Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
─────────────
PHÙNG THỊ SINH
TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGUỠNG, TÔN GIÁO
CỦA NGUỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thái Nguyên - năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
─────────────
PHÙNG THỊ SINH
TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGUỠNG, TÔN GIÁO
CỦA NGUỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN
Thái Nguyên - năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG........... 6
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ......................................................... 6
1.2. Đồng Văn qua các thời kì lịch sử ......................................................... 8
1.3. Khái quát về dân tộc Mông .................................................................. 9
Chương 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN (HÀ
GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ........................ 17
2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ. ............................................................. 17
2.1.1. Tổ chức gia đình ............................................................................. 17
2.1.2.Tổ chức dòng họ .............................................................................. 21
2.2. Tổ chức làng bản ............................................................................... 31
2.2.1. Sự hình thành bản của người Mông ................................................ 31
2.2.2. Bộ máy tự quản của bản ................................................................. 33
2.2.3. Những luật tục về đất đai, nguồn nước, chăn nuôi và các thể thức xử
phạt vi phạm. ............................................................................................ 34
2.2.4. Bản (giao) với quan hệ cộng đồng về tín ngưỡng và đời sống sinh
hoạt: ......................................................................................................... 37
2.3. Chế độ thổ ty ..................................................................................... 39
2.3.1. Ruộng đất và quan hệ giai cấp ........................................................ 39
2.3.2. Sự thay đổi trong thời kỳ Pháp thuộc .............................................. 45
Chương 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐỒNG
VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945. ...... 53
3.1. Tín ngưỡng dân gian .......................................................................... 53
3.1.1. Luận thuyết “vạn vật hữu linh” ....................................................... 53
3.1.2. Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở cho gia đình .......................... 56
3.1.3. Thờ cúng thần của cộng đồng giao ................................................. 62
3.1.4. Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp ............................. 62
3.1.5. Tàn dư ma thuật .............................................................................. 63
3.1.6. Sa man giáo .................................................................................... 64
3.2. Tôn giáo ............................................................................................ 67
KẾT LUẬN .................................................................................................. 73
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Huyện Đồng Văn là địa bàn xung yếu, phên dậu của cửa ngõ Việt Nam
ở phía Bắc và cũng là một trong những nơi tiếp nhận di dân người Mông từ
bên kia biên giới sang Việt Nam sinh sống sớm nhất. Đến nay, người Mông là
cư dân có số lượng đông đảo nhất ở Đồng Văn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói
chung. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình dân tộc Mông cùng các
dân tộc thiểu số anh em khác đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử
xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang.
Tuy cư trú trên vùng đất ít thuận lợi, nhiều khó khăn nhưng dân tộc
Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trong lịch sử lại có một tổ chức xã hội, chính
trị đáng lưu ý bên cạnh một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng
phong phú độc đáo và giàu bản sắc. Vì lẽ đó mà tình hình chính trị, kinh tế,
văn hoá - xã hội của đồng bào Mông đã trở thành đối tượng nghiên cứu về
dân tộc học, lịch sử, khoa học xã hội nhân văn nói chung của nhiều cơ quan
và nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau song cho đến nay chưa có một
công trình nào nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của
người Mông ở Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám một cách thấu đáo và
toàn diện.
Cùng với thực tế hiện nay, các dân tộc ít người trong đó có dân tộc
Mông ở Đồng Văn trình độ dân trí còn thấp, trình độ phát triển kinh tế còn
nhiều hạn chế. Trong khi đó kẻ thù và các thế lực thù địch lợi dụng phong tục,
tập quán, tín ngưỡng kết hợp sửa đổi giáo lý đạo Tin Lành để mê hoặc, lôi
kéo, xúi giục đồng bào người Mông chống phá đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước ta, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" của chúng. Do
đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào người Mông cũng như
2
các dân tộc anh em trên địa bàn và gây mất ổn định trong nước cũng như khu
vực. Thực trạng đó đặt ra thách thức mới trong việc hoạch định chính sách
dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông để tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định trật tự an ninh quốc gia.
Tìm hiểu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Mông ở
Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám của người Mông là cần thiết để thấy
rằng lịch sử phát triển của người Mông gắn liền với lịch sử dân tộc, vai trò vị
trí của người Mông Hà Giang cũng là một bộ phận hữu cơ trong cơ thể Việt
Nam, góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống thực hiện mục tiêu
“phát huy mạnh mẽ tính đa dạng bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm
phong phú thêm nền văn hoá chung của cả nước” như Nghị quyết Trung ương
V khoá VIII của Đảng đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nước, đồng thời vận
dụng làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối chính sách đại đoàn kết dân tộc
của Đảng.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn: “Tổ chức xã hội và
tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách
mạng tháng Tám năm 1945” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, mong muốn
góp một phần nhỏ bé vào công tác nghiên cứu khoa học về cư dân miền núi
mà lâu nay chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã được thừa hưởng kết quả
nghiên cứu của những người đi trước đề cập đến vấn đề nghiên cứu một cách
trực tiếp hay gián tiếp ở những khía cạnh khác nhau:
- “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” của Uỷ ban
khoa học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học, Nhà xuất bản khoa học xã hội
Hà Nội năm 1978. Đây là công trình biên soạn về nguồn gốc lịch sử, đặc
3
điểm kinh tế, quan hệ giai cấp xã hội… của các dân tộc ít người ở phía Bắc
Việt Nam trong đó có dân tộc Mông.
- Cuốn sách “Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang ” do Trường Lưu và
Hùng Đình Quý chủ biên, viện văn hoá - bộ văn hoá thông tin, sở văn hoá
thông tin tỉnh Hà Giang năm 1996. Chuyên đề này đã đề cập một cách khá
toàn diện, trong một hệ thống nhằm khẳng định những đặc điểm của văn hoá
Mông từ truyền thống đến hiện đại.
