Tải bản đầy đủ (.doc) (292 trang)

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.52 KB, 292 trang )

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
(Tái bản lần thứ năm)
Tác giả: MAI NGỌC CHỪ
- VŨ ĐỨC NGHIỆU - HOÀNG TRỌNG PHIẾN

LỜI NÓI ĐẦU
Theo chương trình đào tạo năm năm, chia hai giai đoạn, giáo trình "Cơ
sở ngôn ngữ học và tiếng Việt được giảng cho sinh viên các ngành khoa học
xã hội và nhân vân năm thứ nhất và thứ hai của giai đoạn đầu.
Giáo trình này nhằm giới thiệu một cách giản dị và có hệ thống những
khái niệm cơ bản, mở đầu của ngôn ngữ học và tiếng Việt. Trên cơ sở đó,
sinh viên sẽ từ chỗ biết để rồi tiến tới hiểu những kiến thức sâu rộng hơn của
khoa học về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, được trình bày trong
các giáo trình nâng cao ở giai đoạn sau.
Do vậy, giáo trình này không phải là giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học
như vẫn thường gặp; nhưng cững chưa phải là giáo trình mang tính cách
chuyên sâu của chuyên ngành hẹp. Nó không đi vào những phân tích, lí giải
hoặc tranh biện phức tạp, đa tuyến, mà chỉ cố gắng trình bày một hệ thống,
một cách hiểu. Mặt khác, có những vấn đề trong giáo trình chỉ nêu ra mà
không trình bày kĩ vì sinh viên có thể tự tìm hiểu trong các tài liệu khác theo
sự hướng dẫn của giáo viên.
Tuy nhiên, người học có thể dùng giáo trình với tư cách một tài liệu
chính thức để thi nhận chứng chỉ cho từng học phần.
Nội dung của giáo trình gồm bốn phần, dự kiến trình bày trong 120 tiết
học. Các chương mục không nhất thiết cân đối về số lượng trang in, mà được
phân phối theo nội dung của vấn đề, và đánh số từ I đến XXIII.


Sau mỗi phần của giáo trình, danh mục tài liệu tham khảo có ghi rõ
những tài liệu phổ biến, dễ dùng và sinh viên cần phải học thêm trong khi học.


Những người soạn thảo giáo trình được phản công như sau:
Phần thứ nhất: Tổng luận
Chương I, II: TS. Vũ Đức Nghiêu và PGS. Hoàng Trọng Phiến.
Chương III, IV: TS. Vũ Đức Nghiệu.
Phần thứ hai: Cơ sở ngứ âm học và ngữ âm tiếng Việt: PGS. Mai Ngọc
Chừ.
Phần thứ ba: Cơ sở từ vựng học và từ vựng tiếng Việt: TS. Vũ Đức
Nghiêu.
Phần thứ tư: Cơ sở ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng Việt:
Chương XVIII, XIX, XX: PGS. Mai Ngọc Chừ và PGS. Hoàng Trọng
Phiến. Chương XXI, XXII, XXIII: PGS. Hoàng Trọng Phiến.
Trong khi soạn thảo giáo trình này, chúng tôi đã được các đồng nghiệp
trong và ngoài trường giúp đỡ nhiều. Riêng GS. Diệp Quang Ban đã đóng
góp rất tích cục cho ba chương cuối của phần thứ tư.
Giáo trình này được tái bản là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Nhà xuất
bản Giáo dục.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Vì cố gắng để kịp đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập của sinh viên nên
giáo trình này được soạn ra, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chân
thành đề nghị người sử dụng góp ý, phê bình để giáo trình được tốt hơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 1997
NHÓM BIÊN SOẠN
QUY ƯỚC TRONG CÁCH TRÌNH BÀY
1. Các chú thích ở cuối trang ứng với những chữ số ghi ở phía trên, đặt
giữa hai ngoặc tròn, ví dụ (1).


2. Tài liệu dẫn trong sách được ghi bằng chữ số, đặt giữa hai ngoặc
vuông, ví dụ [15]: Chữ số này ứng với số được ghi ở mục Tài liệu tham khảo
cuối mỗi phần, ví dụ ở phần II (Cơ sở ngữ âm học và ngữ âm tiếng Việt) số

[15] là tài liệu: Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt, H., 1980.
3. Dấu ngoặc kép: được dùng để phiên âm các từ hoặc biểu thị các âm
bằng chữ cái thông thường, ví dụ "a", "cam"; dấu ngoặc vuông […] dùng ghi
các âm tố, ví dụ [sistra] và dấu vạch chéo dùng ghi các âm vị, ví dụ /tan/. Kí
hiệu đặt trong hai ngoặc vuông và trong hai vạch chéo là kí hiệu phiên âm
quốc tế.

Phần 1. TỔNG LUẬN
* Bản chất xã hội của ngôn ngữ
* Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
* Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ
* Phân loại các ngôn ngữ

Chương 1. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ
Về mặt thời gian lịch sử, chắc hẳn ngôn ngữ của loài người phải cổ xưa
hơn rất nhiều lần so với ngay cả những huyền thoại xưa cũ nhất. Nó gắn bó
với sự sống của con người như đồ ăn thức uống, như sự thở ra, hít vào…;
đến nỗi dường như không mấy khi mỗi người chúng ta nghĩ tới nó, nghĩ rằng
có một cái gọi là ngôn ngữ tồn tại với mình.
Nhưng rồi có lúc chúng ta tự hỏi: Ngôn ngữ là gì?
Lời giải đáp cho câu hỏi đó không phải chỉ có một và không thể chỉ có
một, bởi vì bản thân ngôn ngữ vốn là một đối tượng hết sức phức tạp và đa
diện.
I. TRƯỚC HẾT, NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI


1. Nói rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội là bởi vì một sự thật hiển
nhiên: nó không phải là hiện tượng tự nhiên (vốn là những hiện tượng tồn tại
một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người)
như sao băng, thủy triều, động đất…

Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài ngưòi, do ý muốn và
nhu cầu: người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát
triển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. Điều này
được chứng minh qua hai câu chuyện sau đây:
- Chuyện thứ nhất: Theo nhà sử học Hêđồrôt, hoàng đế Zêlan Utđin
Acba đã cho tiến hành một thí nghiệm để xem một đứa trẻ không cần ai dạy
bảo, có thể biết được đạo của mình hay không, có biết nói tiếng nói của tổ
tiên mình và gọi tên vị thần của dòng đạo mình hay không… Ông ta đã cho
bắt cóc một số trẻ sơ sinh thuộc nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, dòng đạo khác
nhau, đem nuôi cách li hoàn toàn với xã hội trong một tháp kín; không ai được
đến gần; cho ăn uống qua một đường dây… Mười hai năm sau, cửa tháp
được mở. Những đứa trẻ vẫn lớn lên; nhưng chúng có nhiều biểu hiện của
thú hơn là người; và không hề có biểu hiện nào về tiếng nói hoặc tín ngưỡng,
tôn giáo cả.
- Chuyện thứ hai: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bé
gái được chó sói nuôi sống trong một cái hang. Một em khoảng hai tuổi, một
em khoảng bảy, tám tuổi. Sau khi được cứu trở vễ, em nhỏ bị chết; em lớn
sống được, nhưng chỉ có những tập tính của chó sói: không có ngôn ngữ, chỉ
biết gầm gừ, bò bàng cả tứ chi dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân; thỉnh
thoảng cất tiếng sủa như sói về ban đêm…
Sau gần bốn năm em bé này mới học được 6 từ, và qua 7 năm được
gần 50 từ. Đến 16 tuổi, em mới nói như một đứa trẻ 4 tuổi và không sống
được nữa.
2. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá nhân
anh; mà nó là của chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúng
ta; cho nên anh nói tôi mới hiểu, và chúng ta hiểu nhau. Về mặt này, đối với


mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và
phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng.

Thiết chế đó chính là một tập hợp của những thói quen nói, nghe và hiểu,
được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng
ta. Vì thế, những thói quen này về sau rất khó thay đổi. Nó như là một cái gì
đấy bắt buộc đối với mỗi người trong mọi người.
Dầu sao thì tiếng Việt cũng vẫn gọi con mèo, cái nhà, người mẹ… bằng
các từ mèo, nhà, mẹ… Còn tiếng Anh thì gọi bằng các từ cat, house,
mother… chứ không thể dễ dàng thay thế bằng từ khác hoặc đánh đổi cho
nhau.
Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn hóa chung
của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng khác của nó trong các cộng
đồng người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi lãnh thổ hoặc tầng lớp xã hội
(gọi là những tiếng địa phương, phương ngữ xã hội)… cũng chính là những
biểu hiện sinh động, đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ. Ví dụ, từ lời lẽ của
tiếng Việt chuẩn mực được phát âm thành nhài nhẽ, đó là cách phát âm của
phương ngữ Bắc bộ Việt Nam. Trong khi đó, nếu phát âm thành nài nẽ thì đây
lại là hiện tượng nói ngọng và bị coi là lỗi.
3. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang
tính di truyền. Người ta có được ngôn ngữ là nhờ quá trình học tập, tiếp thu
từ những người cùng sống ở xung quanh.
Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người
cũng khác hẳn về chất. Tiếng kêu đó, loài động vật có thể dùng để "trao đổi
thông tin” như: kêu gọi bạn tình trong các mùa hôn phối, hay là báo tin có
thức ăn, có sự nguy hiểm… nhưng tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnh
hưởng của những "cảm xúc" khác nhau. Chúng - những tiếng kêu đó - là bẩm
sinh; sự trao đổi thông tin" là vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trình di
truyền chứ không giống nhau như kết quả của trẻ em học nói.
Còn hiện tượng một số con vật học ndi được tiếng người thì rõ ràng lại
là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện. Những con vật "biết



nói" đó dù thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặc
phát âm được những âm thanh để biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàn
cảnh cụ thể với một kích thích cụ thể.
4. Chẳng những ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội như đã phân tích
bên trên; mà hơn thế nữa, nó là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tính chất đặc
biệt này thể hiện ở chỗ nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng
một xã hội nào; cho nên khi một cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ, kéo theo sự
sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng, thì nó (ngôn ngữ) vẫn là nó. Mặt
khác ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Nó ứng xử bình đẳng đối với tất cả
mọi người trong xã hội. Tuy vậy, mỗi người, mỗi nhóm người… không vô can
với nó mà họ sử dụng cho no mục đích của mình, theo cách của mình sao
cho có hiệu quả nhất.
Chính vì tính chất đặc biệt này mà người ta không thể hi vọng tác động
làm biến đổi ngôn ngữ bằng một cuộc cách mạng chính trị xã hội.
II. NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP QUAN TRỌNG NHẤT CỦA
CON NGƯỜI
1. Có thể hiểu một cách giản dị rằng: giao tiếp là sự truyền đạt thông tin
từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó.
Sự giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc hơn
hai người với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện
giao tiếp chung.
Các kết quả nghiên cứu về sinh lí học và tâm lí học cho thấy rằng ở con
người, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh. Ngay cả bây giờ,
nếu thiếu ngôn ngữ hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ bị hạn chế do những
nguyên nhân nào đó thỉ người ta dùng "ngôn ngữ cử chi" cho đến khi không
còn có thể trao đổi bằng "ngôn ngữ" này nữa mới thôi.
Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết…
với nhau; và tác động đến nhau. Chính nhờ thế mà con người mới tập hợp
với nhau thành cộng đồng xã hội, có tổ chức và hoạt động của xã hội; những



tư tưởng và trí tuệ của người này, thế hệ này mới truyền tới người khác, thế
hệ khác được.
Những hoạt động được gọi là giao tiếp đó, đã được thực hiện nhờ một
công cụ tốt nhất là ngôn ngữ. Nhờ nó mà con người có khả năng hiểu biết lẫn
nhau. Nó là một trong những động lực bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người. Chức năng trung tâm của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp.
2. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp giữa người với người; nhưng
không phải mọi yếu tố, mọi đơn vị của nó đều tham gia như nhau vào quá
trình này. Nói khác đi, các đơn vị của nó tham gia thực hiện chức năng xã hội
vốn có của nó một cách khác nhau.
Trực tiếp tham gia vào quá trình mang thông tin và truyền đạt thông tin
là các đơn vị định danh như từ, cụm từ; và các đơn vị thông báo như câu, văn
bản. Chẳng hạn, các từ: người, máy, nhà, cây, đi, cười, một, hai, giỏi… Các
cụm từ: đá tai mèo, nhà cao tầng, bê tông đúc sẵn, mẹ tròn con vuông… Các
câu: Người với người là bạn; Trên trái đất có chừng một triệu giống động vật;
Máu người không phải nước lã… đều là những đơn vị trực tiếp mang thông
tin hoặc truyền tải thông tin.
Ngược lại, các đơn vị như: âm vị, hình vị lại chỉ gián tiếp tham gia vào
quá trình giao tiếp; bởi vì chúng chỉ là chất liệu cấu tạo nên những đơn vị vừa
nêu trên mà thôi.
3. Trong xã hội loài người, phần lớn nhất và trọng yếu nhất của thông
tin (gồm các kiểu dạng, các nguồn gốc khác nhau) được tàng trữ và lưu hành
nhờ ngôn ngữ. Nói như V.Lênin: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người. Sở dĩ nó quan trọng nhất là vì trên góc độ lịch sử
và toàn diện mà xét, không một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được
với nó.
Cho dù ngôn ngữ bằng lời của con ngưòi có bị những hạn chế về
không gian và thời gian; cho dù ngoài ngôn ngữ ra, con người còn dùng
những phương tiện giao tiếp khác nữa như: các điệu bộ, cử chỉ; các loại kí



