Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bình luận câu nói của chủ tịch HCM “nước việt nam là một, dân tộc việt nam là một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.46 KB, 16 trang )

Câu hỏi:Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh’’Nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một’’
Đại cương:
1.Lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin
1.1 Lý luận hình thái kinh tế xã hội, các mối quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội
1.2 Quan điểm coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
2.Thực tiễn Việt Nam
2.1.khách quan
2.1.1.Thành phần dân tộc :Là một nước đa dân tộc , gồm có 54 dân tộc anh em phân

bố

khắp mọi miền tổ quốc.Về lịch sử từ mấy nghìn năm nay, các dân tộc cùng chung sống trên
dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải cố kết nhau lại để chống chọi với thiên tai, giặc
giã, trở thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng
nước và giữ nước. Chủ yếu là dân tộc kinh ,13% dân số là đồng bào thiểu số lại sống ¾ diện
tích đât nước các địa bàn chiến lược về kinh tế quốc phòng an giao lưu quan hệ kinh tế quốc
tế.Mỗi dân tộc người có bản sắc đời sống văn hóa riêng, 16 dân tộc người có tiếng nói và chữ
viết riêng.
2.1.2 Phải huy động sức mạnh toàn dân đoàn kết để bảo vệ tổ quốc
2.2.Chủ quan
2.2.1. Nhà nước Việt Nam là nhà nước do dân và vì dân
2.2.2.Truyền thống yêu nước đã có từ lâu đời
2.2.3.Thực tiễn các phong trào cách mạng cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX :phong trào Cần
Vương, Đông Du,Duy Tân,phong trào chống thuế
2.2.4.Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công minh chứng hùng hồn nhất cho sức mạnh
của đại đoàn kết dân tộc
3.Nội dung của luận điểm
3.1. Tinh thần đoàn kết đã trở thành truyền thống đối với người Việt Nam.
3.2. Toàn thể nước Việt Nam, dân tộc Viêt Nam chung sức trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc ,xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


4.Tính đúng đắn của luận điểm
4.1.Tính đúng đắn của luận điểm trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
4.2.Nội dung tiến hành

1


4.2.1.Phương pháp tuyên truyền giáo dục :thức tỉnh mọi người đoàn kết, tùy từng giai
cấp,từng cộng đồng,tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà đưa ra những cách thức hợp lý khác nhau
để thúc đẩy tinh thần đoàn kết.
4.2.2.Phương pháp tổ chức:sự thống nhất và bền vững của hệ thống chính trị cách mạng
với Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định sự tồn tại và sức mạnh đoàn kết
4.2.3.Sự kết hợp hiệu quả và xử lý các mối quan hệ sao cho giải quyết các mâu thuẫn



mở rộng sự ủng hộ của thế giới thu hẹp tối đa lực lượng thù địch.
4.3.Những thành tựu đạt được
4.3.1.Thành công của cách mạng Tháng Tám và thắng của 2 cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và chống đế quốc Mĩ
4.3.2.Giữ vững hòa bình trong độc lập,tự do và toàn vẹn lãnh thổ,giữ vững và củng cố
ổn định chính trị,đập tan mọi âm mưu chia rẽ đất nước dân tộc.
4.3.3.Quan hệ đối ngoại được mở rộng,giao lưu với các nước trên thế giới
Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 mất ngày 2/9/1969 là một nhà cách mạng một trong những
người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho
Việt Nam.Chủ tịch Hồ Chí Minh , anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất
của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô cùng quý giá,
một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt.trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có
giá trị trường tồn với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại.Đây là tư tưởng
xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của
dân tộc.Điều đó được thể hiện rõ qua câu nói của Người’’Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt
Nam là một’’
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được
hình thành trên cơ sở thừa kế và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống
dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin đã được vận dụng và
phát triển sáng tạo phù hợp với tình hình và điệu kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai
đoạn cách mạngTheo lý luận hình thái kinh tế xã hội ,sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời
sống xã hội,phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất và do đó
cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung.Vì
vậy,không thể xuất phát từ ý thức,tư tưởng hoặc từ ý kiến chủ quan của con người để giải
thích các hiện tượng trong đời sống xã hội,mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển
2


