Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

khai thác giá trị văn hóa chăm phục vụ du lịch tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.45 KB, 84 trang )

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
Hà Nội - 2013
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................................5
2.Lịch sử vấn đề.............................................................................................................6
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.....................................................8
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................8
5.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................9
6.Bố cục luận văn...........................................................................................................9
7.Những đóng góp của luận văn.................................................................................10
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VIỆC
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂM NINH THUẬN...................... 11
1.1. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa ...........................................................11
1.1.1. Văn hóa...............................................................................................................11
1.1.2. Du lịch văn hóa ..................................................................................................12
1.1.3. Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch.....................................................13
1.1.4. Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa............................................................14
1.1.5. Các nguyên tắc khai thác và phát triển du lịch văn hóa ..................................17
1.2. Những lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa...............................................18
1.2.1. Vấn đề thị trường du lịch văn hóa ....................................................................18
1.2.2. Sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.......................................................19
1.2.3. Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa .........................................20
1.2.4. Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa ............................................................21
1.2.5. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa ...............................................22


1.2.6. Vấn đề tổ chức, quản lý du lịch văn hóa...........................................................23
1.2.7. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch ....................................................23
1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa....24
1.3.1. Bài học kinh nghiệm trong nước ......................................................................24
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm của nước ngoài...................................................28
Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN ........................... 31
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Ninh Thuận và văn hóa của người Chăm ở
Ninh Thuận........................................................................................31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận ................................................................31
2.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội tỉnh Ninh Thuận .....................................................32
2.1.3. Văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận.........................................................36
2.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận....42


2.2.1. Thị trường và khách du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận............................42
2.2.2. Các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ...............................................................54
4
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa Chăm .....................70
2.2.4. Nhân lực trong du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận........................................75
2.2.5. Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận..........................77
2.2.6. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa ......................................................................79
2.2.7. Bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch .....................................................80
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA CHĂM Ở NINH THUẬN ............................................. 86
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp .........................................................................86
3.1.1. Căn cứ vào các chủ trương chính sách phát triển du lịch của nhà nước,
của tỉnh Ninh Thuận.........................................................................................86
3.1.2. Căn cứ vào quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận.....................87
3.1.3. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận .......................88

3.1.4. Căn cứ vào xu hướng phát triển du lịch văn hóa............................................89
3.1.5. Căn cứ thực trạng còn hạn chế ........................................................................90
3.2. Những giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận .91
3.2.1. Giải pháp về thị trường và khách du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận ..........91
3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận ..........................93
3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất của du lịch văn hóa Chăm Ninh
Thuận.................................................................................................................95
3.2.4. Giải pháp về nhân lực du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận ............................99
3.2.5. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa Chăm Ninh
Thuận...............................................................................................................100
3.2.6. Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận...............101
3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch Ninh Thuận ........103
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 106
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 114
1.Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Thuận ...........................................................................114
2. Một số hình ảnh du lịch văn hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận ............................114
3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội..................................................................120
4.Hiện trạng phát triển du lịch.................................................................................124
5. Định hướng phát triển ..........................................................................................128
6. Các dự án ưu tiên đầu tư......................................................................................135
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Chăm là một dân tộc sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển, họ đã đạt trình độ cao về tổ chức xã hội với một nền văn
hóa đặc trưng, phong phú đa dạng. Văn hóa là linh hồn của một dân tộc, vì vậy
muốn tìm hiểu một dân tộc, khám phá những nét tinh hoa, tinh túy của dân tộc đòi
hỏi chúng ta phải tìm hiểu các giá trị văn hóa của dân tộc đó.
Người Chăm hiện cư trú chủ yếu ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ và



Nam bộ trong đó Ninh Thuận là tỉnh mà cộng đồng người Chăm sinh sống tập trung
và đông nhất. Nơi đây những giá trị truyền thống đã được giữ gìn, lưu truyền qua
các quá trình giao lưu, giao thoa văn hóa, sự biến đổi của lịch sử. Người dân nơi
đây luôn tự hào, cho mình là người Chăm gốc, chưa bị biến đổi bởi những ảnh
hưởng môi trường xung quanh như người Chăm An Giang hay người Chăm H’Roi
ở Bình Định, Phú Yên,…Từ năm 1980 trở lại đây, được sự quan tâm đầu tư, bảo tồn
và tôn tạo của trung ương và chính quyền tỉnh Ninh Thuận, Sở Văn hóa - Thể thao Du lịch đã khai thác các di tích tháp Chăm vào hoạt động du lịch và hoạt động này
đang có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vấn đề khai thác, phát triển du lịch
văn hóa ở Ninh Thuận vẫn còn ở mức độ hạn chế, cần có những đầu tư khai thác
mạnh mẽ hơn nhằm phát huy những giá trị văn hóa, trong đó có nền văn hóa Chăm
độc đáo, tạo điều kiện cho du khách trong và ngoài nước tiếp cận với văn hóa dân
tộc Chăm tại địa phương này.
Gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước
đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa
vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, phong tục tín
ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới.
Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập
quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn
hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa
và thường cũng là những nơi còn nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển
6
thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước
ngoài, bởi thế thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy
mới và là một trong những cách thức cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.
Du lịch Ninh Thuận hiện nay chủ yếu là phát triển loại hình du lịch biển, du
lịch tham quan, … loại hình du lịch văn hóa tuy đã được khai thác nhưng vẫn chưa
được quan tâm đúng mức, tiềm năng du lịch văn hóa là còn rất lớn. Xuất phát từ
yêu cầu trên, đề tài “ Khai thác các giá trị văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch
tỉnh Ninh Thuận” đã được chúng tôi chọn để làm luận văn cao học chuyên ngành

Du lịch học nhằm góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận.
2. Lịch sử vấn đề
Người Chăm nói chung và người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng có một
nền văn hóa lâu đời, mang đậm tính bản địa. Trải qua quá trình phát triển, giao lưu
và tiếp biến văn hóa, nền văn hóa này đã đạt đến những đỉnh cao rực rỡ và đặc sắc,
trở thành một hệ thống giá trị tiêu biểu, bền vững của dân tộc.
Xuất phát từ cơ sở đó, ngay từ rất sớm, văn hóa Chăm đã được tiến hành tìm
hiểu và ghi chép trong nhiều tài liệu khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước.
Cụ thể như là:
- “Vương quốc Chàm” (Paris, 1928) của tác giả E.Maspero.
- “Người Chăm ở Thuận Hải” của Phan Xuân Biên (Thuận Hải, 1990).
- “Văn hóa Chăm” (Hà Nội, 1991) của các tác giả Phan Xuân Biên, Phan
An, Phan Văn Dốp.
- “Văn hóa Chămpa” (Hà Nội, 1994) và “Văn hóa cổ Chămpa” (Hà Nội,


2002) của tác giả Ngô Văn Doanh….
Đây là các công trình được chúng tôi sử dụng làm cơ sở ban đầu trong việc
nghiên cứu các giá trị văn hóa của dân tộc Chăm.
7
Bên cạnh cách tiếp cận về văn hóa từ các công trình đã nêu, trong bối cảnh
phát triển của du lịch hôm nay, một vài hướng nghiên cứu văn hóa Chăm xem xét
trong mối tương quan, tác động của hoạt động du lịch đã được chú ý khai thác như:
- Khóa luận “Bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển du lịch – Qua trường hợp
lễ hội Katê truyền thống của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận” (ĐH KHXH&NV
TP.HCM, 2003) của Nguyễn Thanh Hải có thể được xem như một trong những
công trình đầu tiên. Trong khóa luận, các giá trị văn hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
đã được nghiên cứu, tìm hiểu trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển du lịch
của địa phương. Khóa luận trình bày những giá trị tích cực, đồng thời cũng chỉ ra
những tác động tiêu cực mà du lịch mang đến cho văn hóa Chăm. Trên cơ sở đó, tác

giả đã đưa các đề xuất nhằm phát huy những giá trị tích cực và ngăn chặn, hạn chế những
tác động tiêu cực đối với văn hóa Chăm. Những phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa văn
hóa và du lịch ở đây còn mang tính chủ quan, cảm tính, chưa có những lý thuyết, quan
điểm và căn cứ khoa học rõ ràng, cụ thể.
- Luận văn của Đàng Năng Hòa (Đại học Ateneo De Manila, Philippin,
2004): “Impact of Tourism on People’s heritage: A case study on the Cham in
Vietnam” (Sự tác động của du lịch đối với di sản của nhân loại: Nghiên cứu trường
hợp ở người Chăm tại Việt Nam). Trong công trình này, tác giả đã tìm hiểu, phân
tích, đánh giá sự tồn tại và biến đổi của các giá trị văn hóa Chăm ở Việt Nam trong
bối cảnh của hoạt động du lịch, từ đó chỉ ra và đánh giá những tác động của hoạt
động này đối với văn hóa của người Chăm nói riêng và di sản nhân loại nói chung.
Đây là một bước đi mới, sâu hơn, quy mô hơn về văn hóa Chăm và du lịch.
- Luận văn của Trần Ngọc Sơn với đề tài “Định hướng khai thác lễ hội của
dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận, phục vụ mục đích du lịch” (Đại học Huế, 2007).
- Luận văn của Thành Phần (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.
HCM, 2009): “Hoạt động du lịch đối với lễ hội truyền thống của người Chăm ở tỉnh
Ninh Thuận” dựa trên cơ sở lý luận nhân học”.
8
Ở hai công trình của Trần Ngọc Sơn và Thành Phần, các giá trị văn hóa của
người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được nghiên cứu gắn với hoạt động du lịch nhưng
chỉ tập trung vào khai thác hoặc về mặt địa lý (Trần Ngọc Sơn), hoặc về mặt lễ hội
(Thành Phần). Những tiềm năng, giá trị, cũng như thực trạng trong việc khai thác du
lịch các lễ hội của người Chăm đã được nêu lên, trên cơ sở đó, đề ra những định
hướng cho hoạt động khai thác lễ hội phục vụ phát triển du lịch trong thời gian tới.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong các giá trị văn hóa, mảng đề tài lễ hội của
người Chăm nói chung và của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng, trong
những năm qua, đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều phạm vi và góc độ khác
nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận một cách trực tiếp, tổng thể các giá trị văn hóa của
cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận khai thác trong hoạt động du lịch thì vẫn
còn rất hạn chế. Luận văn “Khai thác các giá trị văn hóa Chăm phục vụ phát triển



