Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH đối TƯỢNG NHIỆM vụ, PHƯƠNG PHÁP NGHÊN cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.19 KB, 12 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài : Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp
nghiên cứu của bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Đối tượng: ĐẠI HỌC

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích
Nhằm giới thiệu cho người học nắm được đối tượng, chức năng, phương
pháp nghiên cứu của môn học, làm cơ sở để nghiên cứu môn học và đấu tranh
chống lại các quan điểm sai trái.
2. Yêu cầu
- Nắm vững đối tượng, chức năng, phương pháp nghiên cứu của môn học.
- Vận dụng tốt vào quá trình nghiên cứu các chủ đề tiếp theo của môn học.
- Đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái.
II. NỘI DUNG

Nội dung (Gồm 4 phần)
Phần I. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Phần II. Chức năng của bộ môn tư tưởng Hồ chí minh
Phần III. Phương pháp nghiên cứu của bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Phần IV. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
III. THỜI GIAN

1. Thời gian toàn bài: 2 tiết
2. Phân chia cụ thể:
a. Lên lớp: 2 tiết
b. Nghiên cứu, thảo luận:
IV. ĐỊA ĐIỂM



1


Giảng đường
V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức: Theo quy mô lớp học
2. Phương pháp:
a. Phương pháp dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp với nêu vấn
đề và trình chiếu Power Point.
b. Phương pháp học: Nghe, bút kí, nghiên cứu tài liệu.
VI. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO

1. Tài liệu:
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có
sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2008 (từ tr.17 - tr. 52).
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao
đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006 (từ tr......- tr……).
2. Vật chất đảm bảo
a. Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu
b. Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu

2


Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP


- Nhận báo cáo ( Nhận lớp).
- Kiểm tra bài cũ. Đánh giá nhận xét.
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
THỨ TỰ, NỘI DUNG

THỦ TỤC LÊN LỚP

THỜI
GIAN

PHƯƠNG
PHÁP

05

Hỏi- đáp,

phút

thuyết trình

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

…..

2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu


phút
…..
phút

II. CHỨC NĂNG CỦA BỘ MÔN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

…..

1. Chức năng nhận thức

phút

2. Chức năng thế giới quan, phương
pháp luận

…..
phút
…..

3. Chức năng giáo dục tư tưởng

phút

4. Chức năng chỉ đạo, hướng dẫn
thực tiễn

…..
phút


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Thế giới quan, phương pháp luận

…..
phút

3

V.CHẤT

Giáo án


Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng chỉ đạo
quá trình nghiên cứu, học tập tư tưởng
Hồ Chí Minh

….
phút

2. Tuân thủ nguyên tắc thống nhất
tính Đảng với tính khoa học
3. Kết hợp chặt chẽ phương pháp

…..

Thuyết trình, Giáo án, giáo

phút


gợi mở, nêu trình, tài liệu

…..

vấn đề, kết tham khảo và

phút

hợp với trình phương tiện
chiếu Power trình chiếu

lôgic với phương pháp lịch sử

Point

4. Sử dụng các phương pháp liên
ngành khác
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP,
NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
1. Kiên định, bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

…..

2. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ,

phút


đổi mới và sáng tạo trong học tập và
…..

công tác.

phút
05

KẾT THÚC BÀI GIẢNG

Thuyết trình

Giáo án

phút
III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG
1. Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm lý luận chính trị toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại. Với những thuộc tính trên đã khẳng định bản chất của tư tưởng
Hồ Chí Minh; đồng thời chỉ rõ tính cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Do đó, tư tưởng Hồ Chí Minh nó có đối tượng và phương pháp nghiên cứu
riêng của nó.
4


2. Nội dung nghiên cứu
Câu1. Trình bày đối tượng môn học tư tưởng Hồ Chí Minh ?

Câu2. Trình bày chức năng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của môn
học tư tưởng Hồ Chí Minh?
MỞ ĐẦU
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) khẳng định:
"Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động”. Đại hội IX tiếp tục khẳng định “Tư tưởng Hồ Chí
Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành độc lập, là tài sản tinh
thần to lớn của Đảng và dân tộc ta".
Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ vị trí, vai trò
đặc biệt quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt
Nam.

NỘI DUNG
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Văn kiện Đại hội VII
“Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và cả dân tộc.” (Văn
kiện Đại hội VII, Nxb CTQG, 1991, Tr.127)
Võ Nguyên Giáp
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là lí luận về con đường cách mạng Việt Nam: thực
hiện cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng một chế độ dân chủ nhân dân, tiến
dần lên chủ nghĩa xã hội, không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
nhắm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giầu
mạnh, góp phần vào cách mạng thế giới. Đó là tư tưởng cách mạng không ngừng
mà cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con
5



người.Nói gọn lại tư tưởng Hồ Chí Minh là: độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội ”.
(Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam,
Nxb CTQG, 1977, Tr. 77-78)
Đại hội IX của Đảng đã đưa ra khái niệm tư tưởng HCM:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mca-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại…
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi dường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi,
là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2003, Tr 83, 84)
- Khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam.
Đại hội IX của Đảng khái quát gồm 9 nội dung cơ bản sau:
1. Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
2. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại.
3. Tư tưởng về sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
4. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của
dân, do dân, vì dân.
5. Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, về XD lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Tư tưởng về phát triển kinh tế – xã hội. không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân.
7. Tư tưởng về đạo dức cách mạng; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
8. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
9. Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Khẳng định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh:
là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo cn Mác-Lênin vào điều kiện

cụ thể nước ta.
Khẳng định trên chỉ rõ:
6


+ Tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc lí luận chủ yếu nhất từ chủ nghĩa
Mác-Lênin.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có vận dụng mà còn phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin trên một loạt vấn đề (CN đế quốc, cách mạng giải phóng dân
tộc, Đảng Cộng sản…)
- Khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng và nền
văn hoá dân tộc Việt Nam
+ Là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng của tư tưởng
HCM đã đựơc thực tiễn cách mạng VN chứng minh.
+ Là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
2. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh
*Tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung phong phú và giá trị nhiều mặt đã
được nhiều bộ môn khoa học quan tâm nghiên cứu theo góc độ tiếp cận khác
nhau.
- Có bộ môn nghiên cứu tư tưởng HCM nhằm làm sáng tỏ những quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. ( Triết học)
- Có bộ môn nghiên cứu tư tưởng HCM nhằm góp phần làm rõ những quy
luật, nguyên tắc của một lĩnh vực, một mặt nhất định trong đời sống con người, xã
hội. ( Lịch sử đảng, CTĐ- CTCT)...
* Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
Nghiên cứu toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách một chỉnh thể hoàn
chỉnh để làm rõ những quy luật, nguyên tắc mang tính quy luật của sự hình thành,
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; làm rõ những nội dung của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Cụ thể:
- Những quy luật, nguyên tắc về sự ra đời, phát triển của tư tưởng Hồ Chí

Minh
+ Đó là những quy luật, nguyên tắc về mối quan hệ biện chứng giữa điều
kiện khách quan với nhân tố chủ quan
+ Giữa những nhân tố trong nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh với chính tư
tưởng của Người
7


+ Mối quan hệ tổng hoà của tất cả các nhân tố trong suốt quá trình hình
thành, phát triển tư tưởng HCM
- Những quy luật, nguyên tắc về sự vận động, phát triển của cách mạng Việt
Nam và cách mạng thế giới được phản ánh trong tư duy Hồ Chí Minh.
+ Những quy luật, nguyên tắc mang tính quy luật của cách mạng giải phóng
dân tộc thuộc địa và cách mạng XHCN trong thời đại ngày.
+ Những quy luật, nguyên tắc mang tính quy luật về khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền, chiến tranh cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Đảng và Nhà nước kiểu mới, xây dựng nền văn
hoá mới, con người mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam…
- Những quy luật, nguyên tắc về sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta hiện nay.
+ Những nguyên tắc này phản ánh sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa sự
vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh với các điều kiện, yếu tố cơ bản trong
điều kiện mới.
+ Những yếu tố tác động như: Nhận thức của chúng ta về tư tưởng HCM;
thực trạng vận động phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực
trạng hệ thống tổ chức chính trị…
II. CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
1. Chức năng nhận thức
- Trang bị cho người học hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của

Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
- Giúp người học hiểu rõ quy luật vận động, phát triển và bản chất cách
mạng khoa học của tư tưởng HCM.
- Nâng cao nhận thức về quy luật, nguyên tắc mang tính quy luật của
cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
- Giúp người học tiếp thu, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng một
cách khoa học.
8


2. Chức năng thế giới quan, phương pháp luận.
Qua học tập, nghiên cứu tư tưởng HCM góp phần hình thành, phát triển
trong người học tư duy biện chứng, xây dựng củng cố thế giới quan, phương pháp
luận khoa học để phân tích đánh giá các hiện tựơng lịch sử.
3. Chức năng giáo dục tư tưởng
- Bộ môn tư tưởng HCM nghiên cứu, khẳng định, làm rõ cho người học
t6ính đúng đắn sáng tạo, giá trị khoa học của hệ thống tư tưởng HCM và kiên
quyết chống những quan điểm sai trái.
- Bộ môn tư tưởng HCM có vai trò quan trọng trong giáo dục tư tưởng
con người, nhất là trong giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, củng cố
niềm tin cộng sản.
4. Chức năng chỉ đạo, hướng dẫn thực tiễn
Giúp người học nắm vững những quan điểm, nguyên tắc, nội dung, yêu
cầu vận dụng, phát triển tư tưởng HCM vào thực tiễn cách mạng nước ta trong
giai đoạn cách mạng mới.
Những chức năng trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, ảnh hưởng và
có khả năng xâm nhập vào nhau. Vì vậy, việc phân chia chức năng của môn tư
tưởng HCM chỉ có tính chất tương đối.
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH

1. Thế giới quan, phương pháp luận khoa học Mác- Lênin là nền tảng tư
tưởng chỉ đạo quá trình nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin là tinh hoa trí
tuệ của loài người, là thế giới quan, phương pháp luận khoa học.
- Quá trình nghiên cứu, học tập tư tưởng HCM cần vận dụng tổng hợp
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử ( Đảm bảo tính khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển).
2. Tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính đảng với tính khoa học.

