Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu tác động của nhân tố sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------  ----------

PHAN VŨ TÚ AN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ SỞ HỮU ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PSG.TS TRẦN THỊ THÙY LINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


MỤC LỤC
Trang phụ bìa................................................................................................................................. Trang
Lời cam đoan .............................................................................................................................................
Mục lục.......................................................................................................................................................
Danh mục kí hiệu các chữ viết tắt ............................................................................................................
Danh mục các bảng biểu ...........................................................................................................................
Tóm lược ....................................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 1
1.1. Lý do thực hiện đề tài .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 1


1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.5. Bố cục của luận văn . .................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .............................................................................. 4
2.1. Lý thuyết về sở hữu ..................................................................................................................... 4
2.1.1. Lý thuyết đại diện…………………………………………………………………………..4
2.1.2. Lý thuyết quản lý…………………………………………………………………………...4
2.1.3. Lý thuyết quản trị công ty………………………………………………………………...5
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu và hiệu
quả hoạt động của công ty tại các quốc gia ........................................................................................... 6
2.3. Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trước đây . ......................................................................... 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 17
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................................... 17
3.1.1. Cách chọn dữ liệu. .............................................................................................................. 17
3.1.2. Quy trình chọn mẫu ............................................................................................................ 17
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................................... 18
3.3. Mô tả các biến trong mô hình .................................................................................................... 20
3.3.1. Mô tả các biến trong mô hình ............................................................................................ 20
3.3.1.1. Biến phụ thuộc ..................................................................................................... 20
3.3.1.2. Biến độc lập ......................................................................................................... 21
3.3.1.3. Biến kiểm soát ..................................................................................................... 22
3.4. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................................... 27
3.5. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp kiểm định ............................................................ 27
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 27


3.5.2. Phương pháp kiểm định mô hình .................................................................................... 30
3.5.2.1. Kiểm định việc sử dụng mô hình .......................................................................... 30
3.5.2.2. Kiểm định phương sai thay đổi ............................................................................. 31

3.5.2.3. Kiểm định tự tương quan ..................................................................................... 32
3.5.2.4. Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................................... 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 35
4.1. Phân tích dữ liệu ........................................................................................................................ 35
4.1.1. Phân tích thống kê mô tả các biến .................................................................................... 35
4.1.2. Phân tích tương quan giữa các biến .................................................................................. 38
4.2. Kết quả kiểm định mô hình ...................................................................................................... 41
4.2.1. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ..................................................................................... 41
4.2.2. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ............................................................................ 41
4.2.3. Kết quả kiểm định tự tương quan ..................................................................................... 43
4.3. Kết quả của mô hình hồi bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS .......................................... 47
4.3.1. Kết quả mô hình hồi quy GLS- biến phụ thuộc là Tobin's Q ............................................ 48
4.3.2. Kết quả mô hình hồi quy GLS- biến phụ thuộc là ROA ................................................... 52
4.3.3. Kết quả mô hình hồi quy GLS- biến phụ thuộc là ROE ................................................... 57
4.4. So sánh kết quả phân tích thực nghiệm tại Việt Nam với nghiên cứu tại Qatar của Noora
Almudehki ............................................................................................................................................. 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................................................... 64
5.1. Kết quả của nghiên cứu chính .................................................................................................. 64
5.2. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................. 64
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................................................
Phụ lục .......................................................................................................................................................


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu tác động của nhân tố sở hữu đến hiệu
quả hoạt động của công ty tại Việt Nam ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình
bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng.


TP.HCM, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Phan Vũ Tú An


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tobin's Q : Tỷ suất Q của Tobin
ROA (Return on assets) : khả năng sinh lợi trên tài sản
ROE (Return on equity) : khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
OLS (Ordinary least squares) : mô hình hồi quy đơn giản
FEM ( Fixed effects model) : mô hình các ảnh hưởng cố định
REM (Random effects model) : mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
STT : Số thứ tự
MCK : Mã chứng khoán
Board ownership : Sở hữu hội đồng
Institutional Ownership : Sở hữu nhà nước
Foreign Ownership : Sở hữu nước ngoài
Concertrated Ownership : Sở hữu tập trung
Firmsize : Quy mô công ty
Firmage : Tuổi công ty
Debt Ratio : Tỷ lệ nợ
Dividend per share : Cổ tức chi trả
Liquidity ratio : Chỉ số thanh khoản
Boardsize : Quy mô ban giám đốc
Industrial : Biến ngành


