Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu ứng dụng xử lý tàn dư rơm rạ trên đồng ruộng bằng một số loại chế phẩm sinh học tại xã Sơn Thành – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ THU THẢO
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ TÀN DƢ RƠM RẠ TRÊN ĐỒNG
RUỘNG BẰNG MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC XÃ SƠN THÀNH
HUYỆN NHO QUAN – TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trƣờng

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ THỊ THU THẢO
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ TÀN DƢ RƠM RẠ TRÊN ĐỒNG
RUỘNG BẰNG MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC XÃ SƠN THÀNH
HUYỆN NHO QUAN – TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Địa chính Môi trƣờng
: 44 - ĐCMT
: Quản lý Tài nguyên
: 2012 – 2016
: ThS. Nguyễn Minh Cảnh

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để có được điều kiện thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp cũng như hoàn
thành chương trình học 4 năm tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã
nhận được những sự chỉ dạy tận tình với những kinh nghiệm quý báu từ quý

thầy cô khoa Quản lý Tài nguyên và thầy cô khoa Môi trường trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy (Cô) Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo cho em một môi trường học tập tích cực.
- Quý Thầy (Cô) khoa Quản lí Tài nguyên và Thầy (Cô) khoa Môi
trường đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên môn quý báu là hành
trang trong cuộc sống và công việc sau này.
- Thầy ThS. Nguyễn Minh Cảnh bộ môn Kinh tế và Quản lí môi
trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
- Gia đình và bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa vững chắc trong
suốt khoảng thời gian qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng
thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Lê Thị Thu Thảo

năm


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Sản lượng, xuất khẩu và dự trữ gạo tại một số nước xuất khẩu quan
trọng và thế giới 2013 – 2014 ........................................................... 9
Bảng 2.2: Một số ứng dụng cơ bản của rơm rạ trong nông nghiệp ................ 19
Bảng 4.1: Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ............................................ 29
Bảng 4.2: Kết quả điều tra tình hình sản xuất và lượng phế thải trong sản xuất
nông nghiệp của 65 hộ dân ở xã Sơn Thành. .................................. 32
Bảng 4.3: Lượng phát sinh phế thải trên đồng ruộng tại xã Sơn Thành. ........ 33
Bảng 4.4: Nguyên liệu làm đống ủ ................................................................. 37
Bảng 4.5: Bảng theo dõi nhiệt độ đống ủ. ....................................................... 39
Bảng 4.6: Kết quả phân tích đống ủ ................................................................ 41
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế xử lý 1 tấn rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh vật..... 44


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu tạo phân tử xenluloza ................................................................. 4
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình ủ rơm rạ bằng chế phẩm Biomix - RR .................. 20
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng ................... 22
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu sử dụng đất tại xã Sơn Thành ................. 27
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tại xã Sơn Thành năm 2015 ....................... 28
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ phát sinh phế thải nông nghiệp của 13 thôn
trong xã Sơn Thành ......................................................................... 32
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ các hình thức xử lý rơm rạ tại xã Sơn Thành ........34
Hình 4.5: Sơ đồ quy trình xử lý tàn dư rơm rạ................................................ 37
Hình 4.6: Đống ủ sau 1 ngày ủ ........................................................................ 38
Hình 4.7: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ đống ủ rơm rạ ...................................... 40


iv


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GCN - QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HD

Hướng dẫn

NN

Nông nghiệp



Quyết định


STNMT

Sở tài nguyên môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TMDV

Thương mại dịch vụ

TP

Thành phố

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VSV

Vi sinh vật

FAO


Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý xử lý tàn dư rơm rạ bằng chế phẩm
sinh học .......................................................................................................... 3
2.1.1. Cơ sở khoa học xử lý tàn dư rơm rạ bằng chế phẩm sinh học ......... 3
2.1.2 .Cơ sở pháp lý xử lý tàn dư rơm rạ bằng chế phẩm sinh học ............ 6
2.2. Thực trạng sản xuất lúa gạo và phế thải đồng ruộng trên Thế giới và ở
Việt Nam ........................................................................................................ 8
2.2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo trên Thế giới và ở Việt Nam ............... 8
2.2.2. Thực trạng phát sinh rơm rạ trên Thế giới và ở Việt Nam ............. 12
2.3. Hiện trạng công tác quản lý và xử lý tàn dư rơm rạ trên Thế giới và ở

Việt Nam ...................................................................................................... 16
2.4. Xử lý tàn dư rơm rạ bằng mô ̣t số chế phẩm sinh học ........................... 20
2.4.1. Một số quy trình xử lý tàn dư rơm rạ bằng chế phẩm sinh học
................................................................... Error! Bookmark not defined.


vi

Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................................ 23
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 23
3.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu .............................................................. 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Sơn Thành .................... 23
3.3.2. Thực trạng sản xuất, quản lý xử lý tàn dư rơm rạ tại xã Sơn Thành .....23
3.3.3. Nghiên cứu ứng dụng một số loại chế phẩm sinh học đến xử lý tàn
dư rơm rạ ................................................................................................... 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các nguồn có sẵn ....23
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn, điều tra, quan sát
thực tế ........................................................................................................ 24
3.4.3. Thiết kế công thức thí nghiệm ........................................................ 24
3.4.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đống ủ .................................... 24
3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợ số liệu .......................................... 25
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kêError!

