Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤY CHỈ GIẢM CÂN 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 39 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
"SO SÁNH HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP THUỶ CHÂM VỚI PHƯƠNG
PHÁP CẤY CHỈ TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG TẠI BỆNH VIỆN
QUẬN 11 "
Chủ nhiệm đề tài: BS. Nguyễn Trần Thọ
Thực hiện đề tài: BS. Nguyễn Trần Thọ
BS. Võ Ngọc Minh
YS. Trần Văn Sáng
YS. Điền Nghĩa

I.

Đặt vấn đề:
Chứng đau lưng, đặc biệt đau vùng thắt lưng, là triệu chứng thường
gặp trong chúng ta. Đau thắt lưng có thể biểu hiện rất nhẹ đến dữ dội và có thể
rất ngắn hoặc có khi kéo dài rất lâu. Điều này đã ít nhiều gây khó khăn và làm
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta.
Chứng đau thắt lưng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Có
những nguyên nhân đơn giản như co cơ do sai tư thế nhưng cũng có những
trường hợp đòi hỏi những kỹ thuật khảo sát phứt tạp. Và cũng không ít trường
hợp đau thắt lưng là do nhiều nguyên nhân cùng xuất hiện.
Do vậy điều trị đau lưng là một vấn đề phứt tạp, đòi hỏi nhiều phương
pháp điều trị dùng thuốc cũng như không dùng thuốc ứng với từng trường hợp
cụ thể. Ở đây chúng tôi giới thiệu Phương pháp thuỷ châm và Phương
pháp Cấy chỉ để điều trị đau lưng, dùng phương pháp châm cứu của đông y
kết hợp với việc đưa thuốc tây y hoặc chỉ tự tiêu Catgut vào các huyệt. Đây là
phương pháp điều trị phối hợp đông tây y.

1

1




Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hiệu quả của 2 phương pháp Thuỷ
châm và Cấy chỉ trong điều trị chứng đau lưng

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Bệnh thừa cân béo phì
1.1.1 Định nghĩa
Thừa cân và béo phì được định nghĩa như là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức
trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người [33].
1.1.2 Cách xác định tình trạng thừa cân béo phì
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo tuổi và giới được sử dụng để đánh
giá thừa cân béo phì theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới với quần thể tham khảo
từ 6 quốc gia: Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Mỹ [21, 30].
BMI=
Chỉ số này được áp dụng trên toàn thế giới với mức phân loại như sau:
Bảng 1.1: Phân loại thừa cân béo phì theo WHO [29].

2

Phân loại

Mức BMI

Nhẹ cân

< 18,5


Bình thường

18,5 - 24,9

Thừa cân

25 - 29,9

Béo phì độ 1

30 - 34,9
2


Béo phì độ 2

35 - 39,9

Béo phì độ 3

> 40

Các mức phân loại trên dựa vào mức độ gia tăng nguy cơ với các bệnh không lây
như đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…với mức nguy cơ tương đối
khi thừa cân và mức nguy cơ cao khi béo phì.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đa quốc gia tại Châu Á của Văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WPRO-WHO), Nhóm đặc trách nghiên
cứu thừa cân béo phì quốc tế, Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc tế (IDI), Trung tâm
hợp tác nghiên cứu dịch tễ học đái tháo đường và bệnh không lây (thuộc WHO) cho thấy
ở người Châu Á khi BMI trên 23 đã có thể tăng nguy cơ bệnh rõ rệt nên có đề xuất mốc

phân loại BMI là 23 áp dụng cho thừa cân, và mốc BMI là 25 cho béo phì ở Châu Á [29].
Bảng 1.2: So sánh phân loại thừa cân béo phì giữa thế giới và Châu Á [29]
Phân loại

Mức BMI

Mức BMI

Thế giới

Châu Á

Nhẹ cân

< 18,5

< 18,5

Bình thường

18,5 - 24,9

18,5 - 22,9

Thừa cân

25 - 29,9

23 - 24,9


Béo phì độ 1

30 - 34,9

25 - 29,9

Béo phì độ 2

35 - 39,9

≥ 30

Béo phì độ 3

≥ 40

1.1.3 Cơ chế sinh lý của thừa cân béo phì
1.1.3.1 Nguyên lý điều hòa năng lượng [15, 28]

3

3


Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa nǎng lượng do
thức ǎn cung cấp và nǎng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể.
Nǎng lượng (calo) đưa vào cơ thể qua thức ǎn thức uống được hấp thu và được oxy hoá
để tạo thành nhiệt lượng. Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, glucid đều có thể chuyển
thành chất béo dự trữ. Vì vậy, không những ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ gây béo phì mà ǎn
quá thừa tinh bột, đường đều có thể gây béo phì. Nǎng lượng ǎn quá nhu cầu sẽ được dự