hiệu, tín hiệu giao thông; các biểu trưng quân hàm, quân hiệu; các tác phẩm
nghệ thuật tạo hình, âm nhạc… nhưng ở vị trí trên hết và trước hết, vẫn phải
là ngôn ngữ.
So với ngôn ngữ, các loại phương tiện giao tiếp khác chỉ có thể đóng
vai trò là phương tiện bổ sung cho nó (giao tiếp ở đây được hiểu là giao tiếp
trong đời sống rộng rãi thuộc phạm vi toàn xã nội). Sở dĩ nói như vậy là vì
phạm vi sử dụng của chúng rất hạn chế; và mặt khác, chúng không đủ sức để
phản ánh những hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp của con
người; còn như âm nhạc hay các tác phẩm nghệ thuật tạo hình thì chỉ có thể
nhắc gợi, hướng người ta đến với một tư tưởng, tình cảm nào đó mà thôi.
Trong khi các phương tiện giao tiếp bổ sung khác có thể được "biểu diễn lại",
"diễn dịch lại bằng ngôn ngữ, thì việc làm ngược lại, dường như là không thể;
hoặc nếu có thể, thì kết quả chỉ là phần rất nhỏ và không đẩy đủ.
III. NGÔN NGỮ LÀ HIỆN THỰC TRỰC TIẾP CỦA TƯ TƯỞNG
1. Khi nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, chúng ta
muốn nhấn mạnh đến chức năng hàng đầu của nó: chức năng giao tiếp.
Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có một chức năng nữa là chức năng phản
ánh. Tư duy của con người - sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh chủ yếu được tiến hành, được thực hiện dưới hình thức ngôn ngữ.
Từ cội nguồn của mình, ngôn ngữ loài người ra đời và phát triển là do
người ta thấy cần phải nói với nhau một cái gì đó. Ở đây, mệnh đề này bao
hàm hai vấn đề:
a) Con người đã có một cái gì đấy (những kết quả, quá trình hoạt động
thuộc lĩnh vực tinh thần, tư tưởng…) cần phải được truyền đạt, trao đổi với
người khác.
b) Phương tiện để truyền đạt những thông tin đó.
Nói rõ hơn, các kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan (cũng tức
là tư duy) của con người cần được thông báo với những người khác trong



cộng đồng; và chính con người đã chọn phương tiện để thông báo là ngôn
ngữ. Từ đây, nảy sinh vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy.
2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy vốn hết sức phức tạp cho nên
có thể tiếp cận nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều xuất phát điểm khác
nhau. Nếu chỉ xét từ góc độ chức năng phản ánh của ngôn ngữ không thôi,
thì trước hết cần phải thấy: Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ.
(K.Mac)
Tuv nhiên, nói vậy không có nghĩa rằng ngôn ngữ chỉ là cái vỏ vật chất
trống rỗng; mà nó là một thể chất hai mặt: vật chất - tinh thần.
Kết luận mà Mác nêu như vừa dẫn, hết sức quan trọng. Ông còn có
một nhận xét khác: Ngôn ngữ củng cố xưa như ý thức vậy (…) là ý thức thực
tại, thực tiễn; và tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh ra chỉ do nhu cầu, do sụ
cần thiết phải giao tiếp với người khác.
Ở đây, cần phân biệt các tên gọi tư duy và ý thức. Bản thân tên gọi tư
duy cũng đã có những cách hiểu không hoàn toàn đồng nhất trong các khoa
học khác nhau như triết học, tâm lí học, sinh lí học thần kinh cao cấp… Ngay
trong một khoa học, người ta cũng có thể hiểu tư duy là sự phản ánh thực tại
khách quan được tiến hành bởi con người; hoặc cũng có thể hiểu tư duy là
sản phẩm của các hoạt động trí tuệ đó.
Vậy ý thức cần phải được hiểu là nó rộng hơn tư duy. Nó là một tập
hợp hoàn chỉnh gồm những yếu tố nhận thức về cảm xúc, có liên quan chặt
chẽ với nhau, trong đó tư duy chỉ là một trong những quá trình nhận thức mà
thôi.
Trong mối tương quan tư duy - ý thức thì tư duy là bộ phận cơ bản cấu
thành ý thức; bởi vì trong ý thức, cùng với các quá trình nhận thức như cảm
giác, tri giác, kí ức, biểu tượng, tư duy, còn có các quá trình cảm xúc gắn liền
với sự đánh giá và trạng thái ý chí của con người.
Do dó khi nói về chức năng của ngôn ngữ trong quan hệ ngôn ngữ - tư
duy như thế nào, thì cũng có thể nói về quan hệ ngôn ngữ - ý thức như vậy.



3. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư
duy. Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái
để biểu hiện tư duy. Các kết quả hoạt động của tư duy (thuộc lĩnh vực tinh
thần) bao giờ cũng được khoác một cái vỏ vật chất âm thanh (ngôn ngữ) để
thể hiện ra ngoài dưới dạng vật chất nhằm làm cho những người khác "thấy
được". Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy ở đây có thể hình dung như hai mặt
của một tờ giấy vậy: đã có mặt này là phải có mặt kia. Chính ở trong ngôn
ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tiềm tại trở nên được hiện thực hóa, thực
tại hóa. Mặt khác chính trong quan hệ với tư duy, với ý thức mà ngôn ngữ
không phải là cái xác không hồn, không phải là hiện tượng thuần túy vật chất.
Nó trở thành hiện tượng vật chất - tinh thần.
Bởi thế, ta không thể nói một tiếng hắt hơi hay nói một tiếng ho (vì đó là
những tiếng, những âm thanh phát ra vô ý thức do hoạt động, phản ứng
thuần túy sinh lí của cơ thể con người). Tuy nhiên, ta có các từ ho, hắt hơi để
nói trong những câu, chẳng hạn:
- Liên ho suốt ngày vì bị cảm lạnh.
- Ông ấy ngồi và hắt hơi liên tục.
Tiếng ho hoặc tiếng hắt hơi của ai đó mà ta nghe thấy được, không
phải là ngôn ngữ.
4. Chẳng những là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy, ngôn ngữ
còn là công cụ của hoạt động tư duy. Nó trực tiếp tham gia vào quá trình hình
thành và phát triển tư duy của con người.
Để tiến hành các hoạt động tư duy, trí tuệ, con người cần phải có một
cái vốn tri thức, hiểu biết nhất định (có thể là nhiều hoặc ít, tùy theo). Vốn tri
thức đó con người có được nhờ những hoạt động thực tiễn, tìm hiểu và khám
phá thế giới khách quan quanh mình. Nó được tàng trữ, được bảo toàn chủ
yếu nhờ ngôn ngữ; rồi chính nhờ ngôn ngữ mà người ta có thể truyền thụ
những tri thức, những hiểu biết từ người này sang người khác, từ thế hệ này

đến thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác…


Về mặt sinh lí học thần kinh cao cấp, sự truyền đạt tri thức bằng ngôn
ngữ, nhờ ngôn ngữ như vậy, chính là hiện tượng ngôn ngữ tham gia vào việc
tạo nên các liên hệ tạm thời. Nhờ các liên hệ tạm thời này mà con người khác
hẳn động vật: Người ta không nhất thiết phải làm quen trực tiếp với sự vật
này hay sự vật kia, nhưng vẫn có thể biết được ít nhiều nó là gì, nó như thế
nào… nếu như có một người nào đó đã biết và nói lại cho biết, hoặc người ta
biết được những sự vật khác có quan hệ đến chúng… (Tôi chưa thấy sao
Hỏa bao giờ, nhưng tôi cũng biết được Phô bốt của nó là gì, nó như thế
nào… nhờ các nhà thiên văn học nói cho biết).
Việc truyền kiến thức như thế đã rút ngắn được thời gian cần thiết cho
sự tìm hiểu thế giới xung quanh con người. Cứ như vậy, truyền đạt, tích lũy,
phát triển thêm… tư duy con người càng ngày càng trở nên phong phú hơn
và sâu xa hơn.
5. Để làm rõ hơn bản chất của ngôn ngữ cùng với chức năng giao tiếp,
chức năng phản ánh của nó, cần làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tay ba giữa ý
thức (tư duy) với ngôn ngữ và thực tại khách quan.
Ta biết rằng cội nguồn của ý thức chính là thực tại khách quan, vì ý
thức chính là hình ảnh chủ quan của thực tại khách quan, là tồn tại được
phản ánh. Ý thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ quan hệ gián
tiếp với thực tại khách quan thông qua ý thức. Quan hệ ngôn ngữ - ý thức thực tại khách quan như vừa nêu, thường được biểu diễn qua một quan hệ
bộ ba quen thuộc khác là từ - khái niệm - sự vật.
Ngôn ngữ và ý thức (tư duy) gắn bó với nhau như một, không bao giờ
tách rời nhau, nhưng chúng không phải là một. Đối với thực tại khách quan,
ngôn ngữ có tác dụng, vai trò như một công cụ để định danh, gọi tên cho các
sự vật, hiện tượng, quan hệ… tồn tại trong đó. Mặt khác, quan trọng hơn là:
ngôn ngữ như một công cụ để cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại khách quan.
Nó cũng cho thấy được ít nhiều những đặc điểm văn hóa - dân tộc, văn hóa

vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi cộng đồng người; nhưng không thể nói
đó là những biểu hiện cao thấp của các trình độ tư duy khác nhau.


IV. NGÔN NGỮ - LỜI NÓI - HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI
1. Trong giao tiếp ngôn ngữ, sở dĩ tôi nói, anh nghe và chúng ta hiểu
nhau được (mặc dù ai nấy đếu nhận ra và phân biệt: đây là tiếng nói của tôi,
kia là tiếng nói của anh…) là bởi vì giữa chúng ta đã có một cái chung và
những cái riêng.
a) Cái chung đó của chúng ta bao gồm các âm, các từ, các bộ phận
cấu tạo từ, các mô hình cấu tạo nhóm từ, mô hình cấu tạo câu, các thành
phần câu… cùng với các quy tắc hoạt động, quy tắc biến đổi của chúng… vốn
đã và đang được sử dụng trong không biết bao nhiêu lần khác nhau giữa
những người đang cùng nói một ngôn ngữ.
Cái chung đó, trong ngôn ngữ học được gọi là ngôn ngữ.
Đó là một hệ thống những đơn vị vật chất, và những quy tắc hoạt động
của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ý
thức của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc và
ước muốn cụ thể nào.
Như vậy, ngôn ngữ không chỉ tồn tại riêng cho tôi hay riêng cho anh,
mà tồn tại cho tất cả chúng ta. Nó được nhận thức và tương ứng với ý thức
của cả cộng đồng chứ không phải chỉ tương ứng với ý thức của riêng anh
hoặc riêng tôi. Nó, tự bản chất vốn là hiện tượng mang tính xã hội.
b) Là công cụ để giao tiếp giữa người với người, ngôn ngữ chứng tỏ
các khả năng của mình trong các lời nói ra (kể cả dạng nói lẫn dạng viết). Cái
lời nói ra đó, trong ngôn ngữ học được gọi là lời nói - kết quả của sự nói
năng.
Lời nói là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng nên theo
các quy luật và chất liệu của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện những nội
dung (tư tưởng, tỉnh cảm, cảm xúc, ý chí…) cụ thể. Với cách hiểu như vậy,

nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt về mặt tên gọi thuật ngữ, ta có thể coi lời
nói như là những văn bản, những diễn từ (discourse). Lời nói phân biệt với