của nền sản xuất xã hội,đặc biệt là từ trình độ phát triển của phương thức sản xuất của xã hội
với cốt lõi của nó là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực.Chủ nghĩa Mác-Lênin
cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng , nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai
cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cahs mạng phải trở thành giai cấp dân tộc..Mác nêu khẩu
hiệu’’Vô sản toàn thể giới liên hiệp lại’’.Lênin làm cách mạng vô sản thành công ở Nga, , lực
lượng công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc , đại đoàn kết quốc tế.Khẩu hiệu của Mác được mở rộng’’ Vô sản toàn thế
giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại’’.Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng
nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.Hồ Chí Minh
đến với chủ nghĩa Mác-Lênin vì Người đã tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực
lượng cách mạng trong pham vi toàn thế giới.
Nước Việt nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á, giáp biển Đông, có
vị trí chiến lược quan trọng có diện trên 300 nghìn Km2.Dân số hơn 80 triệu người, bao gồm
54 dân tộc anh em đang sinh sống, có địa giới hành chính 64 tỉnh và thành phố trực thuộc
Trung ương. Tất cả đã hoà vào dòng chảy của lịch sử tạo nên bức tranh nhiều màu sắc của đại

gia đình các dân tộc Việt nam. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, muôn người như một,
bền bỉ đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy hi sinh gian khổ; chống giặc ngoại xâm mới giành
được nền độc lập, thống nhất. Ngày nay, với ánh sáng nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc
khoá X đang lãnh đạo toàn thể các dân tộc Việt Nam bước trên con đường đổi mới về kinh tế,
văn hoá, xã hội, bước vào một kỷ nguyên mới hào hùng của đất nước ta.
Thấm nhuần nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin,Hồ Chí Minh khẳng định:’’Việt Nam làm
cách mạng giải phóng dân tộc,đó là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai
người’’.Cách mạng muốn thắng lợi phải đoàn kết toàn dân,phải làm cho sĩ công,nông,thương
đều nhất trí chống lại cường quyền.Trong sự nghiệp này phải lấy công nông làm người chủ
cách mệnh,công nông là cái gốc cách mệnh.Hồ Chí Minh tổng kết,đánh giá các di sản truyền
thống về tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các phong
trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới,nhất là các phong trào giải phóng dân tộc thuộc
địa,từ đó Người rút ra bài học kinh nghiệm để hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng về đại đoàn
kết của mình.Các phong trào cách mạng Việt Nam thực tế vừa hào hùng,vừa bi tráng đã
chứng tỏ nếu chỉ có yêu nước thôi thì không đủ để đánh giặc.’’Sử ta đã dạy cho rằng ,khi nào

3


dân ta biết đoàn kết thì khi đó dân ta thắng lợi.’Yêu cầu của thời đại mới là lực lượng lãnh
đạo đủ sức quy tụ cả dân tộc vào
đấu tranh cách mạng,đề ra đường lối cách mạng đúng đắn,xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
bền vững thì mới giành thắng lợi.Hồ Chí Minh đã thấy hạn chế trong phương pháp tập hợp
lực lượng của các nhà yêu nước,Bác đã tìm sang Pháp để tìm hiểu và trở về giúp đồng bào
mình.Khi ở nước ngoài,Hồ Chí Minh khảo sát tình các nước tư bản chủ nghĩa và các nước
thuộc địa,Bác nhìn thấy tiềm ẩn to lớn của họ và cũng thấy hạn chế là các dân tộc thuộc địa
chưa có tổ chức,chưa biết đoàn kết,chưa có sự lãnh đạo đúng đắn..Trong các phong trào cách
mạng của Trung Quốc và Ấn Độ,với tư tưởng là đoàn kết các giai cấp , các đảng phái,các tôn
giáo…nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng.Thắng lợi của cách mạng tháng

