Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG KT-DG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.4 KB, 10 trang )

1

I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện co
đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất
và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Điều 2
Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam 2005).
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới
sâu sắc và toàn diện: Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường co sự quản lý của nhà
nước. Chuyển từ chính sách “đong cửa” sang chính sách “mở cửa” làm bạn với
các nước trong cộng đồng thế giới. Với công cuộc đổi mới, chúng ta co nhiều
thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế, văn hoa – xã hội, trong đo
giáo dục đã co một cuộc cách mạng thực sự.
Tuy nhiên, trong nhiều năm thực hiện đổi mới giáo dục đã trôi qua, ngoài
những kết quả đạt được về quy mô, về đa dạng hoá các loại hình đào tạo, về xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học…thì chất lượng giáo dục
vẫn là một vấn đề làm cho chúng ta vẫn phải băn khoăn nhiều nhất. Hiệu quả của
đổi mới phương pháp giáo dục ở nhiều nơi cịn quá chênh lệch và khơng cao mà
ngun nhân chủ yếu là do nhận thức và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
cịn chưa cập với đởi mới phương pháp giảng dạy “thi thế nào thì học thế ấy”.
Hiện nay, do nhiều lí do mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh trong các trường phổ thông, giáo viên chưa đề cao đến việc kiểm tra
đánh giá ở lĩnh vực nhận thức của học sinh. Như giáo viên mới chỉ đánh giá để
biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học mà chưa chú ý
đến yêu cầu thực hiện những công việc co ý nghĩa giống với những thách thức
đời thường sẽ gặp sau này để xem người học hình thành kỹ năng đến mức nào.
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì cái quan trọng nhất trong việc đào tạo ở
THPT là dạy cách học, do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá cần được quán
triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh giá và đặc biệt cần


phải bảo đảm nguyên tắc “Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được
sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan
thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học”.
II- YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ:
Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả
năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của


2

tình hình đo, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và nhà trường,
cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và
hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra.
Đánh giá với hai chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận
địi hỏi đợ tin cậy, điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. thực hiện tốt đồng thời cả hai
chức năng sẽ gop phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo
dục gồm nhiều vấn đề, trong đo hai vấn đề cơ bản nhất là đánh giá chất lượng
dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo động
lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi học
sinh được trải qua quá trình giáo dục bao gồm các mặt giáo dục trí tuệ, đạo đức,
thể chất, thẩm mĩ. Đánh giá chất lượng học tập của các môn học của học sinh
thực chất là xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho quá
trình giáo dục ở các môn học, trong đo chủ yếu là xem xét những năng lực về
mặt trí tuệ mà học sinh đã đạt được sau một giai đoạn học tập.
Tham gia vào quá trình học tập, học sinh co mục đích chiếm lĩnh những tri
thức của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của mỗi môn học đặt ra
và yêu cầu học sinh phải đạt được. Mục tiêu môn học đặt ra các yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng, thái độ thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong quá

trình dạy học, giáo viên phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức độ đạt được
yêu cầu so với mục tiêu đặt ra. Kiểm tra xem học sinh đạt được những yêu cầu
về các mặt ở mức độ nào, so với mục tiêu môn học đề ra hoàn thành được đến
đâu.
Hoạt động dạy và học luôn cần co những thông tin phản hồi để điều chỉnh
kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của
học sinh. Dạy học căn cứ kết quả đầu ra cần thông tin phản hồi đa dạng. Về
phương diện này chất lượng học tập được xem như chất lượng của một sản phẩm
đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh, bổ sung những
kiến thức, kỹ năng, thái đợ cịn chưa hoàn thiện giúp cho chất lượng học tập trở
thành tri thức bền vững cho mỗi học sinh. Việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ
giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên và bản thân học sinh co những
thông tin xác thực, tin cậy để co những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ
sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học.
Qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình tự sử dụng các
hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học
nhằm rèn luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định trong đề cương môn học. Co 2
hình thức kiểm tra - đánh giá: 1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; 2) Kiểm tra -


