Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý chất thải thải trên địa bàn huyện kim sơn – tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ VIỆT DUY
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI THẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN – TỈNH
NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Liên thông chính quy
Chuyên ngành/ngành: Kỹ thuật môi trường
Khoa: Môi trường
Khóa học: 2015 – 2017

Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ VIỆT DUY
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI THẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN – TỈNH
NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Liên thông chính quy
Chuyên ngành/ngành: Kỹ thuật môi trường
Khoa: Môi trường
Khóa học: 2015 – 2017

Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cơ quan,
các cán bộ và các hộ dân trên địa bàn Huyện Kim Sơn.
Trước tiên Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cán bộ
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn, Trung tâm môi trường đô thị
huyện Kim Sơn, các cô chú, anh chị công tác tại ủy ban nhân dân xã Thượng
Kiệm và ủy ban nhân dân Thị trấn Bình Minh đã cung cấp các số liệu và tạo
điều kiện cho em thực hiện đề tài trong thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, cô giáo và các
thầy cô trong Bộ môn, Khoa, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ và cho nhiều ý kiến trong suốt quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thành bài khoá luận này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thầy,Cô giáo chủ nhiệm cùng
tập thể lớp, bạn bè và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khích lệ tôi
trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.

1



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MT

Môi trường

CTR

Chất thải rắn

BVMT

Bảo vệ môi trường

QL

Quốc lộ

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HN

Hà Nội

KH&CN

Khoa học và công nghệ

VSMT


Vệ sinh môi trường

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

VSV

Vi sinh vật

2


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển chung của Thế Giới, nền kinh tế của

Việt Nam cũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên gia tăng dân số cùng với quá trình công
nghiệp hóa đã và đang gây sức ép lớn cho môi trường, đặc biệt là vấn đề rác
thải.
Là một thành phố trẻ có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình
liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Có được

kết quả như vậy là do những năm gần đây Ninh Bình không ngừng đẩy mạnh
công nghiệp hóa – hiện đại hóa để phát triển kinh tế hơn nữa. Đóng góp vào sự
phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh những năm gần đây Kim Sơn cũng có
bước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế. Đó là do Kim Sơn là huyện ven biển
thuần khiết đồng bằng, nên đã đầu tư phát triển kinh tế biển, tạo ra sự đang dạng
trong ngành nghề sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất. Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi thế to lớn về mặt kinh tế, xã hội đó lại kéo theo nhu cầu tiêu dùng và
sử dụng sản phẩm tăng lên mạnh, làm lượng chất thải sinh họat phát sinh nhiều,
gây ô nhiễm môi trường tăng mạnh. Vì chưa có một biện pháp quản lý đúng
cách nên tình trạng người dân xả rác bừa bãi vẫn diễn ra phổ biến quá sức chịu
tải của môi trường. Tại một số tuyến sông cấp 1 đã bắt đầu có dấu hiệu bị nhiễm
bẩn. Rác thải không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng tới
sức khỏe người dân, tại một số nơi trong huyện như tại thị trấn Bình Minh,
người dân đang tỏ ra rất bức xúc về vấn đề vệ sinh môi trường. Vì vậy làm thế
3


nào để có một biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thật tốt là một đòi
hỏi tất yếu vào lúc này.
Xuất phát từ thực trạng trên,
em tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý chất thải
thải trên địa bàn huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình.
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt của Huyện
Kim Sơn;


Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt của Huyện Kim Sơn –


Tỉnh Ninh Bình;


Đề xuất một số biện pháp cải thiện công tác quản lý, xử lý rác thải

sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường Huyện Kim Sơn.
1.2.2. Yêu cầu

Số liệu trung thực, khách quan để đánh giá hiện trạng phát sinh
công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Kim Sơn –Tỉnh Ninh
Bình;


Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, có

tính thực tiễn và khả năng áp dụng thực tế.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Đây là điều kiện giúp
sinh viên tập luyện, vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Đánh giá những mặt còn hạn chế trong công tác
quản lý rác thải sinh hoạt. Từ đó giúp cho địa phương định hướng phương pháp
quản lý rác thải sinh hoạt trong thời gian tới.

4


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

1.2.1.

