PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
ĐỀ BUỔI SÁNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
Môn: VẬT LÝ 6
Thời gian: 45phút
( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 2 điểm):
- Hãy kể tên 4 dụng cụ đo độ dài mà em đã học?
- Để đo trực tiếp chiều dài và chu vi của viên phấn ta nên chọn dụng cụ nào?
Câu 2 ( 1,5 điểm):
- Trọng lượng của một vật là gì?
- Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật. Nêu rõ tên và đơn vị
các đại lượng trong công thức đó.
Câu 3 ( 3,5 điểm):
- Lực đàn hồi xuất hiện khi nào?
Áp dụng:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 8 cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 50 g vào
lò xo thì chiều dài của lò xo là 12 cm.
a) Tính độ biến dạng của lò xo.
b) Khi quả nặng đứng yên, có những lực nào tác dụng lên quả nặng ?
c) Hãy nêu rõ phương, chiều và độ lớn của các lực đó.
Câu 4 ( 2 điểm):
Một bình chia độ đang chứa nước đến vạch 150 cm3, người ta thả vào bình một quả
cầu khối lượng 0,2 kg thì mức nước trong bình dâng lên đến 200 cm3.
a) Tính thể tích quả cầu.
b) Tính khối lượng riêng của quả cầu.
Câu 5 ( 1 điểm):
Thế nào là hai lực cân bằng?
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
ĐỀ BUỔI SÁNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2014 – 2015
Môn: VẬT LÝ 6
Câu 1: (2điểm)
- Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể chia thành nhiều loại : thước thẳng, thước cuộn, thước dây,
thước xếp ,thước kẹp …
(1 điểm )
( kể sai hoặc thiếu 1 loại thước - 0,25 điểm )
- Để đo trực tiếp chiều dài viên phấn : thước thẳng
(0,5 điểm)
- Để đo trực tiếp chu vi của viên phấn : thước dây
(0.5 điểm)
Câu 2: ( 1,5 điểm)
- Cường độ ( độ lớn ) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó.
( 0,5 đ)
- Hệ thức : P = m. 10
(0,5 đ)
trong đó: P là trọng lượng ( N )
( 0,25đ)
m là khối lượng ( kg )
( 0,25 đ)
Câu 3: ( 3,5 điểm )
- Lực đàn hồi xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên vật làm nó
bị biến dạng.
( 0,5 đ)
- Áp dụng:
a) Độ biến dạng đàn hồi.
l = l1-l0 =
12- 8 = 4 (cm)
(0,5 đ)
b) Khi quả nặng đứng yên, quả nặng chịu tác dụng của hai lực:
Trọng lực P và Lực đàn hồi của lò xo Fđh
(0,25đ – 0,25đ)
c) – Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía trái đất
( chiều từ trên xuống)
(0,5đ)
và có độ lớn P = 0,5 N
( 0,5 đ)
- Lực đàn hồi có phương thẳng đứng , chiều từ dưới lên và có
(0,5 đ)
độ lớn Fdh= 0,5 N
( 0,5 đ)
Câu 4: ( 2 điểm)
a) Thể tích quả cầu.
V = V2 – V1 = 200 – 150 = 50 ( cm3 )
( 0,5 đ -0,5đ)
b) Khối lượng riêng của quả cầu
D=
0,2
m
3
=
4000 (kg /m )
V
0,00005
(0,5đ -0,5đ)
Câu 5: ( 1điểm)
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều và cùng tác dụng
vào một vật.
( 1 đ)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN12
ĐỀ BUỔI CHIỀU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
Môn: VẬT LÝ 6
Thời gian: 45phút
( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 2 điểm):
- Hãy kể tên các dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em đã học?
- Để đo thể tích 1 cây đinh (nhỏ) và một hòn đá lớn (không bỏ lọt bình chia độ) ta
nên dùng dụng cụ gì?
Câu 2 ( 1,5 điểm):
- Khối lượng của vật cho ta biết gì?
- Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật. Nêu rõ tên và đơn vị
các đại lượng trong công thức đó.
Câu 3 ( 3,5 điểm):
Thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo?
Áp dụng:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 100 g
vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 16 cm.
a) Tính độ biến dạng của lò xo.
b) Khi quả nặng đứng yên, có những lực nào tác dụng lên quả nặng?
c) Hãy nêu rõ phương, chiều và độ lớn của các lực đó.
Câu 4 ( 2 điểm):
Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 400 cm3, người ta thả vào bình một quả
cầu có trọng lượng 5 N thì mức nước trong bình dâng lên tới vạch 440 cm3.
a) Tính thể tích quả cầu.
b) Tính trọng lượng riêng của quả cầu.
Câu 5 ( 1 điểm):
Hãy nêu hai kết quả tác dụng của lực lên một vật?
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2014 – 2015
Môn: VẬT LÝ - LỚP 6
(BUỔI CHIỀU)
Câu 1: (2điểm)
- Để đo thể tích của chất lỏng, ta thường dùng ống chia độ, bình chia độ , ca chai
bình , can….có dung tích đã biết.
(1 điểm )
( kể thiếu bình chia độ hoặc ống chia độ - 0,5 điểm )
- Để đo thể tích 1 cây đinh dùng dụng cụ :bình chia độ (ống chia độ)
(0,5 điểm)
- Để đo thể tích hòn đá lớn ta dùng bình tràn
(0.5 điểm)
Câu 2: ( 1,5 điểm)
Khối lượng của một vật cho biết lượng chất chứa trong vật.
(0,5đ)
- Hệ thức : P = m. 10
(0,5 đ)
trong đó: P là trọng lượng ( N )
( 0,25đ)
m là khối lượng ( kg )
( 0,25 đ)
Câu 3: ( 3,5 điểm )
- Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi: khi nén hoặc kéo dãn lò xo một
cách vừa phải , nếu buông ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài
tự nhiên.
( 0,5 đ)
- Áp dụng:
a) Độ biến dạng đàn hồi.
l = l1-l0 =
16 - 10 = 6 (cm)
(0,5 đ)
b) Khi quả nặng đứng yên, quả nặng chịu tác dụng của hai lực:
Trọng lực P và Lực đàn hồi của lò xo Fđh
(0,25đ – 0,25đ)
c) – Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía trái đất, (0,5đ)
và có độ lớn P = 1 N
-Lực đàn hồi có phương thẳng đứng , chiều từ dưới lên và có
độ lớn
Fdh= 1 N
( 0,5 đ)
(0,5 đ)
( 0,5 đ)
Câu 4: ( 2 điểm)
a) Thể tích quả cầu.
V = V2 – V1 = 440 – 400 = 40 ( cm3 )
( 0,5 đ -0,5đ)
b) Trọng lượng riêng của quả cầu
d =
P
5
3
125000 (N /m )
V 0,00004
Câu 5: ( 1điểm)
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm
nó biến dạng.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
Môn: VẬT LÝ 7
Thời gian: 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 1,5 điểm):
- Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
- Âm thanh do những vật dao động có tần số như thế nào gọi là siêu âm?
- Tại sao trong phòng kín ta thường nghe được âm to hơn so với ta nghe chính âm
đó ở ngoài trời?
Câu 2 (1,5 điểm):
- Thế nào là hiện tượng Nhật thực?
- Khi có Nhật thực xảy ra, vị trí nào trên Trái đất có thể quan sát được hiện tượng
Nhật thực toàn phần?
Câu 3 ( 3 điểm):
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Áp dụng: Chiếu tia sáng SI lên một gương phẳng. Góc hợp bởi tia tới và mặt gương
0
là 55 .
a) Hãy vẽ hình và tia phản xạ qua gương phẳng.
b) Tính giá trị góc phản xạ.
Câu 4 ( 2 điểm):
Con lắc A dao động phát ra âm có tần số 50 Hz; âm của con lắc B thực hiện được
100 dao động trong 5 giây.
a) Tính tần số dao động của con lắc B.
b) Con lắc nào phát ra âm trầm hơn? Tại sao?
