Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ LỚP 9 HỌC KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.3 KB, 8 trang )

Tên :……………………………… Lớp:……….
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 9 HỌC KÌ II
Năm học : 2011 – 2012
1. Nêu tình hình phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long? Ý nghĩa của việc cải tạo
đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long?
a)Tình hình phát triển kinh tế:
• Nông nghiệp:
- Vùng đb sông CL là vùng trọng điểm lúa lớn nhất trong cả nứơc.
- Sản lựơng 17,7 triệu tấn, bình quân lương thực theo đầu ngừơi 1066,3 gấp 2,3 lần trung bình cả
nứơc (2002). Các tỉnh trồng lúa nhiều : Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng,
Tiền Giang.
- Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nứơc ta.
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước : xòai, dừa, cam, bưởi,…
- Nghề nuôi trồng vịt đàn phát triển rất mạnh. Nhất là ở các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,
Vĩnh Long, Trà Vinh.
- Khai thác thủy sản chiếm 50% sản lựơng thủy sản cả nước. Nhiều nhất ở các tỉnh: Kiên Giang,
Cà Mau, An Giang.
- Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán
đảo Cà Mau.
• Công Nghiệp:
- Bắt đầu phát triển. Tỉ trọng CN thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng (2002)
- Các ngành CN chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp
khác. Các cơ sở CN hầu hết tập trung tại các thành phố, thị xã, đặc biệt là thành phố Cần Thơ.
• Dịch vụ:
- Gồm các ngành thủy văn : xuất nhập khẩu vận tải thủy và du lịch.
- Hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo (80%) , thủy sản đông lạnh.
- Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.
- Du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.
1



b) Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Việc cải tạo đất phèn và đất mặn giúp mở rộng thêm nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp.
- Tăng sản lượng gạo xuất khẩu, tăng nguồn ngọai tệ cho cả nước. Đảm bảo an ninh lương thực
cho ĐB Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
- Giúp cho người nông dân có công ăn, việc làm và thu nhập ổn định.
- Nâng cao sản lượng cây trồng.
2. Nêu đặc điểm biển và đảo Việt Nam?
•Vùng biển nước ta :
- Nứơc ta có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km.
- Vùng biển nứơc ta là một bộ phận của biển Đông bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
• Các đảo và quần đảo:
- Nứơc ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, chia thành đảo ven bờ và đảo xa bờ.
- Một số đảo ven bờ có diện tích khá lớn như: Phú Quốc (567 km²), Cát Bà ( 100 km²).
- Một số đảo lớn như: Phú Quốc, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cát Bà, Côn Đảo, Thổ Chu.
- Hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.
3. Trình bày tiềm năng và thực trạng các ngành kinh tế biển ? Nêu một số phương hướng
chính để bảo vệ tài nguyên và tài nguyên môi trường Biển – Đảo?
a) Tiềm năng và thực trạng các ngành kinh tế biển:
• Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
* Tiềm năng: - Đường bờ biển dài, S biển rộng, biển ấm lớn, nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông,
vùng rừng ngập mặn, nhiều đảo, quần đảo.
- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 110 loài tôm và nhiều hải sản quý như: bào
ngư, hải sâm, sò huyết,…
- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, trong đó 95.5% là cá biển.
* Thực trạng: - Khai thác hàng năm khoảng 1.9 triệu tấn.
- Việc đánh cá xa bờ còn hạn chế.
- Hiện nay ngành thủy sản đang đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các
đảo.
2