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Bảng thống kê tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu trước đây ..................... 9
Bảng 3.1: Bảng thống kê các công ty được chọn làm mẫu theo ngành................................ 18
Bảng 3.2:Bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 19
Bảng 3.3:Bảng tóm tắt mô tả các biến .......................................................................................... 25
Bảng 4.1:Bảng thống kê mô tả ....................................................................................................... 35
Bảng 4.2:Bảng ma trận tương quan ............................................................................................... 39
Bảng 4.3:Bảng kết quả kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................... 41
Bảng 4.4:Bảng kết quả tóm tắt của kiểm định White ............................................................... 42
Bảng 4.5:Bảng kết quả tóm tắt của kiểm định Largam ............................................................ 43
Bảng 4.6:Bảng tóm tắt kết quả hồi quy OLS .............................................................................. 44
Bảng 4.7:Bảng tóm tắt kết quả hồi quy FEM ............................................................................. 45
Bảng 4.8:Bảng tóm tắt kết quả hồi quy REM ............................................................................. 46
Bảng 4.9:Bảng kết quả hồi quy GLS- biến phụ thuộc Tobin's Q .......................................... 48
Bảng 4.10:Bảng tóm tắt kết quả hồi quy GLS- biến phụ thuộc Tobin's Q .......................... 49
Bảng 4.11:Bảng tổng hợp nghiên cứu: biến phụ thuộc Tobin's Q ......................................... 51
Bảng 4.12:Bảng tóm tắt kết luận giả thuyết: biến phụ thuộc Tobin's Q .............................. 52
Bảng 4.13:Bảng kết quả hồi quy GLS- biến phụ thuộc ROA................................................. 53
Bảng 4.14:Bảng tóm tắt kết quả hồi quy GLS- biến phụ thuộc ROA .................................. 54
Bảng 4.15:Bảng tổng hợp nghiên cứu: biến phụ thuộc ROA ................................................. 56
Bảng 4.16:Bảng tóm tắt kết luận giả thuyết: biến phụ thuộc ROA ....................................... 57
Bảng 4.17:Bảng kết quả hồi quy GLS- biến phụ thuộc ROE ................................................. 58
Bảng 4.18:Bảng tóm tắt kết quả hồi quy GLS- biến phụ thuộc ROA .................................. 59
Bảng 4.19:Bảng tổng hợp nghiên cứu: biến phụ thuộc ROE .................................................. 61
Bảng 4.20:Bảng tóm tắt kết luận giả thuyết: biến phụ thuộc ROE ....................................... 62
Bảng 4.21:Bảng tóm tắt so sánh về dấu giữa thực tế và kỳ vọng .......................................... 63


TÓM LƯỢC

Bài nghiên cứu này xem xét các tác động khác nhau của cơ cấu sở hữu lên

hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu
này bao gồm 95 công ty phi tài chính niêm yết tại sở giao dịch thành phố Hồ
Chí Minh trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2012. Các loại quyền sở hữu
trong bài nghiên cứu bao gồm: sở hữu hội đồng, sở hữu tập trung, sở hữu nước
ngoài, và sở hữu nhà nước. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động công ty được đo
lường bằng ba biến: Tobin 's Q, ROA, ROE. Hai mô hình hồi quy được sử
dụng để kiểm tra ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu lên hiệu quả hoạt động công ty
là mô hình hồi quy Pooled OLS,FRM,REM và mô hình hồi quy GLS. Bằng
chứng thực nghiệm trong nghiên cứu này cho thấy rằng với mức ý nghĩa 1%
quyền sở hữu nhà nước, sở hữu hội đồng và sở hữu nước ngoài có mối quan hệ
cùng chiều tác động đến hoạt động công ty. Và cũng với mức ý nghĩa 1%
quyền sở tập trung có mối quan hệ ngược chiều tại 2 tiêu chí Tobin's Q, ROA
và có mối quan hệ cùng chiều tại tiêu chí ROE.
Từ khóa: nhân tố sở hữu, hiệu quả hoạt động công ty.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do thực hiện đề tài:
Mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty được nhắc tới
từ rất lâu rồi trong nghiên cứu thực nghiệm của Berle năm 1932.Kể từ đó, hàng loạt
các nghiên cứu ra đời tại nhiều quốc gia khác nhau để tìm ra mối tương quan giữa các
loại sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty. Điển hình là các nghiên cứu của nhóm
tác giả Thomsen và Pedersen (2000) tại thị trường châu Âu, Krivogorsky (2006) tại
châu Âu, nhóm tác giả Cornett, Marcus và Tehranian (2008) tại Mỹ,nhóm tác giả Li,
Yue và Zhao nghiên cứu tại thị trường Trung Quốc (2009), tác giả Turki (2012) tại
Tunisia và tác giả Noora Almudehki (2012) tại Qatar. Trong bài viết cũng đề cập đến
3 loại cấu trúc sở hữu là sở hữu nhà nước, sở hữu tập trung, sở hữu nước ngoài mà
chưa đề cập đến sở hữu hội đồng. Về biến hiệu quả hoạt động của công ty tác giả chỉ

