Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHUYÊN đề NGUỒN gốc, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.44 KB, 19 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài : Nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh
Đối tượng: ĐẠI HỌC

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm giới thiệu cho người học nắm được những kiến thức cơ bản về
nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó,
củng cố niềm tin, xây dựng thái độ đúng đắn, khoa học khi học tập và nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Yêu cầu
- Nắm chắc nguồn gốc và các giai đoạn hình thành, phát triển của tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở nắm vững nội dung cơ bản, vận dụng tốt vào quá trình học
tập, sinh hoạt và công tác sau khi ra trường.
- Đấu tranh có hiệu quả với những luận điểm xuyên tạc, sai trái xung quanh
vấn đề nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. NỘI DUNG
Gồm 3 phần:
Phần I. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh
Phần II. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Phần III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập nguồn gốc, quá trình
hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
III. THỜI GIAN
1. Thời gian toàn bài: 4 tiết
2. Phân chia cụ thể:
1



a. Lên lớp: 4 tiết
b. Nghiên cứu, thảo luận:.....tiết
IV. ĐỊA ĐIỂM
Giảng đường
V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Theo quy mô lớp học
2. Phương pháp
a. Phương pháp dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp với nêu
vấn đề và trình chiếu Power Point.
b. Phương pháp học: Nghe, bút kí, nghiên cứu tài liệu.
VI. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO
1. Tài liệu
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản
có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2008 (từ tr.21- tr.47)
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao
đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006 (từ tr.7- tr.21).
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân,H.2004 (từ
tr.11- tr.84).
2. Vật chất đảm bảo
a. Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu
b. Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP
- Nhận báo cáo ( Nhận lớp).
- Kiểm tra bài cũ, đánh giá nhận xét.
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự, nội dung


2

Thời

Phương

gian

pháp

V.chất


THỦ TỤC LÊN LỚP

05

Hỏi- đáp,

phút

thuyết trình

Giáo án

I. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
40


1. Nguồn gốc tư tưởng, lý luận

phút
2. Nguồn gốc thực tiễn

25
phút

3. Nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh

15
phút

Thuyết trình,
nêu vấn đề,
kết hợp với
trình
chiếu
Power Point

Giáo

án,

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT

giáo trình,

TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


tài

1. Từ 1890 - 1911
2. Từ 1911- 1920

10

tham khảo

phút

và phương

10
phút

3. Từ 1921 - 1930

10
phút

4. Từ 1930 – 1941

liệu

10

tiện

trình


Thuyết trình, chiếu
gợi mở, kết
hợp với trình
chiếu Power
Point

phút
5. Từ 1941 – 1969

10
phút

III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU, HỌC TẬP NGUỒN GỐC, QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Ý nghĩa với việc nghiên cứu, học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh của học viên

10
phút

đào tạo đại học Biên phòng
2. Ý nghĩa đối với người sĩ quan
Biên phòng

3

Thuyết trình, Giáo án,

gợi mở, kết giáo trình,
hợp với trình tài
liệu

10

chiếu

Power tham khảo

phút

Point

và phương


tiện

trình

chiếu

KẾT THÚC BÀI GIẢNG

05

Thuyết trình

Giáo án


phút
III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG
1. Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn nửa thế
kỷ qua, là sản phẩm tất yếu của lịch sử cách mạng Việt Nam, là sự kết tinh trí tuệ
của dân tộc và thời đại, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Việc nghiên cứu và nắm vững nguồn gốc,
quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận
thức sâu sắc hơn về giá trị cách mạng khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó
biết vận dụng trong thực tiễn công tác.
2. Nội dung nghiên cứu
Câu 1. Phân tích nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 2. Trình bày khái quát quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh?
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải chỉ là sản phẩm chủ quan của Hồ
Chí Minh, không phải do Đảng và nhân dân ta yêu mến lãnh tụ mà gán cho
Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của lịch sử, đáp ứng những đòi
hỏi của lịch sử. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh hệ thống, toàn diện phải
bắt đầu từ nguồn gốc, quá trình trình hình thành và phát triển của tư tưởng
Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG
I. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Nguồn gốc tư tưởng, lý luận
a. Những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam
4


Tư tưởng văn hoá truyền thống của dân tộc đã góp phần hun đúc nên những
phẩm chất tốt đẹp và cao cả trong con người Hồ Chí Minh.

