Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nâng cao hiệu quả quàn lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.86 KB, 30 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phân cấp đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam đã giúp chính quyền các địa
phương tự chủ nhiều hơn về mọi lĩnh vực như quản lý hành chính, quản lý kinh tế - tài chính.
Trong đó, bao gồm việc quản lý thu - chi NSNN địa phương. Tại mỗi địa phương, tính chủ
động, tính bền vững trong việc tạo ra nguồn thu NSNN và chính sách chi tiêu NSNN hợp lý
nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển KT – XH, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
phản ánh hiệu quả của công tác quản lý NSNN tại địa phương (huy động nguồn lực và chi
tiêu công).
Quản lý NSNN thời gian qua đang thu hút sự quan tâm của cả những nhà làm chính
sách lẫn nhà nghiên cứu. Luật NSNN đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9
vào ngày 26/06/2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, nhằm mục tiêu thích ứng
Hiến pháp 2013 là nâng cao hiệu quả quản lý, tạo động lực phát triển, đổi mới phương thức
quản lý ngân sách phù hợp với thực tiễn phát triển KT – XH đất nước, tăng cường phân cấp
quản lý ngân sách, phát huy tính chủ động của ba cấp chính quyền địa phương trong quản lý
tài chính địa phương.
Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng cung cấp sản
lượng lương thực quan trọng, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo,
hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát
triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực
và cả nước. Trong những năm qua, công tác quản lý NSNN tại Tỉnh có nhiều đổi mới theo
hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa phát huy hết
hiệu quả quản lý NSNN. Thực tiễn trên đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải có những giải pháp
đồng bộ và kịp thời, để nâng cao được hiệu quả quản lý NSNN của địa phương trong bối
cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, để phấn đấu đạt
được mục tiêu đề ra về phát triển KT – XH tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020, việc nâng
cao hiệu quả quản lý NSNN là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản
lâu dài. Đó cũng là lý do của tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách
nhà nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020” làm luận án.


2. Các nghiên cứu trước về chủ đề có liên quan
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề NSTW, NSĐP,
quản lý NSNN và hiệu quả quản lý NSNN. Cụ thể:
Sự phát triển ổn định và bền vững của một địa phương, cũng giống như một đất nước,
phụ thuộc phần lớn vào các hoạt động KT – XH. Trong chiến lược phát triển KT – XH, việc


2

huy động nguồn lực và phân bổ chi tiêu công luôn được đề cập đến như một trong những
thành tố quan trọng. Quản lý thu - chi NSNN vừa là kết quả của sự phát triển KT – XH trong
từng giai đoạn, vừa là một động lực cho sự phát triển đó ở giai đoạn tiếp theo. Bởi vậy,
“NSĐP nên được xem như những phương tiện kích thích kinh tế địa phương chứ không phải
là mục đích sau cùng” (Brodjonegoro và Bambang, 2004).
Sức khỏe của NSĐP không chỉ thể hiện ở số thu bình quân trên đầu người mà quan
trọng hơn còn thể hiện ở tính bền vững. Theo Rosengard và Jay et al (2006), ngân sách được
tạo nên bởi các nguồn thu có tính tái tạo như thuế, lệ phí,... sẽ bền vững hơn nhiều so với
ngân sách được tạo nên bởi các nguồn thu một lần như chuyển nhượng quyền sử dụng đất
hay vay nợ,….
Tiếp nối những thảo luận về huy động nguồn thu cho NSĐP ở Việt Nam theo Reino
và ctv (2005) nghiên cứu về quá trình triển khai hệ thống thuế tại thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2001 - 2004 trong bối cảnh phân cấp, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của hệ
thống bền vững đối với tăng trưởng kinh tế và chi tiêu công cho các dịch vụ y tế và giáo dục.
Cũng bàn về mô hình NSĐP, một nghiên cứu khác của Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai
Hoài (2009) gợi ý mô hình ngân sách cho các đô thị lớn ở Việt Nam, tập trung vào hai vấn
đề: một là phân định nhiệm vụ chi của chính quyền đô thị, từ đó cải cách quản trị hành chính
đô thị, đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ công đô thị, hai là
thiết lập tính bền vững nguồn thu cho chính quyền đô thị bằng cách tối đa hóa nguồn thu
riêng của địa phương (nguồn thu 100%) và tăng cường quyền quyết định nguồn thu thuế cho
chính quyền đô thị.

Về chi NSNN, theo Rosengard và Jay et al (2006), ngân sách ưu tiên chi cho đầu tư
phát triển sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế bền vững. Quan điểm này rất tương
đồng với nhận định của Brodjonegoro và Bambang (2004): “Trách nhiệm của chính quyền
địa phương trước cử tri là phải đảm bảo việc cung ứng dịch vụ công cơ bản tốt hơn và không
chi tiêu quá nhiều cho các hoạt động thường xuyên”. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của số
chi không được vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Một nội dung nghiên cứu rất tương đồng với nội dung nghiên cứu của luận án này,
nhưng khác nhau về địa bàn nghiên cứu cũng như phương pháp tiếp cận đó là luận án: “Nâng
cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020” của Tô Thiện Hiền (2012).
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung vào những mục tiêu sau:
Phân tích thực trạng hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 2014.


3

Đánh giá hiệu quả và những hạn chế quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng.
Đánh giá ảnh hưởng của chi tiêu NSNN đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Sóc Trăng.
Xây dựng các giải pháp hợp lý và khả thi nhằm góp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN
tỉnh Sóc Trăng trong những năm tới.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án này tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi có liên quan đến hiệu quả quản lý
NSNN:
+ Chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng?
+ Thực trạng hiệu quả quản lý NSNN tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 - 2014
như thế nào trên cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội?
+ Hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng tồn tại những hạn chế gì cần khắc phục?
+ Giải pháp nào hợp lý và khả thi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc
Trăng trong giai đoạn 2015 - 2020?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về hiệu quả quản lý NSNN của tỉnh Sóc Trăng.
Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu quản lý NSNN trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2014.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm làm sáng tỏ
cơ sở lý luận về tài chính công, NSNN, quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN.
Phương pháp thống kê mô tả nhằm điều tra, thu thập số liệu về tình hình quản lý
NSNN tỉnh Sóc Trăng.
Phương pháp tổng hợp, so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý NSNN
tỉnh Sóc Trăng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm mô hình hóa mối quan hệ
giữa chi tiêu NSNN và GDP bình quân đầu người tại tỉnh Sóc Trăng. Từ đó lượng hóa các
ảnh hưởng và rút ra kết luận.
7. Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp thiết thực cả về cơ sở lý luận, thực tiễn và nghiên cứu
thực nghiệm. Cụ thể:
Về mặt lý luận: hệ thống có chọn lọc và bổ sung thêm cơ sở lý luận về tài chính công,
NSNN, quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN. Điểm mới của nghiên cứu này so với các


