Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH theo tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.84 KB, 11 trang )

ĐỘC LẬP DÂN TỘC PHẢI GẮN LIỀN VỚI CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã
nêu rõ : "Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài
học xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện
tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm
vững chắc cho độc lập dân tộc". Và tại Đại hội IX của Đảng lần này, khi tổng
kết những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, Báo cáo Chính trị đã chỉ rõ
bài học thứ nhất là: "Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh". Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng
chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng
Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con
đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức
xúc của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự
do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách
thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng
ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà Bắc – Nam thống nhất và
ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng một xã hội Việt
Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh.

1


Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng của
Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của những nhà yêu nước
đương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước. Chúng ta tự hào với
lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ để giữ vững độc lập


dân tộc của dân tộc ta. Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc
không có khát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc. Thực tiễn khi thực
dân Pháp xâm lược nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ XX cho thấy,
nhân dân ta, các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân
Pháp, giành lại non sông đất nước. . Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy trên khắp
mọi miền đất nước thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể
cả một bộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa
Yên Thế; các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng
chục cuộc đấu tranh khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất
bại , quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu. Sự thể đau lòng đến nỗi
nhà yêu nước Phan Bội Châu buông lời: “Trăm lần thất bại chưa có một lần
thành công”.Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu
nước cuối thế kỷ XIX,đâu thế kỷ XX là sự khủng hoảng và bế tắc về đường
lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo.Các phong trào đó thiếu một hệ tư tưởng
tiên tiến dẫn đường.Thực tế cho thấy,độc lập dân tộc luôn là khát khao của
nhân dân Việt Nam,nhưng nó không thể đi theo con đường phong kiến hoặc
tư sản.Phải tìm một con đường cứu nước mới vừa đáp ứng được đòi hỏi của
dân tộc,vừa phù hợp với xu thế của thời đại mới.
Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành sau nhiều trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Đi khắp

2


năm châu bốn biển, Người thấy rằng dù ở nước Pháp, nước Anh hay nước
Mỹ, vẫn đang diễn ra sự phân cực giàu nghèo. Bên cạnh thiểu số những kẻ
giàu có sống phè phỡn bằng áp bức, bóc lột là đa số những người lao động
sống cơ cực. Ở đâu cũng khổ cực, cũng nhức nhối nạn kỳ thị, phân biệt chủng
tộc, và độc lập dân tộc ở đó không đi liền với ấm no, tự do, hạnh phúc cho
nhân dân.

Người cũng nhận ra rằng, mặc dù nước Pháp, nước Anh là quê hương
của các cuộc cách mạng tư sản, là những cường quốc đang lớn tiếng cổ xúy
cho các khẩu hiệu bình đẳng, tự do, nhưng các thuộc địa của họ, dù ở châu Á,
châu Phi hay Mỹ La-tinh, đều là địa ngục trần gian đối với người lao động
bản xứ và là thiên đường của bọn thực dân. Đối với không ít nhà cách mạng
của các dân tộc thuộc địa, cách mạng tư sản Anh, Pháp có thể cung cấp những
nguyên mẫu đáng noi theo. Hào quang của các xứ sở đó có thể rọi sáng con
đường giải phóng dân tộc họ. Nhưng đối với Nguyễn Ái Quốc, các cuộc cách
mạng đó - cách mạng tư sản là các cuộc cách mạng "không đến nơi" ; con
đường tư bản chủ nghĩa không thể là khuôn mẫu, là cứu cánh cho các dân tộc
đang rên xiết dưới ách thực dân và đang khát khao một con đường giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp để tiến tới một xã hội, mà ở đó có sự thống nhất
giữa độc lập dân tộc và tự do, ấm no, hạnh phúc cho quảng đại quần chúng
nhân dân.
Theo Người, những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư sản chỉ
là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Muốn giải phóng, các dân tộc
chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
Chính lập trường yêu nước, lòng khát khao giải phóng dân tộc đã mang
lại cho Nguyễn Ái Quốc hòn đá thử vàng chắc chắn để không mơ hồ, lạc

