Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy của BLDS 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.12 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................3
4. Bố cục của bài tiểu luận...................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH Ý NGHĨA CỦA HỢP ĐỒNG ĐỐI VỚI
KINH TẾ....................................................................................................................................................4
1.1. Khái niệm......................................................................................................................................4
1.2. Đối tượng của hợp đồng vận chuyển............................................................................................5
1.3. Hệ quả của đối tượng vận chuyển................................................................................................5
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...............................................................................................................................6
CHƯƠNG 2. CÁC QUI ĐỊNH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH VÀ THỜI GIAN VỚI CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT...7
2.1. Hình thức hợp vận chuyển hành khách........................................................................................7
2.2. Các loại qui chế.............................................................................................................................9
+ Nghĩa vụ vận chuyển.....................................................................................................................9
2.3. Nghĩa vụ vận chuyển theo qui định............................................................................................11
2.4. Giao kết hợp đồng......................................................................................................................14
2.5. Qui định về xử phạt đối với vi phạm hợp đồng...........................................................................15
Như vậy các bên liên quan đều có qui định về việc kí kết hợp đồng vận chuyển hành khách. Trong
chương này đã thể hiển rõ các qui định điều lệ về cách vận chuyển hành khách. Cũng như các điều
khoản khi vi phạm hợp đồng và cách hủy bỏ hợp đồng....................................................................15
TIỂU LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................................................................21
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................22

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, nhu cầu di chuyển và đi lại


của người dân ngày càng tăng lên. Do đó, hệ thống giao thông cũng được đầu tư nâng
cấp mà hàng loạt phương tiện vận tải như ôtô, xe máy, tàu hỏa, tàu biển, máy bay… ra
đời. Nhằm thống nhất quản lý vận tải, bảo đảm lợi ích cho hành khách, bảo đảm sự
bình đẳng về trách nhiệm; quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh vận
chuyển hành khách, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn nản khác nhau về hợp đồng
vận chuyển hành khách. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hiện nay và
việc giao lưu kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa,
hành khách không ngừng gia tăng.Đối với nước ta hiện nay, trong quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa
thương mại quốc tế, việc phát triển các hoạt động vận tải có một ý nghĩa hết sức quan
trọng, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh mạnh hòa nhịp cùng xu
thế phát triển của thời đại. Hơn nữa, mức độ cạnh tranh trong và ngoài ngành ngày
càng trở nên gay gắt sẽ khiến cho thị trường của một số công ty bị thu hẹp. Do vậy một
vấn đề phức tạp và khó khăn đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải là làm sao
để mở rộng thị trường và có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt này.
Em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách
theo quy của BLDS 2015” làm đề tài viết tiểu luận, với mong muốn giúp các bạn có
kiến thức và kiến thức về các qui định hợp đồng vận chuyển hành khách.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các nội dung của hợp đồng vận
chuyển hành khách theo quy của BLDS 2015.
Phạm vi nghiên cứu được sử dụng BLDS năm 2005 và năm 2015.

2


3. Mục đích nghiên cứu
-

Mục tiêu 1: Nghiên cứu lý luận chung về nội dung hợp đồng vận chuyển


hành khách theo quy của BLDS 2015, lịch sử hình thành chế định hợp đồng.
-

Mục tiêu 2: So sánh quy định giữa Bộ luật dân sự 2005 với Bộ luật dân sự

2015 về nội dung hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy của BLDS 2015.
-

Mục tiêu 3: Kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về

quy định hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy của BLDS 2015
4. Bố cục của bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của em được chia làm 2 chương:
+ Chương 1. Khái niệm vận chuyển hành khách, ý nghĩa của hợp đồng đối với
kinh tế.
+ Chương 2. Các qui định vận chuyển hành khách và thời gian với các yêu cầu
cần thiết.