mười Nga,Người đã tìm hiểu thấu đáo con đường cách mạng tháng Mười,bài học kinh nghiệm
quý báu,đặc biệt là bài học huy động lực lượng quần chúng công nông giành và giữ chính
quyền xô viết non trẻ.Người cho rằng đây là cuộc cách mạng đến nơi đến chốn.Đó là cơ sở
thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền về quyền tự chủ quốc gia dân tộc. Quá trình dựng nước
và giữ nước đã tạo dựng và phát triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn hóa tư tưởng rực rỡ,
trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng tự do là truyền thống của lịch sử. Đó là
nền tảng văn hóa tư tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất
của nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Độc lập, tự do và tư tưởng
cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh là chìa khóa để mở đường hội tụ thắng lợi của chiến lược:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Để thực hiện
chiến lược đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải có cương lĩnh đúng đắn phù hợp với thực tiễn
của đất nước qua các thời kỳ cách mạng khác nhau. Ngay từ ngày đầu mới thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,
được hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 thông qua, trong đó đã nêu cao khẩu hiệu “Việt
Nam độc lập”, Việt Nam tự do và chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi, uyển chuyển.Thắng
lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
hơn 75 năm qua trước hết là thắng lợi của Cương lĩnh, chiến lược đường lối cách mạng khoa
học và sáng tạo, là thắng lợi của tư tưởng cách mạng cao cả và vĩ đại của Hồ Chí Minh - tư
tưởng độc lập, tự do. Khối quần chúng đông đảo chỉ trở thành sức mạnh vô địch khi được giác
ngộ về mục tiêu chiến đấu cao cả, được tổ chức lại thành một khối vững chắc trên cơ sở của
Mặt trận dân tộc thống nhất, được hình thành và phát triển ngày càng hoàn thiện trong tiến

4


trình cách mạng. Năm 1941, cùng với chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng, Hồ Chí
Minh đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh giữa lúc nhân dân Việt Nam đang sống
quằn quại trong cảnh nước sôi, lửa nóng, lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, ai

cũng muốn độc lập, tự do. Thành lập Mặt trận Việt Minh là một điển hình sáng tạo của Hồ
Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết dân tộc đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng
Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước của dân tộc, do dân tộc và vì
dân tộc. Tiếp đến trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc 1945 - 1954, mặt trận dân tộc thống
nhất tiếp tục được củng cố và mở rộng. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã ra đời, thực hiện
sự đoàn kết quốc dân để làm cho nước Việt Nam được độc lập, thống nhất, dân chủ, phú
cường. Hội ra đời tạo điều kiện mới để đoàn kết và tranh thủ những ai có thể tranh thủ được
nhằm thống nhất lực lượng quốc gia dân tộc, chống chia rẽ. Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ
cứu nước, Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và
chiến lược đại đoàn kết dân tộc để đẩy mạnh cuộc cách mạng ở miền Nam, thống nhất đất
nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra đời, kế tục sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc của Mặt
trận Liên Việt. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã được thành lập nhằm
tạo điều kiện để mở rộng khối đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ của Mặt trận. Đầu năm 1968,
Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình miền Nam Việt Nam ra đời. Đây là
một tổ chức thích hợp để thu hút các tầng lớp trung gian và thượng lưu ở thành thị miền Nam
vào khối đại đoàn kết dân tộc chống Mỹ cứu nước. Trải qua hơn 20 năm chiến đấu, cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thắng lợi hoàn toàn. Non sông đã thu về một mối. Năm
1976, các tổ chức Mặt trận trong cả nước đã được thống nhất lại thành một mặt trận chung lấy
tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện sứ mạng đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau xây
dựng lại đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, làm cho Việt Nam thành một quốc
gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giành độc lập
cho dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Khát vọng và lý tưởng ấy đã
thôi thúc, quán xuyến mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của Người.
Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba
Đình, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm để xây dựng
nên Nhà nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập


5


nên chế độ cộng hòà". Bản chất nhân dân của Nhà nước ta - Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, nay là Nhà nước CHXHCN Việt Nam - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là thành
quả của các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống phong kiến và ngoại xâm, là thành
quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ngay từ đầu và trong quá trình hiện diện của mình, Nhà nước
không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu ý chí, tâm nguyện và trí tuệ của
cả dân tộc Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân dân là chủ
thể quyền lực, nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh
của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ Nhà nước không phải là nơi để "thăng quan, phát
tài", chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc. Người khẳng định: "Bao nhiêu quyền hạn đều
là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra"...
Đã là nhà nước của dân thì chính quyền ấy nhất thiết phải do dân quyết định, tức là nhân dân
phải là người thực hiện quyền lực, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của
mình. Đó là những hình thức cơ bản của nền dân chủ. Dân chủ vừa là thành quả đấu tranh
cách mạng của dân tộc, vừa là giá trị văn hóa, do đó theo Người "Nhà nước ta phải phát triển
quyền dân chủ sinh hoạt chính trị toàn dân... làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự
tham gia vào công việc của Nhà nước". Chính quyền của nhân dân phải do nhân dân tự tay
mình thực hiện. Như vậy nền tảng xã hội sâu và rộng, ý thức chính trị và khả năng tham gia
vào đời sống chính trị của nhân dân là yếu tố đảm bảo cho nền dân chủ mới. Người coi yếu tố
đầu tiên của dân chủ là "Có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn. Khi bàn rồi thì bỏ
thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. Ấy là dân chủ". Phải chăng, phương châm
chúng ta đang thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chính là thể hiện tư tưởng
của Bác Hồ về dân chủ, thực hành dân chủ.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc xây dựng nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước phải
căn cứ vào chỗ bộ máy nhà nước giải quyết những nhu cầu thiết yếu hằng ngày của dân chúng
tốt hay chưa, có vì lợi ích của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân hay không. Trong
điều kiện có chính quyền, Người đã tiên lượng: "Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm

là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Thực chất những căn bệnh đó là
vi phạm quyền làm chủ của nhân dân lao động, là độc tố phản văn hoá đi ngược lại bản chất
nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngoài việc giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức cách
mạng, "Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm
nghề nghiệp gì" (*), còn phải là công việc thường xuyên, liên tục và được đông đảo quần

6


chúng nhân dân cùng tham gia kiểm soát, giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước để
phòng tránh tha hóa quyền lực và chống giặc "nội xâm" đó có hiệu quả.
Để Nhà nước ta luôn trong sạch vững mạnh, điều không thể thiếu mà Bác Hồ luôn đặc biệt
quan tâm xây dựng, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn là những "công bộc" của
nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân; "việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì
có hại cho dân phải hết sức tránh". Bởi xét tới cùng cán bộ luôn là cái gốc của mọi công việc.
Do đó, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, đặc biệt biết sử dụng nhân tài
"vừa hồng vừa chuyên" là một khâu quan trọng để hoàn thiện bộ máy nhà nước, nhất là trong
giai đoạn chúng ta đang xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN. Đảng phải có cơ chế, chính
sách để sớm phát hiện và bồi dưỡng các tài năng giới thiệu vào các cơ quan nhà nước... Người
yêu cầu : "Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c
này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới được".
Sau khi cách mạng thành công, nhà nước của dân, do dân tộc và vì dân tộc được thành lập,
chiến lược đại đoàn kết quốc gia dân tộc không chỉ được thực thi bằng cách tập hợp lực lượng
quần chúng rộng rãi, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức, mà còn phải liên hiệp quốc
dân ở trong Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan hành chính cao nhất
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Hồ Chí
Minh đề xuất và tổ chức thành công Quốc dân đại hội Tân Trào, lập ra Ủy ban Giải phóng
Dân tộc tháng 8 năm 1945 trong đêm trước cuộc Tổng khởi nghĩa, đặc biệt là tổ chức cuộc
Tổng tuyển cử toàn dân vào tháng 1 năm 1946, để bầu ra quốc hội đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và của đại đoàn

kết toàn dân, và Quốc hội đã lập chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một chính
phủ chung của cả dân tộc chứ không phải là chính phủ riêng của một đảng phái, một giai cấp
nào. Đây cũng là một điển hình thành công sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân
tộc trong tổ chức nhà nước pháp quyền của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc, là một bài học
vô cùng quý báu của việc thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong lĩnh
vực xây dựng, tổ chức nhà nước. Hồ Chí Minh đã thực thi thắng lợi chiến lược đại đoàn kết
dân tộc do Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất chính vì Người đã thành công trong
việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng đạo đức và văn minh,
một “Đảng hiện thân cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc, một đảng cách mạng tiên
phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam”. Trong tất cả
mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý

7


thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh
dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ
Chí Minh một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức
thích hợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức
làm nòng cốt do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc
của của toàn dân là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý
nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ
không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm
hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của
nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam,
lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được
hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn
năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù

xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ!) Chính vì vậy mà
tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua
tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù
này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Cuối thế kỷ XIX,. Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do
Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh
thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng
Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương
vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình
của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (18831892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc
khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913.
Thất bại của phong trào Cần Vương do chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ

8


mạnh để chống Pháp.Hơn nữa các đạo quân này không được lòng dân nhiều lắm bởi để có
phương tiện sống và duy trì chiến đấu,họ phải đi cướp phá dân chúng.Điều đó chứng tỏ sự bất
lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch
sử đặt ra.
Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật
Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập
hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908). Chủ
trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ
thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập
raViệt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ

trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng không thành công.
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân
khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân
giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nướcViệt Nam . ở Bắc Kỳ, có
việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu
là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay
đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế (1908).
Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng như các
sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương
hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời
kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu các phong trào yêu nước đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều bị thất bại do các phong trào này chưa có đường lối
và phương pháp đấu tranh đúng đắn.
Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất của lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta
đã đập tan ách phát-xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm, xóa bỏ chế
độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành
người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ðảng ta từ khi ra đời bị khủng bố dã
man, đã trở thành đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo xã hội.
Thành công của Cách mạng Tháng Tám đã xác định nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi là
sự lãnh đạo thống nhất của một Ðảng duy nhất. Việt Nam là một nước trên một dải đất dài, có
54 dân tộc anh em, lại bị thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, những thủ đoạn lừa
9


bịp về độc lập giả hiệu, khối đại đoàn kết Ðông Á của phát-xít Nhật mê hoặc, đi đôi với sự
đàn áp tàn bạo những người yêu nước, cho nên phải có một Ðảng thống nhất lãnh đạo, vừa
kiên cường vượt qua mọi thử thách, vừa thể hiện tập trung ý chí và tầm cao trí tuệ của dân tộc,

mới giành được thắng lợi nhanh gọn khi có thời cơ thuận lợi. Ðảng có cơ sở tổ chức trên toàn
quốc làm nòng cốt lãnh đạo các địa phương vùng lên kịp thời, chớp được thời cơ "ngàn năm
có một" đã giành được chính quyền cách mạng trên cả nước.
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám-1945 là sự vùng lên của hàng chục triệu nhân dân cả nước, cả ở
rừng núi, nông thôn và thành thị, đập tan chính quyền phản động, mà đòn quyết định cuối
cùng là ở các thành thị lớn. Lực lượng cách mạng của quần chúng đã áp đảo lực lượng phản
động, làm nổi bật sức mạnh "xoay trời chuyển đất" chưa từng có của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc từ bắc đến nam. Lực lượng vũ trang cách mạng tuy còn nhỏ nhưng đã là những đội
quân xung kích, đã từng đánh Pháp, đánh Nhật với những trận nổi tiếng như Phai Khắt - Nà
Ngần, Tam Ðảo, Sơn Dương, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Quảng Yên...
Các đội vũ trang cách mạng đã hỗ trợ, bảo vệ quần chúng biểu tình, tuần hành thị uy, tiến
công các đồn bốt, các trại bảo an, trấn áp bọn Việt gian, bọn phản động, chiếm các công sở,
phá các nhà tù, kho súng. Không có lực lượng vũ trang cách mạng, chính quyền tay sai Nhật
không tan rã nhanh chóng, không hạn chế được sự chống đối của kẻ thù cầm súng. Không có
lực lượng vũ trang cách mạng không thể làm tăng thêm sức mạnh tiến công của lực lượng
chính trị của quần chúng, đưa cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh gọn. Tổng khởi
nghĩa Tháng Tám năm 1945 là cuộc khởi nghĩa vũ trang, song lực lượng chính trị của quần
chúng có sức mạnh quyết định.
Cách mạng Tháng Tám đã thể hiện nổi bật sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mới xuất
hiện, sau một thời gian dài hàng trăm năm bị phân tán, chia rẽ, xói mòn. Sự ra đời của Mặt
trận Việt Minh đã mở ra bước ngoặt trong việc tập hợp lực lượng toàn dân tộc ở nước ta.
Ngày 20-11-1941, Mặt trận Việt Minh đã nêu rõ mục tiêu là làm cho nước Việt Nam hoàn
toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với tiến bộ xã hội. Ðánh đuổi được Nhật, Pháp, nước ta xây dựng chính thể dân chủ cộng
hòa, thực hiện phổ thông đầu phiếu, ban bố các quyền tự do dân chủ, nam nữ bình đẳng, các
dân tộc thiểu số có quyền tự quyết, thực hiện giảm tô, chia lại công điền, thực hiện ngày làm 8
giờ, phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, khuyến khích trí thức phát triển y tế, giáo dục,
văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao...
10



