Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

MÔN KINH TE HOC TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.55 KB, 44 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ
I. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, kinh tế thực chứng và kinh tế chuẩn tắc
1. Kinh tế vi mô
Kinh tế học vi mô nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề cơ bản của các
đơn vị kinh tế đơn lẻ. Các đơn vị này bao gồm: người sản xuất (doanh nghiệp), người
tiêu dùng (hộ gia đình), các nhà đầu tư, các chủ đất, . . .
2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng là nhánh kinh tế học đưa ra các giải thích, mô tả những
vấn đề kinh tế một cách khách quan, khoa học, độc lập với những đánh giá theo quan
điểm cá nhân
Kinh tế học chuẩn tắc là nhánh kinh tế học đưa ra các chỉ dẫn, khuyến nghị,
khuyến cáo dựa trên những đánh giá theo quan điểm cá nhân để đưa ra quyết định
II. Ba vấn đề cơ bản của KTH
Tất cả các nhóm người trong xã hội đều phải giải quyết ba vấn đề cơ bản của
cuộc sống hàng ngày: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
a. Sản xuất cái gì?
• Các tổ chức kinh tế phải căn cứ vào nhu cầu thị trường để sản xuất những
cái thị trường cần chứ không phải sản xuất những cái mà họ có. Để làm
được như vậy họ phải nghiên cứu và tìm hiểu thị trường.
• Nếu không nghiên cứu vấn đề này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng sản xuất
dư thừa hoặc thiếu hụt
• Để tránh lãng phí nguồn lực thì nhà sản xuất phải xác định: nên sản xuất
hàng hoá dịch vụ gì, số lượng bao nhiêu và lúc nào thì sản xuất,...
b. Sản xuất như thế nào?
• Sau khi đã lựa chọn sản xuất cái gì, các nhà sản xuất phải lựa chọn việc
sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đó như thế nào vì mỗi loại hàng hoá
thường có nhiều phương án sản xuất lại có nhiều cách kết hợp sản xuất

1



khác nhau. Do vậy nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất nào tối
ưu nhất.
• Bằng cách xác định: sản xuất hàng hoá bằng nguyên vật liệu gì, thiết bị,
dụng cụ nào, công nghệ sản xuất ra sao? ...
c. Sản xuất cho ai?
• Nhà sản xuất cần phải nhận biết đặc điểm của khách hàng để từ đó làm
cơ sở cho sự ứng xử, đối thoại của doanh nghiệp với người tiêu dùng
nhằm tối đa hoá lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh
doanh.

III. Lý thuyết lựa chọn
1. Chi phí cơ hội
Nguồn lực là khan hiếm trong khi nhu cầu của con người là vô hạn nên phải lựa
chọn. Mục đích của sự lựa chọn: mỗi đối tượng khác nhau có một mục đích lựa chọn
khác nhau
• Đối với nhà sản xuất: tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu trong
trường hợp doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường muốn quảng bá
sản phẩm, thương hiệu của mình
• Đối với người tiêu dùng: tối đa hoá lợi ích (mua hàng nhiều với giá rẻ và
chất luợng cao)
• Đối với Chính phủ: tối đa hoá phúc lợi xã hội
Chi phí cơ hội là khoản thu nhập hay lợi ích mà lẽ ra chúng ta nhận được nhưng
bị mất đi do chọn phương án này mà bỏ qua phương án có lợi tốt nhất khác
Chi phí cơ hội được đo lường bằng tiền tệ hay vật chất
Ví dụ: Anh A lựa chọn quyết định đi học đại học đã bỏ lỡ các cơ hội khác như:
• Kinh doanh tại nhà: thu nhập 1.500.000 đ/tháng
• Đi làm thêm: thu nhập 1.200.000đ/tháng
• Đi dạy kèm: thu nhập 1.000.000 đ/tháng
 Vậy chi phí cơ hội của Anh A trong trường hợp này là 1.500.000 đ/tháng (lợi
ích cao nhất mà phương án khác phương án lựa chọn đem lại.

2


2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
• Đường giới hạn khả năng sản xuất là tập hợp tất cả những phối hợp tối đa về sản
lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực
sẵn có của nền kinh tế.
• Xây

Y

dựng

A



đường

● N

● B

giới hạn
khả



năng
sản xuất

o

● M

C

● D

Giả
X

sử nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm là X và Y
o Nguồn lực sản xuất là không đổi
o

Các điểm nằm nằm ngoài đường PPF (N) là những điểm không khả thi
do không đủ nguồn lực để sản xuất

o

Các điểm nằm trong đường PPF (M) là những điểm có thể đạt được
nhưng không hiệu quả do không tận dụng hết nguồn lực sẵn có

o

Các điểm nằm trên đường PPF (A, B, C, D) là những điểm sản xuất hiệu
quả vì đã tận dụng hết khả năng sẵn có
3





Đường PPF là một đường cong lồi dốc xuống từ trái sang phải
có nghĩa là chi phí cơ hội có xu hướng tăng dần khi một hàng hoá được sản xuất
thêm