3


CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH Ý
NGHĨA CỦA HỢP ĐỒNG ĐỐI VỚI KINH TẾ.
1.1. Khái niệm
Hợp đồng vận chuyển là một hợp đồng cung cấp dịch vụ di chuyển người hoặc
vật từ một nơi này tới một nơi khác bằng những phương tiện nhất định
Khái niệm của bộ luật dân sự Việt Nam: “Hợp đồng vận chuyển hành
khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách,
hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, còn hành khách phải thanh toán cước

phí vận chuyển” (Điều 527).
Một số đặc điểm pháp lý về hợp đồng vận chuyển hành khách.
Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được xác lập bằng lời nói hoặc bằng
văn bản. Thông thường, vé là bằng chứng của việc giao kết giữa các bên trong hợp
đồng. Đối tượng của hợp đồng chính là hành vi của bên vận chuyển bằng phương tiện
của mình chuyên chở hành khách theo thoả thuận.
– Bên vận chuyển phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tính mạng của hành
khách khi vận chuyển, còn hành khách phải có vé hợp lệ và tuân thủ các điều kiện vận
chuyển trên các phương tiện khác nhau do bên vận chuyển quy định.
– Trong trường hợp tính mạng, sức khoẻ của hành khách bị thiệt hại, bên vận
chuyển phải bồi thường theo quy định của BLDS. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi
của hành khách thì bên vận chuyển không phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Nếu hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận mà gây
thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì hành khách phải bồi thường những
thiệt hại đó.
– Các bên trong hợp đồng đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng trong các trường hợp theo quy định tại Điều 529 Bộ luật dân sự.
Thông thường hợp đồng vận chuyển hành khách sẽ được chia thành nhiều loại
khác nhau tình theo từng loại hình giao thông khác nhau như:
– Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển
4


– Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không
– Hợp đồng vận chuyển hành khách thủy nội địa
– Hợp đồng vận chuyển hành khách thủy quốc tế
1.2. Đối tượng của hợp đồng vận chuyển
Di chuyển người hoặc vật từ nơi này tới nơi khác. Việc di chuyển gắn liền với
phương tiện di chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường
không. Mỗi loại phương tiện di chuyển trên các đường trên có các kỹ thuật di chuyển

khác nhau, vậy dẫn đến cách thức tổ chức chuyên chở khác nhau. Ứng với mỗi cách
thức tổ chức chuyên chở người ta có các quy tắc khác nhau nhằm tới nhanh chóng, an
toàn và tiện nghi. Từ đó dẫn tới các qui định khác nhau về mối quan hệ giữa người vận
chuyển và người thuê vận chuyển.
1.3. Hệ quả của đối tượng vận chuyển
Đối tượng vận chuyển bao gồm cả người và vật. Có sự đối xử khác biệt với các
loại đối tượng, do đó có các qui chế pháp lý riêng biệt về vận chuyển người và vận
chuyển vật. Trong vận chuyển đồ vật cũng có các qui chế pháp lý khác nhau do tính
chất của vật đòi hỏi, ví dụ vận chuyển hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng tươi sống...
Như vậy việc vận chuyển hành khách đã có từ lâu với ý nghiã vô cùng quan
trọng và cần thiết với nhu cầu đi lại của con người và hàng hóa bằng lời hoặc bằng các
văn bản hợp đồng. việc vận chuyển qua nhiều loại hình giao thông khác nhau như :
đường bộ đường không , đường hàng không là chủ yếu.Tuy nhiên bên cạnh đó nó còn
có nhiều hạn chế gây tai nạn rủi do lớn đối với tính mạng, đòi hỏi yêu cầu an toàn cao
cho hành khách khi di chuyển.

5


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, bài báo cáo đã nêu ra khái niệm của hợp đông và các đặc điểm
pháp lí của hợp đồng.Đối tượng hợp là các chủ thể có nhu cầu đi lại, và các hệ quả mà
cần thiết trong bản hợp đã được đề cập đến. Tuy nhiên bên cạnh đó nó còn có nhiều
hạn chế gây tai nạn rủi do lớn đối với tính mạng, đòi hỏi yêu cầu an toàn cao cho hành
khách khi di chuyển.

