Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện đầu tư phát triển tại cảng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 75 trang )

Chuyên đề thực tập

1

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng

MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................6
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TẠI CẢNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2011.................7
Cảng Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Vận tải
thủy, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của Pháp luật......................................8
Giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ 2001 đến nay, Cảng Hà Nội đã
bước đầu thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh,
lĩnh vực hoạt động từ thuần túy kinh doanh bốc xếp, vận
chuyển, sửa chữa cơ khí sang hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh
vực trong đó phát triển mạnh nhất là hoạt động kinh doanh
kho, bãi, vật liệu xây dựng. Hiện nay Cảng Hà Nội là doanh
nghiệp có lợi thế rất lớn về mặt bằng, nhà kho với diện tích đất
đang quản lý lên đến trên 160.000m2, diện tích kho chứa hàng
trên 22.000m2 chạy dài gần 2km dọc sông Hồng trên địa bàn
Quận Hai Bà Trưng cách trung tâm Thành phố Hà Nội 3 km về
phía Nam...........................................................................................9
Biều đồ 1: Cơ cấu doanh thu của Cảng Hà Nội..........................16
.........................................................................................................16
Bảng 1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn
2009-2011........................................................................................18
Biểu đồ 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn
2009-2011........................................................................................20
Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi......................................30


Biểu đồ 5: Sự thay đổi của tổng vốn đầu tư trong giai đoạn
2009-2011........................................................................................32
Biểu đồ 6: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn..............................33

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập

2

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng

Bảng 4: Tình hình đầu tư phát triển của Cảng Hà Nội theo nội
dung giai đoạn 2009- 2011.............................................................35
Bảng 5: tổng vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2009-2011:
.........................................................................................................39
Biểu đổ 8 : Sự thay đổi các chỉ tiêu vốn đầu tư, vốn đầu tư thực
hiện, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2009-2011.......41
Bảng 6: Danh sách máy móc, thiết bị phương tiện vận tải của
Cảng giai đoạn 2009-2011.............................................................43
Bảng 7: Sự thay đổi cơ cấu lao động giai đoạn 2009-2011.........45
Biểu đồ 9: Trình độ học vấn của lao động trong giai đoạn 20092011.................................................................................................46
Bảng 8 : Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng thêm trên 1 đơn
vị vốn đầu tư trong giai đoạn 2009-2011:....................................48
Biểu đồ 10: Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng thêm trên 1
đơn vị vốn đầu tư trong giai đoạn 2009-2011:.............................50
Bảng 10: Chỉ tiêu ROA, ROE giai đoạn 2009- 2011...................52

Biểu đồ 11: Sự biến động chỉ tiêu ROA, ROE giai đoạn 20092011.................................................................................................53
Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội.............................54
Biểu đồ 12: Sự biến động các chỉ tiêu mức đóng góp ngân sách
tăng thêm và mức thu nhập bình quân tăng thêm của người lao
động tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư...............................................55
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CẢNG HÀ NỘI...............59
Bảng 12: Các mục tiêu của Cảng trong giai đoạn 2012-2015....61
Biểu đồ 13: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2012-2015................63
KẾT LUẬN ....................................................................................74

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập

3

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................6
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TẠI CẢNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2011.................7
Cảng Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Vận tải
thủy, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của Pháp luật......................................8
Giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ 2001 đến nay, Cảng Hà Nội đã

bước đầu thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh,
lĩnh vực hoạt động từ thuần túy kinh doanh bốc xếp, vận
chuyển, sửa chữa cơ khí sang hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh
vực trong đó phát triển mạnh nhất là hoạt động kinh doanh
kho, bãi, vật liệu xây dựng. Hiện nay Cảng Hà Nội là doanh
Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập

4

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng

nghiệp có lợi thế rất lớn về mặt bằng, nhà kho với diện tích đất
đang quản lý lên đến trên 160.000m2, diện tích kho chứa hàng
trên 22.000m2 chạy dài gần 2km dọc sông Hồng trên địa bàn
Quận Hai Bà Trưng cách trung tâm Thành phố Hà Nội 3 km về
phía Nam...........................................................................................9
Biều đồ 1: Cơ cấu doanh thu của Cảng Hà Nội..........................16
.........................................................................................................16
Bảng 1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn
2009-2011........................................................................................18
Biểu đồ 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn
2009-2011........................................................................................20
Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi......................................30
Biểu đồ 5: Sự thay đổi của tổng vốn đầu tư trong giai đoạn
2009-2011........................................................................................32

Biểu đồ 6: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn..............................33
Bảng 4: Tình hình đầu tư phát triển của Cảng Hà Nội theo nội
dung giai đoạn 2009- 2011.............................................................35
Bảng 5: tổng vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2009-2011:
.........................................................................................................39
Biểu đổ 8 : Sự thay đổi các chỉ tiêu vốn đầu tư, vốn đầu tư thực
hiện, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2009-2011.......41
Bảng 6: Danh sách máy móc, thiết bị phương tiện vận tải của
Cảng giai đoạn 2009-2011.............................................................43
Bảng 7: Sự thay đổi cơ cấu lao động giai đoạn 2009-2011.........45
Biểu đồ 9: Trình độ học vấn của lao động trong giai đoạn 20092011.................................................................................................46

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập

5

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng

Bảng 8 : Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng thêm trên 1 đơn
vị vốn đầu tư trong giai đoạn 2009-2011:....................................48
Biểu đồ 10: Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng thêm trên 1
đơn vị vốn đầu tư trong giai đoạn 2009-2011:.............................50
Bảng 10: Chỉ tiêu ROA, ROE giai đoạn 2009- 2011...................52
Biểu đồ 11: Sự biến động chỉ tiêu ROA, ROE giai đoạn 20092011.................................................................................................53
Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội.............................54

Biểu đồ 12: Sự biến động các chỉ tiêu mức đóng góp ngân sách
tăng thêm và mức thu nhập bình quân tăng thêm của người lao
động tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư...............................................55
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CẢNG HÀ NỘI...............59
Bảng 12: Các mục tiêu của Cảng trong giai đoạn 2012-2015....61
Biểu đồ 13: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2012-2015................63
KẾT LUẬN ....................................................................................74

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập

6

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, mục tiêu của các doanh nghiệp đó là lợi nhuận.
Một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận đó là các hoạt động đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn
lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửu và kiến
trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực
nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh
nghiệp. Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là điều cần thiết, tuy nhiên
trong quá trình tổ chức thực hiện một phần do cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp,
một phần do những lí do khách quan mà hoạt động đầu tư phát triển trong doanh

nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều thiếu xót. Vì vậy em chọn :” Giải pháp hoàn thiện
hoạt động đầu tư phát triển tại Cảng Hà Nội”là đề tài chuyên đề của mình.
Bài viết không đánh giá hiệu quả ở tầm quốc gia (tầm vĩ mô) mà em xin
đề cập và nhấn mạnh đến một số ảnh hưởng tác động, các chỉ tiêu đo lường và
đánh giá hoạt động đầu tư phát triển trong một doanh nghiệp (ở tầm vi mô).
Qua đó thấy được tầm quan trọng của các hoạt động đầu tư phát triển đối với
doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp cũng góp phần
nâng cao hiệu quả đầu tư chung của toàn xã hội, bởi vì các doanh nghiệp là
thực thể cấu tạo nên nền kinh tế vi mô - hiệu quả của nó cũng chính là hiệu quả
của quốc gia. Trong bài viết này, bố cục được chia làm 2chương: Chương I: Thực
trạng hoạt động đầu phát triển tại Cảng Hà Nội giai đoạn 2009- 2011. Chương II:
Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển của Cảng Hà Nội.