chọn nghiên cứu biến ROA. Để bổ sung và đưa ra những nghiên cứu mới mẻ hơn về
mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty tại Việt Nam, tôi quyết
định chọn đề tài "Nghiên cứu tác động của nhân tố sở hữu đến hiệu quả hoạt
động của công ty tại Việt Nam".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này xem xét bốn loại cơ cấu sở hữu: sở hữu hội đồng, sở hữu nhà
nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu tập trung tác động đến hiệu quả hoạt động của
các công ty được niêm yết trên sàn HOSE.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả đề xuất câu hỏi nghiên cứu liên quan đến
việc nghiên cứu các nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của công ty phi tài chính
tại Việt Nam như sau:


2

Thứ nhất, các yếu tố sở hữu tác động đến hiệu quả hoạt động công ty tại Việt
Nam như thế nào ?
Thứ hai, mức độ tác động của yếu tố sở hữu đến các chỉ tiêu đo lường hiệu quả
hoạt động của công ty tại Việt Nam.
1.3.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là nhân tố sở hữu, hiệu quả hoạt động của các
công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Cụ thể: nhân
tố sở hữu bao gồm sở hữu hội đồng, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu
tập trung. Hiệu quả hoạt động với ba chỉ tiêu : Tobin's Q, ROA và ROE.
Phạm vi nghiên cứu: thu thập từ các báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo
thường niên, báo cáo tài chính trong 7 năm từ (2007 đến 2013) của 95 công ty phi tài
chính đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh(HSX)
1.4.Phương pháp nghiên cứu:

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định lượng. Dữ liệu sử dụng
là dữ liệu bảng (panel data). Tác giả đã chay số liệu qua ba phương pháp tiếp cận ban
đầu là mô hình Pooled OLS (Pooled regression), mô hình FEM (fixed effect model)
và mô hình REM (random effect model), sau đó dùng kiểm định Breusch – Pagan
Lagrangian và kiểm định Hausman để chọn ra mô hình thích hợp nhât để ước lượng
tác động của nhân tố sở hữu lên hiệu quả hoạt động của công ty. Sau đó dùng phương
pháp GLS (general last regression model) nhằm so sánh liệu có sự sai khác giữa hai
phương pháp nhằm giúp đưa ra kết luận một cách chính xác hơn. Phần mềm được sử
dụng để chạy hồi quy là STATA 11.1
1.5.Bố cục của luận văn:
Bố cục bài luận văn gồm 5 chương như sau:
Chương 1:Giới thiệu.


3

Chương 2: Các nghiên cứu trước đây.
Chương 3:Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và nhận xét kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Rút ra kết luận và hạn chế của luận văn.


4

CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1.Lý thuyết về sở hữu:
2.1.1. Lý thuyết đại diện:
Lý thuyết đại diện được khởi xướng bởi Michael C. Jensen và William H.
Meckling(1976). Trong nghiên cứu này, chi phí đại diện được định nghĩa là tổng các
chi phí:

- Chi phí kiểm soát(Monitoring Expenditure): là chi phí được trả cho các kiểm
soát viên nhằm báo động cho các cổ đông khi các nhà quản lý trục lợi cho bản thân
họ quá nhiều.
- Chi phí giao kèo (Bonding Expenditure): là chi phí nhằm ngăn ngừa những hậu
quả xấu có thể xảy ra từ những hành động thiếu trung thực của các nhà quản lý.
-Tổn thất lợi ích ( Residual Loss hay Welfare Loss): là những tổn thất xảy ra do
sự khác biệt giữa những quyết định trên thực tế của các nhà quản lý và những quyết
định nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông.
Một nghiên cứu lý thuyết khác về chi phí đại diện và cấu trúc quyền sở hữu được
thực hiện bởi Fama và Jensen(1983). Nghiên cứu này kết luận rằng trong một công ty
có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát, nói cách khác là người sở hữu thực
sự của công ty không tham gia vào việc quản lý công ty, chi phí đại diện sẽ xuất hiện
vì tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và các cổ đông. Nhà quản lý có
nhiều thông tin hơn về tình hình công ty và họ sẽ dùng quyền quản lý để trục lợi cho
bản thân họ.
2.1.2. Lý thuyết quản lý:
Lý thuyết quản lý được khởi xướng bởi Lex Donaldson và Jame H. Davis (1990),
ngược lại với lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý cho rằng người quản lý điều hành GĐĐH về cơ bản luôn muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, quản lý thật tốt tài sản của