trữ dưới dạng mỡ.
1.1.3.2 Cơ chế hooc-môn điều hòa cân nặng [1]
Các nhà khoa học phát hiện có cơ chế tín hiệu hồi báo giữa ruột, mô mỡ và não .
Trong cơ chế thể dịch có vai trò quan trọng của leptin do tế bào mỡ tiết ra và gắn vào các
cảm thụ thể ở vùng dưới đồi. Leptin là một polypeptid có vai trò quan trọng trong điều
hòa trọng lượng cơ thể, chuyển hóa và chức năng sinh sản. Trong chức năng điều hòa thể
trọng leptin điều chỉnh cảm giác đói, thân nhiệt và tiêu hao năng lượng cơ thể. Khi leptin
tăng lên sẽ gây giảm thể trọng do hai cơ chế: (1) giảm cảm giác đói và giảm tiêu thụ thức
ăn; (2) gia tăng tiêu hao năng lượng thông qua tăng tiêu thụ oxy, tăng thân nhiệt và giảm
khối lượng mô mỡ. Leptin chủ yếu làm giảm khối mỡ mà không có tác dụng làm giảm
khối nạc của cơ thể. Khi leptin trong máu giảm xuống sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng
và giảm tiêu hao năng lượng. Ở người thừa cân béo phì có hiện tượng đề kháng leptin .
1.1.4 Nguyên nhân gây béo phì
1.1.4.1 Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống
Việc gia tăng chất ngọt và béo trong khẩu phần cùng với giảm ăn hoặc ít ăn rau, trái
cây là một đặc điểm của những người thừa cân béo phì [35]. Không chỉ chất béo gây tăng
cân mà ăn nhiều thức ăn ngọt, chất bột đường cũng có thể gây béo [24]. Nghiên cứu thực
trạng thừa cân béo phì tại Việt Nam ở người trưởng thành 25 đến 64 tuổi năm 2005 của
Viện Dinh Dưỡng cho thấy người thừa cân béo phì tiêu thụ rau ít hơn so với người có
tình trạng dinh dưỡng bình thường, với mức trung bình là 196g/ngày ở nhóm thừa cân
béo phì so với 206g/ngày ở nhóm không thừa cân béo phì [4].
4

4


1.1.4.2 Ít vận động
Yếu tố nguyên nhân từ hành vi, lối sống liên quan nhiều đến tăng tỉ lệ thừa cân béo
phì là do lối sống tĩnh tại làm giảm tiêu hao năng lượng. Thói quen của cư dân thành thị
là dành nhiều thời gian làm việc, dành nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí tĩnh tại

như xem phim, xem truyền hình, làm việc với máy vi tính, chơi trò chơi điện tử, ít dành
thời gian giải trí qua các hình thức vận động. Đô thị phát triển với nhiều nhà cao tầng và
ngày càng ít công viên dành cho các hoạt động tập luyện thể lực, vận động cơ thể. Do đó,
người dân các đô thị lớn gia tăng lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể chất nên giảm tiêu hao
năng lượng. Hậu quả của lối sống tĩnh tại là năng lượng dần tích lũy gây nên dư thừa mỡ
và tích mỡ trong cơ thể [28].
1.1.4.3 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng nhất định với tình trạng thừa cân béo phì. Rất
nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới đều cho kết quả trẻ có cha mẹ bị thừa cân
béo phì có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn trẻ có cha mẹ có cân nặng bình thường [25].
1.1.4.4 Các nguyên nhân khác
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy mối liên quan giữa bệnh thừa cân béo
phì với các bệnh lý về nội tiết như bệnh cushing, suy giáp,… [26, 34].
1.1.5 Chẩn đoán thừa cân béo phì
1.1.5.1 Lâm sàng
Béo phì trên lâm sàng biểu hiện sự tăng cân được xác định bằng phương pháp đo
nhân trắc lâm sàng [3, 16]:
- Đo cân nặng chiều cao để tính chỉ số khối cơ thể (BMI).
- Độ dày của nếp gấp da: phản ánh lớp mỡ dưới da. Có thể đo bằng compar, ở nhiều vị
trí. Trên lâm sàng thường đo ở cánh tay (cơ tam đầu), giữa vai và đùi. Trung bình, độ dày
5

5


nếp gấp cơ tam đầu là 16,5 đối với nam và 12,5 đối với nữ.Bình thường, chỉ số cánh tay
đùi: <0,58 đối với nam, <0,52 đối với nữ, chỉ số vòng bụng vòng mông: < 0,9 đối với
nam, <0,85 đối với nữ.
1.1.5.2 Cận lâm sàng
- Siêu âm: đo độ dày mô mỡ tại vị trí muốn xác định như cánh tay, đùi, bụng…

- Chụp cắt lớp tỷ trọng: xác định được lượng mỡ phân bố ở da và các tạng.
- Impedance Metri: đo lượng mỡ hiện có và lượng mỡ lý tưởng của cơ thể từ đó tính
ra lượng mỡ dư thừa.
1.1.5.3 Chẩn đoán xác định
- Áp dụng chỉ số BMI cho các nước châu Á (bảng 1.2).
1.1.6 Điều trị [2, 16]
1.1.6.1 Nguyên tắc chung
Chỉ định đầu tiên là chế độ tiết thực giảm cân, phối hợp với tăng cường tập luyện vận động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng.
Nếu chưa đạt mục đích, chỉ định thuốc và các can thiệp khác.
Mục đích điều trị là giảm cân, giảm 5-10% trọng lượng ban đầu cũng cải thiện các
biến chứng của béo phì như rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp…