Bookmark

not


defined.
Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC .................................................................. 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Sơn Thành ............................ 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 26
4.1.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................... 28
4.2. Thực trạng sản xuất quản lý xử lý rơm rạ trên đồng ruộng tại xã
Sơn Thành ................................................................................................... 31
4.2.1. Tình hình sản xuất và lượng phế thải trong sản xuất nông nghiệp
theo điều tra thực tế................................................................................... 31


vii

4.2.2. Ý thức của người dân về xử lý phế thải đồng ruộng ...................... 33
4.3. Hiệu quả của việc xử lý tàn dư rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh ............ 35
4.3.1. Chế phẩm vi sinh vật ...................................................................... 35
4.3.2. Xây dựng đống ủ ............................................................................. 37
4.3.3. Hiệu quả xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh ................................ 39
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường ..................................... 42
4.4.1. Hiệu quả về xã hội .......................................................................... 42
4.4.2. Hiệu quả về môi trường .................................................................. 43
4.4.3. Hiệu quả về kinh tế ......................................................................... 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 45
5.1. Kết luận ................................................................................................. 45
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở thành một trong những vấn
đề quan trọng mang tính toàn cầu. Ở nước ta, trước đây ô nhiễm môi trường
chủ yếu xảy ra ở một số khu vực như đô thị đông dân cư, khai thác khoáng
sản, khu vực chăn nuôi…. Nhưng hiện nay ô nhiễm xảy ra phổ biến ở mọi nơi
và trên mọi môi trường đất, nước, không khí.
Nước ta là nước nông nghiệp nên nguồn phế thải sau thu hoạch rất lớn,
đa dạng, một số ngành công nghiệp cũng tạo ra một khối lượng rác hữu cơ rất
lớn từ quá trình sản xuất. Phế thải đang là một thảm họa khó lường trong sự
phát triển mạnh mẽ của quá trình sản xuất, chế biến công nghiệp và hoạt động
toàn xã hội. Phế thải không chỉ ô nhiễm môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm đất, gây độc hại đến sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng,
mà còn làm mất đi cảnh quan văn hóa đô thị và nông nghiệp nông thôn.
Xã Sơn Thành – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình là một xã thuần
nông với diện tích đất nông nghiệp khoảng 355,79 ha.Toàn bộ diện tích đất
nông nghiệp trên xã là trồng lúa cho 2 vụ/năm. Được sự hỗ trợ giống, phân
bón, khoa học kỹ thuật... của cơ quan cấp trên cùng với việc dồn điền đổi thửa
dẫn đến năng suất ngày càng cao. Cùng với việc tăng năng suất thì lượng tàn
dư rơm rạ trên đồng ruộng ngày càng tăng. Trước đây rơm rạ chủ yếu dùng
làm chất đốt trong gia đình và là nguồn thức ăn cho trâu, bò. Ngày nay, cùng
với sự phát triển của kinh tế rơm rạ không còn làm chất đốt nữa thay vào đó là
dùng gas, trấu, than là chất đốt. Rơm rạ sau mỗi mùa vụ phần lớn thì đốt lấy
tro, một phần thì vứt ngay trên đồng ruộng, một phần nhỏ thì làm chất đốt và
làm thức ăn cho trâu, bò. Việc xử lý rơm rạ như vậy gây ảnh hưởng xấu tới
môi trường, làm đất đai thiếu chất dinh dưỡng cho cây trồng đồng nghĩa với



2

việc đầu tư chi phí lớn cho việc mua phân bón hóa học để cung cấp cho đất
lượng dinh dưỡng thiếu hụt. Vì vậy việc xử lý được lượng tàn dư thực vật này
sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm lượng phân bón hóa học, sâu bệnh hại
tăng năng suất cây trồng.
Với thực tế trên em quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng xử
lý tàn dư rơm rạ trên đồng ruộng bằng một số loại chế phẩm sinh học tại
xã Sơn Thành – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra lượng tàn dư rơm rạ trên đồng ruộng từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp tại xã Sơn Thành.
- Đánh giá hiệu quả xử lý tàn dư rơm rạ bằng một số loại chế phẩm
sinh học.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Sử dụng phiếu để điều tra tàn dư rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp
tại xã Sơn Thành.
- Tiến hành điều tra thực tế tàn dư rơm rạ trên đồng ruộng.
- Tiến hành ủ rơm rạ bằng một số loại chế phẩm sinh học để đánh giá
chất lượng trước và sau khi tiến hành nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu.
- Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng việc xử lý tàn dư rơm rạ trên
đồng ruộng tại địa phương.
- Từ việc đánh giá hiện trạng việc xử lý tàn dư rơm rạ , đề xuất ứng
dụng xử lý tàn dư rơm rạ trên đồng ruộng bằng một số chế phẩm sinh học tại
địa phương .