Mặt trận Việt Minh tập họp mọi lực lượng yêu nước, các đoàn thể cứu quốc, trên nền tảng
liên minh công nông và lao động trí óc, đoàn kết với mọi tầng lớp, không phân biệt ngành
nghề, sắc tộc, tôn giáo, mọi nhân sĩ, không thành kiến với quá khứ, cùng hợp tác vì mục tiêu
cao nhất là độc lập, thống nhất cho đất nước. Quốc dân Ðại hội họp ở Tân Trào là một hình
ảnh tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc. Trong cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, tại Bắc Bộ Phủ,
ta bắt được Ngô Ðình Diệm, muốn ông ta cùng phấn đấu cho nước nhà độc lập, nhưng Diệm
từ chối và ta đã trả tự do cho ông ta.
Khái niệm đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống những luận
điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục.Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ nhằm phát
huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì
độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.Nói cách khác, đó là một tư tưởng xây dựng,
củng cố mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
đoạn , giải phóng con người.
Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kì quy báu của nhân dân ta.Người cho
rằng:’’muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy
mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, cách mạng vô sản..Trong từng thời kì,từng giai
đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực
lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn được
Người nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị
nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán , xuyên suốt tiến trình cách
mạng Việt Nam.Đoàn kết quyết định thành công cách mạng vì đoàn kết tạo lên sức mạnh là
then chốt của thành công.Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh,
muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất’’Nước Việt Nam là một,
dân tộc Việt Nam là một’’.Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô, mức
độ của thành công.Đoàn kết phải luôn được nhận định là vấn đề sống còn của cách mạng.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng là
lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việtt Nam.Trong lời kết thúc buổi ra mắt của
Đảng Lao Động Việt Nam năm 1951,Hồ Chí Minh nêu mục đích của Đảng Lao Động Việt
Nam gồm 8 chữ :’’đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc’’.Trước Cách mạng tháng Tám và

trong kháng chiến nhiệm vụ của tuyên huấn là làm sao cho dồng bào hiểu được mấy điều:một
là đoàn kết, hai là làm cách mạng đòi độc lập dân tộc.Sau kháng chiến Bác lại nêu nhiệm vụ
của tuyên huấn là để dân hiểu:một là đoàn kết, hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội, ba là đấu
11


tranh thống nhất nước nhà.Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp
lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.Vì vấn đề cơ bản
của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tập hợp sức mạnh toàn
dân đánh giặc.Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách
mạng do quần chúng nhân dân tiến hành.Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh,tập hợp, hướng dẫn,
chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành
sức mạnh vô địch của cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.Hồ Chí
Minh cho rằng yêu nước phải thể hiện ở thương dân, không thương dân thì không có tinh thần
yêu nước.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh,’’dân’’ chỉ mọi con dân đất việt, con rồng cháu tiên, không phân
biệt dân tộc đa số,người tín ngưỡng và người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái,
trai,giàu ,nghèo.Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể , với toàn thể đồng bào quần chúng và cả
hai đối tượng trên đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.Bác Hồ đã nêu’’Ta đoàn kết là
để đấu tranh thống nhất và độc lập Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết là để xây dựng nước
nhà.Vậy ai có tài, có đức,có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đều
đoàn kết với họ’’.Trong khi xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải tin vào dân , dựa vào dân
và phấn đấu vì quyền lợi của dân.Mỗi người’’ai cũng ít hay nhiều có tấm lòng yêu nước’’tiềm
ẩn.Cần thức tỉnh lương tri của mỗi con người thì lòng yêu nước sẽ bộc lộ.Điểm chung để quy
tụ khối đại đoàn kết dân tộc làn độc lập dân tộc, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân
dân.Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng là gốc rễ là nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.Trong khi tập hợp khối đại đoàn kết thì lực lượng chủ yếu của
khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công nông cho nên trước hết là đoàn kết đại đa số nhân
dân, àm đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.Về
sau Hồ Chí Minh mở rộng’’liên minh công nông là lao động trí óc làm nền tảng của khối đại

đoàn kết toàn dân’’.’’Trong bầu trời không có gì quý bằng dân , trong thế giới không có gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân’’.Điều kiện để thực hiện khối đại đoàn kết toàn
dân là phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa,đoàn kết, phải có tấm lòng khoan dung
độ lượng.Người mà có lầm lạc, mà biết lỗi thì đoàn kết với họ, tránh khoét sâu cách biệt’’bất
kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc thì dù người đó trước đây
chống lại chúng ta bây giờ cũng thật thà đoàn kết với họ’’.Cần xóa bỏ hết mọi thành kiến, cần
thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ để phục vụ nhân dân.

