lụa, hàng gốm, hàng mộc…
Gốm cochi (Giao Chỉ) mà người Nhật Bản ưa chuộng và đưa về nước có phần là gốm Thanh Hà xứ
Quảng”2.
Ngược về lịch sử, cư dân Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương
vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Gia phả tộc Nguyễn ghi lại rằng, “người lập làng Thanh Hà là ông
tổ của chúng tôi, giữ chức tri huyện Diên Khánh, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dưới thời Gia Long
(1802 – 1820) các đại biểu của họ đã có thỉnh nguyện lên triều đình xin lập đình làng để thờ Thành Hoàng
và các vị tiền hiền có công mở đất.”3
Trong buổi sơ khai, khi đồ dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là đồ gốm sứ, đất nung, cư dân ở đây
đã tiếp tục truyền thống của cha ông, khai thác địa thế thuận lợi của vùng đất mới để phát triển nghề gốm.
Ban đầu, tiền nhân đã chọn vùng đất Thanh Chiêm (Khối 6 – phường An Hà ngày nay) để làm nghề vì ở
đây có trữ lượng đất sét lớn. Tuy nhiên, đầu thế kỷ 19, do sông Thu Bồn ngày càng nhích dần về phía
Nam nên tiền nhân đã quyết di chuyển làng nghề về Nam Diêu (Lò gốm ở phía Nam). Thực tế trong lịch
sử, địa bàn làm gốm mở rộng đến Xuân Mỹ (Khối 5 phường Thanh Hà ngày nay) và An Bang (Khối 4,
phường Thanh Hà ngày nay). Hiện nay, chỉ còn duy nhất làng Nam Diêu làm gốm.

2Lê Qúy Đôn (1997), Phủ biên tạp lục, nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, Tr 97
3 Gia phả tộc Nguyễn tại làng Thanh Hà, Hội An. Tr 104.

2



Đến nay, Thanh Hà là một làng nghề nhỏ ven sông với ngót 500 năm tồn tại, đủ để làm nên tên gọi
một làng gốm cổ. Dù lắm thăng trầm nhưng cái tên làng gốm Thanh Hà với những sản phẩm đẹp và bền
đã làm nên thương hiệu cho làng nghề ở phố cổ Hội An.
Những con người, những nghệ nhân làng gốm Thanh Hà cứ thế nối tiếp nhau làm gốm, bán gốm.
Những tiếng rao có từ 40 năm trước “Hủ…nồi…chậu, bùng binh đây. Hủ..nồi chậu…bùng binh đây….”
cứ vang trên những con đường mòn dẫn vào lối xóm , và cứ như vậy cho đến ngày nay. Những người con
của Thanh Hà hầu hết đều muốn nghề truyền thống của cha ông luôn hiện diện mãi trong tiềm thức người
Việt. Cũng chính vì lẻ đó, vì tình yêu dành cho làng gốm, dành cho những mảnh đất sét nuôi lớn mình từ
thuở nhỏ mà kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên - một người con sinh ra từ chính làng quê gốm Thanh Hà
đã có ý nghĩ xây dựng một công viên gốm để muốn lưu giữ nghề truyền thống của làng. Công trình từng
có lúc bị phản đối dữ dội và bị xem là “điên rồ” khi chủ nhân tự bỏ ra hàng tỉ đồng để đầu tư, bài trí kiến
trúc...
Lấy ý tưởng từ chiếc bàn chuốt như vòng xoay phát triển của làng nghề, và lấy hình ảnh của lò úp lò
ngửa tượng trưng cho sự hun đúc biến hóa của âm dương, công viên đất nung Thanh Hà do Công ty Nhà
Việt Corp thiết kế và phát triển theo hướng đất nung toàn bộ không gian kiến trúc tạo nên một không gian
văn hóa kết nối du khách với làng nghề truyền thống, là nơi tổ chức các sự kiện giao lưu làng nghề, tổ
chức các trại sáng tác nghệ thuật và từng bước hình thành một bảo tàng của làng nghề; đồng thời là trung
tâm nghiên cứu phát triển các sản phẩm đa dạng, hướng đến sự phát triển bền vững của làng nghề trên cơ
sở phát huy những giá trị truyền thống và lợi thế làng nghề nằm ngay thành phố Hội An - di sản văn hóa
thế giới đang ngày càng hấp dẫn du khách.
Khu công viên văn hóa đất nung đầu tiên tại Việt Nam chính thức khởi công xây dựng vào
11.7.2011 và khánh thành vào tháng 5.2015 tại P.Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) với kinh phí gần 22 tỉ
đồng.