Một số khái niệm liên quan
Khái niệm chất thải

Chất thải là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí, mùi hoặc các dạng khác thải ra
từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác của con
người.
1.2.2.

Khái niệm rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt ( chất thải sinh hoạt ) là những chất thải có liên quan
đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư,
các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại…. RTSH có thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, thực
phẩm dư thừa, gỗ, lôn, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả….
1.2.3.

Hoạt động quản lý chất thải rắn

Hoạt động quản lý CTR: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
1.2.4.

Xử lý chất thải

Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và

không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội
nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
2.2.
2.2.1.

Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần rác thải
Nguồn gốc rác thải
Chất thải rắn nói chung (rác thải) phát sinh từ các nguồn chủ

yếu: các hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư...); các trung tâm
thương mại (chợ, văn phòng, khách sạn, trạm xăng dầu, gara...); cơ quan (trường
học, bệnh viện, các cơ quan hành chính...), các công trường xây dựng, dịch vụ
công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi biển...) .
5


Nhà dân, khu
dân cư

Cơ quan
trường học

Nơi vui chơi,
giải trí

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải


Bệnh viện,
cơ sở y tế

Giao thông,
xây dựng

Chính quyền
địa phương

Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí
nghiệp

Sơ đồ 2.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
2.2.2.

Thành phần rác thải

Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp
không đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát
được các nguyên liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt. Sự không
đồng nhất này tạo nên một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác
thải sinh hoạt.
Thành phần cơ học: Thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm:
- Các chất dễ phân hủy sinh học: Thực phẩm thừa, cuộng, lá rau, lá cây,
xác động vật chết, vỏ hoa quả…
- Các chất khó bị phân hủy sinh học: Gỗ, cành cây, cao su, túi nylon.
- Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh,
mảnh sành, gạch, ngói, vôi, vữa khô, đá, sỏi, cát, vỏ ốc hến…


6


Bảng 2.1 Thành phần rác thải sinh hoạt của một số tỉnh, thành phố
Thành phần %
Hà Nội
Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật
50,27
Giấy
2,72
Giẻ rách, củi, gỗ
6,27
Nhựa, nylon, cao su
0,71
Vỏ ốc, xương
1,06
Thủy tinh
0,31
Rác xây dựng
7,42
Kim loại
1,02
Tạp chất khó phân hủy
30,21
Thành phần hóa học: Trong các chất hữu cơ

Hải Phòng TP HCM
50,07
62,24

2,82
0,59
2,72
4,25
2,02
0,46
3,69
0,50
0,72
0,02
0,45
10,04
0,14
0,27
23,9
15,27
của rác thải sinh hoạt, thành

phần hóa học của chúng chủ yếu là H,O,N,S và các chất tro.
Bảng 2.2: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị
Cấu tử hữu cơ
Thực phẩm
Giấy
Carton
Chất dẻo
Vải
Cao su
Da
Gỗ


C
48
43,5
44
60
55
78
60
49,5

Thành phần %
H
O
N
S
6,4 37,6 2,6 0,4
6
44 0,3 0,2
5,9 44,6 0,3 0,2
7,2 22,8 6,6 31,2 1,6 0,15
10
2,0
8 11,6 10 0,4
6 42,7 0,2 0,1

7

Tro
5
6

5
10
10
10
1,5


2.2.3.

Phân loại rác thải sinh hoạt

 Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân
cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp
và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu
là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ,
vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
 Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này
tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người
và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm
môi trường đất, nước và không khí
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh
hoạt gia đình, đô thị….

 Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật
liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng
thải bỏ gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và
các loại thuốc bảo vệ thực vật.
 Phân loại theo trạng thái chất thải: Phân loại theo các trạng thái rắn,
lỏng, khí.
8


- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ
sở chế tạo máy, xây dựng ( kim loại, da, hoá chất sơn , nhựa, thuỷ tinh, vật liệu
xây dựng…)
- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ
nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh
công nghiệp….
- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong
các máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản
xuất vật liệu…
2.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới môi trường và con người
2.3.1.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động
đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích

hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì
bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh,
chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm
nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung
quanh.
2.3.2.

Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị

- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,
thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ
thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng
đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người
dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương
rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản
lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
9


Hình 2.1. Rác thải tại HN
Hình 2.2. Rác thải tại TP HN
2.3.3. Tác hại của rác thải sinh hoạt tới môi trường
Ô nhiễm nước:
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước
làm lạnh tro xỉ, nước làm sạch khí của các lò thiêu làm ô nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy tràn khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, nước làm
lạnh tro xỉ, nước làm lạnh qua các lò thiêu chảy vào các mương rãnh, hồ, ao,
sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ,

các muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
Ô nhiễm không khí:
- Khí thoát ra từ các hố hoặc các chất làm phân, chất thải chôn lấp rác
chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí từ các lò thiêu chứa bụi, SO 2, NOx, CO, CO2, HCI, HF, dioxin, kim
loại, oxit kim loại thăng hoa...
- Bụi sinh ra trong quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các
vi trùng, các chất độc hại lẫn trong rác.
Ô nhiễm đất:
Các chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất
hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi thành phần và pH của đất.
10


Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, các loài này di
động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng.
2.4. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên Thế Giới
2.4.1. Phát sinh rác thải trên Thế Giới
Nhìn chung, lượng RTSH ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ
thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân
nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính
theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên
thế giới: Băng Cốc (Thái Lan) : 1,6kg/người/ngày, Singapo 2kg/người/ngày;
Hồng Kông là 2,2kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là 2,65kg/người/ngày.
Tỷ lệ CTRSH trong dòng CTR đô thị rất khác nhau giữa các nước. Theo
ước tính, tỷ lệ chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et al.2002); chiếm 78% ở
Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản, chiếm 80% ở nước ta. Theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35%
chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng CTR đô thị.
+ Ở Anh : Số liệu thống kê tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàng năm

Liên hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó ước tính 46,6 triệu tấn chất
thải sinh học và chất thải dạng tương tự phát sinh ở Anh, trong đó 60% chôn lấp,
34% được tái chế và 6% được thiêu đốt. Chỉ tính riêng rác thải thực phẩm, theo
dự án khảo sát được thực hiện từ tháng 10/2006-3/2008, chất thải thực phẩm từ
hộ gia đình nhiều hơn tới hàng tấn so với chất thải bao bì chiếm 19% chất thải
đô thị. Hàng năm hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu tấn chất thải thực phẩm,
ở England là 5,5 triệu tấn, trong đó 4,1 triệu tấn là thực phẩm có thể sử dụng
được. Trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg chất thải thực phẩm/năm hay
5,3 kg/tuần, trong đó 3,2 kg vẫn có thể sử dụng được.
+ Nhật Bản : Theo số liệu thống kê của Bộ TN & MT Nhật Bản, hàng
năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công
nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, có khoảng 5% rác thải phải
11


đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại
được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh
hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp
phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.
+ Ở Singapore : mỗi ngày thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore
được phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...). Nhờ vậy
56% số rác thải ra mỗi ngày (9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng
41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro. Mỗi ngày
chừng 1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể đốt được sẽ lên sà lan
trực chỉ Semakau Landfill. Như vậy khối lượng từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau
khi đốt rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó, xấp xỉ 2.000
tấn. Trong khi đó, ở Việt Nam đặc biệt là TP.HCM thải ra khoảng 8.000 tấn rác
(bằng 1/2 Singapore) nhưng phải tìm chỗ chôn lấp cho ngần ấy số rác (gấp bốn
lần Singapore).Chưa hết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy
máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore.

+ Ở Nga: mỗi người bình quân thải ra môi trường 300 kg/người/năm rác
thải. Tương đương một năm nước này thải ra môi trường khoảng 50 triệu tấn
rác, riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm.
Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh
khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ
tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày.

