Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỀ TÀI THIẾT KẾ MẠCH ĐO,CẢNH BÁO VÀ HIỂN THỊ NHIỆT ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.08 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN

MÔN: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MẠCH ĐO,CẢNH BÁO VÀ HIỂN THỊ NHIỆT ĐỘ

SINH VIÊN:
HẠC THÔNG THỊNH
CAO VĂN TÚ
PHẠM MINH TUẤN

GVHD:TỐNG THỊ LÝ

Hà Nội, 11/2016

MỤC LỤC
PHIẾU GIAO BÀI TẬP LỚN MÔN: VMTT&VMS……………...……….....3
1


PHIẾU GIAO BÀI TẬP LỚN MÔN: VMTT&VMS
Họ và tên sv: Cao Văn Tú
Hạc Thông Thịnh
Phạm Minh Tuấn
Lớp : Điện 2 - Khoá :9 - Khoa : Điện.

Msv:0941040143
Msv:0941040125
Msv:0941040178


NỘI DUNG
Đề tài: N=52
Ứng dụng VMTT&VMS thiết kế mạch đo, cảnh báo nhiệt độ và hiển thị nhiệt độ
Yêu cầu: - Dải đo từ: t0C =00C ÷ tmax = 0 ÷ (50 +10* N)0C.=570oC
Chuẩn hóa đầu ra với các mức điện áp:
1. I=0÷20mA.
- Đưa ra tín hiệu cảnh báo bằng còi khi nhiệt độ vượt giá trị:
t0C= 40+10*N=560oC
- Hiển thị LED 7 thanh
Trong đó:
N là số thứ tự sinh viên trong danh sách.
-

PHẦN THUYẾT MINH
Yêu cầu về bố cục nội dung:
1: Tổng quan về quá trình đo nhiệt độ.
- Tìm hiểu các Phuong pháp đo nhiệt độ.
- Khảo sát đặc tính nhiệt độ cần đo (liên hệ thực tiễn theo nhóm).
- Tính chọn cảm biến (cấu tạo, nguyên lý, sơ đồ chân, dải đo, cấp chính xác..)
2: Thiết kế mạch.
- Xác định sơ đồ khối hệ thống.
- Tính chọn các khối.
3: Mô phỏng trên Proteus
4:Phân tích kết quả.

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH ĐO NHIỆT ĐỘ

2



I.Các phương pháp đo
1. phương pháp đo tiếp xúc
a.Nhiệt điện trở kim loại:
– Cấu tạo: Gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, hàn dính một đầu.
– Nguyên lý: Nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động thay đổi ( mV).
– Ưu điểm: Bền, đo nhiệt độ cao.
– Khuyết điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số. Độ nhạy không cao.
– Thường dùng: Lò nhiệt, môi trường khắt nghiệt, đo nhiệt nhớt máy nén,…
– Tầm đo: -100 0C->14000C

Cấu tạo của nhiệt điện trở RTD
– Cấu tạo của RTD gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Nikel, Platinum,…được quấn tùy theo
hình dáng của đầu đo. Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa hai đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và
tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ nhất định.Phổ biến nhất của
RTD là loại cảm biến Pt, được làm từ Platinum. Platinum có điện trở suất cao, chống oxy hóa, độ
nhạy cao, dải nhiệt đo được dài. Thường có các loại: 100, 200, 500, 1000 ohm tại 0 D.C. Điện trở
càng cao thì độ nhạy nhiệt càng cao.
– RTD thường có loại 2 dây, 3 dây và 4 dây.

b.THERMISTOR
– Cấu tạo: Làm từ hổn hợp các oxid kim loại: mangan, nickel, cobalt,…
– Nguyên lý: Thay đổi điện trở khi nhiệt độ thay đổi.
– Ưu điểm: Bền, rẽ tiền, dễ chế tạo.
– Khuyết điểm: Dãy tuyến tính hẹp.
– Thường dùng: Làm các chức năng bảo vệ, ép vào cuộn dây động cơ, mạch điện tử.
– Tầm đo: 50-1500C

