Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP tiên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.71 KB, 44 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thanh toán quốc tế là một
hoạt động hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với các NHTM. Hoạt động trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau ngày càng được mở rộng, thanh toán giữa các
tổ chức diễn ra trong những điều kiện đầy rủi ro đòi hỏi các tổ chức cần đến sự giúp
đỡ của các ngân hàng. Do đó, nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế là
điều kiện để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia vào chiến lược quốc
tế hóa kinh tế nói chung, hỗ trợ tích cực cho công tác thanh toán trong trao đổi và
buôn bán hàng hóa giữa các nước nói riêng.
Hơn nữa, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập
không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống mà ngày càng mở rộng các
nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh… Các
hoạt động này tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới
dạng phí ngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Trong các
hoạt động ngoại bảng thì thanh toán quốc tế là nghiệp vụ quan trọng, có tốc độ phát
triển cao, đồng thời góp phần phát triển các nghiệp vụ khác như tín dụng, tài trợ xuất


nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, mở rộng quan hệ tài khoản, quan hệ ngân
hàng đại lý…. Chính vì vậy, việc giải quyết tốt vấn đề chất lượng thanh toán sẽ góp
phần giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của mình
và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế mở.
Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán
quốc tế, em lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán
quốc tế tại ngân hàng TMCP Tiên Phong” để làm bài báo cáo tốt nghiệp cho mình.

4


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI
NHÁNH HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của TPBank Hà Nội
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) chính thức được ký quyết định của
Ngân hàng nhà nước về việc thành lập ngày 05/05/2008. TPBank là một trong
những ngân hàng non trẻ, được thừa kế những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập
đoàn vàng bạc đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS
(MobiFone), Tổng công ty tái bảo hiểm Việt Nam Vinare và Tập đoàn tài chính SBI
Ven Holiding Pte. Ltd Singapore.
Ngày 8 tháng 8 năm 2008, TPBank - Chi nhánh Hà Nội đã chính thức khai
trương và đi vào hoạt động tại địa chỉ Tòa nhà TĐL số 22 Láng Hạ, phường Láng
Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Với qui mô ban đầ khoảng 30 nhân viên, với tiềm năng
và hoạt động chi nhánh đã nâng số nhân viên lên 50 nhân viên. Năm 2009, chi
nhánh được xưng danh là chi nhánh vững mạnh toàn diện 6 tháng đầu năm. Năm
2010 chi nhánh được vinh danh là chi nhánh xuất sắc toàn diện với: lợi nhuận đạt 22
tỷ VND, huy động vốn hơn 650 tỷ VND và hơn 2 tỷ USD, phục vụ gần 20.000
khách hàng.

1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hà Nội
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Dịch vụPhòng
khách Khách
hàng Phòng
hàng cá
khách
nhânhàng doanh
Phòngnghiệp
Hỗ trợPhòng
tín dụng
Tổng hợp
Phòng
hànhTài
chính
trợ thương mại

5


(Nguồn: Phòng Tổng hợp hành chính của NH TMCP Tiên Phong)
 Chức năng và nhiệm vụ của từng Phòng ban:

-

Phòng Dịch vụ khách hàng:
Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch với khách hàng.
Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở giải ngân đã được phê

duyệt; thực hiện thu nợ, thu lãi các khoản vay của khách hàng theo nhu cầu của

-

phòng tín dụng.
Trực tiếp chi trả kiều hối với khách hàng cá nhân muốn mua ngoại tệ, kiểm tra hồ sơ
và thực hiện theo yêu cầu của khách hàng hoặc chuyển đến các phòng có liên quan

-

tại chi nhánh để phối hợp thực hiện.
Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ đúng đắn của các giao dịch; thực
hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo
mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; thực hiện đầy đủ các biện pháp

-

kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất các giao dịch với khách hàng.
Bộ phận ngân quỹ:
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho, xuất và nhập quỹ, trực tiếp thực

-

hiện về việc quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ của chi nhánh.
Bảo quản trong kho tất cả các tiền mặt, giấy tờ có giá… được bảo mật, an toàn, sắp

-

xếp khoa học.
Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp đảm

bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; đảm bảo tài sản của chi nhánh và khách

hàng.
• Phòng Khách hàng cá nhân & Khách hàng doanh nghiệp:
- Đánh giá danh mục cung cấp dịch vụ đối với khách hàng được phân công, quản lý.
- Lập và triển khai các chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch kinh doanh, các giải
-

pháp phát triển thị trường, thị phần, quảng bá thương hiệu.
Theo dõi, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo vốn vay; đôn
đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng); đề xuất
cơ cấu lại thời hạn trả nợ; theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi phí (nếu có) đến khi tất toán
hợp đồng tín dụng; xử lý khi khách hàng không đáp ứng được điều kiện tín dụng;
phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.