9


- Tính đảng và tính khoa học là thống nhất. Nhận thức là sự thống nhất giữa
hai vấn đề mang tính nguyên tắc nói trên.
- Một công trình khoa học có tính đảng cao thì bao hàm tính khoa học cao.
Bởi vì, bất cứ một khoa học nào cũng nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị của một giai
cấp nhất định. Không có khoa học đứng ngoài chính trị.
3. Kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử
- Phương pháp lịch sử sẽ giúp chúng ta nhận thức về mặt lịch sử quá trình tư
duy của Hồ Chí Minh. Nếu thiếu quá trình đó chúng ta không thể nhận thức được
lô gíc của vấn đề - tính qui luật của tư duy.
- Ngược lại, nếu thiếu nhận thức về lô gíc của quá trình tư duy, người nghiên cứu,
sẽ không tìm ra cốt lõi của tư duy và hướng phát triển của tiến trình lịch sử.
4. Sử dụng các phương pháp liên ngành khác
Đó là các phương pháp khác như: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp
điều tra xã hội học, tiếp xúc nhân chứng…
Những phương pháp nêu trên là những phương pháp cơ bản, chỉ đạo quá trình
giảng dạy, học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên học ở bậc đại học mọi
người cần phải chủ động, sáng tạo tìm cách tiếp cận nội dụng khoa học, thông qua
nghiên cứu các tác phẩm của Người, các công trình nghiên cứu khoa khoa học

trong và ngoài nước có liên quan.
IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
1. Kiên định, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất,
khoa học nhất; Tư tưởng HCM là sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta.
Hồ Chí Minh khẳng định: bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
chân chính nhất, cách mạng nhất, khoa học nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin
- Cách mạng nước ta có được những thắng lợi như ngày nay , trước hết là
nhờ có chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

10


Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta đã khẳng định
lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
mọi hành động của Đảng.
- Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức tấn công
nền tảng tư tưởng của Đảng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vì vậy, kiên định, đấu tranh bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng HCM là vấn đề quan trọng trở thành nhiệm vụ hàng đầu.
Nghị quyết 09/NQ-TW của Bộ chính trị (Khoá VII) về một số định hướng lớn
trong công tác tư tưởng hiện nay đã chỉ rõ: “ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM là
học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc...Khi các thế lực thù địch ra sức tấn công nền tảng tư
tưởng của Đảng nhằm đẩy chúng ta đi chệch hướng thì đấu tranh để bảo vệ, phát
triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM là vấn đề quan
trọng, trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tư tuởng và lý luận của

toàn Đảng, toàn dân ta” (NQ 09- TW. Tr 6,7,8).
2. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo trong học tập
và công tác.
- Hồ Chí Minh là tấm gương sáng chói về tinh thần độc lập, tự chủ, tự
lực, tự cường, đổi mới và sáng tạo
+ Người đã tiếp thu có chọn lọc những giá trị truyền thống của dân tộc và
tinh hoa văn hoá nhân loại vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta
+ Người luôn xuất phát từ thực tế, kiên quyết tránh sự lặp lại đường mòn, lối cũ
không ngùng đổi mới và sáng tạo. Nhờ đó mà người xây dựng hệ thống các quan điểm
toàn diện và sáng tạo về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
- Ngày nay, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta tuy đã đạt được những
thành tựu đáng kể, nhưng vẫn còn có nhiều điểm yếu kém; nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mới.
- Để góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, học viên đào tạo cán bộ cấp phân đội cần:

11


+ Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng HCM , phát huy ý thức độc
lập, tự chủ, tự lực, tự cường trong học tập, công tác
+ Trung thực, tích cực, chủ động, sáng tạo trong tất cả các khâu, các bước
của quá trình học tập.
+ Biết tiếp thu, kế thừa và phát triển những tri thức, lý luận một cách chủ
động, sáng tạo; chống lối tiếp thu một cách thụ động, sao chép máy móc
+ Quá trình học lý luận phải biết so sánh, đối chiếu và tập vận dụng tri thức,
lý luận vào thực tiễn
Hồ Chí Minh căn dặn: “Lý luận không phải là cái gì cứng nhắc, nó đầy tính
sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ

trong thực tiễn sinh động”( Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.2002, Tr .
496).

12



×