du lịch tỉnh Ninh Thuận” trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình này
đồng thời tiếp tục trình bày kết quả nghiên cứu và ý kiến để bổ sung thêm vào việc
nghiên cứu khai thác văn hóa Chăm với hoạt động du lịch.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nhằm phát huy các giá trị văn hóa Chăm trong
hoạt động du lịch tỉnh Ninh Thuận hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch văn hóa.
- Tìm hiểu thực trạng khai thác các giá trị văn hóa Chăm trong hoạt động du
lịch tại Ninh Thuận hiện nay.
- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển
những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong hoạt động khai thác các giá trị
văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch ở Ninh Thuận.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khai thác giá trị của văn hóa Chăm tại
các di tích Chăm tiêu biểu ở Ninh Thuận phục vụ du lịch.
9
Ninh Thuận hiện nay là nơi có người Chăm sinh sống đông nhất trong cả
nước, đồng thời cũng là nơi còn nhiều các giá trị văn hóa Chăm nhất.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn tỉnh Ninh Thuận bao gồm các di
tích văn hóa, làng Chăm tiêu biểu; giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài được xác
định là từ năm 2007 đến 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết để nêu bật những vấn đề lí luận.
Phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu khác nhau về cơ sở lí luận du lịch văn
hóa, các giá trị văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận, phân tích thành từng bộ phận, từng
mặt để hiểu rõ vấn đề đề cập trong luận văn một cách toàn diện hơn. Phương pháp
tổng hợp lý thuyết nhằm sắp xếp các tài liệu, thông tin tạo nên một hệ thống lý

thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề khai thác các giá trị văn hóa Chăm phát triển du
lịch tỉnh Ninh Thuận. phương pháp này sử dụng chủ yếu trong luận văn.
- Phương pháp thực địa: đi khảo sát thực tế nhằm quan sát trực tiếp, gián tiếp
các giá trị văn hóa Chăm, các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận hiện
nay. Phương pháp này chủ yếu thu thập thông tin thực tế, từ đó kiểm chứng và đối
chiếu với lý thuyết để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả các
giá trị văn hóa Chăm phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.
6. Bố cục luận văn
Phần mở đầu
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu văn
hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
- Chương 2: Thực trạng khai thác văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch ở
tỉnh Ninh Thuận
- Chương 3: Giải pháp khai thác các giá trị văn hóa Chăm phục vụ phát triển
du lịch ở tỉnh Ninh Thuận.
10


Kết luận
7. Những đóng góp của luận văn
- Đề tài đóng góp một số vấn đề về cơ sở lý luận khai thác du lịch văn hóa.
- Khảo sát, phân tích được các giá trị văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa Chăm phục vụ
hoạt động du lịch hiện nay.
11
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ
VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂM NINH THUẬN
1.1. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm rất rộng. Văn hóa thể hiện ở tác phong, thái độ khi

tiếp xúc của một cá thể hay một cộng đồng khi tiếp xúc với môi trường xung quanh,
như với các cá thể, cộng đồng khác với thiên nhiên, với đồ vật, với công việc,.. Vì
vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa. Hiện có hơn 400 khái niệm về
văn hóa , sau đây, chúng tôi xin trình bày một số khái niệm văn hóa tiêu biểu:
- Hồ Chí Minh nói về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng
ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr. 431)
- Khái niệm văn hóa của UNESCO:“Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách
của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật
và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách
đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu
của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình vượt trội lên bản thân” (Tuyên bố về những chính sách văn hóa – Hội
12
nghị quốc tế do UNESCO tổ chức, dẫn lại theo Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần
Quốc Vượng chủ biên – NXB Giáo Dục, 2005)
- GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội ”(Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr. 10).

1.1.2. Du lịch văn hóa
1.1.2.1. Khái niệm du lịch


Có nhiều khái niệm về du lịch, tùy vào những góc nhìn khác nhau:
- Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về du lịch (họp ở Roma - Italia, 21/8 –
05/9/1963) khái niệm: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
- Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) khái niệm: “Du lịch được hiểu là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.”
Ở Việt Nam, dù mới phát triển trong khoảng gần một thế kỷ nay, nhưng cũng đã
có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch nhưng quan trọng và phổ biến nhất là khái niệm
về du lịch được dùng làm căn cứ pháp lý trong Luật du lịch của Việt Nam, ban hành năm
2005. Theo đó, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (chương I, điều 4).
13
1.1.2.2 Du lịch văn hóa
“Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”
(Luật Du lịch Việt Nam).
Theo Trần Văn Thông: “Du lịch văn hóa là loại hình mà du khách muốn
được thẩm định bề dày lịch sử, văn hóa của một nước, một vùng thông qua
các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện” [58, tr.30].
Vậy, du lịch văn hóa chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
như các di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, đình, chùa,… và tài

nguyên nhân văn phi vật thể gồm các lễ hội, văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán
và tôn giáo,… của các dân tộc.
Du lịch văn hóa mang các đặc trưng như: tính tổng hợp, tính khu vực, tính kế
thừa và tính xung đột. Du lịch văn hóa gồm các loại hình: du lịch lễ hội, du lịch
tham quan di tích lịch sử, du lịch tham quan bản sắc văn hóa.
1.1.3. Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội
truyền thống dân tộc, những phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng,... để tạo sức
hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới.
Một trong những động cơ khiến con người đi du lịch là để tìm kiếm những
điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết. Hiển nhiên kể từ khi hình thành, du lịch đã có sự
gắn kết chặt chẽ với văn hóa. Như vậy du lịch được coi như hành vi thỏa mãn văn
hóa và hình thành nên loại hình Du lịch văn hóa. Trong quá trình phát triển, hoạt
động du lịch được coi là một hiện tượng xã hội và bản thân nó sản sinh ra những
đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử của những con người tham gia hoạt động du
lịch. Để hiểu sự gắn kết giữa văn hóa và du lịch phải xét đến cả hai chiều tác động
trên, với cả mặt tích cực và tiêu cực của nó. Du lịch văn hóa là đem lại các giá trị
nhân văn của các cộng đồng, các dân tộc cho mọi người, để cùng và giúp mọi người


khám phá những giá trị vô bờ bến của văn hóa, hướng mọi người đến chân - thiện mỹ thông qua các sản phẩm du lịch. Chúng ta có thể khẳng định rằng, không có giá
14
trị văn hóa thì ngành kinh doanh du lịch của một vùng, quốc gia đó không thể có
tiềm năng phát triển. Nhưng hoạt động du lịch giúp mở rộng các giá trị của sản
phẩm văn hóa. Nếu không có du lịch thì bạn bè thế giới không biết đến Hà Nội có
một ngàn năm văn hiến, không thể biết Hà Nội có chùa Một Cột, có Văn Miếu
Quốc Tử Giám,…. Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá
trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, không thể đóng góp một giá trị nhất định cho
nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, chính hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu
bền, làm sống lại những giá trị văn hóa đang dần mai một với thời gian. Như vậy,

văn hóa đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động du lịch, có sự gắn kết chặt chẽ lẫn
nhau. Du lịch hình thành dựa trên những giá trị văn hóa và chính những sản phẩm
văn hóa làm cho hoạt động du lịch phát triển. Mặc khác du lịch cũng có tác động
mạnh mẽ đến các giá trị văn hóa.
Du lịch văn hóa đang và sẽ là một thế mạnh của du lịch Việt Nam bởi nguồn
tài nguyên phong phú, đa dạng và khá độc đáo. Đó là hệ thống các di sản vật thể và
phi vật thể có đặc điểm, diện mạo riêng, phản ánh lịch sử, truyền thống và bản sắc
của các cộng đồng dân cư đã và đang tồn tại trên ngàn năm văn hiến. Và chính các
đặc điểm, các giá trị nhân văn và sự tồn tại sống động của nó trong cuộc sống của
các cộng đồng dân cư cũng là mục tiêu khám phá, tìm hiểu của khách du lịch. Nếu
biết khai thác, biết biến nguồn tài nguyên thành các sản phẩm du lịch thì nhất định
loại hình du lịch này sẽ đem lại nhiều kết quả to lớn cho cộng đồng trên nhiều
phương diện, cả văn hóa và kinh tế. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chúng ta, hoặc
chưa có một nhận thức đầy đủ, hoặc chưa chú trọng, hoặc chưa hội đủ năng lực và
kinh nghiệm để phát triển loại hình du lịch này như mong muốn.
1.1.4. Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa
Phát triển du lịch văn hóa phải dựa trên nền tảng là các điều kiện phát triển
du lịch nói chung. Xét về góc độ phát triển du lịch nói chung hay phát triển một loại
hình du lịch đặc thù nói riêng thì phải căn cứ vào những điều kiện khách quan nhất
định nào đó. Qua nghiên cứu đề tài và trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nghiên cứu,
tác giả nhận thấy, để phát triển du lịch, cần có các điều kiện cơ bản như:
15
- Những điều kiện chung: là những điều kiện cần phải có để du lịch phát
triển. Xét về điều kiện chung, bao gồm các yếu tố như điều kiện về kinh tế của một
đất nước, điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội, điều kiện về chính sách phát
triển du lịch của quốc gia, vùng.
+ Điều kiện kinh tế của một đất nước: là điều kiện rất quan trọng cho sự phát
triển du lịch. Bởi vì, khi kinh tế phát triển, các ngành công nghiệp, thương mại và
dịch vụ phát triển thì du lịch mới có thể phát triển được. Ngành du lịch không thể tự
thân vận động do đặc thù của du lịch là một ngành manh tính tổng hợp và xã hội

hóa cao. Khi nền kinh tế của một đất nước phát triển sẽ là tiền đề quan trọng cho sự
hình thành và phát triển của ngành kinh doanh du lịch. Trong đó, ngành nông
nghiệp và công nghệ thực phẩm là những ngành giữ vai trò cung ứng hàng hóa