6


CHƯƠNG 2. CÁC QUI ĐỊNH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH VÀ THỜI GIAN

VỚI CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT
2.1. Hình thức hợp vận chuyển hành khách
Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách:
"1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản hoặc bằng
lời nói.
2. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa
các bên."
Cũng như các loại hợp đồng dân sự thông dụng khác, hình thức của hợp đồng
vận chuyển hành khách rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại phương tiện vận chuyển,
có thể được ký kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản:
1. Hợp đồng vận chuyển được ký kết bằng lời nói thông thường được thực hiện
đối với những phương tiện vận chuyển. Loại hợp đồng này đơn giản, địa điểm thực
hiện hợp đồng, giá cả tùy thuộc vào sự thỏa thuận của bên vận chuyển và hành khách,
tùy thuộc vào quãng đường đi, số người cần vận chuyển. Trong những năm gần đây
phát triển thêm loại hình taxi. Hành khách cần chuyên chở chỉ cần gọi số điện thoại của
công ty, doanh nghiệp vận chuyển bằng taxi nào đó đã đăng ký kinh doanh là có thể
được đáp ứng ngay yêu cầu vận chuyển. Pháp luật cũng quy định việc trên xe taxi phải
gắn đồng hồ tính tiền theo kilomet lăn bánh và thời gian chờ đợi được cơ quan có thẩm
quyền kiểm định và kẹp chì... (Điều 15 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21-10-2009
về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08-11-2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21-10-2009 của Chính phủ).
Đối với những phương tiện vận chuyển là ô tô chở khách, những năm trước đây
trong thời kỳ bao cấp, bên vận chuyển sử dụng vé là bằng chứng ký kết hợp đồng vận
chuyển. Nhưng nay, trong điều kiện của kinh tế thị trường, bên vận chuyển thường làm
tắt (nhất là đối với xe tư nhân) chỉ thỏa thuận với khách hàng bằng lời nói và thu tiền
vận chuyển tùy thuộc vào quãng đường đi của hành khách mà không sử dụng vé hoặc
7



phiếu thu tiền cước như trước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng khiến cho các
chủ phương tiện phải cạnh tranh nhau, họ không thể tự mình tăng giá cước vận chuyển
một cách quá độ so với giá vận chuyển chung mà các phương tiện vận chuyên khác
nhận chuyên chở. Bởi như vậy họ sẽ tự đào thải mình ra khỏi quy luật chung của nền
kinh tế.
2. Hợp đồng vận chuyển được ký kết bằng văn bản. Loại hợp đồng này có thể là
văn bản hợp đồng thông thường (xe ô tô vận chuyển hành khách theo phương thức hợp
đồng), hoặc được thể hiện dưới dạng vé (vận chuyển hành khách bằng ô tô buýt, tàu
hỏa, tàu biển, máy bay,...)
3. Xe ô tô khách vận chuyển khách theo hợp đồng phải có hợp đồng vận tải
bằng văn bản theo mẫu hợp đồng do pháp luật quy dịnh. Trong hợp đồng vận tải phải
ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng địa chỉ cụ thể nơi đi, nơi đến, số lượng khách và
hành trình chạy xe. Khi vận chuyển hành khách theo hợp đồng, lái xe phải mang theo
hợp đồng, nội dung hợp đồng phải phù hợp với bản hợp đồng lưu tại doanh nghiệp, hộ
kinh doanh cá thể khi phát hành hợp đồng, phải ghi rõ điểm đi, điểm đến, các ddeierm
đón, trả khách, số lượng khách tại từng điểm. Những xe đã đăng ký khai thác tuyến cố
định, nếu có nhu cầu vận chuyển khách theo hợp đồng doanh nghiệp gửi “Giấy đề nghị
khai thác vận tải khách bằng ô tô theo hợp đồng” đến cơ quan quản lý tuyến để được
cấp phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo thời hạn hợp đồng đã ký. Nghiêm cấm các xe vận
chuyển khách theo hợp đồng tổ chức bán vé cho khách đi xe.
Đối với hình thức hợp đồng là “vé”. Vé hành khách là các loại vé được in sẵn
theo mẫu có nội dung tùy theo từng loại phương tiện vận chuyển vận tải khác nhau trên
cơ sở quy định của Bộ Giao thông vận tải. Vé là sự thể hiện nội dung hợp đồng giữa
các bên vận chuyển và hành khách, giấy nhận hành lý là bằng chứng về việc hành lý
của hành khách đã được gửi (Điều 8 Quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bảo
gửi trên đường sắt quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BGTVT
ngày 04-01-2006 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, Điều 144 Luật Hàng không dân
dụng Việt Nam năm 2006; Điều 124 Bộ luật hàng hải năm 2005; Khoản 2 Điều 81
Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004). Trước đây, đối với phương tiện vận
8