4

nghiên cứu trước đây là việc kế thừa và mở rộng hơn về nghiên cứu hiệu quả quản lý NSNN
tại một địa phương, trong giai đoạn phân cấp mạnh mẽ về quản lý thu - chi NSNN cho chính
quyền địa phương và xu hướng mới trong quản lý NSNN như kế hoạch tài chính 5 năm
(trung hạn), quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu ra) và bền vững tài

khóa.
Về mặt thực tiễn và nghiên cứu thực nghiệm: phân tích thực trạng quản lý NSNN tại
tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở dữ liệu được cung cấp từ Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng, tác giả sử
dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích. Khác với các nghiên cứu trước
đây chủ yếu phân tích định tính ảnh hưởng của chi tiêu NSNN đến tăng trưởng kinh tế. Trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để đưa ra bằng chứng thực nghiệm
ảnh hưởng trên. Trên cơ sở đó, những giải pháp được tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý NSNN tại Sóc Trăng có sức thuyết phục hơn.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và phương pháp nghiên
cứu.
Tổng hợp các lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu. Tác giả cũng trình bày phương pháp
nghiên cứu thực nghiệm và lược khảo kinh nghiệm quản lý NSNN tại một số tỉnh thành trong
chương 1.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng và kết quả
nghiên cứu thực nghiệm.
Phân tích và đánh giá hiệu quả quản lý NSNN tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn
nghiên cứu 2010 - 2014. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng được tác giả trình bày trong
chương 2.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng.
Trình bày các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2015 - 2020.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Lý thuyết về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước
Trong phần này, tác giả tiến hành hệ thống hóa có chọn lọc khung lý thuyết liên quan
về hiệu quả quản lý NSNN
Nội dung quản lý NSNN:
Thứ nhất, quản lý quá trình thu NSNN
Thứ hai, quản lý quá trình chi NSNN
Thứ ba, quản lý việc thực hiện các biện pháp cân đối thu - chi NSNN
Thứ tư, quản lý chu trình NSNN
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng
Thứ sáu, quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu ra) và xây dựng
kế hoạch tài chính 5 năm (khuôn khổ trung hạn).
Nguyên tắc quản lý NSNN:
Thứ nhất, nguyên tắc niên hạn
Thứ hai, nguyên tắc đơn nhất
Thứ ba, nguyên tắc toàn diện
Hiệu quả quản lý NSNN:
Khái niệm đánh giá hiệu quả quản lý NSNN là kết quả đạt được đảm bảo tính chủ
động và trách nhiệm của một địa phương trong việc huy động và sử dụng NSNN nhằm đáp
ứng mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN
+ Đảm bảo tính thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
+ Đảm bảo tính bền vững trong việc tạo lập nguồn thu
+ Phát huy những tác động tích cực những công cụ thuế, phí, lệ phí
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN
+ Đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH
+ Tiết kiệm
+ Tính bền vững của chính sách chi tiêu NSNN
+ Chi tiêu NSNN có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế

Chi tiêu NSNN ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là điều tất yếu. Trong giai đoạn
hiện nay, quá trình phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc chi tiêu NSNN đã và


6

đang diễn mạnh mẽ. Vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phương là việc quyết định chính sách
chi tiêu NSNN như thế nào để chi tiêu NSNN có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế
là một tiêu chí thể hiện hiệu quả quản lý chi NSNN.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối NSNN
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối NSNN chính là không xảy ra
tình trạng bội chi
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chu trình NSNN
Trong lập dự toán NSNN
+ Dự toán NSNN phải lập theo đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn quy
định của Bộ Tài chính.
+ Dự toán NSNN phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ ràng cơ sở, căn cứ tính toán.
+ Dự toán NSNN các cấp phải đảm bảo tính cân đối.
Trong chấp hành dự toán NSNN
+ Đảm bảo việc thực hiện dự toán thu
Các chỉ tiêu trong dự toán thu là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh buộc các cấp, các ngành
và các đơn vị có liên quan phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh.
+ Đảm bảo việc thực hiện dự toán chi
Các khoản chi NSNN phải có trong dự toán NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng
đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi và chịu trách nhiệm về
quyết định chi của mình.
Trong quyết toán NSNN
+ Số liệu báo cáo quyết toán NSNN phải trung thực, đầy đủ, không vi phạm nguyên
tắc trọng yếu.

+ Đánh giá chuẩn xác tình hình thu - chi NSNN trong năm hiện hành để có cơ sở xây
dựng kế hoạch thu - chi NSNN cho các năm tiếp theo.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen
thưởng trong công tác quản lý NSNN
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có tính răn đe, đảm bảo khắc phục những
tình trạng tiêu cực trong các hoạt động của công tác quản lý NSNN.
Kết quả thi đua khen thưởng trong công tác quản lý NSNN phải dựa trên số liệu thực
tế.
Kết quả thi đua khen thưởng tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá
nhân, tập thể phát huy tính năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.


7

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN
Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính
Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ
Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập
Thứ tư, nhân tố về điều kiện KT – XH
Thứ năm, nhân tố về chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Thứ sáu, nhân tố về tình trạng thất thu, đặc biệt là thất thu thuế
Thứ bảy, nhân tố về tổ chức công khai tài chính
Thứ tám, nhân tố về hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát và GSTC
1.2. Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chi tiêu ngân sách nhà nước đến
tăng trưởng kinh tế
Dựa vào các nghiên cứu (Barro, 1990; Devarajan và ctv, 1996; Davoodi và Zou, 1998)
và cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của chi tiêu NSNN và tăng trưởng kinh tế có dạng hàm phi
tuyến bậc 2, tác giả xây dựng mô hình của nghiên cứu như sau.

Trong đó gpcit là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Chỉ số

này được tính bằng tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của địa phương i tại năm t và được
xác định như sau:

Các biến độc lập trong mô hình bao gồm: tỷ trọng chi tiêu NSNN trên GDP của từng
địa phương năm t (tit), tốc độ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng trong cả nước năm t (pt),
logarit cơ số e của GDP tỉnh Sóc Trăng (lyt), tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi của địa
phương i năm t (
(

), tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi của địa phương i năm t

), tỷ trọng bổ sung từ ngân sách cấp trên trong tổng chi của địa phương i năm t (

Do khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa
giả điều chỉnh mô hình bằng cách bỏ đi biến



, do

+

).

= 1, nên tác

, mô hình được điều chỉnh có dạng:
(1)



8

Bên cạnh đó, do tăng trưởng kinh tế địa phương năm nay còn bị ảnh hưởng bởi tăng
trưởng kinh tế địa phương các năm trong quá khứ nên tác giả tiến hành đưa thêm vào mô
hình (1) biến trễ của gpcit. Mô hình mới có dạng:


9

Chương 2
THỰC TRẠNG
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG
VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Thực trạng hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước
2.1.1. Hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước
2.1.1.1. Kết quả thu ngân sách nhà nước và tính thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
Bảng 2.1: Tổng hợp thu NSNN
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