3

đánh giá định kỳ. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động của giáo viên
sử dụng các kĩ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện
giờ dạy (lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhom, tự học,
tự nghiên cứu, ...) như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và
kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu
của môn học. Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động của giáo viên vào những
thời điểm đã được qui định trong đề cương môn học, gắn các mục tiêu cụ thể
trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá tương ứng

nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của
học sinh. Kết quả kiểm tra - đánh giá định kì được xem là kết quả học tập môn
học của học sinh và là cơ sở để đánh giá chất khi kết thúc mơn học.
Vị trí, vai trị của kiểm tra – đánh giá là không chỉ ở thời điểm cuối cùng
của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá ở mỗi thời điểm cuối
mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với
yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá là hướng vào bám sát mục tiêu từng bài, từng
chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp, từng cấp. Các câu hỏi, bài
tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Đổi mới nội
dung, phương pháp theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, năng
lực tự học cho học sinh thì đánh giá phải đổi mới theo hướng phát triển trí thông
minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ
năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ
của học sinh trước những vấn đề nong hổi của đời sống cá nhân, gia đình và
cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập
thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực.
Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm cả đổi mới hình thức đánh giá,
phương thức đánh giá, phương tiện đánh giá, tiêu chí đánh giá, thiết kế đề kiểm
tra để đánh giá học sinh. Đổi mới hình thức đánh giá là sử dụng phối hợp các
hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, kết hợp giữa trức nghiệm
tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đổi mới phương thức đánh giá là tăng cường
đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính thức. Đánh giá qua
quan sát, trao đổi - thảo luận, qua tự học, chuẩn bị, tìm thêm tư liệu, sáng tạo, đồ
dùng học tập. Tạo sự kết hợp linh hoạt giữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá định
tính và định lượng. Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thoi
quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá
của trò. Co được như vậy thì mới tự điều chỉnh được cách dạy và cách học. Đổi
mới phương tiện đánh giá là tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để giúp



4

đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời. Với ự giúp đỡ này thì kiểm tra đánh
giá sẽ không cịn là mợt cơng việc nặng nhọc đới với giáo viên, mà lại cho nhiều
thông tin kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Đổi mới các
tiêu chí đánh giá là phải đánh giá được toàn diện các mặt của giáo dục của học
sinh; đảm bảo sự tin cậy, chính xác, công bằng, khách quan, phản ánh chất lượng
thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với điều kiện của học sinh, cơ sở giáo dục, mục
tiêu từng môn học; đảm bảo yêu cầu phân hoá; đảm bảo giá trị, hiệu quả cao. Đổi
mới thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh là vừa kết hợp giữa tự luận và trắc
nghiệm khách quan. Thiết kế đề phải xác định được mục đích, yêu cầu của đề;
xác định mục tiêu dạy học; thiết lập ma trận hai chiều; thiết kế đáp án, biểu điểm.
III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ Ở TRƯỜNG THPT LẠI SƠN – KIÊN HẢI – KIÊN GIANG:
1- Đặc điểm chung của nhà trường:
Trường THPT Lại Sơn đong trên địa phận xã Lại Sơn – huyện Kiên Hải –
tỉnh Kiên Giang, là một xã đảo, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông,
thông tin, văn hoá chính trị xã hợi, ... cịn gặp rất nhiều kho khăn. Mọi thứ đều
thiếu, không đồng bộ, hạn chế, ... so với tất cả các huyện khác ở trong tỉnh. Đặc
biệt là trình đợ dân trí cịn rất thấp, đại đa sớ là làm nghề biểm nên co rất nhiều
hạn chế trong nhận thức và phương pháp giáo dục trẻ.
Trường được thành lập vào năm 2007, là một trường co vùng tuyển sinh
và nằm ở nơi vùng sâu, vùng xa. Sau 10 năm liên tục phấn đấu và trưởng thành
đến nay trường đã co một cơ sở trường lớp tương đối khang trang, khuôn viên
rộng và thoáng. Hiện nay trường co 16 lớp với 576 học sinh.
Những năm đầu mới thành lập, qui mô các năm đều tăng hơn năm trước.
Tuy nhiên, hai năm trở lại đây sĩ số học sinh trên một lớp tương đối ổn định.
Hiện nay trường co 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên với 31 giáo viên đứng
lớp. Lãnh đạo nhà trường co 01 đồng chí Hiệu trưởng, 02 đồng chí Pho hiệu