- Cuốn “Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891-
2001)” của Tỉnh uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang,
nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội năm 2001. Đây là một cuốn thông sử
được biên soạn, trình bày toàn diện và có hệ thống về các lĩnh vực trọng yếu:
tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử, văn hoá, dân tộc… của tỉnh Hà
Giang từ khi thành lập đến nay.
- “Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944 – 1975)” tập I Ban chấp
hành Đảng bộ huyện Đồng Văn xuất bản năm 2004 cũng là một công trình
nghiên cứu khoa học công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng của
nhân dân các dân tộc Đồng Văn trong đó có đồng bào Mông trong cuộc đấu
tranh chống thổ ty phong kiến, đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục kinh tế,
văn hoá xã hội, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống mới.
- Luận văn thạc sĩ “Cuộc vận động định canh, định cư đối với đồng bào
Mông huyện Đồng Văn – Hà Giang trong thời kì đổi mới (1986 – 2005)”
chuyên ngành lịch sử Việt Nam của thạc sĩ Lâm Thị Thu Hằng là một đề tài
nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về tình hình kinh tế của đồng bào Mông
trong cuộc vận động định canh định cư của Đảng và Nhà Nước ta.
Đây là tổng quát kết quả nghiên cứu của giới học thuật, là những gợi
mở quý báu, tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện đề tài của mình.
4
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm tìm hiểu
về lịch sử địa phương mình đồng thời góp phần phản ánh một cách khoa học,
chân thực về lịch sử hình thành, tổ chức xã hội, chính trị, văn hoá tín ngưỡng
tôn giáo của dân tộc Mông và bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa
phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài đi sâu giải quyết các vấn đề về tổ chức
xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn ( Hà Giang) trước
cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn gốc dân tộc, tổ chức xã hội, quan hệ
giai cấp, quan hệ xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn
( Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu trong thời gian trước cách
mạng tháng Tám 1945 với không gian nghiên cứu là huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
4. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu chung: Kiến văn tiểu lục; Các dân tộc ít người ở Việt
Nam (các tỉnh phía Bắc); Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn, Hà
Giang 110 năm đấu tranh xây dựng và phát triển (1891 – 2001); Văn hoá
Mông Hà Giang; Văn hoá truyền thống các dân tộc Hà Giang; Cuộc vận
động định canh định cư đối với đồng bào Mông huyện Đồng Văn - Hà Giang
trong thời kì đổi mới ( 1986- 2005).
Ngoài ra còn một số tư liệu bổ sung: Các chính sách nghị quyết của
Đảng về dân tộc miền núi, báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Đồng Văn.
Nguồn tư liệu chủ yếu là điền dã dân tộc học.
5
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp phân tích nguồn tài liệu thư tịch.
- Phương pháp điền dã dân tộc học.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu.
- Phương pháp hệ thống hoá bằng bảng biểu, sơ đồ.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và toàn
diện về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở huyện Đồng
Văn tỉnh Hà Giang trước cách mạng tháng Tám.
Luận văn là một tài liệu tham khảo cho quá trình học tập bộ môn lịch
sử địa phương, cơ sở văn hoá cũng như giảng dạy lịch sử địa phương ở trường
phổ thông sau này. Đồng thời làm cơ sở cho các nhà khoa học hoạch định
chính sách dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hoá truyền thống của dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Hà
Giang nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 80 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được
chia làm 3 chương sau:
Chương 1: Khái quát về huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
Chương 2: Tổ chức xã hội của người Mông ở Đồng Văn (Hà Giang)
trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn (Hà
Giang) trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Luận văn còn có các phần: Bản đồ hành chính và phụ lục .
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Đồng Văn là một huyện miền núi cao của tỉnh Hà Giang, điểm cực Bắc
của Tổ quốc Việt Nam. Huyện Đồng Văn có vị trí địa lý trong toạ độ từ 23
0
-
06
’
- 06
”
đến 23
o
-21’- 17
”
vĩ bắc, từ 105
0
07
’
-35
”
đến 105
0
24
’
- 4
”
kinh đông.
Phía bắc và phía tây giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa với chiều dài
đường biên giới quốc gia 52,5 km, phía đông giáp với huyện Mèo Vạc, phía
nam giáp với huyện Yên Minh.
Huyện Đồng Văn có diện tích tự nhiên là 44.666 ha trong đó 11.837 ha
là đất sản xuất nông nghiệp, diện tích núi đá chiếm 73,49% địa hình phức tạp,
có nhiều núi cao, vực sâu chia cắt làm cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng
gặp nhiều khó khăn.
Do địa hình núi cao, chia cắt nên tính chất khí hậu khắc nghiệt. Nhiệt
độ trung bình hàng năm từ 17
0
-19
0
C, lượng mưa trung bình hàng năm từ
1600mm-2000mm, chế độ thuỷ văn mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Vào mùa này, mưa lớn gây ra xói lở mạnh, giao
thông gặp nhiều khó khăn. Mùa khô từ tháng 11đến tháng 4 năm sau, thường
có sương muối, sương mù, nhiệt độ có lúc xuống tới 4-5
0
c như ở Phố Bảng,
Lán Xì…thời tiết khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông (tháng 11, 12) ít mưa nên
nguồn nước sinh hoạt và sản xuất rất khan hiếm gây rất nhiều khó khăn cho
cuộc sống của con người.