6.309.288

7.675.723


8.745.106

9.191.530

9.850.667

1.517.834

1.602.872

1.687.469

1.971.104

2.175.914

I. Các khoản thu từ thuế

589.552

660.885

664.169

853.475

1.155.839

1. Thuế giá trị gia tăng


343.300

370.939

383.315

528.430

734.934

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

99.929

87.107

85.992

106.860

129.339

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

48.397

77.740

64.468


56.617

88.277

1.122

3.223

2.980

3.662

5.431

83.885

106.633

114.296

144.651

181.464

3.563

5.391

2.346


2.901

3.197

102

58

775

25

67

9.254

9.794

9.997

10.329

13.130

127.280

141.679

143.228


165.939

198.454

9. Lệ phí trước bạ

53.046

62.017

63.525

71.537

83.396

10. Các khoản phí, lệ phí khác

74.234

79.662

79.703

94.402

115.058

394.091


573.150

674.154

816.032

633.735

4.243

5.363

6.995

6.369

7.188

95.337

82.104

58.993

41.350

43.920

1.184


558

3.104

193

599

14. Thu khác

293.327

485.125

605.062

768.120

582.028

IV. Thu kết dư ngân sách

406.911

227.158

205.918

135.658


187.886

B. Các khoản thu để lại chi quản lý qua

449.624

321.148

476.129

478.799

490.218

229.144

255.610

299.970

368.205

412.745

C. Thu bổ sung từ NS cấp trên

4.341.830

5.751.703


6.581.508

6.741.627

7.184.535

Trong đó: Thu bổ sung từ NSTW

2.631.232

3.415.001

4.219.523

4.790.626

5.402.097

- Bổ sung cân đối
- Bổ sung có mục tiêu

949.487
1.681.745

2.287.726
1.127.275

2.652.035
1.567.488


3.008.394
1.782.232

3.434.965
1.967.132

Chỉ tiêu
Tổng thu NSNN trên địa bàn
(A +B +C)
A. Thu cân đối NSNN

4. Thuế tài nguyên
5. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
6. Thuế nhà đất
7. Thuế chuyển quyền sử dụng đất
8. Thuế môn bài
II. Các khoản phí, lệ phí

III. Các khoản thu khác
11. Thu cho thuê mặt đất, mặt nước
12. Thu tiền sử dụng đất
13. Thu bán nhà thuộc SHNN

Năm
2013

Năm
2014


NSNN
Trong đó: Thu xổ số kiến thiết

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng


10

Số liệu thu NSNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến năm 2014 mỗi năm
đều tăng, phần lớn là nhờ công tác quản lý điều hành thu ngân sách ở địa phương khá tốt.
Năm 2014, số thu NSNN trên địa bàn giảm so với năm 2013 do ảnh hưởng khó khăn chung
của nền kinh tế. Nguồn NSĐP chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 99,51% để đảm bảo chi tiêu
cho NSĐP về khoản chi thường xuyên và phần còn lại dành cho chi đầu tư phát triển và các
khoản chi khác.
Tóm lại, tính thu đúng, thu đủ và thu kịp thời trong công tác quản lý NSNN của những
năm qua tại tỉnh Sóc Trăng tương đối được đảm bảo. Tính thu kịp thời đã đảm bảo nguồn tài
chính đủ đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ chi một cách xuyên suốt. Tuy nhiên, nguồn thu từ
NSTW chiếm tỷ trọng lớn, điều này cho thấy hiệu quả quản lý thu NSNN tỉnh Sóc Trăng còn
hạn chế.
2.1.1.2. Tính bền vững trong việc tạo lập nguồn thu
Thứ nhất, xét về tính linh hoạt (hay còn gọi là độ nổi) của số thu so với nền kinh tế,
các nguồn thu được phân chia (thu từ các loại thuế) sẽ có độ nổi cao hơn so với các nguồn
thu còn lại. Khi kinh tế tăng trưởng, hoạt động SXKD được tăng lên và do đó số thu thuế từ
các hoạt động này chắc chắn được tăng lên tương ứng, bởi cơ sở thu thuế được mở rộng. Các
nguồn thu không phải thu từ thuế, như: thu từ bán quyền sử dụng đất, thu từ viện trợ không
hoàn lại, các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN, thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu
kết dư ngân sách,…có độ nổi thấp hơn nhiều, bởi dù kinh tế có tăng trưởng thì diện tích đất
đai cũng không mở rộng thêm, số thu sẽ không tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh
tế.
Sự phụ thuộc của ngân sách Sóc Trăng vào NSTW và khả năng thu từ thuế còn rất hạn

chế cho thấy nguồn thu của Sóc Trăng kém linh hoạt theo sự tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, xét về mức độ ổn định và bền vững, nguồn thu từ các loại thuế được phân
chia với NSTW luôn luôn tạo ra tính ổn định và bền vững hơn các nguồn thu còn lại. Thuế
TNDN, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,…là những khoản mà doanh nghiệp và
người dân đóng góp cho chính quyền địa phương một cách liên tục theo chu kỳ hàng năm.
Việc thu thuế từ SXKD trong hiện tại không làm phương hại đến tiềm năng có thể tiếp tục
thu các khoản thuế này trong tương lai, nếu hoạt động kinh tế vẫn diễn ra bình thường. Trong
khi đó, các nguồn thu tương tự như thu từ bán quyền sử dụng đất chỉ là thu một lần, không
thể lặp lại, quyền sử dụng một mảnh đất đã được chính quyền bán cho người dân vào năm
nay thì năm sau chính quyền không thể tiếp tục thu từ bán quyền sử dụng của mảnh đất đó
nữa.
Qua Bảng phân tích tỷ trọng và chênh lệch thu NSNN (Phụ lục 1) cho thấy ngân sách
Sóc Trăng được tạo nên từ các nguồn thu được phân chia (thu từ các loại thuế) chiếm tỷ


11

trọng rất thấp (năm 2010 chiếm 39% thu cân đối NSNN, năm 2014 chiếm 53% thu cân đối
NSNN), trong khi các khoản thu khác (nguồn thu không bền vững) chiếm tỷ trọng khá cao
(năm 2010 chiếm 26% thu cân đối NSNN, năm 2014 chiếm 29% thu cân đối NSNN). Điều
này cho thấy thiếu tính ổn định và bền vững trong thu NSNN của Sóc Trăng.
Tóm lại, các nguồn thu không có tiềm năng tăng lên đáng kể, không kéo dài mãi mãi.
Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp khiêm tốn và nền kinh tế Sóc Trăng chủ yếu là các hộ kinh
doanh gia đình nhỏ lẻ làm hạn chế số thu của nguồn thu được phân chia, mặc dù tỷ lệ phân
chia là 100%. Do đó, xét về mặt thu, ngân sách Sóc Trăng đang đối diện với thách thức lớn
về tính linh hoạt, ổn định và bền vững.
2.1.2. Hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước
2.1.2.1. Kết quả chi ngân sách nhà nước và đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội
Bảng 2.2: Tổng hợp chi NSNN

Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Tổng chi ngân sách địa phương
(A + B + C)

6.082.130

7.469.805

8.609.448

9.003.644

A. Chi cân đối NSĐP

3.970.652


4.791.159

5.285.807

5.592.688

6.102.056

1. Chi đầu tư phát triển

961.845

716.545

1.101.468

957.976

1.051.771

2.255.912

3.033.914

3.381.637

3.752.916

4.139.461


132.151

245.741

293.518

310.992

337.986

1.047.393

1.236.586

1.410.673

1.566.067

1.739.136

238.159

312.238

364.434

436.768

527.385


2. Chi thường xuyên

Năm
2014
9.581.751

Trong đó:
- Chi sự nghiệp kinh tế
- Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo
- Chi sự nghiệp y tế
- Chi sự nghiệp VHTT, TT, Thể thao

