Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Lượn trống trong tang lễ của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.15 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
==========

HOÀNG NGUYỆT ÁNH

LƯỢN TRỐNG TRONG TANG LỄ CỦA
NGƯỜI TÀY Ở BẮC QUANG – HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thái Nguyên - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
==========

HOÀNG NGUYỆT ÁNH

LƯỢN TRỐNG TRONG TANG LỄ CỦA
NGƯỜI TÀY Ở BẮC QUANG – HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01



Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu………………………………………………………...….....3
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….....3
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………….4
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………...6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………..6
5. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..7
6. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………...…..7
7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...…..7
8. Đóng góp của luận văn…………………………………………………7
9. Bố cục luận văn………………………………………………………...8
Phần II: Nội dung………………………………………………………..…..9
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tế của việc tìm hiểu lƣợn trống trong
tang lễ ngƣời Tày ở Bắc Quang – Hà Giang…………………………….....9
1.1 . Tổng quan về tộc người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang…………………..9
1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Hà Giang………………………......9
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và đời sống văn hóa…….10
1.2. Khái quát về dân ca tang lễ và khái niệm lượn trống trong tang lễ…......18
1.2.1 Khái quát về dân ca tang lễ………………………………………….....18
1.2.2. Khái niệm lượn trống trong tang lễ………………………………..….20
1.3. Hát lượn trống trong tang lễ của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang…23
1.3.1. Sơ lược về diễn xướng của hát lượn trống……………………………23

1.3.2. Hát lượn trống trong đời sống văn hóa của người Tày ở Bắc quang - Hà
Giang……...…………….…………………………………………………...25
Tiểu kết………………………………………………………………...…....26
Chƣơng 2: Nội dung cơ bản trong những bài lƣợn trống của ngƣời Tày ở
Bắc Quang- Hà Giang...................................................................................27
2.1. Ứng xử trong tang lễ của người Tày………………………..…...……...27
2.1.1.Ứng xử trong mối quan hệ gia đình…………………...………..……...27
2.1.2.Ứng xử trong mối quan hệ cộng đồng……...……………….……..…..31
2.2. Đề cao đạo lý của người đời………………………………………...…..36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




2.2.1. Kể về tấm gương hiếu nghĩa của Đống Vịnh….……………………...36
2.2.2. Kể về tấm gương hiếu nghĩa của Mạnh Tông……... …...……. . ……40
2.3. Bày tỏ nỗi buồn thương tiếc của người thân trong gia đình đối với người
đã khuất……………………………………………………………………...46
2.3.1. Tình nghĩa vợ chồng………………………………………..……….. .46
2.3.2. Tình cảm của con cái đối với cha mẹ…………………..….....……….59
Tiểu kết…………………………………………………...……………… ...66
Chƣơng 3: Nghệ thuật tiêu biểu trong những bài lƣợn trống của ngƣời
Tày ở Bắc Quang - Hà Giang………………………………………….… .67
3.1. Thể thơ thường dùng trong hát lượn trống…………………………… ..67
3.1.1. Thể thơ bốn chữ…………………………………………….........…. ..68
3.1.2.Thể thơ hỗn hợp…………….…………………………………..…… .71
3.2. Thời gian và không gian nghệ thuật trong hát lượn trống………………77
3.2.1. Thời gian nghệ thuật……………………………………………..……77

3.2.2. Không gian nghệ thuật…………………………………….........…….88
3.3. Nhân vật trữ tình trong hát lượn trống.....................................................97
3.3.1. Hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện trong vai trò là người thân......98
3.3.2. Hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện trong vai trò là con cháu, họ
hàng và trong vai trò là người diễn xướng............................................. ......105
Tiểu kết.........................................................................................................112
Kết luận........................................................................................................113
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 117
Phụ lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Về phƣơng diện khoa học.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc đa tộc, trong đó mỗi dân tộc đều
có một kho tàng di sản văn hóa mang đậm bản sắc riêng của mình. Đối với
dân tộc Tày nói chung, bên cạnh những làn điệu trữ tình mượt mà làm đắm
say, xiêu lòng bao người được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác như
hát then, sli, lượn, khắp cọi… không thể không nhắc đến nhóm các bài ca
nghi lễ, trong đó gắn bó chặt chẽ với các hình thức nghi lễ như đám ma, đám
cưới, phong tục dân gian… của người Tày có ở nhiều nơi. Riêng ở huyện Bắc
Quang, Tỉnh Hà Giang vốn có một loại hình lễ nghi ít được nhiều người biết
đến, đó chính là lễ nghi tang ma với những bài lượn trống đặc sắc.
Do vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu về nét đặc trưng văn hóa này là cấp