12


Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vất chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện
khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trân dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.Khối đại
đoàn kết toàn dân phải được giác ngộ mục tiêu, tổ chức thành khối vững chắc và hoạt động
theo một đường lối chính trị đúng đắn.Và đưa quần chúng vào tổ chức phù hợp với từng giai
cấp, từng lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, tôn giáo phù hợp với từng bước phát triển của phong
trào cách mạng.Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi qui tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu
nước.Trong từng thời kì mặt trận có tên gọi khác nhau như: Hội phản đế đồng minh, Mặt trận
dân chủ,Mặt trận việt minh,Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, Mặt trận tổ quốc
Việt Nam .Nhưng thực chất chỉ là một –đó là tổ chức chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các
lực lượng phấn đầu vì hòa bình, vì mục tiêu của dân tộc.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh Đảng cộng sản vừa là thành viên,vừa là người lãnh đạo mặt trận dân
tộc.Đảng lãnh đạo bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn phù hợp với từng thời kì
của cách mạng.Đảng phải dùng phương pháp vận động giáo dục, thuyết phục nêu gương, lấy
lòng nhân ái để cảm hóa khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện,không gò ép quan niêu mệnh
lệnh.Từ đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc tế, tử tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là kết
tinh mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp nhân loại.Mở rộng khối đại đoàn kết
đến đâu thì giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc, giai cấp, nhân loại đến đó.Quyền lợi của
nhân dân lao động luôn gắn với quyền lợi tối cao của dân tộc.
Giữ vững độc lập ,tự chủ,dựa vào sức mình là chính,tranh thủ sự giúp đỡ của các nước

XHCN,sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ,đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của
mình.Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị,hợp tác,sẵn sàng’’làm bạn với tất cả mọi nước dân
chủ’’.Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác là người đầu tiên đặt nền móng cho tình hữu
nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.Bác nói:’’Chính sách ngoại
giao của chính phủ Việt Nam thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ
trên thế giới để giữ hòa bình’’,’’thái độ của Việt Nam đối với những nước Á Châu là thái độ
anh em,đối với ngũ cường là thái độ bạn bè’’.Bác sớm có tư tưởng đa phương hóa ,đa dạng
hóa các quan hệ đối ngoại’’tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và
văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường.Hồ Chí Minh dành
ưu tiên cho quan hệ các nước láng giềng châu Á .Láng giềng gần như :Trung
Quốc,Lào,Campuchia ; láng giềng xa và các nước Đông Nam Á.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nước ta từ một nước thuộc địa và nửa
13


phong kiến, trở thành một nước độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có
quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân
dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đảng Cộng sản
Việt Nam từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nói: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp
lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào. Cách mạng Tháng Tám
1945 đã cho chúng ta nhiều bài học vô cùng quý báu. Một trong những bài học đó là: Cách
mạng là sự nghiệp của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để lãnh đạo cách mạng thành
công, Đảng phải dựa vào nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu và phục vụ, luôn luôn gắn bó
mật thiết với nhân dân, phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân.Bài học về sức mạnh to lớn
của nhân dân và sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân có ý nghĩa sâu sắc không chỉ đối
với Cách mạng Tháng Tám 1945, đối với hơn 30 năm chiến đấu gian khổ bảo vệ nền độc lập
và thống nhất Tổ quốc, mà còn cho cả ngày nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đó là một chân lý lớn của cách mạng Việt Nam, một nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ

Chí Minh khi Người nhấn mạnh và thực hiện nhất quán: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công".
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi đã khẳng định sức mạnh và truyền
thống chống ngoại xâm của dân tộc ta. Sức mạnh của ý chí tự lực tự cường của một dân tộc có
truyền thống văn hiến đã đánh thắng một trong những cường quốc của thế giới hiện đại. Chủ
nghĩa yêu nước và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã được phát huy
trong thời đại mới, thời đại cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền vời chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ đã nói lên sức sống mãnh liệt và một tiềm
năng to lớn của một chế độ xã hội mơi, một thể chế chính trị tiến bộ trong lịch sử tiến bộ của
dân tộcViệt Nam.Thành quả của CMT8 được bảo vệ và phát triển.Nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa trẻ tuổi đã đứng vững trước những thử thách của lịch sử
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo
căn cứ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.Đây là tiền đề to lớn nhất cho
sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta trong thời kì mới, thời kì cả nước đồng thời
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng trên 2 miền đất nước, tạo nên sức mạnh tổng
hợp để chiến thắng kẻ thù được coi là sen đầm của thế giới hiện đại.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp góp phần làm
thay đổi so sánh lực lượng giữa 2 hệ thống, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên
phạm vi thế giới.Việt Nam - Điện Biên Phủ-Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của chủ
14