57.340

66.753

78.297

80.981

85.848

- Chi đảm bảo xã hội

159.286

201.825

256.727


279.718

307.621

- Chi quản lý hành chính

424.505

570.946

605.958

665.869

689.428

- Chi quốc phòng - an ninh

127.126

128.689

131.091

137.869

199.534

- Chi khác ngân sách


69.952

271.136

240.939

274.652

252.523

3. Chi chuyển nguồn

752.895

1.040.700

802.702

881.796

910.824

B. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới

1.815.861

2.397.683

2.861.985


2.951.001

3.013.928

Trong đó: Bổ sung cân đối NS Huyện, Xã

1.570.598

2.225.830

2.481.854

2.521.686

2.680.644

295.617

280.963

461.656

459.955

465.767

C. Các khoản chi từ nguồn thu được để lại
cho đơn vị quản lý qua NSNN

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng

Tổng chi NSĐP tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2014 có sự gia tăng qua từng năm
nhưng tốc độ tăng chậm (năm 2011 tăng 22,82% so với năm 2010, năm 2014 tăng 6,42% so
với năm 2013) cho thấy do ảnh hưởng của các chính sách thắt chặt chi tiêu của Nhà nước nên
Tỉnh đã cắt giảm một số khoản chi không cần thiết trong chi quản lý hành chính. Riêng


12

khoản mục chi quốc phòng - an ninh năm 2014 tăng 44,73% so với năm 2013 là do tình hình
chính trị - xã hội nước ta năm 2014 có nhiều thay đổi bất ổn bởi ảnh hưởng vấn đề tranh chấp
biển Đông.
Cơ cấu các khoản chi cho thấy rõ sự chuyển dịch giữa chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên, năm 2010 chi đầu tư phát triển chiếm 24% tổng chi NSĐP thì đến năm 2014
khoản mục này chỉ còn 17%, điều này cho thấy sự ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế
đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Ngược lại, các khoản chi thường xuyên lại
gia tăng đáng kể (từ 57% năm 2010 lên 68% năm 2014), trong đó chi sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng cao, cho thấy tỉnh Sóc Trăng chú trọng đặc biệt đến việc phát triển
giáo dục - đào tạo nhằm hoàn thành phổ cập giáo dục - đào tạo nhân lực cho nền kinh tế, tăng
cường cơ sở vật chất cho giáo dục, hệ thống trường lớp được quy hoạch và đầu tư trang thiết
bị theo tiêu chuẩn quốc gia. (Phụ lục 1)
Ngoài ra, chi ngân sách đã chú trọng đầu tư cho chiến lược con người trên các lĩnh
vực y tế, khoa học - công nghệ, bảo đảm xã hội, văn hóa thông tin, coi đây là lĩnh vực ưu tiên
trong chi thường xuyên. Bên cạnh đó, chi ngân sách đã đảm bảo kinh phí cho giữ vững trật tự
- an toàn xã hội, ổn định chính trị trong tình hình chính trị thế giới đang diễn ra nhiều bất ổn,
xung đột và sự ảnh hưởng bởi tranh chấp biển Đông; góp phần tạo môi trường lành mạnh cho
nền kinh tế địa phương phát triển. Hơn nữa, chi ngân sách cũng đã giải quyết kịp thời các
nhu cầu chi bức xúc như: cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, nạn mù chữ,…
Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các mục tiêu phát triển xã hội
Chỉ tiêu

Năm 2010


Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

10,27

9,04

9,11

9,85

10,04

GDP bình quân đầu người (Triệu đồng)

20,87

27,89

27,30

29,07

34,30


25.553

66.129

61.318

53.295

39.717

8,26

21,25

19,52

16,99

12,49

Số hộ nghèo toàn Tỉnh (hộ)
Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Năm 2014

Nguồn: Cục Thống kê Sóc Trăng
Tình hình KT – XH Sóc Trăng năm 2014 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tăng
trưởng kinh tế 10,04% vượt chỉ tiêu Nghị quyết và cao hơn năm trước; trong đó, khu vực I
tăng 4,9%, khu vực II tăng 17,53%, khu vực III tăng 11,76%. GDP bình quân đầu người đạt

34,30 triệu đồng/năm (Nghị quyết đề ra là 34 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, khu vực I giảm 1,62%, khu vực II tăng 0,69%, khu vực III tăng 0,93% so với
năm 2013; tỷ trọng 3 khu vực cụ thể là 37,73% - 14,44% - 47,83%. Lĩnh vực văn hóa, xã hội
có nhiều tiến bộ. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Công tác đào tạo
nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm. Trong năm 2014, toàn Tỉnh đã giải quyết
việc làm mới 23.500 lao động (đạt 102,42% chỉ tiêu Nghị quyết, tăng 2% so với năm trước);
đào tạo nghề cho 27.455 người (đạt 109,82% chỉ tiêu Nghị quyết), trong đó, có 9.241 lao


13

động nông thôn. Theo kết quả điều tra hộ nghèo, năm 2014 có 14.402 hộ thoát nghèo và
9.878 hộ thoát cận nghèo; đồng thời phát sinh mới 824 hộ nghèo và 7.908 hộ cận nghèo.
Tính đến nay, toàn Tỉnh còn 39.717 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,49% (giảm 4,5% so với năm
2013), 41.753 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 13,13% (giảm 0,81% so với năm 2013). An ninh,
chính trị, trật tự - an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo. Lực lượng công an, quân sự, bộ đội
biên phòng thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong giữ vững an ninh, chính trị, trật tự - an toàn
xã hội theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Ngành quân sự duy trì nghiêm chế độ
trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tuần tra, huấn luyện theo kế hoạch. Tổ chức tuyển chọn và
gọi công dân nhập ngũ với 1.000 quân, đạt 100% chỉ tiêu được giao. Trật tự - an toàn xã hội
cơ bản đảm bảo; tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, phạm pháp hình sự
tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó đã giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn
đọng kéo dài theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ.
Ngành thanh tra đã triển khai 76 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, chương trình an sinh xã hội, đầu tư XDCB,... tại 81 đơn vị và kịp thời xử lý
các sai phạm theo quy định.
2.1.2.2. Tiết kiệm
Trong những năm qua, UBND tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện một số giải pháp và
nhiệm vụ, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về thực hành tiết kiệm chống lãng phí như: xây
dựng và ban hành các văn bản để hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí; tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí (sửa đổi); xây dựng hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công khai và tạo điều kiện kiểm tra, giám sát việc
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên tiến hành tự kiểm tra tài chính, kế toán tại cơ
quan, đơn vị mình và xây dựng kế hoạch kiểm tra trong cơ quan và đơn vị cấp dưới để kịp
thời xử lý, chấn chỉnh. Các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm
tra, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi lãng phí NSNN, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời
gian lao động, tài nguyên thiên nhiên và có biện pháp khắc phục kịp thời…
2.1.2.3. Tính bền vững của chính sách chi tiêu ngân sách
Thứ nhất, xét từ góc độ khả năng trang trải các nghĩa vụ tài chính từ nguồn thu của địa
phương, hiện tại ngân sách Sóc Trăng khó đảm bảo tính bền vững. Ngân sách Sóc Trăng
không chủ động nguồn thu để chi trả cho các nhu cầu về dịch vụ công và đầu tư phát triển
của mình. Nguồn thu từ trái phiếu địa phương không có, nên gánh nặng ngân sách lên thế hệ
sau là không có, thể hiện tính công bằng (fairness) không chuyển gánh nặng chi phí lên thế
hệ tương lai.


