Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÁO cáo THAM LUẬN NGƯỜI VIỆT DÙNG HÀNG VIỆT bản chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.08 KB, 4 trang )

SỞ CÔNG THƯƠNG THANH HÓA

Công tác triển khai, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” và Chương trình đưa hàng Việt về nông
thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
(Tham luận tại Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố
khu vực phía Bắc lần thứ hai năm 2015)

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, cũng như các địa phương khác trong cả
nước, phần lớn người tiêu dùng Thanh Hóa đã được tiếp cận dễ dàng hơn với nhiều
mặt hàng ngoại, có mẫu mã đa dạng, chất lượng tin cậy, phù hợp với thị hiếu và
thỏa mãn được tâm lý “ưa chuộng hàng ngoại”. Tuy nhiên, xu hướng trên chỉ phổ
biến với bộ phận người tiêu dùng có điều kiện kinh tế, có thu nhập cao. Với đặc thù
vùng nông thôn, miền núi rộng lớn, còn một số lượng lớn dân cư trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa có điều kiện kinh tế khó khăn, vẫn phải tìm đến các nguồn hàng giá rẻ
từ Trung Quốc…., hoặc nguồn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo cho
nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất tại địa
phương lại thực sự quan tâm đến chất lượng, mẫu mã và giá thành sản phẩm, nên
vẫn chưa thu hút được người tiêu dùng.
Trước tình hình đó, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam" của Bộ Chính trị trong đó bao gồm cả chương trình “Đưa hàng Việt về nông
thôn” ra đời, tuy có ý nghĩa to lớn, song cách thức triển khai để mang lại hiệu quả,
mới là vấn đề thiết thực đối với mỗi địa phương, trong đó có Thanh Hóa.
Thanh Hóa là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ
cho đời sống và sản xuất, điển hình như: Bia, công suất 100 triệu lít; Đường mía,
công suất 210 nghìn tấn; Xi măng, công suất 12 triệu tấn; Gạch xây, công suất 1,3
tỷ viên; Đá ốp lát 13 triệu m 2 và nhiều hàng hóa tiêu dùng nổi tiếng khác như:
Chiếu cói Nga Sơn, Nước nắm Ba Làng, Nem chua Thanh Hóa… Nhận thức đầy đủ
ý nghĩa của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đối với
tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, Thanh Hóa đã tích cực triển khai thực hiện với nhiều
giải pháp quyết liệt, cụ thể:


Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thanh Hoá (Quyết định số 1682-QĐ/TU ngày 02/3/2010
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy). Ban Chỉ đạo đã xây dựng Kế hoạch số 120/KHMTTH ngày 20/5/2010 về triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” và đã triển khai Kế hoạch đến MTTQ 27 huyện, thị xã, thành phố
trong tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các ngành thành viên BCĐ Cuộc
vận động của tỉnh. Các ban, ngành, đoàn thể là thành viên BCĐ đã xây dựng kế
hoạch và cử cán bộ các phòng, ban tham mưu giúp việc để triển khai tổ chức thực
hiện Cuộc vận động trong hệ thống tổ chức của mình.
Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý
nhà nước về SXCN và dịch vụ thương mại, Sở Công Thương đã chủ động triển khai


nhiều giải pháp thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” như:
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Chỉ
thị số 13/CT-UBND ngày 09/7/2014 về tăng cường thực hiện cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng
hàng Thanh Hóa”;
- Phối hợp với UBTU Mặt trận tổ quốc và các Sở, Ngành xây dựng Kế
hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động và tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu
quả, định kỳ 6 tháng và cuối năm sơ kết thực hiện Cuộc vận động để đánh giá tình
hình thực hiện Cuộc vận động, những thuận lợi, khó khăn và xác định phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Cuộc vận động trong thời gian tiếp theo;
- Phối hợp với các ngành liên quan, các Hiệp hội, Hội, các phương tiện
thông tin đại chúng tuyên truyền ngày càng sâu rộng đến các đối tượng tiêu dùng
về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Cuộc vận động. Các trang thông tin của Sở
như: tờ “Thông tin kinh tế công thương” phát hành vào thứ 6 hàng tuần, “Tạp chí
công thương” phát hành hàng quý, luôn chú trọng đến việc tuyên truyền Cuộc Vận
động và giới thiệu những sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước với chất lượng
bảo đảm mà giá cả phù hợp để người tiêu dùng chọn lựa; phối hợp với Đài Phát

thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên
mục, diễn đàn trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá: Chương trình
truyền hình Công nghiệp và Thương mại với thời lượng phát sóng 1kỳ/tuần,
Chương trình truyền hình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
(1kỳ/tuần), Chương trình diễn đàn người tiêu dùng (1 kỳ/tuần), Bản tin thị trường
– tài chính (1 kỳ/tuần), phối hợp với Báo Thanh Hoá đăng tin bài chuyên mục
công thương (1 kỳ/tuần) nhằm đưa đến người tiêu dùng những thông tin bổ ích về
hàng hoá sản xuất trong nước, về thị trường, giá cả và các quy định của Nhà nước
liên quan đến người tiêu dùng.
- Chỉ đạo tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong
nước: Tiếp nhận, kiểm tra theo dõi, giám sát 10.010 chương trình khuyến mại; Tổ
chức 74 hội chợ, nhiều buổi hội thảo, tọa đàm với nội dung phong phú, phù hợp
mang lại cơ hội mở rộng thị trường trong nước cho một số doanh nghiệp trong
tỉnh. Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp học hỏi được kinh nghiệm để
hàng hoá sản xuất trong nước được cải tiến về mẫu mã, giá thành làm cho người
tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn tiêu dùng hàng hoá sản xuất trong nước.
Điều tra, khảo sát thị trường, nắm bắt thông tin tình hình cung cầu thị trường, giá
cả, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để tư vấn cho các doanh nghiệp có kế
hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh
nghiệp vừa phục vụ nhu cầu của người dân trong tỉnh.
- Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện “Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn”:
Tổ chức 13 phiên chợ hàng Việt tại các huyện như Thọ Xuân, Yên Định, Đông
Sơn, Nga Sơn, Thạch Thành, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Như Thanh.
Chương trình được gần 20 doanh nghiệp trong tỉnh hưởng ứng tham gia. Mỗi
phiên chợ gồm 30 gian hàng, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó Các doanh


nghiệp thương mại trong tỉnh luôn chú trọng phát triển hệ thống phân phối hàng
hóa đến các địa phương trong tỉnh. Công ty CP Thương mại miền núi Thanh Hoá
là doanh nghiệp được tỉnh giao nhiệm vụ cung ứng hàng hoá thiết yếu cho đồng

bào các dân tộc ở 11 huyện miền núi đã thực hiện tốt nhiệm vụ, trở thành doanh
nghiệp có uy tín cao trong cung ứng, phục vụ hàng hóa cho đồng bào miền núi,
vùng sâu, vùng xa.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm tra,
kiểm soát, ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi buôn bán hàng giả, hàng
nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ uy tín của các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn cũng như bảo vệ thương hiệu của các sản phẩm hàng
Việt; đồng thời củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng Việt.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam” và 3 năm thực hiện “Chương trình đưa hàng Việt về nông
thôn”, các đơn vị sản xuất và người tiêu dùng Thanh Hoá đã từng bước nhận thức
được ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động, nhận thức được trách nhiệm,
quyền lợi đối với hàng hoá sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp từng bước chiếm
được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam. Người tiêu dùng đã thay đổi dần thói
quen mua sắm; hàng hoá thương hiệu Việt đã được đa số người tiêu dùng ưu tiên
lựa chọn. Đến nay, hơn 70% người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tin
tưởng vào chất lượng hàng hoá sản xuất trong nước và ưu tiên lựa chọn hàng Việt
khi mua sắm, tiêu dùng. Trên thị trường huyện, hàng Việt ngày càng được ưa
chuộng, nhất là người tiêu dùng vùng nông thôn. Qua thời gian triển khai thực hiện
cuộc vận động, thực tế đã chứng minh, sức tiêu thụ hàng Việt ở các chợ nông thôn
trở nên sôi động hơn, tâm lý tiêu dùng hàng nội đã trở thành thói quen của người
dân. Nhiều mặt hàng của tỉnh đã dần chiếm lĩnh thị phần chủ yếu như: Bia Thanh
Hóa, Xi Măng Bỉm Sơn, Đường Lam Sơn…, góp phần thúc đẩy SXCN tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 13,7%/năm; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán
lẻ và doanh thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 21,3%/năm
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên hoạt động tổ chức thực
hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong đó có
Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn một số hạn
chế: Hàng hoá lưu thông trên thị trường vẫn còn xuất hiện nhiều hàng giả, hàng
nhái, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa giá rẻ đến từ Trung Quốc,