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý xử lý tàn dƣ rơm rạ bằng chế phẩm
sinh học
2.1.1. Cơ sở khoa học xử lý tàn dư rơm rạ bằng chế phẩm sinh học
Khoảng một nửa hợp chất cacbon trong sinh khối (biomass) trên mặt
đất là xenluloza, chiếm tới 35% - 50% khối lượng khô sinh khối thực vật. Tất
cả sản phẩm sinh khối sẽ được khoáng hóa nhờ hệ thống enzyme được cung
cấp bởi vi sinh vật. Hệ thống enzyme phân giải xenluloza thường chậm và
không hoàn toàn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn (48h) hệ vi sinh vật
trong dạ cỏ bò có thể phân giải 60% - 65% xenluloza. Hơn thế nữa, nhờ hệ
thống vi sinh vật trong đường ruột mà loài mối có thể tiêu hóa đến 90%
xenluloza của gỗ. Còn trong hệ thống sinh học phức tạp như rễ cây hoặc
những mảnh vỡ thực vật trong đất, xenluloza có thể được phân hủy trong
khoảng thời gian lâu hơn. Hệ vi sinh vật phân giải xenluloza có thể lên men
hiếu khí hoặc kỵ khí, bao gồm nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn được tìm thấy
nhiều trong đất, nước, đường tiêu hóa một số động vật...nơi cung cấp lượng
xenluloza dồi dào để vi sinh vật phân giải và phát triển (Võ Văn Phước Quệ
và Cao Ngọc Điệp, 2011) [8].
* Xenluloza
Xenluloza là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các liên kết các mắt
xích β-D-Glucose, có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n
trong đó n có thể nằm trong khoảng 5000 – 14000, là thành hần chủ yếu cấu
tạo nên vách tế bào thực vật.Trong gỗ lá kim, xenluloza chiếm khoảng 4149%, trong gỗ lá rộng nó chiếm 43-52% thể tích.
Xenluloza là polysaccharide chủ yếu của thành tế bào thực vật. Trong
bông nó chiếm trên 90%, còn trong gỗ hơn 50%. Ngoài ra, người ta còn thấy



4

chúng có nhiều ở tế bào một số loài VSV. Ở tế bào thực vật và ở tế bào một
số loài VSV, chúng tồn tại ở dạng sợi. Khi đun sôi với axit sulfuric đặc,
xenluloza sẽ chuyển thành glucose còn khi thủy phân trong điều kiện nhẹ
nhàng sẽ tạo thành disacarit cellobiose. Xenluloza không có trong tế bào động
vật. Chúng là một homopolimer mạch thẳng, được cấu tạo bởi các b-Dglucose-pyranose. Các thành phần này liên kết với nhau bởi liên kết b-1,4
glucoside. Tinh bột cũng được cấu tạo bởi các glucose này và bằng liên kết a1,4 glucoside. Điểm khác biệt là tinh bột chứa các gốc glucose phân nhánh
còn xenluloza chứa các glucose không phân nhánh. Các gốc glucose trong
xenluloza thường lệch một góc 1800 và có dạng như một chiếc ghế bành.
Xenluloza thường chứa 10.000-14.000 gốc đường và được cấu tạo như sau:

Hình 2.1: Cấu tạo phân tử xenluloza
(Nguồn: Dư Ngọc Thành ,2011)
Xenlulo là loại hợp chất khá bền vững, không tan trong nước (chỉ phồng
lên do hấp thụ nước). Xenlulo không được tiêu hóa trong đường tiêu hóa của
người. Sở dĩ động vật nhai lại và con người có thể đồng hóa được xenlulo là
nhờ hoạt động phân giải xenlulo của rất nhiều loại vi sinh vật (sống trong dạ
dày cơ và trong đường tiêu hóa của người). Cơ chế phân giải xenluloza.
* Hemixenluloza
Trong tế bào thực vật, hemixenluloza đứng thứ hai về khối lượng.
Hemixenluloza là nhóm polisacarit có phân tử lượng nhỏ hơn rất nhiều so với


5

xenluloza. Thông thường chúng chỉ có 150 gốc đường. Các gốc đường được
nối với nhau bằng liên kết β – 1,4, β – 1,5, β – 1,6 glucozit. Chúng tạo thành
mạch ngắn và phân nhánh.
Do đó, so với xenluloza thì hemixenluloza có cấu trúc không chặt chẽ

bằng, chúng dễ dàng bị phân giải khi bị axit loãng tác dụng. Đôi khi
hemixenluloza còn bị phân giải trong nước nóng và chúng dễ dàng bị phân
giải bởi enzyme hemixenlulaza.
Hemixenluloza tồn tại chủ yếu ở các phần như hạt, bẹ ngô, cám, rơm
rạ, trấu. Trong các loại hemixenluloza thì xylan là loại có nhiều trong tự
nhiên. Trong đó nhiều nhất là ở rơm rạ (chiếm hơn 30%) kể đến là cây lá rộng
(20 – 30%), ở cây lá kim xylan ít hơn nhiều (7 – 17%) (Nguyễn Đức Lượng,
1996) [6].
Vi sinh vật phân giải xilan: Nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải
xilan. Các vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo khi sản sinh ra enzyme
celuloza thường sinh ra enzyme xilanaza.
*Lignin
Lignin là một trong những thành phần chủ yếu của tổ chức thực vật.
Lignin và xenlulo tham gia vào thành phần của màng tế bào thực vật. Trong
xác cây gỗ, lignin chiếm tới 30 - 40% chất khô. Trong cây hòa thỏa: 20%.
Lượng lignin chứa trong cây già nhiều hơn so với trong cây non. Thực vật
khác nhau thì bản chất của những nguyên tố cấu trúc cũng khác nhau. Lignin
là hợp chất rất bền vững, không tan trong nước, dưới tác dụng của kiềm,
bisunphit natri và H2SO4 thì lignin mới bị phân giải một phần và chuyển sang
dạng hòa tan. Lignin là một chất trùng hợp trong đó chứa nhân thơm. Đơn vị
cấu trúc của nó là dẫn xuất của phennin – propan. Nhân thơm của lignin có
một loạt mạch ngang trong đó có nhóm – OCH3 giữ vai trò rất quan trọng.


