Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.25 KB, 7 trang )

Sinh học 11
1.Lá của cây sống ở nơi khô hạn có đđ gì giúp chúng thích nghi với đk sống thiếu nước?
- Lá nhỏ với lớp cutin dày làm giảm lượng nước bay hơi. Khí khổng ít và tập trung ở mặt dưới của lá nên
tránh được ánh nắng trực tiếp.
- Do sự thoát hơi nước tăng nhanh mỗi khi không khí chuyển động, các khí khổng của lá vùng khô hạn
được giấu kín và che phủ bởi các lông tơ mịn tạo thành các túi các không khí yên lặng.
- Vào mùa khô cây nhiệt đới rụng lá và cây xương rồng sa mạc có thân làm nhiệm vụ quang hợp.
- Các cây họ thuốc bỏng giảm sự mất nước bằng cách khí khổng đóng vào ban ngày ngăn chặn sự thoát
hơi nước, mở vào ban đêm khi khí khổng lạnh và ẩm hơn, CO2 tích lũy vào ban đêm được dùng vào quá
trình quang hợp suốt ban ngày.
- Đa số cây, vào ban trưa, nhật độ cao, ánh sáng mạnh -> sự thoát hơi nước ở lá mạnh, gây héo, các khí
khổng đóng tự động, ion K+ thoát ra ngoài và trong lá xh nhiều a.abxilic.
2. Ở cây thuốc bỏng, nếu hái lá nhai buổi sáng thấy có vị chua, nhai buổi chiều có vị nhạt. Vì sao?
- Cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật CAM, ban đêm khí khổng mở, thực hiện quá trình cố định CO2
lần 1 tạo a.malic, sau 1 đêm a.malic tích trữ nhiều trong lá nên có vị chua.
- Ban ngày khí khổng đóng, 1 lượng lớn a.malic được biến đổi để thực hiện quá trình cố định CO2 lần 2
(chu trình Canvin) tạo glucozo nên chiều tối lá có vị nhạt.
3. Vì sao tv C4 có hiệu suất quang hợp cao?
- Các tb bao bó mạch phát triển mạnh, lục lạp lớn, cấu trúc hạt kém phát triển , chứa nhiều tinh bột.
- Điểm bù CO2 thấp, trong đk CO2 bình thg và cđas phù hợp, tv C4 có cđqh cao hơn.
- Điểm no ánh sáng cao.
- QH được thực hiện ở nhiệt độ 30-40*C.
- Điểm bù nước thấp. Không sảy ra hô hấp sáng.
4. Vì sao pha tối tv C4 và CAM có thêm chu trình C4 (gđ cố định CO2 tạm thời)?
- Nhóm tv C4: QH trong đk as cao, nhiệt độ cao, trong khi mật độ CO2 thấp ở các vùng nhiệt đới nóng
ẩm nên phải có qtrinh cố định CO2 2 lần.
+Lần 1 nhằm lấy nhanh CO2 ít ỏi trong kk và tránh hô hấp sáng.
+ Lần 2 cố định CO2 trong chu trình Canvin ht các hc hữu cơ trong tb bao bó mạch.


- Nhóm tv CAM : sống ở sa mạc, bán sa mạc nên phải tiết kiệm nước tối đa -> đóng khi khổng ban ngày,


vì vậy cố định CO2 vào ban ngày.
5. Vì sao khi lấy hết tinh bột trong lục lạp ở CAM thì thì quá trình cố định CO2 ban đêm không tiếp tục
nữa? a.piruvic tách ra từ a.malic có quay vòng vào chu trình không?
- Khi lấy hết tinh bột trog lục lạp thì ko tái tạo lại dc chất nhận CO2 là PEP vì thế chu trình không tiếp
diễn.
- A. piruvic dc tạo thành khi khử a. malic ko đi vào chu trình để tái tạo PEP là đi vào ti thể tham gia hô
hấp thải CO2.
6. Mía, ngô vẫn đạt hiệu suất QH cao trong đk nắng nóng. Vì sao?
- Khi cđas cao, hàm lượng O2 trong cây tăng cao và CO2 giảm mạnh -> hô hấp sáng gây bất lợi cho cây
( vì hh sáng k tạo ATP – năng lượng mất đi dạng nhiệt, 30-50% sp của QH.
- Mía, ngô ( tv C4) nhờ có cơ chế tập trung CO2 bằng việc kết hợp CO2 và hc 3C PEP thành hc 4C là
a.oxaloaxetic -> a.malic – đây là các kho tạm dự trữ CO2, qt xảy ra ở tb thịt lá.
- A.malic từ tb thịt lá dc chuyển vào các tb bao bó mạch và giải phóng CO2 cung cấp cho tb thực hiện cố
định CO2 theo chu trình Canvin nên k có hh sáng.
- Enzim PEP cacboxylaza của các cây này có hoạt tính cao có thể cố định CO2 ở mật độ thấp.
7. Cho một cây C3, C4 vào trong 1 chuông thủy tinh kín, chiếu sáng vs cđ mạnh. Ta có thể pb 2 cây ko?
- Cây C3 chết, C4 sinh trưởng và phát triển bt. Vì:
Cây C3

C4

-QH trong dk as bt
- Điểm bù CO2 cao
- Cđ QH thấp
- Có hô hấp sáng

- QH ở cđas mạnh
- Điểm bù CO2 thấp
- Cđ QH cao
- Điểm bảo hòa as cao hơn.