trưởng. Trường co một Chi bộ Đảng gồm 24 đảng viên. Những năm qua Chi bộ
liên tục đạt “Chi bộ trong sạch, vững mạnh” và “Chi bộ trong sạch, vững mạnh
tiêu biểu”. Công đoàn nhà trường liên tục được nhận bằng khen của công đoàn
ngành. Trường giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến cấp tỉnh”, “Trường tiên tiến
xuất sắc”.
Đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hoa và không ngừng phát triển. Tập thể
sư phạm thực sự là tổ ấm, đoàn kết, thống nhất.
Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng tăng với tỷ lệ học sinh lên lớp và
đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt 93 - 98%. Học sinh lớp 12 trúng tuyển vào Đại học,


5

Cao đẳng ngày càng tăng.
Chất lượng mũi nhọn là học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm đều được nhà
trường chú trọng đã không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng.
2- Một số kết quả đạt được trong công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá:
- Ngay từ đầu năm chi bộ Đảng đã co nghị quyết về đổi mới kiểm tra đánh
giá, kiện toàn lại bộ phận khảo thí độc lập kiểm tra đánh giá do một đồng chí Pho
Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách. Lãnh đạo nhà trường đã co kế hoạch, tổ chức chỉ
đạo bằng những biện pháp sát thực, cụ thể: nâng cao nhận thức, vị trí vai trị
cơng tác kiểm tra đánh giá trong tập thể sư phạm, là căn cứ trực tiếp để đánh giá
chất lượng giáo viên và chất lượng học tập của học sinh; mua sắm thêm trang
thiết bị, máy moc để phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá được khách quan.
- Công tác đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, đổi mới
phương pháp dạy và học noi chung và đổi mới kiểm tra đánh giá noi riêng luôn
được nhà trường coi trọng hàng đầu. Bởi vì, Đổi mới kiểm tra đánh giá chính là
động lực để đổi mới phương pháp dạy học. Trong nghị quyết giáo dục đầu năm
học cũng đã nêu cụ thể về:
+ Yêu cầu đánh giá: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn

học ở từng lớp; Phối hợp tốt giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ,
giữa đánh giá của giáo viên, của học sinh, của gia đình và của cộng đồng; Không
chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà đánh giá trong suốt qua trình học tập.
+ Hình thức đánh giá: Sử dụng phối hợp các hình thức kiểm tra đánh giá
khác nhau, kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan.
+ Phương tiện đánh giá: Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, máy
chấm trắc nghiệm khách quan.
+ Các tiêu chí đánh giá: đánh giá toàn diện kiến thức, kỹ năng, năng lực,
thái độ, hành vi của học sinh; đảm bảo độ tin cậy, chính xác, khách quan, công
bằng; đảm bảo tính khả thi; đảm bảo yêu cầu phân hoá; đảm bảo giá trị và hiệu
quả cao.
- Nhà trường cúng đã cho giáo viên đi tập huấn cách thiết kế đề kiểm tra
theo hướng đổi mới, cụ thể:
+ Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra.
+ Xác định mục tiêu dạy học.
+ Thiết lập ma trận hai chiều.
+ Thiết kế câu hỏi, bài tập theo ma trận.