Theo thời gian nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, công nghệ)
của mỗi quốc gia có khuynh hướng gia tăng đường PPF sẽ dịch chuyển ra phía
ngoài

4


CHƯƠNG 2: CUNG - CẦU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG
I. Cầu về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
1. Khái niệm cầu
Cầu nói lên số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng
mua ở các mức giá khác nhau trong điều kiện các yếu tố khác không đổi trong một
khoảng thời gian nhất định.
Lưu ý:
• Điều kiện để hình thành cầu:
o Điều kiện cần: Người tiêu dùng có khả năng thanh toán
o Điều kiện đủ: Người tiêu dùng sẵn sàng mua
• Phân biệt cầu và nhu cầu:
o Nhu cầu: là mong muốn của người tiêu dùng đồi với việc tiêu dùng hàng
hoá và dịch vụ. Theo bản năng con người luôn luôn muốn có nhiều hơn ít
vì vậy nhu cầu là vô hạn
o Cầu chỉ những nhu cầu có khả năng thanh toán

• Phân biệt giữa cầu và lượng cầu
o Cầu: chỉ hành vi của người mua. Nó không phải là một con số cụ thể mà
là tạp hợp hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng
mua ở mỗi mức giá khác nhau
o Lượng cầu: lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn
sàng mua tại một mức giá cụ thể
• Khi nghiên cứu về cầu chúng ta phải xác định cầu trong phạm vi về thời gian và
không gian cụ thể vì trong khoảng thời gian dài lượng cầu sẽ nhiều hơn trong
một khoảng thời gian ngắn, do vậy phải giới hạn về thời gian để biết được chính
xác lượng cầu.
2. Hàm số cầu
Hàm cầu là một hàm số phản ánh mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố xác
định cầu trong một phạm vi thời gian và không gian nhất định


Hàm cầu tổng quát: QD = f ( PX , PXY , I , P0 , Tas, E ,...)
5


o QD: Lượng cầu của hàng hoá X
o Px: Giá cả hàng hoá X
o PXY: Giá cả của hàng hoá liên quan
o I: Thu nhập của người tiêu dùng
o P0: Quy mô về dân số và thị trường
o Tas: Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng
o E: Kỳ vọng của người tiêu dùng
• Hàm cầu là một hàm đa biến. Để đơn giản, người ta giả định hàm cầu chỉ phụ
thuộc vào giá. Lúc này hàm cầu có dạng tuyến tính
QD = a.P + b (a<0) hay P = f (QD )


o QD: Lượng cầu
o P: Giá cả của hàng hoá đó
Ví dụ: Hàm cầu cảu sản phẩm X có dạng: QD = -2P + 80 hay P =

1
QD + 40
2

3. Đường cầu
Đường cầu được thể hiện trên hệ trục toạ độ trong đó trục hoành là lượng cầu và
trục tung là giá cả hàng hoá. Là đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu
của một hàng hoá nào đó trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Lưu ý:


Đường cầu thường có xu hướng

P

dốc xuống từ trái sang phải phản
ánh quy luật cầu thể hiện mối quan
hệ nghịch biến giữa giá cả và lượng
cầu khi các yếu tố khác tác động
đến cầu không đổi


Đường cầu thị trường là tập hợp
các đường cầu của các cá nhân, các

D


tác nhân kinh tế tham gia thị
Hình 2.1: Hình dạng đường cầu

6


trường, do vậy đường cầu thị trường thường là đường cong dốc xuống từ trái
sang phải.


Một số dạng đặc biệt của đường cầu

P

Đường cầu nằm ngang

o


Giá không đổi, lượng cầu

D

P0

có lúc mua nhiều, có lúc không mua


Trường hợp này xảy ra

với những hàng hoá theo thời trang,
thời vụ

Q
Q1
Q2
Hình
Hình 2.2:
2.2: Đường
Đường cầu
cầu nằm
nằm ngang
ngng

Ví dụ: Áo ấm, áo mưa, ...
Đường cầu thẳng đứng

o


Giá thay đổi nhiều, lượng
cầu vẫn không thay đổi



Thông thường đây là
đường cầu của các hàng hoá thiết

P
P2

P1

yếu mà giá cả của chúng nhỏ so với
thu nhập của người tiêu dùng

D

Q1

Q

Hình 2.3: Đường cầu thẳng đứng

Đường cầu dốc lên từ trái sang

o
phải:


Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá cả và lượng cầu (giá
càng cao lượng càng tăng)



Đây là đường cầu của những mặt hàng đang thịnh hành, hàng
hoá chịu ảnh hưởng tết, lễ hội truyền thống, ...

4. Luật cầu
"Khi gia cả một mặt hàng nào đó tăng lên hay giảm đi trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm đi hay tăng lên"

• Nếu giá cả một mặt hàng nào đó tăng lên, người tiêu dùng sẽ thay thế nó
bằng một mặt hàng tương tự mà có giá thấp hơn. Kết quả là lượng cầu về
mặt hàng có giá tăng sẽ giảm xuống.