1.1.6.2 Điều trị cụ thể
 Tiết thực giảm trọng lượng

6

6


- Điều trị béo phì chưa có biến chứng chủ yếu dựa vào tiết thực giảm calo và giảm
mỡ. Năng lượng đưa vào phải ít hơn nhu cầu cơ thể, để cơ thể huy động năng lượng từ
mô mỡ. Sự cân bằng âm về calo sẽ giúp giảm trọng cơ thể (khoảng 0,5-1 kg/tuần là phù
hợp).
- Hạn chế năng lượng khoảng 20-25 kcalo/kg/ngày. Áp dụng chế độ tiết thực giảm
cân về mức độ cung cấp năng lượng còn phụ thuộc tuổi, hoạt động thể lực, và mục tiêu
giảm cân.
- Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid. Tránh dùng nhiều glucid
(năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50 % năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30%
và protid khoảng 20%), hạn chế đường đơn, mỡ bão hòa.

- Hạn chế bia - rượu.
- Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.
- Chia nhiều bữa (ít nhất 3 bữa).
- Nhịn đói để giảm cân là nguy hiểm. Khi đói, mỡ và protid sẽ bị dị hóa nhiều, thiếu
muối, thiếu các yếu tố vi lượng. Vì vậy, dễ tổn thương các cơ quan.
- Tiết thực giảm carbohydrat: cung cấp đầy đủ yếu tố vi lượng, giảm glucid, giảm
cân có hiệu quả, không gây tai biến.
 Tăng cường tập luyện-vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng

- Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.
- Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c.
- Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.

7

7


- Thời gian tập luyện-vận động thể lực khoảng 60 đến 75 phút mỗi ngày, cường độ
và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết
áp, mạch vành, suy tim…
 Thay đổi hành vi:

Trị liệu thay đổi hành vi là một trị liệu tâm lý để người bệnh béo phì thừa nhận béo
phì là một bệnh lý, từ đó tích cực tuân thủ các biện pháp điều trị như tiết thực giảm calo,
tăng cường tập luyện - vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng.
 Thuốc:

Thuốc điều trị béo phì ít có kết quả nếu không phối hợp với tiết thực giảm cân và
tăng cường vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng.

Mặt khác dùng thuốc phải áp dụng liệu trình lâu dài vì sự tăng cân trở lại khi ngừng
thuốc.
Một số người bệnh không đáp ứng với thuốc giảm cân: sau 4 tuần điều trị, cân
không giảm, hoặc sự giảm cân dừng lại sau 6 tháng điều trị, hoặc sau một năm điều trị có
sự tăng cân trở lại mặc dù thuốc vẫn tiếp tục dùng.
Vì vậy, phần lớn các trường hợp béo phì không nên dùng thuốc để điều trị do nhiều
tác dụng phụ. Một số thuốc có thể dùng phối hợp với tiết thực giảm cân và tăng cường
vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng: (theo United States Food and Drug
Aministration, một số thuốc được dùng để điều trị béo phì dựa trên các tác dụng gây chán
ăn, ức chế men lipase làm cho mỡ không hấp thu được).
+ Sibutramine (meridia): ức chế tái hấp thụ Norepinephrine, serotonin, dopamine
vào hệ thần kinh, dẫn đến tăng nồng độ của chúng trong máu gây chán ăn.
+ Orlistat (Xenical): ức chế men lipase làm cho mỡ không hấp thu được tại hệ
tiêu hóa.

8

8


+ Lưu ý, không bao giờ giảm cân bằng các thuốc lợi tiểu, hormon giáp, riêng thuốc
làm giảm lipide nói chung không nên cho ngay lúc đầu.
 Điều trị ngoại khoa:

- Làm hẹp dạ dày
—Mục đích: làm dạ dày nhỏ lại (tạo 1 túi dạ dày chỉ chứa 15- 30 ml) làm bn có cảm
giác đầy & không muốn ăn.
- Các phương pháp: * Gastric banding –GB
* Vertical banded gastroplasty- VBG
* Sleeve gastrectomy – SG

- Làm giảm hấp thu
Các phương pháp:

- Nối tắt hỗng tràng với đoạn cuối hồi tràng.
- Nối tắt hỗng tràng với đại tràng ngang.

- Phối hợp làm hẹp dạ dày và làm giảm hấp thu
Phương pháp
+ Gastric Bypass Roux-en-Y (GBRY)
+ “Duodenal Switch” (BPD-DS).