ngôn ngữ ở chỗ: nó mang những màu sắc cá nhân của chủ thể nói năng
(người nói cụ thể trong một tình huống cụ thể).
c) Có thể nói: giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người thực chất
là sự truyển - nhận thông tin thông qua sự trao đổi văn bản (B.v. Kasevich).
Nếu không tính đến sự giao tiếp bằng cách viết, thì giao tiếp bằng cách nói
năng sẽ bao gồm:
- Hành vi nói ra của người nói. Đây chính là hành vi sản sinh văn bản
(diễn từ).
- Hành vi hiểu văn bản (được thực hiện từ phía người nghe, người đối
thoại).
Trong đối thoại giao tiếp, giả sử có hai người, thì tư cách người nghe
và người nói được luân phiên nhau: anh nói, tôi nghe và ngược lại, tôi nói,
anh nghe.
Hành vi nói của người nói và hành vi hiểu của người nghe được gọi là
hành vi lời nói; còn hệ thống các hành vi lời nói gọi là hoạt động lời nói.
2. Về sự phân biệt ngôn ngữ với lời nói và xem xét mối quan hệ giữa
chúng với nhau, phải kể F.de.Saussure là người đi đầu. Ông (và những người
ủng hộ ông về sau) đã tách biệt hoàn toàn tuyệt đối giữa ngôn ngữ như một
cái hoàn toàn có tính chất xã hội với lời nói như một cái hoàn toàn có tính cá
nhân.
Sự thể không hoàn toàn hẳn như vậy. Thực chất phân biệt ngôn ngữ
(langue) với lời nói (parole) là tự tách bạch giữa hai mặt của một vấn đề:
Ngôn ngữ được thực tại hóa trong lời nói; và lời nói chính là ngôn ngữ đang
hành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người.
Chính F.Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương cũng đã
viết về vấn đề này như sau:

Hoạt dộng ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và không
thể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được (tr.29)


Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn
nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thề hiểu được và gây được tất
cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được
xác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước (…)
Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hóa. (tr.45)
Như vậy, so với ngôn ngữ và trong mối tương quan với ngôn ngữ, lời
nói không phải chỉ đơn thuần là cái gì đó thứ yếu, hoàn toàn ngẫu nhiên và
hoàn toàn mang tính cá nhân. Nó cũng chính là ngôn ngữ - ngôn ngữ đang ở
dạng hoạt động - và vì vậy, nó cũng mang trong mình mặt xã hội của ngôn
ngữ lẫn những màu sác cá nhân của người nói - người sử dụng.
Ngôn ngữ hoạt động, hiện ra dưới dạng những chuỗi âm nối tiếp nhau.
Tuy nhiên, để sử dụng được một ngôn ngữ, có thính giác tốt vẫn là chưa đủ.
Người ta phải biết phân tích được các loạt âm thanh đó với những dấu hiệu
riêng biệt, để biết trong đó có những âm đoạn nào ứng với cái gì, nằm trong
những quan hệ nào với các âm đoạn khác… Do đó, nếu không nắm được
ngôn ngữ thì ta vẫn có thể nghe thấy lời nói của người khác, nhưng không
biết anh ta "nói gì". Đối với đứa trẻ sơ sinh, trong những tháng đầu tiên, tiếng
nói của những người xung quanh nó chẳng khác gì với các tiếng động, tiếng
ồn ào khác. Ngay cả người lớn, khi chưa nắm được ngoại ngữ, anh ta có thể
nghe thấy người ta nói ngoại ngữ đó, nhưng không thể hiểu được; thậm chí
cũng không thể nhắc lại từng câu, từng từ được. Sở dĩ như vậy là vì anh ta
không biết "phân tích" cái chuỗi âm thanh lạ tai đó ra từng thành phần; từng
khúc đoạn; bộ phận… như thế nào; và các quy luật vận dụng chúng trong các
tình huống nói năng như thế nào…
Kết cục, nếu nắm vững những hiểu biết về mối quan hệ biện chứng của
cặp phạm trù cái chung - cái riêng trong học thuyết duy vật biện chứng Mác

xít, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ ngôn ngữ - lời nói một cách sáng rõ hơn
nhiều.


Chương 2. HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ
I. BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ
1. Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng
và sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện các
loại tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology).
Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau
đối với tín hiệu. Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng ta
quan niệm về tín hiệu như sau:
Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng)
kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và lí
giải, suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật ấy.
Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một
tín hiệu; bởi vì khi nó hoạt động (sáng lên) ta nhìn thấy nó và suy diễn tới sự
cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó.
Vậy một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thỏa mãn các yêu cầu sau
đây:
a) Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác
quan của con người; chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật
thể… Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của
con người và con người cảm nhận được.
b) Phải đại diện cho một cái gi đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính
nó. Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu
đèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái
đèn đỏ không hề trùng nhau.
Mặt khác nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với cái mà
nó chỉ ra được người ta nhận thức, tức là người ta phải biết liên hệ nó với cái

gì.


c) Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được
xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chảng hạn, cái
đèn đỏ vừa nói trên là một tín hiệu; thế nhưng nếu tách nó ra, đưa vào chùm
đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có
nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư cách tín hiệu, được
xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ sự đối lập quy ước giữa chúng với
nhau.
2. Xuất phát từ bình diện tín hiệu học trong nghiên cứu ngôn ngữ,
người ta bảo rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, rằng nó có bản chất tín
hiệu.
Theo quan niệm vừa trình bày bên trên, tín hiệu là cái phải có hai mặt:
mặt biểu hiện vật chất và mặt được biểu hiện (cái mà mặt biểu hiện chỉ ra,
làm đại diện cho). Vậy thì trong ngôn ngữ trước hết phải coi các hình vị
(những đơn vị nhỏ nhất mà có giá trị về mặt ngữ pháp ví dụ như: work, er,
ing, ed… trong các từ: work, worker, working, worked… của tiếng Anh: hoặc
như: sân, máy, bay, quạt, cánh… trong các từ: sân bay, máy bay, cánh
quạt… của tiếng Việt) và các từ là những tín hiệu; bời vì chúng có mặt biểu
hiện là âm thanh, và mặt được biểu hiện là những ý nghĩa, những nội dung
nhất định nào đó.
Ở đây cũng cần phải thấy rằng trong từ - đơn vị trung tâm của ngôn
ngữ - có thể có nhiều quan hệ tín hiệu. Trước hết, âm thanh biểu hiện (làm tín
hiệu cho) ý nghĩa. Tiếp theo, cả cái phức thể âm thanh - ý nghĩa đó lại biểu
hiện, làm tên gọi, làm đại diện cho sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình…
trong thế giới khách quan. Đến lượt mình, cả cái phức thể bộ ba này, trong
những phát ngôn cụ thể, lại có thể làm tín hiệu, đại diện cho một sự vật khác.
(Đó là những trường hợp chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, trường hợp từ biểu
thị nghĩa bóng… như ta vẫn thường gặp).

Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học không phải là nghiên cứu
các sự vật, hiện tượng… được gọi tên; mà là nghiên cứu các phương thức
phản ánh chúng trong ngôn ngữ nói chung và từng ngôn ngữ cụ thể.