7


Mặt khác, giá mặt hàng tăng làm cho người tiêu dùng cảm thấy nghèo hơn nên họ
không có điều kiện để tiêu dùng mặt hàng đó. Kết quả là lượng cầu về mặt hàng có giá
tăng sẽ giảm xuống.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
o Giá của hàng hoá liên quan (hàng hoá thay thế, hàng hoá liên quan, hàng hoá
độc lập)
o Thu nhập của dân cư
o Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng
o Kỳ vọng của người tiêu dùng
6. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu
a. Sự di chuyển

P

Phản ánh sự thay đổi xảy ra trên đường cầu do
giá của bản thân hàng hóa đó thay đổi làm lượng

P2

cầu thay đổi.

A
B


P1

b. Sự dịch chuyển

D
Q1

Khi các yếu tố khác ngoài giá của hàng hoá X

Q

Q2

Hình 2.4: Sự di chuyển đường cầu

thay đổi thì sẽ làm cho cầu hàng hoá X và đường
cầu hàng hoá X dịch chuyển
P

P

D2

D1

D1

D2


Q
Hình 2.4: Đường cầu dịch chuyển sang phải
(dịch chuyển tăng)

Q
Hình 2.4: Đường cầu dịch chuyển sang trái
(dịch chuyển giảm)

II. Cung về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
1. Khái niệm cung

8


Cung nói lên số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong điều kiện các yếu tố khác không đổi trong một
khoảng thời gian nhất định.
Lưu ý:
• Điều kiện để hình thành cung:
o Điều kiện cần: Người sản xuất có khả năng cung cấp hàng hoá
o Điều kiện đủ: Người sản xuất sẵn sàng bán
2. Hàm số cung
Hàm cung là một hàm số thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung và các yếu tố
xác định cung trong một phạm vi thời gian và không gian nhất định
Qs = f (P, C, G, Tec, N, E, …)
Trong đó:
Qs: Số lượng cung ứng
P : Giá cả của hàng hoá
C: Chi phí đầu vào
G : Tác động của Chính phủ (thuế, trợ cấp)

Tec: Trình độ kỹ thuật và công nghệ
N : Số lượng người sản xuất
E : Kỳ vọng của người sản xuất
3. Đường cung
Đường cung là đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung của hàng
hoá nào đó trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
4. Luật cung
“Khi giá một mặt hàng nào đó tăng lên hay giảm xuống trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi thì luợng cung mặt hàng nào đó cũng tăng lên hay giảm xuống”
Khi giá mặt hàng nào đó tăng lên sẽ trở thành động lực thu hút nhiều người sản
xuất mới tham gia thị trường. Kết quả là lượng cung về mặt hàng đó tăng lên.
Khi giá mặt hàng nào đó tăng lên làm cho lợi nhuận của nhà sản xuất tăng lên
làm cho họ có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất. Kết quả là lượng cung về mặt
hàng đó tăng lên.
9


5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
o Giá của yếu tố đầu vào
o Trình độ kỹ thuật công nghệ
o Chính sách thuế, trợ cấp của Chính phủ
o Số lượng người sản xuất
o Kỳ vọng của người sản xuất
6. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung
a. Sự di chuyển
Phản ánh sự thay đổi xảy ra trên đường cung do giá của bản thân hàng hóa đó thay
đổi làm lượng cầu thay đổi.
b. Sự dịch chuyển
Khi các yếu tố khác ngoái giá của hàng hoá X thay đổi thì sẽ làm cho cầu hàng hoá
X và đường cung hàng hoá X dịch chuyển

Đường cung dịch chuyển sang trái: dịch chuyển tăng
Đường cung dịch chuyển sang phải: dịch chuyển giảm

III. Cân bằng cung cầu
1. Trạng thái cân bằng cung cầu
Cân bằng thị trưùơng được thiết lập ở mức giá mà tạo đó lượng cung bằng
lượng cầu hay nói cách khác là tạo mức giá mà người bán muốn bán và người
mua muốn mua

Khi thị trường không đạt trạng thái cân bằng thì giá cả có xu hướng vận động

10


• Nếu giá cả hàng hoá nào đó đang ở mức cao, cung cao hơn cầu thì xảy ra tình
trạng dư thừa. Để bán được hàng, người bán phải hạ giá bán. Giá hạ làm cầu
tăng và cung giảm.
• Nếu giá hàng hoá đang ở mức thấp, cung thấp hơn cầu thì trên thị trường sẽ có
tình trạng thiếu hàng. Để mua được hàng, người mua sẽ phải trả giá cao hơn.
Giá tăng làm cung tăng và cầu giảm.
• Sự tác động của cung và cầu sẽ dẫn đến lúc nào đó trên thị trường cung và cầu
bằng nhau. Tại mức giá mà cung và cầu bằng nhau gọi là giá thị trường hay giá
cân bằng.
* Sự thay đổi trạng thái cân bằng
Giá và lượng cân bằng sẽ thay đổi khi có sự di chuyển của đường cung và
đường cầu
a. Cung không đổi, cầu thay đổi:
Khi cung không đổi, cầu tăng thì cả giá và sản lượng cân bằng tăng
Khi cung không đổ, cầu giảm thì cả giá và sản lượng cân bằng đều giảm
b. Cầu không đổi, cung thay đổi:

Khi cầu không đổi, cung tăng thì giá cân bằng giảm và lượng cân bằng
tăng
Cầu không đổi, cung giảm thì giá tăng và lượng cân bằng giảm
c. Cả cung và cầu đều thay đổi
Cung tăng, cầu tăng:

Sản lượng chắc chắn tăng
Giá có thể tăng (cung tăng chậm hơn), giảm

(cung tăng nhanh hơn) hoặc không đổi (cung và cầu tăng một lượng như
nhau)
Cung giảm, cầu giảm:

Sản lượng chắc chắn giảm
Giá có thể tăng (cung giảm nhanh hơn), giảm

(cung giảm chậm hơn) hoặc không đổi (cung và cầu giảm một lượng như
nhau)
Cầu tăng, cung giảm:

Giá chắc chắn tăng

11


Sản lượng có thể tăng (cầu tăng nhanh hơn
cung giảm), giảm (cầu tăng chậm hơn cung giảm) hoặc không đổi (cung
và cầu tăng và giảm một lượng như nhau)
Cầu giảm, cung tăng:


Giá chắc chắn giảm
Sản lượng có thể tăng (cầu giảm chậm hơn

cung tăng), giảm (cầu giảm nhanh hơn cung tăng) hoặc không đổi (cung
và cầu tăng và giảm một lượng như nhau)

IV. Sự can thiệp của chính phủ
1- Kiểm soát giá: giá trần, giá sàn
Giá trần hay còn gọi là giá tối đa
Giá trần là mức giá cao
nhất mà Chính phủ quy định và
cho phép các doanh nghiệp được
quyền cung ứng hàng hoá theo

(S)

P

mức giá này để bảo vệ lợi ích cho
người tiêu dùng.
Giá trần thấp hơn mức giá

P0

cân bằng nên tại mức giá này

P1

Thieáu huït


lượng cung nhỏ hơn lượng cầu
gây nên tình trạng thiều hụt hàng

QS1

hoá trên thị trường

(D)
QD1

Q0

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt hàng hoá trên, Chính phủ thường dùng biện
pháp nhập khẩu chịu lỗ và phân phối theo định luợng
Giá sàn hay còn gọi là giá tối
thiểu

P

Đây là mức giá thấp nhất
mà Chính phủ quy định và cho

Dư thừa

(S)

`

P1


Số tiền CP phải
chi để mua
lượng dư thừa

P0

phép các doanh nghiệp được
quyền cung ứng hàng hoá theo

(D)
QD1

Q0

QS1

Q

mức giá này để bảo vệ lợi ích cho người sản xuất
12


Giá sàn cao hơn giá cân bằng nên taịo mức giá này lượng cung lớn hơn lượng
cầu gây ra tình trạng dư thừa hàng hoá
Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ sẽ tham gia thị trường với tư cách là
một người mua làm cho cầu trên thị trường có xu hướng tăng lên.

2- Tác động của thuế

Giả sử Chính phủ áp dụng một chính sách thuế là t đồng/đvsp bán ra làm cho cung

giảm và đường cung dịch chuyển sang trái
Hàm cung ban đầu: P = aQs + b
Hàm cung sau thuế: Pt = aQs + b + t
Trạng thái cân bằng mới trên thị trường có mức sản lượng là Q 1 và mức giá cân
bằng mới là P1 cũng là mức giá thực tế mà người mua phái trả và P 2 là mức giá thực
tế mà người sản xuất nhận được sau khi có thuế.

13


CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG
I. Lý thuyết về lợi ích (hữu dụng)
1. Khái niệm về lợi ích và lợi ích cận biên
Lợi ích là sự thoả mãn mà một người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng một
loại hàng hoá nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác
một loại hàng hoá nào đó được cho là hữu ích khi nó mang lại sự thoả mãn cho
người tiêu dùng nó.
Tổng lợi ích (TU) là toàn bộ mức độ thoả mãn mà người tiêu dùng nhận được
khi tiêu dùng một tập hợp hàng hoá nhất định trong một khoảng thời gian nhất
định. Tổng lợi ích phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được tiêu dùng.
Lợi ích cận biên (MU) là phần lợi ích tăng thêm khi người tiêu dùng sử dụng
thêm một đơn vị sản phẩm. Hay nói cách khác là sự thay đổi trong tổng lợi ích
khi thay đổi một đơn vị sản phẩm tiêu dùng.
MUn = TUn – TU n-1 = ∆TU/∆Q hoặc MU = dTU/dQ = (TU)’ Q
2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Lợi ích biên của một hàng hoá có xu hướng giảm dần khi lượng hàng hoá đó
được tiêu dùng nhiều hơn trong một thưòi gian nhất định
II. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu
1. Tối đa hoá lợi ích người tiêu dùng
Giả sử người tiêu dùng bỏ ra một số tiền nhất định là I để mua hai loại hàng hóa

là X và Y
Giá hàng hoá X là PX và giá hàng hoá Y là PY
Lúc này người tiêu dùng bị giới hạn bởi ngân sách: I = X. PX + Y. PY (1)
Giá trị lợi ích tăng thêm khi người tiêu dùng bỏ ra một đồng thu nhập để tiêu
dùng thêm một đơn vị hàng hoá X là hàng hoá Y lần lượt là MU X/PX và
MUY/PY.
Nếu MUX/PX > MUY/PY lúc này người tiêu dùng nên tăng tiêu dùng hàng hoá
X và giảm tiêu dùng hàng hoá Y