12


Bảng 2.3: Phát sinh CTR đô thị ở một số nước Châu Á.
Quốc gia

Năm Dân

GDP/

Lượng

người

phát sinh sinh

RTSH

sinh

(triệu

CTRĐT


MSW/

(nghìn

RTSH

người)

(kilôtấn/

người/

tấn/

(kg/người/

số

Tỷ lệ phát Lượng

Tỷ lệ phát

năm)
ngày
năm)
ngày)
1
3
Trung Quốc 2000 1267,4 856

130320
1,70
78193
1,023
Hồng Kông 2003 6,8
23800 34404
1,39
27004
1,09
5
Ấn Độ
2002 1052,0 471
0,2-0,5
6
Indonesia
1995 194,8 1038
0,76
7
Hàn Quốc
2002 47,6
10013 18189
1,05
8
Malaysia
2002 24,5
3868
0,88-1,44 9
9
Philipin
2002 76,5

978
10670
0,5-0,7
10
Đài Loan
2002 22,6
12570 7970
0,97
11
Thái Lan
2002 62,8
5430
14317
0,62
12
Thổ Nhĩ Kỳ 2001 68,5
2146
25100
1,00
0,57
(Nguồn: Waste management and recycling in Asia, IGES, 2010)
Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu
nhập và mức sống của mỗi nước. Nước có nền công nghiệp phát triển thì thành
phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số, lượng rác này là
nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế. Hàng năm nước Mỹ phát sinh một
khối lượng rác lên tới 10 tỷ tấn. Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ
chiếm 75%, hoạt động nông nghiệp chiếm 13%; hoạt động công nghiệp chiếm
9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm 1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1,5% .

Bảng 2.4: Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ

Thành phần

Tỷ lệ % các loại rác theo các nguồn khác nhau
Tại bãi rác Colombia Theo EPA
Trung bình cả nước
13


Giấy
41
33
35 – 47
Hữu cơ
21
17
18 – 29
Nhựa
16
12
11 – 21
Kim loại
6
6
4–8
Thủy tinh
3
6
2–6
Các loại khác
13

24
10 – 15
(Nguồn: tạp chí Waste Management Research. Volum 23 số 1, 2/2010)
(EPA: Environmetal Protection Ageney)
2.4.2.Quản lý, xử lý rác thải trên Thế Giới
Hiện nay vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới ngày càng
được quan tâm. Đặc biệt các nước phát triển, công việc này được tiến hành chặt
chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu
gom, tập kết rác thải tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại.
Quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được quy định chặt
chẽ, rõ ràng, đầy đủ trang thiết bị phù hợp hiện đại. Một khác biệt trong công tác
quản lý, xử lý rác thải các nước phát triển có sự tham gia của cộng đồng.
+ Tại Đức : Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới
hiện nay. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991.
Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại
hay carton được gom vào thùng màu vàng, thùng xanh dương cho giấy, thùng
xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh. Những lò đốt rác hiện đại
của nước Đức hầu như không thải khí độc ra môi trường. Das Duele System
Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của nước Đức” - được các nhà máy
tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải năm vừa rồi, các nhà máy này đã chi
khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng công nghệ trên. Tại các dây chuyền phân
loại, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc độ 300.000km/s để phân loại 10
tấn vật liệu mỗi giờ. Ống hơi nén được điều khiển bằng máy tính đặt ở các băng
chuyền có nhiệm vụ tách riêng từng loại vật liệu. Sau đó rác thải sẽ được rửa
sạch, nghiền nhỏ và nấu chảy. Quá trình trên sẽ cho ra granulat, granulat là một

14


nguyên liệu thay thế dầu thô trong công nghiệp hoặc làm chất phụ gia. (Nguồn:

Internet)
Giáo dục ý thức BVMT cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là một
trong những phương pháp mà những nhà quản lý tại Đức đã áp dụng. Rác được
phân loại triệt để là điều kiện để tái chế, xử lý rác trở nên thuận lợi và dễ dàng.
Từ đó, khái niệm về rác thải dần được thay thế bằng nguồn tài sản tiềm năng,
mang lại lợi nhuận đáng kể với những ai biết đầu tư vào việc cải tiến công nghệ.
Cơ quan trường
học chất thải khác
Người tiêu
dùng
Ngời tiêu dùng
rác thải bao bì

Chính quyền
địa phương

Đốt rác, chôn
lấp

Hệ thống tái chế chất thải
đầu tư đưa ra giá
thu gom và tái chế

Tái dùng

Các công ty sản
xuất và bán

Sơ đồ : 2.2 Hệ thống hoạt động tái chế rác thải ở Đức( Nguồn :Internet)
+ Tại Nhật Bản, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với

dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên
liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle). Về thu gom CTRSH, các hộ gia
đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại :
- Rác hữu cơ dễ phân hủy được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy
sản xuất phân compost;
- Loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được
sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng;
- Rác có thể tái chế thì được đưa các nhà máy tái chế.

