Tải bản đầy đủ (.pptx) (36 trang)

BỆNH VI NẤM-Histoplasma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 36 trang )

BỆNH VI NẤM
Histoplasma



Nguồn gốc
∗ Do nấm histoplasma capsulatum, loài nấm hai
dạng. Bệnh được Darling phát hiện (1908) và mang
tên bệnh Darling. Năm 1934 De Monbreun, Hansmann
và Chenken phân lập và nuôi cấy được nấm. Nấm
thường sống trong đất đặt biệt là đất có phân gia cầm
hay phân chim bồ câu. Bệnh thường gặp ở mọi lứa
tuổi.
∗ Bệnh thường gây viêm da, niêm mạc, và gây viêm
phổi, bệnh cũng thường gặp ở những người nhiễm
HIV.


I- Bệnh vi nấm Histoplasma
(Histoplasmosis)

GIỚI THIỆU:
- Nấm Histoplasma thường được tìm thấy nhiều
ở vùng đất ẩm, đặc biệt là đất có nhiều phân gà,
vịt, chim hoặc phân dơi. Những người quét dọn
hoặc tiếp xúc với chuồng gà vịt, vùng đất dưới
gốc cây có nhiều chim đậu, dưới hang dơi rất dễ
mắc bệnh. Nấm Histoplasma capsulatum là loại
nấm lưỡng hình, trông giống như một dạng
mốc trong tự nhiên.




GIỚI THIỆU
∗ Người ta nhận dạng nấm dựa vào đặc điểm
sợi nấm sinh ra những bào tử lớn và nhỏ, khi
nuôi cấy nấm phát triển như một nấm hạt
men mọc chồi tại mô của vật chủ hoặc trên
thạch giàu dinh dưỡng.
∗ Bào tử của loại nấm này có kích thước rất nhỏ
nên khi hít thở chúng có thể lọt vào đến tận
phế nang, tại đây chúng chuyển dạng thành
những thể chồi.


I- GIỚI THIỆU
∗ Đặc điểm sinh vật học:
∗ -Là loại nấm lưỡng hình, loại nấm mốc thấy trong đất
và mọc tốt ở nhiệt độ 22 – 25ºC.
∗ -Loại nấm này gồm các sợi nấm có vách ngăn.


I- GIỚI THIỆU
∗ -Có hai loại nha bào sinh sản:
∗ + Bào tử dính dạng nhỏ: nhỏ và có khả năng gây nhiễm trùng;
∗ + Bào tử dính to dạng nốt: quá lớn để có khả năng gây nhiễm trùng
ở người, loại nấm men tìm thấy trong cơ thể người;
∗ -Chúng mọc được trên môi trường thạch Sabouraud và thạch máu
37ºC, không có vỏ;



Bào tử vi nấm Histoplasma


II- DỊCH TỄ HỌC
∗ Bệnh Histoplasma gặp ở khắp nơi từ 45o vĩ
Bắc đến 30o vĩ Nam. Bệnh rất phổ biến ở
thung lũng sông Misissipi và ở Nam Phi. Ở
châu Á, xuất hiện ở các nước Ấn Độ , Thái Lan,
Nhật, Hongkong, Indonesia, Philippines và Việt
Nam.
∗ Bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu
là ở trẻ em, nam nhiều hơn nữ. Càng ngày,
bệnh càng thấy nhiều ở người nhiễm HIV/AIDS.


II- DỊCH TỄ HỌC
∗ Histoplasma capsulatum tìm thấy trong đất,
phân dơi, phân chim bồ câu, phân gà con và có
thể có ở những động vật khác.
∗ Vi nấm có dạng sợi trong thiên nhiên, cho các
bào tử bay trong không khí. Người nhiễm bệnh
qua đường hô hấp do hít phải bào tử vào phổi,
rất hiếm khi xâm nhập qua đường tiêu hóa
hoặc qua các vết trầy xước ngoài da.


II- DỊCH TỄ HỌC
∗ Bệnh không lây trực tiếp từ người bệnh
sang người lành hay từ thú sang người
vì thế hạt men chết rất nhanh sau khi rời

khỏi ký chủ.


