PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 7
Năm học 2015 – 2016
(Thời gian làm bài 90 phút)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần 1: (3 điểm)
Hãy đọc hai khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Ống tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
(Trích Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ).
1. Cho biết phương thức biểu đạt của hai khổ thơ trên? Nhà thơ muốn nói đến đặc điểm
nào của tiếng Việt trong hai câu thơ sau: (1 điểm)
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
2. Hai khổ thơ gợi nhăc một văn bản cùng đề tài tiêgn Việt mà em đã học. Đó là văn bản
nào của ai? Từ hai khổ thơ và văn bản đã học, em nghĩ gì về tiếng Việt? (1 điểm)
3. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu sau: (0,5 điểm)
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát.
4. Tìm một câu rút gọn có trong hai khổ thơ trên. Khôi phục thành phần câu được rút gọn.
(0,5 điểm)
Phần 2: (7 điểm)
1. Hiện nay một bộ phận giới trẻ đang làm tiếng Việt mất dần sự trong sáng vốn có. Là
học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hãy nêu suy
nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn từ 6 – 8 câu. (3 điểm)
2. Đọc câu chuyện sau:
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé người cha dừng lại đọc
bảng giá:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Người lớn: 10.000. Trẻ em trên 5 tuổi: 5.000 đồng. Trẻ em dưới 5 tuổi: “Miễn phí”
Đọc xong ông nói với người bán vé:
– Cho tôi một vé người lớn và một vé trẻ em trên 5 tuổi.
– Con ông trên năm tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
– Vâng.
– Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
– Vâng, có thể không ai biết nhưng con tôi tự nó biết.
(Theo Internet)
Em suy nghĩ gì về vấn đề gợi ra từ câu chuyện trên. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng
một bài văn nghị luận. (4 điểm)
HƯỚNG DẪN PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt
một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả… tất cả đều bị thay đổi
một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa
tiếng Việt, “dễ thương hóa” hay “teen hóa” tiếng Việt. Điều này rất dễ để kiểm chứng,
hãy thử lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký các nhân (blog) hay
đơn giản là tán gẫu hàng ngày (Chat) xem. Trong đó có bao nhiêu phần trăm là tiếng Việt,
bao nhiêu phần trăm là tiếng gì đó (không thể định nghĩa được đó là thứ ngôn ngữ gì,
nhiều bạn trẻ gọi là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ 9X). Vào một diễn đàn của những “9X” nói
trên, những khung chữ chat, ta dễ dàng bắt gặp thứ ngôn ngữ ấy. Chẳng hạn như câu:
“Ngày mai chắc tớ không đi dự tiệc sinh nhật của bạn rôi, bài vở nhiều quá, với lại nhà đi
bận việc hết, chỉ còn mình tớ.”, khi chuyển thành ngôn ngữ 9X đơn giản sẽ là:”Ngaj` maj
chak to’ hk dj party of you uj`, pai` vo~ nhiu` woa’, zj laj nha` busy hjt’ uj`, to’ alone”.
Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm
hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt.
Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng
phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng là điều tự hào của công dân Việt Nam, nhất là
giới trẻ.
Câu 2. (Hướng dẫn)
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy, người lớn muốn dạy con mình không nói dối thì trước
hết người lớn nên nói thật, chứ đừng suy nghĩ đứa bé chưa biết gì. Đây là giai đoạn quan
trọng nhất của trẻ em bởi nó sẽ làm theo những gì người lớn đã làm và đang làm.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí