Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề án xây dựng chính sách nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng dân cư tại vùng đệm vườn quốc gia ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.74 KB, 11 trang )

Đề án xây dựng chính sách nâng cao chất lượng
đời sống của cộng đồng dân cư tại vùng đệm Vườn
Quốc gia Ba Vì.
1. Thông tin chung về chính sách.
Tên chính sách: Chính sách nâng cao chất lượng sổng của cộng đồng dân cư
tại vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì.
“Quy hoạch vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2017 – 2022”.
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Đối tượng thực hiện: Cán bộ và người dân địa phương 7 xã thuộc vùng đệm
Vườn Quốc gia Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội. Các xã bao gồm: xã Phú Minh,
xã Yên Trung, xã Yên Bài, xã Vân Hòa, xã Tản Lĩnh, xã Ba Vì, xã Ba Trại.
Thời gian thực hiện: từ năm 2017 đến năm 2022
Phạm vi thực hiện: 7 xã thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì – huyện Ba
Vì, Hà Nội. Các xã bao gồm: xã Phú Minh, xã Yên Trung, xã Yên Bài, xã Vân
Hòa, xã Tản Lĩnh, xã Ba Vì, xã Ba Trại.
2. Thực trạng mức độ người dân tham gia thực hiện hoạt động du lịch
trong các vườn quốc gia và tác động của du lịch lên đời sống của cư
dân vùng đệm các vườn quốc gia.
2.1. Cung cấp nguồn lực cho hoạt động du lich.
Tại các khu du lịch nghỉ dưỡng trong vườn quốc gia, người dân cũng được
tham gia vào các hoạt động kinh doanh tại đây. Tuy nhiên họ mới tham gia lao
động là chính mà chưa tham gia vào hoạt động quản lý. Công việc dễ nhất là bảo
vệ, nhân viên vệ sinh, phục vụ, lễ tân.

1
Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải


Ngoài những nhân viên hoạt động thường xuyên ra, cũng có một phần người
dân tham gia hoạt động tại các khu du lịch theo mùa vụ. Mùa vụ du lịch tại đây
là bắt đầu từ đầu mùa hè đến cuối mùa thu.


Người lao động trong các khu du lịch vẫn chưa có cách làm việc chuyên
nghiệp, làm trong các resort nhưng khả năng làm việc cũng như chuyên môn
chưa đúng với chất lượng dịch vụ tại các resort.
Có thể nhận xét chung như sau: người dân đã được hưởng một phần lợi ích từ
hoạt động du lịch tại vườn quốc gia, tuy nhiên người dân thiếu cái nhìn nhận
thức đúng đắn về du lịch, kiến thức về du lịch vẫn còn thiếu. Nguồn nhân công
trong hoạt động kinh doanh du lịch tại vườn quốc gia vẫn còn thiếu chuyên môn.
Việc hoạt động du lịch có mùa vụ cũng làm khả năng phục vụ du lịch của người
dân kém đi do không được hoạt động liên tục trong một năm mà gián đoạn theo
mùa.
2.2.

Cung cấp các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ cho du lịch.

Tại vườn quốc gia, người dân cũng có các sản phẩm nông lâm phục vụ cho
khách du lịch. Dễ bắt gặp và nổi tiếng nhất trong số đó là sữa bò, dê và các sản
phẩm từ sữa bò dê như bánh, caramen, sữa chua, kem… Người dân cũng cung
cấp một số món đặc sản khác như gà đồi, thịt dê, lợn lửng, cá cho khách cũng
như hoạt động kinh doanh ăn uống vườn quốc gia và khu vực lân cận.
Tại vườn quốc gia Ba Vì người dân có những hoạt động nhất định trong hoạt
động kinh doanh du lịch tại vườn quốc gia. Họ tham gia các hoạt động kinh
doanh tại cụm tham quan du lịch tại đỉnh vườn quốc gia Ba Vì: đền Thượng, khu
tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, tháp Báo Thiên, đỉnh Vua King peak. Tuy
nhiên, các hoạt động kinh doanh đang ở mức độ sơ sài, khá tự phát như hoạt
động trông giữ sửa xe, hoạt động bán đồ lưu niệm, đồ ăn, đồ lễ trên chùa. Ngoài
ra người dân cũng tham gia cung cấp một số đồ đạc phục vụ cho việc cắm trại,
hay pic- nic tại đây: than củi, đồ ăn uống, bạt.