- Phát triển đồng bộ và hiện đại CN chế biến hải sản.
• Du lịch biển – đảo:
* Tiềm năng: - Dọc bờ biển có trên 120 bãi cát rộng dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây
dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng. Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du
lịch như Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
- Lăng Cô, Cát Bà, Đồ Sơn,… nhiều bãi tắm đẹp: Nha Trang, Vũng Tàu, Sầm Sơn, Thuận
An, Mũi Né,…
* Thực trạng: - Bắt đầu phát triển.
- Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Hiện nay du lịch biển chỉ mới tập trung khai thác hoạt động tắm biển.
• Khai thác và chế biến khoáng sản biển:
* Tiềm năng: - Biển nước ta là một kho muối vô tận, nổi tiếng là cánh đồng muối Sa Huỳnh
(Quãng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
- Dọc bờ biển có nhiều bãi cát, cát trắng là nguyên liệu cho CN thủy tinh, pha lê có nhiều ở
các đảo: Vân Hải (Quãng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa).
- Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa là dầu mỏ và khí tự nhiên.
* Thực trạng: - Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong
quá trình phát triển CNH – HĐH đất nước.
- Ngành CN hóa dầu đang dần được hình thành.
- Ngành CN chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, xuất khẩu
khí tự nhiên và khí hóa lỏng.
• Giao thông vận tải biển:
* Tiềm năng: - Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông có thể xây dựng các cảng biển nước sâu.
* Thực trạng: - Cả nước có 120 cảng lớn nhỏ, cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn (12
triệu tấn/ năm).
- Phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa nhằm nâng công suất các cảng biển lên 240
triệu tấn/ năm (2010).

- Các hoạt động dịch vụ biển phát triển nhằm thúc đầy phát triển kinh tế và quốc phòng.
b) Một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và tài nguyên môi trường Biển – Đảo:
3


- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác
hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là đầu mỏ.
4. Theo em vùng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có bị ô nhiễm không? Nguyên nhân? Biện
pháp? Bản thân em phải làm gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo?
- Theo em, vùng biển tỉnh BR-VT đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng.
- Một số nguyên nhân chính là : do nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt của người dân
chưa xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn xả ra biển. Hiện tượng tràn dầu, chìm tàu chở dầu, khai thác
dầu… Bên cạnh đó còn do các ghe, thuyền hàng ngày thải xuống biển hàng chục tấn chất thải như
cặn dầu, rác, nước thải sinh hoạt, xác tôm, cá từ việc súc rửa tàu thuyền đánh bắt hải sản.
- Biện pháp:
+ Cần thiết phải có một chiến lược tổng thể lâu dài bảo vệ Môi-Sinh Biển. Thành lập thêm
cơ quan nghiên cứu và cơ sở địa phương để đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường tại chỗ.
+ Cấp thiết thành lập các khu vực bảo tồn ngoài biển, ven biển, vùng ngập nước.
+ Thiết lập kế hoạch Quốc gia phòng ngừa và ứng phó tai nạn tràn dầu.
+ Đưa vào chương trình học-đường và giáo dục đại chúng ý thức bảo vệ môi-sinh biển.
Cần thêm phương tiện truyền thông quảng bá để ý thức đi sâu vào mọi từng lớp dân chúng.
+ Ban hành những luật lệ áp dụng cho công-nghiệp về chất thải hay biện-pháp chống ô
nhiễm theo tiêu chuẩn chung quốc tế. Luật lệ áp dụng cho cá nhân như khói xe, việc dùng chất nổ
đánh cá... cũng cần duyệt xét lại.
+Khuyến khích bằng cách tài trợ để ngư dân chuyển sang đánh cá xa bờ hay ra đánh cá ở
những vùng biển sâu hơn 30m.

- Bản thân em phải làm: + Ý thức việc bảo vệ môi trường biển: khi đi chơi ở biển không xả rác,
thấy rác phải nhặt,…
+ Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường biển.
+ Lên án những hành vi xả rác, gây ô nhiễm mt biển.
+ Huy động học hinh cùng tham gia làm sạch bờ biển…
4