II. Nét đẹp của công viên đất nung Thanh Hà – sự hội tụ của các phong cách nghệ thuật.
Chắc sẽ không ít người sau khi nghe cái tên “Gốm” sẽ nghĩ ngay đến những cái chum, cái vại, cái nồi,
cái bùng binh, chiếc lọ…Nhưng thật sự vỡ ào khi vừa bước chân qua khỏi cổng của công viên gốm Thanh
Hà, thuộc Hội An. Điều kì diệu là trước mắt du khách sẽ là cả một thế giới, một thế giới nghệ thuật, một
thế giới các công trình nổi tiếng của nhân loại đều hiện ra trước mắt du khách dưới dạng được thu nhỏ

qua sự nhào nặn một cách tỉ mỉ, công phu của những người nghệ nhân làng gốm Thanh Hà.
Lạc vào giữa những bước chân của du khách là một màu đỏ - màu đỏ của đất nung, màu đỏ của ý chí,
nguyện vọng, tâm tư tình cảm của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân làng gốm Thanh Hà. Lấy ý
tưởng từ sự hòa quyện giữa ba yếu tố : Đất, nước, lửa để hình thành nên các công trình mà trước đây ta
chỉ thấy qua mạng xã hội, hay cũng chỉ là mô hình trên giấy. Đến đây, du khách tận mắt chứng kiến được
những nét độc đáo của các công trình kiến trúc lớn trên thế giới và kể cả Việt Nam.
Du khách sẽ bất ngờ khi gặp nhà hát Opera Sydney soi bóng xuống nước... hay các Kim Tự Tháp, đấu
trường Colosseum, tháp nghiêng Pisa bên cạnh Nhà Trắng, tượng Nữ thần Tự Do sánh cùng cung điện
Buckingham, cùng đền Taj Mahal, niềm tự hào của đất nước Ấn Độ, biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu,
đồng thời là một trong 7 kỳ quan thế giới.

3


Mô hình nhà hát Con Sò, Sydne, Úc (Nguồn: Nguyễn Thị Diệu Phú)

Mô hình tòa thánh Vatican-Ý (Nguồn: Nguyễn Thị Diệu Phú)

4


Mô hình công trình tháp nghiêng Pisa-Ý (Nguồn:Nguyễn Thị Diệu Phú)

Mô hình quãng trường thánh Peter ở Ý (Nguồn: Nguyễn Thị Diệu Phú)
Không chỉ ở phạm vi kiến trúc các nước có nền nghệ thuật kiến trúc đặc sắc được hiện diện ở nơi này,
mà còn có những công trình của Việt Nam được đặt ngay cạnh các công trình của thế giới. Du khách sẽ
thấy mình giống như một người khổng lồ đứng trước các công trình được thu nhỏ này, không cần phải đi
5



trên máy bay hay trèo lên nơi nào đó thật cao để thấy được tổng thể các công trình nếu như đến với công
viên gốm Thanh Hà, nào là Hội An cổ kính, nào là cung đình Huế, hay công trình chùa Một Cột, hay là
Quốc Tử Giám…

Mô hình toàn cảnh phố cổ Hội An (Nguồn trang web báo Gia Đình Việt Nam)
/>
Mô hình cố đô Huế (Nguồn: Nguyễn Thị Diệu Phú)

6


Mô hình văn miếu Quốc Tử Giám (Nguồn trang webTri Thức Và Công Luận)
/>Bước vào khu đất rộng hơn 6.500m 2 là hình ảnh 2 tòa nhà được xây dựng bằng gạch trần mà theo ông
Nguyễn Văn Nguyên mô tả chính nơi ấy là nơi lưu giữ những tinh hoa, hồn cốt của làng gốm Thanh Hà
nổi tiếng cách đây hơn 500 năm được cách điệu theo mô hình lò nung gốm: Lò úp và lò ngửa có diện tích
sử dụng rộng hơn 2.000m2.
Tòa nhà úp ba tầng dùng để lưu giữ những tác phẩm gốm truyền thống của làng từ xa xưa, tòa nhà ngửa
cũng ba tầng để trưng bày và tổ chức các buổi triển lãm các sản phẩm gốm mới, thành lập các chợ thương
mại, trong đó mỗi hộ dân sẽ có một lô riêng để giới thiệu sản phẩm do chính gia đình mình sản xuất ra.