14

Thứ hai, tài chính công là một bộ phận hữu cơ của hệ thống chính sách KT – XH địa
phương. Do đó, chính sách chi tiêu có bền vững hay không phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó
đến tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng chi ngân sách có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn
2010 - 2014, từ 22,82% xuống 6,42% (Phụ lục 1) và GDP tăng trưởng 10,04%/năm (năm
2014). Đây là con số khả quan, vì nó thể hiện sự “thu hẹp” của khu vực công so với các khu
vực khác của nền kinh tế. Điều này cho thấy chính sách chi tiêu có xu hướng bền vững.
Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng khá cao trong chi cân đối NSĐP, chiếm 68% trong
năm 2014 (Phụ lục 1), trong đó chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất,
trung bình chiếm 43% (Phụ lục 1) trong giai đoạn 2010 - 2014. Tỷ trọng chi sự nghiệp kinh
tế còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 8% (Phụ lục 1) và không có xu hướng tăng trong giai đoạn

2010 - 2014. Tỷ trọng chi quản lý hành chính không giảm trong giai đoạn 2010 - 2014 và nếu
tính con số tuyệt đối thì số chi năm 2014 đã tăng hơn 53% so với năm 2010. Chính sách chi
tiêu như trên của ngân sách Sóc Trăng chưa thực sự đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và
là xu hướng kém bền vững.
Tóm lại, chính sách chi tiêu ngân sách Sóc Trăng chưa đáp ứng toàn bộ các tiêu chí
của ngân sách bền vững.
2.1.2.4. Chi tiêu ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Thống kê mô tả các biến
Sau khi thu thập số liệu của các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 2014 từ Sở Tài chính, tác giả sử dụng phần mềm Stata phiên bản 12 để thực hiện thống kê
mô tả mẫu dữ liệu. Kết quả thống kê mô tả được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 2.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Biến quan sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

0.0345091

0.0742583

-0.074

0.253

27.75745


0.4972339

26.7

28.45

0.2318758

0.0561668

0.137589

0.3635369

0.6161212

0.1331832

0.1797714

1.063662

0.084

0.0488611

0.05

0.18


0.2530909

0.1365432

0.103

0.817

Nguồn: Phụ lục 2
Kết quả thống kê mô tả cho thấy, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tại Sóc Trăng
trong giai đoạn 2010 - 2014 trung bình đạt 3,45%. Tốc độ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng
trung bình trong giai đoạn này là 8,4%.


15

Tỷ trọng chi tiêu NSNN trên GDP tại Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 - 2014 trung
bình đạt 25,31%. Trong giai đoạn 2010 - 2014, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi
đạt trung bình 23,18%. Mặt khác, trong giai đoạn này trung bình số chi bổ sung từ ngân sách
cấp trên bằng 61,61% tổng chi của ngân sách cấp dưới. Điều này cho thấy NSNN tại các địa
phương của Sóc Trăng còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên.
Ma trận hệ số tương quan
Ma trận hệ số tương quan cho chúng ta biết mối quan hệ giữa hai biến trong mô hình.
Đầu tiên là giải thích các hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô
hình. Để kiểm tra có sự tương quan giữa các biến với nhau hay không ta xem xét bảng ma
trận hệ số tương quan giữa các biến.
Bảng 2.5: Ma trận hệ số tương quan

1.0000

-0.1679

1.0000

0.2331

-0.2317

1.0000

0.1923

-0.1451

-0.0953

1.0000

0.0806

-0.1204

-0.2887

0.0831

1.0000

0.0399


-0.5948

-0.1678

-0.0240

-0.2002

1.0000

Nguồn: Phụ lục 2
Theo Gujarati (2004), để loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến, cần nghiên cứu kỹ hệ số
tương quan giữa các biến, nếu chúng vượt quá 0,8 thì mô hình hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng
tuyến nghiêm trọng. Bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy hệ số tương quan của các cặp
biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8. Như vậy, không có mối tương quan đáng kể
giữa các biến độc lập trong mô hình.
Để xác định mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Tác giả kiểm định
thông qua hệ số phóng đại VIF. Bảng bên dưới trình bày hệ số VIF của các biến độc lập
trong mô hình.
Bảng 2.6: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Biến quan sát

Hệ số phóng đại phương sai VIF
2.79
1.84
1.10


16


1.62
2.72

Nguồn: Phụ lục 3
Hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đo lường thông qua hệ số VIF. Trong
nghiên cứu thực nghiệm, nếu VIF nhỏ hơn 5, mô hình được cho là không có hiện tượng đa
cộng tuyến. Trong trường hợp ngược lại, VIF lớn hơn 5, mô hình được cho là có hiện tượng
đa cộng tuyến.
Bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập
trong mô hình đều nhỏ hơn 5, tức là mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Kết quả hồi quy mô hình
Tác giả tiến hành hồi quy ba mô hình: mô hình Pooled OLS, mô hình FEM, mô hình
REM. Bảng sau đây sẽ trình bày kết quả hồi quy biến phụ thuộc gpcit theo sáu biến độc lập
lần lượt là lyt,

,

, pt, tit, tit2.
Bảng 2.7: Kết quả các mô hình hồi quy

Biến độc lập

Hằng số
Prob

Mô hình Pooled OLS

Mô hình FEM

Mô hình REM


0.0518665

-0.0513413

-0.021236

(0.135)

(0.189)

(0.534)

0.7524103***
(0.003)

0.273372
(0.209)

0.4046798**
(0.047)

0.1690594**
(0.029)

0.0493042
(0.551)

0.0703889
(0.344)


0.5700954**

0.1502711

0.270576

(0.032)

(0.464)

(0.162)

0.9096928***
(0.009)

0.3478836
(0.135)

0.46599**
(0.041)

-0.8204823**
(0.016)

-0.4477533**
(0.032)

-0.5000991**
(0.016)


-1.89439

1.302032

0.3872591

0.0000

0.0000

***prob < 0.01; **prob < 0.05; *prob < 0.1

Nguồn: Phụ lục 4
Kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) và mô hình hồi quy các ảnh
hưởng cố định (FEM: Fixed Effect Model)
Để lựa chọn giữa hai mô hình này, tác giả thực hiện kiểm định F-test với giả thuyết:
Giả thuyết H0: lựa chọn mô hình Pooled OLS
Giả thuyết H1: lựa chọn mô hình FEM
Cơ sở đưa ra chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết. Nếu p-value của mô hình FEM có giá
trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Ngược lại nếu p-value


17

của mô hình FEM có giá trị lớn hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H1 và chấp nhận giả thuyết H0.
Dựa vào bảng kết quả các mô hình hồi quy, ta thấy p-value = 0,0000 nhỏ hơn 5% nên
bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy, với mức ý nghĩa 5% mô hình
FEM phù hợp với dữ liệu mẫu hơn mô hình Pooled OLS.
Kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy các ảnh hưởng cố định (FEM: Fixed Effect

Model) và mô hình hồi quy các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM: Random Effect Model)
Để lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM, tác giả sử dụng kiểm định
Hausman với giả thuyết:
Giả thuyết H0: lựa chọn mô hình REM
Giả thuyết H1: lựa chọn mô hình FEM
Cơ sở đưa ra chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết. Dựa vào kết quả kiểm định Hausman,
nếu p-value của kiểm định Hausman có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp
nhận giả thuyết H1. Ngược lại, nếu p-value của kiểm định Hausman có giá trị lớn hơn 5% thì
bác bỏ giả thuyết H1 và chấp nhận giả thuyết H0.
Bảng 2.8: Kiểm định Hausman
Chi2(4)

4.73

Prob > Chi2

0.5795

Nguồn: Phụ lục 5
Dựa vào bảng kiểm định Hausman, ta thấy kết quả p-value = 0.5795 lớn hơn 5% nên
giả thuyết H1 bị bác bỏ. Điều này cho thấy mô hình REM phù hợp với mẫu dữ liệu hơn so với
mô hình FEM.
Tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định cần thiết về tự tương quan giữa các phần dư trong
mô hình REM được chọn.
Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình lựa chọn REM
Để thực hiện kiểm định phương sai thay đổi tác giả dùng kiểm định Wald với giả
thuyết sau:
Giả thuyết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi
Giả thuyết H1: có hiện tượng phương sai thay đổi
Cơ sở đưa ra chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết là dựa vào kết quả kiểm định Wald.