Câu hỏi nêu vấn đề: Đồng chí hãy cho biết dân tộc Việt Nam có những giá trị
văn hoá truyền thống nào? Những giá trị truyền thống đó tác động đến Hồ Chí Minh
và tư tưởng của Người như thế nào ? (4 giá trị cơ bản)
- Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng
nước và giữ nước.
+ Đây là chuẩn mực cao nhất, là dòng chảy xuyên suốt trong lịch sử
dân tộc ta.
Hồ Chí Minh viết: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ
tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ
vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v.
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu
biểu của một dân tộc anh hùng”.(Sđd, tập 6, Tr.171- 172)
+ Ở những thời điểm nước mất, nhà tan thì trăm họ đều là “binh” đứng lên
cố kết một lòng, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
VD: Từ thế kỷ thứ III Người Âu Lạc đã đánh tan 50 vạn quân xâm lược
nhà Tần, sau Tần là các đế quốc phương Bắc: Hán, Đường, Tống, Nguyên,
Minh, Thanh...
Tự hào về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh viết :
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta.Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm năng thì tinh thần ấy lại sôi
nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước”( Sđd, tập 6, Tr. 171,172).
+ Đây là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Người lúc ra đi tìm
đường cứu nước, là cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

5



Hồ Chí Minh viết:“Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải
chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”( Sđd,
T.10, Tr.218 ).
+ Người đặt cho mình cái tên Nguyễn Ái Quốc- Nguyễn yêu nước, để
luôn nhắc nhở, cổ vũ bản thân và cổ vũ quốc dân đồng bào.
+ Kế thừa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh đã phát triển
chủ nghĩa yêu nước nên một tầm cao mới và trở thành nhà yêu nước vĩ đại
nhất.
- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân
tương ái “ lá lành đùm lá rách” trong lúc hoạn nạn khó khăn.
+ Là một trong những nét đặc trưng của văn hoá truyền thống dân tộc,
được hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu
tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm.
Câu hỏi nêu vấn đề : Tại sao truyền thống này của dân tộc lại được hình
thành từ nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm?
+ Nhân nghĩa, đoàn kết…đối với người Việt Nam đã trở thành một tình
cảm tự nhiên.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Thành một triết lí nhân sinh:
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Trở thành một phép ứng xử trong tư duy chính trị:
“Tình làng, nghĩa nước”.
“Nước mất thì nhà tan”.
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh…”
Hoặc: Dân tộc Việt Nam có truyền thuyết Chiếc bọc trăm trứng để nói
rằng người Việt Nam được sinh ra từ một cội.
+ Hồ Chí Minh kế thừa và nâng lên trở thành tình nghĩa đồng bào,
đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển 1à nhà. Hay Người nhấn mạnh bốn

chữ đồng “đồng lòng, đồng sức, đồng tình, đồng minh”.
6


- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời.
+ Dù trong muôn nguy, ngàn khó, người lao động vẫn động viên nhau
“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “sau cơn mưa trời lại sáng”...
+ Tinh thần lạc quan đó không phải là lạc quan tếu, mà nó có cơ sở từ
niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chính nghĩa,
chân lí.
+ Hồ Chí Minh đã chắt lọc, kế thừa và là hiện thân của sự lạc quan đó.
- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông
minh, sáng tạo trong sản xuất và trong chiến đấu; ham học hỏi, luôn cầu thị
và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá của nhân loại.
+ Hiếu học, cần cù, sáng tạo là đặc trưng nổi bật trong truyền thống văn
hoá Việt Nam.
VD : Dân ta thường nói “bụng chữ hơn hũ vàng”, hoặc: “Vạn ban giai hạ
phẩm; duy hữu độc thư cao” (muôn nghề đều thấp kém, chỉ có việc đọc sách là
thanh cao)...
+ Do vị trí địa lý thuận lợi, ở giữa đầu mối của giao lưu văn hoá BắcNam, Đông- Tây. Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc, nhân dân ta
đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt của người thành những
giá trị riêng của mình.
VD : Những quan điểm tiến bộ của Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo
đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của người Việt nam, phù hợp với tập
quán, lối sống của người Việt nam.
+ Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động của truyền thống đó.
(Từ anh Ba phụ bếp trên tàu, anh Ba quét tuyết ở Luân Đôn…tự học biết
7 thứ tiếng… tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại để hình thành tư tưởng
của mình)
b. Tinh hoa văn hoá nhân loại

Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người
đã được hấp thụ một nền Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người

7


cũng đã không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh hoa văn hoá của
nhân loại.
* Tiếp thu văn hoá Phương Đông
- Hồ Chí Minh khai thác những mặt tích cực, phù hợp của Nho giáo
để làm giàu vốn văn hoá bản thân và phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Những mặt tích cực của Nho giáo mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu gồm:
+ Thứ nhất, triết học hành động, tư tưởng nhập thế hành đạo, giúp đời, tu
thân dưỡng tính.
+ Thứ hai, đó là lý tưởng về một xã hội bình trị, tức là ước vọng về một xã
hội an ninh, hoà mục, một “thế giới đại đồng”.
+ Thứ ba, đó là triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính, chủ trương từ thiên tử
đến thứ dân ai cũng phải lấy tu thân làm gốc.
+ Thứ tư, đề cao vai trò văn hoá, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học...
- Hồ Chí Minh tiếp thu những yếu tố tích cực của Phật giáo để làm
giàu tư tưởng và phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Những mặt tích cực của Phật giáo mà Hồ Chí Minh tiếp thu gồm:
+ Một là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người
như thể thương thân, một tình yêu bao la đến cả chim muông, cây cỏ.
+ Hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
+ Ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phát chống lại mọi
phân biệt đẳng cấp.
+ Bốn là, đề cao lao động chống lười biếng.
+ Năm là, Phật giáo chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với
nhân dân, với đất nước, tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ

thù dân tộc.
- Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm
thấy trong đó những điều thích hợp đối với điều kiện nước ta: dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

8


Ngoài ra, để hình thành tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu và
tiếp thu những tinh hoa trong các học thuyết, quan điểm, tư tưởng của các nhà tư
tưởng phương Đông khác như: Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử...
* Tiếp thu văn hoá Phương tây
- Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng, văn hoá của Pháp và Mỹ
+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa nhân văn, những tư tưởng tiến bộ của
các nhà Khai sáng Pháp và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái
trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791.
VD: Các nhà văn, tư tưởng thời kỳ Phục hưng của Pháp như: Vônte, Điđơrô,
Môngtétxkiơ, Rút xô…
Người kể lại: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp:
tự do, bình đẳng, bác ái và từ thuở ấy tôi mong muốn làm quen với nền văn minh
Pháp, muốn tìm xem những thứ gì ẩn sau những chữ ấy”
+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách sáng tạo những tư tưởng về "quyền
bình đẳng", "quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người…"
được ghi trong tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776.
- Hồ Chí Minh hấp thụ tư tưởng dân chủ và hình thành phong cách
dân chủ từ thực tiễn hoạt động chính trị sôi nổi ở phương Tây.
+ Tham gia đấu tranh cách mạng tương đối tự do như: hội họp, tham gia
đảng phái, viết báo phê phán, trình bày ý kiến, quan điểm của mình trước dư
luận...
+ Học cách làm việc dân chủ trong sinh hoạt khoa học ở câu lạc bộ

Phôbua, sinh hoạt chính trị trong Đảng Xã hội Pháp, không khí tranh luận tại
Đại hội Tua...
c. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Câu hỏi nêu vấn đề: Đồng chí cho biết chủ nghĩa Mác-Lênin có ảnh
hưởng như thế nào đối với bản thân Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người?
- Chủ nghĩa Mác- Lênin đã trang bị cho Hồ Chí Minh thế giới quan,
phương pháp luận khoa học chỉ đạo hoạt động nhận thức của Người.