2
Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải



Quanh vùng chân núi Ba Vì, đặc biệt trước cổng vào vườn quốc gia, người
dân cũng có các hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch bao gồm: các dịch
vụ phục vụ pic – nic, bán các sản phẩm từ sữa, kinh doanh phục vụ karaok. Các
quán ăn bình dân.
Như vậy người dân cũng đã có những hoạt động kinh doanh nhất định về du
lịch liên quan đến vườn quốc gia. Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh còn
mang tính tự phát chưa có quy hoạch, quy định tập trung. Sản phẩm và cách bán
sản phẩm của họ còn cổ điển, cũ kỹ, tâm lý “chặt chém” vẫn nặng lề - tư duy ăn
sổi ở thì, chưa nhận thức được tác hại của việc “chặt chém”.
3. Tác động của du lịch lên đời sống của cư dân vùng đệm quốc gia và
ngược lại.
3.1. Tác động của du lịch đến chất lượng đời sống cư dân vùng đệm
vườn quốc gia
Có thể nói hoạt động du lịch tại vườn quốc gia đã mang lại lợi ích nhất định
cho người dân tại vùng đệm của vườn. Du lịch mang lại công ăn việc làm cho
một số người. Du lịch cũng góp phần tiêu thụ một số sản phẩm đặc trưng tại địa
phương. Kinh doanh cũng tấp nập và thu được nhiều lợi nhuận hơn, các loại
hình kinh doanh được mở rộng và đa dạng. Du lịch mang lại hướng đi mới để
cải thiện thu nhập của người dân vùng đệm. Thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong
kinh doanh và lao động của người dân địa phương.
Phát triển du lịch, mạng đến sự giao thoa văn hóa tại vùng, nâng tầm hiểu biết
của người dân hơn. Tạo điều kiện phát triển cho du lịch nên đường, điện, nước
cũng được cải thiện tốt lên. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng và du
lịch bền vững được nâng cao.
Tuy nhiên hoạt động du lịch cũng mang đến những vấn đề khác:
- Lạm phát địa phương tăng vượt so với trước. Nhiều người không được
hưởng lợi từ du lịch sẽ bị bất lợi, do giá cả tăng hơn trước, trong khi thu
nhập của họ giữ nguyên.

3
Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải


- Việc chú trọng hoạt động trong lĩnh vực du lịch khiến người dân đôi khi
quên đi các công việc chính ban đầu của họ mà chạy theo du lịch.
- Mặc dù có được nguồn lợi từ du lịch, tuy nhiên nguồn lợi còn phân bổ
chưa đều, tập chung chủ yếu vào những người kinh doanh.
- Ngoài giao thoa văn hóa tốt thì các tệ nạn cũng xâm lấn, nét xấu cũng có
thêm cơ hội phát triển tại địa phương.
- Văn hóa, con người địa phương không giữ được nét đặc trưng.
- Chạy theo du lịch quá đà mà không nhận thức được làm du lịch đúng cách.
- Ô nhiễm môi trường vùng.
3.2. Tác động của chất lượng đời sống của cư dân vùng đệm vườn quốc
gia lên vườn quốc gia.
Có các hoạt động du lịch nên cư dân vùng đệm đã có tác động tích cực tới
hành vi của người dân địa phương.
- Người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên – môi
trường rừng.
- Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến du lịch tại địa phương góp phần
giảm tác động của người dân lên rừng, giúp bảo vệ rừng hơn. Khi mà
người dân bớt phụ thuộc vào rừng hơn do đã có nguồn thu nhập khác.
- Đời sống người dân được nâng cao tạo điều kiện phát triển các dịch vụ
chất lượng hơn.
Song song với đó là một vài hạn chế.
- Ô nhiễm môi trường do người dân, khách du lịch xả rác, và từ các sản
phẩm du lịch.
- Vùng nguyên sinh tự nhiên bị thu hẹp, không gian sống của các loài bị ảnh
hưởng.
- Động thực vật quý hiếm vẫn bị săn bắt nhằm thu lợi.

4. Một số vấn đề ảnh hưởng đến chính sách nâng cao chất lượng cuộc
sống cư dân vùng đệm vườn quốc gia.
4.1. Ảnh hưởng của cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước có hay không khuyến khích hoạt động du lịch tại địa
phương và sự khuyến khích đó có dành cho người dân nơi đây không. Nếu được

4
Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải


khuyến khích du lịch và người dân tham gia vào hoạt động du lịch thì nguồn lợi
dành cho cư dân vùng rõ ràng sẽ lớn hơn.
Định hướng phát triển của các cơ quan nhà nước dành cho các vùng đệm sẽ
thay đổi cuộc sống, công việc của người dân địa phương. Liệu có các làng nghề
chuyên biệt, hay các vùng trồng nông sản, các vùng chăn nuôi. Định hướng và
chính sách phát triển vùng nếu được làm tốt sẽ nâng cao đời sồng của người dân
địa phương, giảm bớt ảnh hưởng của du lịch tới người dân địa phương, đảm bảo
công bằng lợi ích cho người dân địa phương.
4.2.