8. PT mối quan hệ giữa QH và ánh sáng. CM ánh sáng đỏ có hiệu quả cao nhất vs QH.
* Phân tích:
- As là đk cơ bản để cây tiến hành QH.
- Cây có thể QH ở cdas tối thiểu rất thấp như as vào lúc hoàng hôn, as đèn điện yếu… từ cdas tối thiểu,
nếu tăng dần cdas thì cdQH tăng dần đến điểm bão hòa as. Từ điểm bão hòa as nếu tiếp tục tăng thì
cdQH k tăng.
- Nếu cùng 1 cd chiếu sáng thì as đơn sắc màu đỏ có hiệu quả QH lớn hơn as đơn sắc màu xanh.
*Chứng minh:
- Các tia sáng có độ dài bước sáng # nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cdQH. Thí ng của Engleman
ở tảo lục Spirogyra QH giải phóng O2 vào mt xung quanh và vi khuẩn hiếu khí Pseudomonas chỉ thị sự có
mặt của O2.
+ As đỏ ( 650-700nm) QH mạnh nhất, vk tụ hợp nhiều.
+ As xanh tím (400-450 nm) QH yếu hơn, vk ít tụ hợp.
9. Trong qt hh hiếu khí ở tv, chu trình Crep có vai trò ntn? Nếu chu trình này dừng lại thì điều gì xảy
ra?
- Chu trình cung cấp nhiều sp trung gian qtrong là những chất tiền thân cho rất nhiều pứ tổng hợp và
TĐC của các
- Chu trình cc năng lg ATP cho các pứ phức tạp khác.
- Nếu chu trình dừng lại thì qtrinh hh hiếu khí ở tv sẽ bị gián đoạn.
10. Ở tv, phân giải kị khí xảy ra trong những TH nào? Có cơ chế nào để tv tồn tại trong đk thiếu oxi
tạm thời k? Vì sao tv đầm lầy có khả năng sống trong dk mt thiếu oxi.
- Xảy ra trong TH: Khi rễ cây ngập úng, ngâm hạt vào nc, cây thiếu oxi.
- Cơ chế: pg kị khí vì pg kị khí vẫn tạo ra 2 ATP.
- Vì tv đầm lầy rễ thg mọc ngược, nhô lên khỏi mặt đất để thực hiện TĐ khí.
11. Khi chiếu tia sáng mặt trời qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dd có các vi khuẩn hiếu khí.
Quan sát dưới kính hiển vi , nhận thấy vk tập trung ở hai đầu sợi tảo.
a. Giải thích ht
b. Số lg sợi tảo tập trung hai đầu khác nhau. Giải thích?

a. Khi chiếu tia sáng mt qua lăng kính, tia sáng sẽ phân thành 7 màu. Các tia sáng đơn sắc sẽ rơi trên sợi
tảo theo thứ tự đỏ đến tím từ đầu này sang đầu kia. Một đầu sợi tảo hấp thụ as đỏ, đầu kìa hấp thụ as
tím và ở hai đầu QH xảy ra mạnh nhất, thải nhiều O2 nhất -> vk hiếu khí sẽ tập trung ở đây.