9


Nhờ thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
Nguyễn Ái Quốc đã hấp thụ và chuyển hoá được những nhân tố tích cực và tiến
bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng và văn hoá nhân loại để tạo
lên hệ thống tư tưởng của mình
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Nội dung những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở quan
trọng nhất để Hồ Chí Minh từng bước xây dựng, phát triển tư tưởng của mình.
+ Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh vận dụng vào
thực tiễn cách mạng Việt Nam, định ra đường lối đúng đắn.
Hồ Chí Minh viết: “Ngọn đuốc lí luận Mác-Lênin và kinh nghiệm cách
mạng tháng Mười vĩ đại soi sáng con đường cách mạng Việt Nam”. (sđd, T.9,
Tr.314), và “Khi gặp khó khăn, người ta rở cẩm nang và tìm thấy cách giải quyết. Chủ
nghĩa Lênin cũng gần như cái cẩm nang thần kỳ đó”.(Sđd, T.12, Tr.474)
- Chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố quyết định bản chất giai cấp tư
tưởng Hồ Chí Minh.
+ Trước khi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp vô
sản, Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước chứ chưa phải là người cộng sản.
+ Nhờ tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, gắn liền với việc tích cực hoạt

động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh đã trở thành
người cộng sản, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác- Lênin, hệ tư
tưởng của giai cấp vô sản.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến tính khoa
học, cách mạng và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Sự kế thừa có chọn lọc nhiều chủ nghĩa, học thuyết của nhân loại đã góp
phần giúp cho Hồ Chí Minh xây dựng, phát triển hệ thống quan điểm của mình
mang tính khoa học, cách mạng và có sức sống mãnh liệt.
+ Trong các học thuyết, chủ nghĩa đó, chỉ có chủ nghĩa Mác- Lênin là chủ
nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mạng nhất

10


Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng nước ta cũng như ở Liên Xô, Trung Quốc,
muốn thành công phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Cho nên phải học chủ nghĩa
Mác-Lênin để hiểu mà áp dụng”.(Sđd,Tập 6, Tr.319)
Như vậy, trong nguồn gốc tư tưởng, lý luận, chủ nghĩa Mác- Lênin là
nguồn gốc cơ bản, chủ yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự hình thành,
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng
của tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nguồn gốc thực tiễn
a. Thực tiễn cách mạng Việt nam
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, các phong
trào đấu tranh chống Pháp liên tục nổ ra và lan rộng trên phạm vi cả
nước nhưng tất cả đều bị thất bại, thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường
nước.
+ Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà
Nguyễn đã tỏ ra nhu nhược, chống cự yếu ớt và từng bước nhân nhượng, cầu
hoà đi đến cam chịu, đầu hàng giặc.

VD: Ngày 5/6/1862 triều đình Huế ký hiệp ước cắt 3 tỉnh miền Đông
Nam bộ cho Pháp
Ngày 6/6/1884 triều đình Huế ký nhận hiệp ước Patơnôt gồm 19 điều
khoản, trong đó: (Điều 1: Nuớc Pháp sẽ thay mặt triều đình Huế trong mọi
quan hệ đối ngoại)
+ Các phong trào yêu nước chống Pháp liên tục nổ ra, lúc đầu theo đường
lối phong kiến sau chuyển sang dân chủ tư sản, nhưng đều bị dập tắt, cho thấy sự
bất lực của đường lối phong kiến và tư sản trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.
VD: Phong trào yêu nước chống Pháp theo đường lối phong kiến cuối
thế kỷ XIX với các đại biểu như: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Xuân Ôn,
Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám...
Phong trào yêu nước chống pháp theo xu hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ
XX như: Đông du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân, Việt Nam Quang phục
hội...Với các đại biểu như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...

