Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CẢM NHẬN PHẦN THƠ THỨ HAI TRONG BÀI THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.08 KB, 7 trang )

CẢM NHẬN PHẦN THƠ THỨ HAI TRONG BÀI THƠ “VỘI VÀNG” – XUÂN DIỆU
Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ trẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng, tôi tiếc cả đất trời
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàm sắp sửa
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm.
(Xuân Diệu, Vội vàng)
Cảm nhận phần thơ thứ hai trong bài thơ Vội Vàng - Xuân Diệu
Cảm nhận phần thơ thứ hai trong bài thơ Vội Vàng – Xuân Diệu
Bài làm:
Trong “Thi nhân Việt Nam”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng khẳng định: “Thơ Xuân Diệu là một
nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chố nước non lặng lẽ này.”. Nhắc tới Xuân Diệu, ta không thể không


nhắc tới một bài thơ in đậm dấu ấn, phong cách của ông – Vội vàng. Được rút ta từ tập “Thơ thơ”, “Vội
vàng” là nỗi ám ảnh thời gian và lòng ham yêu, khát sống đến cuống quýt của Xuân Diệu. Nếu phần đầu
tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà
thơ giải thích lí do phải sống vội vàng.


Tại sao Xuân Diệu lại vội vàng tiếc nuối mùa xuân ngay khi xuân còn đang thắm. Có lẽ vì thi sĩ có quan
niệm rất mới về thời gian:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
Nếu người xưa luôn yên tâm bình thản trước sự trôi chảy của thời gian bởi họ quan niệm thời gian là
tuần hoàn thì Xuân Diệu lại quan niệm thời gian, mùa xuân, tuôi trẻ một đi không trở lại. Thế nên Xuân
Diệu luôn hốt hoảng lo âu khi thời gian trôi mau. Thi sĩ không chỉ tiếc mùa, tháng, ngày mà tiếc từng
khoảng khắc, từng phút giây. Ở một bài thơ khác, nhà thơ cũng từng nói:
Tôi từ phút ấy trôi qua phút này
Diều thi sĩ sợ là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bới thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh
khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng cặp từ đối lập “tới – qua”, “non – già” đã cho thấy sự cảm
nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian. Cùng với hàng loạt câu thơ văn xuôi theo lối định
nghĩa cùng sự lặp lại liên tiếp điệp ngữ “nghĩa là”, Xuân Diệu đã khẳng định chắc nịch một sự thật hiển
nhiên không gì phủ nhận: Dù xuân đương tới, xuân còn non nhưng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ
cũng mất. Đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy, Xuân Diệu không khỏi thảng thốt. Liên tiếp
các dấu phẩy được huy động tạo nên điệu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào.
Để tăng sức thuyết phục mọi người tin vào chân lí: mùa xuân tuổi trẻ là tuyến tính, Xuân Diệu đã chủ
động đối thoại, tranh luận bác bỏ ý nghĩ cố hữu của mọi người là mùa xuân vẫn tuần hoàn:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Với Xuân Diệu, tuổi trẻ không thắm lại nên cũng không thể nói mùa xuân là tuần hoàn. Thế là Xuân Diệu
tiếc mùa xuân mà thực chất là tiếc tuổi trẻ. Và đó là nguyên cớ xâu xa khiến thi sĩ vội vàng một nửa khi
xuân mới bắt đầu:
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuân tôi tiếc cả đất trời