1.1.7 Biến chứng béo phì
Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây. Nhiều tài liệu cho biết
thừa cân béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đột quị,
hội chứng chuyển hóa, tiểu đường týp 2, một số ung thư như túi mật, vú, đại tràng, tiền
liệt tuyến và thận[6, 16, 18]
9

9


1.2 Phương pháp cấy chỉ[7, 8]
1.2.1 Định nghĩa phương pháp cấy chỉ
Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy
trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu. Chỉ catgut cấy vào
huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của
cơ, nhờ có kích thích liên tục ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ
hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ.
1.2.2 Cơ chế của phương pháp cấy chỉ
Theo Đông y, cơ chế tác dụng của cấy chỉ giảm béo cũng nằm trong cơ chế tác

dụng của châm cứu cổ truyền. Thông qua điều hoà âm dương, điều hoà chức năng tạng
phủ, khí huyết, chuyển hóa mà có tác dụng phòng và chữa bệnh. Cấy chỉ giảm béo là
nhằm vào tác dụng trên huyệt đạo tại vùng bụng và trên cơ thể giúp kích thích các cơ
quan, các tuyến bài tiết đào thải lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, làm tăng chuyển hóa tại
chỗ giúp tiêu mỡ bụng và toàn thân. Theo Tây y, việc cấy catgut có tác dụng tăng cường
đồng hoá, giảm dị hoá, kèm theo tăng cao protein và hydratcarbon ở cơ, giảm nồng độ
acid lactic cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ, vì vậy góp phần tăng chuyển hoá và
dinh dưỡng ở cơ, tăng chuyển lượng mỡ thừa tại chỗ thành năng lượng nuôi dưỡng cơ
thể. Vì vậy khi cấy chỉ cơ thể không còn cảm giác đói và thèm ăn do tế bào đã có đủ năng
lượng nội sinh trong quá trình chuyển hóa mỡ thừa tạo ra. Nên cơ thể không cần cung cấp
năng lượng từ nhu cầu ăn mà vẫn hoạt động bình thường cũng không thấy mệt mỏi. Sau
khi cấy chỉ một thời gian cơ thể sẽ thấy rất thoải mái và săn chắc, thon nhẹ giảm được sự
tích mỡ dưới da vùng bụng và các vùng mỡ thừa khác. Cấy chỉ có tác dụng làm tăng sinh
lưới mao mạch, làm tăng lưu thông máu trong lòng mạch ở các chi thể. Người ta còn
nhận thấy cấy chỉ có thể làm phát triển các dây thần kinh mới. Do bản chất của catgut là
protein nên có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể. Phạm vi ứng
dụng của phương pháp cấy chỉ giảm béo: có thể áp dụng cho nhiều tạng người khác nhau,

10

10


hiệu quả cao với điều trị tiêu mỡ bụng và các vùng khác nhau của cơ thể nếu thực hiện
quy trình chuẩn và chính xác vào các huyệt đạo.
1.3 Phương pháp tập thể dục:
Theo hai nghiên cứu lớn mới được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine
2015, gồm: các nhà nghiên cứu thuộc Viện Ung thư quốc gia Mỹ, trường Đại học
Harvard và một số cơ quan khác đã thu thập số liệu về thói quen tập luyện của các đối
tượng từ 6 điều tra y tế lớn đang diễn ra, với thông tin về hơn 661.000 người lớn, phần

lớn đều ở tuổi trung niên. Và nghiên cứu thứ 2 của Klaus Gebel, nhà nghiên cứu cao cấp
của Đại học James Cook, Cairns, Australia thuộc các nhà khoa học Australian đã kiểm tra
chặt chẽ số liệu điều tra y tế của hơn 200.000 người lớn Australia đã đưa ra khuyến nghị
rằng : “Bất kỳ ai có khả năng hoạt động thể chất đều nên cố đạt được ít nhất 150 phút vận
động thể chất mỗi tuần và khoảng 20 – 30 phút vận động mạnh” .
Tuỳ theo khả năng và điều kiện, bệnh nhân có thể chọn lựa cho mình một phương
pháp tập luyện thể dục phù hợp nhất: đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, tập dưỡng sinh,
yoga…
1.3.1 Tập thể dục, yoga, dưỡng sinh:
7 tầng Dưỡng Sinh gồm có:
- Thư giãn
- Thở 4 thời có kê mông và giơ chân.
- Các động tác ở tư thế nằm: ưỡn cổ, ưỡn mông, bắc cầu, tam giác, cái cày, trồng chuối,
vặn cột sống, chiếc tàu, rắn hổ mang, sư tử, chào mặt trời, chổng mông thở.
- Các động tác ở tư thế ngồi hoa sen: xoa đầu mặt, xoa hai loa tai, áp tai vào màng nhĩ,
đánh trống trời, xoa mắt, xoa mũi, xoa miệng, xoa cổ, đảo lưỡi đảo mắt, xúc miệng đánh
răng, tróc lưỡi, xem xa xem gần, để tay sau gáy, co tay rút ra phía sau, để tay giữa lưng,
bắt chéo tay sau lưng, chống tay ra phía sau, đầu sát giường, chồm ra phía trước, ngồi
ếch.
11

11


- Các động tác xoa thân và chi ở tư thế ngồi thòng chân: xoa vai tới ngực, xoa tam tiêu,
xoa vùng dưới xương bả vai, xoa chi trên, xoa chi dưới.
- Các động tác ở tư thế tháo hoa sen: cúp lưng, rút lưng, hôn đầu gối, chân để trên dầu,
ngồi chống tay phía sau, ngồi cúi đầu ra trước, quỳ gối thẳng, ngồi thăng bằng trên gót, đi
bằng mông, ngồi viên đe, cá nằm phơi bụng, nằm ngửa khoanh tay ngồi dậy.
- Các động tác ở tư thế đứng: dang chân ra xa nghiêng mình, xuống tấn lắc thân, xoa đáy

chậu, xoay hông, sờ đất vươn lên, xuống nái nửa vời, cầm tạ, cây gậy.