11


+ Nguyễn Tất Thành đã chỉ ra những hạn chế của các phong trào trên
và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới:
“Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương.
Anh nhận thấy điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương;
cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy
hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; cụ Hoàng Hoa
Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng theo
người ta kể thì Cụ còn nặng cốt cách phong kiến”
(Trần Dân Tiên, những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ
Chủ tịch, Nxb CTQG, H.1994, tr.12)
- Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, xã hội
Việt Nam phân hoá sâu sắc, tác động đến Hồ Chí Minh trong xác định lực

lượng của cách mạng.
Câu hỏi nêu vấn đề: Đồng chí cho biết thực dân Pháp tiến hành mấy cuộc
khai thác thuộc địa ở Việt Nam? Các cuộc khai thác thuộc địa đó có tác động như
thế nào đến xã hội Việt Nam?
+ Thực dân Pháp tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa: Cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất (1897-1914) và lần thứ hai (1919-1929)
+ Cùng với các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam
có sự chuyển biến và phân hoá sâu sắc:
 Tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp tư sản bắt đầu xuất hiện.
 Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển.
VD: Năm 1918 số lượng công nhân Việt Nam chỉ có khoảng 10 vạn người,
đến năm 1929 đã tăng lên khoảng 22 vạn người.
Năm 1928, trong báo cáo Chủ nghĩa tư bản đế quốc Pháp ở Đông
Dương, Hồ Chí Minh phân tích rất kỹ xã hội Việt Nam và rút ra kết luận:
“Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thực dân ở Đông Dương đã tạo ra ở xứ
đó hai giai cấp vô sản, giai cấp vô sản công nghiệp và giai cấp vô sản nông
nghiệp”, và “Việc đã tạo ra một giai cấp vô sản và dậy cho người An Nam

12


biết sử dụng súng ống là một bằng cớ chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc đã tự đào
hố để chôn mình”. (Sđd, tập 2, tr. 357, 361).
b. Thực tiễn cách mạng thế giới
Câu hỏi nêu vấn đề: Đồng chí cho biết tình hình thế giới cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX có sự kiện gì nổi bật? Các sự kiện đó tác động như thế nào
đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ
nghĩa đế quốc và trở thành hệ thống thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa, gắn chặt với

cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế.
+ Khi còn ở trong nước, Hồ Chí Minh chưa nhận thức được đặc điểm thời
đại, nhưng đã nhận ra con đường sai lầm của các bậc tiền bối.
Theo Hồ Chí Minh: Sự thất bại của các phong trào cứu nước cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX không phải nhân dân ta thiếu anh hùng, các lãnh tụ
thiếu nhiệt huyết, mà họ không nhận thức được đặc điểm thời đại: Tự mình
nổi dậy đấu tranh (Phan Đình Phùng); đấu tranh không thắng nổi thì cầu
ngoại viện (Phan Bội Châu)...
+ Nhờ lăn lộn trong phong trào chính trị, Hồ Chí Minh hiểu biết sâu sắc hơn
về chủ nghĩa đế quốc và tình hình các nước thuộc địa.
 Theo Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám
vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản thuộc
địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ
cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật tiếp
tục sống và cái vòi bị đứt lại sẽ mọc ra ” (Sđd, tập1, tr. 298).
Trong điều kiện lịch sử mới, mỗi thuộc địa là một mắt khâu yếu nhất trong
hệ thống đế quốc, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước nếu tiến hành
riêng rẽ thì không thể giành được thắng lợi.

13


+ Năm 1919, khi gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam lên Hội nghị
Hoà bình Vecxây và không được chấp nhận, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: muốn
giải phóng, các dân tộc phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình.
- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tiếng vang của nó cùng với
sự kiện Quốc tế Cộng sản III thành lập, giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức sâu
sắc hơn về con đường cách mạng Việt Nam.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra thời đại mới, thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Tiếng

vang và ảnh hưởng của nó lan rộng ra toàn thế giới.
+ Tháng 3/1919 Quốc tế Cộng sản III ra đời, đưa phong trào cộng sản thoát
khỏi chủ nghĩa cải lương theo đuôi các chính quyền tư sản của các đảng xã hội.
+ Hoạt động tích cực trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa” của Lênin, từ đây nhận thức của Người về con đường cách
mạng Việt Nam ngày càng sâu sắc.
Người đã thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc
và giải phóng giai cấp: “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ
nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” (Sđd, tập1, tr.416). Đến năm 1959,
Người khẳng định lại: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản” (Sđd, tập 9, tr.314).
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của Hồ Chí
Minh với trí tuệ của dân tộc và trí tuệ thời đại. Đó là bối cảnh và điều kiện đã
hình thành lên tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh
Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo
trên cơ sở những nhân tố khách quan. Do đó, tư tưởng còn phụ thuộc vào phẩm chất,
nhân cách con người đã sản sinh ra nó.
- Hồ Chí Minh là người có hoài bão lớn, có tâm hồn cao thượng, yêu
nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ vô bờ bến.