3



Cấu tạo Thermistor.
– Thermistor được cấu tạo từ hổn hợp các bột oxid. Các bột này được hòa trộn theo tỉ lệ và khối
lượng nhất định sau đó được nén chặt và nung ở nhiệt độ cao. Và mức độ dẫn điện của hổn hợp
này
sẽ
thay
đổi
khi
nhiệt
độ
thay
đổi.
– Có hai loại thermistor: Hệ số nhiệt dương PTC- điện trở tăng theo nhiệt độ; Hệ số nhiệt âm
NTC – điện trở giảm theo nhiệt độ. Thường dùng nhất là loại NTC.
– Thermistor chỉ tuyển tính trong khoảng nhiệt độ nhất định 50-150 0C do vậy người ta ít dùng để
dùng làm cảm biến đo nhiệt. Chỉ sử dụng trong các mục đích bảo vệ, ngắt nhiệt, các bác nhà ta
thường gọi là Tẹt-mít. Cái Block lạnh nào cũng có một vài bộ gắn chặt vào cuộn dây động cơ.

c. Nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu (Thermocouples)
Phương pháp đo nhiệt độ bằng cảm biến nhiệt ngẫu dựa trên cơ sở hiệu ứng nhiệt điện. Người ta
nhận thấy rằng khi hai dây dẫn chế tạo từ vật liệu có bản chất hoá học khác nhau được nối với
nhau bằng mối hàn thành một mạch kín và nhiệt độ hai mối hàn là t và t 0 khác nhau thì trong
mạch xuất hiện một dòng điện. Sức điện động xuất hiện do hiệu ứng nhiệt điện gọi là sức điện
động nhiệt điện. Nếu một đầu của cặp nhiệt ngẫu hàn nối với nhau, còn đầu thứ hai để hở thì giữa
hai cực xuất hiện một hiệu điện thế. Phương pháp đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt ngẫu là một trong
những phương pháp phổ biến và thuận lợi nhất.

Hình b:Cấu tạo điển hình của một cặp nhiệt công nghiệp
4



Ở môi trường nhiệt độ cao từ 16000 C trở lên, các cặp nhiệt ngẫu không chịu được lâu dài, vì vậy
để đo nhiệt độ ở các môi trường đó người ta dựa trên hiện tượng quá trình quá độ đốt nóng của
cặp nhiệt
d. IC cảm biến nhiệt độ (điốt và tranzitor)
-Cấu tạo: Làm từ các loại chất bán dẫn.
– Nguyên lý: Sự phân cực của các chất bán dẫn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
– Ưu điểm: Rẽ tiền, dễ chế tạo, độ nhạy cao, chống nhiễu tốt, mạch xử lý đơn giản.
– Khuyết điểm: Không chịu nhiệt độ cao, kém bền.
– Thường dùng: Đo nhiệt độ không khí, dùng trong các thiết bị đo, bảo vệ các mạch điện tử.
– Tầm đo: -50 <150 0C
-Các IC :LM35,LM335,LM45.

Cấu tạo bán dẫn
– Cảm biến nhiệt Bán Dẫn là những loại cảm biến được chế tạo từ những chất bán dẫn. Có các
loại như Diode, Transistor, IC. Nguyên lý của chúng là dựa trên mức độ phân cực của các lớp PN tuyến tính với nhiệt độ môi trường. Ngày nay với sự phát triển của ngành công nghệ bán dẫn
đã cho ra đời rất nhiều loại cảm biến nhiệt với sự tích hợp của nhiều ưu điểm: Độ chính xác cao,
chống nhiễu tốt, hoạt động ổn định, mạch điện xử lý đơn giản, rẽ tiền,….

Hình c: Sơ đồ mạch nguyên lý của IC bán dẫn đo nhiệt độ

5


2. Đo nhiệt độ bằngphương pháp không tiếpxúc.
Phương pháp hỏa quang kế
– Cấu tạo: Làm từ mạch điện tử, quang học.
– Nguyên lý: Đo tính chất bức xạ năng lượng của môi trường mang nhiệt.
– Ưu điểm: Dùng trong môi trường khắc nghiệt, không cần tiếp xúc với môi trường đo.
– Khuyết điểm: Độ chính xác không cao, đắt tiền.