14


Nếu MUX/PX < MUY/PY lúc này người tiêu dùng nên tăng tiêu dùng hàng hoá
Y và giảm tiêu dùng hàng hoá X
Như vậy người tiêu dùng sẽ tiêu dùng sao cho giá trị lợi ích tăng thêm khi
người tiêu dùng bỏ ra 1 đồng thu nhập để tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hoá X
bằng với giá trị lợi ích tăng thêm khi người tiêu dùng bỏ ra 1 đồng thu nhập để
tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hoá Y tức là: MUX/PX = MUY/PY (2)
Quy tắc lựa chọn của người tiêu dùng 2 loại hàng hoá X và Y phải thoả mãn
điều kiện cần và điều kiện đủ:
I = X. PX + Y. PY (1)
MUX/PX = MUY/PY (2)
2. Đường ngân sách và đường bàng quan (đẳng ích).
Đường ngân sách là đường biểu diễn tất cả những phối hợp tiêu dùng tối đa giữa
các số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua được với nguồn thu nhập
và mức giá nhất định.
Phương trình đường ngân sách: I = X.PX + Y.PY hoặc Y = I/PY – PX/PY. X
Đường bàng quan là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa 2 hay nhiều loại sản
phẩm cùng mang lại một mức thoả mãn cho người tiêu dùng.


15


CHƯƠNG 4: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
I. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1. Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà trong đó có rất
nhiều người mua và rất nhiều người bán một loại sản phẩm đồng nhất trên thị
trường.
Đặc điểm:
-

Số lượng thành viên tham gia mua, bán rất nhiều

-

Sản phẩm được bán trên thị trường là đồng nhất

-

Sản phẩm được bán theo giá thị trường

-

Thông tin được cung cấp cho thị trường rất đầy đủ

-

Không có rào cản gia nhập ngành cũng như rời bỏ ngành cả về mặt kinh tế
lẫn về mặt pháp lý


2. Đường cầu của doanh nghiệp
Đường cầu của doanh nghiệp là đường nằm ngang song song với trục hoành tại
mức giá cân bằng thị trường thể hiện doanh nghiệp là người chấp nhận giá.
3. Tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp trong cạnh tranh hoàn hảo
Một số khái niệm
Lợi nhuận (Π) là mức chênh lệch giữa tổng doanh thu do bán hàng hay cung
cấp dịch vụ với tổng chi phí của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian
Π = TR – TC = P. Q – AC.Q = (P – AC). Q
Nếu Π > 0: Doanh nghiệp có lợi nhuận siêu ngạch
Nếu Π < 0: Doanh nghiệp bị thua lỗ
Nếu Π = 0: Doanh nghiệp hoà vốn
Trong đó:

TR là tổng doanh thu của doanh nghiệp
TC là tổng chi phí của doanh nghiệp
Q là sản lượng
P – AC là lợi nhuận bình quân trên một đơn vị sản phẩm bán ra

Doanh thu (TR) là tổng thu nhập của doanh nghiệp từ việc bán sản phẩm hay
cung cấp dịch vụ trong một đơn vị thòi gian.
16


TR = P. Q
Doanh thu trung bình (AR): là doanh thu bình quân trên một đơn vị sản phẩm
bán ra
AR = TR/Q = P
Doanh thu biên (MR): là doanh thu tăng thêm khi doanh nghiệp bán thêm một
đơn vị sản phẩm

MR = ΔTR/ΔQ hoặc MR = (TR)’Q
Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng
chi phí : Π = TR – TC
Để tối đa hoá lợi nhuận thì

Π’ = 0
 (TR – TC)’ = 0
 MR = MC

Tối đa hoá lợi nhuận trong trường hợp có thuế của Chính phủ
Trường hợp thuế độc lập với sản lượng (thuế khoán)
Giả sử Chính phủ đánh một khoản thuế là T đồng thì khoản thuế này sẽ làm tăng
tổng chi phí ở phần chi phí cố định còn chi phí biến đổi thì không đổi
TC = TC + T
Chi phí biên cũng không thay đổi
Chi phí bình quân tăng lên ACT = AC + T/Q làm cho sản lượng tối đa hoá lợi
nhuận của doanh nghiệp cũng không đổi, giá bán và tổng doanh thu giữ nguyên
nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm đi đúng bằng khoản thuế này
ΠTmax = Πmax – T
Trường hợp thuế thay đổi theo sản lượng
Giả sử Chính phủ đánh một khoản thuế là t đồng/đvsp bán ra thì khoản thuế này sẽ
làm tăng tổng chi phí ở phần chi phí biến đổi:
TCt = TC + t.Q
17