Đồng Văn có con sông lớn nhất là sông Nho Quế, bắt nguồn từ các dãy
núi phía tây bắc của huyện chảy qua Ma Lé, Đồng Văn sang Mèo Vạc và Bắc
Mê rồi đổ vào sông Gâm. Sông Nho Quế là nguồn thuỷ sinh quan trọng trong
sự phát triển thuỷ điện và tưới tiêu cũng như nước sinh hoạt hằng ngày và
điều hoà khí hậu, mùa đông dòng sông đầy ắp sương mù. Ngoài ra, còn có các
con suối nhỏ khác như Lũng Táo, suối Đồng Văn, suối Phó Bảng nhưng đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
mùa mưa mới có nước. Quá trình tạo sơn tự nhiên lâu đời trên địa hình núi đá
vôi đã để lại cho Đồng Văn những thắng cảnh đẹp.
Khí hậu mang tính chất ôn đới là điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho
việc trồng các loại cây ăn quả như lê, mận, đào, táo …và các cây dược liệu
quý như thảo quả, đỗ trọng, ý dĩ...
Rừng Đồng Văn vốn là một thảm thực vật đa dạng, phong phú, thích
hợp cho sự phát triển nhiều loại cây gỗ quý. Tuy nhiên do khai thác bừa bãi
nên đã rơi vào tình trạng cạn kiệt, theo đó mà những loại thú như sóc, trăn, tê
tê…vì không còn rừng cư trú nên gần như đã tiệt chủng.
Cây trồng trong nông nghiệp chủ yếu là ngô, một số vùng trồng lúa và
các loại cây họ đậu như: Đậu hà lan, kê, lúa mì, tam giác mạch…do diện tích
đất sản xuất nông nghiệp ít và kinh nghiệm sản xuất được tích luỹ, đồng bào
đã biết trồng xen canh, gối vụ để tăng sản lượng và thu nhập, đa dạng các loại
cây trên đơn vị diện tích nhất định. Vì thiếu đất canh tác nên người Mông
phải làm nương ruộng trên đá, gùi đất đổ lên hốc đá để trồng. Điều kiện khí
hậu điều Đồng Văn rất thích hợp trồng cây anh túc. Đồng bào có thói quen
trồng cây anh túc từ lâu đời nay để sử dụng làm thuốc. Dưới chế độ cũ, cây
anh túc được khuyến khích trồng, sử dụng. Đây là một loại hàng hoá đặc biệt,
có nhiều thời điểm buôn bán thuốc phiện tự do, các cửa khẩu tiểu ngạch là nơi
giao lưu mua bán thuốc phiện của thương gia nhiều nước, thị trấn Phó Bảng là
nơi tấp nập, đây cũng là nơi nảy sinh các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cướp
bóc, cờ bạc…Sau ngày giải phóng, sản phẩm từ cây anh túc được Nhà nước
thu mua và quản lý.
Chăn nuôi của Đồng Văn phát triển. Người dân nuôi các gia súc như
bò, dê, ngựa, để lấy thịt, dùng sức kéo và vận chuyển …ngoài ra các gia đình
còn chăn thả các loại gia cầm như lợn, gà, vịt và nuôi ong mật là một ngành
kinh tế phụ của gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
Thủ công nghiệp Đồng Văn nhìn chung chưa phát triển, có các nghề
truyền thống thường thấy như dệt thổ cẩm, dệt vải lanh, rèn đúc, nung ngói,
máng…
Tài nguyên khoáng sản đến nay chưa phát hiện ra loại nào có trữ lượng
lớn và giá trị cao.
Như vậy, khi nói đến điều kiện tự nhiên Đồng Văn, người ta hình dung
ra một vùng biên cương núi non hiểm trở, địa hình phức tạp khí hậu khắc
nghiệt…những điều kiện sẵn có đó đã chi phối đặc điểm đời sống kinh tế, xã
hội của người dân trên vùng cao nguyên đá này.
1.2. Đồng Văn qua các thời kì lịch sử
Huyện Đồng Văn trước đây là tổng Đông Quang thuộc Châu Bình
Nguyên, phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang sau đó thuộc về Châu Bảo Lạc
do một thổ quan người Tày họ Nông ở Bảo Lạc cai quản như một lãnh địa.
Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng tách khu vực vùng cao của tỉnh Tuyên
Quang, thành lập tỉnh Hà Giang vào năm 1891, Đồng Văn được tách ra khỏi
Bảo Lạc [1,tr.9].
Châu Đồng Văn bao gồm hai tổng: Tổng Quang Mậu và Tổng Đông
Minh. Trong đó, tổng Quang Mậu bao gồm các xã: Lũng Cô, Mìa Ré, Mai Li
Ăng, Đồng Văn, Sủng Máng, Sơn Vi, Chung Phùng, Sả Phung, Niêm Sơn.
Tổng Đông Minh bao gồm các xã: Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích, Na Khê,
Ngam La, Sà Phìn, Mèo Vạc, Lũng Chín, Lũng Tỉnh, Phú Cao, Sủng Là, Vần
Chải, Đường Thượng, Lũng Phìn [17, tr.274-290].
Theo Ngô Vi Liễn công bố trong địa dư các tỉnh Bắc Kỳ. Xuất bản năm
1928 thì Đồng Văn là một trong hai đại lý của tỉnh Hà Giang gồm các tổng
xã: Tổng Quang Mậu và tổng Đông Minh gồm 19 xã: Đồng Văn, Bạch Đích,
Sà Phìn, Lũng Phìn, Đường Thượng, Lũng Chinh, Mậu Duệ, Mèo Vạc, Niêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
Sơn, Na Khê, Ngam La, Phú Lũng, Sủng Máng, Sơn Vĩ, Phố Cáo, Sủng Là,
Sủng Thài, Vần Chải, Yên Minh.