nhiều nhất cho ngành du lịch. Bởi vì, khi du lịch phát triển sẽ tiêu thụ một số lượng
rất lớn các hàng hóa, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu
thiết yếu của du khách. Mặc khác, khi ngành du lịch phát triển, du khách cũng đòi
hỏi cao hơn về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Điều này, tạo động lực cho tất cả
các ngành kinh tế không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng hàng hóa ngày càng
phong phú, đa dạng về chủng loại và đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Khi kinh tế địa
phương và du lịch phát triển sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân địa phương.
Bên cạnh đó, sự phát triển của giao thông vận tải góp phần đáng kể trong việc thúc
đẩy du lịch phát triển. Bởi vì, sự hiện đại của các phương tiện giao thông ngày càng
nâng cao giúp cho du khách tiết kiệm được thời gian di chuyển, đi nhiều nơi hơn, đi
du lịch xa hơn và có thể kéo dài được thời gian lưu trú tại điểm du lịch. Khi các
phương tiện giao thông phát triển dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị
kinh doanh vận tải làm cho giá thành vận chuyển ngày càng giảm. Do đó, đại đa số
người dân đều có khả năng chi tiêu cho việc đi du lịch. Vì vậy, du lịch ngày càng
thu hút được nhiều đối tượng khách và không ngừng phát triển .
+ Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: ngành du lịch chỉ phát triển
khi đất nước có một nền chính trị hòa bình, an toàn an ninh xã hội được ổn định.
Khi đất nước hòa bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển các
16
mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc, từ đó
du lịch cũng phát triển. Bởi vì, một đất nước được xem là thân thiện, mến khách thì
tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội phải tốt. Chính vì vậy, khi du
lịch phát triển sẽ tạo bầu không khí hòa bình trong mối quan hệ mở rộng và phát
triển du lịch giữa các tỉnh, thành trong nước và giữa các quốc gia, dân tộc. Bên cạnh
đó, thiên tai và dịch bệnh cũng có ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch. Du khách

rất e ngại, không muốn đến điểm du lịch đang bị thiên tai, dịch bệnh hoành hành. Vì
vậy, cần phải giữ gìn một môi trường chính trị hòa bình, an toàn, an ninh xã hội và
không khí trong lành thì du lịch mới có thể phát triển được.
+ Điều kiện về chính sách phát triển du lịch của quốc gia, vùng: những
chính sách mang tầm vĩ mô, chiến lược phải được quan tâm phát triển sẽ hỗ trợ tích
cực cho sự phát triển du lịch của quốc gia, vùng. Một ví dụ rất điển hình về sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước ta cho sự nghiệp phát triển du lịch cụ thể như về ban
hành Luật du lịch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, vùng và
tỉnh, xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Ngày 27/12/2011,
Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch chính thức công bố tiêu đề, biểu tượng mới của
chương trình xúc tiến du lịch quốc gia với biểu tượng chính là bông hoa sen năm
cánh, năm sắc màu cùng slogan “Việt Nam- vẻ đẹp bất tận”. Điều đó cho thấy chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước luôn xem du lịch là một ngành kinh tế mũi
nhọn và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.
- Những điều kiện về cầu du lịch: yếu tố cầu trong du lịch thể hiện việc xác
định, tìm hiểu nhu cầu của du khách để có thể “bán cái du khách cần, chứ không
phải bán cái mà ta có”. Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch của du khách và
giúp cho du lịch tăng trưởng như là thời gian rỗi, thu nhập gia tăng và trình độ dân
trí ngày càng cao. Từ đó, nhu cầu đi du lịch, thưởng thức phong cảnh, tìm hiểu văn


hóa ngày càng tăng. Trong đó, du lịch lễ hội nói riêng hay du lịch văn hóa nói
chung đang là sự lựa chọn của những du khách thích khám phá nét đẹp trong phong
tục, tập quán của cộng đồng các dân tộc.
17
- Điều kiện về cung du lịch: được xem là điều kiện đặc trưng tác động lên
một vùng, một quốc gia trong sự phát triển của du lịch. Điều kiện về cung du lịch có
tác động chủ yếu lên khả năng đáp ứng của ngành du lịch địa phương đối với nhu
cầu của du khách, bao gồm những điều kiện sau:
- Điều kiện về tài nguyên du lịch văn hóa: khai thác tài nguyên du lịch văn

hóa trong phát triển du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến các điều kiện phát triển kinh
tế xã hội của địa phương. Vì thế, khi nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa của
người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, tác giả tiến hành nghiên cứu đặc điểm lịch sử xã
hội của cộng đồng người Chăm trước khi đi sâu vào phân tích thực trạng du lịch văn
hóa của địa phương. Bởi vì, các giá trị văn hóa lịch sử về tộc người, những thành
tựu đạt được về kinh tế và chính trị xã hội của địa phương mang ý nghĩa đặc trưng
cho du lịch của địa phương đó. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du
khách đến tham quan, du lịch.
- Điều kiện về tổ chức, cơ sở kỹ thuật và việc cung ứng hàng hóa: đây là
nhóm điều kiện thể hiện điểm du lịch đã thực sự sẵn sàng đón tiếp du khách. Các
điều kiện này liên quan trực tiếp đến việc tiếp đón, và phục vụ khách trong thời gian
khách tham quan du lịch tại địa phương.
Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý đến việc bảo tồn được giá trị nguyên văn hóa
Chăm. Mặc khác, khi du lịch văn hóa phát triển góp phần thúc đẩy cho công tác bảo
tồn, phục dựng các giá trị truyền thống của người Chăm ngày càng tốt hơn.
Các điều kiện cơ bản nêu trên giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển du
lịch của địa phương, vùng hay quốc gia. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của
hoạt động du lịch văn hóa .
1.1.5. Các nguyên tắc khai thác và phát triển du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội
truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với
khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích
18
nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là
cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ
những lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại các sinh hoạt đời thường. Khách du lịch
ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những
chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa
tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

1.1.5.1. Bảo tồn bản sắc văn hóa Chăm
Khai thác và phát triển du lịch văn hóa phải gắn liền với bảo tồn bản sắc văn
hóa, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ bởi vì:
- Việc bảo vệ môi trường và duy trì nét văn hóa chính là mục tiêu hoạt động
của du lịch văn hóa.


- Sự bảo tồn du lịch văn hóa gắn liền với môi trường tự nhiên, sự xuống cấp,
sự suy thoái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch văn hóa.
1.1.5.2. Phát huy bản sắc văn hóa Chăm
Hoạt động du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn
hóa cộng đồng, không vì lợi ích kinh tế mà làm phá vỡ truyền thống và làm biến đổi
những giá trị văn hóa dân tộc.
1.1.5.3. Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần
lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà
thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những
nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng
kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội thông qua sự phát triển của hoạt động du
lịch sẽ tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương.
1.2. Những lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa
1.2.1. Vấn đề thị trường du lịch văn hóa
Theo kinh tế chính trị học, thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường
chung một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh
19
toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu cùng toàn
bộ các thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.
Theo marketing du lịch, thị trường du lịch là tập hợp người mua và người
bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng. Người mua với tư cách là người tạo ra thị
trường du lịch và người bán với tư cách là người tạo ra ngành du lịch [36, tr.112].

Thị trường khách du lịch văn hóa được xác định dựa trên những giá trị về
văn hóa ở địa phương, yếu tố tâm lý, tuổi tác, nhu cầu sở thích của du khách. Đối
với một số thị trường khách du lịch quốc tế, có thể khai thác loại hình du lịch văn
hóa để phục vụ du khách yêu thích tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của các
dân tộc. Đối với thị trường nội địa, du lịch văn hóa thu hút hầu hết sự quan tâm,
tham dự của cư dân địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, những du khách
thuộc lứa tuổi về hưu, trung niên, khách có thu nhập và trình độ văn hóa ở dạng
trung bình,… cũng là những thị trường khách du lịch thường quan tâm, yêu thích
loại hình du lịch văn hóa.
Tiếp cận được vấn đề thị trường và khách du lịch lễ hội nhằm tạo cơ sở lý
luận vững chắc trong đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
du lịch văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận.
1.2.2. Sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương
Theo Tổ chức Du lịch thế giới “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp
bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và
đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.
Điều 4, chương I, luật du lịch giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi
du lịch”. Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch
vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí,…


Vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch là những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện
nghi cho du khách, được tạo nên bởi yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao
20
động tại một vùng, một cơ sở nào đó. Sản phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan
trọng là tài nguyên du lịch và các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Do đó, sản phẩm du
lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình. Sản phẩm du lịch văn hóa là sự

kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý các giá trị văn hóa
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về văn hóa của du khách.
Sản phẩm du lịch đặc thù được xác định trên cơ sở phân tích những lợi thế,
sự khác biệt, nổi bật mang tính đặc trưng về tài nguyên du lịch của tỉnh Ninh Thuận
so với các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Các chuyên gia của Tổ chức Du lịch
thế giới, trong dự án VIE/89/003 đã đánh giá Việt Nam là nước có tiềm năng du
lịch, trong đó lễ hội dân gian được xem như một bộ phận của tiềm năng ấy [30,
tr.213], trong đó văn hóa Chăm là một bảo tàng sống động, là nơi lưu trữ những
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thuật,… Tất cả
sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh Ninh Thuận, mang đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc Chăm. Đây cũng là điểm nhấn, tạo sự khác biệt, độc đáo giữa du
lịch tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khác ở Duyên hải Nam Trung bộ. Phát triển du lịch
văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận sẽ giải quyết được vấn đề xây dựng sản phẩm du
lịch đặc thù cho tỉnh, không trùng lắp với sản phẩm du lịch của các tỉnh khác, tài
nguyên du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận mới được khai thác một cách hiệu
quả. Sản phẩm du lịch văn hóa là một trong những sản phẩm du lịch quan trọng tạo
sức hấp dẫn du khách đến với điểm đến Ninh Thuận. Nếu được quy hoạch và phát
triển theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của
đồng bào dân tộc Chăm thì trong tương lai không xa, Ninh Thuận sẽ là điểm đến
hấp dẫn du khách với loại hình du lịch văn hóa.
1.2.3. Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa
Theo Giáo trình Kinh tế Du lịch – Khách sạn của Đinh Thị Thư, cơ sở vật
chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào
việc khai thác các tiềm năng du lịch tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa du
nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong suốt hành trình du lịch [60, tr.85].
21
Cơ sở vật chất kỹ thuật được chuyên môn hóa theo từng loại hình du lịch như
du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển, du lịch chữa bệnh ,… Trong
từng loại hình du lịch, nội dung của cơ sở vật chất kỹ thuật đều có thành phần giống
nhau như cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,… Tuy nhiên, từng loại