chuyển bằng đường hàng không, vé được in ra giấy theo mẫu. Ngày nay, vé hàng
không còn được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, thay thế cho việc xuất vé giấy. Vé
điện tử có đầy đủ thông tin như trên vé giấy, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng,
an toàn hơn vì tránh được rủi ro mất, rách, nát và giúp khách hàng làm thủ tục chuyến
bay nhanh chóng hơn. Các thay đổi liên quan đến vé điện tủ được thực hiện dễ dàng
hơn do nhân viên có thể tra cứu thông tin nhanh và chính xác.
Đối với loại phương tiện vận chuyển sử dụng vé là bằng chứng ký kết hợp đồng
vận chuyển, pháp luật có quy định riêng với những hành khách không phải mua vé
hoặc được giảm giá vé. Chẳng hạn như quy định tại Điều 13 Thông tư số 20/2011/TTBGTVT ngày 31-3-2011 quy định vè vận tải hành khách bằng đường thủy nội địa; tại
Quyết định số 01/2006/QĐ-BGTVT ngày 04-01-2006 của Bộ Giao thông vận tải ban
hành “Quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia”
đối với phương tiện vận chuyển là tàu hỏa; hay tại khoản 6 Điều 147 Luật hàng không
dân dụng Việt Nam năm 2006 đối với phương tiện vận chuyển là máy bay,...
2.2. Các loại qui chế
Đối với đường vận chuyển
Đối với phương tiện vận chuyển. Đối với đối tượng vận chuyển. Đối với tính
chất đền bù. Đối với tính chất chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp của người
chuyên chở Nội địa hay quốc tế. Vận chuyển thường lệ và không thường lệ. Vận
chuyển theo chứng từ vận chuyển và vận chuyển theo chuyến
+ Nghĩa vụ vận chuyển
- Nghĩa vụ của bên vận chuyển
Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng
giờ, văn minh, lịch sự và bằng phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theo lộ
trình; bảo đảm đủ chỗ cho khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải;
2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp
luật;
3. Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thoả thuận;

9


4. Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận
hành lý tại địa điểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình;
5. Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thoả thuận. Trong trường
hợp pháp luật có quy định thì theo quy định của pháp luật.
- Quyền của bên vận chuyển
Bên vận chuyển có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận
chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định;
2. Từ chối chuyên chở hành khách trong các trường hợp sau đây:
a) Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi
làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính
mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc có những hành vi khác không bảo đảm an
toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí
vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;
b) Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc
vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc những người khác trong
hành trình;
c) Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
- Nghĩa vụ của hành khách
Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt
quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người;
2. Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận;
3. Tôn trọng, chấp hành đúng các quy định của bên vận chuyển và các quy định
khác về bảo đảm an toàn giao thông.
-


Quyền của hành khách

Hành khách có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị loại
vé với lộ trình đã thoả thuận;
10


2. Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay
trong hạn mức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
3. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận
chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận;
4. Được nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp
quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 530 của Bộ luật này và những trường hợp
khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận;
5. Nhận hành lý tại địa điểm đã thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình;
6. Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy
định.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trong trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại
thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và
hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trong trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận,
các quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người
thứ ba thì phải bồi thường
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách
1. Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong
các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 530 của Bộ luật này.

2. Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường
hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 529 của
Bộ luật này.
2.3. Nghĩa vụ vận chuyển theo qui định
- Nghĩa vụ của hành khách
Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

11


1. Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt
quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người;
2. Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận;
3. Tôn trọng, chấp hành đúng các quy định của bên vận chuyển và các quy định
khác về bảo đảm an toàn giao thông.
Quyền của hành khách
Hành khách có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị loại
vé với lộ trình đã thoả thuận;
2. Ðược miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay
trong hạn mức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
3. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận
chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận;
4. Ðược nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp
quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Ðiều 530 của Bộ luật này và những trường hợp
khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận;
5. Nhận hành lý tại địa điểm đã thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình;
6. Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp
luật quy định.
Bên vận chuyển có các nghĩa vụ:

Sau khi bên thuê vận chuyển giao hàng hóa cho bên vận chuyển, bên vận
chuyển có nghĩa vụ vận chuyển đến đúng địa điểm, theo đúng thời hạn của hợp đồng
mà các bên đã thỏa thuận.
Để xác định bên vận chuyển có thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của
mình hay không, các bên căn cứ vào các yếu tố sau:
- Tài sản vận chuyển đúng số lượng ghi trong hợp đồng vận chuyển hoặc trong
giấy giao hàng, vận đơn, hóa đơn vận chuyển;
- Tài sản vận chuyển nguyên đai, nguyên kiện, bảo đảm về chất lượng, chủng
loại, quy cách vận chuyển hàng hóa. Điều này phụ thuộc vào việc bên vận chuyển
12


chuẩn bị phương tiện vận chuyển có đầy đủ các điều kiện an toàn và thích hợp với loại
hàng cần vận chuyển hay không?
- Bên vận chuyển có thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho tài sản vận
chuyển hay không?
- Bên vận chuyển có thực hiện đúng thời hạn nhận và giao hàng hóa cho bên
thuê vận chuyển hay không?
Các yếu tố này rất quan trọng để làm cơ sở xem xét lỗi của các bên trong hợp
đồng vận chuyển nếu có xảy ra tranh chấp về việc bên vận chuyển giao hàng hóa đã bị
kém chất lượng do không thực hiện đúng phương thức bảo quản hàng hóa, hoặc do
không thực hiện đúng thời hạn giao hàng hóa; hoặc bên vận chuyển đổi hàng hóa cùng
loại nhưng kém chất lượng hơn,v.v..
2. Khi vận chuyển tài sản đến địa điểm được xác định trong hợp đồng vận
chuyển tài sản, bên vận chuyển có nghĩa vụ trả lại tài sản cho người có quyền nhận.
Bên nhận tài sản có thể là bên thuê vận chuyển tài sản hoặc là người thứ ba được bên
thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản.
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển, bên vận chuyển phải chịu
chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thông thường, chi phí vận chuyển được hiểu là các chi phí về nhiên liệu cho phương

tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng lên xuống, chi phí sửa chữa phương tiện vận chuyển
trong thời gian vận chuyển tài sản,v.v..
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: Đối với từng
loại phương tiện vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt,
pháp luật đều có quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện trong việc mua bảo
hiểm trách nhiệm dân sự (đối với người và tài sản).
5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận
chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác

13


2.4. Giao kết hợp đồng
Giao kết hợp đồng là giai đoạn thiết lập mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể
trong quan hệ trao đổi. Quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng (Điều 395 BLDS 1995
và Điều 389 BLDS 2005) nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao
kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp
đồng hợp pháp.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì
phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự
do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được
nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Ngoài ra thì đây là một lại hợp đồng vận chuyển nên tại điều 534 BLDS có quy
định
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách

1. Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong
các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 530 của Bộ luật này.
2. Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường
hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 529 của
Bộ luật này.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Mai Linh cần phải dựa vào nhiều yếu
tố như:
+) địa điểm thực hiện nghĩa vụ(do các bên thỏa thuận ,quy định tại điều 284
BLDS)
+) thời hạn thực hiện(do các bên thỏa thuận, quy định tại điều 285 BLDS)
Bên Mai Linh đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình theo đúng yêu cầu của
người du khách kia(cả về địa điểm và thời hạn) thì du khách kia phải thực hiện đầy đủ
14