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập

7

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng

Qua quá trình thực tập tại Cảng Hà Nội, em đã tìm hiểu về các hoạt động
đầu tư phát triển của Cảng, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của các hoạt
động đầu tư. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư phát
triển tại Cảng Hà Nội. Do thực tập ở công ty trong một thời gian ngắn, hiểu biết
hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu nên bài viết không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô và cán bộ nhân viên của

Cảng Hà Nội để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
anh chị cán bộ công nhân viên làm việc tại Cảng Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn
tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS.Phạm Văn Hùng đã giúp em hoàn thành
tốt bài viết này.

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TẠI CẢNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2011
I-

Đặc điểm của Cảng Hà Nội ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát
triển
1.
Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
1.1. Tên gọi và trụ sở chính của Cảng Hà Nội:
Cảng Hà Nội là một cảng sông lớn bên bờ sông Hồng, nằm ở phía Nam
thành phố Hà Nội trên địa bàn phường Thanh Lương thuộc quận Hai Bà Trưng với
diện tích là 240.000

chạy dài 1.800 m. Từ trên cao nhìn xuống cảng như một

con chim đang bay có hai cánh một bên là đê vững chắc và một bên là sông Hồng
cuộn chảy. Ngoài cảnh đẹp và thế chấn hưng chung của Hà Nội, thì Cảng Hà Nội là
đầu mối giao thông thuận lợi, trên bến dưới thuyền ngược xuôi trăm nơi đổ về.
Cảng Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 6/01/1965. Trải qua
những năm tháng hoạt động và thử thách, Cảng Hà Nội đã trưởng thành và phát
triển không ngừng, tập thể cán bộ công nhân viên Cảng Hà Nội hàng năm luôn phấn
đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và kế hoạch được giao. Theo ủy nhiệm
sử dụng đất số 413/KTCB của Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội, kèm theo
trích lục bản đồ số 71/K12/TL của Ban Kiến thiết cơ bản Hà Nội ngày 14/09/1965,
thì vị trí Cảng Hà Nội được xác định

-

Địa điểm: xã Thành Lương: khu phố Hai Bà Trưng.
Diện tích: 240.000 m2 ranh giới cách chân đê 11m đến bờ sông và từ chân
dốc Lương Yên đến ngã 3 Thanh Trì.
Điều kiện sử dụng: dài hạn.
Điện thoại liên hệ là (84.4) 38624641 / 38622928.
Fax: (84.4) 38623710

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập

8

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng

1.2.
Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của Cảng Hà Nội
Cảng Hà Nội là chi nhánh của Tổng công ty Vận tải thủy; hoạt động sản xuất,
kinh doanh theo sự ủy quyền, phân cấp của Tổng công ty Vận tải thủy. Cảng Hà Nội
có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, có quy chế tổ chức và hoạt
động, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài
nước theo quy định của pháp luật.
Cảng Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Vận tải thủy, đồng thời
chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp
luật.

Các hoạt động đầu tư ở Cảng Hà Nội đều cần có sự phê duyệt của Tổng công ty
vận tải thủy trước khi tiến hành thực hiện. Khi Cảng có nhu cầu phát sinh hoạt động
đầu tư phát triển, Ban giám đốc Cảng sẽ trình lên Tổng công ty Vận tải thủy để xin
quyết định đầu tư. Khi đã có quyết định cho phép đầu tư, Ban giám đốc sẽ thuê tư
vấn hoặc giao cho phòng/ban chức năng làm nhiệm vụ lập dự án, tiếp đó trình Tổng
công ty Vận tải thủy phê duyệt. Dự án đã được phê duyệt thì Ban giám đốc sẽ giao
cho phòng ban chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án đồng thời quản lý,
giám sát quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. Cảng Hà Nội sẽ chịu toàn bộ trách
nhiệm về quá trình tổ chức thực hiện cũng như kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư
với Tổng công ty Vận tải thủy và pháp luật.
Hiện nay, Cảng Hà Nội là một trong những cảng sông lớn nhất Miền Bắc với
khả năng vận chuyển, bốc xếp các loại hàng hoá là 1,3 triệu tấn thông qua/năm, là
một doanh nghiệp nhà nước nằm trong Tổng công ty Vận tải thủy. Cảng là đầu mối
giao thông quan trọng phục vụ cho việc phát triển của thủ đô.
Sản xuất kinh doanh của Cảng Hà Nội thực hiện mục tiêu là lợi nhuận, chức năng
và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Cảng được Bộ Giao Thông Vận Tải, Tổng
công ty Vận tải thủy giao, quy định cụ thể trong giấy chứng nhận kinh doanh số:
0106000379 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 15/11/1996,
những ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Cảng Hà Nội bao gồm:
- Bốc xếp hàng hoá;
- Kinh doanh kho bãi cảng, dịch vụ thương mại Cảng;
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Vận tải hàng hoá thuỷ, bộ;
- Duy tu sửa chữa các công trình vừa và nhỏ.
Với những ngành nghề kinh doanh này thì hoạt động đầu tư phát triển của
Cảng Hà Nội chủ yếu là các hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định và đầu tư
phát triển con người. Đầu tư tài sản cố định bao gồm có hoạt động đầu tư xây dựng
nhà xưởng và đầu tư mua sắm trang thiết bị. Mua sắm những trang thiết bị mới như
cần cẩu, xe ô tô….sẽ nâng cao điều kiện làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng khi bốc xếp và vận chuyển hàng hóa. Xây dựng và sửa chữa các nhà xưởng,

nhà kho để nâng cao môi trường kinh doanh của Cảng, cải thiện cơ sở hạ tầng nói
chung và tạo thuận lợi cho cán bộ công nhân viên làm việc nói riêng. Bên cạnh đó

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập

9

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng

là các hoạt động đào tạo lao động, vì tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh, nên
chủ yếu là các hoạt động đào tạo dạy nghề, tổ chức thi nâng bậc cho lao động….
Giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ 2001 đến nay, Cảng Hà Nội đã bước đầu
thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực hoạt động từ thuần túy
kinh doanh bốc xếp, vận chuyển, sửa chữa cơ khí sang hoạt động đa ngành nghề, đa
lĩnh vực trong đó phát triển mạnh nhất là hoạt động kinh doanh kho, bãi, vật liệu
xây dựng. Hiện nay Cảng Hà Nội là doanh nghiệp có lợi thế rất lớn về mặt bằng,
nhà kho với diện tích đất đang quản lý lên đến trên 160.000m2, diện tích kho chứa
hàng trên 22.000m2 chạy dài gần 2km dọc sông Hồng trên địa bàn Quận Hai Bà
Trưng cách trung tâm Thành phố Hà Nội 3 km về phía Nam.