6

+ Thiết kế đáp án, biểu điểm.
- Đối với các đề kiểm tra thường xuyên (hệ số 1), trường giao cho các giáo
viên dạy tự kiểm định và chấm. Đối với các đề kiểm tra định kỳ (hệ số 2), giáo
viên nào co giờ kiểm tra ở lớp nào báo với bộ phận khảo thí trước 01 ngày, bộ
phận khảo thí sẽ lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng đề theo chuẩn kiến thức kỹ năng
của các phần được kiểm tra in và phô tô cho giáo viên kiểm tra, sau đo thu bài và
giao cho giáo viên khác chấm nếu là tự ḷn, cịn nếu là trắc nghiệm thì bợ phận
khảo thí chấm bằng máy. Như vậy thì giáo viên dạy cũng không biết đề kiểm tra
sẽ như thế nào, và mỗi lớp đều co các đề khác nhau. Đối với kiểm tra học kỳ, bộ

phận khảo thí sẽ kiểm định chung cho toàn khối và kiểm tra chung trong toàn
trường vào các ngày được quy địng cụ thể và sau đo giao bài cho các giáo viên
và bộ phận khảo thí sẽ chấm, trên cơ sở quản lý chặt chẽ quá trình coi thi và
chấm thi.
- Mỗi học kỳ, nhà trường đều tổ chức lấy phiếu học sinh về quy chế
chuyên môn, công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm và công tác kiểm tra đánh
giá, phát hiện đồng chí giáo viên nào không coi chấm, trả bài nghiêm túc nhà
trường đều co những hình thức xử lý đích đáng. Qua đo cũng đã động viên được
gương các giáo viên tốt và kịp thời uốn nắn các giáo viên còn vi phạm.
3- Một số tồn tại, hạn chế:
- Vẫn cịn mợt sớ ít giáo viên chưa tập trung đầu tư vào đổi mới kiểm tra
đánh giá cho nên kiểm định nhiều khi còn chiếu lệ, chưa co chất lượng.
- Các em học sinh vẫn chưa thực sự hoà nhập vào đởi mới kiểm tra đánh
giá mà vẫn cịn co tư tưởng học tủ, học vẹt.
- Sự phối hợp giữa ban chỉ đạo và các giáo viên nhiều khi vẫn chưa được
thông suốt, đối pho với sự kiểm tra của lãnh đạo nhà trường.
IV- MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC ĐỔI MỚI KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ:
4.1- Nâng cao nhận thức, vai trị trách nhiệm của các thành viên, tở chức
nhà trường trong công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá:
4.1.1- Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng:
Chi bộ Đảng là trung tâm chính trị, tập hợp lực lượng quần chúng nhằm
thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Trong nhà trường, chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện, đặc biệt chú trọng công
tác lãnh đạo tư tưởng, chính trị.
Chi bộ Đảng là cầu nối trực tiếp Đảng với quần chúng. Thông qua giáo


7


viên, nhân viên, học sinh mà chi bộ nắm tâm tư, nguyện vọng, gop ý kiến để chi
bộ đưa ra những chủ trương, giải pháp sát thực với tình hình nhằm chỉ đạo thực
hiện co hiệu quả công tác đổi mới.
Chi bộ co trách nhiệm chú trọng kiện toàn tổ chức nhằm phát huy chức
năng của Hiệu trưởng, vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên, ban khảo thí và
các tổ chức quần chúng khác. Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm
nâng cao nhận thức về định hướng chính trị cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
Từng đảng viên phải thấm nhuần phong cách tác phong cách mạng, từ đo
mỗi đảng viên trở thành một tấm gương sáng, một chuẩn mực để quần chúng học
sinh noi theo. Chi bộ Đảng phải thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức,
qua đo để phát hiện nhân tố mới, kịp thời khắc phục khuyết điểm, bổ sung điều
chỉnh chủ trương, phương hướng tiếp theo, giúp hoạt động quản lý đi đúng định
hướng.
4.1.2- Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm:
Tập thể sư phạm trong trường phổ thông là tập thể lao động sư phạm co tổ
chức, co mục đích giáo dục thống nhất, co phương thức hoạt động nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Xây dựng tập thể sư phạm nhằm phát
huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường.
Cần làm cho mỗi giáo viên, nhân viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của
công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá là động lực để thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học. Đo là một mặt không thể tách rời trong quá trình giáo dục, đo
không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Từ đo, tùy vị trí nhiệm vụ của mình để làm
công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá. Thông qua các buổi họp, buổi rút kinh
nghiệm để gop ý cho giáo viên thực hiện nghiêm túc nghị quyết của chi bộ, đặc
biệt là các hiện tượng dùng điểm để khống chế học sinh.
Người cán bộ quản lý phải quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục đào tạo. Phải xây dựng
và củng cố khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm. Công đoàn tổ chức, giáo
dục giáo viên, nhân viên, thường xuyên duy trì, thực hiện tốt cuộc vận động:
“Noi không với bệnh thành tích trong giáo dục, noi không vơi tiêu cực trong