Ảnh hưởng của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tư nhân.

Các doanh nghiệp, tổ chức, các nhà kinh doanh tại ba vì mang lại công ăn
việc làm cho người dân địa phương. Một phần là đầu ra cho các sản phẩm địa
phương. Chính sách về sử dụng nhân lực nếu ưu tiên sử dụng người địa phương
cũng là một chính sách đầy tính tích cực cho nhiều bên.

4.3.

Ảnh hưởng của của các tổ chức phi chính phủ.


Nghiên cứu về rừng và cộng đồng dân cư ven rừng sẽ cho những kết quả
nhằm phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Chính phủ cũng có thể dựa
vào các nghiên cứu này để đề ra các định hướng, mục tiêu cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân địa phương.
Trong các chương trình bảo tồn vườn quốc gia người dân địa phương được
tham gia một phần ngoài việc sử dụng kiến thức khả năng của người dân địa
phương thì khi người dân tham gia các tổ chức nghiên cứu này có thể mang đến
những gợi ý phát triển cho người dân địa phương. Nếu là chương trình cải thiện
đời sống, hay nâng cao nhận thức của người dân vùng đêm thì tác động tích cực
tới người dân địa phương là điều chắc chắn.
4.4. Luật định.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Luật hình sự về bảo vệ rừng.
5
Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải


- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chinh phủ Quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản.
- Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định
trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom,
phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ
trợ.
- Nghị định số 25/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Về tổ
chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về
phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an
xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công
tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự.
- Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ Về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
- Nghị định số 48/2007/NĐ-CP Về nguyên tắc và phương pháp xác định giá
các loại rừng.
- Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo
vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 Về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 Về tổ chức và hoạt động
của Kiểm lâm.
- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản,
nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang
dã nguy cấp, quý, hiếm.
6
Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải


- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 Về thi hành Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng.
- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 Quy định Về phòng cháy

và chữa cháy rừng.
- Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 Về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Luật đa dạng sinh học (2008).
- Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi
sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí
xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam
cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển và Danh mục những đối tượng bị
cấm khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Quyết định 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/09/2008 về việc ban hành Quy chế
quản lý gấu nuôi.
- Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/09/2012 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật
rừng thông thường.
- Chỉ đạo số 16315/QLD-MP của Cục quản lý dược về tăng cường bảo vệ
động vật thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
4.5. Quy định.
Các quy định tham quan của vườn quốc gia Ba Vì.
Quy định hoạt động của các đơn vị hoạt động tại vườn quốc gia Ba Vì.
Quy định về hoạt động kinh doanh tại vườn quốc gia Ba Vì.
Quy định về khai thác rừng.
4.6.

Các rào cản (khó khăn vấp phải ngoài luật và quy đinh).
7


Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải


Người dân địa phượng còn thiếu kiến thức, chưa học qua các lớp đào tạo cơ
bản.
Sự cạnh tranh về kinh doanh, giữa người dân với người dân, người dân với
doanh nghiệp, tổ chức.
Vốn đầu tư. Người dân khó có nguồn vốn lớn để đầu tư cho du lịch, cho lưu
trú, cho các nhà hàng tiêu chuẩn cao.
Chưa có định hướng đúng đắn trong việc phát triển. Phát triển cho người dân
địa phương không hẳn là phải phát triển ăn theo du lịch, mà cần có tầm nhìn
đúng đắn và phù hợp.
Chính quyền vẫn còn thiếu quan tâm. Người lãnh đạo cũng chưa có cái nhìn
thấu đáo để cải thiện đời sống người dân.
5. Mục đích và mục tiêu của việc ra chính sách.
5.1. Mục đích chung.
Nâng cao mức sống của người dân địa phương.
Phát triển và bảo vệ rừng.
Nâng cao nhận thức về du lịch.
5.2.

Các mục tiêu cụ thể.