Chi phí biên tăng lên một lượng đúng bằng t: MCt = MC + t
Chi phí bình quân cũng tăng lên: AC t = AC + t làm cho sản lượng tối đa hoá lợi
nhuận của doanh nghiệp cũng giảm xuống, giá bán thì tăng lên và lợi nhuận của

doanh nghiệp cũng sẽ giảm xuống.
Để tối đa hoá lợi nhuận trong doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất ở một mức
sản lượng nào đó mà tại đó: MR = MC hay P = MC
II. Thị trường độc quyền thuần túy (độc quyền bán)
1. Khái niệm
Thị trường độc quyền thuần tuý là thị trường mà trong đó chỉ có một người bán
duy nhất một loại sản phẩm riêng biệt không có sản phẩm thay thế tốt
2. Đặc điểm
o Chỉ có một người bán duy nhất trên thị trường và rất nhiều người mua
o Sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất và không có sản phẩm thay thế
tốt
o Doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp ấn định giá
o Gia nhập ngành bị cản trở bởi pháp luật, quy mô, kỹ thuật sản xuất, …
3. Tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền
Πmax  MR = MC

18


CHƯƠNG 5. KHÁI QUÁT KINH TẾ VĨ MÔ
I. Những vấn đề kinh tế vĩ mô
Những vấn đề của một nền kinh tế là rất nhiều, tuy nhiên cho đến nay các nhà
kinh tế vĩ mô gần như đều hướng các nghiên cứu vào mục đích giải thích và đề xuất
các giải pháp cho bốn vấn đề chính yếu là: Lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, thâm
hụt (bao gồm thâm hụt ngân sách Chính phủ và thâm hụt cán cân thương mại)
1. Lạm phát
Nền kinh tế có lạm phát khi giá cả hàng hoá và dịch vụ gia tăng gần như đồng
loạt và liên tục. Khi giá cả phần lớn hàng hoá và dịch vụ giảm xuống đồng loạt, người
ta nói nền kinh tế có giảm phát. Mức độ lạm phát được đo bằng tỷ lệ lạm phát, đó là tỷ
lệ phần trăm tăng của mức giá hoặc chỉ số giá

Chỉ số giá là tỷ lệ so sánh giữa số tiền phải trả để mua một giỏ hàng trong một
năm hoặc một thời kỳ và số tiền phải trả để mua giỏ hàng đó vào năm gốc hoặc thời kỳ
gốc
Công thức tính tỷ lệ lạm phát
Chỉ số giá năm hiện hành - Chỉ số giá năm trước
Tỷ lệ lạm phát =
x 100
Chỉ số giá năm trước
* Lạm phát và giá trị tiền tệ: Lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ, nếu nền kinh
tế có lạm phát thì cùng với một số tiền chỉ có thể mua được một lượng hàng hoá ít hơn
so với kỳ trước. Giá trị của tiền tệ giảm gần như theo cùng một tỷ lệ với tỷ lệ lam phát
Ngoài ra giá trị tiền tệ còn đươc đánh giá thông qua tỷ giá hối đoái. Lạm phát là
hiện tượng phổ biến ở các nước, nhưng giữa các nước có tỷ lệ lạm phát khác nhau, sự
khác nhau về tỷ lệ lạm phát trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sự thay đổi tỷ giá hối
đoái theo hướng nước nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng tiền của nước đó sẽ bị
giảm giá so với đồng tiền của nước kia.
* Tác động của lạm phát
- Làm cho tiền bị mất giá.
- Tạo ra những thay đổi không được dự kiến của giá trị tiền tệ do lạm phát
không dự đoán được.
- Phân phối lại thu nhập.
- Lạm phát là chi phí cơ hội của việc giữ tiền, khuyến khích gia tăng một cách
vô ích một số giao dịch không cần thiết.
19


2. Thất nghiệp
* Khái niệm:
- Thất nghiệp hay mức thất nghiệp của nền kinh tế là số người lớn (trên 15 tuổi)
không có việc làm và đang tìm việc làm.

- Nhân dụng hay mức nhân dụng là số người lớn (trên 15 tuổi) đang có việc làm.
- Lực lượng lao động hoặc dân số hoạt động là tổng cộng mức nhân dụng và
mức thất nghiệp.
- Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của mức thất nghiệp tính trên lực lượng lao
động.
Vấn đề thất nghiệp ngày càng trở thành một vấn đề kinh tế xã hội khó giải
quyết, các Chính phủ muốn theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của nó để có những chính
sách thích hợp do vậy nó có thể được đo lường hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.
* Tổn thất của thất nghiệp: một mức thất nghiệp cao gây ra những tổn thất cho
xã hội thể hiện ở bốn khía cạnh:
- Tổn thất về sản lượng và thu nhập
- Làm xói mòn nguồn vốn con người
- Làm gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội
- Tổn thất về nhân phẩm
3. Chu kỳ kinh tế
* Khái niệm: Chu kỳ kinh doanh (kinh tế) là sự dao động của GDP thực có tính
chu kỳ quanh xu hướng tăng lên của sản lượng tiềm năng.
Sản
lượng
thực