nghĩa vụ của mình,nhưng ở đây người du khách kia lại không hoàn thành đúng và đầy
đủ nghĩa vụ của mình mà không thuộc vào các trường hợp . Sự kiện bất khả kháng:
là các sự kiện hay tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến
tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi
lửa), địch họa v.v xảy ra, mà các bên đã dùng mọi biện pháp cố gắng khắc phục nhưng
không thể khắc phục được.
2.5. Qui định về xử phạt đối với vi phạm hợp đồng
Như vậy các bên liên quan đều có qui định về việc kí kết hợp đồng vận chuyển
hành khách. Trong chương này đã thể hiển rõ các qui định điều lệ về cách vận chuyển
hành khách. Cũng như các điều khoản khi vi phạm hợp đồng và cách hủy bỏ hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trong trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại
thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và
hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trong trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận,
các quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người
thứ ba thì phải bồi thường.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách
1. Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong
các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 530 của Bộ luật này.
2. Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường
hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 529 của
Bộ luật này.
- Cách giải quyết
Thương lượng – hòa giải
Việc thương lượng – hòa giải nhìn chung luôn được khuyến khích khi xảy ra
bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ
15


việc. Việc thương lượng hòa giải có thể do các bên chủ động gặp gỡ nhau để giải quyết
nhưng nhiều trường hợp phải do Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài thương mại hòa giải.
Nhìn chung việc thương lượng – hòa giải nếu đạt được kết quả thì sẽ có nhiều
lợi ích cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp
đồng ... và làm hài lòng các bên tranh chấp.
Thông thường việc thương lượng – hòa giải chỉ đạt kết quả do thiện chí của các
bên và chủ yếu việc vi phạm, tranh chấp là do nguyên nhân khách quan hoặc vì hiểu
lầm hay hiểu không đầy đủ nội dung hợp đồng.
Một vấn đề cần lưu ý có tính nguyên tắc là bất kỳ một việc vi phạm hoặc tranh
chấp hợp đồng nào cũng cần tiến hành biện pháp thương lượng – hòa giải trước, bởi vì
nếu bỏ qua biện pháp này thì có nghĩa là bạn đã bỏ qua một cơ hội tốt mà không có
một biện pháp nào có thể hiệu quả hơn.
Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng

Đây là biện pháp bất đắc dĩ sau khi đã thương lượng hòa giải không được
nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả xấu hơn nếu tiếp tục thực hiện hợp
đồng trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện
chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên cũng cần hết sức cân
nhắc thận trọng để tránh nóng vội không cần thiết.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra
thiệt hại cho bên vi phạm hợp đồng thì bạn không phải bồi thường thiệt hại cho họ.
Đây cũng được coi là hậu quả mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu.
– Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
Nói chung nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng (dân sự, kinh doanh thương mại, lao động) mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án
hoặc Trọng tài thương mại (chỉ áp dụng trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh
doanh – thương mại giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình trong thời hạn luật định.
Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cần
thiết và hữu hiệu khi không còn biện pháp nào có thể làm thay đổi được tình hình bởi
các cơ quan này, nhất là Tòa án, là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo
16


vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý
cao và có tính bắt buộc.
Khi yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết thì các bên phải tuân
thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp .
Yêu cầu cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
Đây là biện pháp cứng rắn được áp dụng nếu bên đối tác có dấu hiệu chiếm
đoạt tài sản khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo
hoặc lạm dụng tín nhiệm.
Việc lừa đảo được thể hiện qua thủ đoạn gian dối với ý định có trước khi ký
kết, thực hiện hợp đồng. Thông qua việc ký kết hợp đồng có tính gian dối một bên đã
thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của đối tác.
Đối với việc lạm dụng tín nhiệm thì các thủ đoạn và ý định chiếm đoạt xảy ra

sau khi ký kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nếu có đủ cơ sở xác định có tội phạm xảy ra thì các cơ quan điều tra, Viện
Kiểm sát sẽ khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án và buộc người chiếm đoạt tài
sản phải chịu hình phạt và phải trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt,
những thiệt hại cho người bị hại.
Ví dụ: Trong chuyến xe khách đi từ thành phố A đến thành phố B có xảy ra tai
nạn. Trong tai nạn đó có 5 người bị thương, trong đó có 3 hành khách không có vé.
Lấy lý do hành khách không có vé, không có bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng
vận chuyển hành khách nên bên công ty vận chuyển hành khách không thực hiện việc
bồi thường thiệt hại cho 3 hành khách không có vé. Xin hỏi : Hành vi của công ty vận
chuyển hành khách là đúng hay sai ?
Với tình huống trên, chúng ta sẽ giải quyết dựa theo những cơ sở pháp lý như
sau:
- Điều 32 BLDS 2005 quy định về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng,
sức khoẻ, thân thể
1. Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.