– Thường dùng: Làm các thiết bị đo cho lò nung.
– Tầm đo: từ -54 đến 1000 0F.

Cấu tạo hỏa kế

Nhiệt kế bức xạ (hỏa kế ) là loại thiết bị chuyên dụng dùng để đo nhiệt độ của những môi
trường mà các cảm biến thông thường không thể tiếp xúc được ( lò nung thép, hóa chất ăn mòn
mạnh, khó đặt cảm biến).

Gồm có các loại: Hỏa kế bức xạ, hỏa kế cường độ sáng, hỏa kế màu sắc. Chúng hoạt động
dựa trên nguyên tắc các vật mang nhiệt sẽ có hiện tượng bức xạ năng lượng. Và năng lượng bức
xạ sẽ có một bước sóng nhất định. Hỏa kế sẽ thu nhận bước sóng này và phân tích để cho ra nhiệt
độ của vật cần đo.

II. KHẢO SÁT TÍNH NHIỆT ĐỘ CẦN ĐO
Các yêu cầu của hệ thống
+ Đo và hiển thị nhiệt độ trong khoảng: từ t0C = 00C đến 5700C.
+ Chuẩn hóa đầu ra: 0-20mA.
+ Cảnh báo: Đưa ra tín hiệu cảnh báo bằng đèn nhấp nháy, còi khi nhiệt độ vượt quá giá trị cảnh
báo: 5600C.
+ Hiển thị nhiệt độ đo được ra Led 7 thanh.

6


III.TÍNH CHỌN CẢM BIẾN
Từ những yêu cầu đề tài và các phương pháp đo nêu trên chúng em xin chọn phương pháp đo
tiếp xúc sử dụng nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu (Thermocouples).
1.Tổng quan về nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu (Thermocouples)
– Cấu tạo: Gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, hàn dính một đầu.

– Nguyên lý: Nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động thay đổi ( mV).
– Ưu điểm: Bền, đo nhiệt độ cao.
– Khuyết điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số. Độ nhạy không cao.
– Thường dùng: Lò nhiệt, môi trường khắt nghiệt, đo nhiệt nhớt máy nén,…
– Tầm đo: -100 1400 0C

– Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng ( hay đầu đo), hai đầu còn
lại gọi là đầu lạnh ( hay là đầu chuẩn ). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh
thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được
nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu. Do vậy mới cho ra các chủng loại
cặp nhiệt độ, mỗi loại cho ra 1 sức điện động khác nhau: E, J, K, R, S, T. Các bạn lưu ý điều này
để chọn đầu dò và bộ điều khiển cho thích hợp.
– Dây của cặp nhiệt điện thì không dài để nối đến bộ điều khiển, yếu tố dẫn đến không chính xác
là chổ này, để giải quyết điều này chúng ta phải bù trừ cho nó ( offset trên bộ điều khiển ).
2.Cấu tạo
Đầu làm việc của các điện cực (3) được hàn nối với nhau bằng hàn vảy, hàn khí hoặc hàn bằng
tia điện tử. Đầu tự do nối với dây nối (7) tới dụng cụ đo nhờ các vít nối (6) dây đặt trong đầu nối
dây (8). Để cách ly các điện cực người ta dùng các ống sứ cách điện (4), sứ cách điện phải trơ về
hoá học và đủ độ bền cơ và nhiệt ở nhiệt độ làm việc. Để bảo vệ các điện cực, các cặp nhiệt có vỏ
bảo vệ (1) làm bằng sứ chịu nhiệt hoặc thép chịu nhiệt. Hệ thống vỏ bảo vệ phải có nhiệt dung đủ
nhỏ để giảm bớt quán tính nhiệt và vật liệu chế tạo vỏ phải có độ dẫn nhiệt không quá nhỏ nhưng
cũng không được quá lớn. Trường hợp vỏ bằng thép mối hàn ở đầu làm việc có thể tiếp xúc với
vỏ để giảm thời gian hồi đáp.