Hình 1.1: Thư giãn

Hình 1.2: Thở bốn thời có kê mông và giơ chân

Hình 1.3: Các động tác ở tư thế nằm

12

12


Hình 1.4: Các động tác ở tư thế ngồi hoa sen.

Hình 1.5: Các động tác ở tư thế tháo hoa sen.
13

13


Hình 1.6: Các động tác xoa thân và chi

Hình 1.7: Các động tác ở tư thế đứng.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu can thiệp, thử nghiệm lâm
sàng
2.2. Đối tượng nghiên cứu

2.2.1 Dân số đích: Bệnh nhân (BN) béo phì điều trị tại Khoa YHDT-VLTL Bệnh
viện Quận 11
2.2.2 Dân số nghiên cứu: Bệnh nhân béo phì đến điều trị tại Khoa YHDT-VLTL
Bệnh viện Quận 11, trong thời gian từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 10 năm 2015. BN sẽ
được chia thành 2 nhóm. Nhóm cấy chỉ đơn thuần: gồm các BN không có điều kiện tập

14

14


thể dục (dựa vào hỏi BN) và nhóm cấy chỉ có tập thể dục (TTD): gồm các BN có điều
kiện tập thể dục (dựa vào hỏi BN)
2.2.3 Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 10 năm 2015.
2.2.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Những bệnh nhân sau đây được chọn vào nghiên cứu của chúng tôi:
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là béo phì theo tiêu chuẩn của WHO: béo phì:
BMI ≥ 25
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân đến khám bệnh trong thời gian nghiên cứu được chọn liên tiếp.
- Bệnh nhân có thể tham gia cấy chỉ 1 lần, 2 lần, 3 lần đều được ghi nhận số liệu trước và
sau mỗi lần cấy chỉ, các số liệu này đều có giá trị trong nghiên cứu.
2.2.5 Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu nhưng có một trong những tiêu chuẩn sau
đây:
- Bệnh nhân tâm thần
- Phụ nữ có thai
- Những bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu
- Những bệnh nhân dị ứng với chỉ catgut.
- Bệnh nhân có các cấp tính, cấp cứu, ngoại khoa.

- Bệnh nhân có hội chứng liệt nửa người, hai chi dưới, liệt tứ chi.
15

15


- Bệnh nhân có các bệnh về khớp nặng.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia quá trình nghiên cứu.
- Bệnh nhân tự ý bỏ trong quá trình nghiên cứu.
- Bệnh nhân không có khả năng nghe và hiểu tiếng Việt tốt.
2.3 Quy trình cấy chỉ:
TRÁCH NHIỆM

CÁC BƯỚC THỰC

MÔ TẢ

HIỆN
Bác sĩ – Điều Bác sĩ có chỉ định
dưỡng

Điều dưỡng

-

cấy chỉ cho BN
Chuẩn bị dụng cụ

Điều dưỡng lấy sinh hiệu
Bs khám, tư vấn, chỉ định cấy

chỉ, ra phương huyệt

-

Cồn, gòn, khay inox, khăn vô
khuẩn, kiềm, kéo cắt chỉ, chỉ
catgut, kim tiêm 23, kim châm
cứu số 4, găng vô trùng, gạc

Bác sĩ

Thực hiện thủ thuật

-

Bs mang găng tay
Cắt chỉ catgut thành từng đoạn
1cm, luồn chỉ đã cắt vào lòng
kim số 23, luồn kim châm cứu số

-

4 vào lòng kim 23
Sát trùng huyệt, đâm kim đã cấy
chỉ vào huyệt qua da nhanh, rồi
đẩy từ từ kim vào huyệt (công

-

thức huyệt tuỳ theo thể bệnh)

Đẩy kim châm cứu số 4 từ từ
vào, rồi từ từ rút kim ra, chỉ nằm

16

16


-

lại trong huyệt
Sát khuẩn và đặt gạc, thực hiện
tương tự với các huyệt còn lại

Bác sĩĐiều dưỡng
Bác sĩ-

Chăm sóc BN sau thực
hiện thủ thuật

-

Kiểm tra lại sinh hiệu BN
Hướng dẫn BN tự chăm sóc và
nhận biết các dấu hiệu bất thường

Làm hồ sơ bệnh án

Điều dưỡng


-

Làm hồ sơ bệnh án ngoại trú BN

-

cấy chỉ
Hẹn tái khám sau 3 tuần hoặc
liên hệ trực tiếp với BS nếu có gì
bất thường