trong khi hàng hóa sản xuất trong nước vẫn chưa thực sự cạnh tranh về giá cả và
mẫu mã với hàng hóa Trung Quốc. Một số doanh nghiệp lợi dụng khuyến mại để
tiêu thụ hàng tồn, hàng cũ, hàng sắp hết hạn sử dụng, làm ảnh hưởng đến lợi ích
và lòng tin của người tiêu dùng, từ đó làm giảm đi ý nghĩa thiết thực của Cuộc vận
động. Các ngành hàng tham gia các phiên chợ nông thôn còn chưa phong phú và
có chất lượng ảnh hưởng đến sức mua của người dân; Công tác thông tin tuyên
truyền cho các phiên chợ đến người dân chưa được thực hiện có hiệu quả…
Từ những giải pháp tổ chức thực hiện và kết quả đạt được trên, Sở Công
Thương Thanh Hóa rút ra một số bài học kinh nghiệm, xin chia sẻ như sau:


Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Bộ Chính trị về tổ
chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, của Ban
Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam, Bộ Công Thương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh
Thanh Hoá tới toàn thể các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ
tỉnh, cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước và người lao động là hết sức
cần thiết, quan trọng để Cuộc vận động đi vào cuộc sống và thành công tốt đẹp;
Hai là, cần phải sáng tạo trong triển khai thực hiện để không vi phạm
nguyên tắc bình đẳng trong cạnh tranh của Luật Thương mại và các cam kết
thương mại quốc tế Việt Nam tham gia ký kết. Không thể ra những văn bản mệnh
lệnh, hành chính chỉ đạo dùng hàng nội địa, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị
với nhiều giải pháp lồng nghép, vừa đạt được mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ hàng
hóa trong nước, trong tỉnh mà không vi phạm các nguyên tắc thương mại (Chỉ thị
13/CT-UBND ngày 09/7/2014).
Ba là, kế hoạch triển khai phải hết sức cụ thể, tránh chung chung, cần xác
định rõ mặt hàng nào tỉnh đã đủ lực sản xuất, để quyết liệt vận động thúc đẩy tiêu
dùng thay thế hàng nhập ngoại (kết cả nguyên liệu đầu vào cho SX và tiêu dùng),
từ đó kết nối tiêu thụ sản phẩm và vận động mới có kết quả cụ thể, thiết thực.
Bốn là, bên cạnh việc chủ trì vận động của các cơ quan đoàn thể (Mặt trận
tổ quốc), để Cuộc vận động đạt kết quả, cần có sự vào cuộc trách nhiệm, quyết liệt

của các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó chủ đạo là các Sở Công Thương. Chỉ
có các cơ quan quản lý mới có quyền lực quản lý và phát huy tổng hợp nhiều giải
pháp hỗ trợ để Cuộc vận động có kết quả thiết thực như: Quản lý thị trường,
Thanh tra, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng….
Với những kinh nghiệm trên, Sở Công Thương Thanh Hóa xin được chia sẻ
và mong muốn trao đổi, học tập nhiều kinh nghiệp quý giá của các Sở Công
Thương trong Hội nghị hôm nay và trong thời gian tới, để chung tay tiếp tục đẩy
mạnh hơn nữa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ./.



×