2. Quy trình đầu tư và cơ chế quản lý hoạt động đầu tư phát triển của Cảng Hà
Nội
2.1. Quy trình đầu tư
Cảng Hà Nội là thành viên của Tổng công ty Vận tải thủy, có tư cách pháp
nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, có quy chế tổ chức và hoạt động, được mở tài

khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy
định của pháp luật. Tuy nhiên Cảng Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công
ty Vận tải thủy, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật. Hoạt động đầu tư phát triển của Cảng Hà Nội chủ yếu
là các hoạt động xây dựng nhà xưởng, nhà kho, mua sắm máy móc thiết bị, ngoài ra
có các hoạt động đầu tư nhân lực. Các hoạt động đầu tư này phát sinh trên các địa
điểm thuộc phạm vi Cảng nên quy trình đầu tư không xem xét tới vấn đề thủ tục
giới thiệu địa điểm và xin giấy tờ đất đai.
-

-

Xin chủ trương đầu tư: Do tư cách pháp nhân không đầy đủ, các hoạt động
đầu tư của Cảng đều phải trình và được sự phê duyệt của ban lãnh đạo Tổng
công ty Vận tải thủy. Ban giám đốc Cảng xem xét và lập tờ trình lên ban
lãnh đạo tổng công ty xin quyết định đầu tư. Xem xét nhu cầu đầu tư phù
hợp và đúng đắn, ban lãnh đạo Tổng công ty sẽ ra quyết định đồng ý chủ
trương đầu tư.
Lập dự án: Ban giám đốc sẽ thuê một tổ chức tư vấn có đầy đủ kinh nghiệm
chuyên môn, kỹ năng quản lý hoặc giao cho phòng/ ban chức năng thực hiện
lập dự án. Sau đó Ban giám đốc trình lên ban lãnh đạo Tổng công ty xem xét
dự án đầu tư, nếu hợp lý ban lãnh đạo Tổng công ty sẽ ra quyết định đồng ý
đối với dự án , đồng thời ủy quyền cho Ban giám đốc Cảng chịu trách nhiệm
thực hiện dư án đầu tư đó. Ban giám đốc Cảng sẽ giao nhiệm vụ tổ chức thực
hiện cho phòng/ban chức năng, đồng thời kiểm tra, giám sát, đánh giá nhằm
đảm bảo hoạt động đầu tư thực hiện đúng thời hạn, trong phạm vi nguồn vốn

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F



Chuyên đề thực tập
Hùng

-

-

-

10

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

cho phép và trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng đã
định.
Tổ chức đấu thầu (nếu có): tổ chức đấu thầu là hình thức để Cảng có thể
chọn cho mình đối tác có những phương án phù hợp về mặt chất lượng và
mặt chi phí. Cảng có thể lựa chọn các phương thức tổ chức đấu thầu phù hợp
với từng hoạt động đầu tư, có thể đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu hoặc cạnh
tranh rộng rãi. Cảng gửi thư mời thầu tới các nhà thầu, thông báo rõ địa
điểm, thời gian bán và nộp, giá cả của hồ sơ mời thầu, đồng thời ghi rõ các
giấy tờ cần thiết.
Phê duyệt tổng mức đầu tư: Sau khi đấu thầu kết thúc, lựa chọn được nhà
thầu phù hợp, tiến hành dự toán tổng mức đầu tư. Sau đó trình lên Ban giám
đốc Cảng xin phê duyệt tổng mức đầu tư, nếu có quyết định của Ban giám
đốc đồng ý thì tiến hành tổ chức thực hiện.
Khi hoạt động đầu tư kết thúc, tiến hành lập và phê duyệt hồ sơ hoàn công.
Nội dung hồ sơ hoàn công bao gồm 2 phần là hồ sơ pháp lý do Cảng- chủ

đầu tư lập và hồ sơ về quản lý chất lượng công trình và các tài liệu liên quan
do nhà thầu thi công xây dựng lập. Hồ sơ pháp lý do chủ đầu tư lập gồm
có: quyết định phê duyệt dự án đầu tư; văn bản chấp thuận của các tổ chức
quản lý chuyên ngành về cấp điện, cấp nước, thoát nước, đường giao thông
(thủy, bộ), khai thác nước ngầm (nếu có)…, các hợp đồng xây dựng (khảo
sát, thiết kế, thi công, xây dựng, lắp đặt, cung cấp thiết bị; giám sát thi công;
kiểm định chất lượng…; các tài liệu chứng minh năng lực của các nhà thầu
đã ký kết hợp đồng…kết quả thẩm định hoặc tham gia ý kiến về thiết kế cơ
sở của dự án của các cơ quan quản lý nhà nước; kết quả thẩm định, thẩm tra
phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư; các văn
bản liên quan kiểm định an toàn chịu lực hoặc kiểm định chứng nhận sự phù
hợp chất lượng công trình (nếu có). Hồ sơ quản lý chất lượng và các tài liệu
liên quan do nhà thầu lập gồm có: bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn
bộ công trình; các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật
liệu sử dụng trong công trình; các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật
liệu sử dụng trong công trình; chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng
của các thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công
trình (cấp điện, cấp nước, cấp ga… do nơi sản xuất cấp; thông báo kết quả
kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu của các tổ chức kiểm định, thí
nghiệm hợp pháp; các biên bản nghiệm thu chất lượng công tác xây dựng –
lắp đặt thiết bị. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên
động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, kết quả kiểm
tra thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị...; biên bản nghiệm thu các
thiết bị thông tin liên lạc, bảo vệ công trình; biên bản nghiệm thu các thiết bị
phòng cháy, chữa cháy; biên bản kiểm định môi trường; Báo cáo kết quả thí
nghiệm hiện trường; báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn các mối
nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ốp áp lực, thử tải bể chứa...; các tài liệu đo
đạc, quan trắc độ lún và biến dạng các hạng mục công trình xây dựng và các

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân


Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

11

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

công trình lân cận trong phạm vi ảnh hưởng của quá trình thi công xây dựng;
nhật ký thi công công trình; lý lịch thiết bị máy móc lắp đặt; văn bản nghiệm
thu chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện... của cơ quan quản
lý nhà nước...; chứng chỉ sự an toàn chịu lực và chứng chỉ sự phù hợp về
chất lượng công trình (nếu có); bản kê các sửa đổi bổ xung thiết kế trong quá
trình thi công đã được chủ đầu tư chấp thuận; hồ sơ giải quyết sự cố công
trình (nếu có); báo cáo của các tổ chức kiểm định đối với những bộ phận,
hạng mục, công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi
nghiệm thu...; biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng (nếu có), hạng mục
công trình, công trình hoàn thành... và các văn bản khác liên quan (nếu có).
2.2.

Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư phát triển

Do đặc điểm của cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Cảng không có phòng
ban chức năng chuyên phụ trách những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư phát
triển phát sinh trong Cảng, tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng hoạt động/dự
án đầu tư, Cảng sẽ lựa chọn một trong các mô hình sau để quản lý hoạt động đầu tư.
2.2.1. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

- Mô hình:

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

-

-

12

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

Đặc điểm: Chủ đầu tư – ban giám đốc Cảng thuê một ban quản lý dự án
chuyên ngành hoặc 1 tổ chức tư vấn có đầy đủ điều kiện, năng lực chuyên
môn, kinh nghiệm quản lý làm chủ nhiệm điều hành dự án.Chủ nhiệm điều
hành dự án là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, có đăng ký tư vấn
và hoạt động đầu tư. Mọi quyết định của chủ đầu tư được triển khai thông
qua chủ nhiệm điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án phải chịu trách
nhiệm trước ban giám đốc Cảng với Tổng công ty vận tải thủy về toàn bộ
quá trình thực hiện đầu tư.
Ưu điểm: Mô hình tổ chức quản lý dự án chuyên nghiệp, mô hình phân tán
rủi ro.
Nhược điểm: Việc thuê thêm chủ nhiệm điều hành dự án làm phát sinh chi
phí, hơn nữa còn xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí. Luồng thông tin dài,

chậm phản ứng với những sự thay đổi.
Điều kiện áp dụng: Những dự án có vốn đầu tư lớn, yêu cầu tính chất kỹ
thuật phức tạp, là nguồn vốn ngân sách nhà nước thì Cảng áp dụng mô hình
quản lý này.

2.2.2. Mô hình chìa khóa trao tay.
- Mô hình:

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

-

-

-

13

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

Đặc điểm: Chủ đầu tư – ban giám đốc Cảng thuê tư vấn hoặc giao cho
phòng/ban chức năng lập dự án. Sau khi dự án được Tổng công ty vận tải
thủy phê duyệt, đồng ý cho phép thực hiện thì Cảng tổ chức đấu thầu, tuyển
chọn tổng thầu thực hiện dự án. Tổng thầu là một tổ chức có tư cách pháp

nhân và toàn quyền quuyết định trong quá trình thực hiện dự án và quản lý
thực hiện dự án. Tổng thầu có thể tự làm toàn bộ dự án hoặc có thể thuê
thêm các nhà thầu phụ giúp mình làm một phần công việc trong dự án. Ban
giám đốc Cảng sẽ thuê tư vấn giám sát quản lý quá trình thực hiện của tổng
thầu.
Ưu điểm: Qua hình thức đấu thầu, Cảng chọn được nhà thầu tốt, hợp lý, chi
phí phù hợp. Mô hình tổ chức dự án này chuyên nghiệp, phân tán rủi ro,
luồng thông tin nhanh, thời gian thực hiện nhanh.
Nhược điểm: Thuê tổng thầu thực hiện mặc dù có nhiều ưu điểm những
không tránh khỏi những thiếu xót, đặc biệt là gia tăng về mặt chi phí, đồng
thời xuất hiện tình trạng thất thoát, lãng phí. Sử dụng mô hình này thường có
sự móc nối, liên kết giữa tư vấn giám sát và tổng thầu.
Điều kiện áp dụng: Những dự án có vốn đầu tư lớn, yêu cầu tính chất kỹ
thuật phức tạp, là nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tự bổ xung,
nguồn vay thì Cảng áp dụng mô hình quản lý này.

2.2.3. Mô hình quản lý dự án theo chức năng
- Mô hình:

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

-

-


-

14

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

Đặc điểm: Chủ đầu tư – ban giám đốc Cảng lập ra một nhóm quản lý dự án
thuộc một phòng ban chức năng, phụ thuộc vào đặc điểm tính chất của dự án.
Cụ thể như dự án xây dựng văn phòng, xây dựng nhà kho sẽ thành lập nhóm
quản lý dự án thuộc phòng xây dựng cơ bản, dự án mua sắm thiết bị máy
móc sẽ lập nhóm quản lý dự án thuộc phòng kỹ thuật vật tư.. Các nhân viên
trong nhóm quản lý dự án thuộc các phòng chức năng khác đều được điều
chuyển tạm thời tới phòng chức năng mà nhóm quản lý dự án được lập ra.
Thường trưởng phòng chức năng sẽ là trưởng nhóm quản lý dự án.
Ưu điểm: Mô hình này giúp Cảng tận dụng tối đa nguồn nhân lực. Một nhân
viên có thể thực hiện nhiều dự án, tiết kiệm được chi phí. Sử dụng mô hình
này Cảng cũng không cần giải quyết đến vấn đề hậu dự án.
Nhược điểm: Tuy mô hình này tiết kiệm được chi phí cũng như tận dụng
nguồn nhân lực, nhưng mô hình quản lý này không chuyên nghiệp. Sự gắn
kết giữa các thành viên là không nhịp nhàng, ăn khớp. Các nhân viên trong
nhóm quản lý dự án chưa được ưu tiên đúng mức để thực hiện nhiệm vụ
được giao. Luồng thông tin dài, chậm điều chỉnh với những thay đổi.
Điều kiện áp dụng: Đây là mô hình quản lý dự án mà Cảng sử dụng phổ biến
nhất. Do tính chất các hoạt động đầu tư phát triển của Cảng chủ yếu là những
đầu tư dự án nhỏ, tính chất kỹ thuật không khá phức tạp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F



Chuyên đề thực tập
Hùng

15

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Cảng Hà Nội
Cảng Hà Nội là một cảng sông lớn bên bờ sông Hồng, là tâm điểm của các
phương tiện giao thông vận tải, bên cạnh đó Cảng còn có mặt bằng thuận lợi cho
việc tập kết hàng hóa để đưa vào thành phố. Cảng Hà Nội có vị trí địa lý đắc địa là
tâm điểm của các phương tiện vận tải bộ, thủy từ phía Bắc, Tây bắc về, từ phía
Đông đến, từ phía Nam lên, có mặt bằng thuận lợi cho việc tập kết hàng hóa để đưa
vào thành phố. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hà Nội chủ yếu trên 4
phương diện: Kinh doanh kho bãi, Kinh doanh vật liệu xây dựng, Kinh doanh dịch
vụ, Vận tải – cơ khí. Quy trình hoạt động kinh doanh của Cảng cũng khá đơn giản.
Đối với hoạt động kinh doanh kho bãi, đầu năm Cảng sẽ kí hợp đồng hàng năm với
khách hàng có ý định thuê lâu dài, nếu đã từng hợp tác thì trước khi kí hợp đồng
mới phải thanh lý hợp đồng cũ. Còn với những khách hàng thuê ngắn hạn, thường
từ 1 năm trở xuống thì Cảng sẽ kí hợp đồng theo giai đoạn. Với những từng thời
gian thuê khác nhau, hợp đồng, đối tượng khách hàng khác nhau, Cảng sẽ đưa ra
các mức giá khác nhau tuy nhiên vẫn đảm bảo tính hợp lý, phù hợp để khách hàng
có thể chấp nhận được. Với những nhà kho mới xây, Cảng có thể vay tiền vốn để
xây nhà kho từ chính khách hàng, sau đó khi hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ khấu
trừ dần vào tiền thuê hàng tháng cho khách hàng. Hoạt động kinh doanh vật liệu
xây dựng chủ yếu là kinh doanh các đại lý vật liệu xây dựng, có mặt hàng như: sắt,
thép, xi măng, cát, đá, sỏi…. Những khách hàng tiềm năng hoặc thân thiết, có thể
bán hàng theo các dự án, hợp đồng chuyển hàng trực tiếp, hoặc qua kho, bãi. Những