6


-

Quản lý hồ sơ, quản lý thông tin và chịu trách nhiệm chất lượng thông tin, dữ liệu

-

thuộc phạm vi quản lý.
Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing, phát

triển thương hiệu…)
• Phòng Tổng hợp hành chính:
- Là đơn vị cung cấp tất cả các trang thiết bị thiết yếu dùng trong hoạt động hằng ngày

của toàn bộ chi nhánh như cấp giấy tờ, bút mực, máy in quản lý trong toàn bộ chi
-

nhánh.
Tham gia phối hợp các đơn vị liên quan tại chi nhánh, thực hiện việc mua sắm trang

-

thiết bị tin học.
Thực hiện công tác quản lý mạng, đường truyền, thiết bị tin học; thường xuyên theo
dõi hoạt động của các đường truyền chính thức và đường truyền dự phòng, phối hợp

các đơn vị liên quan tiến hành các biện pháp khi xảy ra sự cố về đường truyền.
• Phòng Hỗ trợ tín dụng:
- Quản lý thực hiện, xử lý các hồ sơ tín dụng một cách nhanh chóng được thực hiện từ
yêu cầu của khách hàng; hỗ trợ việc xử lý các hồ sơ tín dụng từ hội sở đến các chi
-

nhánh.
Nhân viên tín dụng từ chi nhánh cập nhập thông tin hồ sơ tín dụng lên hệ thống; ban
hỗ trợ tín dụng từ hội sở và cán bộ phụ trách sẽ cho ý kiến về hồ sơ vay theo thông
tin mà nhân viên đưa lên và yêu cầu bổ sung thông tin liên quan và ra quyết định có

đồng ý cho vay hay không.
• Phòng Tài trợ thương mại:
-

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ TTQT cho khách hàng có nhu cầu về thanh
toán hàng nhập, hàng xuất; chuyển tiền nhận kiều hối… theo quy định hiện
hành của NHNN, NHTMCP Tiên Phong.


-

Cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại bao gồm thu thập và tổng hợp thông tin,
phân tích đánh giá các ngân hàng và thị trường nước ngoài để tham mưu cho
Giám đốc và các phòng có liên quan.

-

Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh chung, trực tiếp xây dựng, thực hiện
kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực TTQT và các dịch vụ đối ngoại; phối hợp
với các phong chức năng nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp mở
rộng khách hàng và thị phần kinh doanh TTQT và dịch vụ đối ngoại của ngân
7


hàng.
Xác định khả năng thanh toán và hoàn trả của khách hàng đối với các giao

-

dịch thanh toán, tín dụng đối ngoại. Xác định hạn mức mở thư tín dụng và
mức ký quỹ cho khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank Hà Nội
1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại TPBank Hà Nội (2014-2016)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Tổng nguồn

vốn huy động

2014
Số

2015
Số

2016

TT
(%)

Số

tiền

TT
(%)

tiền

1.215

100

1.625

100


2.425

100

410,0

33,7

800,0

33,0

1.041

85,7

1.172

72,1

1.865

76,9

252,3

52,6

587,7


44,5

174

14,3

453

27,9

560

23,1

202,7

253,4

113,3

28,6

tiền

TT
(%)

So sánh
2015/2014
2016/2015

Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ
(%)
(%)
lệch
lệch

Phân theo loại tiền
Nội tệ
Ngoại tệ
(quy đổi)

Phân theo đối tượng huy động
TG dân cư

863

71,0

1.272

78,3

1.841

75,9

-177,3

-44,6


194,1

46,8

TG TCKT

352

29,0

353

21,7

584

24,1

632,3

389,3

506,9

38,9

Phân theo thời hạn huy động
Ngắn hạn
Trung,
hạn


dài

695

57,2

1.350

83,1

1.736

71,6

522,9

163,4

385,0

31,4

520

42,8

275

16,9


689

28,4

-67,9

-28,3

316,0

64,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014 – 2016)
Căn cứ vào số liệu ta có thể thấy thực trạng tình hình huy động vốn trong giai
đoạn 2014 - 2016 của NHTMCP Tiên Phong chi nhánh Hà Nội như sau:

8


Tổng nguồn vốn năm 2014 là 1.215 tỷ đồng, năm 2015 là 1.625 tỷ đồng, tăng
410 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng đạt 33,7%. Năm 2016 đạt 2.425 tỷ đồng,
tăng 800 tỷ đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng 33 %. Đây là kết quả của hoạt động
huy động vốn với tiêu chí nâng cao việc huy động vốn: TPBank đã tận dụng được
nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm đảm bảo được sự chủ động về nguồn vốn, cải
thiện theo xu hướng ngày càng hợp lý. Hiện nay TPBank đang triển khai các kế
hoạch để tận dụng được nguồn vốn ngoại một cách hiệu quả.
1.2.2. Hoạt động cho vay
Bảng 1.2. Tình hình cho vay tại TPBank Hà Nội (2014-2016)
ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

So sánh

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số

TT

Số

TT

Số

TT

Chên

Tỷ lệ

Chên

Tỷ lệ


tiền

(%)

tiền

(%)

tiền

(%)

h lệch

(%)

h lệch

(%)