Cuối năm 1975, hai tỉnh Hà Giang – Tuyên Quang được sáp nhập thành
tỉnh Hà Tuyên và tới tháng 10 năm 1991 lại được tách thành Tuyên Quang và
Hà Giang. Đồng Văn là một trong 7 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo
nghị quyết của Hội đồng chính phủ, quyết định số 211/CP tách Đồng Văn ngày
15/12/1962 đã tách Đồng Văn làm 3 huyện: Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc.
Huyện Đồng Văn ngày nay bao gồm 2 thị trấn và 18 xã: thị trấn Phó
Bảng, thị trấn Đồng Văn và các xã: Tả Lủng, Thắng Mố, Sảng Tủng, Sính Lủng,
Lũng Táo, Phố Là, Sủng Máng, Phú Lũng, Lũng Cú, Sà Phìn, Sủng Thài, Ma
Lé, Sủng Là, Lũng Thầu, Thài Phìn Tủng, Phố Cáo, Vần Chải, Tù Phìn.
Có thể nói, theo bước đi của lịch sử, Đồng Văn cũng là một mảnh đất
có nhiều thay đổi về tên gọi và diên cách. Những thay đổi này có ảnh hưởng
đến nhiếu vấn đề sự có mặt của các tộc người, về chính trị, về kinh tế, xã hội
và văn hóa của địa bàn xung yếu nơi địa đầu của Tổ quốc.
1.3. Khái quát về dân tộc Mông
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Mông
Dân tộc Mông được xếp vào nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. Trước đây
người Hán gọi người Mông là Miêu Tử hay Miêu Tộc, rồi sau đó Miêu trở
thành tên của tộc người. Từ đó các cộng đồng ở phía Bắc Việt Nam gọi họ là
người Mèo [46, tr.5]. Lê Quý Đôn có nhắc đến dân tộc Mông với tên gọi là
“Sơn Miêu”, họ ở nơi “đại sơn lâm cày cấy thì đốt nương, đào hố, bỏ thóc,
chỗ ở nay đây mai đó không nhất định” [11, tr. 335]. Đồng Khánh dư địa chí
cũng có viết: “Người Mèo ở đỉnh núi, áo quần đơn giản, không trang sức hoa
văn…người Mèo, Mán thì tìm chỗ hơi bằng phẳng trên đỉnh núi, sườn núi
phát cây trồng khoai, lúa mạch, rải rác cũng trồng được lúa nương (lúa dẻo)”
[38, tr.871]. Hiện nay trong các văn bản tộc danh Mông trở thành chính thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
Về mặt lịch sử, theo các nguồn tài liệu đều cho biết dân tộc Mông có
nguồn gốc từ Trung Quốc. Tổ tiên của họ là người sớm biết nghề trồng lúa
vùng giữa hồ Động Đình và Bành Lãi và về sau cùng với quá trình lịch sử họ
đã thiên cư mở rộng địa bàn cu trú tới Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam,
Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) [28, tr.27-28]. Trong quá trình lịch sử
do nhiều nguyên nhân trong đó do phải chống lại ách áp bức bóc lột của “ng-
ười phía trên” (cách gọi của người Mông đối với những người áp bức họ ở
phương Bắc) nên người Mông đã di cư vào Việt Nam và các nước Đông Nam
Á. Do đó có thể nói quá trình thiên di này là cuộc hành trình gian khổ đi tìm
cuộc sống tự do và công bằng.
Dân tộc Mông di cư vào Việt Nam chia làm nhiều đợt trong đó ba thời
kì đông nhất:
Thời kì đầu tiên cách đây hơn 300 năm, người Mông từ Quý Châu
(Trung Quốc) di cư sang Đồng Văn. Thời kì này người Mông ở Quý Châu
đang nổi lên phong trào đấu tranh chống chính sách “cải tù quy lưu” của nhà
Thanh (chính sách bãi bỏ tù trưởng người Mông, triều đình đưa bọn quan lại
người Hán trực tiếp đến cai trị từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII) song
phong trào bị thất bại.
Thời kì thứ hai, cách đây 300 năm, lần này người Mông vào Việt Nam
qua hai con đường: Một là vào Đồng Văn - Hà Giang, hai là vào theo đường
Ximakai - Bắc Hà - Lào Cai. Những người Mông di cư vào Việt Nam đợt này
phần lớn ở Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc). Với sử sách
Trung Quốc thì thời kì này phù hợp với phong trào khởi nghĩa của người
Mông ở Quý Châu thất bại (1776-1820) [13, tr.14].
Thời kì thứ ba, cách đây trên 200 năm. Đây cũng là thời kì người Mông
ở Trung Quốc di cư sang Việt Nam đông hơn cả và nó tương đương với thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11
gian người Mông nhiệt tình hưởng ứng phong trào “Thái Bình Thiên Quốc”
đấu tranh chống nhà Thanh, cuộc đấu tranh kéo dài từ 1840-1868.
Những năm về sau, người Mông vẫn rải rác di cư sang Việt Nam. Với
vị trí là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là khu
vực người Mông từ Trung Quốc sang nước ta sớm hơn các địa phương khác,
cách đây 300 năm vào cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh. Ban đầu họ
sống trên các triền núi dọc hai bên bờ sông Nho Quế dần dần mới mở rộng địa
bàn cư trú ra các vùng thấp hơn.