khách hàng nhỏ, lẻ mua hàng và trả tiền ngay tại kho, bãi của Cảng. Kinh doanh
dịch vụ chủ yếu là hoạt động kinh doanh thương mại, môi giới bán hàng… Vận tải
cơ khí là các hoạt động vận chuyển nội bộ theo quy trình kho- bãi, sà lan, ô tô, kho,
bãi và các hoạt động sửa chữa nội bộ.
Được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Tổng công ty Vận tải thủy.
Cảng đã dần từng bước ổn định, sắp xếp tổ chức lại bộ máy tạo sức mạnh trong chỉ
đạo sản xuất, điều chỉnh sáp nhập các trung tâm sản xuất kinh doanh hiệu quả,
thành lập các trung tâm các lĩnh vực sản xuất mới để nâng cao năng lực quản lý,
điều hành tăng doanh thu nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Cán bộ
lãnh đạo Cảng được bố trí sắp xếp phù hợp với sở trường và năng lực từng vị trí nên
đã chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết liệt trong
công việc. Là trung tâm quy tụ và phát huy được sức mạnh của đơn vị cùng nhau
đoàn kết vì ngôi nhà chung Cảng Hà Nội. Cán bộ công nhân đoàn kết, biết phát huy
những thế mạnh của mình, chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó Cảng có đội ngũ khách hàng truyền thống gắn bó,
đồng hành chia sẻ khó khăn cùng với Cảng liên doanh- liên kết tạo ra nhiều công ăn
việc làm cho người lao động tăng doanh thu đáng kể.
Những ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Cảng Hà Nội bao gồm:
bốc xếp hàng hóa đường sông; vận tải hàng hóa bằng đường sông và đường bộ;
kinh doanh kho bãi cảng; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh nhập

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

16


GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

khẩu máy móc thiết bị; xây dựng các công trình giao thông, dân dụng; xuất nhập
khẩu, kinh doanh thực phẩm, lâm thổ sản, hải sản, bông vải sợi và đồ dùng dân
dụng.
Doanh thu hàng năm của Cảng dựa vào kinh doanh trên 4 phương diện đó là:
bốc xếp- kho bãi, Vận tải- cơ khí, Dịch vụ, Vật liệu xây dựng. Cơ cấu tỷ lệ doanh
thu của Cảng được cụ thể qua biểu đồ sau:
Biều đồ 1: Cơ cấu doanh thu của Cảng Hà Nội

Đối với hoạt động kinh doanh kho bãi, đầu năm Cảng sẽ kí hợp đồng hàng
năm với khách hàng có ý định thuê lâu dài, nếu đã từng hợp tác thì trước khi kí hợp
đồng mới phải thanh lý hợp đồng cũ. Còn với những khách hàng thuê ngắn hạn,
thường từ 1 năm trở xuống thì Cảng sẽ kí hợp đồng theo giai đoạn.Với những từng
thời gian thuê khác nhau, hợp đồng, đối tượng khách hàng khác nhau, Cảng sẽ đưa
ra các mức giá khác nhau tuy nhiên vẫn đảm bảo tính hợp lý, phù hợp để khách

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

17

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn


hàng có thể chấp nhận được. Với những nhà kho mới xây, Cảng có thể vay tiền vốn
để xây nhà kho từ chính khách hàng, sau đó khi hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ
khấu trừ dần vào tiền thuê hàng tháng cho khách hàng. Hoạt động kinh doanh vật
liệu xây dựng chủ yếu là kinh doanh các đại lý vật liệu xây dựng, có mặt hàng như:
sắt, thép, xi măng, cát, đá, sỏi…. Những khách hàng tiềm năng hoặc thân thiết, có
thể bán hàng theo các dự án, hợp đồng chuyển hàng trực tiếp, hoặc qua kho, bãi.
Những khách hàng nhỏ, lẻ mua hàng và trả tiền ngay tại kho, bãi của Cảng. Kinh
doanh dịch vụ chủ yếu là hoạt động kinh doanh thương mại, môi giới bán hàng…
Vận tải cơ khí là các hoạt động vận chuyển nội bộ theo quy trình kho- bãi, sà lan, ô
tô, kho, bãi và các hoạt động sửa chữa nội bộ. Dịch vụ bốc xếp các loại hàng hoá,
trước đây Cảng Hà Nội là đầu mối trung chuyển hàng hóa quan trọng của Hà Nội,
ngày nay do sự phát triển của các loại hình dịch vụ vận chuyển, đặc biệt là vận
chuyển đường bộ vai trò đầu mối vận tải của Cảng đã giảm sút nhiều. Hiện nay mặt
hàng bốc xếp, trung chuyển qua Cảng Hà Nội chủ yếu là vật liệu xây dựng, than các
loại,… trong thời gian tới lĩnh vực bốc xếp sẽ dần được thu hẹp chỉ cung cấp dịch
vụ đối với các mặt hàng bao, có đóng gói tiến tới giảm dần lĩnh vực bốc xếp hàng
hóa trong cơ cấu kinh doanh của Cảng. Đơn vị đo lường được khối lượng hàng hoá
khi bốc xếp qua Cảng là tấn bốc xếp (Tbx) hoặc tấn thông qua (Ttq). Kinh doanh
kho, bãi: Đây là lĩnh vực kinh doanh mang lại nguồn thu chính với lợi nhuận cao
cho Cảng. Hiện nay Cảng có một hệ thống kho hoàn chỉnh, tương đối hiện đại với
tổng diện tích lên đến hơn 22.000m2. Hình thức kinh doanh chính là cho thuê khoán
toàn bộ theo hợp đồng hàng năm ký kết giữa Cảng và khách hàng. Trong thời gian
tới, Cảng Hà Nội sẽ tiến hành thử nghiệm kinh doanh dịch vụ kho hậu cần.
Quy trình công nghệ: nếu xét theo giai đoạn của quá trình công nghệ của Cảng là
khá đơn giản qua hai chiều:
- Khi hàng đến Cảng theo đường sông, các máy cẩu bố trí trên bờ, dưới phao
nổi sẽ bốc dỡ hàng từ sà lan hoặc tầu lên ôtô vận chuyển vào kho bãi hoặc đến nơi
tiêu thụ.
- Khi hàng đến Cảng theo đường bộ, máy cẩu bốc hàng lên sà lan, tàu chuyên
chở tới nơi tiêu thụ.