15


Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác
nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào
giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành
phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác,
để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau
gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác
cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng
đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở
hè phố. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy
được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không
cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác
thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi
đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Việc thu gom rác ở Nhật
Bản không giống như ở Việt Nam. Rác thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm
quản lý của Nhà nước, còn từ các công ty, nhà máy... cho tư nhân đấu thầu hoặc
các công ty do chính quyền địa phương chỉ định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải công nghiệp của họ và điều này
được quy định bằng các điều luật về BVMT.

+ Ở Trung Quốc: Mức phát sinh trung bình lượng CTR ở Trung Quốc là
0,4 kg/người/ngày, ở các thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9 kg/người/ngày,
so với Nhật Bản tương ứng là 1,1 kg/người/ngày và 2,1 kg/người/ngày. Tuy
nhiên, do mức sống tăng, mức phát sinh CTR trung bình vào năm 2030 sẽ vượt
1kg/người/ngày. Sự tăng tỷ lệ này do dân số đô thị tăng nhanh, dự báo sẽ tăng
gần gấp đôi, từ 456 triệu năm 2000 lên 883 triệu vào năm 2030. Điều này làm
cho tốc độ phát sinh CTR của Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng. Hiện nay,
trong lĩnh vực quản lý chất thải đã có nhiều cải tiến đáng kể. Chẳng hạn, hầu hết
các thành phố lớn đang chuyển dần sang áp dụng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh
như là biện pháp xử lý chủ yếu. Các biện pháp chôn lấp cải tiến và lợi ích ngày
càng tăng phù hợp với nhu cầu quản lý chất thải cực kỳ cấp thiết của Trung
16


Quốc. Mặc dù tốc độ cải tiến quản lý CTR là đáng kể, song Trung Quốc không
có khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ chất thải ngày càng tăng, yêu cầu đối với
các hệ thống xử lý an toàn cho môi trường và hợp lý về hiệu quả - chi phí trong
cung cấp dịch vụ.
Các phương thức quản lý chất thải của Trung Quốc hiện có tác động tới
toàn cầu. Ví dụ, hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu của Trung Quốc gây ảnh
hưởng tới giá nguyên liệu thứ cấp ở Hoa Kỳ. Mục tiêu tăng tỷ lệ thiêu đốt chất
thải lên 30 % (hiện nay hơn 1 %) của Bộ Xây dựng (MOC) Trung Quốc sẽ làm
tăng ít nhất hai lần mức dioxin trong môi trường toàn cầu. Trong 25 năm tới, các
thành phố của Trung Quốc có thể sẽ cần thêm 1400 bãi chôn lấp chất thải.
+Tại Singapore : Nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất
hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu.
Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể
trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. RTSH được đưa về
một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến
cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc

Gia. Có thể nói Singapore được xem là một quốc gia có môi trường xanh - sạch
đẹp của thế giới, Chính phủ rất coi trọng việc BVMT. Cụ thể là pháp luật về môi
trường được thực hiện một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo
cho môi trường sạch đẹp của Singapore. Thời gian đầu Chính phủ tổ chức giáo
dục ý thức để người dân quen dần sau đó phạt nhẹ nhắc nhở và hiện nay các
biện pháp được áp dụng mạnh mẽ là phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường với
những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc. Ở Singapore vứt rác, hút
thuốc không đúng nơi quy định bi phạt tiền từ 500 đô la Sing trở lên.