Yr

Một chu kỳ
Đỉnh

Yp

C
A


B

Đáy

Thời gian

Hình 5.1: Chu kỳ kinh tế
Yr (Real Output) là sản lượng thực tế là mức sản lượng đang tồn tại trong
thực tế.
Yp (Potential Ouput) là sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối ưu mà
nền kinh tế có thể đạt được trong điều kiện toàn dụng nhân công mà không làm
20


lạm phát tăng quá cao. Sản lượng tiềm năng luôn có xu hướng tăng lên là do sự
gia tăng của các yếu tố nguồn lực (dân số, tài nguyên, khoa học kỹ thuật, vốn,...)
Một chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn nối tiếp nhau đó là:
• Giai đoạn sa sút (A B): là giai đoạn giảm sút nhịp độ hoạt động kinh
tế, sản lượng thời kỳ sau thấp hơn sản lượng thời kỳ trước.
• Đáy (B): Là giai đoạn kết thúc giai đoạn sa sút. Đây là giai đoạn có mức
sản lượng thấp nhất chu kỳ.
• Giai đoạn tiến triển (BC): là giai đoạn gia tăng nhịp độ hoạt động kinh
tế (giai đoạn phục hồi), sản lượng tăng lên.
• Đỉnh (C): là điểm có mức sản lượng cao nhất chu kỳ, kết thúc giai đoạn
phát triển để bắt đầu một giai đoạn sa sút mới.
Chu kỳ kinh tế dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước và sự tác động
của Chính phủ.
Nền kinh tế suy thoái khi giai đoạn sa sút trở nên nghiêm trọng, khi nền kinh tế
ở vào một thời kỳ mà GDP thực giảm quá nhiều so với kỳ trước người ta nói nền kinh

tế đang bị khủng hoảng.
Nền kinh tế tăng trưởng khi giai đoạn tiến triển kéo dài.
* Tác động của chu kỳ kinh tế
• Biến động giá cả: Thời kỳ sản lượng tăng nhanh thì giá tăng và ngược lại
thời kỳ sản lượng giảm sút thì giá giảm.
• Gây ra thất nghiệp và lạm phát:
 Khi nền kinh tế suy thoái gây nên tình trạng thất nghiệp.
 Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh gây nên tình trạng lạm phát
4. Thâm hụt
Ngày nay thâm hụt (bao gồm thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương
mại) trở thành một vấn đề thu hút nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế vĩ mô vì trong
một số thời kỳ gần đây, thâm hụt trở thành căn bệnh kinh niên của nhiều nước, những
hậu quả của nó không phải có thể nhanh chóng dễ dàng khắc phục được
a) Thâm hụt Ngân sách Chính phủ: là chênh lệch thu (thuế) và chi ngân sách
Ngân sách Chính phủ thặng dư hay thâm hụt phụ thuộc đáng kể vào chu kỳ kinh
tế. Trong giai đoạn tiến triển thu nhập từ thuế khoá tăng trong khi chi tiêu của Chính
phủ đặc biệt là trợ cấp thất nghiệp và bảo trợ xã hội giảm xuống do đó ngân sách
thường thặng dư và ngược lại
Giải pháp:
• Vay:
o Trong nước: NHTW (phát hành tiền), dân chúng (trái phiếu Chính phủ)
21


o Vay nợ nước ngoài, tìm các nguồn viện trợ...
• Tăng thu và giảm chi tiêu Chính phủ
b) Thâm hụt cán cân thương mại
Cán cân thương mại là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu cán cân thương mại thặng dư (còn gọi là xuất
siêu) và ngược lại cán cân thương mại thâm hụt (còn gọi là nhập siêu).

Giải pháp:
• Tăng giá trị xuất khẩu và giảm giá trị nhập khẩu
• Tăng tỷ giá hối đoái
• Thực hiện các biện pháp khác
c. Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng
buôn bán hàng hóa và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân
và Chính phủ một nước với phần còn lại của thế giới.
Cán cân thanh toán quốc tế có hình thức như một tài khoản gồm bên có và bên
nợ.
• Bên có: Phản ảnh những hoạt động mạng tính chất xuất khẩu, thu ngoại tệ.
• Bên nợ: Phản ảnh những hoạt động mạng tính chất nhập khẩu, tiêu ngoại tệ.
Cán cân thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thanh toán quốc tế
Giải pháp:
• Tăng cán cân thương mại
• Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
• Biện pháp khác

II. Mô hình tổng cung – tổng cầu
1. Tổng cầu (AD – Aggregate Demand)
a. Khái niệm:
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân trong nền
kinh tế muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau, các yếu tố khác là
không đổi trong một thời kỳ nhất định.
Các tác nhân trong nền kinh tế bao gồm: Hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ
và khu vực nước ngoài
Các mô hình tổng cầu:
• Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn (Hộ gia đình và doanh nghiệp).
AD = C + I
22



• Tổng cầu trong nền kinh tế đóng (Hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính
phủ).
AD = C + I + G
• Tổng cầu trong nền kinh tế mở (Hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ và
khu vực nước ngoài).
AD = C + I + G + NX
Trong đó:
C là cầu của hộ gia đình
I là cầu của doanh nghiệp
G là cầu của Chính phủ
NX = X - M là cầu của khu vực nước ngoài
b. Đường tổng cầu theo giá
Đường tổng cầu theo giá là đường cong dốc xuống lồi về phía gốc tọa độ thể hiện
mối quan hệ nghịch biến giữa giá cả và sản lượng.