3


hướng trong vô số lý luận, học thuyết đương thời. Ngay khi được biết về
Quốc tế II, câu hỏi mà Nguyễn Ái Quốc đặt ra và có ý nghĩa quyết định đối
với sự lựa chọn lập trường chính trị của Người là Quốc tế đó có giúp đỡ các
dân tộc nô lệ và lệ thuộc đấu tranh giải phóng mình không ?
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại (1917) đã
mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại, thời kỳ bắt đầu thắng lợi của
cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Từ phía các dân tộc bị áp bức, khẩu hiệu mà Tôn Trung Sơn, nhà cách
mạng vĩ đại của Trung Quốc đưa ra : "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân
sinh hạnh phúc" đã phản ánh nhu cầu và niềm khát vọng chung của họ.
Nhưng chưa có một dân tộc thuộc địa nào tự mình đủ sức giành thắng lợi đầu
thế kỷ XX.
Ở Việt Nam, vào nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mọi nỗ lực giải
phóng dân tộc đều không thành công, mọi con đường cứu nước đều bế tắc.
Điều đó càng chứng tỏ rằng, các dân tộc thuộc địa không thể chỉ dựa vào sức
lực vốn có của mình để chiến thắng sự liên hiệp của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc. Nhu cầu tìm bạn đồng minh được đặt ra cho tất cả các dân tộc phụ
thuộc và thuộc địa. Những điều kiện để thoả mãn nhu cầu đó đã xuất hiện : cả
phía giai cấp vô sản lẫn phía các dân tộc bị áp bức đều có nhu cầu kết hợp với
nhau để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Mặt khác, hoàn cảnh lịch
sử chung của thời đại đã phát triển tới mức đặt song hành cuộc đấu tranh giải
phóng của giai cấp vô sản quốc tế với cuộc đấu tranh giải phóng của các dân
tộc thuộc địa và tạo ra đầy đủ tiền đề để hai cuộc cách mạng này kết hợp với
nhau.

4


Từ thực tế đó, Người rút ra kết luận mang tầm chiến lược là : “ muốn
cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác, ngoài con
đường cách mạng vô sản”(1) ; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được các
dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ; chỉ có
chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người, không phân
biệt chủng tộc và nguồn gốc, có một xã hội tốt lành gắn liền với tự do, bình
đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no; bảo đảm việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm
vui, hoà bình, hạnh phúc của con người. Để quần chúng dễ hiểu về chủ nghĩa
xã hội, Người giải thích rõ : “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn,

đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già
không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần
được xóa bỏ (…). Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng,
tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”(2).
Rõ ràng, sự lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn chặt với chủ nghĩa
xã hội của Đảng và nhân dân ta, xét về lôgíc là một tất yếu khách quan; xét về
lịch sử, là hoàn toàn phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu
thế phát triển của thời đại; xét về nhu cầu, là hoàn toàn xuất phát từ điều kiện
cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến và nguyện vọng cháy bỏng
của nhân dân Việt Nam; và xét về mặt xã hội, đó là một hệ giá trị cơ bản nhất
quyết định sự phát triển của đất nước Việt Nam hôm nay và mai sau.
Có thể khẳng định như vậy bởi vì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc
theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến
và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn
chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị của các chế độ ấy - những hình
thái kinh tế - xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các
quan hệ đối kháng giai cấp.
1
2

Hồ Chí Minh,Toàn tập,tập 10,Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,1996,tr.314.
Hồ Chí Minh,Toàn tập,tập 10,Chính trị quốc gia Hà Nội,1996,tr.591.