3. Bản chất tín hiệu và đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở
những điểm sau đây:
3.a. Cũng như các tín hiệu nói chung, tín hiệu ngôn ngữ là sự hợp nhất
của cái biểu hiện với cái được biểu hiện. Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ
là âm thanh, còn cái được biểu hiện của nó là ý nghĩa, là khái niệm về sự vật
được phản ánh được gọi tên. (Ở đây, như trên vừa nói, chúng ta đã gác sự
vật được gọi tên sang một bên). Dưới dạng đơn giản hóa tới mức lí tường, ta
có thể biểu diễn tín hiệu - từ cây trong tiếng Việt chẳng hạn, bằng lược đồ
như sau:
Từ “cây”
- Âm: cây
- Ý (Khái niệm)
Loài thực vật có thân, lá rõ rệt hoặc có hình thù giống: những thực vật
có thân, lá.
Cái biểu hiện (cũng thường gọi là mặt biểu hiện) và cái được biểu hiện
của tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăng khít với nhau, và đã có cái này là có cái
kia. Người ta có thể hình dung chúng như hai mặt của một tờ giấy vậy, đã có
mặt này, tất phải có mặt kia.
3.b. Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời nhau, nhưng
lại có quan hệ võ đoán với nhau. Điều này có nghĩa là chúng ta không tìm
được lí do cho việc giải thích vì sao âm này lại có ý này hoặc ý này vì sao lại
được "chứa" trong âm này…
Trong ví dụ vừa nêu trên kia, bản thân âm CÂY không hề có mối liên hệ
bên trong nào, cũng như không có sức mạnh quy định, ràng buộc nào đối với
cái ý mà nó biểu thị. Ngược lại, cái ý (khái niệm) loài thực vật có thân, lá,…

không hể tự mình quy định tên gọi cho mình, không hề có tác động quyết định
nào đối với áo khoác vật chất âm thanh của mình.


Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý (nội dung) này hay ý khác… tất
cả đều do quy ước, do thói quen (hoặc suy đến cùng là do thói quen) của tập
thể cộng đồng. 
Nếu quả thật quan hệ giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện của tín
hiệu ngôn ngữ là quan hệ có lí do, quan hệ quy định lẫn nhau thì đã không có
hiện tượng cùng một sự vật như nhau, một khái niệm như nhau, nhưng mỗi
ngôn ngữ đã cấp cho nó một âm khác nhau; và trong một ngôn ngữ đã không
có hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa tồn tại.
Tuy nhiên, trong ngôn ngữ, các từ tượng thanh, các thán từ lại dường
như là những luận chứng phản lại nguyên lí về tính không lí do giữa mặt biểu
hiện và được biểu hiện. Để giải đáp, chúng ta hãy tự hỏi: các từ tượng thanh
và thán từ trong mỗi ngôn ngữ là bao nhiêu? Chúng có phải là toàn bộ ngôn
ngữ, hay phần cốt lõi, cơ bản của ngôn ngữ không? Tại sao cùng một sự vật
nhưng trong ngôn ngữ này người ta gọi nó bàng cái tên có tính tượng thanh,
còn ngôn ngữ kia thì lại không?…
Cuối cùng, cần ghi nhận rằng sự tượng thanh cũng chỉ là tương đối,
gần đúng mà thôi; và trong các ngôn ngữ khác nhau đã tượng thanh cùng
một từ theo những cách ít nhiều khác nhau. Bên cạnh đó, các từ cảm thán
cũng trong một tình hình tương tự như vậy.
Nhìn trên góc độ lịch sử và toàn thể, những từ được coi là có lí do cũng
sẽ lu mơ dần cái lí do ấy đi để nhận lấy tính chất của tín hiệu ngôn ngữ nói
chung, là vốn không có tính lí do.
3.c. Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh - là cái nghe được
chứ không nhìn thấy được. Nó "diễn ra trong thời gian và có những đặc điềm
vốn là của thời gian: a) Nó có một bề rộng và b) bề rộng đó chỉ có thể đo trên
một chiều mà thôi” (F.de.Saussure).

Nói rõ hơn, mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến. Khi
tín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động (giao tiếp) chúng hiện ra lần lượt cái này
tiếp theo sau cái kia, làm thành một chuỗi, một tuyến theo bề rộng một chiều


của thời gian. Chính điều này làm cho tín hiệu ngôn ngữ khác với các tín hiệu
khác, bởi vì trong khi mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến,
thì các tín hiệu loại khác có thể được sắp xếp, phân bố trên một không gian
đa chiều, thậm chí bất chấp trật tự không gian và thời gian.
Tính hình tuyến này lộ rõ ngay khi người ta biểu hiện các yếu tố đó
bằng chữ viết và đem tuyến không gian của những tín hiệu vẫn tự thay thế
cho sự kế tiếp trong thời gian (F.de.Saussure), Với ngôn ngữ, người ta không
thể nào nói ra hai yếu tố cùng một lúc. Chúng phải được phát âm nối tiếp theo
nhau trong ngữ lưu, hết cái này đến cái kia. Ví dụ, ta hãy quan sát một phát
ngôn được ghi lại bằng những kí hiệu chữ viết như sau:
Ai-đi-đằng-ấy-xa-xa-để-em-ôm-bóng-trăng-tà-năm-canh…
Chính vì vậy, thuộc tính này (tính hình tuyến) được coi như một nguyên
lí cơ bản của ngôn ngữ, có giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ.
Nó cũng dẫn đến rất nhiều hệ quả, mà một trong những hệ quả quan trọng
nhất là quan hệ ngữ đoạn giữa các đơn vị ngôn ngữ. Điều này chẳng những
quan trọng đối với người tham gia vào cuộc đối thoại, giao tiếp bằng ngôn
ngữ (để người ta có thể nghe được, nhận ra một cách phân minh các tín hiệu,
các yếu tố trong lời của người nói ra) mà còn rất quan trọng đối với người
phân tích ngôn ngữ học.
Dựa vào các chuỗi được nối ra đó, người phân tích ngôn ngữ học phân
tích và nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện được các quy tắc kết
hợp các yếu tố, các đơn vị, các thành phần để có các từ, nhóm từ, câu, đoạn
văn và văn bản.
4. Ngôn ngữ, như đã trình bày, vốn là hiện tượng mang bản chất xã hội
và thuộc số các hiện tượng xã hội. Mặt khác, nó còn có một bản chất nữa