-

Theo quan niệm YHCT, béo phì là tình trạng thấp trệ liên quan đến chứng đàm ẩm
và được phân thành các thể sau:
+ Béo phì thể thấp nhiệt:
∗ Pháp trị: thanh nhiệt trừ thấp, khử phì giảm béo
∗ Phương huyệt: Âm lăng tuyền, phong long, chương môn, túc tam lý, thuỷ
đạo, thiên khu, khúc trì, hạ cư hư, huyết hải, a thị vùng béo
+ Béo phì thể tỳ hư thất vinh:
∗ Pháp trị: Kiện tỳ trừ thấp, khử phì giảm béo
∗ Phương huyệt: Túc tam lý, thuỷ phân, phục lưu, khí hải, tam tiêu du, tam
âm giao, thiên khu, phong long, tỳ du, a thị vùng béo
2.4 Tiêu chuẩn đánh giá:

Giảm cân có hiệu quả:
Số cân nặng trước khi cấy chỉ (kg) – Số cân nặng sau khi cấy chỉ (kg) ≥ 0,5kg
- Giảm cân không hiệu quả:
Số cân nặng trước khi cấy chỉ (kg) – Số cân nặng sau khi cấy chỉ (kg) < 0,5kg
2.5 Định nghĩa và liệt kê các biến số

2.5.1 Các biến số nghiên cứu
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: giới tính, tuổi: dựa vào hỏi người bệnh.
-

17

17


- Đặc điểm sinh hiệu của đối tượng nghiên cứu: huyết áp dựa vào thăm khám lâm
sàng.
- Đặc điểm các chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu: cân nặng, chiều cao,
BMI: dựa vào thăm khám lâm sàng.
- BN có điều kiện để tập thể dục hay không: dựa vào hỏi bệnh nhân.
- Các tác dụng phụ sau khi cấy chỉ: Dựa vào khám lâm sàng và hỏi bệnh nhân
2.5.2 Định nghĩa biến số
- Giới tính: biến định tính độc lập có 2 giá trị nam và nữ.
- Tuổi: biến định lượng độc lập không liên tục. Tuổi được tính theo quy định của tổ
chức y tế thế giới và nước ta hiện nay: dựa vào ngày tháng năm sinh, đơn vị: tuổi.
- Huyết áp tâm thu và tâm trương: biến định lượng liên tục, đơn vị: mmHg.
+ Cách đo huyết áp: Sử dụng máy đo huyết áp đồng hồ đã được kiểm định, kích cỡ bao
tay phù hợp, phủ kín 2/3 chiều dài cánh tay. Đo huyết áp tay phải, đối tượng nghiên cứu
được nằm nghỉ ngơi trên giường 5 – 10 phút trước khi đo, không uống rượu, bia, thuốc
lá, cà phê trước đó, trường hợp nghi ngờ đo huyết áp 2 lần. Không được đưa ống nghe
chèn vào dưới giải băng khi đo[5].
- Cân nặng: biến định lượng liên tục, đơn vị: kilogram (kg)
+ Cách đo cân nặng: Sử dụng cân điện tử của Omron-Nhật bản. Đối tượng được cân
đứng giữa bàn cân, không cử động, trọng lượng phân bổ đều cả hai chân. Chỉ số cân nặng
được hiển thị trên màn hình LCD với 1 số lẻ (0,1kg- Vd: 60,5 = 60,5 kg). Cân được chỉnh
chuẩn trước mỗi lần cân. Đọc kết quả trên bàn cân và ghi vào phiếu điều tra. Cân được

đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng. Hàng ngày, kiểm tra độ nhạy và độ chính xác của
cân[3].
18

18


- Chiều cao: biến định lượng liên tục, đơn vị : mét (m).
+ Cách đo chiều cao: Đặt thước đo trên mặt phẳng cứng, tựa vào tường, đảm bảo là thước

đứng vững, vuông góc với mặt đất nằm ngang, đối tượng nghiên cứu tháo bỏ giầy dép,
cặp tóc hay thứ gì trên đầu làm ảnh hưởng đến việc đo chiều cao. Đối tượng đứng: dựa
lưng vào thước, bàn chân ở giữa thước - gót chân, bắp chân, mông, vai và đầu theo một
đường thẳng áp sát vào thước mắt nhìn thẳng vào phía trước theo đường nằm ngang hai
tay bỏ thõng hai bên mình. Người đo tay trái giữ cằm sao cho đầu của đối tượng thẳng và
áp sát vào mặt thước, tay phải ép mặt thanh trượt vào sát đầu và ghi nhận kết quả[3].
+ Từ kết quả chiều cao tính bằng mét, cân nặng tính bằng kilogram, chúng tôi tính chỉ số
khối cơ thể (BMI) theo công thức:
BMI=
-

Có điều kiện tập thể dục: Dựa vào hỏi bệnh nhân có thể tập thể dục với cường độ
vừa phải, liên tục, trong khoảng thời gian 30 phút mỗi ngày, 150 phút/ tuần và
nghỉ không quá 2 ngày/tuần. Bn có thể tập thể dục bình thường như đi bộ, chạy
bộ, bơi lội, đi xe đạp… hoặc có thể tập các động tác dưỡng sinh theo hướng dẫn

-

của thầy thuốc.
Tác dụng phụ sau khi cấy chỉ: biến định tính, dựa vào hỏi bệnh nhân và thăm

khám lâm sàng, gồm có các triệu chứng sau: bầm máu, u máu dưới da, u dưới da,
ngứa. Các triệu chứng này nếu kéo dài quá 1 tuần thì xem như BN có tác dụng
phụ.