thi kiểm tra”. Cán bộ, giáo viên cần được bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức,
lý tưởng nghề nghiệp, công bằng trong kiểm tra, đánh giá để kích thích năng lực
học tập của học sinh.
4.1.3- Phát huy vai trò của Ban kiểm định:
Ban kiểm định là bộ phận hết sức quan trọng trong công tác đổi mới kiểm
tra, đánh giá. Ban kiểm định là bộ phận thay mặt lãnh đạo nhà trường kiểm tra


8

đánh giá chất lượng giờ dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Do
vậy, những cán bợ kiểm định phải là những ngưịi thấm nh̀n tư tưởng đổi mới
kiểm tra đánh giá, đồng thời phải luôn luôn công tâm, công bằng, chính xác và
khách quan khi đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng
học tập của học sinh. Chỉ cần một sai lầm nhỏ trong công tác kiểm tra đánh giá
cũng dễ dẫn đến tiêu cực, mất đoàn kết trong giáo viên và trong cả học sinh.
Lãnh đạo trường phối hợp cùng với ban kiểm định kiểm tra đánh giá giáo
viên và chất lượng học tập của học sinh, đồng thời cũng tạo điều kiện để ban
khảo thí hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4.1.4- Phát huy vai trò tự kiểm tra đánh giá của học sinh:
Bên cạnh việc kiểm tra đánh giá của giáo viên trong suốt các giờ học,
kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ thì giáo viên phải hướng dẫn cho học
sinh biết tự đánh giá kiến thức của mình, biết đánh giá cho bạn mình. Như vậy,
thì thay vào việc xưa nay giáo viên độc quyền đánh giá học sinh thì nay học sinh
co quyền tham gia vào kết quả đánh giá của chính mình và của bạn mình.
Học sinh cịn là cầu nới giữa cá nhân học sinh, giáo viên, ban khảo thí và
lãnh đạo nhà trường trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá. Mỗi cá nhân được
thử nghiệm vị trí, vai trò của mình trong công tác kiểm tra đánh giá chính bản
thân học sinh.
Muốn co những học sinh, tập thể học sinh co vai trị trong đởi mới kiểm

tra đánh giá, vai trị của giáo viên giảng dạy vô cùng to lớn. Giáo viên giảng dạy
phải hướng dẫn các em, phải lắng nghe các em, phải công tâm, công bằng và
khách quan đối với mọi học sinh. Lãnh đạo trường, ban khảo thí cần lắng nghe ý
kiến của các em, định hướng giúp các em phương pháp tự kiểm tra đánh giá.
4.1.5- Vai trị, trách nhiệm của người cán bợ quản lý:
Người cán bộ quản lý (CBQL) phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn
của công tác đổi mới phương pháp dạy học noi chung và đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá noi riêng từ đo thực hiện tốt chức năng quản lý và chỉ đạo công
tác đổi mới kiểm tra đánh giá. Xây dựng được kế hoạch khảo thí, kiểm tra đánh
giá thống nhất với mục tiêu giáo dục trong trường THPT. Kế hoạch phù hợp với
kế hoạch kiểm tra đánh giá theo từng tuần, từng tháng, và cả năm học. Xây dựng
kế hoạch co tính khả thi cao, lôi cuốn được mọi lực lượng tham gia. Sau khi co
kế hoạch, người cán bộ quản lý tổ chức triển khai để mọi lực lượng tham gia
nắm chắc kế hoạch, từ đo tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kịp thời,
điều chỉnh, bổ sung nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra một cách hiệu quả nhất.
Để chỉ đạo công tác đổi mới kiểm tra đánh giá thành công, người cán bộ