Hiện nay, Mông là dân tộc đông nhất ở Hà Giang và cũng là dân tộc
đông nhất ở Đồng Văn chiếm trên 87% dân số toàn huyện. Người Mông ở
đây chủ yếu thuộc hai nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng) và Mông Súa (Mông
Hoa). Sở dĩ có sự phân chia như vậy là do dựa trên cơ sở phân biệt qua trang
phục của người phụ nữ Mông. Trang phục của nữ Mông Trắng là may bằng
lụa màu sáng, áo cổ tròn, hai mảnh, có xẻ trước ngực, vải đáp tà áo là vải hoa
đỏ hoặc vàng, tay áo nhỏ có vải viền màu hoa hoặc thêu hoa ở cánh tay và
yếm ở sau lưng. Còn người phụ nữ Mông Hoa, áo không có xẻ ngực mà cài
khuy từ nách lên, váy được nhuộm chàm. Trang phục của nam giới thì khá
thống nhất là quần ống rộng, cạp vấn, áo ngắn, thắt lưng và có khăn đội đầu .
Thời phong kiến, người Mông sinh sống trên những vị trí chiến lược
quan trọng của đường biên giới quốc gia vì vậy các chính quyền phong kiến
trung ương đã rất chú ý tới vùng biên ải này. Qua Lý - Trần- hậu Lê tới thời
Quang Trung và triều Nguyễn đều cử các đoàn lên thanh tra thị sát vùng biên.
Quan tướng Nhà Trần (Trần Nhật Duật) đã tới Hà Giang, sứ thần của thời
Quang Trung đã lên tới Động Long (Lũng Cú) [28, tr. 213]. Như vậy vùng
dân tộc Mông ở vùng cực Bắc Hà Giang từ các thời phong kiến độc lập tự chủ
đã nằm trong một thể thống nhất của quốc gia Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
12
Dưới chế độ cũ, người Mông đã cùng các dân tộc thiểu số anh em nhiều
lần đứng dậy đấu tranh chống áp bức bóc lột, nổi bật là cuộc nổi dậy ở cao
nguyên Đồng Văn của Sùng Mí Chảng (1911 - 1912); khởi nghĩa của Vàng
Chỉn Pao (1913 - 1914); hình thành các tổ chức cách mạng ở Hà Giang (
những năm 1942 - 1945) chống bọn thực dân Pháp, chống bọn cầm đầu các tổ
chức phản động Việt Quốc, Việt Cách, Quốc Dân Đảng, chống phỉ, chống Mĩ
và chống các thế lực phản động khác bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc.
Đó là những chiến công, là niềm tự hào của đồng bào người Mông cùng các
dân tộc thiểu số anh em khác ở Hà Giang.
Nối tiếp truyền thống ấy, trong quá trình xây dựng và phát triển người
Mông còn gìn giữ và bảo lưu được nhiều giá trị văn hoá truyền thống phong
phú, tốt đẹp của dân tộc mình.
1.3.2.Vài nét về văn hóa truyền thống
- Văn hoá vật chất:
Nguồn sống chính của người Mông là dựa vào canh tác nương rẫy.
Nương có hai loại là nương định canh và nương du canh, nương định canh gọi
là nương thổ canh hay thổ canh hốc đá. Nương du canh phụ thuộc vào thiên
nhiên, năng suất không ổn định. Ngày nay, người Mông làm nương theo chế
độ luân canh kết hợp với trồng, bảo vệ rừng và làm ruộng bậc thang .
Lương thực chính của người Mông là cây ngô, một số nơi có nước,
người Mông làm ruộng bậc thang trồng lúa trên sườn núi. Ngoài ra người
Mông còn trồng thêm các loại cây khác như sắn, khoai, thực phẩm, rau xanh
(đậu, rau rền, vừng…), cây dược liệu (đỗ trọng, tam thất, ý dĩ..), cây ăn quả
(mận, mơ, lê, đào, chuối…), đặc biệt chú trọng trồng cây lanh để dệt vải, nuôi
gia súc (bò, ngựa) để làm phương tiện canh tác và vận chuyển.
Người Mông đã đạt đến trình độ cao trong kĩ thuật rèn công cụ lao
động bằng sắt và kĩ thuật cày nương hốc đá, chỉ cần đủ lọt lỡi cày là người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
13
Mông có thể điều khiển trâu bò cày hết phần đất đó. Cùng với những dụng cụ
trên thì cuốc, dao, liềm, quẩy tấu cũng là những dụng cụ gắn bó với cuộc sống
lao động của người Mông.
Dụng cụ sinh hoạt hằng ngày của người Mông khá đơn giản, phương
tiện nấu nướng thường dùng là bếp lò, chảo, chậu gỗ… trên bếp lò thường
bắc một chiếc chảo lớn, chảo đó vừa để nấu canh, vừa dùng để nấu mèn
mén, nấu rượu hoặc dùng để nấu cám lợn. Trong mỗi gia đình người Mông
thường có chiếc cối xay lớn để xay ngô, xay thóc, cối giã gạo, khung dệt
vải lanh, đồ nghề một số nghề thủ công như rèn, mộc, tiện…
Về ăn uống, từ cây lương thực chính là ngô, người Mông chế biến
thành hai loại, trong bữa ăn hằng ngày thường thấy của người Mông gồm rau
cải, đậu, bí đỏ. Ngày mùa, ngày tết có thêm thịt gà, dê, lợn, bò, gia vị chủ yếu
là ớt và gừng. Món ăn phổ biến nhất và đã trở thành một nét đặc sắc của ng-
ười Mông là “ thắng cố” làm từ thịt dê, thịt bò và xương hầm. Đồ uống chủ
yếu là rượu ngô.