7


4) Sứ cách điện

5) Bộ phận lắp đặt

1) Vỏ bảo vệ

6) Vít nối dây

2) Mối hàn

7) Dây nối

3) Dây điện cực

8) Đầu nối

3.Nguyên lý
Nguyên lý làm việc dựa trên hiệu ứng Thomson và hiệu ứng Peltier:
+) Hiệu ứng thomson:
Một vật dẫn đồng chất A.Nếu ở hai điểm M,N có nhiệt độ khác nhau sẽ
sinh ra một suất điện động.Suất điện động này phụ thuộc vào bản chất vật dẫn và nhiệt độ tại hai
điểm.

+) Hiệu ứng Peltier:
Hai vật dẫn A,B tiếp xúc với nhau và có cùng một nhiệt độ sẽ tạo nên một hiệu điện thế tiếp xúc.
Hiệu điện
thế phụ thuộc vào bản chất vật dẫn và nhệt độ.

8


CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ MẠCH ĐO VÀ CẢNH BÁO NHIỆT
ĐỘ SỬ DỤNG VMTT&VMS
I.HÌNH THÀNH SƠ ĐỒ KHỐI

đối tượng
cần đo

Cảm
biến

Nguồn nuôi

Khuếch đại,

Bộ ADC

giải


chuẩn hóa

1.Sơ đồ khối
Hiển
thị

Nguồn nuôi

Khối cảnh báo
So sánh

2. Yêu cầu cho từng khối
- Khối nguồn :cung cấp nguồn cho toàn hệ thống hoạt động .
- Cảm biến : nhận tín hiệu cần đo ,dùng làm mạch đệm tín hiệu và lọc nhiễu tín hiệu trước khi
chuyển vào các khối khác.

- Khuếch đại và chuẩn hóa: chuẩn hóa tín hiệu đầu ra theo yêu cầu.

9


- So sánh: làm nhiệm vụ so sánh tín hiệu vừa đưa về với tín hiệu đã cài đặt.Tuỳ theo tín hiệu ngõ
ra, sẽ ra quyết định để cơ cấu chấp hành gia tăng, giảm, hay giữ nguyên nhiệt độ thậm chí có thể
kết hợp để báo động hiển thị .
- ADC : dùng cho chức năng chuyển đổi tín hiệu tương tự đo được của cảm biến thành những tín
hiệu dạng số để đưa tín hiệu đi so sánh và chỉ thị.
- Hiển thị : cho phép người quản lý thấy được tại thời điểm bất kì của hệ thống đo để kịp thời sử
lý.
- Cảnh báo : thực hiện chức năng báo động khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép.

II.TÍNH CHỌN CÁC KHỐI
1. Khối cảm biến
Với cặp nhiệt ngẫu lại J :
+ sử dụng cặp :Sắt/Constantan (Fe/Cu/Ni).
+ dải đo :-407500C, độ nhạy cảm là 54µV/°C.

+ tại 0 là 0v.
+tại 570 là 0,031v.

2. Khối khuếch đại và chuẩn hóa đầu ra
a.khối khuếch đại đầu ra
Mạch khuếch đại vi sai cải tiến :điện áp đầu vào UI=0.031V và đầu ra U0=0,8V.
Điều kiện của mạch là R29R26=R27R28.
Uo=UI.[(R20+R24)/R18+1].R28/R27.
Chọn R20=R24=5kΩ, R28=R29 =5kΩ, R26=R27=10kΩ,R18=200Ω..