6

Nhân benzene, napthalen, antraxen, furan, piron, indol, piridin và quinolin.
Công thức tổng quát của lignin là C18H30O15 (Dư Ngọc Thành,2011) [9].
Vi sinh vật phân giải lignin
Nấm mốc Basidomycetes phá hoại gỗ có thể chia thành 2 nhóm. Một

nhóm có thể chuyển hóa nhanh chóng gỗ thành một khối màu đỏ, chủ yếu là
phá hủy xenlulo và hemixenlulo, không có tác động lên lignin. Một nhóm
phân giải gỗ thành một khối trắng chúng chủ yếu tác động lên lignin, hầu như
không làm phân giải xenlulo.
Các loại nấm tác động lên lignin:
Polysitctus versicolor, Stereum hisutum, Pholiota, Clytocybe, Lenzites,
Trametes.
Nhiều loại vi khuẩn và xạ khuẩn cũng có khả năng phân giải lignin.
Các loài vi khuẩn có hoạt tính phân giải lignin cao thường thuộc về các giống
Pseudomonas, Flavobacterium, Agrobacterium.
Một phần các sản phẩm phân giải lignin sẽ được vi sinh vật huy động
vào việc tổng hợp ra chất mùn của đất, một phần khác sẽ bị oxy hóa (Dư
Ngọc Thành) [9].
2.1.2 .Cơ sở pháp lý xử lý tàn dư rơm rạ bằng chế phẩm sinh học
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII kỳ họp thứ 13 thông qua ngày
23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Thông tư số 19/2010/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ
tài nguyên và Môi trường Quy định đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học
trong chấ t thải ta ̣i Viê ̣t Nam.
- Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 về quản lý sản
phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.


7

- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 51/2009 ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh
doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa
chất dùng trong thú y, thú y thủy sản.
- Nghị định số 35/2015 ngày 13/4/2015 của chính phủ về quản lý và sử
dụng đất trồng lúa.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều c ủa Luật Bảo
vê ̣ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính
phủ về sửa đổi , bổ sung mô ̣t số điề u của Nghi ̣đinh
̣ số 80/2006/NĐ-CP ngày
09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành mô ̣t số điề u của Luâ ̣t bảo vê ̣ môi trường.
- Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng , nhiê ̣m vu ,̣ quyề n ha ̣n và cơ cấ u tổ chức của Bô ̣ tài
nguyên và môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ- CP quy đinh về các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thủ tục xử
phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.


8

2.2. Thực trạng sản xuất lúa gạo và phế thải đồng ruộng trên Thế giới và
ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo trên Thế giới và ở Việt Nam

2.2.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc,
tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và
chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng được biết
đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát
minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng
suất cây trồng và vật nuôi (Từ điển Bách khoa Việt Nam) [2] .
Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính
gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
sinh nhai (Từ điển Bách khoa Việt Nam) [2].
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường
hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là
sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... (Từ điển Bách khoa
Việt Nam) [2].


9

2.2.1.2. Hiện trạng sản xuất lúa gạo trên Thế giới
Bảng 2.1: Sản lƣợng, xuất khẩu và dự trữ gạo tại một số nƣớc xuất khẩu
quan trọng và thế giới 2013 – 2014
Quốc gia trồng


Sản lƣợng

Xuất khẩu

Gạo tồn trữ

lúa quan trọng

(triệu tấn gạo)

(triệu tấn gạo)

(triệu tấn gạo)