Do đã định cư nên nhà ở của người Mông làm khá khang trang. Người
Mông ở nhà đất trình tường, lợp ngói hoặc nhà gỗ lợp cỏ tranh, phên vách,
nhà chỉ có một cửa chính ở gian giữa và một cửa phụ ở gian bên đầu hồi hoặc
trái nhà. Nhà ở đồng thời cũng là nơi làm bếp sưởi và bếp nấu. Gian giữa thờ
tổ tiên, mỗi gian được phân làm hai phần, một phần hẹp hơn ngăn làm các
phòng ngủ, một phần rộng hơn dùng làm bếp nấu hoặc bếp sưởi. Các cánh
cửa đều mở vào trong nhà, quanh nhà thường được rào hoặc xếp đá. Ngoài
ngôi nhà chính người Mông còn có ngôi nhà phụ ở nương, thường là kiểu nhà
đất hoặc nửa sàn, nửa đất.
Chuồng trại chăn nuôi được xây dựng rất cẩn thận, chuồng gia súc
thường được làm trước nhà lệch qua bên cửa chính, chuồng được làm sàn ván
bưng và có máng cho bò, dê, ngựa….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
14
Một số điểm trên đây có thể cho thấy rằng về mặt sinh hoạt vật chất,
người Mông có nhiều quan niệm đơn giản, không cầu kỳ. Do nhiều yếu tố tác
động nên kinh tế của người Mông là tự túc, tự cấp, tự tiêu. Trước đây cây
thuốc phiện là nguồn kinh tế chủ yếu, cây lương thực chính là ngô nhưng
hàng năm đều không đủ, chăn nuôi chủ yếu để làm thực phẩm, lấy sức kéo,
các loại cây có giá trị thì chưa được đầu tư, giao thông đi lại khó khăn, không
có thị trường tiêu thụ nên chưa phát huy được vai trò kinh tế. Do vậy mà đời
sống sinh hoạt vật chất của người Mông còn nghèo nàn kép kín.
Nhưng trái ngược hẳn với cái vỏ vật chất nghèo nàn đó, người Mông lại
có một đời sống tinh thần phong phú và chính điều đó đã khiến cho diện mạo
văn hoá truyền thống Mông mang những dáng vẻ đặc sắc.
Người Mông thường sống rải rác thành từng bản nhỏ theo dòng họ.
Đây được coi như là một đơn vị tự quản, các thành viên trong đó đều phải
chấp hành những luật tục và những quy định cụ thể.
- Văn hoá tinh thần:
Về tín ngưỡng tôn giáo: Ngoài thờ tổ tiên, người Mông sùng bái nhiều
thần linh nên “ vạn vật hữu linh ” là tín ngưỡng bao trùm của họ.
Trong nghi thức thờ cúng tổ tiên, các gia đình người Mông đều có bàn
thờ tổ tiên ở gian giữa. Bàn thờ rất đơn giản, bát hương chỉ có một ống vầu
hoặc nứa gắn vào vách hoặc đặt trên một tấm ván. Trên bàn thờ có quét dính
tiết gà, lông gà. Người Mông không thờ thổ công trong nhà. Trong tang ma,
người Mông tổ chức rất chu đáo dù người mất là trẻ hay già đều có phong tục
làm đám “ ma tươi ” và “ ma khô ”.
Lễ hội của người Mông cũng được chuẩn bị rất chu đáo vì đây không
chỉ là dịp được nghỉ ngơi, ăn uống thoả thích mà còn là dịp gặp gỡ, làm tròn
nghĩa vụ với gia đình, tổ tiên, đồng tộc. Vào dịp lễ tết bà con người Mông tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
15
chức hội vui, đánh yến, ném còn, đu quay, chơi đánh cù, hát giao duyên. Đặc
sắc nhất là chợ tình, mỗi năm chỉ có một phiên được tổ chức vào tháng 2 hoặc
tháng 3 âm lịch hàng năm.
Hôn nhân của người Mông theo chế độ một vợ một chồng được tiến
hành qua 3 giai đoạn chính: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Một cổ tục đặc sắc
trong tình yêu - hôn nhân của người Mông là tục cướp vợ (kéo vợ), về hình
thái hôn nhân là tàn dư của hôn nhân thời kỳ quá độ từ chế độ mẫu quyền
sang chế độ phụ quyền. Đây có thể là hình thức phát sinh để chống lại quyền
áp đặt của cha mẹ và dòng họ về hôn nhân.
Làm giàu thêm văn hoá truyền thống Mông là kho tàng văn hoá nghệ
thuật dân gian phong phú: truyện cổ tích, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, dân ca,
thần thoại…Nền văn hoá dân gian của dân tộc Mông phản ánh chính cuộc sống
của họ và phản ánh năng lực sáng tạo của con người trước thiên nhiên khắc
nghiệt, “truyện dân gian Mông còn tập trung đề cập đến mặt trái xã hội, bênh
vực lẽ phải, tràn đầy tính giáo dục và đạo đức nhân văn cao cả ”. [28, tr.61]
Dân ca Mông chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày của
người Mông nhất là những dịp hội hè, cưới xin, ma chay, hát giao duyên tỏ
tình, tình yêu trai gái hầu hết bắt nguồn từ lời ca tiếng hát mà nảy sinh.
Nhạc cụ cũng là đặc trưng văn hoá của người Mông, tiêu biểu là khèn
trúc, khèn lá, nhị, đàn tròn, đàn môi, sáo, trống. Ngoài ra, khi nói đến văn học
dân gian Mông người ta không thể bỏ sót phần tục ngữ và câu đố với những
nội dung phong phú, thể hiện mối quan hệ xã hội của người với người và giữa
con người với thiên nhiên.
Người Mông còn có hình thức múa phổ biến nhất là múa khèn.