thiết không chỉ trong địa phương Bắc Quang, Hà Giang mà còn có ý nghĩa
rộng hơn trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc. Hơn nữa, những bài lượn
trống trong tang lễ của người Tày thuộc về nhóm các bài ca nghi lễ thường
thiên về đời sống tâm linh của người dân nên chỉ thu hút được một số nhà
nghiên cứu và mới chỉ dừng lại ở phạm vi rộng. Việc đi sâu vào tìm hiểu loại
hình này đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về nó ở địa phương
Bắc Quang, Hà Giang.
1.2 .Về phƣơng diện thực tiễn.
Lượn trống trong tang lễ là một loại hình dân ca từ lâu đã ăn sâu vào
tiềm thức của dân tộc Tày ở địa phương Bắc Quang, Hà Giang. Việc nghiên
cứu, tìm hiểu giá trị loại hình dân ca này sẽ góp phần khẳng định, gìn giữ, bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần độc đáo của dân tộc.
Xuất phát từ phương diện khoa học, thực tiễn nêu trên chúng tôi mạnh
dạn chọn “Lượn trống trong tang lễ của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3




làm đề tài nghiên cứu của mình. Hy vọng công trình nhỏ bé này sẽ góp phần
vào việc gìn giữ và bảo vệ bản sắc văn hóa tinh thần của dân tộc Tày. Đồng
thời mong muốn những nét văn hóa ấy sẽ luôn được phát huy trong đời sống
cộng đồng, trên cơ sở đó góp phần vào sự phát triển về kinh tế và văn hóa, xã
hội ở địa phương mình.
2. Lịch sử vấn đề.
Kế thừa những tín ngưỡng từ xa xưa, dân gian cho rằng chết là do sự
chuyển đổi sang một dạng thức tồn tại khác ở cõi vĩnh hằng. Đặc biệt với ảnh

hưởng của Nho giáo, chữ hiếu được đề cao hết mức và biểu hiện cụ thể thành
những nghi lễ tiết với quan niệm “ sự tử như sự sinh”. Do đó đối với người
chết, người ta cũng làm đầy đủ những thủ tục như đón một con người sinh ra
trên cõi đời này.
Việc tang lễ là một nét sinh hoạt tâm linh văn hóa trong tập tục truyền
thống của cộng đồng, do đó nghiên cứu vấn đề về tang lễ của dân tộc Tày đã
thực sự thu hút được nhiều một số nhà nghiên cứu, có thể kể đến các tác giả
như:
- Năm 2002 trong cuốn “Văn hóa dân gian Tày” của các tác giả Hoàng
Ngọc La, Hoàn Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn đã khái quát, giới thiệu chung về
những bài ca tang lễ. Trong đó các tác giả có đề cập tới loại hình “văn tế, văn
than dùng để ngâm kể trước vong linh người đã khuất. Thể văn dùng thất
ngôn, vần lưng. Nội dung có thể dựa vào những khúc ngâm có sẵn trong sách
vở đã ghi chép lại hoặc tang chủ nhờ người có học soạn lại, có ý nghĩa nhiều
mặt: lẽ tử sinh, đạo hiếu nghĩa, niềm thương tiếc, sự nguyện cầu phù trợ cho
người mai hậu….mà ở mặt nào cũng xúc động, bi thương.” [10, tr.213]
- Cuốn “Văn học dân gian” do Đinh Gia Khánh chủ biên, phần dân ca
có giới thiệu khái quát về nhóm các bài ca tang lễ. Theo tác giả thì bên cạnh
việc bày tỏ tình cảm thương tiếc người đã khuất, các bài ca tang lễ còn thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4




hiện quan niệm về sự hình thành thế giới, hay về sự ra đời của con người…
những bài hát đó không làm chức năng cầu khẩn như những bài nghi lễ nông
nghiệp mà thực sự thuộc về tôn giáo và tín ngưỡng dân gian có chức năng tiễn

đưa linh hồn người chết về thế giới bên kia.[8, tr.312]
- Năm 1999, trong cuốn “Việc tang lễ cổ truyền của người Tày” tác giả
Hoàng Tuấn Nam có bài nghiên cứu khá chi tiết về việc tang lễ cổ truyền của
người Tày nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vi huyện Hòa An Cao Bằng.
Trong cuốn “Tín ngưỡng dân gian Tày Nùng” của Nguyễn Thị Yên
xuất bản năm 2009 có giới thiệu khá chi tiết về tang lễ cũng như trình tự các
thủ tục tiến hành tang lễ, thành phần tham gia vào tang lễ cổ truyền của người
Tày ở Cao Bằng. Đặc biệt, tác giả còn nhắc đến lối hát thợ và giới thiệu sơ
lược về hình thức diễn xướng của nhóm thợ trong đám tang của người Tày.
Thông thường thì nhóm thợ sẽ sử dụng 3 quyển sách chính vào nội dung hát
trong tang lễ xoay quanh vấn đề đạo hiếu. Tuy vậy tác giả cũng mới chỉ dừng
lại ở việc giới thiệu khái quát chung chứ chưa đi sâu vào phân tích, lý giải nội
dung của hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh này. [26, tr.567]
Ngoài ra còn có một số công trình sưu tầm, giới thiệu và dịch của một
số tác giả cũng đề cập tới bài ca tang lễ của người Tày như bài báo “Lễ báo
hiếu của người Tày ở Cao Bằng” của tác giả Vũ Diệu Trung in trong tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, số 11- 2005. Nhưng tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu thủ tục tiến hành nghi thức tang lễ ở Cao Bằng chưa đề cập gì đến các
bài ca trong tang lễ của dân tộc Tày nói chung.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên
cứu, tìm hiểu về tang lễ cổ truyền của người Tày và những bài ca tang lễ của
người Tày nói chung. Đặc biệt là những bài lượn trống trong tang lễ ở địa
phương Bắc Quang Hà Giang lại càng ít được biết đến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5





Đối với dân tộc Tày ở Bắc Quang, Lượn trống trong tang lễ là một hình
thức lễ nghi dùng để than, để kể về công lao, công đức trước vong linh người
đã khuất nhằm tỏ rõ tình cảm thương tiếc, xót thương và trách nhiệm báo hiếu
của con cháu đối với hương hồn của người qua đời. Vì vậy mà nó được ngâm,
kể, hát khi trong nhà có tang lễ. Đây chính là một nét văn hóa mang đậm màu
sắc dân tộc, chứa đựng bên trong là yếu tố tín ngưỡng đã chi phối đời sống
tinh thần của người Tày. Dù đã được nói đến, nhưng loại hình trữ tình dân
gian này vẫn chưa thực sự được khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu có hệ thống.
Hiện nay mới chỉ có bản sưu tầm và dịch của bà Hoàng Thị Cấp, một
người Tày Ở Hà Giang chưa được in thành sách. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn
xem thành quả của của những người nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi
mở quý báu giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu những bài lượn trống trong tang lễ của người Tày ở huyện Bắc
Quang, Hà Giang nhằm hiểu được bản sắc văn hóa của tộc người Tày về tâm
tư tình cảm, đạo lý, đạo hiếu mà người sống dành cho người đã mất.
- Hiểu thêm quan niệm của người Tày về cõi sống và cõi chết, cách ứng xử
của người Tày trong tang lễ.
- Góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của hát lượn trống
trong đời sống đương đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Sưu tầm một số bài lượn trống trong tang lễ của người Tày trong toàn
huyện. Phân tích khái quát, nghiên cứu tổng hợp những bài lượn trống trong
tang lễ của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang.
- Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của những bài lượn trống trong
tang lễ của người Tày ở Bắc Quang – Hà Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6




5. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Những bài lượn trống trong tang lễ của người Tày ở huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
- Trong điều kiện có thể, chúng tôi tìm hiểu thêm những bài lượn trống
trong tang lễ của người Tày ở huyện Quang Bình, Hà Giang để đối chiếu so
sánh.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Tư liệu nghiên cứu là những bài lượn trống trong tang lễ ở huyện Bắc
Quang, Hà Giang do bản thân sưu tầm được. Và tham khảo thêm bản sưu tầm
và dịch của Hoàng Thị Cấp (chưa in thành sách), của các thầy lễ, thầy mo… ở
địa phương.
- Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, người viết tìm hiểu một số nội dung
cơ bản và nghệ thuật tiêu biểu trong những bài lượn trống của người Tày ở
Bắc Quang, Hà Giang.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
+ Phươg pháp điền dã
+ Phương pháp khảo sát, thống kê.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống.
8. Đóng góp của luận văn:
Dựa trên nguồn tư liệu đã khảo sát từ thực tế tồn tại, phát triển của
những bài lượn trống trong tang lễ của người Tày ở huyện Bắc Quang - Hà
Giang, luận văn nhằm giới thiệu đời sống văn hóa cũng như văn học dân gian,
trong đó đi sâu vào tìm hiểu tập tục tang ma và nội dung của sinh hoạt hát

nghi lễ tâm linh của người Tày. Từ đó hi vọng sẽ góp phần vào việc bảo tồn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




phát huy gìn giữ nét đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc của các bài ca có nguy cơ bị
mai một trong thời kỳ hiện đại.
9. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết
luận, tài liệu tham khảo. phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tế trong việc tìm hiểu lượn trống của người
Tày ở Bắc Quang - Hà Giang.
Chƣơng 2. Nội dung cơ bản của những bài lượn trống trong tang lễ của người
Tày ở Bắc Quang - Hà Giang.
Chƣơng 3. Nghệ thuật tiêu biểu của những bài lượn trống trong tang lễ của
người Tày ở Bắc Quang – Hà Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....




×