Với quy trình công nghệ như trên, cơ sở vật chất và máy móc thiết bị là yếu tố
đóng vai trò chính trong quá trình sản xuất, cần được quan tâm và đầu tư. Đầu tư
mới và sửa chữa máy móc thiết bị phương tiện vận tải, đồng thời xây mới, tu bổ các
công trình phụ trợ như đường, sân bãi..sẽ cải thiện điều kiện làm việc cho lao động.
Cảng Hà Nội là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề trong các
lĩnh vực bốc xếp, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ kho bãi, hậu cần,… hoạt động của
doanh nghiệp diễn ra trên một diện tích lớn, dọc bờ sông Hồng nên điều kiện làm
việc của người lao động cũng khác nhau. Lực lượng lao động trực tiếp kinh doanh
vật liệu xây dựng, bốc xếp, vận chuyển hàng hóa có môi trường làm việc chủ yếu là
ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa, gió, bụi tương đối khắc nghiệt vàl nguy
hiểm. Trong khi đó số lao động gián tiếp của Cảng đa phần làm việc trong nhà, kho
có điều kiện làm việc dễ chịu hơn. Lực lượng lao động gián tiếp được trang bị đầy

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

18

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

đủ trang thiết bị làm việc, thiết bị văn phòng tương đối hiện đại. Tất cả các phòng
làm việc, hội họp, phòng điều hành kho, bãi đều được trang bị máy điều hòa, hệ
thống thông khí, cửa kính chống bụi, chống ồn, trang bị văn phòng đầy đủ.
Bên cạnh những thuận lợi, Cảng Hà Nội đã gặp không ít khó khăn. Là một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bốc xếp, kho bãi, vật

liệu xây dựng là lĩnh vực mà có sự cạnh tranh quyết liệt giữa nhiều thành phần kinh
tế, nhiều loại hình doanh nghiệp. Trong năm qua địa bàn Hà Nội có quá nhiều điểm
tự phát bốc xếp: xi măng, vật liệu xây dựng v.v … hoạt động tự do, không tuân thủ
các quy định pháp luật về thuế, nộp Ngân sách, sử dụng lao động nên cạnh tranh
gay gắt với Cảng Hà Nội, dẫn đến nguồn hàng hoá bị phân tán.
Tác động của thiên nhiên trong năm qua khắc nghiệt ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng: mùa lũ thì nước lớn, mùa kiệt thì nước
cạn, phương tiện về Cảng rất khó khăn. Trong giai đoạn cầu Vĩnh Tuy xây dựng và
vận hành cắt ngang qua Cảng, mặt bằng sản xuất kinh doanh của Cảng bị thu hẹp
mất khoảng 10.000 m2, một số lớn lao động của Cảng mất việc làm. Cảng và thành
phố tiến hành đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn bộ tuyến đường trước bến, các cơ
quan quản lý quyết định ngăn cổng đường đi vào giữa Cảng khiến cho hoạt động
giao thông trong Cảng gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh vì
thế cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Song với sự quyết tâm cao, với sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo Cảng Hà
Nội đã sắp xếp lại tổ chức sản xuất, mở ra một số lĩnh vực hoạt động mới như: kinh
doanh xi măng, triển khai thí điểm hoạt động kinh doanh kho vận, giao nhận hàng
hóa,… các hoạt động này đã góp phần mang lại việc làm cho người lao động thúc
đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Tổng công ty Vận tải thủy,
Cảng đã dần từng bước ổn định, sắp xếp tổ chức lại bộ máy tạo sức mạnh trong chỉ
đạo sản xuất, điều chỉnh sáp nhập các trung tâm sản xuất kinh doanh hiệu quả,
thành lập các trung tâm các lĩnh vực sản xuất mới để nâng cao năng lực quản lý,
điều hành tăng doanh thu nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Cán bộ
lãnh đạo Cảng được bố trí sắp xếp phù hợp với sở trường và năng lực từng vị trí nên
đã chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết liệ ttrong
công việc. Là trung tâm quy tụ và phát huy được sức mạnh của đơn vị cùng nhau
đoàn kết vì ngôi nhà chung Cảng Hà Nội. Cán bộ công nhân đoàn kết, biết phát huy
những thế mạnh của mình, chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Có đội ngũ khách hàng truyền thống gắn bó, đồng hành chia sẻ

khó khăn cùng với Cảng liên doanh- liên kết tạo ra nhiều công ăn việc làm cho
người lao động tăng doanh thu đáng kể.
Bảng 1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009-2011
STT
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

1.

Doanh thu thuần

2.
3.

19

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

80.233.350


122.400.000

152.000.000

Kết quả SXKD

1.058.000

1.300.000

1.620.000

Thu nhập bình
quân

3.800

4.285

5.000

( Nguồn : Báo cáo kinh doanh giai đoạn 2009-2011)
Kế hoạch doanh thu năm 2009 hoàn thành trước 2 tháng so với kế hoạch
Tổng công ty giao đạt 80.233.350.000 đ vượt kế hoạch được giao là 34%, tăng 37%
so với năm 2008. Cũng trong năm 2009, kết quả kinh doanh cũng đạt 122% so với
kế hoạch được giao bằng 142% so với năm 2008. Đời sống cán bộ công nhân được
cải thiện qua từng năm, biểu hiện cụ thể qua mức ức thu nhập bình quân đạt
3.800.000 đồng, trong khi kế hoạch đề ra là 3.050.000 đồng, tăng 25% so với kế
hoạch, và tăng 27% so với năm 2008. Năm 2010 số tấn thông qua là 700.698 tấn đạt
101% so với kế hoạch. Doanh thu thuần đạt 122,4 tỷ tăng 20% so với kế hoạch của

năm, tăng 53% so với năm 2009. Lãi là 1,3 tỷ hoàn thành kế hoạch, tăng 24% so với
năm 2009. Về thu nhập bình quân đạt 100% kế hoạch, tăng 11% so với năm 2009.
Sang năm 2011, Cảng có số tấn thông qua là 602.000 tấn, đạt 93% kế hoạch năm
2011. Số tấn bốc xếp là 863.000 tấn, đạt 102% kế hoạch năm. Doanh thu thuần là
152 tỷ, tăng 11% so với kế hoạch năm, và tăng 24% so với năm 2010. Lãi tăng 7%
so với kế hoạch năm, là 1,62 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2010. Nộp ngân sách
10,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 5.000.000 đ/người/tháng tăng 11% so với kế
hoạch, 19% so với năm 2010. Ta có thể thấy hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh thông qua biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động qua giai đoạn 2009-2011:

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

20

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

Biểu đồ 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009-2011

Để đạt được những kết quả như thế, Cảng đã thực hiện những hoạt động cụ
thể để phục vụ và cải thiện điều kiện sản xuất kinh doanh, cũng như nâng cao chất
lượng và số lượng của kết quả hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn này, Cảng đã
thực hiện sắp xếp quy hoạch lại mặt bằng hợp lý, khai thác tiềm năng quỹ đất và

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân


Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

21

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

thực hiện cơ cấu sản xuất mới theo hướng Cảng thành Cảng “Xanh, sạch, đẹp”.
Năm 2009 Cảng Hà Nội đã rà soát lại toàn bộ diện tích kho bãi, giá cho thuê và lên
sơ đồ cụ thể từng khách hàng, tận thu mặt bằng, giá cho thuê của Cảng để tăng
doanh thu. Sau khi khảo sát tình hình biến động của thị trường và mặt bằng giá cả
các khu vực xung quanh, Cảng đàm phán với từng khách hàng. Kết quả các khách
hàng đã tự nguyện chia sẻ với Cảng về việc điều chỉnh giá đã tăng thêm khoảng
10% so với toàn bộ Hợp đồng kinh tế thuê kho- bãi của Cảng đã ký đến hết tháng
12/2009, số tiền thu tăng thêm được là: 969.541.440 đồng. Ngoài ra, tận dụng đất
lưu không và đất trong quy hoạch:
-

Toàn bộ phần bãi và khu kho C nằm trong quy hoạch dự án Sao Nam Sông
Hồng chưa đưa vào sử dụng, phần bãi ven bờ sông Nam để trống.
Toàn bộ phần diện tích bãi lưu không của các khách hàng.