14


Hồ Chí Minh viết: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú
quý chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác
thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc
dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng
lui”. (Sđd, T.4, Tr.161).

- Hồ Chí Minh là người có tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng
tạo, ham hiểu biết, nhạy bén với cái mới.
VD : Người không đi theo con đường của các bậc tiền bối đi trước mà
tìm đường sang nước Pháp, sang phương Tây. Đây là một quyết định dũng cảm,
sáng tạo, khẳng định bản lĩnh, tư duy độc lập, tự chủ của Người.
- Hồ Chí Minh là người có bản lĩnh kiên định, dũng cảm, nghị lực phi
thường, đã khổ công học tập, rèn luyện trong thực tiễn để chiếm lĩnh vốn tri
thức, kinh nghiệm đấu tranh phong phú của dân tộc và nhân loại. + Ngay từ
thuở thanh niên, việc Người tự nguyện dấn bước vào con đường hoạt động cách
mạng gian khổ để tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc đã thể hiện điều
đó.
+ Người tự học biết đọc, viết thạo 7 thứ tiếng...
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hoà của những điều
kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống văn hoá dân tộc, tinh hoá văn hoá
nhân loại. Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết,
chuyển hoá sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng
Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
1. Từ 1890 - 1911 : Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí
hướng cách mạng.
Là giai đoạn Nguyễn Sinh Cung tiếp nhận truyền thống yêu nước và
nhân nghĩa của dân tộc; hấp thu nền văn hoá Quốc học, Hán học và bước đầu
tiếp xúc với văn hoá phương Tây; chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân
dân lao động; tìm hiểu các phong trào yêu nước; hình thành hoài bão cứu
nước, cứu dân.
2. Từ 1911- 1920: Giai đoạn tìm tòi, xác định con đường cách mạng
Việt Nam.
15



- Đây là thời kỳ Nguyễn Tất Thành bôn ba khắp các Châu lục để
tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, khảo sát cuộc sống của
nhân dân các dân tộc bị áp bức.
Người rút ra kết luận: Trên đời này chỉ có hai giống người giống
người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có một mối tình hữu ái-vô sản
là thật mà thôi.
- Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị
Vécxây đòi quyền tự do dân chủ cho người dân Việt Nam và không được
chấp nhận.
Qua đó Người khẳng định: các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có
thể dựa vào sức của bản thân mình.
- Năm 1920 khi được tiếp xúc với bản “Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã
tìm thấy con đường cho cách mạng Việt Nam.
Sau này khi nhớ lại, Người viết: “ Luận cương của Lênin làm cho tôi rất
cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao!. Tôi vui mừng đến phát khóc
lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần
chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
- Tháng 12/1920, tại đại hội XVIII đảng Xã hội Pháp, họp ở Tua,
Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản III và tham gia sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp.
Hoạt động này đánh dấu việc Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ
nghĩa quốc tế vô sản.
3. Từ 1921 - 1930: Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí
Minh về con đường cách mạng Việt Nam
Đây là thời kì hoạt động thực tiễn và lý luận cực kì sôi nổi và hết sức
phong phú của Nguyễn Ái Quốc để tiến tới việc thành lập Đảng.
- Trong hoạt động thực tiễn