5. Trình bày điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư, lao động tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu?
a)Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
• Địa hình: Địa thế không cao lắm, chia cắt không mạnh, thấp dần từ Bắc  Nam. Có ba dạng
miền đồi núi chính.
* Miền đồi núi thấp: - Có độ cao từ 100 – 300 m.
- Địa hình phổ biến là các dải đồi thấp, lượn sóng, thoải rộng, xen kẽ các khối núi hoa
cương (Granit): Thị Vải (470m), Dinh (491m), Bao Quan (529m)…
- Côn Đảo núi chiếm 80% ; cao nhất là núi Thánh Giá (577m).
* Bậc thềm phù sa cổ: - Độ cao từ 50- 100m.
- Địa hình khá bằng phẳng, cấu tạo phù sa cổ.
* Miền đồng bằng: - Độ cao dưới 50m do phù sa sông và biển kết hợp.
- Địa hình phổ biến là ruộng lúa, cồn cát, bãi lầy.
• Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, gió mùa nóng ẩm, ổn định quanh năm, ít bão.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển Đông nên khí hậu ôn hòa, mát mẻ hơn các địa phương khác.
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình từ 27oC  28oC. Biên độ nhiệt thấp từ 3oC  5oC, nắng
nhiều.
* Chế độ gió và mưa: + Mùa mưa từ tháng năm đến tháng mười, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây
Nam.
+ Mùa khô từ tháng 11 – > tháng 4 năm sau, chịu tác động của gió mùa Tín Phong, Đông
Bắc.
• Thủy văn:

*Mạng lứơi sông ngòi: - Gồm 3 hệ thống sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc tỉnh Đồng Nai
chảy từ phía Nam ra biển. Các sông đều ngắn, dốc.
+ hệ thống sông Ray lớn nhất tỉnh dài 120km (80km chảy trong địa bàn tỉnh). Sông có lưu
vực 770 km2 giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt, nước tưới và sinh hoạt cho
nhân dân.
+ Hệ thống sông Thị Vải dài 60km (20km chảy trên địa bàn tỉnh) độ sâu trung bình từ 12
-15km, rộng 400-600m. S lưu vực 650km 2. Thuận lợi giao thông đường thủy, xây dựng các cảng
như cảng Phý Mỹ, Cái Mép, Gò Dầu…
5


+ Hệ thống sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi Bazan phía Bắc của tỉnh dài 300km, S lưu
vực 300km2. Hạ lưu thuận lợi xây dựng hệ thống cảng, cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho nhân
dân.
*Hồ
- Không có hồ lớn mà chỉ có các hồ nhỏ.
- Hồ có nhiều giá trị kinh tế, xã hội như cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân,
phát triển du lịch.
*Nước ngầm
- Có nguồn nước ngầm dồi dào, chất lượng tốt. Rất thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân
dân.
- Có nguồn nước nóng có tác dụng chữa bệnh tốt và phát triển ngành du lịch.
• Thổ nhưỡng
- Có 9 nhóm đất : đất đỏ vàng, đất xám, đất cát, đất phèn, đất mặn, đất đen, đất dốc tụ, đất xói
mòn trơ sỏi đá.
- Thuận lợi phát triển cây CN lâu năm, cây ăn quả, hoa màu ngắn ngày và trồng lúa.
• Tài nguyên sinh vật
- Thực vật: Tổng diện tích vùng còn khoảng 35,21 ha(2009) thảm TV thuộc kiểu rừng kín thường
xanh và nửa rụng lá. Hiện nay diện tích rừng đang bị suy giảm.
- Biện pháp: cần bảo vệ rừng nhất là khu rừng cấm quốc gia. Khai thác cần đi đôi với bảo vệ.

- Động vật: Có 941 loài thuộc 220 họ của 7 lớp động vật khác nhau.
• Khoáng sản
- Dầu mỏ và khí TN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Các trắng Bình Châu là nguyên liệu thủy tinh pha lê.
- Các loại đá hoa cương, Pôzôlan làm vật liệu xây dựng.
b) Dân cư và lao động
• Gia tăng dân số
- Số dân: 996 879 người (thống kê 1/4/2009). Chiếm 1,16% dân số cả nước. Tỷ lệ gia tăng dân số
tự nhiên vào loại nhanh trong nước.
- Tỷ lệ gia tăng cơ giới lớn.
- Nguyên nhân: Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, tốc độ
gia tăng dân số hàng năm có chiều hướng giảm song còn chậm.
6