Sơ đồ nhiễm nấm gây bệnh phổi


III- BỆNH HỌC
∗ Bệnh Histoplasma tồn tại dưới dạng âm thầm,
các cuộc điều tra huyết thanh học cho thấy
khoảng 70 – 80% số ca chỉ thể hiện bằng huyết
thanh dương tính mà thôi. Bệnh được biểu hiện
dưới ba dạng:
- Dạng sơ nhiễm
- Dạng lan tỏa
- Dạng mạn tính khu trú


Dạng sơ nhiễm (Primo-Infection)
∗ 90% người bình thường khỏe mạnh hít bào tử
nấm Histoplasma vào phổi không có triệu
chứng gì cả.
∗ Một số ít người khác, thời gian ủ bệnh khoảng 1
– 3 tuần, có những biểu hiện giống bệnh cúm:
mệt mỏi, sốt vừa, đau bắp thịt; đau khớp
xương, chụp X–quang phổi sẽ thấy nổi hạch
một hoặc hai bên rốn phổi, hai lá phổi lốm đốm
trắng rải rác.


Tổn thương phổi do nấm trên phim

chụp cắt lớp


Hạch ở rốn phổi và vài đốm trắng rải rác


Thể lan tỏa (forme dlseminee)
∗ Vi nấm lan theo đường máu hoặc đường bạch huyết để vào hệ mô bào –
bạch cầu đơn nhân to, thể này thuộc loại hiếm và được kích hoạt tiềm ẩn.
Nhiệt độ bệnh nhân tăng, tổng trạng kém. Vi nấm phát triển cùng một lúc ở
nhiều cơ quan, đưa đến:
+ Nổi hạch toàn thân.
+ Lách to và đôi khi gan to.
+ Tổn thương tủy xương (thiếu máu, giảm bạch cầu).
+ Tổn thương hệ thần kinh (viêm màng não, viêm não và tủy sống).
+ Tổn thương tim (cả 3 lớp).
+ Tổn thương phổi, trung thất, xương, đường tiêu hóa.
+ Suy thượng thận. Tổn thương thận, mắt.
+ Nếu không điều trị, chắc chắn bệnh nhân sẽ chết.


Thể mạn tính khu trú (forme chronlque locallsee)

∗ Bệnh vi nấm Histoplasma mạn tính ở phổi, hay thấy ở
người có tuổi (trên 45), Là hậu quả tái phát nội sinh
hoặc tái nhiễm ngoại sinh. Bệnh nhân ho khạc đàm có
lẫn máu, khó thở, sốt và tổng trạng xấu. Phim Xquang cho thấy hình ảnh thâm nhiễm khá rộng và hình
ảnh nhiều hang tựa như hang lao – bệnh diễn tiến dẫn
đến suy hô hấp và tâm phế mạn (Coeur pulmmonaire
chronique) – bệnh có thể kéo dài nhiều năm, có thể

lan tỏa làm chết người.


Hình ảnh phổi bị thâm nhiễm như hang
lao


Bệnh nhân bị nấm hầu họng lưỡi


Người bệnh trong tấm hình được chẩn đoán bị nhiễm nấm (histoplasmosis),
anh ta có một vết loét ở nướu và nó cũng có xu hướng ngày càng lan rộng


IV. CHUẨN ĐOÁN:

∗ Bệnh phẩm:
∗ Đàm máu, tủy xương,… được trải trên 1 tấm
kính hoặc phết ẩn (impression smear) các cơ
quan đã sinh thiết được có định bằng
methanol rồi nhuộm Giemsa hoặc Wright.
∗ Các mẫu sinh thiết gan, lách, hạch bạch huyết,
… được cố định 24 giờ trong dung dịch
formalin 10% hoặc dung dịch Bouin, sau đó cắt
theo phương pháp giải phẫu bệnh lý rồi
nhuộm Haematoxylin và Eosin, PAS hay
Gomori.


IV. CHUẨN ĐOÁN:

∗ Quan sát dưới kính hiển vi, ta thấy bên trong mô
bào hay bạch cầu đơn nhân to chứa 50 – 100 tế bào
hạt men nhỏ, kích thước (2 – 3µm) x (3 – 4µm), tế
bào co lại, tạo nên một khoảng trống giữa vách và
tế bào chất tựa như một “bao”. Những sang
thương lâu ngày thường có dạng viêm hạt với
vừng bã đậu ở giữa trông giống như lao. Các hạt
nhỏ trong phôi thường hay có hóa vôi ở riềm, vi
nấm bên trong thường chết.


Nấm Histoplasma capsulatum var.
capsulatum


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×