b. Vk tập trung vs số lg khác nhau: đầu hấp thu as đỏ nhiều hơn. Vì as đỏ có hiệu quả QH cao hơn as tím.
CdQH chỉ phụ thuộc vào số lg photon, không phụ thuộc vào năng lượng. Lại có vs cùng 1 cđ chiếu sáng
thì số lg photon của as đỏ nhiều gấp đôi as tím nên cdQH ở đầu tảo hấp thụ as đỏ mạnh hơn -> vk tập
trung nhiều.
12. Tại sao trong qtrinh bảo quản nông sản, ta phải khống chế cdhh đạt mức tối thiểu? Cho biết các
biện pháp bảo quản nông sản mà em biết?
-Mục đích của bảo quản nông sản thực phẩm là giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của
nông sản, thục phăm trong suốt quá trình bảo quản.
-Hô hấp làm phân giải chất hữu cơ có trong nông sản ,thực phẩm , rau củ làm giảm số lượng và chất
lượng của nông sản, vì vậy việc khống chế cho cường độ hô hấp ở mức tối thiểu .
+Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng hô hấp của đối tượng bảo quản.
+Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản do đó làm tăng hô hấp của đối tượng bảo quản.
+Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí bảo quản : Oxi giảm, Co2 tăng quá mức thì hô hấp ở đối
tượng bảo quản sẽ chuyển sang hô hấp kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
- Các biện pháp bảo quản:
+ Bq khô: bq các loại hạt.
+ Bq lạnh: thực phẩm, rau quả.
+ Bq trong dk nồng độ CO2 cao, tuy nhiên cao quá mức gây ức chế hh.
13. Trình bày thí nghiệm chiết rút sắc tố, vì sao trong chiết rút sắc tố diệp lục phải dùng dung môi hữu
cơ? Nguyên tắc tách sắc tố ra khỏi hh.
- Thí nghiệm: +Lấy 2-3 lá tươi cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền nhuyễn vs 1 ít axeton 80% vào.
+ Thêm axeton khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta thu dd màu xanh lục.
+ Lấy 1 lg benzen gấp đôi lg dd vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều để yên. Vài phút sau thấy dd phân
thành 2 lớp: Lớp dưới màu vàng là màu của carotenoit hòa tan benzen. Lớp trên màu xanh lục là màu
của diệp lục tan trong axeton.

- Phải chiết tách dung môi hữu cơ vì : Sắc tố chỉ tan trong dung mội hữu cơ, k tan trong nc.
- Dựa vào ng tắc mỗi sắc tố có khả năng tan trong 1 dung môi hữu cơ # nhau: Nhóm clorphyl hòa tan tốt
trong axeton, nhóm carotenoit hòa tan tốt trong benzen.
14. Nêu sự khác nhau về cấu tạo giữa lục lạp tb mô giậu và lục lạp tb bao bó mạch ở tv C4. Khi loại
tinh bột khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2 sẽ tiếp tục ntn ở tv C3, C4 và CAM? Nêu các phương
pháp để xđ lá 2 nhóm tv trên.
*Sự khác nhau: - Lục lạp tb mô giậu chủ yếu làm nhiệm vụ pha sáng, khối lg nhỏ, hạt grana lớn.
- Lục lạp tb bao bó mạch làm nhiệm vụ pha tối, khối lg lớn, hạt grana kém phát triển, đôi khi tiêu biến.


*- Loại tinh bột khỏi lục lạp, qtrinh cố định CO2 vẫn tiếp tục ở C3, C4 nhưng CAM thì không.
- Lá tv CAM mọng nước, C3 chỉ có 1 loại lục lạp ở tb mô giậu và có tinh bột ở đây. Lá tv C4 có 2 loại lục
lạp, hạt tinh bột ht và tập trung ở lục lạp tb bao bó mạch.
15. Tại sao THN lại lq chặt chẽ tới QH?
- THN mà khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào -> nguyên liệu của QH.
- Giúp lá k bị đốt nóng để qt QH diễn ra bt ( enzim k bị biến bình)
- Là động lực đầu tiên của dòng mạch gỗ để vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá – dra QH ( nc
nguyên liệu tham gia qt quang phân li nước, ion khoáng ảnh hg tới qt quang phân li nc của QH)
16. Giải thích sự xh của con đường cố định CO2 ở C4 và CAM?
- Tv C4 sống trong đk nắng ấm kéo dài, as cao, nhiệt độ cao, mật độ CO2 giảm, mật độ O2 tăng. Vì vậy C4
có qtrinh cố định CO2 2 lần: +Lần 1 nhằm lấy nhanh CO2 ít ỏi trong kk và tránh hô hấp sáng. + Lần 2 cố
định CO2 trong chu trình Canvin ht các hc hữu cơ trong tb bao bó mạch.
- TV CAM sống trong dk sa mạc cần tiết kiệm nước tối đa = cách đóng khí khổng ban ngày tránh sự TH
nước, cố định CO2 dra ban đêm.
-> TV C4 QH 2 không gian khác nhau, tv CAM QH ở 2 thời gian khác nhau.
17. Vì sao hh có vai trò qtrong trong việc hấp thu khoáng rễ cây? Năng suất QH C4 cao hơn C3?
Nguyên nhân giảm năng suất cây C3?
- Hô hấp
+ Tạo ra năng lg ATP cc cho hấp thu khoáng chủ động.
+Tạo các sp trung gian giúp hấp thu khoáng chủ động.