2.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được thu thập bằng các mẫu (trong phần phụ lục), được nhập vào máy vi
tính và xử lý bằng phần mềm excel 2007 và SPSS 16.0.
- Các biến số định tính được trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm: giới tính, dân
tộc, nơi cư trú, tôn giáo, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tiền căn bệnh tật, các động
tác không tập được, các tác dụng phụ sau khi tập dưỡng sinh.
19

19


- Các biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn:
tuổi, huyết áp, cân nặng, chiều cao, BMI.

Chương 3: KẾT QUẢ
3.1. Số BN điều trị cấy chỉ và số lượt cấy chỉ:

Biểu đồ 3.1: Số BN và số lượt cấy chỉ trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Có 60 BN đủ điều kiện tham gia nghiên cứu và được chia thành 2 nhóm có
TTD và nhóm không TTD và có 177 lượt cấy chỉ được thực hiện cho BN của cả 2
nhóm
3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Tuổi

Biểu đồ 3.2.1a: Đặc điểm phân bố tuổi trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 50, nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là

70 tuổi

Biểu đồ 3.2.1b: Đặc điểm phân bố tuổi trong nhóm có TTD
Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm TTD là 44 tuổi, nhỏ nhất là 20 tuổi và cao nhất là
64 tuổi

20

20


Biểu đồ 3.2.1c: Đặc điểm phân bố tuổi trong nhóm không có TTD
Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm TTD là 48 tuổi, nhỏ nhất là 22 tuổi và cao nhất là
70 tuổi
3.2.2. Giới tính
Bảng 3.2.2a: Phân bố bệnh nhân theo giới tính của nhóm nghiên cứu
Giới

Số lượng (người)

Tỷ lệ phần trăm (%)

Nữ

52

86.7

Nam


8

13.3

Tổng cộng

60

100

Biểu đồ 3.2.2a: Đặc điểm phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu có 52 nữ chiếm tỉ lệ 86,7% và có 8 nam chiếm tỉ lệ
13,3%
Bảng 3.2.2b: Phân bố bệnh nhân theo giới tính của nhóm có TTD
Giới

Số lượng (người)

Tỷ lệ phần trăm (%)

Nữ

24

77.4

Nam

7


22.6

Tổng cộng

31

100

Biểu đồ 3.2.2b: Đặc điểm phân bố giới tính trong nhóm có TTD
Nhận xét: Trong nhóm có TTD có 24 nữ chiếm tỉ lệ 77,4% và có 7 nam chiếm tỉ lệ 22,6%
21

21


Bảng 3.2.2c: Phân bố bệnh nhân theo giới tính của nhóm không có TTD
Giới

Số lượng (người)

Tỷ lệ phần trăm (%)

Nữ

28

96.6

Nam


1

3.4

Tổng cộng

29

100

Biểu đồ 3.2.2c: Đặc điểm phân bố giới tính trong nhóm không có TTD
Nhận xét: Trong nhóm có TTD có 28 nữ chiếm tỉ lệ 96,6% và có 1 nam chiếm tỉ lệ 3,4%
3.2.3: Số lượt cấy chỉ của mỗi nhóm

Biểu đồ 3.2.3: Số lượt cấy chỉ của từng nhóm trong nghiên cứu
Nhận xét: Tổng số lượt cấy chỉ của cả 2 nhóm là 177 lượt, trong đó nhóm không tập thể
dục được thực hiện 85 lượt cấy chỉ chiếm tỉ lệ 48% và nhóm có TTD được thực hiện 92
lượt cấy chỉ, chiếm tỉ lệ 52%
3.2.4 Thay đổi cân nặng của cả 2 nhóm trước và sau khi cấy chỉ:

Biểu đồ 3.2.4a: Chỉ số Cân nặng của 2 nhóm trước và sau khi cấy chỉ
Nhận xét: Cân nặng cao nhất của cả 2 nhóm là 116kg không thay đổi trước và sau khi cấy
chỉ. Cân nặng thấp nhất của cả 2 nhóm trước cấy chỉ là 52kg và sau cấy chỉ là 50,5kg

Biểu đồ 3.2.4b: Chỉ số BMI của 2 nhóm trước và sau khi cấy chỉ

22

22



Nhận xét: Chỉ số BMI cao nhất của cả 2 nhóm là 38 không thay đổi trước và sau khi cấy
chỉ. Chỉ số BMI thấp nhất của cả 2 nhóm trước cấy chỉ là 25,1 và sau cấy chỉ là 23,1,
giảm được 2 sau khi cấy chỉ
3.2.5 Thay đổi cân nặng của từng nhóm trước và sau khi cấy chỉ:

Biểu đồ 3.2.5: Thay đổi cân nặng của từng nhóm trước và sau khi cấy chỉ

nhận xét: xét cả 2 nhóm cân nặng giảm trung bình là 1,8kg, giảm nhiều nhất là 3,8kg sau
mỗi liều trình điều trị và giảm ít nhất là tăng 2kg sau mỗi liệu trình điều trị. Cụ thể ở
nhóm có TTD số cân nặng giảm nhiều nhất là 3,8kg và giảm thấp nhất là tăng 1kg, trung
bình giảm 1,8kg sau mỗi liệu trình điều trị. Ở nhóm không TTD số cân nặng giảm nhiều
nhất là 3kg, giảm thấp nhất là tăng 2kg và trung bình là giảm được 1,6kg sau mỗi liệu
trình
3.2.6 Tỉ lệ BN giảm cân của các nhóm trước và sau khi cấy chỉ:
Bảng 3.2.6: Số lượt BN giảm cân của các nhóm trước và sau khi cấy chỉ
Hiệu quả

Không hiệu quả

72 (78%)

20 (22%)

TTD

60 (71%)

25 (29%)


Tổng

132 (75%)

45 (25%)

Nhóm TTD
Nhóm không

23

23


Biểu đồ 3.2.6a: Tỉ lệ BN giảm cân của nhóm có TTD trước và sau khi cấy chỉ
Nhận xét: trong nhóm có TTD, tỉ lệ BN giảm cân chiếm 78% (72 trường hợp), số BN
giảm cân không hiệu quả chiếm 22% (20 trường hợp)

Biểu đồ 3.2.6b: Tỉ lệ BN giảm cân của nhóm không có TTD trước và sau khi cấy chỉ
Nhận xét: trong nhóm không có TTD, tỉ lệ BN giảm cân chiếm 71% (60 trường hợp), số
BN giảm cân không hiệu quả chiếm 29% (25 trường hợp)

Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1 Tuổi

24

24



Tuổi trung bình của các bệnh nhân béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi là 50
tuổi, trong đó bệnh nhân cao tuổi nhất là 70 tuổi, và bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 20 tuổi.
Do phương pháp giảm cân dành cho BN béo phì bằng cấy chỉ mới phát triển trong thời
gian khoảng từ năm 2014 trở lại đây, đặc biệt ở TPHCM, được rất nhiều báo đài, các
trang mạng đăng tin. Điều đó đã giúp cho các bạn trẻ nắm bắt được thông tin nhanh
chóng và tìm đến phương pháp giảm cân bằng YHCT để tăng độ “an toàn” , “hiệu quả”
và “kinh tế”. Đó là lý do tại sao trong nghiên cứu này chúng ta thấy có các độ tuổi rất trẻ
từ 20-30 tuổi cũng tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, khoa YHDT-VLTL BV Quận 11
chủ yếu khám và điều trị các bệnh về đau do thoái hoá cơ xương khớp và các bệnh nhân
có nhu cầu cần phục hồi vận động sau đột quỵ. Ở 2 loại mặt bệnh này thì tần suất xuất
hiện ở người lớn tuổi chiếm đa số. Thông qua đó, chúng tôi có dịp để giới thiệu cho họ về
loại phương pháp cấy chỉ giảm cân này. Điều này giải thích lý do trong nghiên cứu của
chúng tôi số lượng BN lớn tuổi cũng không ít, người lớn tuổi nhất là 70 tuổi. Và Độ tuổi
trung bình của nghiên cứu của chúng tôi cũng khá giống so với nghiên cứu của H. J. Pan
và cộng sự (từ 25 -65) [43].. Nghiên cứu của H. J. Pan và cộng sự chú trọng vào việc
kiểm soát chế độ ăn và tăng cường tập luyện cho mọi lứa tuổi từ 25 -65 tuổi [43].
4.1.2 Giới
Trong số 60 bệnh nhân, có 52 người là nữ giới chiếm tỷ lệ 86,7% và có 8 bệnh nhân
là nam giới chiếm 13,3%, số lượng BN nữ gấp gần 7 lần so với BN nam. Đã có nhiều
nghiên cứu và y văn cho thấy những người thừa cân béo phì có xu hướng bất mãn với
hình thể mập mạp của mình đặc biệt là nữ giới [40, 41, 44, 46]. Bên cạnh đó, rất nhiều
người không cho rằng béo phì là một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ và tuổi thọ mà
béo phì ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ nhiều hơn. Mà vấn đề thẩm mỹ thì so với nam
giới, nữ giới quan tâm nhiều hơn. Do đó, trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ giới chiếm
tỷ lệ cao hơn nam giới cũng phù hợp với luận điểm trên.
4.2 Số lượt cấy chỉ của mỗi nhóm:

25


25


×