Nếu p-value của kiểm định Wald hiệu chỉnh có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H 0
và chấp nhận giả thuyết H1. Ngược lại, nếu p-value của kiểm định Wald có giá trị lớn hơn
5% thì bác bỏ giả thuyết H1 và chấp nhận giả thuyết H0.
Bảng 2.9: Kiểm định Wald
Chi2(1)

36.52

Prob > Chi2

0.0000

Nguồn: Phụ lục 5
Dựa vào kết quả kiểm định ta thấy, kết quả p-value = 0.0000 nhỏ hơn 5%, bác bỏ giả
thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô


18

hình.
Kiểm định tự tương quan giữa các phần dư
Để thực hiện kiểm định tự tương quan trong mô hình, tác giả sử dụng kiểm định
Wooldrige với giả thuyết:
Giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư
Giả thuyết H1: có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư
Cơ sở đưa ra chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết là dựa vào kết quả kiểm định
Wooldrige. Nếu p-value của kiểm định Wooldrige có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết
H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Ngược lại, nếu p-value của kiểm định Wooldrige có giá trị
lớn hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H1 và chấp nhận giả thuyết H0
Bảng 2.10: Kiểm định Wooldrige

F(1,10)

0.091

Prob > F

0.7692

Nguồn: Phụ lục 5
Dựa vào kết quả kiểm định ta thấy, kết quả p-value = 0.7692 lớn hơn 5%, bác bỏ giả
thuyết H1 ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy không có hiện tượng tự tương quan giữa các
phần dư.
Như vậy, trong mô hình REM được lựa chọn có tồn tại hiện tượng phương sai thay
đổi. Để khắc phục hiện tượng này, tác giả sử dụng ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát
khả thi (FGLS - Feasible Generalized Least Squares) với mô hình có hiện tượng phương sai
thay đổi.
Bảng 2.11: Kết quả ước lượng mô hình
bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS)
Biến độc lập

Hằng số

Hệ số hồi quy

Sai số chuẩn

Thống kê Z

P-value


0.0070258

0.019863

0.35

0.724

0.7162272

0.1453093

4.93

0.000

0.1283928

0.042365

3.03

0.002

0.4792084

0.1530206

3.13


0.002

0.5690823

0.2222774

2.56

0.010

-0.5380504

0.2358199

-2.28

0.023

-0.5592563

0.6166043

-0.91

0.364

Nguồn: Phụ lục 6
Việc kiểm định hệ số hồi quy của các biến trong mô hình thông qua giả thiết:
H0 :



19

H1 :
Nếu các hệ số hồi quy có giá trị sig. < mức ý nghĩa

thì ta chấp nhận giả thiết

H1, tức là hệ số hồi quy của các biến độc lập khác không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách
khác các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Từ kết quả mô hình ta thấy hệ số hồi quy của các biến độc lập

,

, pt,

, tit2 đều

có giá trị Sig. < 0.05 tức là các hệ số hồi quy này khác không có ý nghĩa thống kê hay nói
cách khác chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (dĩ nhiên là có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc do tổng của tỷ trọng chi đầu tư phát triển và tỷ trọng chi thường xuyên bằng 1), bổ
sung từ ngân sách cấp trên trong tổng chi của địa phương, tốc độ thay đổi chỉ số giá trong
nước, chi tiêu NSNN trên GDP có ảnh hưởng đến GDP bình quân đầu người.
Tiếp theo tác giả tiến hành hồi quy mô hình với biến trễ gpcit (-1). Để khắc phục hiện
tượng này, tác giả sử dụng ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS Feasible Generalized Least Squares) với mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.
Bảng 2.12: Kết quả ước lượng mô hình với biến trễ
bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS)
Biến độc lập
(-1)


Hằng số

Hệ số hồi quy

Sai số chuẩn

Thống kê Z

P-value

0.7847189

0.0745344

10.53

0.000

0.0495098

0.0174506

2.84

0.005

0.2934661

0.1500465


1.96

0.050

0.1101819

0.0406983

2.71

0.007

0.2512383

0.1350925

1.86

0.063

0.6267428

0.2067379

3.03

0.002

-0.5593502


0.2277989

-2.46

0.014

-1.649719

0.5418248

-3.04

0.002

Nguồn: Phụ lục 7
Việc kiểm định hệ số hồi quy của các biến trong mô hình thông qua giả thiết:
H0 :
H1 :
Nếu các hệ số hồi quy có giá trị sig. < mức ý nghĩa

thì ta chấp nhận giả thiết

H1, tức là hệ số hồi quy của các biến độc lập khác không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách
khác các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.


20

Từ kết quả mô hình ta thấy hệ số hồi quy của các biến độc lập


(-1),

,

,

,

, tit2 đều có giá trị Sig. < 0.05 tức là các hệ số hồi quy này khác không có ý nghĩa thống kê
hay nói cách khác GDP bình quân đầu người trong quá khứ, chi đầu tư phát triển, chi thường
xuyên (dĩ nhiên là có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc do tổng của tỷ trọng chi đầu tư phát triển
và tỷ trọng chi thường xuyên bằng 1), bổ sung từ ngân sách cấp trên trong tổng chi của địa
phương, tốc độ thay đổi chỉ số giá trong nước, chi tiêu NSNN trên GDP có ảnh hưởng đến
GDP bình quân đầu người.
Kết luận
Từ kết quả hồi quy mô hình tác giả rút ra các kết luận sau:
Hệ số hồi quy của biến pt là 0.2512383, cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi khi CPI tăng (giảm) 1% thì GDP bình quân đầu người của Sóc Trăng tăng
(giảm) 0.2512%. Do đây không phải là quan tâm chính của nghiên cứu nên tác giả không lý
giải sâu.
Hệ số hồi quy của biến

trong mô hình là 0.2935, cho thấy trong điều kiện các yếu

tố khác không thay đổi khi tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi của tỉnh Sóc Trăng
tăng (giảm) 1% thì GDP bình quân đầu người sẽ tăng (giảm) 0.2935%. GDP bình quân đầu
người của Sóc Trăng phụ thuộc nhiều vào nguồn chi đầu tư phát triển. Tại một địa phương
kinh tế còn chưa phát triển như Sóc Trăng, việc chi đầu tư phát triển sẽ góp phần tạo kết cấu
hạ tầng vật chất và tri thức con người, qua đó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tác động
tích cực đến GDP bình quân đầu người của Sóc Trăng.