Đúng vậy, giữa cái mênh mông của vũ trụ, vô cùng, vô tận của thời gian, tuổi trẻ, sự sống của con ngừoi
bống trở nên quá ngắn ngủi, mong manh chỉ như bóng câu qua cửa sổ, như cái chớp mà thôi. Suy ngẫm
về điều đó, day dứt về điều đó, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi mà mới mẻ trong thơ ca Việt
“Với quan niệm một đi không trở lại và bằng tâm hồn rất đỗi nhạy cảm tới mức có thể nghe thấu cả sự
mơ hầu” (Thế Lữ), Xuân Diệu cảm nhận thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng
vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian.
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàm sắp sửa.
Thời gian thì rớm vị chia phôi, khắp không gian đâu đâu cũng vọng lên khúc chia li, lời than thầm tiễn
biệt. Gió đùa trong lá không phải là những âm than vui tươi, sống động của thiên nhiêm mà vì hờn tủi
trước sự trôi chảy của thời gian. Chim hót những bản nhạc chào xuân rộn ràng bỗng ngừng bặt, chẳng có
mối nguy hiểm hiểm nào cả, mà vì chúng sợ độ tàn phai, héo úa . Vậy là vạn vật không thể cưỡng lại quy
luật tàn phai nghiệt ngã của tạo hóa. Chịu ảnh hưởng sâu sắc thuyết tương giao trong tượng trưng Phá,
Xuân Diệu chẳng những đã đem đến những cảm nhận tinh tế rất mới, rất Tây, rất hiện đại về thời gian:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.
Thời gian vốn vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị, đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia phôi.
Thơ trung đại, kể cả thơ mới cũng hiếm có câu thơ nào có cách cảm nhận như vậy.
Khép lại phần thơ thứ nhất – phần lí giải vì sao phải sống vội vàng là dòng thơ tràn ngập cảm xúc:
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Đến đây thi sĩ đã vỡ lẽ chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc gió, níu giữ mãi tuổi trẻ mùa xuân ở lại. Khát
vọng cháy bỏng, ước muốn táo bạo đã tan thành mấy khói. chỉ còn lại nỗi bàng hoàng, thảng thốt còn in
dấu trong dấu chấm cảm giữa dòng thơ và dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Không thể buộc gió, chẳng thể
tắt nắng để níu giữ mãi hương sắc mùa xuân, Xuân Diệu đã hối thúc mình và mọi người hãy sống vội
vàng, hãy chạy đua cùng thời gian: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.” Lời giục giã hối thúc mang
sắc điệu mạnh mẽ, quyết liệt bởi kiểu câu cầu khiến có sử dụng dấu chấm cảm giữa dòng. Có thể nói câu

thơ “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” rẩt điển hình, tiêu biêu cho hồn thơ vội vàng cuống quýt
của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Không chỉ ở “Vội vàng”, Xuân Diệu luôn hối thúc giục giã mọi
người cần sống mau, sống vội:


Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi
– Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn
– Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ
Em, em ơi tình non sắp già rồi!
“Mùa chưa ngả chiều hôm” là một cách kết hợp từ mới lạ, thú vị. Xuân Diệu đã dùng từ chỉ thời gian cuối
ngày để chỉ thời điểm cuối mùa. “Mùa chưa ngả chiều hôm” là mùa chưa tàn, chưa úa, vì thế hãy vội
vàng mau chóng tận hưởng hương sắc của nó.
Có thể thấy, Xuân Diệu có cách cảm nhận về thời gian khác lạ như vậy là nhờ vào “sự ý thức sâu xa về sự
sống của cá thể”. Quan niệm mới mẻ ấy của Xuân Diệu đã khiến cho ta phải trâng trọng từng phút giây
của cuộc đời, tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Quan đoạn thơ, ta đã thấy được niềm
khát khao sống mãnh liệt, cháy bỏng của ông Hoàng thơ tình Việt nam. Từ đó, chúng ta thêm trân trọng
quan niệm nhân sinh, tích cực, tiến bộ. Cũng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Đây là tiếng nói
của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan
niệm nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.


Đề bài: Hãy chứng minh rằng: Xuân Diệu – nhà thơ có tình yêu tha thiết với thiên đường nơi trần thế qua
bài thơ “Vội vàng”.
Bài làm
“Vội vàng” là một tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ, phong cách thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng
Tám, in trong tập “Thơ thơ”. Tác phẩm thể hiện một quan niệm sống, một cái nhìn nhân sinh quan mới
mẻ, một trái tim yêu đời, căng tràn nhựa sống cùng tận hưởng. Tác phẩm như một bức thông điệp mà
Xuân Diệu muốn gửi tới những người trẻ tuổi, nhất là trẻ lòng hãy biết trân trọng cuộc sống hiện tại, và
cuộc sống này là thiên đường, là niềm vui, nguồn sống cho con người.

Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu bộc lộ cái “tôi” cá nhân, cái “tôi” yêu đời ham sống:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Giữa cuộc sống đời thường, Xuân Diệu hiện lên như một hiện tượng đặc biệt, thu hút sự chú ý của mọi
người về sự sống. Cái tôi yêu đời với ánh mắt nhìn mới mẻ ấy đã phả vào từng câu chữ làm nên sự sôi
nổi, hăm hở, nhịp tim hối hả, dồn dập trước vũ trụ bao la, trước cuộc sống đậm đà hương sắc. Nhân vật
trữ tình muốn tắt nắng để giữ sắc cho hoa và cũng là sắc màu tươi non của cuộc sống mơn mởn, có sức
mời gọi mọi người tận hưởng cho hết hương vị của cuộc đời. Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” để ướp
hương cho nhụy – hương sắc của cuộc đời thơm lành ấy dường như sẽ lưu đọng mãi trong thơ Xuân
Diệu để thúc giục những ai yêu đời, ham sống. Là người trần mắt thịt, vậy mà nhà thơ muốn đoạt quyền
Tạo hóa, muốn chế ngự thiên nhiên để bảo tồn, gìn giữ, chăm chút cuộc sống. Bởi vì dường như ẩn trong
ham muốn ấy, nhà thơ nhận rõ sự công phá bền bỉ của thời gian. Vẫn biết rằng hướng tới cái không thể,
cho dù thi sỹ muốn mình có sức mạnh của thần thánh, song Tạo hóa thì vô cùng còn đời người thì hữu
hạn. Dù sao trong cái không thể, người đọc vẫn tìm thấy cái có thể, cái có thể ấy chính là khả năng tận
hưởng cuộc sống này. Điệp ngữ “tôi muốn” được láy lại như một nốt nhạc của bài ca yêu đời, nhấn mạnh
sâu đậm hơn nữa vào ham muốn của một người nghệ sỹ đa tình – một người “không muốn đi mãi mãi ở
vườn trần”. Cũng từ một người luôn chăm chút, gọt dũa, nâng niu hết thảy sự sống nên “Ông hoàng thơ
tình” Xuân Diệu đã phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất”
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,


Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;”
Thiên đường mà thi sỹ phát hiện ra là một khu vườn xuân tràn trề nhựa sống; mạch sống tràn lan ra từng
kẽ lá, nhành hoa, ngon cây. Khu vườn quy tụ muôn hoa khoe sắc, ong bướm, chim muông rộn ràng, dập