17


2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát
hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa
mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.
3. Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây
mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu
người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì
phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó
đồng ý; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không
chờ được ý kiến của những người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở
y tế.

4. Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ
khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết;
c) Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
trường hợp cần thiết.
- Điều 528 BLDS 2005 hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản hoặc bằng
lời nói.
2. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa
các bên.
- Điều 609 BLDS 2005 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

18


c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm
sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy
định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà
người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả
thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối

thiểu do Nhà nước quy định.
- Điều 618 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân
gây ra:
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực
hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có
quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo
quy định của pháp luật.
Giải quyết tình huống:
Trước tiên, việc lái xe của công ty vận chuyển hành khách gây tai nạn đã vi
phạm quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng con người được pháp luật
bảo vệ và quy định tại khoản 1 điều 32 BLDS 2005 và điều 609 BLDS 2005, vì vậy ở
đây phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những hành khách - những
người bị thiệt hại trong chuyến xe khách đó. theo quy định tại điều 618 BLDS 2005, do
lái xe gây thiệt hại trong khi làm việc cho pháp nhân vì vậy pháp nhân tức công ty vận
chuyển hành khách phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những hành khách
bị thiệt hại.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 điều 528 BLDS 2005, hình thức của hợp
đồng vận chuyển hành khách có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Vì vậy, giữa công
ty vận chuyển và 3 người khách đã có giao kết hợp đồng dân sự với nhau. Theo quy
định tại khoản 2 điều 528 BLDS 2005, vé là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng.
Và trong tình huống này, do 3 hành khách bị thương do không có vé nên công ty vận
19


chuyển hành khách từ chối bồi thường cho họ. Xét thấy, việc giao kết hợp đồng giữa 3
người này với lơ xe và lái xe là bằng lời nói, giống như đặc điểm hợp đồng dân sự
bằng lời nói, họ giao kết dựa theo sự tin tưởng lẫn nhau và việc lơ xe cùng lái xe cho
ba hành khách trên lên xe đã chứng minh giao dịch dân sự của ho đã thành, 2 bên đã
xác lập quyền và lợi ích của nhau. Vì vậy, việc công ty vòng chuyển hành khách không
trả tiền bồi thường thiệt hại cho 3 hành khách không có vé là sai. Công ty vận chuyển

hành khách có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cả 3 hành khách không có vé trên.

20


TIỂU LUẬN CHƯƠNG 2
Nêu nổi bật được các qui định về hợp đồng vận chuyển hành khách như về nội
dung hợp đồng, thời gian kí kết và các qui định thực hiên giao kết hợp đồng mà cần
có. Bên cạnh đó còn có các tình huống đưa ra làm ví dụ minh họa chứng minh cho hợp
đông và cách giải quyết phù hợp với vấn đề.

21


KẾT LUẬN
Qua đề tài này chúng ta cần có cái nhìn tổng quan sâu sắc hơn về việc hợp đồng
vận chuyển hành khách. Trong thời kì kinh tế đang phát triển cao. Thì vấn đề vận
chuyển hành khách hàng hóa ngày càng lớn. cho thấy tầm quan trọng, cần thiết của nó
nhiều hơn, giúp tăng GDP của các cá nhân tổ chức hơn trước với sự tân tiến của các
loại hình vận chuyển khác nhau trong vài năm gần đây.
Ý nghĩa thực tiến của nó vô cùng lớn giúp các địa phương, con người được lưu
thông nhanh hơn. Do nhu cầu đi lại và vận chuyể lớn. giúp thúc đẩy văn hóa ,kinh tế
chính trị vững mạnh hơn.

22



×