10


b.Mạch chuẩn hóa dòng điện I=0-20mA
Mạch biến đổi U-I không đảo:Uv=0,8 thì I=20mA
I=UI/R1
Chọn R1=40.2 Ω , R2=188,33Ω và R10=10k Ω

3.Khối so sánh và cảnh báo
a.Khối so sánh
Khi t=560 thì UI = 3.116, còn khi t= 561 thì UI=3.122 vậy chọn UCH=3,1218.
11


Khi ở 5600C Uo=L(có mức 0, tương ứng điện áp thấp) ,t=5610C Uo=H (có mức 1, tương ứng
mức điện áp cao), khi đó dòng điện sẽ được khuếch đại qua transistor Q làm đèn led sáng và loa
hoạt động.

12


b, khối Cảnh báo bằng còi và đèn nhấp nháy
Mạch tạo xung sử dụng HE555 : Thời gian nạp ( có xung ra):
tn=0,69π n, hay tn = 0,69(R11+ R12)C6
Thời gian xả điện ( không có xung ra): tx=0,69 πx , hay tx = 0,69R11C6.
Ở đây ta chọn =>C6=220uF ,C7=1n F, R11=R12=2kΩ
tn=0,6072 s và tx=0.3036s
T=tn +tx =0.6072+0.3036=0.9108sf=1/T=1.098Hz
Khi nhiệt độ vượt qua mức định sẵn: t=5610C  điện áp ra của mạch so sánh ở mức cao và xung
áp có sẵn (thông qua phần phi tiếp điểm AND_2) làm đèn nhấp nháy và còi kêu.



4.Khối hiển thị LED 7 đoạn
Sử dụng 5 LED 7 thanh với nguồn cấp U=+5V và được điều khiển bằng khối biến đổi ADC và

giải mã TC7107.

5.Khối biến đổi ADC và giải mã TC7107A
Sơ đồ nguyên lý TC7107A


Sơ đồ nối của TC7107A trong proteus::

ICL7107 của hãng Intersil là một bộ chuyển đổi ADC 3 ½ digit công suất thấp, hiển thị tốt.


Bao gồm trong IC này là bộ giải mã LED 7 đoạn, bộ điều khiển hiển thị, bộ tạo chuẩn và bộ tạo
xung đồng hồ. Các đặc tính của nó bao gồm: tự chỉnh “0” nhỏ hơn 10 uV, điểm “0” trượt không
quá 1uV/oC, độ dốc dòng ngõ vào tối đa là 10pA.
IC này có các đặc điểm rất quan trọng sau:
- Độ chính xác rất cao.
- Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu.
- Không cần mạch lấy mẫu và mạch giữ.
- Tích hợp đồng hồ.
- Không cần các thành phần ngoại vi có độ chính xác cao
Kết quả hiển thị ra led 7 đoạn
DISPLAY COUNT = 1000.(VIN - VREF )
(Theo www.alldatasheet.com/datasheet-pdf/pdf/75081/MICROCHIP/TC7107.html)

Ta có DISPLAY COUNT = 1000.(VIN+ - VREF+)

Nối VREF+ với nguồn 2.7926V .
Vì vậy theo Datasheet

đầu vào VIN+ phải đưa về từ2.7926V đến 3,2438V thì Led sẽ hiển thị nhiệt độ từ 0-5700C.
Ta sử dụng mạch cộng không đảo để điều chỉ điện áp đưa vào V IN(mạch điều áp):

6. Khối điều áp
Uo==+=


=Uo1+Uo2=0.4745+2.7926=3.2438v
Uo1=0.4745, Uo2 ==2.7926
-Xét khi II=0-20mV tác động Uo1=0-0.4523V chọn R3=R4=1kΩ, R5=1,5KΩ,
Uo1==> R6==19.56kΩ
- Xét khi UCtác động Uo2=2,792V:
Uo2==2.792Uc=1.5V
Thực tế chọn R6=19,461kΩ.