P

AD
Y

Hình 5.2: Đồ thị đường tổng cầu
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu
• Biến nội sinh: Giá cả hàng hoá
• Biến ngoại sinh:
 Sản lượng hay thu nhập (thu nhập thường xuyên và thu nhập dự đoán)
 Sở thích
 Chính sách kinh tế của chính phủ (chính sách tài khoá, chính sách tiền
tệ, chính sách cho vay ưu đãi, chính sách thuế)

 Tình hình kinh tế xã hội của đất nước
 Hiệu ứng của cải
23


2. Tổng cung (AS – Aggregate Suppy)
a. Khái niệm
Tổng cung là tổng khối lượng hàng hoá dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh
tế có khả năng và sẵn sàng cung ứng trong nền kinh tế tương ứng với từng mức giá
khác nhau, các yếu tố khác đã cho là không đổi trong một thời gian nhất định.
b. Đường tổng cung theo giá
Đường tổng cung theo giá là đường cong dốc lên thể hiện mối quan hệ đồng
biếb giữa giá cả và sản lượng.
Khi giá tăng lên một tí là lượng cung tăng lên nhưng tốc độ tăng giảm dần do
nguồn lực là có giới hạn.

Hình 5.3:
Đồ thị đường tổng cung theo giá
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung
• Biến nội sinh: Giá cả hàng hoá dịch
vụ
• Biến ngoại sinh:
 Chi phí sản xuất (lao động,
vốn, công nghệ, thuế, … )
 Chính sách của chính phủ (trợ
cấp, thuế, ....)
3. Cân bằng tổng cung và tổng cầu
Khi kết hợp tổng cung tổng cầu trên cung
một hệ trục toạ độ ta sẽ xác định được cân bằng
cung cầu. Tại đó ta có mức sản lượng cân bằng và

mức giá cân bằng. là giá trị của toàn bộ lượng
hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp trong
nước muốn cung ứng cho nền kinh tế tại mỗi mức
giá.
Trong nền kinh tế tồn tại 3 trường hợp cân
bằng sau:

P

AS

P2
P1

Y1

Y

Y2

Hình 5.4: Đồ thị 3 trường hợp
cân bằng tổng cung, tổng cầu
24
ADA


P

AS


P

P

AS

AS

Trên đồ thị Yp là mức sản lượng tiềm năng, đó là mức sản lượng tối ưu mà nề
kinh tế có thể đạt được trong điều kiện toàn dụng nhân công (sử dụng hợp lý các nguồn
lực) mà không làm lạm
Eo phát tăng cao.
Eo
YoPolà sản lượng cân bằng, tại đóPo
cầu hàng hoá dịch
bằng cung hàng hoá
Eo vụ đúngPo
và dịch vụ.
AD
AD
Yo Yp
III. Mục tiêu và công
cụ kinh tếY vĩ mô

1. Các mụcCân
tiêubằng
kinhkhiếm
tế vĩ mô
dụng


Yp

Y

Yp Yo

Y

Cân bằng toàn dụng Cân bằng trên mức toàn dụng

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một nước thường được đánh giá thông qua 3 dấu
hiệu chủ yếu là ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội; muốn vạy các chính sách
kinh tế vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
a. Mục tiêu sản lượng
Thước đo sản lượng toàn diện là tổng sản phảm quốc dân (GNP). Cụ thể là GNP
thực tế tăng nhanh, ổn định và vững chắc (Yo tăng tiến sát đến Yp)
b. Mục tiêu công ăn việc làm
Đạt tỷ lệ công ăn việc làm cao không phải chỉ đơn thuần là một mục tiêu kinh tế mà
còn ảnh hưởng lớn về tâm lý, xã hội.
Tạo được nhiều công ăn việc làm, làm giảm thất nghiệp không tự nguyện, duy trì ở
mức thất nghiệp tự nhiên.
c. Mục tiêu ổn định giá cả
Đảm bảo ổn định giá cả trong điều kiện thị trường tự do hoạt động, giá cả không
tăng cũng không giảm quá nhanh.
Giá cả do thị trường tự do quyết định là một cách có hiệu quả để tổ chức sản xuất và
làm cho thị trường đáp ứng được thị hiếu của nhân dân.
c. Mục tiêu kinh tế đối ngoại
Ổn định tỷ giá hối đoái
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
d. Mục tiêu phân phối công bằng

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của các quốc gia trong quá trình phát
triển kinh tế. Sự phân phối thu nhập khó thực hiện được công bằng bởi trong xã hội
mọi người có thể khác nhau về quyền sở hữư tài sản, khác nhau về năng lực, khác
nhau về trình độ. Thị trường không thể giải quyết hiệu quả vấn đề công bằng nên
Chính phủ phải có các công cụ (thuế) nhằm phân phối lại thu nhập.
25


×