17


Sơ đồ 2.3 Tổ chức quản lý môi trường tại Singapo ( Nguồn: Internet)
Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn
đề bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý,
trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả xử lý
lại thấp. Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế. So với các nước
phát triển thì tỷ lệ thu gom rác ở các nước đang phát triển như Việt Nam và khu
vực Nam Mỹ còn thấp hơn nhiều.
Bảng 2.5 : Hoạt động thu gom rác tại một số thành phố ở Châu Á
Thành phố

Dân số

Số trạm trung

Số chuyến vận chuyển

(triệu người)


chuyển

trong ngày

Bombay
8,5
2
2
Bangkok
5,6
1,8
Manila
7,6
65
2
Jakarta
7,9
776
3
Scoul
10,3
630
3,4
(Nguồn: Trung tâm quốc gia về phát triển khu vực của Nhật Bản, 2004)
Đối với các nước Châu Á chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp
phổ biến để xử lý chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp chất thải được chia
thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn
18



lấp hợp sinh. Chất lượng của các bãi chôn lấp liên quan mật thiết với GDP. Các
bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước phát triển, trong khi đó các bãi
rác lộ thiên thấy phổ biến ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang
phát triển đã có nỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp như Thổ Nhĩ Kỳ,
Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải
trơ, các loại chất thải có thể tái chế. (Nguồn: Internet)
“Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004” cho biết. Hầu hết
các nước Nam Á và Đông Nam Á rác thải được chuyển đến các bãi chôn lấp
hoặc các bãi lộ thiên để tiêu hủy. Các nước như Việt Nam, Bangladet,
Hongkong, Srilanka, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc tỷ lệ chôn lấp lớn nhất
trên 90%. Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu hủy chủ
yếu. Một số nước như Ấn Độ, Philippin, Thái Lan…phương pháp này khá phổ
biến. Tuy nhiên, chưa có nước nào tận dụng hết tiềm năng sản xuất phân
compost.
Bảng 2.6: Các phương pháp xử lý CTR một số nước Châu Á Đơn vị %
Bãi rác lộ

Thiêu đốt

Chế biến phân

Phương pháp

compost

khác

Nước

thiên, chôn lấp


Việt Nam

96

-

4

-

Bangladet

95

-

-

5

Hongkong

92

8

-

-


Ấn Độ

70

-

20

10

Indonexia

80

5

10

5

Nhật Bản

22

74

0,1

3,9


Hàn Quốc

90

-

-

10

Malayxia

70

5

10

15

Philipin

85

-

10

5


Srilanka

90

-

-

10

Thái Lan

80

5

10

5

(Nguồn: Viện khoa học thủy lợi, 2006)
2.5. Một số công nghệ tái chế rác thải làm phân bón ở các nước
19


2.5.1.

Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ


Nguyên lý: Xử lý rác thải sinh hoạt trong những thiết bị ủ kín với vi sinh
vật (VSV) kị khí. Rác thải sinh hoạt được tiến hành phân loại thành vô cơ và
hữu cơ. Rác thải hữu cơ dễ phân hủy được đưa vào ủ kín. Phối hợp với các loại
chủng loại men VSV kị khí. Cho lên men 1 thời gian, sau đó sấy khô và nghiền
nhỏ đóng thành bao thành phẩm
Ưu điểm: 50% rác thải là chất hữu cơ làm phân bón; Giảm được 1 2 khối
lượng và thể tích rác thải, do đó tiết kiệm chi phí vận chuyển rác thải tới bãi
chôn lấp, tiết kiệm được diện tích bãi chôn lấp rác thải và chi phí xử lý rác thải.
Hạn chế: Chi phí đầu tư lớn; Chi phí duy trì bảo dưỡng thiết bị lớn; chất
lượng phân bón chưa cao; công nghệ phức tạp và phải có công nghệ sấy; Không
phù hợp với điều kiện Việt Nam vì đa số chưa phân loại rác thải; sau khi sấy,
nghiền thì trong chất thải vẫn chứa chất vô cơ như gạch ngói, kim loại, thủy
tinh…gây ảnh hưởng xấu tới đất, cây trồng và cả con người.

Thu gom rác
sinh hoạt
thành phố

Rác từ bãi thải

Hệ thống
phân loại:
- Vô cơ
- Hữu cơ

Nghiền

Rác hữu cơ
chuyển về nhà
máy


Ủ trong các
lò ủ theo quy
trình đặc biệt
(lên men)

Cấy men
trong
xưởng
chuẩn bị

Sấy

Đóng bao

20
Kho thành phẩm

Hệ thống vi
xử lý khống
chế quá
trình lên
men tối ưu

Khử mui,
xử lý sơ
bộ

Các phụ
gia lên

men đặc
biệt


Sơ đồ 2.4 Công nghệ xử lý rác thải của Mỹ( Nguồn: internet)
2.5.2.