- Gây ra nhiều khó khăn để việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
- Biện pháp: Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và phải có chính sách nhập cư hợp lý.
• Kết cấu dân số:
- Dân số thuộc loại trẻ.
- Nguồn lao động dồi dào khoảng 30 vạn người, chiếm 49% dân số của tỉnh.
- Tỷ lệ nữ chiếm 53,2%.
• Phân bố dân cư
- Dân cư phân bố không đều.
- Mật độ dân số của tỉnh là 501 người/km2 (2009), cao hơn TB cả nước (246 người/km2).
- Có 2 loại hình cư trú:
+ Nông thôn: chiếm 50,23% hoạt động chủ yếu trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp.
+ Thành thị: Chiếm 49,77% hoạt động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ, du lịch, thương mại, thủy hải sản, giao thông…
- Có 20 dân tộc sinh sống.

- Người Việt đông nhất chiếm khoảng 97,25% dân số sống ở khắp nơi trong tỉnh.
- Người Việt có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau.
• Tình hình phát triển văn hóa – giáo dục – y tế
- Văn hóa: có một số lễ hội truyền thống.
- Giáo dục: có bước phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất lượng. Năm 2008 có 355 trường từ
cấp giáo dục mầm non đến THPT. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1 trường Đại học, 2 trường cao
đẳng và 45 trường cơ sở dạy nghề.
- Y tế: không ngừng được đầu tư và phát triển. 2008 có 9 bệnh viện với 930 giường bệnh, 74 trạm
y tế xã phường. Đội ngũ y, bác sỹ không ngừng tăng cao đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho
nhân dân.
6. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?
• Đặc điểm chung:
- Có một cơ cấu kinh tế đa dạng, bao gồm nhiều ngành kinh tế và nhiều thành phần kinh tế.
- CN chiếm tỉ trọng cao, 2008 chiếm 85.98% sau đó là dịch vụ chiếm 9.20% và nông nghiệp
4.82%.
7


- Trong công cuộc đổi mới kt của tỉnh còn nhiều hạn chế.
+ Kinh tế quốc doanh chưa phát huy được hiệu quả.
+ Sản xuất NN còn gặp nhiều khó khăn.
+ Rừng bị tàn phá nghiêm trọng.
• Các ngành kinh tế:
* Công nghiệp:
- Công nghiệp trung ương gồm: khai thác dầu khí và CN điện lực.
- Một số ngành CN quan trọng khác: chế biến hải sản đông lạnh, sản xuất điện, gạch ngói, nước
sạch,…
- CN địa phương còn nhỏ bé nhưng đã góp phần hỗ trợ cho CN trung ương, đáp ứng nhu cầu địa
phương và xuất khẩu.

- CN chế biến lương thực, hải sản chiếm vị trí quan trọng trong CN của tỉnh. Các ngành CN khác
cũng được đẩy mạnh phát triển.
* Nông nghiệp:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất NN là 6.63%, trồng trọt tăng bình quân 7.56%,
chăn nuôi 3.27%.
- S trồng cây CN lâu năm tăng mạnh.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được chú trọng.
- Chăn nuôi từng bước phát triển thành ngành sản xuất chính. Sản lượng các đàn gia súc, gia cầm
đều tăng. Sản xuất trang trại được đẩy mạnh.
* Dịch vụ :
- Được coi là thế mạnh kinh tế thứ 2 trong cơ cấu kt của tỉnh.
- Dịch vụ dầu khí chiếm vị trí quan trọng nhất, tập trung chủ yếu ở TP Vũng Tàu.
- Dịch vụ du lịch phát triển khá nhanh.
- GTVT cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Thông tin liên lạc – Bưu chính viễn thông có bước phát triển nhảy vọt.
- Thương mại phát triển. Là tỉnh có số vốn đầu tư nước ngoài khá lớn.

8



×