Hệ số hồi quy của biến

trong mô hình là 0.1102, cho thấy trong điều kiện các yếu

tố khác không thay đổi, nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên trong tổng chi của địa phương
đã góp phần tích cực vào việc gia tăng GDP bình quân đầu người của địa phương. Nhu cầu
chi tiêu của các địa phương như Sóc Trăng trong giai đoạn đang phát triển là rất lớn trong khi
nguồn thu để phục vụ cho các nhiệm vụ chi đó thường không đáp ứng đủ. Trong điều kiện
đó, nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đóng vai trò quan trọng. Cụ
thể, tại Sóc Trăng, khi nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới tăng
(giảm) 1% thì GDP bình quân đầu người sẽ tăng (giảm) 0.1102%. Tuy có ảnh hưởng tích cực
nhưng mức độ tác động chưa cao, điều này cho thấy cần phải có kế hoạch quản lý đối với
nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên tránh làm lãng phí nguồn lực hoặc tạo cho địa phương
tâm lý ỷ lại và làm xảy ra tình trạng địa phương nào muốn năm sau được chi nhiều thì chạy
chi tiêu cho hết phần chi trước đó, mà đa phần các khoản chi này không mang lại lợi ích cho
nền kinh tế cũng như người dân.


21

Ngoài ra, hệ số hồi quy của biến tit2 có giá trị là -0.5593502 mang dấu âm, đồng thời
hệ số hồi quy của biến tit có giá trị là 0.6267428 mang dấu dương nên có thể thấy tồn tại mối
quan hệ phi tuyến giữa chi tiêu NSNN trên GDP và GDP bình quân đầu người. Cụ thể, khi
chi tiêu NSNN trên GDP gia tăng sẽ làm tăng GDP bình quân đầu người, tuy nhiên chi tiêu
NSNN trên GDP chỉ gia tăng đến một mức nhất định, vượt qua mức này GDP bình quân đầu
người sẽ giảm. Đây là mức chi tiêu NSNN trên GDP tối ưu, được xác định bằng công thức
, tức là chi tiêu NSNN chiếm 56,02% GDP là mức tối
ưu.
2.1.3. Hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối ngân sách nhà nước
Bảng 2.13: Cân đối thu - chi và xử lý kết dư NSĐP

Đơn vị: Triệu đồng
Cấp ngân sách

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng thu

6.309.288

7.675.723

8.745.106

9.191.530

9.850.667

Tỉnh

3.866.286

4.671.115


4.735.041

4.836.031

5.164.096

Huyện

2.121.777

2.647.827

3.529.276

3.705.739

3.891.026

321.225

356.781

480.789

649.760

795.545

Tổng chi


6.082.130

7.469.805

8.609.448

9.003.644

9.581.751

Tỉnh

3.722.629

4.575.685

4.683.254

4.783.522

5.059.463

Huyện

2.060.085

2.568.462

3.470.131


3.623.474

3.792.756



299.416

325.658

456.063

596.648

729.532

Kết dư

227.158

205.918

135.658

187.886

268.916

Tỉnh


143.657

95.430

51.787

52.509

104.633

Huyện

61.692

79.365

59.145

82.265

98.270



21.809

31.123

24.726


53.112

66.013



Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng
Sóc Trăng là một trong những địa phương có ngân sách thâm hụt ngay cả khi được
phép để lại 100% khoản thu phân chia. Phần thiếu hụt hàng năm trong cân đối ngân sách
được NSTW bổ sung, đối với tỉnh Sóc Trăng phần bổ sung cân đối là rất lớn (trung bình trên
50%). Nếu tính cả phần bổ sung có mục tiêu thì khoản thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP trên
100% so với tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2.1.4. Hiệu quả quản lý chu trình ngân sách nhà nước
2.1.4.1. Lập dự toán
Nhìn chung công tác lập dự toán NSNN tỉnh Sóc Trăng được thực hiện nghiêm túc
theo Thông tư 102/2015/TT - BTC về hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN. Tuân thủ đúng
trình tự, đúng nội dung, biểu mẫu và luôn đảm bảo thời hạn quy định của Bộ Tài chính.
Các số liệu trong dự toán được báo cáo thuyết minh cụ thể, những số liệu trọng yếu
được nêu cơ sở tính toán.


22

Tuy nhiên công tác lập dự toán không đảm bảo được tính tự cân đối trong công tác
quản lý NSNN của tỉnh Sóc Trăng.
Một trong những vấn đề mới của Luật NSNN 2015, có hiệu lực ở năm ngân sách 2017
là kế hoạch tài chính 5 năm chưa được quan tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác lập dự toán
NSNN trong những năm tiếp theo.
2.1.4.2. Chấp hành dự toán

Đảm bảo việc thực hiện dự toán thu
Bảng: 2.14: Thực hiện dự toán thu NSNN
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2014

Dự toán

Thực hiện

Thực hiện/Dự toán

Thu cân đối

1.485.332

2.175.914

146,49%

Tổng thu NSNN

8.871.991

9.850.667

111,03%

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng
Thu cân đối đạt 2.175.914 triệu đồng, vượt 46,49 % dự toán. Hầu hết các khoản thu
đều đạt và vượt dự toán, trong đó có một số khoản vượt khá như: thu từ doanh nghiệp nhà

nước địa phương; thuế thu thu nhập cá nhân; thuế bảo vệ môi trường; thu tiền sử dụng đất...
Đạt được kết quả trên do ngành thuế đã triển khai tốt cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực thuế, đã có 100% tổ chức, doanh nghiệp khai, nộp thuế điện tử tạo thuận lợi cho
người nộp thuế và huy động kịp thời các khoản thu vào NSNN; các địa phương tổ chức thực
hiện tốt công tác xử lý thu nợ thuế của các năm trước chuyển sang; chính sách thuế bảo vệ
môi trường sửa đổi, bổ sung tăng 3 lần so với trước; năng lực sản xuất của doanh nghiệp bia
Sài Gòn - Sóc Trăng tăng và trong năm phát sinh nhiều dự án đấu giá quyền sử dụng đất
thành công đã góp phần vượt thu cân đối.
Tất cả các địa phương trong Tỉnh thực hiện thu NSNN đạt và vượt dự toán. Điển hình
các đơn vị thu đạt và vượt thu khá toàn diện là Ngã Năm, Cù Lao Dung, Vĩnh Châu, Kế
Sách, Long Phú,..
Công tác chấp hành dự toán thu NSNN đã đảm bảo thu đúng dự toán thu NSNN,
nhưng công tác quản lý thu NSNN tỉnh Sóc Trăng chưa thể hiện khả năng đánh giá các
khoản thu tiềm ẩn, mức thu có thể thu với kết quả thu của các khoản thu trong nền kinh tế
làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN.
Đảm bảo nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán được thực hiện tốt.


23

Đảm bảo việc thực hiện dự toán chi
Bảng: 2.15: Thực hiện dự toán chi NSNN
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2014

Dự toán

Thực hiện

Thực hiện/Dự toán


Chi cân đối

6.204.429

6.102.056

98,35%

Tổng chi NSNN

8.871.991

9.581.751

108%

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng
Tổng chi NSNN là 9.581.751 triệu đồng, tăng 8% so với dự toán, chi cân đối là
6.102.056 triệu đồng, đạt 98,35% so với dự toán.
Trong chi cân đối số tiền là 6.102.056 triệu đồng, thì chi thường xuyên là 4.139.461
triệu đồng, đạt 100% dự toán.
Công tác chấp hành dự toán chi NSNN thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
theo quy định của UBND tỉnh Sóc Trăng.
2.1.4.3. Quyết toán
Công tác quyết toán NSNN nhìn chung tuân thủ theo quy định của Nhà nước, các số
liệu trong báo cáo quyết toán NSNN của tỉnh Sóc Trăng đều đảm bảo tính trung thực, đầy đủ
và không vi phạm tính trọng yếu.
Đánh giá chuẩn xác tình hình thu - chi NSNN của năm hiện hành, làm cơ sở quá khứ
cho việc xây dựng kế hoạch thu - chi NSNN cho năm tiếp theo.