Thu nhập bình quân của người dân đạt 150 triệu đồng/năm.
Một năm mở 4 lớp giáo dục về bảo vệ rừng và du lịch.
Tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%.
6. Xây dựng chính sách.
6.1. Chính sách ngắn hạn.
Xây dựng và chuyển đổi canh tác sang các vùng trồng hoa màu riêng biệt

nhằm phục vụ cho Hà Nội và cho du lịch tại vườn quốc gia.

8
Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải


Phổ biến mở rộng kiến thức về du lịch cho người dân địa phương thông qua
tuyên truyền, học tập qua loa đài, đài truyền hình.
Quy hoạch lại các khu, điểm buôn bán, đảm bảo an ninh trật tự, xóa sổ nạn
chặt chém.
Nâng cao trình độ chuyên môn của người phục vụ khách.
Đăng cai tổ chức các sự kiện hoạt động thu hút khách du lịch: tổ chức trại hè,
hội trại sinh viên, xin làm điểm tổ chức các sự kiện lớn có tình chất thu hút cao.
6.2.

Chính sách dài dạn.

Xây dựng vùng trông cây thuốc tại các xã, mỗi xã lựa chọn một loại cây thuốc
để trồng.
Thực hiện việc chăn nuôi tập trung, theo tiêu chuẩn nhằm cung cấp sản phẩm
từ chăn nuôi ra thị trường. Các con vật nuôi khuyến khích áp dụng là: gà, lợn
lửng, ong, dê, bò.
Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào hoạt động du lịch thông qua các
hoạt động kinh doanh, hướng dẫn, nhân viên, bảo vệ. Phấn đấu tỷ lệ người làm
trong các khu du lịch đạt 60%.
Khuyến khích du lịch cộng đồng tại địa phương, khách du lịch được khuyến
khích công việc trải niệm cùng người dân địa phương.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho du lịch tại địa phương thông qua các
lớp tập huấn, các lớp ký năng, các chương trình đào tạo, mở rộng kiến thức về
du lịch. Muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương phải tham gia và

vượt qua các lớp học nêu trên.
Tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm địa phương, các gian hàng quảng cáo
cho các sản phẩm địa phương không chỉ tại vườn mà còn tới các vùng nguồn
khách. Đưa các món ăn đặc trưng của địa phương vào trong hoạt động kinh
doanh giới thiệu.
9
Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải


Xây dựng thái độ vui vẻ, thân thiện, nồng nhiệt đối với khách du lịch.
Xây dựng các chương trình, sản phẩm, dịch vụ mới đa dạng hơn.
Nâng cao chất lượng của cơ sở vật chất.
Giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường đúng quy đinh.
7. Quyết định thực hiện.
Quyệt định do ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt.
Kinh phí với nguồn ngân sách hỗ trợ là 5 tỷ đồng một xã một năm. Quy hoạch
tổng cộng 175 tỷ đồng. cùng nguồn vốn ngân sách địa phương cùng với đó là sự
góp sức của người dân.
Quy hoạch triển khai từ đầu năm 2017 đến hết năm 2022.
8. Đánh giá chính sách.
8.1. Ưu điểm của chính sách.
Nâng cao thu nhập của người dân địa phương. Từ đó nâng cao đời sống của
người dân địa phương
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thái độ phục vụ cho du lịch khiến du
lịch ngày càng sôi động.
Quy hoạch các vùng chuyên canh phục vụ cho du lịch và đưa vào trung tâm
thành phố Hà Nội.
Nhận thức người dân ngày càng tiến bộ.
Các tệ nạn, nếp xấu được một phần xóa bỏ, xây dựng được hệ thống văn hóa
khỏe mạnh.

Gìn giữ được các nét đẹp của người dân địa phương, đặc biệt là hoạt động
canh tác, lao động sản xuất tại đây.
Công tác quản lý sẽ dễ dàng hơn.
8.2.

Hạn chế của chính sách.
10

Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải


Vẫn chưa đưa người dân địa phương lên làm chủ hoạt động kinh doanh du
lịch tại địa phương.
Chưa hẳn hạn chế được tác động xấu của du lịch lên địa phương.
Việc trồng cây thuốc và chăn nuôi là vất vả, đặc biệt là trồng cây thuốc nên có
thời gian thu hoạch lâu nên rủi ro là cao hơn.
Các dịch bệnh nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến người dân địa phương
mà còn có thể ảnh hưởng tới động thực vật tại Vườn Quốc Gia.
Nếu du lịch phát triển quá mức cần có biện pháp hạn chế để bảo vệ vườn quốc
gia.

Table of Contents

11
Quy hoạch và chính sách du lịch cho Ba Vì_Q.Khải



×