III. Vai trò trong phát triển du lịch của công viên đất nung Thanh Hà đối với
Hội An
Quãng thời gian trước khi công viên đất nungThanh Hà được xây dựng, Hội An cũng đã nổi tiếng, thu
hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với phố cổ Hội An cổ kính, với những chiếc đèn hoa
đăng trôi lững lờ trên dòng sông…
Đến nay, bắt đầu từ tháng 5/2015 sau khi công viên đất nung Thanh Hà được khánh thành, khách du
lịch biết đến Hội An không chỉ có vậy, mà sẽ khơi dậy trong tâm thức du khách là những hình ảnh thật sự
về các công trình nổi tiếng ở Việt Nam và kể cả trên thế giới khi chưa có cơ hội đến nơi thật sự có các
công trình ấy qua nhiều thông tin. Chắc chắn cộng với công viên gốm này sẽ thôi thúc du khách đến với
Hội An nhiều hơn, sẽ ở lại Hội An lâu hơn, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp ở Phố Hội, thưởng thức những

7


món ăn đậm chất Quảng xong, lên xe và lại tiếp tục trong quãng đường ngắn khoảng 3km cách phố Hội
để đến với nơi mà được xem là “thế giới trong tầm nhìn” này.
Khi đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn các mô hình bằng gốm đã được tạo ra sẵn, mà du
khách cũng có thể tham quan các địa điểm sản xuất gốm truyền thống, tận mắt chứng kiến những thao tác
điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ
thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Điều đặc biệt là
du khách được trải nghiệm tự tay mình nhào nặn những cục đất sét trên bàn xoay truyền thống để tạo ra
những sản phẩm mà mình yêu thích qua sự hướng dẫn của các nghệ nhân trong làng mà không phải tốn
bất kì khoảng kinh phí nào.

Trải nghiệm làm gốm của du khách (Nguồn: Nguyễn Thị Diệu Phú)
Đây không chỉ là công viên đất nung mà trên hết còn là giữ được nghề gốm truyền thống của làng, của
đất nước Việt Nam với hàng nghìn sản phẩm gốm, hiện vật gốm, tranh ảnh,… có liên quan đến lịch sử,
văn hóa và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc gốm của Việt Nam. Với ước mơ đưa đồ gốm Việt Nam vươn ra
thế giới, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị di sản nghề gốm đất nung của dân tộc, những con người
tâm huyết với nghề gốm đã không ngần ngại đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng Công viên Văn hóa
Đất nung Thanh Hà.

8


Tất cả những điều đó có thể làm cho công viên gốm Thanh Hà kết hợp với Phố Cổ Hội An để tạo thành
một hệ thống du lịch để thu hút du khách đến với Hội An nhiều hơn, ngành du lịch tổng hợp ở Hội An
cũng tất yếu theo đó mà phát triển mạnh hơn trước.

LỜI KẾT
Công viên Đất nung Thanh Hà được đánh giá là công viên gốm lớn nhất, đồng thời cũng là bảo tàng

gốm “độc” nhất cả nước, bước vào nơi này như bước vào khoảng không gian chỉ có đất và lửa, đêm lại
cảm giác thích thú, ngỡ ngàng cho tất cả mọi người. Là công viên đất nung lớn nhất cả nước được xây
dựng trên tâm huyết, tình yêu gốm của những con người nơi đây, nhưng chắc có lẻ vì mới được xây dựng
nên công viên đất nung Thanh Hà vẫn chưa thật sự nổi tiếng, chưa đến với nhiều du khách, trên thực tế
cũng đã có nhiều du khách đến thăm quan phố Hội nhưng lại bỏ lỡ nơi này, bởi chưa được nghe qua.
Chính vì vậy cần có những giải pháp để truyền bá hình ảnh công viên đất nung Thanh Hà đến với mọi
người để có thể đưa nền du lịch Hội An phát triển hơn, với những nét độc đáo của du lịch ở Hội An.

9


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………….1
NỘI DUNG……………………………………..........................................................2
I. Nguồn gốc hình thành……………………………………………………………… 2
II. Nét đẹp của công viên đất nung Thanh Hà – sự hội tụ của phong cách nghệ
thuật………………………………………………………………………………………3
III. Vai trò trong phát triển du lịch của công viên đất nung Thanh Hà đối với Hội
An…………………………………………………………………………………………8
Lời kết…………………………………………………………………………………….10

TÀI LIỆU THAM KHẢO
10


1. Lê Qúy Đôn, 1977, Phủ biên tạp lục, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội.
2. Huy Hậu-Hà Kiều, “Tuyệt phẩm Công viên Đất nung lớn nhất Việt Nam”, Nguồn
baophapluat.vn: (Ngày truy cập 18.4.2016).
3. Đặng Thị Thúy Mai, 2015, “Kỳ quan thế giới thu nhỏ ở công viên đất nung Thanh Hà”, Nguồn internet
(Ngày truy cập 16.4.2016).

4. Hoàng Vinh, 2015 “Ngắm kỳ quan thế giới ở công viên đất nung Thanh Hà”, trang web người Quảng
Nam Online. (Ngày truy cập: 16.4.2016).
5. Gia phả tộc Nguyễn tại làng Thanh Hà, Hội An.

11



×