Tổng dư nợ

1.035
100
cho vay
Phân theo loại tiền
Nội tệ
870
84,1

Ngoại tệ
165
15,9
(quy đổi)
Phân theo đối tượng cho vay

2015/2014

2016/2015

1.427

100

2.264

100

392

37,8

837

58,7

1.002

70,2


1.621

71,6

132

15,2

619

61,8

425

29,8

643

28,4

260

157,6

218

51,3

43,5


588

41,2

798

35,2

137

30,5

211

35,9

Doanh nghiệp
585
56,5
Phân theo thời hạn cho vay
Ngắn hạn
630
60,9

839

58,8

1.466


64,8

254

43,5

627

74,6

920

64,5

1.327

58,6

290

46,0

407

44,2

Trung, dài hạn

507


35,5

937

41,4

102

25,1

430

84,9

Cá nhân

450

405

39,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Nhìn vào bảng ta thấy tổng dư nợ năm 2014 đạt 1.035 tỷ đồng, năm 2015 là
1.427 tỷ đồng, tăng 392 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng đạt 37,8%. Năm 2016
đạt 2.264 tỷ đồng, tăng 837 tỷ đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng 58,7 %. Đây là kết
quả của công tác đổi mới trong ngân hàng với tiêu chí mở rộng nguồn vốn cho vay
9



không những về mặt số lượng mà còn đi sâu về mặt chất lượng trong các khoản cho
vay.
1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Những năm gần đây Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hà Nội thực
hiện chiến lược khách hàng Ưu đãi khách hàng truyền thống, đầu tư khép kín từ
khâu sản xuất đến khâu chế biến xuất khẩu, thực hiện lãi suất linh hoạt, thời gian
cho vay hợp lý do đó một số doanh nghiệp mới xin đặt mối quan hệ tín dụng, các
bạn hàng truyền thống đã quay lại. Về mặt thanh toán xuất nhập khẩu, áp dụng cho
hàng xuất khẩu chủ yếu là phương thức tín dụng chứng từ vì phương thức này đảm
bảo cho người xuất khẩu được thanh toán an toàn nhất.
Sơ đồ 1.3. Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu qua NHCT_CNCL.
Đơn vị: USD
Nghiệp vụ

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

kinh doanh

Số món

Trị giá

Số món

Trị giá


Số món

Trị giá

Thông báo

6

2.000.000

8

3.000.300

10

4.200.600

12

2.702.136

15

3.004.327

20

3.754.109


14

3.042.547

17

3.462.154

22

4.547.247

32

7.744.683

40

9.466.781

52

12.501.956

L/C
Đòi tiền
L/C
Chuyển
tiền đến
Tổng cộng


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
So sánh số liệu các năm, từ 2014 - 2016 cho thấy hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu có xu hướng tăng nhưng tăng với mức độ chậm. Tuy số lượng các món
thanh toán có phần tăng lên nhưng trị giá từ hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua
không cao có thể được giải thích bằng các nguyên nhân khác nhau:

10


Thứ nhất, do sự giảm sút hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2015.
Thứ hai, sự ra đời và cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại được
phép tham gia hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu để thu hút khách hàng trong khi
số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu bị hạn chế.
1.2.4. Hoạt động khác


Thẻ ATM:
TPBank xác định sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
viễn thông và giải pháp công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Luôn tiên phong
trong việc cung cấp cho khách hàng tài chính tối ưu nhất, TPBank triển khai dịch vụ
thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện
nay.
Năm 2016, TPBank phát hành mới gần 42.000 thẻ trả trước, 19.000 thẻ ghi
nợ, 1.500 thẻ 2 tính năng và 4.000 thẻ Visa. Đặc biệt, TPBank đã triển khai thành
công dự án thẻ Visa Credit. Hết năm 2016, ngân hàng đã phát hành gần 4.000 thẻ
Visa. Số lượng giao dịch qua thẻ Visa đạt khoảng 40.000 giao dịch với tổng giá trị
xấp xỉ 90 tỷ đồng.Tuy kết quả này còn khiêm tốn nhưng đây là một thành quả bước
đầu đáng khích lệ đối với TPBank.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế
1.3.1. Các nhân tố khách quan



Môi trường pháp lý
Pháp luật nói chung đều được ban hành với mục đích điều chỉnh các mối
quan hệ nhằm hướng các mối quan hệ đó theo mục tiêu và mong muốn của Nhà
nước. Hoạt động TTQT cũng chịu sự ảnh hưởng của pháp luật trong nước, tuy nhiên
nó còn chịu thêm sự điều chỉnh của cả pháp luật quốc tế, các chuẩn mực, thông lệ,
tập quán quốc tế.
Môi trường pháp lý thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu
cũng như giúp cho hoạt động TTQT phát triển. Như vậy, hành lang pháp lý cụ thể của
từng quốc gia có thể làm hạn chế các rủi ro hoặc giúp phát huy hiệu quả TTQT.
11




Môi trường chính trị
Môi trường chính trị trong nước là nhân tố rất quan trọng có tác động trực
tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia. Nó tác động tới hoạt động thương mại và
TTQT. Một nền chính trị ổn định sẽ thu hút các nhà đầu tư bỏ tiền vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, từ đó tạo cơ hội cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển và
hoạt động TTQT theo đó cũng phát triển.
Không chỉ có môi trường chính trị trong nước mà môi trường chính trị nước
ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động TTQT. Nếu như tình hình chính trị nước
bạn hàng bất ổn thì hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng
và từ đó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động TTQT.