Đó chính là lý do năm 2009 doanh thu tăng thêm là 617.607.600 đồng. Bên cạnh đó
triển khai đại lý xi măng mà từ trước đến nay chưa làm được, đang có chuyển biến
tích cực và phát triển nhanh. 5 tháng làm thí điểm đạt doanh thu trên 3,3 tỷ đồng có
lãi. Ngoài ra trong năm 2009, Cảng cũng tiếp tục đẩy mạnh liên doanh- liên kết với

khách hàng nhằm thu hút thêm nguồn vốn mở rộng sản xuất, xây dựng thêm cơ sở
hạ tầng, mua sắm phương tiện- thiết bị để không ngừng tăng sản lượng và doanh thu
cho Cảng. Sang năm 2010, các mặt hàng truyền thống như than, xi măng, vật liệu
xây dựng giảm do xu thế chung và sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, làm
ảnh hưởng đến công ăn việc làm của công nhân viên và doanh thu của Cảng. Việc
quy hoạch chung của Cảng và khách hàng dần chuyển từ kinh doanh than sang
ngành nghề kinh doanh khác là những yếu tố làm giảm sản lượng so với những năm
trước. Các đơn vị sản xuất kinh doanh, vận tải bốc xếp tiếp tục đối mặt với tình
trạng giá đầu vào cao: vật tư, vật liệu, xăng dầu, tiền lương tăng. Việc triển khai thi
công tuyến đường bến phía Bắc, phía Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông
và hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. Bên cạnh đó, kế hoạch của Tổng công
ty giao ngày càng cao, là năm doanh thu vượt mốc 100 tỷ/1 năm. Trong năm 2010,
Cảng đã có những hoạt động tổ chức chức bốc xếp, từng bước tăng sản lượng bốc
xếp xi măng, giảm sản lượng bốc xếp hàng bụi bẩn, điều độ bố trí nhân sự đảm bảo
không để bị vỡ ca, vỡ máng…. Cảng Hà Nội có gần 100 đơn vị khách hàng, đem lại
doanh thu ổn định, đạt 113% so với kế hoạch năm 2010. Do chính sách nhất quán
nên các hàng yên tâm, tin tưởng vào sự hợp tác của Cảng. Mặc dù mặt bằng bị thu
hẹp song chúng ta cố gắng đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong kinh doanh vật
liệu xây dựng từng bước nâng cấp chất lượng phục vụ, tăng sản lượng, đạt hiệu quả
cao. Đại lý xi măng được thành lập từ tháng 7 năm 2009 nhưng trong năm 2010 đã
đạt 14 tỷ đạt 100% so với kế hoạch năm 2010. Nhiều lĩnh vực kinh doanh mới năm
2011 làm sinh động bức tranh sản xuất kinh doanh của Cảng, làm thay đổi tư duy về
sản xuất của Cảng, không chỉ hoạt động trong Cảng mà đã mở rộng ra ngoài khu
vực Cảng, đa dạng hóa mặt hàng, loại hàng kinh doanh. Sắp xếp lại bộ máy và qua
một thời gian hoạt động bộ máy này đã mang lại hiệu quả kinh doanh. Cán bộ công
nhân viên của Cảng đoàn kết, tập trung sản xuất kinh doanh. Thực hiện quy trình bổ
nhiệm cho một số cán bộ trẻ có trình độ, năng lực theo quy hoạch cán bộ giai đoạn

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân


Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

22

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

2011-2015, tổ chức nâng lương, nâng bậc, chấm dứt hoạt đồng lao đồng đúng quy
định. Tổ chức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung ban hành các quy chế, quy định quản lý.
Trong quá trình chuyển đổi bãi sang kho, thời gian chuyển đổi doanh thu bị gián
đoạn, việc triển khai đầu tư, nâng cấp các công trình gặp nhiều khó khăn trong việc
xin thủ tục cấp phép do vị trí nằm ngoài đê, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công,
chậm tiến độ đưa kho vào khai thác. Các đơn vị sản xuất kinh doanh, vận tải, bốc
xếp tiếp tục đối mặt với tình trạng giá đầu vào tăng cao như: vật tư, vật liệu, xăng,
dầu, tiền lương tăng. Giữa tháng 4 năm 2011, Nhà nước áp đơn giá thuê đất mới
tăng gần 4 lần so với năm 2010 ( khoảng 6 tỷ đồng ) làm đảo lộn toàn bộ kế hoạch
giá thành của Cảng. Trong năm 2011, tổ chức bốc xếp an toàn, tăng sản lượng bốc
xếp xi măng, giảm sản lượng hàng bụi bẩn, sắp xếp quy hoạch lại mặt bằng hợp lý.
Doanh thu kho bãi ổn định từ gần 100 đơn vị khách hàng, đem lại doanh thu ổn
định, đạt 115% so với kế hoạch 2011. Do chính sách hợp lý và làm tốt công tác an
ninh trật tự, môi trường, nên các chủ hàng yên tâm và tin tưởng vào sự hợp tác của
Cảng. Mặc dù mặt bằng bị thu hẹp, song Cảng cố gắng đáp ứng yêu cầu của khách
hàng trong kinh doanh vật liệu xây dựng. Nhiều lĩnh vực kinh doanh mới làm sinh
động bức tranh sản xuất kinh doanh của Cảng, làm thay đổi tư duy về sản xuất của
Cảng, không chỉ hoạt động trong Cảng mà đã mở rộng ra ngoài khu vực Cảng, đa
dạng hóa mặt hàng, loại hàng kinh doanh.


Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

23

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

4. Cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý và lực lượng lao động của Cảng Hà Nội.
4.1.
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Cảng Hà Nội
Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng
Nhân
sự

Phòng
Hành
chính

Phòng
Kỹ

thuậtvật


Trung tâm Điều
hành Xếp dỡ - Vận
tải

Phó Giám đốc

Ban Bảo
hộ lao
động

Đội
Bảo vệ

Phòng
Kinh
doanh

- Quân

sự

Trung tâm KD
Máy móc thiết bị và
thương mại

Phòng
Tài

chính –
Kế toán

Phòng
Xây
dựng cơ
bản

Trung tâm
Xây dựng & Dịch
vụ

(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Với sơ đồ bộ máy tổ chức như trên, có thể nhận ra rằng ở Cảng Hà Nội chưa
có phòng chuyên phụ trách về hoạt động lập cũng như quản lý các hoạt động đầu tư
phát triển. Các hoạt động đầu tư phát sinh thường sẽ được giao cho một phòng ban
chuyên trách để làm hoặc thuê các công ty tư vấn để lập dự án. Ví dụ như các hoạt
động đầu tư thuộc phần xây dựng cơ bản thì sẽ được giao cho phòng xây dựng cơ
bản thực hiện từ khâu lập dự án tới khâu thực hiện. Các hoạt động đầu tư sản xuất
kinh doanh sẽ được giao cho phòng kinh doanh thực hiện……

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

4.2.