dìu sắc xuân. Khu vườn ấy chẳng khác gì bữa tiệc với đầy đủ thực đơn quyến rũ đê chiều lòng người.
Cảnh tượng mùa xuân như một bức tranh sơn mài rực rớ, sóng sánh sắc màu. Bức tranh ấy không phải
được tô vẽ bằng chất liệu sơn dầu mà được điểm tô bằng nhịp sống rộ ràng đang vọng lên từ trái tim
Xuân Diệu, được mài bóng bằng chất liệu ngôn từ. Vườn trần ấy đẹp lắm! Đáng sống lắm! Mà nếu như ai
cảm nhận cuộc sống một cách hời hợt, nhìn cuộc sống bằng trái tim già nua, cằn cỗi thì khó lòng mà phát
hiện ra. Nhà thơ đã dùng nội lực của trái tim yêu đời, khắc ghi triệt để cái nhìn để khám phá ra thiên
đường đáng sống ấy mà mời gọi, quy tụ mọi người trở về giữa trần thế. Nếu như đạo Phật quan niệm
rằng: cuộc sống này là sống tạm cõi Niết Bàn, Tòa sen mới là cuộc sống cực lạc hay đạo Thiên Chua cho
rằng: cuộc sống hiện tại chỉ là sống gửi, cõi thiên đàng mới là cuộc sống vĩnh hằng. Thì với Xuân Diệu:
việc gì phải đi tìm cuộc sống ở những nơi xa xăm, mông lung, mờ ảo, mà Thiên đàng chính là cuộc sống
hôm nay, cuộc sống hiện tại. Nó tồn tại ngay giây phút này đây, bên ta và quanh ta. Hãy sống, hãy tận
hưởng hết mình. Hãy ngắm nhìn, ôm ấp ngay đi còn chần chừ gì nữa? Cuộc sống này mới thật là đáng
sống. Đây là cái nhìn nhân sinh quan thật mới mẻ, đã thoát khỏi hệ thống ước lệ, phi ngã của văn
chương cổ. Người có cặp mắt xanh non trong làng Thơ mới ấy, động vào đâu là nơi ấy nảy lên sự sống,
động vào đâu là nơi ấy hiện lên cái đẹp, cái tươi non, cái gì cũng trẻ, cũng mê, cũng say. Thế Lữ đã từng
khuyên mọi người: “Hãy từ bỏ chốn trần gian lên sống cùng tiên đồng Ngọc Lữ, chốn bồng lai tiên cảnh,
Xuân Diệu đã đốt chốn bồng lai mà xua mọi người về hạ giới. Hãy về đi mà nhìn ong bướm đang rập rờn,
đang say sưa ngây ngất trong men say tình ái giữa khu vườn xuân trong chuỗi ngày tháng mật. Đâu chỉ
ong bướm mới tìm đến hạnh phúc, mới tận hưởng hương vị ngọt ngào trong lành của mùa xuân. Ý thơ
như một tín hiệu đánh thức con người hãy tìm về cuộc sống, tìm về hạnh phúc lứa đôi, tận hưởng những
tháng ngày mà sắc xuân tràn về. Về giữa vườn trần để ngắm nhìn sự sống, để thấy hoa cỏ, chồi non lộc
biếc đang rộn ràng từng bước chỗi dậy sau một giấc ngủ dài: “hoa của đồng nội xanh rì” – đó là hoa của
mùa xuân đua nở - đó là màu xanh mỡ màng tươi non của cuộc sống đang trải dài đến vô tận. Quay
trước, ngoảnh sau, trông lên, nhìn xuống, đâu đâu cũng là sự sống. Lòng người không thể lặng thinh mà
cũng tấu lên khúc ca của cuộc sống mới hòa cùng thiên nhiên. Đại từ “này đây” được điệp lại nhiều lần
như phơi bày, như mời mọc, như giục giã, nhắc nhở con người hãy nhìn cho tường tận những hình ảnh
của mùa xuân mà nâng niu, trân trọng. Dưới cái nhìn của Xuân Diệu, những nhành cây, lá non như đang
đong đưa làm duyên với ngọn gió mùa xuân như những sợi tơ tình giăng mắc, quấn quýt cả mình xuân,
vấn vít cả lòng người. Đó là sản phẩm của một tâm hồn yêu đời đã từng khao khát.
Sự sống với Xuân Diệu mỗi ngày trôi qua không phải là sự lặp lại mà một ngày mới mang theo nhiều điều

mới. Niềm vui như gõ cửa từng nhà và ban tặng cho từng người. Để rồi khép lại đoạn thơ là hình ảnh
thật táo bạo, nó gần gũi thân thiết mà ta có thể đón nhận một cách dễ dàng:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”


Có lẽ nhà thơ đa thả vào đó chất phong tình lãng mạn để hóa hình cho mùa xuân. Hay Tạo hóa là thế đó,
như một bà mẹ toàn năng ban tặng cho con người cuộc sống này. Nó gần gũi, nó trong trẻo tinh khôi mà
ta có thể nhìn thấy và thậm chí ngả mình vào mùa xuân để tận hưởng. Chốn địa đàng trần thế không chỉ
đẹp mà “ngon” còn có vị. Đó chẳng phải là kết quả của lòng yêu đời, ham sống đến tột bậc khiến nhà thơ
có thể cảm nhận được vị của mùa xuân, hương của mùa xuân. Xuân đã thành giai nhân được bao luyến
trong tấm lòng rộng mở “sẵn lòng ân ái với cuộc đời” của người tình nhân – thi sĩ. Cái nhìn ấy đã trẻ hóa
thế giới cũ kĩ, già nua, làm cho nó mới mẻ, đầy bất ngờ, ngạc nhiên như lần đầu tiên được khám phá bởi
đôi mắt chập chững sáng nơi tâm hồn con trẻ. Đấy là cái bỡ ngỡ hơn người của Xuân Diệu.
Như vậy mười ba câu thơ đầu đã thể hiện trọn vẹn mạch cảm xúc căng trào bằng cách sống hết mình,
sống vội vàng thực sự là con đường đi đến hạnh phúc và cũng là cách để tận hưởng hạnh phúc. Hạnh
phúc nhất chính là tình yêu thiên nhiên của thi sĩ với thiên nhiên nơi trần thế.



×