Môi trường kinh tế
Hoạt động TTQT sẽ hiệu quả và an toàn hơn trong một nền kinh tế ổn định và
phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách kinh tế của Nhà nước là những
nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT. Các nhân tố này sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó
ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. Các chính sách kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng tới
hoạt động của doanh nghiệp gồm:
Chính sách thuế: Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp với một mặt
hàng nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích hoạt động XNK hàng hóa đó, từ đó ảnh
hưởng tới hoạt động XNK của doanh nghiệp chính là những khách hàng tiềm năng
của ngân hàng trong hoạt động TTQT và tất yếu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động này của
ngân hàng.
Chính sách kinh tế đối ngoại: Nếu chính sách kinh tế đối ngoại có xu hướng
tự do hóa mậu dịch, mở rộng hợp tác, là đối tác đáng tin cậy của các quốc gia trên
thế giới thì hoạt động XNK sẽ diễn ra thuận lợi hơn, do đó hoạt động TTQT diễn ra
sôi động hơn.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan



Bộ máy điều hành hoạt động TTQT của NHTM
Một bộ máy quản lý điều hành thống nhất tập trung từ trên xuống theo một
12


quy trình hợp lý sẽ giúp hạn chế rủi ro, rút ngắn thời gian giao dịch và tạo được uy
tín cho ngân hàng, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT.



Sự hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ TTQT
Luật pháp mỗi nước khác nhau nên trong thương mại đã có những quy định
thống nhất mà các bên tham gia đều phải tuân thủ. Cán bộ ngân hàng làm công tác
TTQT phải có chuyên môn nghiệp vụ cao. Hơn nữa, chứng từ giao dịch trong TTQT
đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ một trình độ ngoại ngữ nhất
định.



Công nghệ ngân hàng
Tiêu chí hoạt động TTQT là phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Do đó đòi
hỏi ngân hàng phải đầu tư vào cơ sở vật chất, đặc biệt là công nghệ ngân hàng. Ngân
hàng ở các nước phát triển đều có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ ngân hàng.



Uy tín của ngân hàng
Trên thị trường tài chính tiền tệ, uy tín và thương hiệu của một ngân hàng
thương mại trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế là rất quan trọng. Một
ngân hàng hoạt động có hiệu quả khi mà ngân hàng đó nhận được sự tin tưởng, tín
nhiệm của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Khi uy tín và
thương hiệu đã được khẳng định và chiếm lĩnh trên thị trường sẽ giúp cho hoạt động
ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng được mở rộng một
cách đáng kể.



Mạng lưới ngân hàng đại lý
Mạng lưới ngân hàng đại lý giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước

ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi
ro. Hơn nữa, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng có điều kiện thực hiện các dịch
vụ ủy thác để mở rộng hoạt động TTQT.

13


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khát quát thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014- 2016
Hiện nay, Phòng Tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ TTQT cơ bản
sau: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ.
Bảng 2.1. Doanh số TTQT giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: nghìn USD
Năm 2014
Chỉ tiêu

Giá trị

Năm 2015

Tỷ trọng

Giá trị

Năm 2016

Tỷ trọng


Giá trị

Tỷ trọng

Chuyển tiền

586

(%)
47,26

825

(%)
53,23

1203

(%)
57,15

Nhờ thu

342

27,58

423

27,29


458

21,76

TDCT

312

25,16

302

19,48

444

21,09

Tổng

1240

100,00

1550

100,00

2105


100,00

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Như vậy có thể thấy rằng, trong các phương thức TTQT, chuyển tiền chiếm
tỷ trọng cao nhất, nhờ thu và tín dụng chứng từ đang gia tăng giá trị thanh toán qua
các năm.

14


Biểu đồ 2.1. Doanh số TTQT giai đoạn 2014 – 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Trong năm 2014, giá trị thanh toán qua phương thức chuyển tiền là 586 nghìn
USD với tỷ trọng 47,26%; năm 2015 là 825 nghìn USD với tỷ trọng 53,23%; năm
2016 là 1203 nghìn USD với tỷ trọng 57,15%. Như vậy, so với năm 2015, giá trị
thanh toán bằng phương thức này đã tăng 378 nghìn USD với tỷ lệ tăng 45,82%. Ở
cả ba năm nghiên cứu, phương thức thanh toán chuyển tiền đều chiếm tỷ trọng cao
nhất. Phương thức này có xu hướng tăng mạnh là do mức độ tin tưởng thanh toán
giữa hai bên tăng lên, hơn nữa phương thức này có tốc độ thanh toán nhanh nên
được nhiều khách hàng sử dụng. Phương thức nhờ thu có giá trị thanh toán tăng đều
qua các năm (năm 2015 tăng 81 nghìn USD so với năm 2014, năm 2016 tăng 35
nghìn USD so với năm 2015) tuy nhiên tốc độ tăng còn khá chậm. Có thể phương
thức này chưa phổ biến đối với một ngân hàng non trẻ như TPBank, hoặc cũng có
thể do TPBank chỉ sử dụng phương thức này như một phương thức để thúc đẩy việc
mở rộng hoạt động TTQT. Phương thức TDCT chiếm tỷ trọng thấp nhất, điều này
có thể do TPBank phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ những ngân hàng khác mạnh
về mảng TTQT như: Vietcombank, Techcombank, ACB và đặc biệt là một số ngân
hàng ngoại như HSBC, ANZ…