2.1.5. Hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng trong công tác
quản lý ngân sách nhà nước
Thanh tra, kiểm tra
Công tác kiểm tra trong khâu lập dự toán thu - chi NSNN do cơ quan thuế, cơ quan tài
chính các cấp đảm nhận còn đặt nặng về phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị và định
mức hướng dẫn mang tính chung chung của cơ quan tài chính. Qua đó, công tác kiểm tra
khâu lập dự toán còn mang tính chủ quan, chưa quan tâm đến việc xem xét các khoản thu
ngoài dự kiến, các khoản chi chưa hợp lý, nên dự toán được duyệt của các đơn vị trong Tỉnh
chưa thật sự hợp lý, chưa hiệu quả.
Công tác kiểm tra trong quá trình thu - chi NSNN được cơ quan thuế, cơ quan tài
chính và KBNN kiểm tra, xét duyệt khá nghiêm ngặt tuân thủ theo chế độ, tiêu chuẩn, định
mức của Nhà nước, quá quan tâm tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế toán, thủ tục kê
khai, mức thu, đối tượng thu, nhưng lại không đề cập, quan tâm đến tính hiệu quả thu - chi
NSNN
Công tác kiểm tra, thanh tra sau quá trình thu - chi cũng được cơ quan thuế, cơ quan
tài chính và KBNN tiến hành, xét duyệt nghiêm ngặt theo quy định của Nhà nước. Đôi khi
các cơ quan chức năng khác nhau thanh tra, kiểm tra cho kết luận khác nhau, thậm chí trái


24

ngược nhau, công tác thanh tra, kiểm tra còn gây phiền hà, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động của các đơn vị trong Tỉnh. Hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra đôi khi chỉ mang
tính phán xét chưa thực hiện được chức năng hỗ trợ công tác quản lý NSNN hiệu quả hơn.
Khen thưởng
Công tác khen thưởng trong quản lý NSNN tại tỉnh Sóc Trăng thường chỉ dành cho
các cơ quan thuế, cơ quan tài chính và KBNN các cấp, chưa quan tâm nhiều đến các đơn vị
trực tiếp sử dụng NSNN đã sử dụng tiết kiệm kinh phí NSNN, đạt hiệu quả cao trong chi tiêu
NSNN, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xem đó là nhiệm vụ chấp hành NSNN của các đơn vị
nên không thể động viên, khuyến khích các đơn vị này nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.

2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc
Trăng
Hạn chế quản lý thu:
+ Hạn chế các nguồn thu.
+ Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách chưa cao.
+ Nguồn thu từ SXKD chưa cao và phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu này.
+ Không có khả năng tự cân đối thu - chi ngân sách, phụ thuộc rất lớn vào thu bổ sung
ngân sách từ NSTW.
+ Tính bền vững trong việc tạo lập nguồn thu tồn tại những thách thức lớn.
Hạn chế quản lý chi:
+ Tính bền vững của chính sách chi tiêu NSĐP: chưa đáp ứng toàn bộ các tiêu chí của
ngân sách bền vững.
+ Quản lý chi NSNN tỉnh Sóc Trăng chưa đảm bảo các mục tiêu phát triển KT –XH
một cách tốt nhất.
+ Mặc dù công tác tiết kiệm chi NSNN được UBND tỉnh Sóc Trăng quan tâm thực
hiện nhưng kết quả đạt được chưa cao.
+ Phần rất lớn chi đầu tư phát triển tập trung cho chi đầu tư XDCB, chi rất ít cho đầu
tư phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, trình độ dân trí ở tỉnh Sóc Trăng nhìn chung còn thấp so
với nhiều địa phương khác trong cả nước. Điều đó dẫn đến phát triển nguồn nhân lực chưa
tương xứng với mục tiêu phát triển KT – XH đến năm 2020.
+ Trong cơ cấu chi đầu tư XDCB các lĩnh vực giao thông, giáo dục - đào tạo chiếm tỷ
trọng cao lần lượt là 36,63%, 14,51% trong tổng chi NSNN cho đầu tư XDCB của năm 2014
và tăng hơn nhiều so với các năm trước. Nhưng nhìn chung, kết cấu hạ tầng như hệ thống cầu
đường,… đặt biệt là tại các vùng nông thôn còn chưa tốt và trình độ dân trí tại Sóc Trăng vẫn
còn thấp hơn nhiều so với các địa phương khác trong cả nước.


25

+ Trong cơ cấu chi thường xuyên các khoản chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp

giáo dục - đào tạo và chi sự nghiệp y tế chiếm tỷ trọng rất cao và có xu hướng tăng dần qua
các năm lần lượt là 17%, 42% và 13% trong năm 2014 (Phụ lục 1). Nhưng kết quả đạt được
trong các lĩnh vực này còn hạn chế chưa tương xứng.
Hạn chế phân cấp NSNN:
+ Phân cấp thu NSNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chưa có khả năng nâng cao tự chủ
về thu cho các cấp ngân sách.
+ Trình độ bộ máy cán bộ quản lý ngân sách huyện và xã chưa đáp ứng công tác thực
hiện phân cấp ngân sách.
+ Nghị quyết của tỉnh Sóc Trăng về phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi đã chỉ ra rõ
các nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp tỉnh, huyện và xã. Tuy nhiên trong một số trường
hợp, tất cả các cấp trong Tỉnh mang trách nhiệm cung cấp các dịch vụ giống nhau. Điều này
sẽ dẫn đến sự chồng chéo và làm phức tạp quá trình lập kế hoạch ngân sách.
Hạn chế khác trong quản lý NSNN:
+ Công tác quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng chưa quan tâm đến việc quản lý theo kết
quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu ra) và xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm (khuôn khổ
trung hạn).
+ Bền vững tài khóa NSĐP: chưa được quan tâm đảm bảo trong tương lai.
+ Hiện có nhiều thông tin công khai về ngân sách, song sự tham gia của người dân
còn hạn chế.
+ Khen thưởng trong công tác quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng không quan tâm đến các
đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN có hiệu quả như tiết kiệm kinh phí NSNN, chi tiêu tiết kiệm
NSNN nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ,… mà chỉ xem đó là nhiệm vụ chấp hành của các
đơn vị.
+ Tình hình nợ vay XDCB còn tồn đọng và kéo dài ảnh hưởng thêm nặng nề đến khả
năng tự cân đối thu - chi NSNN
+ Phương pháp lập dự toán dựa trên kinh nghiệm quá khứ làm cho dự toán ngân sách
thiếu tính tích cực, khoa học, chưa đảm bảo tính dự báo các nguồn thu - chi phát sinh thực tế
và phát huy vai trò của địa phương trong khai thác nguồn thu và tiết kiệm chi.
+ Hệ thống ngân sách lồng ghép làm quá trình lập và giám sát ngân sách trở nên phức
tạp.



×