hình du lịch khác nhau sẽ có các công trình bổ sung đặc biệt để sử dụng tài nguyên
du lịch phục vụ cho khai thác loại hình du lịch cụ thể nào đó. Điển hình như đối với
du lịch nghỉ biển cần công trình bổ sung phục vụ tắm biển, bãi tắm,…
Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa cần đảm bảo sự hợp lý,
tối ưu trong đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng du lịch, từng bước xây dựng
đường sá, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú: khách sạn, nhà hàng, nơi mua
sắm, phương tiện thông tin liên lạc...theo tiêu chuẩn quốc tế, càng hiện đại, càng


thuận lợi càng dễ thu hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh phần thông lệ quốc tế, trong
du lịch còn có những phần cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang đậm bản sắc văn
hoá dân tộc hấp dẫn du khách. Ví như tại các danh thắng, các khu cảnh quan phải
giữ được con đường gập ghềnh uốn khúc qua các sườn núi, ven sông, lên các hang
động, chùa chiền mới là du lịch. Không thể hoặc nhất quyết không được bê tông
hoá/gạch hoá/ đá hoá hoàn toàn những con đường quanh co, uốn lượn, đó là “phần
hồn” của điểm du lịch. Đánh mất phần hồn ấy, giá trị của của du lịch sẽ bị giảm
sút và chất lượng du lịch cũng sẽ bị suy giảm. Các ngôi làng, đô thị cổ, khi quy
hoạch, xây dựng phải đảm bảo không làm tổn hại đến không gian, bảo tồn những
con đường cổ, nhà cổ, cầu cổ, chợ, nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư thì điểm này
mới khẳng định được những giá trị đặc sắc, riêng có của nó một cách đầy đủ. Trang
thiết bị khách sạn, nhà hang cần tăng tỷ lệ cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang
phong cách riêng như tạo dáng kiến trúc, trang trí nội thất, hoa văn trang trí, các vật
dụng... làm từ các sản phẩm thủ công truyền thống như thêu ren, lụa, gốm, đá, cói...
1.2.4. Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa
Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa là nội dung cơ bản của việc tổ chức,
thực hiện hoạt động du lịch văn hóa. Trong đó, có hai nội dung cơ bản là tổ chức bộ
máy, nhân sự, phân công nhiệm vụ điều hành các hoạt động du lịch văn hóa và công
22
tác bảo tồn các giá trị văn hóa. Tính văn hoá còn được biểu hiện bởi thái độ ứng xử,
hiểu biết rộng, thói quen chính xác, khoa học của người môi giới du lịch nhất là

người thiết kế sản phẩm và đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch - người trực tiếp đi
cùng với khách du lịch.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần xác định vai trò quan trọng của chủ
thể văn hóa chính là cư dân địa phương. Để hoạt động du lịch văn hóa thực sự trở
thành một hoạt động mang ý nghĩa văn hóa và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói
giảm nghèo thì người dân địa phương cần phải đào tạo với mục đích phát triển
được nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ du lịch văn hóa.
1.2.5. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một hoạt động mang tính tổng hợp cao, đa dạng và phức
tạp, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục,…
Trong đó, hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội góp phần quan trọng
nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan du lịch ở Ninh Thuận.
Theo Trịnh Xuân Dũng, nghĩa thông dụng của tuyên truyền du lịch là “giải
thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” bằng nhiều
hình thức khác nhau để truyền đạt thông tin như báo viết, báo nói, báo hình, sách,
tập gấp, người tiếp cận công chúng với nhiều mục đích về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội,… Nói rộng ra tuyên truyền bao gồm cả việc quảng cáo và các hoạt
động xúc tiến. Tuyên truyền du lịch là một hệ thống thông tin về du lịch được các
quốc gia, địa phương, các doanh nghiệp du lịch, các cá nhân tiến hành nhằm thu hút
đông đảo nguồn khác du lịch và tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch. Tuyên
truyền du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của một đất nước,
một địa phương, một doanh nghiệp du lịch [14 tr.10].
Theo tài liệu “Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch” của Trịnh Xuân


Dũng, quảng cáo du lịch là một bộ phận của tuyên truyền du lịch, bản chất của
quảng cáo du lịch là tổng hợp các biện pháp sử dụng để phổ biến những tài nguyên
du lịch, các cơ sở dịch vụ, các điều kiện đi du lịch cho nhân dân trong nước và
23
người nước ngoài nhằm mục đích thu hút khách du lịch, phát triển du lịch của đất

nước và phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh du lịch [14, tr.13].
Hiện nay, đối với du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, các phương
tiện thường được sử dụng để quảng cáo bao gồm: báo, đài, internet, phim ảnh, ấn
phẩm bằng băng hình, đĩa hình, các tạp chí chuyên nghành, băng rôn, màn hình đặt
nơi công cộng… hay các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và
các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.
1.2.6. Vấn đề tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, quản lý là chức năng và hoạt động của hệ
thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau, đảm bảo thực hiện những chương trình
và mục tiêu của hệ thống đó… Do tính chất lao động của con người, quản lý tồn tại
trong mọi xã hội, ở bất kì lĩnh vực nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào.
Quản lý là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các
đối tượng khác nhau, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, đồng thời, quản lý còn là
một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội, tự nhiên hay kỹ thuật… Những hình
thức quản lý có ý thức luôn gắn liền với hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch, và
được thực hiện qua những thể chế xã hội đặc biệt [3, tr.580].
Đây là khái niệm cơ sở để nghiên cứu vấn đề tổ chức, quản lý du lịch văn
hóa. Điều này thể hiện rõ hai nhiệm vụ chính của quản lý du lịch văn hóa: xây dựng
hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến du lịch văn
hóa và tham gia tổ chức điều hành văn hóa theo một quy trình đã định trước.
Người quản lý hoạt động du lịch văn hóa phải hiểu các giá trị văn hóa. Phát
huy các giá trị văn hóa Chăm trong du lịch đồng thời chú trọng công tác bảo tồn.
1.2.7. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
Trong Văn kiện Trung ương 5, khóa VIII, Đảng đã xác định: “Di sản văn
hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ
sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa
cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [17, tr.63]. Vì vậy, việc giữ
24
gìn nguyên vẹn và đầy đủ các giá trị đích thực của di sản văn hóa là rất quan trọng;

đồng thời cần quan tâm đầu tư, tôn tạo các di sản văn hóa dân tộc nhằm phát triển
chúng thành sản phẩm du lịch văn hóa nói chung và du lịch lễ hội nói riêng.
Điều 2, Chương I, Luật Di sản Văn hóa Việt Nam xác định tương đối đầy đủ
nội hàm và tính chất của di sản văn hóa, di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản
văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, các khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể và Di sản văn hóa vật thể
cũng được xác định rõ:


- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống
dân tộc và tri thức dân gian khác
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia,... Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Chăm tạo
điều kiện cho ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận phát huy được thế mạnh của tỉnh. Bên
cạnh đó, bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch là một trong những yếu tố cần thiết
đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa
1.3.1. Bài học kinh nghiệm trong nước
1.3.1.1. Du lic c h văn hóa người Thá i ở Bản Lác-Tây Bắ c
Từ lâu, người Thái ở bản Lác làm lúa nương và dệt thổ cẩm nổi tiếng. Ngày
nay, người ta biết nhiều đến bản Lác là một địa danh du lịch. Bản Lác giờ đây còn
đón nhiều du khách nước ngoài. Hiếm ở nơi nào trên đất nước có được sự hoà đồng

25
giữa truyền thống và văn hoá hiện đại như thế, và cũng hiếm ở đâu, người dân tộc
lại làm du lịch giỏi và có cuộc sống khá giả đến vậy... Ngườ i dân b ản Lác đã biến
nhà sàn thành khách sạn để phục vụ cho du khách . Sàn nhà được dát bằng tre rộng
mênh mông, đệm gối sắp đều tăm tắp, phục vụ du khách nghỉ đêm. Không có
giường, khách “ngủ tập thể” trên sàn nhà, dân dã, ấm cúng. Buổi tối, bản tổ chức
múa sạp. Khách đến nhà nào đông thì tối sẽ múa sạp ở nhà đó. Đội múa xòe gồm
những cô gái xinh đẹp, họ được học múa, học hát và học cả ngoại ngữ để tiếp
khách. Trong đêm, đội biểu diễn trên mười tiết mục ca múa bằng tiếng Thái, kết
thúc là màn múa sạp và mời khách cùng uống rượn cần.
Hoạt động du lịch cũng làm sống dậy nghề dệt thổ cẩm. Cùng với các hộ
làm du lịch, bản Lác có 74 hộ mở cửa hàng bán các sản phẩm thổ cẩm do người dân
trong bản sản xuất. Từ những năm cuối thế kỷ 20, hầu hết phụ nữ trong bản đã từ bỏ
các hoạt động dệt vì bận rộn với việc đồng áng, mặt khác giá bán của các sản phẩm
thổ cẩm không đủ bù đắp chi phí lao động họ bỏ ra. Năm 2002, huyện Mai Châu
được dự án xây dựng cơ sở làng nghề đầu tư nhằm tạo cơ sở ban đầu cho phát triển
du lịch làng nghề, nhờ đó hoạt động dệt vải thổ cẩm được khôi phục ở Chiềng
Châu. Tuy nhiên, do đồng bào ở đây không trồng bông, trồng dâu để dệt vải nữa,
nên những tấm vải thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mai Châu lại được dệt từ
những sợi tổng hợp qua xử lý mang từ dưới xuôi lên. Đây là nguyên nhân làm cho
dệt thổ cẩm ở Mai Châu mai một. Sản phẩm làm ra nhiều nhưng du khách không
thích. Người dân mong muốn hoạt động du lịch phải làm tiền đề để dệt thổ cẩm trở
thành làng nghề. Muốn vậy, trước hết phải tôn tạo bản sắc văn hóa dân tộc cho thổ
cẩm bản địa. Nhắm tới mục tiêu là thúc đẩy người dân sản xuất ra các đồ lưu niệm
để phục vụ khách du lịch đến thăm bản Lác, từ năm 2009 tổ chức cơ quan hợp tác