5

công ty. Lý thuyết quản lý đề cập đến vấn đề động lực của nhà quản lý và cho rằng
thành quả công ty khác nhau là do tình trạng cấu trúc quản trị, trong đó GĐĐH có
được tạo điều kiện để làm việc hiệu quả hay không.
Lý thuyết này cho rằng việc kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và GĐĐH sẽ tối đa hóa
lợi ích của cổ đông vì nó làm tăng quyền lực của GĐĐH , giúp GĐĐH dễ dàng quyết
định các vấn đề cấp bách một cách nhanh chóng mà không phải thông qua nhiều bên
liên quan.
2.1.3. Lý thuyết quản trị công ty:

Có nhiều định nghĩa về " Corporate governance" (quản trị công ty hay điều hành
công ty) tùy thuộc vào các tác giả, thể chế pháp lý, các quy định cũng như môi
trường tổ chức. Nhưng nhìn chung, quản trị công ty được hiểu theo ý nghĩa khái quát
sau:
Theo " các nguyên tắc quản trị công ty" của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) xuất bản năm 1999 thì quản trị công ty là hệ thống người ta xây dựng để
điều khiển và kiểm soát doanh nghiệp. Cấu trúc quản trị công ty chỉ ra cách thức
phân phối quyền và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan
tới doanh nghiệp như HĐQT, giám đốc, cổ đông và những chủ thể khác có liên quan.
Cấu trúc quản trị công ty cũng giải thích rõ quy tắc và thủ tục đề ra các quyết định
liên quan tới vận hành doanh nghiệp. Bằng cách này, cấu trúc quản trị công ty cũng
đưa ra cấu trúc thông qua đó người ta thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phương
tiện để được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc.
Theo Shleifer và Vishny (1997) "Quản trị công ty giải quyết vấn đề mà các nhà
đầu tư tài chính cho doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của mình có thể thu về lợi tức
từ các khoản đầu tư của mình"
Theo Denis và McConnell (2003), quản trị công ty là thiết lập cơ chế nhằm kiểm
soát tính tự lợi của những người điều hành để họ đưa ra những quyết định có thể tối
đa hóa giá trị của công ty cho cổ đông.


6

Tóm lại, ta có thể hiểu rằng quản trị công ty là phương thức mà cổ đông sử dụng
quyền và nghĩa vụ của mình để quản lý một cách hiệu quả nhất tình hình hoạt động
và phân phối quyền lợi công ty.
2.2.Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa các hình
thức sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty tại các quốc gia.
EmmaGarcía‐Meca vàJuan Pedro Sánchez‐Ballesta. (2011)đã tiến hành một
nghiên cứu về thị trường Tây Ban Nha để kiểm tra ba loại sở hữu của cơ cấu sở hữu:

sở hữu tập trung, sở hữu hội đồng và sở hữu nhà nước tác động như thế nào đến hiệu
quả hoạt động của công ty ( ở đây biến đại diện là Tobin's Q). Các mẫu quan sát
được lấy ra từ các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Madrid
trong thời gian 1999-2002.Cụ thể số quan sát như sau : 54 quan sát (1999), 65 quan
sát (2000), 67 quan sát (2001), 68 quan sát ( 2002 ). Tác giả sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính bội với biến phụ thuộc là Tobin's Q. Các biến độc lập bao gồm : sở hữu tập
trung, sở hữu hội đồng và sở hữu nhà nước. Các biến kiểm soát bao gồm : Sale (tính
bằng log (Doanh thu), Lev (tỉ lệ nợ trên tổng tài sản) và Intan (tính bằng phép chia
của tài sản vô hình cho tổng tài sản).
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quyền sở hữu tập trung có tác động cùng chiều
đối với hiệu quả hoạt động công ty, nhưng khi nó tăng vượt quá một mức nhất định,
ảnh hưởng trở nên tác động ngược chiều. Tuy nhiên,sở hữu hội đồng và quyền sở
hữu nhà nước có mối quan hệ cùng chiều đáng kể với hiệu quả hoạt động công ty.
Amira Turki và cộng sự(2012) đã tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ của
quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt độngtại thị trường Tunisia. Bài nghiên cứu sử
dụng dữ liệu bảng cân đối của 23 công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán Tunisia trong thời gian 1998-2009. Tác giả sửa dụng mô hình hồi quy
bình phương tối thiểu 2 giai đoạn (2SLS) với biến phụ thuộc là ROA và ROE. Các
biến độc lập bao gồm : sở hữu tập trung, sở hữu hội đồng. Các biến kiểm soát bao
gồm boardsize (quy mô ban giám đốc), quy mô công ty ( logarit tổng tài sản), chỉ số