không kém phần quan trọng là: ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín
hiệu, mang bản chất tín hiệu.
Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng
biệt và tính phức tạp trong tổ chức hệ thống của mình, một nhân tố trung tâm


bảo đảm cho nó trở thành phương tiện lao tiếp quan trọng nhất của con
người.
II. HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ
1. Những khái niệm mở đầu
1.1. Hàng ngày, chúng ta vẫn nói hoặc nghe nói tới những tên gọi như:
hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống đèn tháp sáng, hệ thống ống cấp thoát
nước… Chúng ta đã dùng từ hệ thống không đòi hỏi được giới hạn một cách
nghiêm ngặt về mặt thuật ngữ.
Hiện nay, khái niệm hệ thống được sử dụng trong rất nhiều ngành khoa
học; và đã có không ít quan niệm về nội dung, cũng như cách tiếp cận thuật
ngữ này.
Một cách hiểu thường gặp về hệ thống, được phát biểu như sau: Đó là
một tổng thề những yếu tố có liên hệ qua lại và quy định lẫn nhau, tạo thành
một thể thống nhất phức tạp hơn. Cách hiểu hệ thống như vậy có thể được
diễn giải rõ thêm:
- Đó là một tập hợp các yếu tố
- Các yếu tố đó phải có quan hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau. Từ
đây suy ra rằng: mỗi yếu tố chỉ thể hiện được mình và cố được "phẩm chất”
của mình trong hệ thống "của mình".
- Các yếu tố quan hệ với nhau theo những cách thức nhất định như thế,
tạo thành một tập hợp có tư cách một chỉnh thể.
Vậy, có thể xem bộ cờ tướng là một hệ thống; ba cái đèn màu xanh, đỏ,
vàng của tín hiệu giao thông đường bộ là một hệ thống…
1.2. Hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó. Khái niệm cấu trúc thường

xuyên đi đôi cùng với khái niệm hệ thống. Cấu trúc được hiểu là tổng thể các
mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức của hệ thống.
Như thế, cấu trúc chỉ là một thuộc tính cấu tạo hệ thống; nó có được
trong hệ thống chứ không ở ngoài hệ thống. Nếu hiểu được tổ chức bên trong


của hệ thống như thế nào, là ta đã hiểu được cấu trúc của nó. Ví dụ: Khi coi
một tòa nhà cao tầng là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu ta "nắm" được tòa nhà
ấy có bao nhiêu đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có bao nhiêu tầng, mỗi tầng có
bao nhiêu phòng; các đơn nguyên, các tầng và các phòng đó thuộc những
loại nào, kiểu gì, được sắp đặt như thế nào, nương tựa vào nhau ra sao,
quan hệ nối kết với nhau như thế nào… thì nghĩa là ta đã biết được, hiểu
được cấu trúc của hệ thống - tòa nhà đó.
Tuy nhiên, có điều cấn lưu ý là dường như chúng ta đã nói tới cấu trúc
như một cái gì đấy chỉ thuần túy là một tổng thể, một mạng lưới của các quan
hệ, mà không kể gì đến các yếu tố có quan hệ. Sự thể là vẫn phải tính đến cả
các yếu tố trong khi miêu tả và xem xét cấu trúc nhưng đôi khi, để nhằm vào
những mục tiêu nhất định, người ta đã trừu tượng hóa chúng mà thôi.
1.3. Trong tự nhiên và xã hội có rất nhiều loại hệ thống. Tuy vậy, các hệ
thống chức năng là loại quan trọng nhất. Đó là loại hệ thống được cấu tạo,
được xây dựng nhằm những mục đích nhất định; và trong đó, mỗi yếu tố hoặc
loại yếu tố phải thực hiện một chức năng nào đó.
Ngôn ngữ là hệ thống chức năng, bởi vì nó do con người tạo lập để
thực hiện chức năng vô cùng quan trọng: chức năng làm công cụ giao tiếp,
chức năng phản ánh tư duy của con người…
2. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ.
2.1. Sở dĩ ta nói được: ngôn ngữ là một hệ thống là vì nó thỏa mãn
những yêu cầu, đáp ứng những tiêu chí cần yếu của khái niệm hệ thống nói
chung. Nó là một tổng thể, một tập hợp các yếu tố - các đơn vị của nó - và
các đơn vị này có những mối quan hệ thuộc nhiều kiểu dạng khác nhau.

Ngôn ngữ cũng có cấu trúc của nó, bởi vì nó có một tổ chức bên trong,
có một mạng lưới quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các kiểu loại yếu tố - đơn
vị khác nhau của mình.
2.2. Các đơn vị của ngôn ngữ - cũng tức là các yếu tố của nó - phân
biệt nhau về chức phận trong hệ thống, vị trí trong hệ thống và cũng phân biệt


nhau về cấu tạo của mình. Để nhận diện và phân biệt chúng về mặt khoa học,
người ta phải dùng các kĩ thuật phân tích ngôn ngữ học.
Theo trình tự từ lớn đến nhỏ (như vẫn thường gọi) có thể kể ra các đơn
vị của ngôn ngữ là: câu - từ - hình vị - âm vị.
Trong số này, câu có chức năng cơ bản là thông báo. Từ (có nhà
nghiên cứu còn kể thêm cả cụm từ) là đơn vị có chức năng định danh. Hình vị
và âm vị là những đơn vị đảm nhận chức năng cấu tạo (hình vị để cấu tạo và
biến đổi từ; âm vị để cấu tạo và phân biệt mặt biểu hiện - vật chất âm thanh của các đơn vị khác). Ví dụ:
a) Các câu: They saw that his ideas were both clever and pratical (tiếng
Anh)… Họ đã thấy những ý tưởng của ông vừa thông minh vừa thiết thực
(tiếng Việt)…
b) Các từ: They - saw - that - his - ideas - were - both - clever - and practical (t.Anh)…
Họ - đã – thấy - những - ý tưởng - của - ông - vừa - thông minh - thiết
thực (t.Việt)…
c) Các hình vị: fly-er; work - ed; book - s; un-cover; im-possible; louely… (t.Anh); tàu-thủy; đường-sắt; cái-vàng; xe-cộ; láu-cá; học-trò; nhà-máy;
lười-nhác… (t.Việt)
d) Các âm vị: k-a-d (card) b-i-g (big) t-u (too) s-ou (so)… (t. Anh) s-a
(xa) l-a-m (làm) k-u-n (cùn)… (t.Việt).
2.3. Các đơn vị của ngôn ngữ, như vậy là không phải chỉ gồm một loại.
Căn cứ vào chức năng đảm nhận trong hệ thống, người ta đã tách ra được
các loại đơn vị như vừa trình bày trên đây. Mỗi loại đơn vị đó, đến lượt chúng,
lại làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn là hệ thống ngôn ngữ.
Người ta gọi mỗi tiểu hệ thống (gồm những đơn vị đồng loại) của ngôn ngữ là

một cấp độ. Đó là vì (như dưới đây sẽ trình bày) các tiểu hệ thống đó có quan
hệ chi phối nhau.