quốc tế Nhật Bản đã hỗ trợ đầu tư cho bà con trồng dâu và trồng bông làm vải thổ
cẩm và vải tơ tằm. với 35 thành viên được thành lập. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản đã tài trợ hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu nhiều máy may công nghiệp, tổ

chức các lớp tập huấn kỹ năng dệt thổ cẩm cho bà con, phục dựng bí quyết nhuộm
màu cổ truyền từ các loại lá cây, thiết kế tìm tòi đa dạng mẫu mã sản phẩm phù hợp
26
với thị hiếu du khách, liên kết giữa các hợp tác xã trong khuôn khổ dự án hỗ trợ
mua nguyên liệu thô và bán sản phẩm. Các khóa đào tạo may và thêu được triển
khai tại hợp tác xã: may cơ bản, cải tiến thêu, nâng cao hoàn thiện sản phẩm, thêu
theo các mẫu truyền thống, phối màu. Hiên ̣ nay hợp tác xã Dệt thổ cẩm Chiềng
Châu sản xuất ra 40 loại sản phẩm từ quần áo, giày dép, các con giống bằng vải thổ
cẩm… rất được du khách ưa chuộng, sản phẩm tăng gấp hằng chục lần so với trước
đây, các chị em xã viên có việc làm quanh năm, đạt bình quân thu nhập 2,5 triệu
đồng/người/tháng.
Mỗi năm có khoảng 2 vạn lượt du khách đến bản Lác, trong đó phần nhiều là
du khách nước ngoài. Hiện bản Lác có 25/112 hộ đăng ký làm du lịch homestay với
các dịch vụ: ngủ nhà sàn, ăn cơm lam, uống rượu cần xem biểu diễn văn nghệ dân
tộc Thái và đốt lửa trại giao lưu, đi thăm nhà sàn và cả đi rừng tìm đến những hang
đá người dân tộc hằng tôn kính. Mỗi khi đến đây, khách ngoại quốc thường ở lại ít
nhất 3- 5 ngày để tìm hiểu phong tục tập quán các dân tộc thiểu số Tây Bắc. Họ rất
thích thú và lạ lẫm khi được ngủ trên nhà sàn. Họ muốn xem tục ăn cơm mới (tục
cúng cơm và cá cho ông bà tổ tiên sau mùa gặt), những phong tục của đám cưới, lễ
cầu mưa, thi ném còn, thi bắn nỏ vào mùa xuân… Ở đầu bản Lác có một khu đất
rộng có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt, giao lưu tập thể như cắm trại, thi hát
karaoke. Nhờ thành công với du lịch và khôi phục được nghề dệt thổ cẩm, đã góp
phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 36% (năm 2005) xuống còn 9% (năm 2012), tốc
độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%.
1.3.1.2. Du lịch văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế
Các di sản văn hóa Huế vừa hội tụ những nét đặc trưng, những tinh hoa của
văn hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền
thống, được đánh giá là “đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam”. Không những mang
ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, mà nhiều di tích ở Huế còn là những tác phẩm kiến
trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu, du khách

tham quan trong và ngoài nước.
27
Huế cũng là nơi hiện còn lưu giữ được những di sản văn hóa phi vật thể
phong phú, đa dạng, độc đáo như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung
đình, ẩm thực, các hoạt động lễ hội, thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập
quán... đặc sắc mà trong mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập giữa văn hóa
cung đình và văn hóa dân gian. Tất cả yếu tố đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá,
tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa - thế mạnh không chỉ của riêng Thừa Thiên
- Huế mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Với thế mạnh về các tài nguyên du lịch văn hóa, Thừa Thiên - Huế có tốc độ
tăng trưởng cao so với cả nước trong hoạt động du lịch. Nếu như tốc độ tăng trưởng


bình quân toàn Ngành đạt 10 - 11%/năm, thì Thừa Thiên - Huế có tốc độ tăng
trưởng bình quân 15 - 17%/năm về lượt khách. Theo thống kê, số lượt khách đến
Huế với mục đích tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa, hay đơn giản là chỉ đến để
tận mắt chiêm ngưỡng một di sản thế giới chiếm tới gần 80% tổng lượt khách du
lịch. Điều này chứng minh được giá trị và sức hấp dẫn của di sản Huế, đồng thời
đây cũng là thước đo và căn cứ để ngành du lịch có kế hoạch lâu dài trong phát triển
sản phẩm, nhằm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15 - 17%/năm về lượt
khách trong giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu cụ thể được đề ra là đến năm 2015,
ngành du lịch Thừa Thiên - Huế sẽ đón và phục vụ 2,5 triệu lượt khách, trong đó có
từ 01 - 1,2 triệu lượt khách quốc tế.Sự phát triển của ngành du lịch đã thúc đẩy sự
gia tăng, mở rộng của các ngành khác như: góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ
hàng nông phẩm, thủy sản; từng bước phục hồi các nghề thủ công mỹ nghệ truyền
thống, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Huế; tạo
thêm nhiều việc làm cho người lao động...
Du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên - Huế,
việc đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị của di
sản Huế là việc làm cấp thiết. Hơn thế nữa, du lịch không chỉ đơn thuần là một hoạt

động kinh tế, nó còn mang giá trị nhân văn và xã hội sâu sắc, có thể thông qua hoạt
động du lịch để truyền thụ kiến thức, giáo dục truyền thống và góp phần nâng cao
28
dân trí. Để thực hiện được chức năng này, việc tổ chức, đào tạo cho những người
cung cấp sản phẩm du lịch, hướng dẫn viên và xây dựng cơ chế chính sách nhằm
huy động mọi nguồn lực, huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của di sản Huế phải được xem là một nhiệm vụ
trọng tâm hiện nay của các cấp chính quyền.
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm của nước ngoài
1.3.2.1. Bài học kinh nghiệm từ du lịch văn hóa ở Trung Quốc
Trung quốc là nước có diện tích rộng, dân số đông nhất thế giới và giàu tài
nguyên du lịch nhân văn. Những năm gần đây ngành du lịch đặc biệt là du lịch văn
hóa phát triển vượt bậc đem lại thu nhập lớn cho Trung Quốc. Đây là kinh nghiệm
cho du lịch Việt nam và Ninh Thuận nói riêng trong quá trình phát triển.
Trung Quốc rất coi trọng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Cơ
quan quản lý rất chú trọng trong việc tạo một môi trường bên ngoài tốt cho doanh
nghiệp du lịch phát triển thông qua luật, chính sách, quy hoạch,…Phương châm
phát triển du lịch của Trung Quốc là kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội và lợi ích
sinh thái. Phát triển du lịch, nhằm tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân
Trung Quốc với nhân dân các nước trên thế giới và chủ trương cảnh giác sự xói
mòn của lối sống hủ bại lai căng, cấm sự xâm hại văn hóa, ô nhiễm môi trường,…tổ
chức nhiều hoạt động du lịch văn minh lành mạnh. Ngành du lịch được xây dựng
trên cơ sở tài nguyên du lịch, lịch sử lâu đời, một nền văn hóa truyền thống đặc sắc.
Trung Quốc coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của du lịch,
đồng thời là tài nguyên to lớn để khai thác và phát triển du lịch. Chính vì vậy, Trung
Quốc tập trung vào việc bồi dương nhân tài cho ngành du lịch theo hai hình thức:
đào tạo chính quy do nhà nước thực hiện và đạo tạo không chính quy do doanh


nghiệp du lịch thực hiện. Nội dung đào tạo nhân tài cũng rất cụ thể:

Trước tiên là phải xây dựng tình yêu nước, mỗi nhân viên du lịch là người
đại diện quốc gia làm đại sứ văn hóa và là một người lích bảo vệ đất nước.
Hai là phải yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, ý chí tiến thủ, sáng tạo.
29
Thứ ba, phải xử lý đúng đắn mối quan hệ ba mặt: nhà nước, tập thể và cá
nhân. Luôn đặt lợi ích của nhà nước, tập thể trên lợi ích của cá nhân, toàn tâm, toàn
ý phục vụ du khách.
Thứ tư là phải có năng lự chống lại sự ô nhiễm tinh thần, sư ăn mòn của lối
sống ngoại lại.
Về chuyên môn nghiêp vụ, nhân viên làm du lịch phải nắm vững kiến thức
văn hóa, lịch sử, địa lý, pháp luật, tâm lý học,…trong nước và thế giới. Nhân viên
du lịch phải nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ, luôn cập nhật những
kiến thức mới phù hợp với xu thế phát triển ngành, đất nước và thế giới.
1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm từ du lịch văn hóa ở Malaysia
Malaysia là đất nước có ngành Du lịch phát triển. Năm 2010, Malaysia đã đón
được 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt 17,93 tỷ USD.
Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về
du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông điệp chính của ngành du lịch thể
hiện mục tiêu: Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và
xây dựng ngành du lịch thành ngành có đóng góp chính trong phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Mười thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự
quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay, Ấn Độ,
Australia, Philipines, Anh và Nhật Bản.
Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành du lịch xây
dựng kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc phát triển sản
phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có khả năng chi
trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch. Hai hướng chính trong
phát triển là bảo vệ môi trường (gắn với phát triển du lịch xanh), và phát triển bền
vững. Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản
phẩm. Các sáng kiến tập trung vào tổ chức các sự kiện tầm quan trọng quốc gia

gồm: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi” để khuyến khích người nước ngoài mua nhà
tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch và kéo theo người thân và bạn bè tới du
30
lịch. Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua
sắm, tập trung các sản phẩm cho thị trường du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ
thể và từng hoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình
thể thao, các địa điểm mua sắm, đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch văn hóa.
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống,
phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và nước ngoài.
Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập
quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Về quy hoạch du lịch, Malaysia không có một quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch như cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi du lịch


Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường trường du lịch có khả năng
chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du lịch chính với
các chức năng cụ thể đã được xác định trong chiến lược phát triển du lịch từ những
năm 1970 vẫn được duy trì. Căn cứ vào định hướng có tính quốc gia này, các địa
phương, doanh nghiệp du lịch sẽ có những kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.
Tiểu kết chương 1
Qua việc tích hợp những khái niệm về văn hóa, du lịch, các lĩnh vực nghiên
cứu của du lịch văn hóa, những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước, những
vấn đề trên đã tạo nền tảng cho việc nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa của người
Chăm ở tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, cũng đặt ra vấn đề: làm sao khai thác và phát
triển hiệu quả các giá trị văn hóa của người Chăm tỉnh Ninh Thuận trong hoạt động
du lịch. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu du lịch văn hóa
của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận trên đây nhằm với mục đích xác định cơ sở lý
luận về du lịch văn hóa, là cơ sở nghiên cứu cho luận văn.
31

Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Ninh Thuận và văn hóa của người Chăm ở
Ninh Thuận
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ, nằm từ 11018’ đến 12002’ vĩ Bắc và
108035’ đến 109015’ kinh Đông, nơi có số người Chăm đông nhất cả nước. Toàn tỉnh có
diện tích khoảng 3.360 km2 với các mặt: phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh
Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông giáp với biển Đông.
Về mặt địa hình, Ninh Thuận có hai dạng địa hình chính là núi và đồng bằng.
Trong đó, núi với độ cao trung bình là dạng địa hình chiếm phần lớn diện tích, tạo nên một
vành đai bao bọc bốn mặt của tỉnh. Đồng bằng Ninh Thuận rất nhỏ hẹp (có diện tích nhỏ
nhất miền Trung) và nằm lọt giữa các ngọn núi. Điều này làm cho Ninh Thuận trở thành
một “lòng chảo” nằm bên bờ biển Đông, đồng thời góp phần không nhỏ tạo nên các điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi… tương đối đặc trưng cho vùng đất này.
Với địa hình bốn mặt núi bao bọc, “lòng chảo” Ninh Thuận phải gánh chịu những
điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt, khô, nóng và ít mưa nhất trong cả nước với lượng mưa
hằng năm chỉ khoảng 700mm (thấp hơn mức trung bình của cả nước rất nhiều), nhiệt độ
trung bình là 29 – 330C. Sự che chắn của các ngọn núi đã làm cho mùa khô Ninh Thuận
kéo dài hơn những nơi khác (từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau), đồng thời làm cho thời
gian mưa ít đi, chỉ với khoảng 60 ngày trong 3 tháng (tháng 9 đến tháng 11).
Điều kiện thổ nhưỡng Ninh Thuận cũng không có nhiều thuận lợi. Phần lớn diện
tích của tỉnh là các loại đất ferarit, đất xám, đất cát… với tình trạng sỏi đá, khô hạn và
nghèo chất dinh dưỡng, chỉ phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của các loại rừng cây bụi
khô hạn (xương rồng), các loại cây trồng vật nuôi đặc trưng chịu được khô hạn (nho, điều,
bông vải, bò, dê, cừu…).
Mạng lưới sông ngòi ở đây khá thưa thớt với các đặc điểm nhỏ, ngắn và dốc, gây ra
những đợt lũ lụt mạnh và dâng cao vào mùa mưa, cũng như thường hay cạn kiệt nước trong
32



những tháng mùa khô. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc tưới tiêu trong sản xuất
nông nghiệp và trong sinh hoạt đời sống của người dân. Mặt khác, hệ thống sông ngòi ở
Ninh Thuận (sông Dinh, sông Cái, sông Quao…) khá nghèo nàn về nguồn lợi thủy sản nên
ít có giá trị về kinh tế, ngoại trừ một số tiềm năng về thủy điện.
Ngược lại với sông ngòi, Ninh Thuận lại có một diện tích mặt biển lớn và có nhiều
tiềm năng. Với tính chất là một vùng biển ấm và dồi dào thủy hải sản, biển ở đây đã được
đánh giá là một trong những ngư trường đánh bắt trọng điểm của cả nước. Ngoài ra, đây
còn là một địa điểm du lịch lý tưởng với nhiều bãi tắm trong xanh, nhiều hòn đảo đẹp như
Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy, Hòn Đỏ, Hòn Khỉ…
Như vậy, nhìn chung Ninh Thuận là một vùng đất có điều kiện địa lý tự nhiên
không thuận lợi và có nhiều khắc nghiệt. Tuy nhiên, chính tại đây, nơi mà tưởng chỉ có
những cây xương rồng là phát triển được, thì cộng đồng người Chăm đã có một quá trình
sinh sống lâu dài. Không những thế, vượt qua khó khăn, cộng đồng này còn sáng tạo nên
nhiều giá trị văn hóa đặc sắc mang đậm tính đặc trưng của vùng đất Ninh Thuận.
2.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội tỉnh Ninh Thuận
2.1.2.1. Điều kiện lịch sử
Theo một số tài liệu, vào thời đại Đá Mới, một lớp người có tên là Deuterco –
Malais đã có mặt tại vùng đất thuộc khu vực Trung và Nam Trung bộ ngày nay. Đây được
coi là lớp người tiền thân của các dân tộc Mã Lai – Đa Đảo, trong đó có người Chăm.
Trong quá trình phát triển, người Deuterco – Malais phân chia thành nhiều nhóm và dừng
chân trên những vùng đất khác nhau. Trải qua một quá trình lịch sử rất lâu dài và phức tạp,
những nhóm người này đã trở thành các tộc người riêng biệt. Trong đó, người Chăm là tộc
người được hình thành do một nhóm người dừng chân trên vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven
biển Đông, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và giao lưu với
bên ngoài. Từ đây, người Chăm bắt đầu viết nên quá trình lịch sử của mình.
Địa bàn cư trú của những cư dân Chăm đầu tiên là vùng đất nằm giữa Đèo Ngang
(Quảng Bình) và Đèo Hải Vân (Đà Nẵng). Từ khu vực cư trú nhỏ hẹp ban đầu này, người
Chăm dần di chuyển, định cư trên dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Trung Bộ, kéo dài từ
33

nam Đèo Ngang cho đến tận vùng đất Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay. Do những biến
chuyển của lịch sử, lãnh thổ của người Chăm bị đẩy lùi và mở rộng về phía Nam. Hiện
nay, người Chăm sinh sống tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh và An Giang.
Trong quá trình chuyển cư, người Chăm từng bước thích nghi với các điều kiện tự
nhiên – sinh thái của từng vùng. Đồng thời, tại đây, quá trình cộng cư và cận cư giữa người
Chăm và các tộc người khác xung quanh cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Do đó, bên
cạnh những yếu tố truyền thống chung của tộc người và ý thức tộc người vẫn còn được lưu
giữ thì các nhóm người Chăm ở mỗi vùng khác nhau từng bước đã có sự biến đổi và khác
biệt ngày càng lớn, dần tạo thành các nhóm địa phương của tộc người này. Đây chính là
quá trình phân ly tộc người của người Chăm.
Mặt khác, theo quan niệm của người Chăm, tộc người này gồm có hai thị tộc lớn là
thị tộc Dừa (Li-u-Narikela Vams) và thị tộc Cau (Pinang – Kramukha Vams). Thị tộc Dừa
là những người làm bá chủ vùng đất phía Bắc – vùng Amaravati, còn thị tộc Cau là những
người làm bá chủ vùng đất phía Nam – vùng Panduranga. Đây chính là hai tiểu quốc lớn


và phát triển nhất trong số 5 tiểu quốc của vương quốc Chămpa (Indrapura, Amaravati,
Vijaya, Kauthara và Panduranga) trong lịch sử của dân tộc Chăm.
Như vậy, có thể thấy rằng cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận là một nhóm
địa phương được hình thành trong quá trình lịch sử tộc người của người Chăm. Họ có thể
là những cư dân thuộc thị tộc Cau và sinh sống lâu đời, ổn định tại vùng đất Panduranga
xưa – tức Ninh Thuận ngày nay.
2.1.2.2. Điều kiện xã hội
Mặc dù theo các tôn giáo khác nhau nhưng giữa nhóm người Chăm Ahiêr, Chăm
Awal và Chăm Asulam hầu như không có nhiều sự khác biệt về mặt tổ chức xã hội. Có
chăng chỉ là sự thay đổi khác nhau về tên gọi của các chức sắc tôn giáo và vai trò của họ
đối với từng cộng đồng, hoặc là sự khác nhau về cách phân chia đẳng cấp trong xã hội
trước đây (hiện nay hầu như không còn rõ nét).
34

Đại thể, xã hội Chăm ở Ninh Thuận còn mang đậm nét của các xã hội Chăm truyền
thống trước kia. Người Chăm vùng này vẫn cư trú tập trung trong các làng, và gia đình
mẫu hệ vẫn là các đơn vị cư trú hạt nhân của họ.
Làng của người Chăm ở Ninh Thuận là một đơn vị cư trú tập trung của khoảng
300 – 400 hộ gia đình, thường tọa lạc trên những khu đất cao hoặc gò đồi, xung quanh có
ruộng lúa và nương rẫy bao bọc. Mỗi làng Chăm đều có một đền thờ thần làng (Sang P
g) và một Nhà làng (Sang Palei). Đây là những địa điểm dùng làm nơi tiến hành các
nghi thức cúng lễ cộng đồng (Tết Katê, Ramâwan, Rija nâgar…) và tập họp dân làng.
Ngoài ra, làng của người Chăm ở đây thường có thêm một sân làng để làm nơi phục vụ
sản xuất (phơi lúa) và sinh hoạt vui chơi, hội hè trong các dịp lễ hội.
Cơ cấu tổ chức quản lý của các làng Chăm ở Ninh Thuận có sự tồn tại song song
giữa hai hình thức quản lý hành chính và quản lý theo truyền thống, luật tục. Ở đây, một
mặt vừa có Hội đồng già làng (đứng đầu là chủ làng - Po Palei) và Hội đồng chức sắc tôn
giáo chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến phong tục tập quán, luật tục
trong làng. Mặt khác, mỗi làng đều có Ban quản lý thôn (đứng đầu là trưởng thôn, thường
cũng là chủ làng), Đoàn thanh niên, Hội nông dân… chuyên thực hiện các công việc mang
tính hành chính (chính sách, thu thuế…).
Nhỏ hơn và nằm trong khuôn viên làng, các gia đình (ngawôm) và dòng họ mẫu
hệ là những đơn vị cư trú quan trọng cơ bản của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận. Mỗi gia
đình thường gồm nhiều thế hệ (3 – 4 thế hệ) sinh sống tập trung trong một khuôn viên nhà
ở gọi là Nhà Tục, dựng theo hướng Bắc – Nam, có rào bao quanh. Nhiều gia đình như
vậy có chung quan hệ huyết thống bên mẹ với nhau tạo thành một tập hợp lớn hơn là
dòng họ. Tập hợp này do một người phụ nữ lớn tuổi, thường là “chị cả trong gia đình
thuộc ngành trưởng” đứng đầu [5, tr. 152].
Trong quan hệ gia đình và xã hội, quan hệ mẫu hệ vẫn là mối quan hệ nền tảng, do
đó, người phụ nữ Chăm ở đây rất được đề cao. Họ đóng vai trò là người quản lý gia đình,
dạy dỗ con cái, quyết định các vấn đề quan trọng của gia đình, đồng thời có tiếng nói quan
trọng trong dòng họ của mình (đóng vai trò thừa tự giống như người đàn ông trong xã hội
35
người Việt). Còn người đàn ông thì đảm trách các công việc sản xuất, kinh doanh, giao