7

thanh khoản, Lev (tỉ lệ nợ trên tổng tài sản) và biến giả CEO ( 1 nếu giám đốc và chủ
tịch hội đồng quản trị là hai người khác nhau, 0 nếu giám đốc kiêm luôn chức vụ chủ
tịch hội đồng quản trị).
Kết quả nghiên cứu này cho thấy quyền sở hữu tập trung có tác động ngược
chiều đến hiệu quả hoạt động công ty với mức ý nghĩa 1%. Nhưng sở hữu hội đồng
tác động cùng chiều với cả hai biến ROA và ROE với mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó

hai biến boardsize và tỷ lệ nợ có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động
của công ty với mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra biến quy mô công ty có tác động cùng
chiều với biến hiệu quả hoạt động của công ty với mức ý nghĩa 10%.
Wei, Xie và Zhang. (2005) nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và
giá trị công ty ở các công ty tư nhân ở Trung Quốc, mẫu nghiên cứu bao gồm 5,284
quan sát công ty– năm với thời gian nghiên cứu từ 1991 đến 2001. Bằng việc sử dụng
phương pháp hồi quy OLS với biến phụ thuộc là Tobin's Q.Các biến độc lập bao
gồm : sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu hội đồng. Biến kiểm soát là quy
mô công ty và các biến giả ngành.
Kết quả bài nghiên cứu cho thấy thành phần sởhữu nhà nướcvà sở hữu hội đồng
có tác động ngược chiều với mức ý nghĩa 1% lên giá trị công ty (được đo lường bằng
tỷ số Tobin’s Q), nghĩa là sự tăng lên trong thành phần sở hữu tổ chức và sở hữu nhà
nước sẽ làm giảm giá trị công ty. Bên cạnh đó, sởhữu nước ngoài có tác động cùng
chiều có ý nghĩa lên giá trị công ty.
Bita Mashayekhi và Mohammad S. Bazazb. (2008) đã tiến hành một nghiên
cứu về thị trường Iran để kiểm tra ba loại sở hữu của cơ cấu sở hữu: sở hữu tập
trung, sở hữu hội đồng và sở hữu nhà nước tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt
động của công ty (Tobin's Q, ROA và ROE). Các mẫu quan sát được lấy ra từ 240
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran (TSE) trong thời gian 20052006. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy OLS với biến phụ thuộc là EPS, ROA và
ROE. Các biến độc lập bao gồm: Bsize (quy mô ban giám đốc), Boardleadership,


8

Bout (tỷ lệ phần trăm số giám đốc độc lập trong ban điều hành công ty), Bins ( tỷ lệ
phần trăm số giám đốc trong ban điều hành của công ty). Các biến kiểm soát gồm:
Age (tuổi của công ty), size (quy mô công ty), lev (tỉ lệ nợ trên tổng tài sản)
Kết quả bài nghiên cứu cho thấy quy mô ban giám đốc(bsize) có tác động ngược
chiều với mức ý nghĩa 1% lên giá trị công ty (được đo lường bằng tỷ số ROA và
ROE). Bên cạnh đó, quy mô công ty có tác động cùng chiều có ý nghĩa lên ROA và