Năm

2013

2014

2013

2014

2014

Thế giới

497,5


496,6

37,3

40,2

177,5

Trung Quốc

140,7

141,7

0,5

0,3

99,9

Ấn Độ

106,5

103,5

10,5

9,5


23,5

Indonesia

44,9

44,0

-

-

6,4

Việt Nam

29,3

29,7

6,7

6,2

5,2

Thái Lan

25,2


24,8

6,6

10,5

17,0

Brazil

7,9

8,1

0,8

0,9

1,0

Hoa Kỳ

6,8

6,7

3,6

3,5


0,7

Pakistan

6,1

7,0

3,5

3,3

1,0

(Nguồn:a/Tiên đoán FAO tháng 12 – 2014)
Sản lượng lúa gạo ở khu vực châu Á được dự báo đạt 453,2 triệu tấn
trong năm 2014, chỉ tăng 0,5% so với mùa vụ trước. Tốc độ tăng trưởng chậm
chạp tại khu vực này không chỉ là do những tác động của điều kiện thời tiết
xấu mà còn do tình hình giá cả không thuận lợi. Sự tăng trưởng của khu vực
có được chủ yếu nhờ sự phục hồi của Trung Quốc sau mùa vụ năm 2013 bị
ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết khô hanh và bão lớn. Trong năm 2014,
chính phủ Trung Quốc tái khẳng định sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành thực
phẩm ngũ cốc, đặc biệt là lúa mỳ và lúa gạo. Theo đó, giá lúa hỗ trợ trong
năm 2014 tiếp tục được tăng lên, dù vẫn còn thấp hơn nhiều so với các năm
trước. Tuy nhiên, với mức tương đương 440 – 504 USD/tấn, giá gạo hỗ trợ
của Trung Quốc trong năm 2014 vẫn tiếp tục giữ ở mức cao so với giá chuẩn
quốc tế (Cục Xúc tiến Thương mại, 2014) [1].



10

Sản lượng tại Ấn Độ được dự báo sẽ tăng 1% trong năm 2014 và thiết
lập một kỷ lục mới dù kết quả cuối cùng của mùa vụ sẽ phụ thuộc vào tình
hình thời tiết của mùa mưa. Các cơn mưa này thường đến vào ngày 1/6 trong
năm, cũng là khoảng thời gian vụ lúa đầu tiên bắt đầu được gieo trồng tại Ấn
Độ. Những dự báo ban đầu của Trung tâm khí tượng Ấn Độ cho thấy khả
năng lượng mưa trên mức thông thường là 35% và dưới mức thông thường là
33%. Điều này cho thấy mối đe dọa về sự quay trở lại của El Nino. Năm 2009
là lần gần đây nhất El Nino diễn ra mạnh mẽ và đã khiến sản lượng gạo tại Ấn
Độ giảm 10% (Cục Xúc tiến Thương mại, 2014) [1].
In-đô-nê-xi-a, khu vực sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, cũng được dự
báo sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của El Nino. Tuy nhiên, mùa vụ năm 2014
diễn ra khá sớm tại nước này và việc thu hoạch vụ lúa chính đã bắt đầu được
tiến hành; do đó El Nino sẽ nhiều khả năng ảnh hưởng đến vụ đầu năm 2015.
Do gần 300 nghìn ha bị hủy hoại bởi trận lũ lụt trên diện rộng vào đầu năm và
sự bùng phát trở lại của sâu bệnh hại, chính phủ nước này đã hạ thấp mục tiêu
sản lượng lúa gạo năm 2014 xuống còn 73 triệu tấn, tương đương 46 triệu tấn
gạo xay xát; tuy nhiên, đây vẫn là một con số tương đối cao. Tuy nhiên, tổ
chức FAO lại dự báo sản lượng gạo của In-đô-nê-xi-a khá thấp, chỉ đạt 45,4
triệu tấn, tăng 1% so với năm 2013(Cục Xúc tiến Thương mại, 2014)[1].
Ngoài ra, một số quốc gia trong khu vực như Băng-la-đét, Cam-pu-chia,
Mi-an-ma, Phi-líp-pin và Pa-kít-xtan đều được trông đợi sẽ có sự tăng trưởng về
sản lượng lúa gạo. Tại Việt Nam, sản lượng có khả năng chỉ tăng nhẹ, do những
nỗ lực hiện tại của chính phủ trong việc khuyến khích chuyển đổi từ trồng lúa
sang trồng ngô và đậu tương. Trái lại, triển vọng về sản lượng lúa gạo ở Xri Lanca năm 2014 không mấy khả quan, nơi vụ mùa chính đã được thu hoạch. Tại
đây, diện tích trồng lúa đã giảm xuống chỉ còn một nửa so với năm ngoái do điều
kiện thời tiết khô hạn(Cục Xúc tiến Thương mại, 2014) [1].