5


Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề
độc lập theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập
trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là: Độc lập

dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, đối ngoại; xoá bỏ
tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về
kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng,
công việc nội bộ quốc gia – dân tộc nào phải do quốc gia – dân tộc đó giải
quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội xoá
bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xoá bỏ cơ sở kinh tế
sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch con người về tinh
thần, ý thức và tư tưởng. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới
mục tiêu phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi
thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự, có cuộc sống
vật chất ngày càng đầy đủ và đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Nó
cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu
trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển
mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người
với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác. Toàn
bộ khả năng và điều kiện bảo đảm chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng
con đường phát triển chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển của
Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng . Nhận thức và hành động theo sự lựa chọn

6


và theo hệ giá trị đó, Đảng đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng
Tám 1945. Từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975, mặc dù chỉ có miền Bắc đã
bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng đấu tranh cho hòa bình,
độc lập dân tộc để quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn là nhiệm vụ chính trị số

một, bao trùm trong cả nước. Mục tiêu "Độc lập dân tộc" lúc đó là giữ vững
thành quả độc lập dân tộc mà nhân dân miền Bắc đã đạt được : loại bỏ sự
thống trị của đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của Mỹ ở miền Nam nhằm làm
cho miền Nam thoát khỏi chủ nghĩa thực dân mới. Chủ nghĩa xã hội với tư
cách là một chế độ xã hội mang đầy đủ những đặc trưng, bản chất của mình
vẫn là mục tiêu, lý tưởng cần vươn tới đối với cả nước.
Từ sau ngày 30-4-1975, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn là mục
tiêu nhưng với nội dung mới.
Tuy độc lập dân tộc với nghĩa thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân cũ và mới đã đạt được trong thực tế, nhưng việc giữ vững, củng cố
và phát huy thành quả đó trong xây dựng xã hội mới vẫn là một vấn đề không
đơn giản. Chủ nghĩa đế quốc nói chung, đế quốc Mỹ nói riêng đang ra sức sử
dụng nhiều con đường, bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ kinh tế đến văn
hóa, khoa học, công nghệ, dân tộc và tôn giáo, nhằm thay đổi bản chất chế độ
của chúng ta, thậm chí, nhằm xác lập trở lại quyền thống trị của chúng cùng
bè lũ tay sai. Chúng ta thấy rõ mưu đồ đó qua nhiều thủ đoạn của giới cầm
quyền Mỹ và bè lũ tay sai cùng những hành động thực tế của chúng. Ngay khi
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ còn đang trong quá trình đàm phán
và sơ bộ được ký kết, tờ Thời báo Oa-sinh-tơn có đoạn : Việc ký kết bước đầu
hiệp định thương mại với Việt Nam ngày 25-7 đánh dấu chặng đường cuối
cùng trên con đường nước Mỹ trở lại Đông Dương sau cuộc chiến Việt Nam.
Oa-sinh-tơn hy vọng rằng, các cải cách kinh tế và mậu dịch được kích thích

7


bởi hiệp định này sẽ giúp Mỹ, bằng con đường thương mại, hoàn thành được
những gì đã không thể hoàn thành được bằng đại bác : chuyển hóa một chính
quyền cộng sản sang một xã hội cởi mở... Ai cũng biết, "xã hội cởi mở" mà
Mỹ nói ở đây chính là xã hội tuân theo những chuẩn mực dân chủ, nhân

quyền của Mỹ, tức là một nước lệ thuộc Mỹ.
Mục tiêu độc lập dân tộc biểu hiện rõ nhất ở chỗ bảo đảm có đường lối
độc lập, tự chủ trong phát triển đất nước. Nó xa lạ với mọi sự sao chép bên
ngoài, ỷ lại bên ngoài, lệ thuộc bên ngoài. Cùng với đó, một nội dung không
kém phần quan trọng là bảo đảm độc lập tự chủ trong chủ động hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế ; tiếp thu những tinh hoa của nhân loại nhưng vẫn giữ
được bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngay với nghĩa cổ điển của từ đó, độc lập dân tộc giờ đây cũng không
phải không đứng trước những nguy cơ. Sự vi phạm độc lập, chủ quyền vùng
biển, vùng trời, biên giới đất liền của các thế lực thù địch vẫn thường xuyên
diễn ra với mức độ khác nhau. Các vấn đề "Nhà nước Đê Ga độc lập" (3) vẫn
âm ỉ, các thủ đoạn núp sau tôn giáo, dân tộc, nhằm gây rối chính trị - xã hội...
là những minh chứng cho điều đó... Việc bảo đảm toàn vẹn chủ quyền quốc
gia vẫn thường xuyên được đặt ra. Với những ý nghĩa như vậy, độc lập dân
tộc của chúng ta vừa là một hiện thực lịch sử, vừa là một mục tiêu ngay trong
giai đoạn hiện nay và cả trong một tương lai không ngắn.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn luôn là mục tiêu của
chúng ta.
3

Nhà nước Đề Ga là một tổ chức dự tính của người Thượng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam với ý

tưởng ly khai khu vực các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên thành một quốc gia riêng rẽ độc lập theo
đạo Tin Lành.