+ Tao ra áp suất thẩm thấu cao trong dịch bào giúp cho hút nc và khoáng.
+Tạo CO2 : CO2 + H2O ----> H2CO3- + H+ ( H+ sinh ra thực hiện hút bám trao đổi vs các ion khoáng keo
đất)
- Cây C4 có qtrinh cố định CO2 hỗ trợ tb như mô giậu cùng qtrinh cố định CO2 ở tb bao bó mạch làm
tăng năng suất QH.
- Cây C3 chỉ có chu trình Canvin, lại có hh sáng làm giảm nguyên liệu, giảm sp tạo thành, k tạo ATP nên
hiệu quả QH thấp so vs C4.
18. Đđ cấu tạo lông hút phù hợp vs chức năng hút nc vs muối khoáng.
- Thành tb mõng, k thẩm thấu -> Thuận lợi cho qtrinh thẩm thấu và khuếch tán các phân tử của nó.
- Có không bào trung tâm lớn -> Dự trữ nc và ion khoáng.
- Áp suất thẩm thấu cao -> đẩy nhanh tốc độ vc nc.
- Biểu bì ht rất nhiều lông hút -> tăng S bề mặt tiếp xúc vs nc.
- TB nội bì có đai Caspari -> điều chỉnh dòng nc vào trụ mạch dẫn.


19. As dưới tán cây khác as nơi quang đãng về cường độ hay tp quang phổ? Hai loại as trên thích hợp
vs những nhóm tv nào?
- As dưới tán cây # as nơi quang đãng về cả cđ và tp quang phổ.
- As dưới tán cây : cây ưa bóng.
- As nơi quang đãng: cây ưa sáng.
20. Thế nào là ứ giọt? Ht này xra ở cây nào?
- Là ht nước đọng lại thành giọt trên mép lá do nó bị đẩy từ mạch gỗ lên lá k thoát dc qua khí khổng ( hơi
nc bị bão hòa)
- Xra ở cây thân thảo, cây bụi thấp:
+ Thường mọc dưới cây lớn hơn nên khu vực sống có độ ẩm cao, hơi nc bị bão hòa k bay hơi dc ngưng tụ
lại thành giọt.
+ Thân cay thấp nên áp suất rễ đủ mạnh đẩy nc từ rễ lên lá.
21. a.Hai con dg hấp thụ nc từ đất vào rễ? Thuận lợi và bất lợi? Hệ rễ khắc phục bằng cách nào?
b. Nhiều tv k có lông hút thì hấp thụ bằng cách nào?
c. Vì sao S lá lớn hơn tổng S khí khổng nhưng lg nước thoát ra qua cutin lại ít hơn.

a. – Con đường qua thành tb và gian bào: hấp thụ nhanh chóng, thuận lợi, nhưng lg nước và chất khoáng
hòa tan k dc kiểm tra chọn lọc -> có đai caspari chặn lại.
- Con dg qua chất nguyên sinh: lg nước, chất khoáng dc kt = tính thấm chọn lọc, nhưng nc hấp thụ chậm
và ít.
b. – Tv thủy sinh hấp thụ bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.
- Một số cây trên cạn, hệ rễ có nấm bao bọc, nhờ nấm rễ các loại cây đó hấp thụ 1 cách dễ dàng và có
tính chọn lọc. Sợi nấm tạo bề mặt hấp thụ lớn -> tăng S tx vs đất.
- Ở tb rễ còn non, vách của tb chưa bị subevin hóa tham gia hấp thụ nc vs ion khoáng.
c. – S khí khổng chiếm 1% S lá nhưng số lg lớn, mỗi mm2 lá có hàng trăm kk -> tổng chu vi của tất cả các
kk lớn hơn so vs chu vi lá.
- vận tốc TH nước k chỉ phụ thuộc vào S thoát hơi nc mà phụ thc vào chu vi của S đó.
22.a. Ht cây héo khi bón quá nhiều đạm?
b. Vì sao cây vùng k ngập mặn k trồng vùng ngập mặn dc?
c. Qtrinh tao ATP trong hh và QH # ntn?
a.b. Do As thẩm thấu dịch đất tăng -> ức chế q trinh hút nc của rễ -> cây k hút dc mà vẫn phải thoát hơi
nc -> cây héo, chết.
- Cây vùng ngập mặn thì trong k bào rễ cây tích lũy muối nên duy trì ASTT rất cao, cao hơn ASTT của dịch
đất nên cây vẫn hút dc nước. Cây còn lấy nc từ sương và hút nc chủ động nhờ bản hút nc có tiêu tốn
ATP.
c.
ĐĐ so sánh

Hô hấp

QH


Nơi tổng hợp
Nguồn ng liệu ban đầu
Mục đích sd


Ti thể
C6H12O6
Tham gia vào các hđ sống như
TĐC, vc các chất trong cơ thể,…

Pha sáng
Quang năng
Tham gia vào các pứ của pha tối:
khử ATP -> AlPG trong chu trình
Canvin



×