2.1.1. Hoạt động chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức TTQT đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí,
phương thức thanh toán này có đóng góp rất lớn vào doanh thu hoạt động TTQT.
TPBank Hà Nội đã thực hiện hạch toán chuyển tiền bằng hệ thống máy tính tự động
nên hiệu quả của phương thức này rất cao.
Số lần chuyển tiền đi nước ngoài và chuyển tiền về từ nước ngoài của
TPBank Hà Nội trong các năm 2014, 2015 và 2016 như sau:
Bảng 2.2. Số lần chuyển tiền về và chuyển tiền đi (2014 – 2016)
15


Đơn vị: lần
Loại giao dịch
Chuyển tiền về
Chuyển tiền đi

Năm
2014
322
58

Năm
2015

Chênh lệch

Năm
2016

385

102

Chênh lệch

2015/2014

2016/2015

63
44

498
154

113
52

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Qua bảng ta thấy được số lượng thực hiện chuyển tiền về của TPBank Hà Nội
năm 2016 tăng 113 lần so với năm 2015. Loại tiền chuyển năm 2015, 2016 cũng đa
dạng và nhiều hơn năm 2014, các loại tiền được giao dịch chủ yếu là ngoại tệ mạnh
bao gồm USD, EUR, GDP, SGD, AUD, JPY và CNY trong đó USD được thực hiện
phổ biến nhất. Đối với hoạt động chuyển tiền đi, số lần thực hiện tăng mạnh, năm
2016 là 154 lần, tăng 52 lần so với năm 2015. Mặc dù hoạt động chuyển tiền này ít
hơn chuyển tiền về nhưng năm 2016 đã thể hiện mức tăng mạnh rõ rệt so với năm
2015. Để đạt được kết quả này là do TPBank Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ về
hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như mở rộng mối
quan hệ với các tổ chức định chế tài chính nước ngoài nhằm thu hút được nhiều
khách hàng.
Giá trị chuyển tiền đi nước ngoài và chuyển tiền về từ nước ngoài của

TPBank Hà Nội trong năm 2014, 2015 và 2016 như sau:
Bảng 2.3. Giá trị chuyển tiền đi nước ngoài và chuyển tiền về từ nước ngoài
(2014 – 2016)
ĐVT: nghìn USD

Chỉ tiêu

Chuyển tiền về

Năm

Năm

Năm

2014

2015

2016

482,46

616,32

854,58

Chênh lệch

Chênh lệch


2015/2014

2016/2015

Số tiền
133,86

Tỷ lệ
(%)
27,75

Số tiền
238,26

Tỷ lệ
(%)
38,66
16


Chỉ tiêu

Chuyển tiền đi

Năm

Năm

Năm


2014

2015

2016

103,54

208,68

348,42

Chênh lệch

Chênh lệch

2015/2014

2016/2015

Số tiền
105,14

Tỷ lệ
(%)
101,55

Số tiền
139,74


Tỷ lệ
(%)
66,96

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)


Chuyển tiền đi:
Hiện nay, việc chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài còn hạn chế, chủ yếu là
chuyển tiền cho đối tượng khách hàng là người không cư trú. Tỷ trọng chuyển tiền
cá nhân chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số chuyển tiền. Tuy nhiên trong
ba năm gần đây, doanh số từ hoạt động chuyển tiền này đang gia tăng, đặc biệt là
trong năm 2015. Trong năm 2015, giá trị chuyển tiền đi đạt 208,68 nghìn USD, tăng
105,14 nghìn USD so với năm 2014 với tỷ lệ tăng 101,55% - con số tăng khá ấn
tượng. Trong năm 2016, giá trị chuyển tiền đi tiếp tục gia tăng: 348.42 nghìn USD,
tăng 101,55 nghìn USD so với năm 2015 với tỷ lệ tăng 66,96%.



Chuyển tiền về:
Hoạt động này bao gồm các hoạt động kiều hối, thực hiện lệnh thanh toán
tiền hàng bằng cách chuyển tiền trước hoặc sau khi giao hàng. Đây là các sản phẩm
dịch vụ sẵn có, tùy thuộc rất nhiều vào lượng khách hàng mở tài khoản tại TPBank
Hà Nội và uy tín thanh toán của TPBank nói chung. Trong những năm qua, số lượng
tài khoản giao dịch ngoại tệ không ngừng tăng lên, chủ yếu là tài khoản giao dịch cá
nhân. Năm 2014, TPBank Hà Nội đã thực hiện chuyển được 482,46 nghìn USD,
năm 2015 là 616,32 nghìn USD và 2016 là 854,58 nghìn USD. Như vậy có thể thấy
rằng, hoạt động chuyển tiền của TPBank Hà Nội đã không ngừng tăng trưởng qua
các năm.