Trước đây, chỉ có người đàn ông vừa thổi khèn vừa múa, sau này múa khèn
biến tấu thành một thể loại biểu diễn văn nghệ thì có thêm người nữ vào cầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
16
ô để múa với người nam giới, múa khèn được dùng trong mọi hoàn cảnh (lễ
cưới, hội hè, đám ma…)
Nghệ thuật kiến trúc còn rất đơn giản, nhà cửa không gọt đẽo cầu kỳ
mà chỉ tạo những hình đơn giản cho bớt sự đơn điệu. Biểu hiện rõ nét nhất
cho hội hoạ và nghệ thuật trang trí là những mảng thêu trên váy, áo của người
phụ nữ Mông. Những hoạ tiết sống động, uyển chuyển trên đường viền, dây
lưng, miếng sau váy được thêu rất công phu, tỉ mỉ. Qua bàn tay khéo léo của
mình, người phụ nữ Mông đã làm ra những y phục lộng lẫy và có thể nói y
phục của người phụ nữ Mông là một trong những y phục của các dân tộc vừa
đẹp, vừa độc đáo, đã góp phần tăng thêm chất thẩm mĩ vốn đa dạng trên nền
y phục cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật tạo hình độc đáo của người Mông còn
được thể hiện qua các đường nét chạm khắc hoặc đúc hoá trên đồ trang sức
hay những hình ảnh sống động trên tranh cắt giấy.
Có thể thấy rằng đồng bào dân tộc Mông ở Đồng Văn có đời sống văn
hoá vật chất và tinh thần khá phong phú, đa dạng cùng tồn tại và phát triển
trong nền văn hoá truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam [1, tr.10].
Chính trên nền tảng của sinh hoạt vật chất tinh thần đó mà trong quá trình đấu
tranh sinh tồn và phát triển người Mông đã làm nên một bề dày truyền thống
anh hùng. Đó là tinh thần cần cù, chịu khó, kiên cường, sáng tạo vượt qua mọi
thách thức, khó khăn để sinh tồn. Đó là tinh thần quật khởi trước các thế lực
phong kiến cường quyền áp bức bóc lột và thực dân phát xít xâm lược để bám
đất giữ làng, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Truyền thống tốt đẹp
đó đã trở thành điểm tựa cho các thế hệ tiếp theo phát huy, xây dựng sức sống
mãnh liệt của nhân dân các dân tộc nơi đây nhất là từ khi có sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
17
Chương 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN
(HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Mỗi dân tộc đều có cấu trúc xã hội truyền thống mang những nét đặc
thù riêng, sự hoạt động của nó tồn tại qua nhiều đời đến nay vẫn tiếp diễn.
Bên cạnh những yếu tố lạc hậu, tiêu cực cần loại bỏ thì trong nó chứa đựng
không ít những yếu tố tích cực ảnh hưởng đến sự phát triển của nông thôn
hiện nay, sự vận hành của nó cũng chính là nơi gìn giữ bảo lưu các giá trị văn
hóa của mỗi tộc người. Tổ chức xã hội của người Mông ở Đồng Văn là một
điển hình về tổ chức xã hội của tộc người cư trú ở địa bàn miền núi.
2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ.
2.1.1. Tổ chức gia đình
Gia đình là loại hình chung sống mang tính chất giới tính được liên kết
lại nhờ hôn nhân nhằm để tái sản xuất cả về phương diện sinh học, lẫn
phương diện kinh tế và văn hóa [50, tr.167]. Gia đình người Mông phản ánh
khá rõ quan hệ xã hội và đặc trưng tộc người.
Người Mông gọi gia đình là Chế ninh hoặc “dỉ”(hộ). Lúc đầu, các gia
đình thường sống quần tụ khi cha mẹ còn sống, có khi cả bốn thế hệ cùng
chung sống trong một gia đình vì họ cho rằng có nhiều thế hệ cùng sống dưới
một mái nhà, cùng ăn một bếp mới là có phúc nên con cái chỉ ra ở riêng khi cha
hoặc mẹ đã mất. Đây có thể là hình thái đại gia đình trong lịch sử dân tộc, về
sau cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì gia đình nhỏ phụ hệ đã xuất
hiện và trở nên phổ biến cho đến nay. Các hình thái gia đình thường thấy:
+ Gia đình hai thế hệ gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây
dựng gia đình.
+ Gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia đình
và bố mẹ của chồng (hoặc bố hoặc mẹ chồng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
18
+ Gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái còn nhỏ, bố mẹ chồng
và em chồng.
+ Gia đình không trọn vẹn gồm chồng (vợ) cùng con cái chưa xây dựng
gia đình.
Trong đó hình thái một vợ một chồng cùng con cái chưa xây dựng gia
đình là chủ yếu. Về quy mô, mỗi gia đình thường có từ 5- 7 người.
Mỗi gia đình người Mông là một đơn vị kinh tế độc lập. Tài sản của gia
đình gồm nhà ở, nương rẫy, công cụ sản xuất, các loại gia cầm, gia súc, khung
cửi, một số gia đình khá giả hơn có bạc trắng, đồ dùng bằng gỗ. Nhìn chung
cơ sở kinh tế của gia đình người Mông còn nghèo, đủ trang trải cho cuộc sống
hằng ngày bên cạnh đó một số ít gia đình có tài sản tích lũy để làm giàu.
Việc tổ chức sản xuất phân công lao động trong gia đình thực hiện theo
nguyên tắc tuổi - giới khá rõ rệt. Con trai, đàn ông thường làm những việc
nặng như làm nhà, chọn đất làm nương, cày bừa, mang vác, lên núi hái củi,
săn bắn, chế tác công cụ lao động hoặc lần kiếm con đường làm ăn. Đàn bà
con gái ngoài làm nương rẫy còn đảm nhận hoàn toàn việc nhà và xe lanh dệt
vải. Người già, trẻ em trong nhà phụ giúp chăn thả trâu bò, cắt cỏ ngựa.