24

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

- Ban giám đốc có nhiệm vụ xây dựng và quy hoạch đầu tư phát triển ngắn hạn,
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn cảng. Ban giám đốc có quyền bổ
nhiệm, miễn nhiệm và tuyển dụng lao động mới, thực hiện công tác khen thưởng thi
đua, quản lý tài chính và giải quyết khiếu nại. Trong hoạt động đầu tư, ban giám
đốc đóng vai trò chủ đầu tư, trực tiếp tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư hoặc giao
cho các phòng ban chức năng khác giúp ban giám đốc tổ chức thức hiện các hoạt
động đầu tư đã được đề ra và phê duyệt. Ban giám đốc chịu toàn bộ trách nhiệm về
quá trình và kết quả hoạt động của Cảng trước Tổng công ty vận tải thủy và pháp
luật.
- Phó giám đốc kinh doanh sẽ thay mặt Giám đốc phụ trách công tác sản xuất kinh
doanh của Cảng như thị trường, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, chi phí, chiến lược kinh
doanh.
- Phó giám đốc kỹ thuật vật tư nội chính phụ trách công tác kỹ thuật vật tư của
toàn Cảng, chịu trách nhiệm quản lý các mặt như an toàn lao động cung ứng vật
liệu, chuẩn bị kỹ thuật…
- Phòng kinh doanh phụ trách công tác lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, các
vấn đề liên quan đến thị trường giá cả. Phòng kinh doanh cũng chịu trách nhiệm
lập, tổ chức thực hiện đối với các hoạt động, dự án kinh doanh do Ban giám đốc yêu
cầu.
- Phòng nhân sự phụ trách các vấn đề liên quan đến người lao động, bao gồm các
hoạt động như tuyển dụng, bố trí việc làm, tổ chức các đợt đào tạo lao động, chi trả
lương, phúc lợi cho người lao động.
- Phòng hành chính phụ trách quản các mặt về hành chính, văn thư lưu trữ, y tế.

- Phòng kỹ thuật vật tư quản lý toàn bộ các thiết bị, phụ trách công tác sửa chữa,
chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất. Khi Cảng có những dự án đầu tư mua mới các máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải, Ban giám đốc Cảng giao cho phòng kỹ thuật vật
tư chịu trách nhiệm thực hiện lập dự án, quản lý cũng như tổ chức thực hiện hoạt
động đầu tư. Phòng kỹ thuật vật tư chịu trách nhiệm với Ban giám đốc Cảng, Tổng
công ty vận tải thủy về toàn bộ quá trình thực hiện mua sắm cũng như chất lượng
sản phẩm.
- Phòng tài chính kế toán quản lý vốn, tổ chức hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, quản ký chi phí giá thành.
- Phòng Xây dựng cơ bản chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động đầu tư, lập và
quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, lập dự toán, hồ sơ
thiết kế mỹ thuật, chỉ đạo xây dựng. Khi Cảng có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà
xưởng, nhà kho hoặc các công trình phụ trợ, Ban giám đốc Cảng sẽ thuê tư vấn

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


Chuyên đề thực tập
Hùng

25

GVHD: PGS.TS.Phạm Văn

hoặc giao cho phòng xây dựng cơ bản lập dự án, quản lý và tổ chức thực hiện dự án.
Trưởng phòng xây dựng cơ bản thường sẽ là trưởng nhóm dự án, chịu trách nhiệm
với Ban giám đốc Cảng, Tổng công ty vận tải thủy và pháp luật về toàn bộ quá trình
thực hiện và kết quả của hoạt động đầu tư.

- Ban Bảo hộ lao động quản lý các thiết bị bảo hộ, chống bụi, quản lý các thiết bị
phòng chống cháy nổ, phòng chống độc hại, đảm bảo môi trường làm việc an toàn
nói riêng cho người lao động, nói chung cho toàn Cảng.
- Đội bảo vệ- quân sự phụ trách an ninh, kho hàng, bến bãi trong toàn Cảng. Chịu
trách nhiệm bảo vệ trật tự an ninh trong khu vực Cảng, trông giữ các máy móc thiết
bị, phương tiện vận tải trong Cảng, cũng như các hàng hóa của khách hàng trong
Cảng. Đội bảo vệ- quân sự chịu toàn bộ trách nhiệm trước Ban giám đốc Cảng,
Tổng công ty vận tải thủy về những vấn đề an ninh của Cảng, tránh những trường
hợp mất cắp, đánh nhau, tranh chấp nảy sinh trong khu vực Cảng.
- Trung tâm Điều hành Xếp dỡ- Vận tải phụ trách bốc xếp, vận tải hàng hoá của
khách hàng hoặc của Cảng ra vào Cảng. Bên cạnh đó trung tâm chịu trách nhiệm
sửa chữa và bảo dưỡng điện, xe máy, thiết bị cơ khí.
- Trung tâm Xây dựng và dịch vụ: phụ trách công tác xây dựng, kinh doanh vật liệu
xây dựng. Khi có các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản như xây dựng nhà xưởng,
xây dựng công trình phụ trợ, sửa chữa đường sân cải tạo giao thông trong Cảng, sau
khi có dự án đã được phê duyệt do Phòng xây dựng cơ bản lập, công tác thực hiện
sẽ giao cho trung tâm xây dựng và dịch vụ. Trung tâm xây dựng và dịch vụ sẽ tổ
chức thi công trình dưới sự quản lý của Phòng xây dựng cơ bản để đảm bảo dự án
hoàn thành đúng thời hạn đã định, trong phạm vi ngân sách và trên cơ sở đảm bảo
các yêu cầu về kĩ thuật và chất lượng.
- Trung tâm Kinh doanh máy móc thiết bị và thương mại phụ trách hoạt động
kinh doanh máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, bốc xếp, xe máy,… Khi có các
hoạt động đầu tư mua sắm hoặc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, dự án sau
khi được phòng kỹ thuật vật tư lập và trình Ban giám đốc phê duyệt sẽ được giao
cho trung tâm kinh doanh máy móc thiết bị và thương mại thực hiện. Trung tâm có
thể thực hiện hoạt động mua sắm theo hình thức đấu thầu mua sắm, hoặc lựa chọn
chỉ định đối tác để thực hiện hoạt động đầu tư mua sắm thiết bị, trên cơ sở đảm bảo
các quyền lợi của doanh nghiệp, mức chi phí tối thiểu, sản phẩm mua về có chất
lượng và hữu dụng, nếu máy móc thiết bị mua lại thì phải còn khấu hao, vẫn còn sử
dụng được. Trung tâm sẽ thực hiện dưới sự quản lý của Phòng kỹ thuật vật tư, đồng

thời chịu trách nhiệm với Ban giám đốc về quá trình thực hiện và kết quả, hiệu quả
của hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị mới của Cảng. Những máy móc thiết bị
của Cảng đã cũ, Cảng không còn nhu cầu sử dụng thì trung tâm sẽ tiến hành thanh
lý, nhượng bán các máy móc thiết bị này.

Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vân

Lớp:Kinh tế đầu tư 51F


×