Câu 5 ( 2 điểm):
- Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của
mình như một gương phẳng.
- Nhà bác học Ác-si-mét đã làm thế nào để đốt cháy chiến thuyền của quân giặc từ
xa. Em hãy nêu cách làm của nhà bác học và giải thích cách làm đó.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2014 – 2015
Môn: VẬT LÝ - LỚP 7
Câu 1: ( 1,5 điểm)
- Đặc điểm : các vật phát ra âm đều dao động.
( 0,5đ)
( ghi vật dao động phát ra âm - 0,5đ )
- Âm thanh có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm
(0, 5đ)
- Trong phòng kín ,ngoài âm trực tiếp từ nguồn âm đến tai, còn có âm phản
xạ từ các tường đến tai.Do đó trong phòng kín sẽ nghe được âm lớn hơn
ở ngoài trời.
(0,5đ)
Câu 2: ( 1,5điểm)
- Nhật thực là hiện tượng Mặt trời ban ngày bị Mặt trăng che khuất một phần hoặc gần như
hoàn toàn.
(0,5đ)
- Khi Mặt trăng nằm trong khoảng từ Mặt trời đến Trái đất, trên Trái đất xuất hiện những
vùng bóng tối, bóng nửa tối do Mặt trăng tạo ra.
(0,5đ)
- Đứng tại nơi bóng tối, ta thấy Mặt trời bị Mặt trăng che khuất gần như hoàn toàn và ta nói
rằng có Nhật thực toàn phần.
(0,5đ)
Câu 3: ( 3điểm)
- Định luật phản xạ ánh sáng :
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương
tại điểm tới
(0,5đ )
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
(0,5đ)
( ghi góc tới = góc phản xạ - 0,5đ)
- Áp dụng:
+ Vẽ hình đúng
( 1 đ)
( thiếu mũi tên – 0,5đ )
+ Tính đúng góc tới i= 350 góc phản xạ i , = 35o
(0,5đ -0,5đ)
Câu 4: ( 2 điểm )
a) Tần số dao đông của con lắc B
fB =
b)
100
20 (Hz)
5
( 1đ )
Con lắc B âm phát ra trầm hơn. Vì có tần số bé hơn
(0,5đ-0,5đ)
Câu 5: ( 1,5 điểm)
- Mặt kính cửa sổ, mặt nước ,mặt tường ốp gạch men phẳng bóng, mặt kim loại phẳng
bóng…..
(0,5đ)
- Nhà bác học Ác-si –mét đã dùng gương cầu lõm hứng chùm sáng song song từ Mặt trời
truyền xuống Trái đất
(0,5đ)
- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ
hội tụ. Nhà bác học điều chỉnh vị trí gương để vị trí hội tụ ngay vị trí thuyền của quân
giặc .Trong ánh sang có năng lượng nên sẽ làm thuyền quân giặc bốc cháy.
(0,5đ)
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
Môn: VẬT LÝ 8
Thời gian: 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 1,5 điểm):
- Thế nào là quán tính?
- Khi đang đi hoặc chạy và bị vấp té, thân người bị ngã sẽ chúi về phía nào? Vì sao?
Câu 2 ( 1,5 điểm):
- Thế nào là lực ma sát? Kể tên các loại lực ma sát mà em đã học.
- Nêu những tác hại của lực ma sát và biện pháp để làm giảm lực ma sát đó.
Câu 3 ( 3 điểm):
Cho một cái ống có độ cao đủ lớn.
a) Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách đáy ống 0,46 cm.
Tính áp suất do thủy ngân tác dụng lên đáy ống và lên điểm A cách đáy ống 0,14 cm.
Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3.
b) Để tạo ra một áp suất ở đáy ống như câu a, phải đổ nước vào ống đến mức nào?
Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Câu 4 ( 2 điểm):
Treo một vật vào lực kế, khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,5 N. Khi nhúng vật
vào bình tràn chứa đầy nước làm 150 cm3 nước tràn ra ngoài.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật.
b) Hãy cho biết khi đó lực kế chỉ bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là
10000 N/m3.
Câu 5 ( 2 điểm):
- Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
- Viết công thức tính tốc độ trung bình của chuyển động không đều. Nêu tên và đơn
vị các đại lượng trong công thức.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2014 – 2015
Môn: VẬT LÝ - LỚP 8
Câu 1: (1,5đ )
- Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên chuyển động khi không có lực tác dụng và chỉ thay
đổi dần chuyển động khi có lực tác dụng.
(0,5 đ)
- Khi đi hoặc chạy nếu bị vấp thân người ngã về phía trước.
Vì khi bị vấp phần chân dừng lại đột ngột, còn phân thân người do có quán tính chưa kịp thay
đổi chuyển động nên tiếp tục chuyển động về phía trước.Do đó thân người chúi về phía trước.
(1 đ)
( sai ,hoặc thiếu 1 ý – 0,25đ )
Câu 2: ( 2 điểm)
- Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vât tiếp xúc với nó được gọi là lực ma
sát.
(0,5đ)
- Có 3 loại lực ma sát : lực ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ.
(0,5 d)
- Tác hại : làm nóng và bào mòn các ổ trục, ổ bi
(0,5đ)
- Cách làm giảm: thường xuyên tra dầu nhớt vào các ổ trục, ổ bi, làm nhẵn
các bề mặt tiếp xúc.
(0,5đ)
Câu 3: ( 2,5 điểm)
a) Áp suất tác dụng lên đáy ống.
P = d.h = 0,0046. 136000 =6256 ( Pa)
(0,75đ)
Áp suất tác dụng lên điểm A.
PA = d.hA = 136000 .( 0,0046 – 0,0014 ) = 435,20 (Pa)
(0,75 đ)
b) Độ cao cột nước.
P = dnc .hnc hnc =
p
6256
0,6256 (m)
d nc 10000
(0,5đ- 0,5đ)
Câu 4: (2điểm )
a)Lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật.
FA = d.V = 0,00015. 10000 = 1,5 (N)
(0,5đ-0,5đ)
b) Số chỉ của lực kế.
F = P – FA = 4,5 – 1,5 = 3 (N )
(0,5đ -0,5đ)
Câu 5: ( 2 điểm)
- Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian (0,5đ)
- Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian (0,5đ)
- Công thức :
(0,5đ -0,5đ)
vtb =
s
t
trong đó: s là quãng đường đi được
t là thời gian
(m)
( s), vtb là tốc độ trung bình (m/s)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
Môn: VẬT LÝ 9
Thời gian: 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 2 điểm):
- Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng? Trong cuộc sống, điện năng tiêu thụ của
mạng điện gia đình được đo bằng cách nào và theo đơn vị nào?
Áp dụng: Trên bếp điện có ghi (220 V – 1000 W).
a) Các giá trị này có tên gọi là gì và có ý nghĩa như thế nào?
b) Tính điện năng mà bếp điện tiêu thụ trong 2 giờ khi sử dụng ở hiệu điện thế 220 V.
Câu 2 ( 1,5 điểm):
Phát biểu Định luật Jun-Lenxơ. Viết công thức và cho biết tên, đơn vị các đại lượng trong
công thức.
Câu 3 ( 2 điểm):
Hãy phát biểu nội dung qui tắc nắm tay phải.
Áp dụng: Xác định chiều đường sức từ và tên từ cực của ống dây và nam châm trong hình
1 và hình 2
Hình 1
Hình 2
Câu 4 (1,5 điểm):
- Hãy nêu các biện pháp để giữ an toàn điện khi tiếp xúc với các dụng cụ, thiết bị điện
trong mạng điện gia đình.
- Để phòng tránh tác hại do điện giật khi cơ thể tiếp xúc với đất và với dụng cụ bị rò điện,
người ta thường sử dụng loại thiết bị điện có tên gọi là gì? Và cho biết nó hoạt động ngắt mạch
điện khi cường độ dòng điện rò qua cơ thể là bao nhiêu ?