Cũng như các dân tộc khác ở Hà Giang, gia đình người Mông ở Đồng
Văn thể hiện ý thức phụ quyền đậm nét. Điều này phản ánh rõ qua mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình, dù đó là tiểu gia đình hay đại gia đình
thì vai trò quyết định thuộc về chủ gia đình (chi plo) là người cha (người
chồng hoặc anh cả).
Trong lĩnh vực sản xuất, chủ gia đình là người chỉ đạo tổ chức và phân
công lao động cho các thành viên phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và khả năng
của mỗi người. Chủ gia đình là người đảm nhận việc khấn tổ tiên, đón thầy
cúng và nhiều công việc khác mà theo phong tục người phụ nữ không được
làm. Trong quan hệ với bên ngoài, chủ gia đình thay mặt gia đình trong các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
19
công việc của làng bản, tiếp đón khách nhất là người thuộc dân tộc khác, giải
quyết những vấn đề nảy sinh liên quan đến lợi ích của gia đình và các thành
viên trong đó, giữ gìn quan hệ đoàn kết giữa gia đình với dân bản nói chung.
Tính chất phụ quyền còn biểu hiện trong quan hệ tài sản, chỉ con trai
mới có quyền thừa kế tài sản. Khi chủ gia đình còn sống, toàn bộ tài sản thuộc
quyền quản lý và phân phối của ông ta. Trường hợp chủ gia đình chết thì
người anh trai cả sẽ thay mặt cha mẹ quản lý số tài sản chung đó. Khi chia tài
sản, anh em trai được chia phần bằng nhau nhưng nếu ai trực tiếp phụng
dưỡng bố mẹ thì nhiều hơn một chút so với các anh em còn lại. Trong trường
hợp vợ chồng con cái muốn ra ở riêng khi cha mẹ còn sống thì chỉ được chia
một phần tối thiểu tài sản theo ý của người cha. Người con gái không được
chia tài sản nhưng khi đến tuổi trưởng thành có thể tự đi làm thuê, phát nương
để tích lũy một số đồ dùng của cải sau này mang đến nhà chồng.
Trong gia đình, vợ chồng bình đẳng trong việc nuôi dạy con cái song
khi con lớn thì quyền quyết định dựng vợ gả chồng hay làm ăn, học hành
phần lớn là do người chồng. Có nhiều con trai là điều mong ước của mọi gia
đình người Mông, việc giáo dục con cái được chú trọng nhiều mặt, người con
trai không những cần có khả năng lao động, có đạo đức tốt mà còn phải biết
khấn tổ tiên, 13 - 14 tuổi đã có thể làm nương thạo, 17- 18 tuổi đã lao động
giỏi, nắm được nghề thủ công gia truyền của gia đình.
Tính chất phụ quyền còn biểu hiện rõ nét trong các sinh hoạt hằng
ngày. Khi ăn cơm cả nhà cùng chung một mâm, nhưng khi con trai đàn ông
tiếp khách thì đàn bà ăn riêng nếu có đông người thì ăn sau. Khi đi làm, đi
chợ, đi thăm hỏi bạn bè người thân thì hai vợ chồng cùng đi với nhau, người
con dâu muốn về thăm bố mẹ đẻ phải xin phép bố mẹ chồng và có chồng
cùng đi chứ không được đi một mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
20
Trước đây, tục trọng nam khinh nữ còn mạnh, theo quan niệm của
người Mông thì con trai mới là con mình, con gái là con người khác do mình
mua về nên trong xã hội cũ người con dâu phải chịu rất nhiều khổ cực, phải
làm lụng vất vả và hầu như không có tiếng nói trong gia đình. Người Mông ở
Đồng Văn vẫn nhớ những đoạn thơ như lời tâm sự của người con gái khi đi
làm dâu:
“ Em đi làm dâu không có mùa nghỉ chỉ có mùa làm”
“ Chị muốn vùng thoát khỏi người chị đau ê ẩm
Chị muốn vùng thoát khỏi, người chị đau như dần” [28, tr.20].
Theo phong tục, con dâu không được ngồi gần bố chồng, khi lấy vật
gì trên gác cũng không được trèo hẳn lên mà chỉ được đứng ở bậc thang lấy
que mà khều, bát nước hoặc ống điếu của con dâu khi đưa cho bố mẹ chồng
phải tráng rồi mới đưa. Vì quan niệm lấy vợ là lấy người nên có tục chẳng
may có chồng chết sớm thì chị dâu phải lấy em chồng để nhà chồng khỏi
mất người, nếu không chấp nhận lấy em chồng mà muốn lấy người khác thì
phải đền cho nhà chồng tất cả của cải, vật phẩm dùng cho hôn lễ trước kia
gọi là lễ “thành phà” lúc đó mới được tự do.
Xét một cách tổng thể, trong quan hệ gia đình của người Mông, sự bình
đẳng chỉ là tương đối vì ý thức phụ quyền mạnh, uy quyền thuộc về người đàn
ông cho thấy chế độ gia trưởng xuất hiện, điều hành toàn thể các thành viên
và công việc trong gia đình. Ý thức “trọng nam khinh nữ ” tồn tại rất đậm nét
trong xã hội truyền thống của người Mông, ngày nay những tập tục quá hà
khắc đã bị đẩy lùi song những dấu vết còn lại mang tính quy định trong đời
sống xã hội vẫn còn tồn tại. Thông qua gia đình mỗi thành viên đều hình
thành và tự học được các nếp ứng xử, từ gia đình, người con trai Mông biết
thổi khèn, thổi sáo, người con gái Mông biết thêu thùa, biết múa, biết hát giao