7.Tính toán và thiết kế mạch nguồn.
Trong thiết kế có sử dụng các nguồn , và nguồn cấp được sử dụng từ mạng lưới điện
xoay chiều 220V/50Hz ta có mạch nguồn như sau:

CHƯƠNG
3:MẠCH MÔ PHỎNG TRÊN PROTEUS


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ
I.PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
-Sử dụng nhiệt ngẫu loại J: trong khoảng nhiệt độ từ 0570 0C

Có điện áp tại đầu ra của nhiệt ngẫu từ 00.031V
-Sử dụng mạch khuếch đại đầu ra để khuếch đại điện áp lên 00.8V
-Sau đó được đưa vào mạch biến đổi áp-dòng không đảo giúp chuẩn hóa đầu ra từ 020mA
-Từ đầu ra của mạch chuẩn hóa
+) đưa vào bộ cộng không đảo giúp điều chỉnh điện áp để đưa vào TC7107A giúp giải mã
và hiển thị ra 5 LED 7 thanh
+)đưa vào khối so sánh giúp so sánh điện áp đầu vào với điện áp chuẩn định sẵn ,đầu ra
của khối so sánh nối với transistor khuếch đại rồi đưa vào đèn và còi trong khối cảnh báo .
-Khi t=05590C điện áp vào nhỏ hơn điện áp chuẩn (U CH) trong khối so sánh điện áp ra ở mức
thấp khối cảnh báo không hoạt động
-Khi t>=5600C điện áp vào lớn hơn điện áp chuẩn (UCH) trong khối so sánh
Điện áp đầu ra ở mức cao  khối cảnh báo hoạt động làm còi kêu và đèn nhấp nháy
II.NHẬN XÉT KẾT QUẢ
Quá trình đo lường dùng cảm biến nhiệt độ với mạch khá đơn giản và còn nhiều bất cập mọi
tính toán chỉ là trên lý thuyết.
+ Nhiệt độ đo khá cao phải dùng các loại cảm biến dạng cặp nhiệt điện, tuy nhiên các cảm biến
loại này đầu ra không tuyến tính, hệ số SeeBeck thay đổi theo từng khoảng nhiệt độ như hình
dưới đây:
+Trong phạm vi môn học ta tạm coi như đầu ra cảm biến tuyến tính hết trong khoảng đo (điều
này dẫn tới sai số) và chỉ tính taons trên các thông số đầu, cuối.


Đồ thị sự thay đổi hệ số Seebeck theo nhiệt độ
Mạch còn khá đơn giản, để cơ cấu đo chính xác ta cần hiệu chỉnh them, nên kết hợp với vi mạch
số, vi xử lý và vi điều khiển để có thể hiển thì trực quan bằng số dễ đọc và quá trình điều khiển
cảnh báo có thể dễ dàng hơn .
Ứng dụng cùng với vi mạch số và vi mạch điều khiển ta có thể dùng cảm biến nhiệt độ ứng dụng
vào các mạch như mạch đo nhiệt độ cao như trong lò nung, trong luyện kim…



Sai số và nguyên nhân sai số
- Sai số trong phép đo trong mạch đo trên là từ 0 đến 10C
- Nguyên nhân: Do lựa chon và tính toán điện trở ra số lẻ cho nên mức tăng điện áp
ở mỗi khâu khi tăng 10C không đều.
Do các linh kiện không phải là lý tưởng.

Kết luận
Quá trình đo lường dùng cảm biến nhiệt độ với mạch khá đơn giản và còn nhiều bất cập, mạch
còn khá đơn giản để cơ cấu đo chính xác ta nên kết hợp với vi mạch số, vi xử lý và vi điều khiển
để có thể hiển thì trực quan bằng số dễ đọc và quá trình điều khiển cảnh báo có thể dễ dàng hơn .
Ứng dụng cùng với vi mạch số và vi mạch điều khiển ta có thể dùng cảm biến nhiệt độ ứng dụng
vào các mạch như mạch báo cháy tự động, mạch đo nhiệt độ lò nung, điều khiển điều hòa không
khí, hay trong các lò ấp trứng, nhà bảo quản lạnh ….
Trong quá trình làm bài chúng em còn nhiều bất cập và thiếu sót rất mong các thầy cô giáo thông
cảm,chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn đã giúp đỡ chúng em trong quá
trình làm bài tập lớn !!!




×