11

Sản lượng cũng được dự báo sẽ giảm mạnh tại Nhật Bản, Lào và Thái
Lan trong bối cảnh giá cả không thuận lợi. Tại Thái Lan, đợt thứ hai của
chương trình cam kết bảo hộ giá sản xuất gạo mùa vụ 2013/14 trên mức thị
trường đã bị đình chỉ vào tháng 2. Mặc dù chưa có thông tin chắc chắn rằng
chương trình này có được hoạt động trở lại vào cuối năm nay hay không, song
giá gạo được dự đoán giảm sẽ khiến việc gieo trồng và sản lượng gạo năm
2014 của nước này giảm 2% (Cục Xúc tiến Thương mại, 2014) [1].
2.1.1.3. Hiện trạng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 tổng diện tích
gieo trồng lúa ước đạt hơn 7,8 triệu ha, giảm 96,8 ngàn ha so với năm 2013,
nhưng do năng suất đạt 57,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, nên sản lượng lúa cả nước
đạt 44,84 triệu tấn, tăng 80,4 vạn tấn so với năm 2013.(Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn) [16]
Cụ thể, diện tích gieo trồng lúa đông xuân trên cả nước năm 2014 đạt
3,12 triệu ha, năng suất bình quân đạt 66,9 tạ/ha, sản lượng đạt 20,85 triệu
tấn. So với vụ đông xuân năm trước diện tích tăng 10,9 ngàn ha (tương đương
0,4%); năng suất tăng 2,3 tạ/ha (3,5%) sản lượng tăng 78,1 vạn tấn (3,9%).
Tính riêng trên địa bàn các tỉnh/TP miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt 1,16
triệu ha, năng suất đạt 62,5 tạ/ha, sản lượng đạt 7,26 triệu tấn; diện tích tăng
3,8 ngàn ha, năng suất tăng 0,7 tạ/ha, sản lượng tăng 10,6 vạn tấn. Các tỉnh
miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 1,95 triệu ha, năng suất đạt 69,5 tạ/ha, sản
lượng đạt gần 13,6 triệu tấn; so với vụ trước diện tích tăng 7,1 ngàn ha, năng
suất tăng 3,2 tạ/ha, sản lượng tăng 67,5 vạn tấn. Đối với địa bàn miền Nam
đây là một trong những vụ lúa đông xuân được mùa nhất từ trước tới nay(Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [16].
Đối với lúa hè thu, diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 2,11 triệu ha,
năng suất bình quân đạt 53,3 tạ/ha, sản lượng đạt 11,24 triệu tấn; so với vụ
trước diện tích giảm 13,2 4 ngàn ha (tương đương -0,6%); năng suất tăng 1

tạ/ha (1,9%) sản lượng tăng 14,2 vạn tấn (1,3%). Các tỉnh miền Bắc, diện tích


12

gieo trồng đạt 173,9 ngàn ha, năng suất đạt 47,9 tạ/ha, sản lượng đạt 833,1
ngàn tấn, diện tích tăng 1 ngàn ha, năng suất tăng 4,7 tạ/ha, sản lượng tăng 86
ngàn tấn. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 1,93 triệu ha, năng suất
bình quân đạt 53,7 tạ/ha, sản lượng đạt 10,4 triệu tấn; so với năm trước diện
tích giảm 14,2 ngàn ha tương đương 0,7%, năng suất tăng 0,7 tạ/ha, sản lượng
tăng 56 ngàn tấn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [16].
Về lúa thu đông, tổng diện tích xuống giống đạt 614,6 ngàn ha, năng
suất đạt 51,8 tạ/ha, sản lượng đạt xấp xỉ 3,2 triệu tấn; so với vụ trước diện tích
giảm 73,4 ngàn ha ( khoảng 10,7%), năng suất tăng 0,5 tạ/ha, sản lượng giảm
348 ngàn tấn (10%). Đây là vụ lúa tăng vụ mới xuất hiện trong thời gian gần
đây. Tuy nhiên, lúa thu đông là vụ lúa kết quả sản xuất khá bấp bênh do nguy
cơ bị mất trắng trong mùa lũ ở vùng ĐBSCL vào thời kỳ thu hoạch. Do vậy,
các địa phương chỉ sản xuất trên địa bàn chắc ăn, làm bờ bao chống lũ và ưu
tiên chọn giải pháp luân canh thay vì trồng lúa(Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) [16].
Trong khi đó, tổng diện tích gieo trồng lúa mùa cả nước đạt xấp xỉ 1,97
triệu ha, năng suất bình quân đạt 48,7 tạ/ha, sản lượng đạt 9,57 triệu tấn; so
với vụ trước diện tích giảm 21,1 ngàn ha ( giảm 1,1%), năng suất tăng 1,7
tạ/ha, sản lượng tăng 228,7 ngàn tấn (2,4%). Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo
trồng đạt 1,18 triệu ha, năng suất đạt 49,6 tạ/ha, sản lượng đạt 5,85 triệu tấn;
so với vụ trước diện tích giảm 3,9 ngàn ha, năng suất tăng 2,1 tạ/ha, sản lượng
tăng xấp xỉ 230 ngàn tấn. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 784
ngàn ha, năng suất bình quân đạt 47,5 tạ/ha, sản lượng đạt 3,72 triệu tấn; so
với vụ trước diện tích giảm 17,2 ngàn ha (giảm 2,1%), năng suất tăng 1 tạ/ha,
sản lượng giảm 0,3 ngàn tấn(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [16].

2.2.2. Thực trạng phát sinh rơm rạ trên Thế giới và ở Việt Nam
Do nhu cầu về lương thực ngày càng tăng nên diện tích lúa ngày càng
tăng cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng
thì lượng phế thải để lại trên đồng ruộng ngày càng tăng.