tiếp và quản lý xã hội nhưng các chủ làng (Po Palei) thường là đàn ông. Và cũng như vậy,
con cái ở đây mang họ mẹ (hiện nay điều này không còn bắt buộc).
Một cách chung nhất, các hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của người Chăm ở
tỉnh Ninh Thuận vẫn còn bảo lưu về cơ bản các yếu tố truyền thống của dân tộc Chăm


trước đây. Và đó chính là cơ sở, là điều kiện để cộng đồng này tiếp tục kế thừa và phát
triển các giá trị văn hóa của dân tộc mình trong những hoàn cảnh mới, tình hình mới.
2.1.2.3. Người Chăm ở Việt Nam và người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
Người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận là cộng đồng người Chăm đông nhất với
57.137 người, chiếm gần 50% trong tổng số 132.873 người Chăm ở Việt Nam, gồm
hai nhóm lớn là Chăm Ahiêr (ảnh hưởng Bàlamôn giáo, còn gọi là Chăm Bàlamôn)
và Chăm Awal (ảnh hưởng Hồi giáo cũ, gọi là Chăm Bà Ni). Ngoài ra, còn có một
nhóm khác mà người Chăm gọi là Chăm Asulam (ảnh hưởng Hồi giáo hiện đại, gọi
là Chăm Islam) [35, tr.131 – 173]. Đến tháng 4 – 2005, theo thống kê của Ban Dân
tộc tỉnh Ninh Thuận, dân số người Chăm của tỉnh là 62.646 người, chiếm tỉ lệ
11,29% dân số toàn tỉnh. Trong đó, Chăm Bàlamôn có 37.737 người, Chăm Bà Ni
có 23.059 người và Chăm Islam có 1.850 người [16, tr.20].
Về địa bàn sinh sống, người Chăm tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông và
phía Nam của tỉnh. Hầu hết, họ sinh sống quy tụ trong 22 thôn làng thuộc 13 xã, thị
trấn của 4 huyện, thành phố trong tỉnh (Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn và thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm). Trong đó gồm 16 làng Chăm Ahiêr và 7 làng Chăm
Awal (có một làng là nơi sinh sống chung của cả 2 nhóm). Cụ thể:
Người chăm Ahiêr:
- Huyện Ninh Phước: thôn Phước Đồng, Hiếu Lễ, Chất Thường (xã Phước
Hậu), Hoài Trung, Như Bình (xã Phước Thái), Hữu Đức, Hậu Sanh (xã Phước
Hữu), Vĩnh Thuận, Chung Mỹ, Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân), Phước Lập, Phước
Thiện, Vụ Bổn (xã Phước Nam), Phú Nhuận ( xã Phước Thuận).
- Huyện Ninh Hải: thôn Bỉnh Nghĩa (xã Phương Hải).
- Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: thôn Thành Ý (xã Thành Hải).

36
Người Chăm Awal:
- Huyện Ninh Phước: thôn Thành Tín (xã Phước Hải), Tuấn Tú (An Hải),
Văn Lâm (xã Phước Nam), Phú Nhuận (xã Phước Thuận).
- Huyện Ninh Hải: thôn An Nhơn, Phước Nhơn (xã Xuân Hải).
- Huyện Ninh Sơn: thôn Lương Tri (xã Nhơn Sơn).
Người Chăm Asulam:
- Huyện Ninh Phước: thôn Văn Lâm (xã Phước Nam).
- Huyện Ninh Hải: thôn An Nhơn, Phước Nhơn (xã Xuân Hải).
Ngoài ra, còn có một số người Chăm theo các tôn giáo khác (Công giáo,
Tin Lành,…), sống đan xen cài trong địa bàn tỉnh nhưng số lượng không đáng kể
[14, tr.20 – 21].
2.1.3. Văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận
2.1.3.1. Đối với văn hóa vật thể
Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận là chủ nhân của một kho tàng văn hóa
đặc sắc với rất nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình đều thể hiện cách nhìn, cách ứng
xử của họ đối với thiên nhiên và con người xung quanh, không ngừng được nâng cao và
hoàn thiện.
Trước hết, nhà ở của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được xem là một loại hình
kiến trúc khá đặc trưng với nhiều sự kết hợp đa dạng giữa truyền thống và hiện đại. Về mặt
hình thức, các ngôi nhà này chủ yếu là nhà trệt, có dạng chữ nhật hoặc vuông với 4 mái
(hai mái chính và hai mái nhỏ hai bên), được xây dựng trên những khu đất bằng phẳng,
thường được liên kết tập trung trong một khuôn viên theo đơn vị gia đình gọi là nhà Tục.
Trong đó, mỗi ngôi nhà có vị trí và tên gọi khác nhau như Sang ye, Sang mâyau, Sang gan,
Sang gin, Sang tuey … Bao bọc xung quanh khuôn viên thường là hàng rào bằng cây khô
hay xương rồng, có cổng ra vào quay về hướng Nam hoặc Tây Nam.


Trong loại hình y phục – trang sức, các đặc trưng của cộng đồng người Chăm ở
tỉnh Ninh Thuận phản ánh một cách cụ thể, rõ nét sự tồn tại vừa song song vừa thống nhất

của hai nhóm cộng đồng tôn giáo Chăm Ahiêr và Chăm Awal. Các vật liệu được người
Chăm dùng chủ yếu trong y phục và trang sức là vải và các kim loại đồng, bạc, vàng…
37
Đối với người phụ nữ Chăm Ninh Thuận (cả hai nhóm Ahiêr và Awal), y phục
truyền thống của họ là váy (Khăn), áo dài không xẻ tà (Ao) và khăn đội đầu. Các loại y
phục này được mặc kết hợp cùng lúc với nhau và tùy theo lứa tuổi, tôn giáo mà chúng có
độ dài ngắn và màu sắc phù hợp. Ở đây, người phụ nữ lớn tuổi thường mặc áo dài dài hơn
(chấm gót), có màu sẫm, tối, các cô gái trẻ thì chủ yếu mặc những áo dài ngắn hơn (qua
gối) với màu sáng tươi.
Trong khi đó, người đàn ông Chăm thường mặc trang phục truyền thống của mình
là xà rông và áo likei. Xà rông là một tấm vải khổ rộng trên dưới 1m, dài gấp 1,5 lần vòng
bụng, được quấn từ thắt lưng trở xuống và buộc lại bằng một sợi dây vải làm bằng chỉ
màu. Còn áo likei là loại áo ngắn đến mông, tay dài, cổ tròn, phía trước xẻ đính khuy, hai
bên hông có đường xẻ ngắn, vạt áo trước có hai túi và thường được may bằng vải có màu
sẫm, đậm không có hoa văn. Ngoài ra, người đàn ông Chăm Ninh Thuận cũng có khăn đội
đầu của mình để kết hợp với các y phục trên.
Các chức sắc tôn giáo thì có những y phục riêng và khác nhau giữa Chăm Ahiêr và
Chăm Awal. Chức sắc đạo Bà Ni trong nhóm Chăm Awal phải mặc loại áo Thầy Chang
hay còn được gọi là ao plưt. Đây là loại áo dài màu trắng rộng chùng quá mắt cá chân, vạt
trước có xẻ đính khuy, được mặc rất giống với áo dài của người phụ nữ. Các chức sắc
Bàlamôn của nhóm Chăm Ahiêr lại mặc một loại áo dài màu trắng có xẻ tà hai bên, ôm
vừa thân người và được mặc chung với xà rông. Loại áo này mặc theo kiểu chui đầu
(poncho) và được gọi tên là ao tăh. Về khăn đội đầu của cả hai bên chức sắc thì hầu như
không có sự khác biệt, đều là khăn quấn trắng có tua đỏ ở đầu.
Trước đây, các y phục và trang sức (hoa văn, túi, bóp, dây thắt lưng, nhẫn, hoa tai,
vòng…) truyền thống của nam và nữ trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
được sử dụng một cách thường xuyên và phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày. Thế nhưng
hiện nay các loại trang phục này hầu như chỉ còn được mặc nhiều trong các dịp lễ tết, hội
hè như lễ hội Katê, Ramâwan, lễ Rija…
38

Riêng với người Chăm Asulam, y phục có đôi chút khác biệt so với hai nhóm kia.
Tuy nhiên, sự khác biệt là không nhiều và cũng chỉ thể hiện rõ trên y phục của các chức
sắc tôn giáo là chủ yếu.
Về văn hóa ẩm thực, nhìn chung các món ăn và cách chế biến của người Chăm ở
tỉnh Ninh Thuận khá giống với người Việt trong vùng. Họ chủ yếu ăn các món ăn làm từ
các sản phẩm nông nghiệp (gạo, rau, đậu) và các loại thủy hải sản (cá, tôm, mực). Ngoài
ra, các loại thực phẩm có được từ chăn nuôi, săn bắt cũng được sử dụng khá nhiều (heo,
bò, dê, gà, vịt, thỏ, dông…). Trong chế biến món ăn, ngoài các kiểu nấu, nướng, kho, luộc,
xào, nấu canh… thông thường, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn biết làm nhiều loại
khác từ lương thực và hải sản như bánh (bánh tét, bánh ít…), bún, cháo…, các loại mắm
(nước mắm, mắm ruốc, mắm tôm…). Đây là một sự sáng tạo của người Chăm nhằm làm
đa dạng và phong phú thêm kho tàng văn hóa ẩm thực của mình.
Trước đây, thức uống hằng ngày của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là
các loại nước giếng, nước mưa chưa đun sôi. Nhưng càng về sau này, việc sử dụng nước
trà, nước đun sôi đã trở nên phổ biến và thông dụng. Riêng trong những dịp lễ tết, hội hè
và đón khách đến chơi…, rượu thường được người Chăm ở đây dùng làm thức uống
chính. Ngoài ra, các loại thức uống khác mang tính đặc trưng của địa phương như sữa dê,
rượu nho, mật nho… cũng được họ sử dụng khá phổ biến.