nghĩa anh hùng cách mạng,mang lại niềm tin mạnh mẽ cho các dân tộc nhỏ bé đang đấu tranh
cho độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội trong thế giới ngày nay.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến dịch Điện biên Phủ
lịch sử và hiệp định Gionever là thời đại Hồ Chí Minh. Chiến thắng này đặt cơ sở vững chắc
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và những thắng lợi của CM Việt nam sau này.
Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thành quả vĩ đại
nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trải qua
21 năm chiến đấu nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc

Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thắng lợi đó đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh
giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn một thế kỷ
của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ và phát triển những thành tựu của cách mạng Xã Hội Chủ
Nghĩa ở miền Bắc, hoàn thành thống nhất đất nước.Thắng lợi đã mở ra 1 kỷ nguyên mới cho
dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập thống nhất và chủ nghĩa xã hội, chiến thắng nghèo nàn
lạc hậu,xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh và bảo vệ vững chắc tổ
quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, góp phần làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công cách mạng trên
thế giới, động viên cổ vũ hàng trăm triệu người đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần IV của Đảng đã nhận định:" Năm tháng sẽ trôi qua
nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào
lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự
toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và vào lịch sử thế giới như
một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20,một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời
đại sâu sắc .
Xuất phát từ yêu cầu, tình hình phát triển của cách mạng nước ta, đặc biệt là từ yêu cầu bảo vệ
Tổ quốc: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa;
bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và
lợi ích quốc gia, dân tộc”. Đòi hỏi phải nắm vững và thực hiện tốt hơn những nguyên tắc xây
dựng quân đội về chính trị, xây dựng quân đội nhân dân là một lực lượng chính trị, một lực
lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó cũng chính là sự
thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải tăng cường công tác chính trị,
luôn luôn nâng cao trình độ chính trị và giác ngộ giai cấp của bộ đội ta; phải đảm bảo sự chấp
15


hành chính sách của Đảng và Chính phủ; phải triệt để giữ gìn kỷ luật tự giác về mặt quân sự
và về mặt chính trị. Vì vậy phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội và phải thực

hiện dân chủ trong bộ đội”.
Phải tăng cường xây dựng và phát huy bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân
tộc của quân đội nhân dân phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc đang diễn ra quyết liệt, phức tạp, nhất là trên lĩnh vực chính trị-tư
tưởng. Xây dựng bản chất giai cấp công nhân của quân đội thực chất là làm cho quân đội luôn
nắm vững mục tiêu chiến đấu, nhận thức đúng và thực hiện tốt chức năng vũ trang bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết có một vai trò cực kì quan trọng.Nó không
chỉ là lời giản đáp đúng đắn cho những bài toán về cách mạng vào thời điểm đó mà trong suốt
chiều dài lịch sử nó vẫn giữ nguyên giá trị.Thực tiễn cách mạng Việt Nam trên 70 năm qua đã
chứng minh hùng hốn sức sống kì diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc.Đại đoàn kết dân tộc, từ chỗ là tư tưởng lãnh tụ đã trở thành sợi chỉ đó xuyên
suổt đường lối chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.Tư tưởng đó đã thấm sâu ôcvào tư
tưởng , tình cảm của tất cả những người Việt Nam yêu nước và biến nó thành hành động cách
mạng của hàng triệu hàng triệu con người, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Ở thời điểm dân tộc ta đang bước vào thế kỉ XXI
những thời cơ và cách thức đan xen nhau thường xuyên tác động đến khối đại đoàn kết dân
tộc.Hơn lúc nào hết, thực tiễn đất nước đòi hỏi chúng ta phải quán triệt những quan điểm của
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm
ấy,phù hợp với biến đổi tình hình mới.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc sẽ ngày
càng phát triển, hoàn thiện cùng với thực tiễn biến đổi của đất nước.Tư tưởng ấy vẫn là ngọn
nguồn tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam để đi tới thắng lợi hoàn toàn và
triệt để của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

16




×