13

2.2.2.1. Khái niệm, nguồn gốc, thành phần, phân loại phế thải đồng ruộng
Khái niệm: Phế thải đồng ruộng là các chất thải phát sinh từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp ngoài đồng ruộng như trồng trọt, thu hoạch như:
rơm rạ, thân lá thực vật, bao bì đựng phân bón. (Nguyễn Xuân Thành và cộng
sự, 2011) [11].
Nguồn gốc: Phế thải đồng ruộng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau
như trong quá trình trồng trọt, thu hoạch nông sản, quá trình sử dụng thuốc
BVTV, quá trình bón phân… Trong quá trình trồng trọt phế thải đồng ruộng
chính là các xác thực vật đã chết, cành lá bị cắt tỉa và các loại cây cỏ bị con
người loại bỏ trong khi chăm sóc cây trồng. Trong quá trình sinh trưởng của
cây, để giúp cây phát triển tốt và chống lại các loại sâu bệnh hại con người đã
sử dụng các loại hóa chất BVTV, phân bón hóa học… để bón, rắc cho cây
trồng nhưng chai lọ và bao bì đựng các hóa chất đó lại vứt bừa bãi lên đồng
ruộng trở thành phế thải đồng ruộng. Ngoài ra, phế thải đồng ruộng còn phát
sinh trong quá trình thu hoạch nông sản như rơm rạ, thân cây ngô, cây lạc.
Đây là nguồn phế thải chính trong phế thải đồng ruộng và hiện đang là nguồn
gây ô nhiễm trầm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Thành phần: Phế thải đồng ruộng mà chủ yếu là phế thải hữu cơ có
thành phần rất phong phú và đa dạng, chúng thuộc hai nhóm hợp chất chính
là: nhóm hợp chất hữu cơ chứa cacbon gồm Xenluloza, Hemixenluloza,
lignin…và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ gồm có Protein và Kitin. Các hợp
chất hữu cơ này không bất biến mà luôn luôn chuyển hóa từ dạng này sang

dạng khác dưới tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau tạo thành một vòng tuần
hoàn khép kín trong tự nhiên (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2011) [11].
Phân loại: Phế thải đồng ruộng được phân loại theo nhiều cách khác
nhau như theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hóa học và theo
khả năng phân hủy sinh học. Theo nguồn gốc phát sinh, phế thải đồng ruộng
gồm các phế thải có nguồn gốc từ các phế phụ phẩm trồng trọt và từ các bao
bì đựng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp. Các phế phụ phẩm trồng trọt


14

gồm các loại phế thải trong quá trình thu hoạch và chế biến nhiều loại cây
trồng khác nhau như: các loại rơm rạ sau khi thu hoạch lúa tại các cánh đồng,
các loại lá, thân cây, cỏ dại tại các vườn cây… Chất thải từ các bao bì đựng
hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gồm chai, lọ…bằng thủy tinh hoặc nhựa
được dùng làm vỏ đựng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng, túi bóng
dùng đựng phân vi sinh, phân lân kể cả các loại hóa chất BVTV đã quá hạn sử
dụng… Đây là các vật phẩm có tính nguy hại cao, cần phải có biện pháp thu
gom và xử lý thích hợp.
2.2.2.2. Thực trạng phát sinh rơm rạ trên Thế giới và ở Việt Nam
Theo ước tính của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), mỗi năm có
khoảng 3 tỷ tấn phế thải nông nghiệp phát sinh trên phạm vi toàn thế giới,
trong đó các phế thải từ cây lúa chiếm một sản lượng lớn nhất tới 863 triệu
tấn. Phế thải từ cây lúa mì và ngô tương ứng là 754 và 591 triệu tấn (Cục
thông tin KH&CN Quốc gia) [1].
Ở Mỹ bang California là nơi sản xuất lúa gạo lớn của nước Mỹ, trong
đó 95% lúa được trồng ở Thung lũng Sacramento. Với khoảng 500.000 mẫu
đất trồng lúa, hàng năm khu vực này sinh ra trên 1 triệu tấn rơm. Sau khi thu
hoạch, rơm rạ thường được đốt ngoài đồng sau đó được cày trộn với đất
trồng. Tuy nhiên, do vấn đề môi trường, năm 1991 nước Mỹ đã ra một đạo

luật hạn chế đốt rơm rạ, buộc các nhà trồng lúa phải dần giảm diện tích đốt
rơm theo lịch trình (Cục thông tin KH&CN Quốc gia) [1].
Ở Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn, Trung Quốc có nguồn
rơm rạ dồi dào. Rơm rạ chiếm phần lớn nguồn năng lượng sinh khối của
Trung Quốc, tới 72,2%. Hiện tại, đốt cháy rơm trực tiếp được sử dụng chủ
yếu trong sản xuất năng lượng sinh khối ở Trung Quốc, việc này dẫn tới một
số vấn đề rắc rối. Một mặt, ở một số vùng thiếu rơm sẽ dẫn tới việc đốn
những số lượng lớn gỗ để bù vào số lượng rơm thiếu, làm gây ra những tổn
thất nặng nề cho môi trường sinh thái địa phương. Mặt khác, ở những vùng
trù phú, nơi có đủ năng lượng thương mại, thì rơm bị loại bỏ, thậm chí được