16


+ Người tích cực hoạt động trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng
Cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, xuất bản tờ báo
“Người cùng khổ”.
+ Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Mátxcơva dự hội nghị Quốc tế
nông dân và được bầu vào đoàn chủ tịch của Hội. Sau đó Người tiếp tục dự Đại hội
Quốc tế Cộng sản lần thứ V và Đại hội các đoàn thể quần chúng khác.
+ Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức ra
hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở các lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng.
+ Tháng 2/ 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
trong nước thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trong hoạt động lý luận Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm như:
“Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh”; “Chính cương,
sách lược vắn tắt”; “Chương trình và điều lệ vắn tắt của Đảng”... Tư tưởng Hồ
Chớ Minh về cỏch mạng Việt Nam được hỡnh thành cơ bản.
4. Từ 1930 - 1941: Giai đoạn tư tưởng Hồ Chí Minh vượt qua thử
thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam.
- Sau Hội nghị hợp nhất 3-2-1930, Quốc tế Cộng sản coi quan điểm
của Nguyễn Ái Quốc là “hữu khuynh”, “dân tộc chủ nghĩa”.
Do không nắm được tình hình thực tế các thuộc địa ở phương Đông và
Việt Nam, đồng thời bị chi phối bởi quan điểm tả khuynh lúc bấy giờ. Quốc tế
Cộng sản đã chỉ trích và phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc vạch ra tại hội
nghị hợp nhất.
- Hội nghị Trung Ương tháng 10/1930 của Đảng, theo sự chỉ đạo của Quốc
tế Cộng sản cũng ra nghị quyết thủ tiêu “Chính cương, sách lược vắn tắt”, đổi tên
Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hội nghị đã thông qua luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương

và thông qua án nghị quyết của Trung Ương toàn thể Hội nghị nói về tình hình hiện tại
ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng.

17


- Khi nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đến gần. Quốc
tế Cộng sản đã tự phê bình và chuyển sách lược, chủ trương thành lập mặt
trận dân chủ chống phát xít.
Đại hội VII Quốc tế cộng sản (1935), đã tự phê bình về những sai
lầm “tả” khuynh “ biệt phái”, “hẹp hòi” trong các nghị quyết của Đại hội
VI chuyển sách lược, chủ trương thành lập mặt trận dân chủ chống phát
xít.
- Năm 1936, Đảng ta đề ra chính sách mới, phê phán những biểu hiện
tả khuynh cô độc, biệt phái trước đây đồng thời chỉ rõ: “Chính sách mới của
Đảng là chính sách theo thực tế ở Đông Dương, theo kinh nghiệm tranh đấu
của Đảng.”
Trên thực tế, vấn đề phân hoá kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh ...đã trở lại
với Chính cương, sách lược vắn tắt.
- Nghị quyết Trung Ương lần thứ 6 tháng 11/1939 đã khẳng định chủ
trương chuyển hướng chiến lược: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên
hết, tạm gác lại nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
Nghị quyết khẳng định: “Đảng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy
quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, của vấn đề
điền địa cùng phải nhắm vào cái mục đích ấy mà giải phóng”. Điều đó phản ánh
quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Từ 1941 - 1969: Giai đoạn phát triển và hoàn thiện của tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp chỉ đạo Hội nghị lần
thứ tám Ban chấp hành Trung Ương (Tháng 5/1941).

+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, tạm thời gác lại khẩu hiệu
cách mạng điền địa.
+ Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi- Mặt trận Việt Minh... Đưa
tới sự thành công của cách mạng tháng Tám, đó cũng là thắng lợi đầu tiên của tư
tưởng Hồ Chí Minh.

18


- Sau khi giành được chính quyền, Đảng và nhân dân ta vừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc vừa đấu tranh giải phóng Miền Nam. Đây chính
là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ xung và hoàn thiện trên một loạt
các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như:
+ Đường lối chiến tranh nhân dân: “toàn dân, toàn diện, dựa vào sức
mình là chính”
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa nửa phong kiến
không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa trong điều kiện đất nước
đang bị chia cắt.
+ Về vấn đề xây dựng Đảng với tư cách một Đảng cầm quyền.
+ Về vấn đề xây dựng Nhà nước kiểu mới.
+ Củng cố và tăng cường đoàn kết, nhất trí trong phong trào Cộng sản và
công nhân quốc tế.
- Trước khi qua đời, Hồ Chí Minh còn để lại bản di chúc thiêng liêng kết
tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân
đã cống hiến trọn cả cuộc đời mình cho Tổ quốc và nhân loại.
+ Di chúc đã tổng kết sâu sắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
+ Vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của
đất nước và dân tộc sau khi kháng chiến thắng lợi.
Bản di chúc là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, thấm đượm

tình người, một di sản tư tưởng vô cùng quý báu của dân tộc và nhân loại.

19



×