Vậy tương ứng, ta thấy ngôn ngữ có các cấp độ (được gọi tên bằng tên
của đơn vị lập thành nó) là: cấp độ câu, cấp độ từ, cấp độ hình vị, cấp độ âm
vị.
2.4. Các đơn vị của ngôn ngữ quan hệ với nhau rất phức tạp và theo
nhiều kiểu. Đặc biệt, càng đi vào hoạt động giao tiếp, các quan hệ đó càng
thể hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, xét ngôn ngữ với tư cách
một hệ thống, người ta thường nói đến ba quan hệ cốt lõi nhất, có khả năng
chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của hệ thống này như sau:
2.4.a. Quan hệ cấp bậc (hierarchical relation).
Người ta cũng gọi đây là quan hệ tôn ti hoặc quan hệ bao hàm, quan
hệ cấp hệ. Chúng ta gọi đó là quan hệ cấp bậc với ngụ ý thể hiện tính tôn ti,
thứ bậc của các cấp bậc ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở chỗ: đơn vị
thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn.
Ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc
cấp độ cao hơn; và là thành tố để cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn.
Điều đó có nghĩa là: câu bao hàm từ; từ bao hàm hình vị; hình vị bao
hàm âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm
trong câu. Vậy xét về mặt thành tố cấu tạo, mỗi đơn vị thuộc cấp độ cao hơn
bao giờ cũng gồm ít nhất một đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. Ví dụ:
Hình vị gồm một âm vị: pari-e (t.Pháp), book-s (t.Anh).
Từ gồm một hình vị: eau (t.Pháp); ‘…’ (t.Nga); người, đẹp, hát.. (t.Việt).
Câu gồm một từ Feu! (t.Pháp), Attention! (t.Anh); Bat! (t.Khmer); Cháy!
(t.Việt).
Thậm chí, một văn bản (gần đây với sự phát triển của bộ môn ngôn
ngữ học văn bản, người ta đã chứng minh và coi văn bản cũng là đơn vị ngôn
ngữ) có thể chỉ gồm một câu, một từ như trong tục ngữ, các danh ngôn, các

câu khẩu hiệu, lời nhắc nhở, khuyến cáo…
Chẳng hạn:


Pass along!… Attention: train!… (t.Anh)
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. (t.Việt)
Lắc trước khi dùng, (lời ghi trên nhãn lọ thuốc)
Thuốc tiêm, không được uống, (-nt-)
Rõ ràng, đơn vị ở cấp độ thấp hơn bao giờ cũng là cái đi vào để cấu
tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn. Quan hệ cấp bậc là quan hệ giữa các đơn vị
không đồng loại, những đơn vị khác nhau về cấp độ, tức là khác nhau về
phẩm chất, về chức năng mà chúng đảm nhận trong hệ thống ngôn ngữ.
2.4. b. Quan hệ ngữ đoạn (syntagmatical relation)
Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi
khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở của nó chính là tính hình tuyến của
ngôn ngữ. Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau lần
lượt trong ngữ lưu để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn (syntagmes). Ví
dụ: Bàn này; Bàn này bằng gỗ; Bàn này bằng gỗ lim; Đã làm rồi; Còn vui hơn
nữa; Sẽ nhớ mãi…
Thực chất, quan hệ ngữ đoạn là quan hệ của tính tương cận. Nó liên
kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn; chẳng hạn, liên kết các
hình vị để tạo từ; liên kết các từ để tạo nhóm từ; liên kết các từ, nhóm từ để
tạo câu; liên kết các câu để tạo đoạn văn bản hoặc văn bản…
Ta có thể hình dung quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố, các
đơn vị, nối tiếp nhau trên một trục nằm ngang theo tuyến tính gọi là trục ngữ
đoạn. Trên trục này chỉ có những đơn vị đồng hạng (hiểu với nghĩa là thuộc
cùng cấp độ, có chức phận như nhau) thì mới trục tiếp kết hợp với nhau. Đó
là một nguyên tắc.
Chẳng hạn, từ trực tiếp kết hợp với từ (hoặc nhóm từ có chức phận
tương đương) chứ không phải là trực tiếp kết hợp với câu hoặc hình vị của từ

khác.
2.4.c. Quan hệ liên tưởng (associative relation)


Ở đây, chúng ta hãy dùng tên gọi này với nội dung bao gồm cả cái mà
trong một số tài liệu về ngôn ngữ học gọi là quan hệ hệ hình hay quan hệ đối
vị (paradigmatical relation).
Trên kia chúng ta đã thấy quan hệ ngữ đoạn là quan hệ hiện diện trên
tuyến tính, dựa vào sự nối tiếp nhau của hai hay nhiều yếu tố trên trục ngữ
đoạn.
Quan hệ liên tưởng là quan hệ "xâu chuỗi” một yếu tố xuất hiện với
những yếu tố khiếm diện đứng sau lưng nó và về nguyên tắc có thể thay thế
cho nó. Ví dụ:
1 - Đứng sau lưng từ chè trong ngữ đoạn đang uống chè là một loạt từ:
cà phê, bia, rượu, thuốc, nước… Chúng hoàn toàn đủ khả năng về nguyên
tắc để thay vào vị trí của chè.
2 - Đứng sau lưng dạng thức (…) của động từ tiếng Nga (…) là các
dạng thức (…), (…)…
Chúng sẵn sàng thay thế cho nhau "khi cần thiết".
Có thể biểu diễn hai ví dụ này dưới dạng như sau:
Đang uống

OH

cà phê

‘…’

chè


‘…’

bia

‘…’

rượu

‘…’

thuốc

‘…’

nước

‘…’

Mỗi dãy yếu tố, đơn vị được lập thành nhờ quan hệ liên tưởng, gọi là
một dãy liên tưởng hoặc hệ đối vị (paradigme). Ta có thể hình dung dãy này
theo chiều của một trục thẳng đứng, vuông góc với trục ngữ đoạn; và gọi nó
là trục liên tưởng.


×