15

đốt trên đồng, làm phí hoài nguồn nhiên liệu này và gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, ngày càng có sự chú trọng tới việc tận dụng rơm với hiệu suất và mức
độ hợp lý cao ở Trung Quốc. Lúa là một trong những cây trồng chính ở miền
Trung và Nam Trung Quốc, hằng năm có 230 triệu tấn rơm lúa được sản sinh
ra. Rơm thường được coi là các sản phẩm dư thừa hoặc sản phẩm phụ của
việc thu hoạch mùa vụ (Cục thông tin KH&CN Quốc gia) [1].
Tại Nhật Bản, rơm lúa hiện được sử dụng và tiêu hủy theo các cách
sau: để cày xới lại vào đất trên đồng 61,5%, làm thức ăn cho động vật 11,6%,
làm phân xanh 10,1%, lợp mái cho chuồng nuôi gia súc 6,5%, vật liệu che
phủ trên ruộng 4%, đồ thủ công từ rơm 1,3%, các loại khác 0,3%, đốt cháy
4,6%. Chỉ có 4,6%, tỷ lệ tiêu hủy thông qua đốt cháy hiện tại, là có thể được
sử dụng làm nguồn năng lượng. Cách chính để phân hủy rơm rạ hiện tại ở
Nhật vẫn là bón lại cho đồng (Cục thông tin KH&CN Quốc gia) [1].
Tại Thái Lan, hàng năm có từ 8-14 triệu tấn chất thải rơm rạ được đốt
ngoài đồng sau khi thu hoạch lúa, gây ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư cho
các phương pháp tận dụng rơm rạ tỏ ra tốn kém và hiệu quả không cao nên

phương pháp phổ biến nhất là đốt ngay tại đồng ruộng để chuẩn bị cho canh
tác vụ sau. Việc đốt rơm rạ lộ thiên phổ biến nhất ở các vùng thuộc miền
Trung nước này. Tỷ lệ rơm rạ còn dư lại sau khi sử dụng (thường bị đốt lộ
thiên sau khi thu hoạch) ở Thái Lan là từ 20-40% tổng lượng rơm rạ từ sản
xuất lúa (Cục thông tin KH&CN Quốc gia)[1].
Ở nước ta sản xuất lúa hàng năm đã tạo ra vài chục triệu tấn rơm rạ. Riêng
tại khu vực ĐBSCL mỗi năm cũng có tới 15 triệu tấn rơm. Tuy nhiên, loại phế
thải nông nghiệp này thường được nông dân đốt gây lãng phí và làm ô nhiễm
môi trường. Hiện nay, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản
xuất, nhiều loại máy móc được đưa vào gặt và tuốt lúa. Sau khi gặt xong nông
dân đã tuốt lúa ngay tại đồng ruộng nên giảm được nhiều công sức trong việc
vận chuyển lúa (chưa tuốt) về nhà tuốt. Vì thế, rơm rạ phần lớn để lại ngoài đồng


16

ruộng (chỉ một phần nhỏ được nông dân đưa về nhà để làm thức ăn cho gia súc
về mùa đông). Phần rơm rạ ngoài đồng lại được người dân đốt thành tro (Cục
thông tin KH&CN Quốc gia) [1].
2.3. Hiện trạng công tác quản lý và xử lý tàn dƣ rơm rạ trên Thế giới và
ở Việt Nam
Việc quản lý rơm rạ có ý nghĩa lớn tới việc bảo vệ môi trường, tận
dụng được giá trị vật chất và năng lượng một cách hiệu quả. Nhiều nước như
Mỹ đã ban hành Luật hạn chế đốt rơm rạ, điều này đặt ra yêu cầu đối với
những người trồng lúa là phải tìm ra các phương pháp thay thế thân thiện với
môi trường để xử lý và tận dụng rơm rạ. Mặt khác, nhiều công tình nghiên
cứu và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nếu không xử lý hết các phế thải rơm
rạ trên cánh đồng, và để sót lại trên đất với liều lượng lớn có khả năng làm
giảm sản lượng cây trồng, tăng các bệnh ở lá và suy thoái độ màu mỡ của đất.
Ở những nước thu hoạch bằng cơ giới hóa như đồng bằng sông Cửu Long của

Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Bắc Ấn Độ, rơm được rải đều trên ruộng
và đốt ngay sau khi thu hoạch xong, vì vậy tỷ lệ mất S, P và K thấp. Tại
Indonesia và Philippines, rơm được phun thành đống từ máy suốt và đốt tại
chỗ nên tất cả các chất dinh dưỡng đều không được trả lại ruộng. Tại đồng
bằng sông Cửu Long diễn ra tương tự ở những vùng trồng nấm rơm. Kết quả
là lâu ngày đất ruộng bị thiếu các chất như K, Si, Ca, Mg…(Cục thông tin
KH&CN Quốc gia) [1].
Những sử dụng tiềm năng nhất của rơm rạ có thể xếp theo nhóm như sử
dụng năng lượng, chế tạo và xây dựng, giảm ô nhiễm môi trường hay chăn
nuôi gia súc. Tuy có nhiều tiềm năng, nhưng cho đến nay việc khai thác sử
dụng rơm ra vẫn còn rất hạn chế. Các nguyên nhân chủ yếu liên quan là: 1)
các trở ngại về vấn đề kỹ thuật; 2) tính khả thi về kinh tế, nhất là liên quan
đến các vấn đề thu hoạch, vận chuyển và bảo quản.
Đốt: Rơm rạ sau thu hoạch được để lại trên đồng ruộng khô. Sau đó,
người dân sẽ thu thành đống và đốt. Đốt đồng gây ô nhiễm không khí nghiêm


×