2.1.2. Hoạt động nhờ thu
TPBank Hà Nội sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu như là một biện pháp
nhằm thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển. Đối với ngân hàng thì đây là nghiệp vụ
17


mới nên TPBank Hà Nội chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng với sự nỗ lực của tập
thể nhân viên nên hoạt động nhờ thu đã có những bước chuyển biến đáng kể về cả
số lần thực hiện nhờ thu cũng như giá trị nhờ thu. Số lần thực hiện nhờ thu NK và
XK năm 2014, 2015 và 2016 như sau:
Bảng 2.4. Số lần nhờ thu nhập khẩu và xuất khẩu (2014 – 2016)
Đơn vị: lần
STT
I
1
2
II
1
2

Loại

Năm

Năm

giao dịch

2014


2015

Nhờ thu NK
Thông báo
Thanh toán
Nhờ thu XK
Gửi BCT
Báo có

10
5
5
13
8
5

17
8
9
21
10
11

Chênh lệch

Năm Chênh lệch
2016

2016/2015


2015/2014
27
12
15
39
21
18

7
3
4
8
2
6

10
4
6
18
11
7

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Ngân hàng chủ yếu thực hiện hoạt động nhờ nhu XK. Năm 2016, TPBank Hà
Nội thực hiện 39 lần giao dịch nhờ thu XK, tăng 18 lần so với năm 2015. Trong khi
đó, hoạt động nhờ thu NK ít phát triển hơn với 17 lần năm 2015 và năm 2016 tăng lên
27 lần.


Nhờ thu nhập khẩu:

Biểu đồ 2.2. Giá trị nhờ thu nhập khẩu 2014 - 2016

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Giá trị nhờ thu NK tăng đều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2015, giá trị
nhờ thu NK đối với loại giao dịch thông báo đạt 80,35 nghìn USD, tăng 32,19 nghìn
USD với tỷ lệ tăng 66,84% so với năm 2014. Cùng với đó, đối với loại giao dịch
thanh toán, giá trị nhờ thu NK năm 2015 đạt 99,65 nghìn USD, tăng 43,81 nghìn
USD với tỷ lệ tăng 78,46% so với năm 2014. Tuy nhiên, trong năm 2016, giá trị nhờ
18


thu NK có tăng nhưng khá chậm, đặc biệt là đối với loại hình giao dịch thông báo,
so với năm 2015 thì năm 2016 mức tăng chưa đến 1%.

19




Nhờ thu xuất khẩu:
Biểu đồ 2.3. Giá trị nhờ thu xuất khẩu (2014 – 2016)

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Giá trị nhờ thu XK tăng nhẹ qua các năm (trừ trường hợp năm 2015, giá trị
nhờ thu loại giao dịch Gửi bộ chứng từ giảm 9,17 nghìn USD so với năm 2014).
Giao dịch Báo có tăng nhẹ: năm 2015 đạt 66,75 nghìn USD, tăng 26,85%; trong
năm 2016, giá trị nhờ thu Báo có chỉ đạt 67,82 nghìn USD, tăng 1,6% so với năm
2015.
2.1.3. Hoạt động tín dụng chứng từ
Bảng 2.5. Số lần thực hiện L/C nhập khẩu và xuất khẩu (2014 - 2016)

Loại giao dịch

2014
Số món
Tỷ lệ

L/C nhập khẩu
L/C xuất khẩu
Tổng

15
11
26

2015
Số món
Tỷ lệ

(%)
57,69
42,31
100,00

12
9
21

2016
Số món
Tỷ lệ


(%)
57,14
42,86
100,00

21
16
37

(%)
56,76
43,24
100,00

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Nhìn chung, số món thực hiện theo phương thức TDCT của TPBank Hà Nội
khá khiêm tốn, chủ yếu là L/C nhập khẩu. Năm 2014, TPBank chỉ có 15 món L/C
nhập khẩu và 11 món L/C xuất khẩu. Sang năm 2015, số món L/C nhập khẩu giảm
còn 12 món, L/C xuât khẩu còn 9 món. Năm 2016, TPBank bắt đầu ổn định và phát
triển với 21 món L/C nhập khẩu, 16 món L/C xuất khẩu. Số lượng giao dịch khá ít
nhưng giá trị thanh toán vẫn ở mức khá cao.