Công nghệ xử lý rác làm phân bón của Đức

Công nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác đi đôi với thu hồi khí sinh
Nơi tiếp
học và phân bón hữu cơ vi sinh.
Cụ nhận
thể: rác
Rác thải ở các gia đình đã được phân
thải sinh hoạt

loại, ở những nơi công cộng phân loại chưa triệt để, được tiếp nhận và tiến hành
phân loại tiếp. Rác hữu cơ được đưa vào thiết bị ủ kín dưới dạng các thùng chịu
Phân loại

áp lực cùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong quá trình lên men phân giải hữu
cơ .
Rác hữu cơ lên men

Ưu
sản phẩm là khí đốt có
Rác điểm:
thải vô Xử
cơ lý triệt để, đảm bảo VSMT; Thu hồi

(thu khí 64%)
giá trị cao, phục vụ cho các ngành công nghiệp ở khu lân cận nhà máy; Thu hồi
phân bón có tác dụng cải tạo đất và cung cấp nguyên liệu tái chế cho các ngành
Tái chế
công nghiệp.

Hút khí

Rác hữu cơ

Hạn chế: Đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn và kinh phí duy trì cao; chất lượng
phân bón thu hồi không cao.
Chôn lấp chất trơ

Lọc

21
Nạp khí

Chế biến
phân bón


Sơ đồ 2.5. Dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB
Đức( Nguồn Internet)
2.5.3.

Công nghệ xử lý rác thải làm phân bón của Trung Quốc

Nội dung công nghệ: ở những thành phố lớn thường áp dụng công nghệ

trong các thiết bị kín. Rác được tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín ( hầm ủ) sau 1012 ngày, hàm luợng các khí H2S, CH4, SO2 ... giảm được đưa ra ngoài ủ chín.
Sau đó mới tiến hành phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ.
Ưu điểm: Rác được ủ từ 10-12 ngày đã giảm mùi của khí H 2S, sau đó
mới đưa ra ngoài xử lý, góp phần giảm nhẹ mức độ độc hại đối với người lao
động; Thu hồi được nước rác, không gây ảnh hưởng tới tầng nước ngầm; Thu
hồi được sản phẩm tái chế; Rác vô cơ khi đưa đi chôn lấp không gây mùi và ảnh
hưởng đến tầng nước ngầm vì đã được ôxy hoá trong hầm ủ và thu hồi được sản
phẩm làm phân bón.
22


Hạn chế: Chất lượng phân bón không cao, chưa xử lý triệt để các vi
khuẩn gây bệnh; Thao tác vận hành phức tạp; Diện tích hầm ủ rất lớn không
được phân loại, diện tích nhà máy lớn và kinh phí đầu tư ban đầu lớn.
Tiếp nhận rác thải
Thiết bị chứa (hầm ủ kín) có bổ sung vi sinh vật, thổi khí, thu
nước rác trong thời gian 10-12 ngày
Ủ chín, độ ẩm 40%
15-20 ngày
Sàng phân loại theo kích thước(bằng
băng tải, sàng quay)
Chất vô cơ

Phân loại theo trọng
lượng

Phân loại sản phẩm
để tái chế

Phối trộn N,P,K và các

nguyên tố khác

Chôn lấp chất trơ
Ủ phân bón (nhiệt độ từ 30-

400C), thời gian 5-10 ngày

Đóng bao tiêu thụ

Sơ đồ 2.6. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Trung Quốc
2.5.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ quốc tế

Việc quản lý lượng chất thải đang là một thách thức lớn đối với nhiều
nước trên thế giới không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì
những ảnh hưởng to lớn đối với sức khoẻ cộng đồng.
Theo hội thảo quốc tế “Năng suất xanh và Quản lý chất thải rắn”
ngày 3/11/2004 thì tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá nhanh chóng đã
gây ra áp lực không nhỏ tới môi trường đặc biệt là các nước đang phát triển.
23


×