ROE với mức ý nghĩa 5%.
Sami, Wang và Zhou (2009)nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp và thành quả
hoạt động của các công ty được niêm yết ở Trung Quốc với khoảng thời gian nghiên
cứu từ 2001 - 2004, với thành quả công ty được đo lường thông qua ROA, ROE và
hệ số Tobin’s. Các biến độc lập bao gồm : sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở
hữu tập trung và sở hữu hội đồng. Các biến độc lập bao gồm : quy mô công ty, cường
độ vốn (giá trị sổ sách của tài sản hữu hình chia cho doanh thu, tỉ lệ nợ,hệ số biên lợi
nhuận hoạt động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu tập trung và tính độc lập của hội đồng quản
trị có tác động cùng chiều lên thành quả và giá trị công ty. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy giá trị công ty cùng chiều với sở hữu nước ngoài và thành quả công ty
ngược chiều với sở hữu nhà nước.
Warrad và các cộng sự (2013) nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự cấu trúc sở
hữu và thành quả công ty, với thành quả công ty được đo lường thông qua ROA và
Tobin’s Q (đo lường của giá trị công ty) tại thị trường Jordan. Mẫu nghiên cứu bao
gồm tất cả các công ty phi tài chính được niêm yết ở Jordanian trên thời kỳ nghiên
cứu từ 1994 đến 2005. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy OLS với biến phụ thuộc là
Tobin's Q, ROA. Biến độc lập gồm: sở hữu cá nhân, sở hữu nước ngoài, sở hữu nhà
nước và sở hữu gia đình. Biến kiểm soát gồm: quy mô công ty, tỉ lệ nợ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều với mức
ý nghĩa 1% đối với biến Tobin's Q. Sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều


9

vớiTobin's Q ởmức ý nghĩa 10% đối với biến Tobin's Q. Bên cạnh đó, sở hữu nước
ngoài tác động cùng chiều với biến ROA với mức ý nghĩa 5%. Quy mô công ty tác
động cùng chiều với ROA ở mức ý nghĩa là 1% và Tỉ số nợ tác động ngược chiều với
ROA ở mức ý nghĩa là 5%.
Noora Almudehki (2012)nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu

quả hoạt động của công tytại Qatar với việc sử dụng dữ liệu của 29 công ty phi tài
chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Qatar trong giai đoạn 2006-2011.
Tác giả sử dụng mô hình OLS và GLS với biếnphụ thuộc là Tobin's Q, ROA, ROE.
Biến độc lập gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu hội đồng, sở hữu nước ngoài, sở hữu tập
trung. Biến kiểm soát gồm: biến quy mô công ty, tuổi công ty, tỷ lệ nợ, cổ tức chi trả,
thanh toán hiện hành, quy mô giám đốc và biến giả boardleadership.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ cùng chiều giữaquyền sở hữu
của hội đồng quản trị và ROA và ROE với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%. Hơn
nữa, sở hữu tập trung có một mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với ROA, ROE
và Tobin’s Q ở mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra còn có một mối quan hệ cùng chiều giữa
sở hữu nước ngoài và Tobin’s Q ở mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên, phát hiện này cho
thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa quyền sở hữu nhà nước và Tobin’s Q. Quy
mô ban lãnh đạo có một mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa với hiệu quả hoạt
động công ty, nhưng cơ cấu lãnh đạo hội đồng quản trị không có mối quan hệ quan
trọng với hoạt động công ty. Các biến kiểm soát như quy mô doanh nghiệp cho thấy
một mối quan hệ ngược chiều với Tobin’s Q, tuổi công ty cho thấy một mối quan hệ
cùng chiều với hoạt động công ty, và cơ cấu hội đồng quản trị cho thấy một mối quan
hệ đáng kể với hoạt động công ty.
.2.3. Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trước đây
Bảng 2.1: Thống kê tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu trước đây
(a). Biến phụ thuộc Tobin's Q


10

Biến

Mối tương

Tác giả. ( năm )


quan
Sở hữu hội đồng

+

-EmmaGarcía‐Meca và Juan Pedro
Sánchez‐Ballesta. (2011)

Sở hữu nhà nước

-

-Wei, Xie và Zhang. (2005)

0

- Noora Almudehki (2012)

+

-EmmaGarcía‐Meca và Juan Pedro
Sánchez‐Ballesta. (2011)
-Warrad và các cộng sự (2013)

-

-Wei, Xie và Zhang. (2005)
-Sami, Wang và Zhou (2009)
- Noora Almudehki (2012)


Sở hữu nước ngoài

+

-Wei, Xie và Zhang. (2005)
-Sami, Wang và Zhou (2009)
-Warrad và các cộng sự (2013)

Sở hữu tập trung

0

- Noora Almudehki (2012)

+

-EmmaGarcía‐Meca và Juan Pedro
Sánchez‐Ballesta. (2011)
-Sami, Wang và Zhou (2009)