8


Qua hơn nửa thế kỷ giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ Quốc, đặc biệt hơn 20 năm đổi mới, với hệ giá trị đó,

Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng tiêu biểu bản lĩnh Việt Nam trong việc
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tỏ rõ tín độc lập tự chủ trong mọi
đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, đưa đời sống nhân dân lên ngày
một cao hơn, đưa đất nước và dân tộc lên vị thế mới trong khu vực và trên thế
giới.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với Việt Nam không chỉ là mục
tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà còn là
động lực, là niềm tin sắt son của dân tộc Việt Nam ta. Độc lập dân tộc gắn với
chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới; là cội
nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.
Mặc dù hiện nay chủ nghĩa xã hội thế giới sau những biến động khủng
hỏang, sụp đổ đã có những dấu hiệu phát triển tích cực, nhiều nước khu vực
Mỹ- latin tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, sự nghiệp đổi mới
chủ nghĩa xã hội ở nước ta đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử … Song
các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”,
gây bạo lọan lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân
tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Hơn nữa, ngay
một bộ phận nhân dân ta, trong đó có cả những cán bộ, đảng viên đã một thời
không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng đứng trước
những khó khăn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường kết hợp với sự chống phá quyết liệt của kẻ thù,
đã mất phương hướng chính trị, dao động về lập trường tư tưởng. Thậm chí
có người phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân ta giành được,
cho rằng chúng ta tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là sai lầm,
gây nên sự mất mát hy sinh không cần thiết… Trong điều kiện nền kinh tế

9


hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, một số

người còn cho rằng đã là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì phải tự do
hóa, chế độ một đảng lãnh đạo là không tương dung với kinh tế nhiều thành
phần, hoặc đã chấp nhận kinh tế thị trường thì đừng nói đến định hướng xã
hội chủ nghĩa. Từ đó, họ khuyên chúng ta không nên tiếp tục con đường xã
hội chủ nghĩa mà nên đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ hay dừng lại ở chế độ
dân chủ nhân dân, củng cố chế độ dân chủ nhân dân đến khi nào chuẩn bị đầy
đủ các yếu tố hãy đi lên chủ nghĩa xã hội cũng chưa muộn, v.v…
Trước những diễn biến của tình hình trên đây, rõ ràng đều nhắm tới
mục tiêu, ý đồ đen tối là phủ định tư tưởng xuyên suốt trong di sản Hồ Chí
Minh đối với cách mạng nước ta, mong muốn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải vững tin vào con đường Bác Hồ đã
lựa chọn, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai
đọan cách mạng hiện nay, tiếp tục quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, vì dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh./.
Hơn nữa, ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, Đảng ta đã quan niệm
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không phải là hai mục tiêu khác nhau, bên
ngoài nhau. Độc lập dân tộc mà chúng ta cần có là độc lập dân tộc của một
nước xã hội chủ nghĩa. Chỉ khi đó, độc lập dân tộc mới đi liền với sự giàu có,
hạnh phúc chung của nhân dân. Độc lập dân tộc là thuộc tính nội tại của chủ
nghĩa xã hội với tư cách một chế độ xã hội ; không có độc lập dân tộc thì
không có xã hội xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,Nxb chính trị quốc gia,Hà Nội,2006.

10


2.


Phạm Ngọc Quang, “Về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội”,Tạp chí Cộng Sản: http://203.162.0.19:8080/show_content.pl?

3.

topic=3&ID=654
/>
nghia-xa-hoi/20062/23295.vov
4. .
5. Hồ Chí Minh,Toàn tập,tập 10,Chính trị quốc gia,Hà Nội,1996.

11



×