Cùng với việc sử dụng các loại đồ ăn uống như trên, người Chăm ở Ninh Thuận
còn có tập tục ăn trầu và hút thuốc lá. Đây là những tập tục đã có từ lâu đời và hiện nay vẫn
còn được nhiều người trong cộng đồng này duy trì chủ yếu là những người lớn tuổi.
Trên thực tế, việc ăn uống của cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận là khá
thoải mái và thống nhất, ngoại trừ sự cấm kị thịt bò của người Chăm Ahiêr và cấm kị thịt
heo của người Chăm Awal vì lý do tôn giáo. Các món ăn, thức uống của họ được sử dụng
một cách phổ biến cả trong đời sống hằng ngày lẫn trong các lễ nghi tín ngưỡng, đình đám,
hội hè (theo những quy định phù hợp). Và ở đây, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận luôn có
một quan niệm khá xuyên suốt và quan trọng trong việc chế biến cũng như ăn uống của
mình đó là sự tồn tại và hòa hợp âm dương một cách rõ nét.

39
Trong lĩnh vực kiến trúc – điêu khắc, hiện nay người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hầu
như không còn duy trì được hoạt động của mình. Tuy nhiên, qua những đền tháp Hòa Lai
(thế kỷ IX), Po Klaong Girai (thế kỷ XIII), Po Romê (thế kỷ XVII) và các hiện vật điêu
khắc còn lại, một thời kỳ phát triển rực rỡ với trình độ kỹ thuật cao về kiến trúc – điêu khắc
của cộng đồng này đã được khẳng định.
Về đại thể, các công trình, hiện vật kiến trúc, điêu khắc của người Chăm ở đây đều
được làm từ gạch, đất sét, đá. Trong đó, các kiến trúc đền tháp tuân thủ khá nghiêm ngặt
các nguyên tắc chung của đền tháp Chăm là: vị trí tọa lạc thường ở trên đồi, nơi cao ráo,
thân, đế vuông vắn, đỉnh nhọn, có nhiều tầng giả, cân xứng nhiều chiều, cửa chính quay về
hướng đông… Riêng những hiện vật điêu khắc thì thể hiện theo các mô típ truyền thống về
thần Bàlamôn (Siva, Vishnu, Brahma), về các vị vua, hoàng hậu người Chăm, các biểu
tượng phồn thực (linga, yoni) và các họa tiết, hoa văn cách điệu…
Ở đây, giữa các công trình kiến trúc và các hiện vật điêu khắc, cũng như giữa các
chất liệu, luôn luôn có sự đi đôi, gắn liền với nhau tạo thành một tổng thể đa dạng nhưng
hài hòa, uy nghi nhưng uyển chuyển, mềm mại.
Kiến trúc, điêu khắc của người Chăm hầu như chỉ phục vụ cho việc xây dựng các
công trình đền tháp, các tượng thờ… trong tín ngưỡng, tôn giáo chứ không được thể hiện
rõ nét trong các công trình dân sinh. Chính vì vậy, các không gian đền tháp luôn là nơi linh
thiêng, tôn kính nhất và là địa điểm chủ yếu để tổ chức các nghi thức cúng kính, lễ nghi
quan trọng trong năm của người Chăm ở đây.
2.1.3.2. Văn hóa phi vật thể
Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, trong quá trình sinh sống lâu đời trên
vùng đất miền Trung Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng, đã không ngừng sáng
tạo, xây đắp nên một nền tảng vô cùng đặc sắc, phong phú.
Về tín ngưỡng, tôn giáo, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận có sự tồn tại nhiều tín
ngưỡng và tôn giáo khác nhau, đa dạng và mang tính truyền thống, bản địa cao. Bên cạnh
các tín ngưỡng nông nghiệp, phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên… mang tính bao quát, chủ
đạo thì những tín ngưỡng cổ xưa, tàn dư của xã hội nguyên thủy mang tính tôtem giáo,
40

saman giáo (vật thờ tổ, bùa chú, ma thuật) cũng còn tồn tại khá phổ biến. Những tín
ngưỡng này liên kết, hòa quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất, bền vững chi phối
mọi hoạt động trong đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận. Sự
chi phối này được thể hiện trong nhiều hình thức, ý nghĩa khác nhau của các nghi thức, lễ
tết, hội hè… diễn ra ở gia đình, thôn làng, đền tháp, đồng ruộng…
Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn theo hai tôn giáo khác có nguồn
gốc từ Bàlamôn giáo và Hồi giáo. Đây là những thành tố văn hóa có nguồn gốc bên ngoài
được người Chăm nói chung và người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng tiếp nhận từ
nhiều thế kỷ trước. Trải qua thời gian, đến nay các tôn giáo này hầu như đã bị bản địa hóa
hoàn toàn và trở thành những hình thức tôn giáo riêng của cộng đồng này.


Đạo Bàlamôn được du nhập từ những năm đầu Công nguyên, là một tôn giáo lớn
và phổ biến trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận. Những người theo tôn giáo
này được gọi chung là người Chăm Ahiêr, đại diện cho Dương. Họ thờ các vị thần của
Bàlamôn giáo Ấn Độ (Siva, Vishnu, Brahma), nhưng các vị thần bản địa như các thần
sấm, thần sông, thần núi, các thần Po Inâ Nâgar, Po Klaong Girai, Po Romê… cũng là đối
tượng chính họ hướng đến. Đứng đầu trong tôn giáo này là các tu sĩ Bàlamôn (Thầy
Pasaih), được chia thành bốn cấp từ thấp đến cao là Ndung akaok, Liah, Puah, Tapah.
Trong đó, thầy Cả Sư (Po Dhia), thuộc hàng Tapah, là người có vị trí cao nhất quản lý toàn
bộ các tu sĩ. Tất cả những người này có trách nhiệm tổ chức và điều hành những sinh hoạt,
lễ nghi cúng tế… của tôn giáo Bàlamôn từ gia đình, dòng họ, thôn làng cho đến đền tháp
trong khu vực quản lý của mình.
Tôn thờ thánh Allah và giáo chủ Mohammet, đạo Hồi của người Chăm ở tỉnh Ninh
Thuận được du nhập muộn hơn (sau thế kỷ X) và tồn tại song song, đối lập với đạo
Bàlamôn. Những người Chăm theo tôn giáo này (được gọi tên là đạo Bà Ni) được quan
niệm thuộc Âm và gọi chung là Chăm Awal. So với nhóm Chăm Asulam, người Chăm
theo đạo Bà Ni có nhiều sự bản địa hóa hơn trong tôn giáo của mình. Đứng đầu, chịu trách
nhiệm trong việc tổ chức và điều hành các sinh hoạt tôn giáo, nghi lễ… của đạo này diễn
ra tại Thánh đường (theo cách gọi của người Chăm ở đây) và trong cộng đồng là đội ngũ

41
Thầy Chang. Đây là tên gọi chung cho tất cả các tu sĩ thuộc bốn cấp từ thấp đến cao của
đạo Bà Ni: Acar – Katip – Inâm – Po Gru.
Không như người Chăm theo đạo Bà Ni, nhóm người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
theo đạo Islam có số lượng rất ít, hầu như không đáng kể và việc sinh hoạt nghi lễ, tuân
thủ giáo lý của họ rất chặt chẽ, nghiêm khắc theo như Hồi giáo hiện nay của thế giới.
Bên cạnh tín ngưỡng, tôn giáo, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn có một hệ
thống lễ hội phong phú, đa dạng và đặc sắc. Theo những thống kê sơ bộ, cộng đồng này
hiện nay còn lưu giữ và duy trì được gần 100 lễ hội lớn nhỏ [37, tr.132] trên nhiều khía
cạnh và không gian văn hóa khác nhau, trong đó có một số lễ hội lớn, tiêu biểu diễn ra
hàng năm như Rija nâgar, Rija praong, Mbang Katê, Ramâwan, Yor Yang, Cambur…
Nghệ thuật biểu diễn truyền thống của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được sáng
tạo và sử dụng trong nhiều sinh hoạt văn hóa khác nhau. Đây là một loại hình nghệ thuật
đặc trưng, quan trọng “phản ánh những nhận thức, thể hiện những tình cảm, quan niệm về
thẩm mỹ…” [6, tr.336] của cộng đồng này. Các loại nhạc cụ truyền thống như trống
Baranâng, trống Ginang, chiêng, kèn Saranai… hòa cùng với những điệu múa Biyên,
Mârai, Patra… và các bài dân ca mang đậm tính trữ tình của dân tộc tạo nên những âm
thanh, hình ảnh đặc sắc và quyến rũ trong sinh hoạt của cộng đồng người Chăm. Riêng
trong các lễ nghi cúng tế diễn ra ở gia đình cũng như thôn làng, đền tháp, người Chăm ở
tỉnh Ninh Thuận thường sử dụng các bài tụng ca, hát lễ, những điệu múa thiêng, múa lễ…
trong tiếng nhạc phụ họa của đàn Kanyi để làm ngôn ngữ giao tiếp với thần linh. Điều này
góp phần tạo nên không khí linh thiêng, trầm mặc của các buổi lễ. Theo quy định, chỉ có
những người như Maduen (người vỗ trống Baranâng), Kad (thầy kéo đàn Kanyi), Ka-ing
(ông Bóng), Muk Pajau (bà Bóng), Muk Rija (người đứng đầu tộc họ)… mới được thực
hiện các điệu múa và nhạc lễ trong các nghi thức dâng cúng.
Chữ viết của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận có nguồn gốc từ chữ Phạn (Sanscrit)
của Ấn Độ. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, trên cơ sở tiếp nhận và sử dụng loại
chữ bên ngoài này, người Chăm đã dần có những thay đổi, cải biến cho phù hợp với tiếng
nói của mình (thuộc ngữ hệ Nam Đảo – Malayo Polynêdiên). Từ đây, họ đã hình thành
42

nên chữ viết riêng của mình. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, đến nay chữ viết Chăm
xuất hiện nhiều biến thể. Đó là chữ Hayap (viết trên bi ký), chữ akhar rik, akhar tuer (viết


×