9

quản lý phải co uy tín thực sự với tập thể giáo viên và tập thể học sinh, nhân dân.
Người CBQL cần co trí tuệ thông suốt, hiểu biết sâu rộng, co kinh nghiệm sư
phạm và trải nghiệm cuộc sống, lịng nhân ái, khoan dung, năng đợng sáng tạo
trong cơng việc. Biết đoàn kết, thuyết phục và cảm hoa mọi người. Xây dựng tập
thể nhà trường thành khối thống nhất tạo nên sức mạnh tổng hợp trong mọi hoạt
động giáo dục của nhà trường.
4.2- Nâng cao năng lực của học sinh trong công tác đổi mới kiểm tra, đánh
giá.
4.2.1- Về công tác tổ chức:
- Để tổ chức chỉ đạo công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng nhà

trường đã thành lập ban chỉ đạo gồm: Đồng chí pho hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn và các đồng chí tổ trưởng chuyên môn. Ban chỉ đạo co nhiệm vụ
giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình và chỉ đạo chương trình đo.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền theo qui mô lớn và phối hợp với các lực
lượng tham gia tuyên truyến công tác đổi mới kiểm tra đánh giá đến toàn thể các
em học sinh. Giúp các đồng chí giáo viên hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá và
biết đánh giá cho bạn mình, đồng thời giúp Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá các
hoạt động. Mỗi tháng họp ban chỉ đạo một lần để sơ kết đánh giá và triển khai kế
hoạch tiếp theo.
4.2.2- Hướng dẫn học sinh đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong từng
giờ học thông qua học tập các môn học:
Qua từng giờ học, giáo viên liên tục ra các câu hỏi kiểm tra cả kiến thức
cũ và kiến thức mới cho học sinh trả lời, sau đo cho bạn nhận xét, trả lời bổ sung
và giáo viên sẽ là người đưa ra câu trả lời cuối cùng. Căn cứ vào đo hướng dẫn
các em tự đánh giá xem mình trả lời đã chính xác chưa, bạn trả lời đã chính xác
chưa, và theo thang điểm mà giáo viên đưa ra thì mình nằm ở thang điểm nào.
Đối với các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo hình thức tự
luận hay hình thức trắc nghiệm thì giáo viên đều ra các thang điểm rõ ràng và
công bố công khai đáp án để học sinh tự đánh giá cũng như đánh giá cho bạn
mình, từ đo giúp học sinh cố gắng hơn trong học tập cũng như triệt tiêu được
việc giáo viên dùng điểm để khống chế học sinh.
V- PHẦN KẾT LUẬN:
Vấn đề đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
dạy và học, đổi mới phương tiện, thiết bị dạy học, công tác quản lý không thể
thiếu được đổi mới kiểm tra đánh giá. Bởi vì, đổi mới kiểm tra đánh giá


10

chính là động lực để đổi mới phương pháp dạy học.

Từ những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của đề tài, qua phân tích thực trạng
công tác đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường THPT Lại Sơn, tỉnh Kiên Giang
chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, mục đích nghiên cứu đã hoàn
thành. Chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp chỉ đạo vừa mang tính thực tiễn vừa
mang tính khả thi là:
* Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng
* Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm .
* Phát huy vai trò của Ban kiểm định.
* Phát huy vai trò tự kiểm tra đánh giá của học sinh .
* Vai trị, trách nhiệm của người cán bợ quản lý.
------------------------------



×