Câu 5 ( 3 điểm):
Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 12 Ω, R2= 36 Ω mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện
thế không đổi U= 24 V.
a) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.
c) Điện trở R1 thực chất bên trong là hai điện trở R3 và R4 mắc song song với nhau. Khi có
dòng điện qua mạch, công suất tiêu thụ của R3 gấp 3 lần công suất tiêu thụ của R 4. Tính trị số
của điện trở R3, R4.
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2014 – 2015
Môn: VẬT LÝ 9
Câu 1: (2 đ iểm)
- Dòng điện có khả năng thực hiện công và có thể cung cấp nhiệt lượng để làm thay
đổi nhiệt năng của các vật nên dòng điện có mang năng lượng.
(0,5đ)
- Trong cuộc sống, điện năng tiêu thụ của mạng điện gia đình đươc đo
bằng điện kế (công tơ điện) và theo đơn vị Kwh.
(0,25đ- 0,25đ)
Áp dụng:
a) - Các giá trị này được gọi là HĐT định mức và công suất định mức. (0,25đ)
-Khi hiệu điện thế 220 V đặt vào hai đầu bếp điện thì bếp hoạt động bình thường
và khi đó công suất tiêu thụ của bếp là 1000 W.
(0,25đ)
b) Điện năng mà bếp đã tiêu thụ.
A = P .t = 1000. 2 = 2000 (Wh)
(0,25đ- 0,25đ)
Câu 2: ( 1,5 điểm)
+ Phát biểu : Nhiệt lượng tỏa ra từ một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận
với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy
qua vật dẫn đó
(0,5đ)
+ Hệ thức của định luật :
Q = RI2 t
(0,5 đ)
trong đó : Q là nhiệt lượng tỏa ra của vật dẫn ( J )
R là điện trở của vật dẫn ( Ω )
I là cường độ dđ chạy qua vật dẫn ( A)
t là thời gian dđ chạy qua vật dẫn (s)
(0,5đ)
Câu 3: ( 2 điểm)
Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải rồi đặt tay ở vị trí bốn ngón tay hướng theo
chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ
trong ống dây.
( 1đ)
Áp dụng:
Mổi hình 0,5 điểm ( hình 2 –HS có thể dùng mũi tên xác định ) ( 1đ )
Hình 1:
Q, B là cực Bắc (N)
P ,A là cực Nam (s)
N
hình 2
S
Câu 4: ( 1.5đ)
* Biện pháp: - Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện ,nhất là với mạng
điện dân dụng vì HĐT 220 V của mạng điện này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng .
(0,5đ)
- Chỉ tiếp xúc với các bộ phận của các thiết bị điện trong mạng điện gia đình khi chúng làm
bằng chất cách điện hoặc sau khi đã kiểm tra được sự cách điện giữa chúng với mạng điện
chạy trong thiết bị.
(0,5đ)
*- Để phòng tránh tác hại do điện giật khi cơ thể tiếp xúc với đất và với dụng cụ bị rò
điện, người ta thường sử dụng loại thiết bị điện có tên gọi là ELCB ( cầu dao chống giật )
- ELCB hoạt động ngắt mạch điện khi CĐDĐ rò qua cơ thể là 15 mA. (0,25đ-0,25đ)
Câu 5: ( 3 điểm)
a) Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
I=
U
24
0,5 (A)
R1 R2 12 36
(0,5đ -0,5 đ)
U 2 24 2
=
12 ( w)
Rtđ
48
(0,5đ-0,5đ)
b) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch.
P
c) Theo đề bài ta có: (R3 // R4) nt R2
P=
U2
R
với U không đổi
Điện trở R3 , R4 :
P3 = 3 P 4
1
1
1
R1 R3 R4
R4 = 3R3
R3= 16 Ω ; R4 = 48 Ω
Hết
(0,5đ)
(0,5đ)