-

- Noora Almudehki (2012)


11

Quy mô công ty


-

- Noora Almudehki (2012)

0

-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)

Tuổi công ty

0

-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)
- Noora Almudehki (2012)

Tỷ lệ nợ

-

-Sami, Wang và Zhou (2009)

+

- Noora Almudehki (2012)

0

-Warrad và các cộng sự (2013)


Cổ tức chi trả

0

- Noora Almudehki (2012)

Thanh toán hiện hành

+

- Noora Almudehki (2012)

Boardsize

0

-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)
- Noora Almudehki (2012)

Boardleadership

0

-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)
- Noora Almudehki (2012)

Ghi chú: + là tương quan cùng chiều, - là tương quan ngược chiều, 0 là không tương quan

hoặc tương quan không có ý nghĩa thống kê.

(b). Biến phụ thuộc ROA
Biến

Mối tương

Tác giả.( năm )


12

quan
Sở hữu hội đồng

+

-Amira Turki và cộng sự. (2012)
- Noora Almudehki (2012)

Sở hữu nhà nước

Sở hữu nước ngoài

-

-Sami, Wang và Zhou (2009)

0


- Noora Almudehki (2012)

+

-Sami, Wang và Zhou (2009)
-Warrad và các cộng sự (2013)

Sở hữu tập trung

0

- Noora Almudehki (2012)

-

-Amira Turki và cộng sự. (2012)

+

-Sami, Wang và Zhou (2009)
- Noora Almudehki (2012)

Quy mô công ty

+

-Amira Turki và cộng sự. (2012)
-Warrad và các cộng sự (2013)

-


-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)
- Noora Almudehki (2012)

Tuổi công ty

+

- Noora Almudehki (2012)

0

-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)

Tỷ lệ nợ

-

-Amira Turki và cộng sự. (2012)


13

-Sami, Wang và Zhou (2009)
-Warrad và các cộng sự (2013)
0

- Noora Almudehki (2012)


Cổ tức chi trả

+

- Noora Almudehki (2012)

Thanh toán hiện hành

0

- Noora Almudehki (2012)

Boardsize

0

- Noora Almudehki (2012)

-

-Amira Turki và cộng sự. (2012)
-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)

Boardleadership

0

-Bita Mashayekhi và Mohammad

S. Bazazb. (2008)
- Noora Almudehki (2012)

Ghi chú: + là tương quan cùng chiều, - là tương quan ngược chiều, 0 là không tương quan
hoặc tương quan không có ý nghĩa thống kê

(c). Biến phụ thuộc ROE
Biến

Mối tương

Tác giả. ( năm )

quan
Sở hữu hội đồng

+

-Amira Turki và cộng sự. (2012)
- Noora Almudehki (2012)

Sở hữu nhà nước

-

-Sami, Wang và Zhou (2009)


14


Sở hữu nước ngoài

Sở hữu tập trung

+

-Sami, Wang và Zhou (2009)

0

- Noora Almudehki (2012)

-

-Amira Turki và cộng sự. (2012)

+

-Sami, Wang và Zhou (2009)
- Noora Almudehki (2012)

Quy mô công ty

+

-Amira Turki và cộng sự. (2012)

-

-Bita Mashayekhi và Mohammad

S. Bazazb. (2008)

Tuổi công ty

0

- Noora Almudehki (2012)

+

- Noora Almudehki (2012)

0

-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)

Tỷ lệ nợ

-

-Amira Turki và cộng sự. (2012)
-Sami, Wang và Zhou (2009)
- Noora Almudehki (2012)

Cổ tức chi trả

0

- Noora Almudehki (2012)


Thanh toán hiện hành

0

- Noora Almudehki (2012)

Boardsize

-

-Amira Turki và cộng sự. (2012)
-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)


15

Boardleadership

0

- Noora Almudehki (2012)

0

-Bita Mashayekhi và Mohammad
S. Bazazb. (2008)
- Noora Almudehki (2012)


Ghi chú: + là tương quan cùng chiều, - là tương quan ngược chiều, 0 là không tương quan
hoặc tương quan không có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây.
Theo kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả thấy rằng các
nghiên cứu ở những quốc gia khác nhau, các biến trong mô hình khác nhau và
phương pháp định lượng, số lượng biến và giai đoạn nghiên cứu khác nhau nên các
kết quả cónhững khác biệt.
Để nghiên cứu đề tài trên, tác giả đã lựa chọn bài nghiên cứu của Noora
Almudehki (2012) để nghiên cứu tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 vì các lý
do sau:
- Dựa vào các biến nghiên cứu trong bài, tác giả có thể thu nhập nguồn dữ liệu
này tại thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
- So với các bài nghiên cứu tại Việt Nam thì bài nghiên cứu này được xem là bài
nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh nhất với đầy đủ các loại sở hữu và xem xét hiệu quả
hoạt động của công ty qua ba tiêu chí : Tobin's Q, ROA, ROE.
- Việc áp dụng kết quả của bài nghiên cứu này để áp dụng nghiên cứu với số liệu
tại thị trường Việt Nam sẽ giúp cho tác giả dễ dành so sánh kết quả nghiên cứu của
luận văn này với các kết quả nghiên cứu trước đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 tập trung vào các nội dung sau:


16

Thứ nhất, trình bày tóm tắt lý thuyết tiền đề liên quan đến hữu và quản trị công
ty. Các lý thuyết này cơ sở lý thuyết giúp kiểm chứng kết quả nghiên cứu tại Việt
Nam.
Thứ hai, trình bày tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc sở hữu tác
động lên hiệu quả hoạt động của công ty trên thế giới từ đó tác giả đưa ra lý do để lựa

chọn mô hình của bài nghiên cứu tại Việt Nam.


17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu bảng được thu thập từ năm
2007 đến năm 2013 của các công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn HOSE.
3.1.1. Cách chọn dữ liệu:
-Về chuỗi thời gian: ta chọn năm 2007 - 2013 vì các lý do sau:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán giai đoạn này có sự tham gia đầy đủ của thành
phần sở hữu khác nhau đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách
khuyếnkhích nhà đầu tư, quỹ đầu tư nước ngoài tham gia tích cực vào thị trường
chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa giai đoạn từ 2007- 2013; chuỗi thời gian quan sát
gần với hiện tại, dữ liệu thông tin cung cấp đầy đủ hơn và mang tính thời đại hơn.
Về chọn số lượng mẫu:sau khi lấy toàn bộcác doanh nghiệp đang được niêm yết
tại Sàn HOSE thì ta chọn được 95 công ty đáp ứng đầy đủ dữ liệu về tất cả các biến
trong bài nghiên cứu.
3.1.2. Quy trình chọn mẫu:
Để thu được mẫu cuối cùng gồm 95 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán
Hồ Chí Minh, quy trình chọn mẫu được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Thông qua danh sách tất cả các công ty niêm yết trên website của Sở
Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh(HSX). Liệt kê tất cả các công ty
(mã chứng khoán) có ngày giao dịch đầu tiên từ năm 2007 trở về trước.
- Bước 2: Thu nhập báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trong 6 năm từ (2007
đến 2013) của tất cả công ty đã được liệt kê từ website ,
.



18

- Bước 3: Kiểm tra báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các công ty để
xem xét các công ty có đầy đủ dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu hay không. Lúc này,
tiến hành loại bỏ tất cả những công ty không có đủ dữ liệu các biến trong khoảng thời
gian từ 2007 đến 2013.
Bảng 3.1: Bảng thống kê các công ty được chọn làm mẫu theo ngành.
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9

10
11

Ngành
Công nghiệp Chế biến, Chế tạo
Xây dựng
Khai khoáng
CC nước; HĐ Quản lý và xử lý rác
thải, nước thải
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ

khác
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy
sản
SX và PP điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và ĐHKK
Hoạt động kinh doanh bất động sản
Hoạt động nhà thầu xây lắp công
trình và đầu tư kinh doanh bất động
sản
Vận tải kho bãi
Hoạt động chuyên môn, khoa học
và công nghệ
Dịch vụ vui chơi giải trí

Số lượng
39
8
2

Tỷ trọng
41.05%
8.42%
2.11%

1

1.05%

18


18.95%

6

6.32%

6
8

6.32%
8.42%

1
4

1.05%
4.21%

1
1

1.05%
1.05%

95

100.00%

12
Tổng

cộng
Nguồn: Tổng hợp từ các công ty của tác giả.
3.2. Giả thuyết nghiên cứu:

Dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, có mười một giả
thuyết về các nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của công ty phi tài chính tại Việt
Nam. Giả thuyết về sở hữu hội đồng, giả thuyết về sở hữu nhà nước, giả thuyết về sở
hữu nước ngoài, giả thuyết về sở hữu tập trung,


×