L/C nhập khẩu:
Bảng 2.6. Giá trị L/C nhập khẩu (2014 – 2016)
ĐVT: nghìn USD
20



Chênh lệch
TT

1
2

Loại

Năm

Năm

Năm

giao dịch

2014

2015

2016

Phát hành
Thanh
toán
Tổng

114,89

2015/2014

Số
Tỷ lệ

Chênh lệch
2016/2015
Tỷ lệ
Số tiền
%

tiền

%

19,86

32,97

34,80

43,45

60,23

80,09

178,23

150,26

210,58 -27,97 -15,61


60,32

40,14

238,46

230,35

325,47

95,12

41,29

-8,11

-3,40

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Do điều kiện nền kinh tế trong nước cũng như nước ngoài giai đoạn 20142016 có nhiều biến động nên giá trị phương thức L/C NK tăng không ổn định. Đối
với phương thức L/C NK, TPBank Hà Nội vẫn đóng vai trò chủ yếu là ngân hàng
thanh toán.

Biểu đồ 2.4. Giá trị L/C nhập khẩu (2014 – 2016)

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Năm 2014, giá trị L/C phát hành đạt 60,23 nghìn USD, năm 2015 tăng nhẹ
lên mức 80,09 nghìn USD, năm 2016 đạt 114,89 nghìn USD. Như vậy so với năm
2015, giá trị L/C phát hành trong năm 2016 đã tăng 34,80 nghìn USD với tỷ lệ tăng

43,45%. Theo đó, giá trị L/C thanh toán cũng có sự thay đổi tương ứng. Năm 2014,
giá trị L/C thanh toán đạt 178,23 nghìn USD, năm 2015 giảm 27,97 nghìn USD (tỷ
lệ giảm 15,61%) so với năm 2014, năm 2016 có sự tăng vọt đáng kể: năm 2016 giá
trị L/C thanh toán đạt 210,38 nghìn USD, tăng 60,32 nghìn USD với tỷ lệ tăng
40,14% so với năm 2015. Sở dĩ có sự tăng mạnh này là do một lượng lớn L/C trong
năm 2015 được phát hành nhưng đến năm 2016 mới được thanh toán.
21




L/C xuất khẩu:

Bảng 2.7. Giá trị L/C xuất khẩu (2014 – 2016)
ĐVT: nghìn USD

Chênh lệch
T

Loại

Năm

T

giao dịch

2014

1

2

Thông báo
Thanh toán
Tổng

23,42
50,12
73,54

Năm

Chênh lệch

Năm

2015/2014
2016/2015
Tỷ lệ
Tỷ lệ
2015
2016
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
12,57 63,26
19,87 32,44
-3,55 -15,16
34,31 66,26

51,78 86,09
1,66
3,31
46,88 65,43
71,65 118,53
-1,89
-2,57

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Đối với loại giao dịch này, TPBank Hà Nội vẫn đóng vai trò chủ yếu là ngân
hàng thanh toán (tỷ trọng giao dịch thanh toán chiếm 68,15% trong năm 2014,
72,27% trong năm 2015 và 72,63% trong năm 2016).
Biểu đồ 2.5. Giá trị L/C xuất khẩu (2014 – 2016)

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Cũng giống như L/C nhập khẩu, hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu trong
những năm qua cũng có sự tăng giảm thất thường. Năm 2015 giá trị L/C xuất khẩu
giảm nhẹ (giá trị giảm là 1,89 nghìn USD tương ứng tỷ lệ giảm 2,57%) so với năm
2014. Nhưng đến năm 2016, giá trị L/C xuất khẩu tăng lên đáng kể. Giá trị L/C
thông báo trong năm 2016 đạt 32,44 nghìn USD, tăng 12,57 nghìn USD với tỷ lệ
tăng 63,26% so với năm 2015; giá trị L/C thanh toán theo đó cũng tăng 34,31 nghìn
22


USD so với năm 2015. Đây là một thành công của ngân hàng trong việc thu hút
khách hàng đến giao dịch, duy trì ổn định thanh toán hàng xuất khẩu.
2.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại
NHTMCP Tiên Phong - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.8. Tổng hợp chỉ tiêu định lượng
ĐVT: triệu VND

Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Doanh thu TTQT

27.428

34.627

46.815

CP TTQT

26.128

32.377

44.315

LN TTQT

1.300

2.250


2.500

Tổng DT

165.600

171.200

203.800

Tổng LN

25.900

25.000

34.000

1. DT TTQT/Tổng DT (%)

16,56

20,23

22,97

2. CP TTQT/DT TTQT (%)

95,26


93,50

94,66

3. LNTTQT/Tổng LN (%)

5,02

9,00

7,35

+ Chuyển tiền

47,26

53,23

57,15

+ Nhờ thu

27,58

27,29

21,76

+ TDCT


25,16

19,48

21,09

4. Tỷ trọng từng phương thức
(%)

(Nguồn: Phòng kinh doanh TPBank Hà Nội 2014 – 2016)
Tỷ trọng doanh thu TTQT trên tổng doanh thu không ngừng tăng qua các
năm. Năm 2014 tỷ lệ này là 16,56% thì đến năm 2015 tăng lên 20,23% và năm 2016
đạt 22,97%. Điều này cho thấy TTQT đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong

23


hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Doanh thu của ngân hàng không chỉ đến từ
hoạt động truyền thống (tín dụng) mà còn đến từ hoạt động TTQT.
Chỉ tiêu chi phí TTQT so với doanh thu TTQT: Chỉ tiêu này đang ở mức rất
cao (khoảng 95%). Điều này cho thấy ngân hàng đang chưa có kế hoạch chi phí hợp
lý, hoặc cũng có thể do TPBank là một ngân hàng mới nên chi phí ban đầu cho hoạt
động TTQT là tương đối lớn. TPBank đang không ngừng nâng cấp quy trình về
quản lý và sử dụng chương trình Message Route (MR) để luân chuyển điện SWIFT
trong hệ thống ngân hàng; chi phí tìm kiếm khách hàng; chi phí marketing… chiếm
tỷ trọng rất cao trong cơ cấu doanh thu. Trong tương lai, khi ổn định được các khoản
đầu tư ban đầu, TPBank cần có kế hoạch doanh thu – chi phí hợp lý, giảm tỷ lệ này
ở mức tối thiểu.
Do chi phí TTQT khá cao nên lợi nhuận từ hoạt động TTQT của TPBank Hà
Nội là những con số khá khiêm tốn. Năm 2014, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động TTQT

trên tổng lợi nhuận ngân hàng là 5,02%. Sang năm 2015, tỷ lệ này đạt 9,00% (tăng
3,98% so với năm 2014). Tuy nhiên đến năm 2016, tỷ lệ này giảm còn 7,35%. Sở dĩ
có sự sụt giảm này là do tổng lợi nhuận ngân hàng và lợi nhuận từ hoạt động TTQT
đều tăng nhưng tốc độ tăng của tổng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận
TTQT. Điều này chứng tỏ hoạt động TTQT của TPBank chưa hiệu quả. TPBank
chưa có kế hoạch phát triển bền vững ngành dịch vụ tiềm năng này.
Về cơ cấu tỷ trọng của các phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT
của TPBank Hà Nội: Chuyển tiền vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 55%), nhờ
thu và tín dụng chứng từ chiếm tỷ lệ tương đương nhau (khoảng 22%). Nguyên nhân
của vấn đề này là do TPBank là một ngân hàng mới nên TPBank chưa tạo được
tiếng vang cho các doanh nghiệp XNK tin tưởng để tiến hành giao dịch, do đó uy tín
của TPBank trên thị trường ngân hàng quốc tế còn nhiều hạn chế nên các hợp đồng
ngoại thương có giá trị lớn thường được mở tại các ngân hàng có uy tín như: VCB,
Techcombank, HSBC…
Nhìn chung, qua một số chỉ tiêu phân tích trên, ta có thể nhận thấy hoạt động
TTQT tại TPBank Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016 đạt mức trung bình khá. Nguyên
24


nhân chính là do TPBank là một ngân hàng mới nên chi phí ban đầu phục vụ hoạt
động TTQT là khá cao. Hơn nữa, TPBank cũng chưa có một lượng khách hàng nhất
định, công tác marketing và tìm kiếm khách hàng tiềm năng còn gặp rất nhiều khó
khăn. Trong thời gian tới, ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động
này với định hướng dịch vụ TTQT là một trong những dịch vụ mũi nhọn, liên tục cải
thiện công nghệ, quy trình nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, giảm thiểu các chi
phí phát sinh để tăng lợi nhuận.
2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015- 2016
2.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động TTQT tại TPBank Hà Nội
Thứ nhất, hoạt động TTQT tại TPBank Hà Nội đảm bảo được tính an toàn,

chính xác, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và hệ thống.
Từ năm 2014- 2016, hạ tầng truyền thông công nghệ thông tin của TPBank
Hà Nội được xây dựng và nâng cấp liên tục nhằm đảm bảo hoạt động ổn định và an
toàn của hệ thống.
TPBank Hà Nội đã và đang từng bước chuẩn hóa, xây dựng bộ khung quy
định quản trị rủi ro: quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro hoạt động, quản trị rủi ro
thị trường có vai trò tư vấn trong việc đưa ra các chính xác kinh doanh phù hợp với
diễn biến thị trường, giúp các đơn vị kinh doanh nói chung và hoạt động TTQT nói
riêng hoạt động an toàn và hiệu quả.
Đối với hoạt động TTQT, TPBank Hà Nội áp dụng việc thực hiện nghiệp vụ
quy trình khép kín qua nhiều khâu kiểm soát từ chuyên viên thanh toán quốc tế,
kiểm soát viên, lãnh đạo phòng chức năng để kiểm tra kiểm soát, ký duyệt các giao
dịch trong phạm vi được ủy quyền để tránh sai sót, đảm bảo tính chính xác, an toàn
trong hồ sơ chuyển tiền của khách hàng và các rủi ro khách hàng có thể gặp phải
trong quá trình thực hiện. Quy trình xử lý các giao dịch đều được lưu trên hệ thống
kỹ thuật phần mềm của ngân hàng, cuối ngày các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra
toàn bộ lại các giao dịch trên cơ sở đó dễ dàng tìm kiếm được nguyên nhân sai sót,
chậm trễ để có giải pháp khắc phục ngay tránh gây thiệt hại cho khách hàng.
25


×