Ngµy so¹n:
TuÇn: §ît
«n tËp phÇn di truyÒn häc ngêi
Câu hỏi 1:
Nghiên cứu di truyền người có những khó khăn do:
A. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con
B. Bộ nhiễm sắc thể lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều
vấn đề chưa được biết một cách tường tận
C. Các lí do thuộc phạm vi xã hội, đạo đức
D. A và B đúng
E. A, B và C đều đúng
Câu hỏi 2:
Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người:
A. Phương pháp phả hệ
B. Phương pháp lại phân tích
C. Phương pháp di truyền tế bào
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
E. Phương pháp di truyền phân tử
Câu hỏi 3:
Trong phương pháp phả hệ, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện qua ít nhất là:
A. 2 thế hệ
B. 3 thế hệ
C. 5 thế hệ
D. 10 thế hệ
E. 1 thế hệ
Câu hỏi 4:
Việc lập phả hệ cho phép:
A. Theo dõi tính chất hoặc một bệnh tật nào đó qua một sô thế hệ
B. Phân tích được tính chất, hay bệnh có di truyền không và quy luật di truyền của nó như thế nào
C. Xác định tính chất hay bệnh di truyền trên NST thường hay trên NST giới tính
D. A và B đúng
E. A, B và C đều đúng
Câu hỏi 5:
Trong nghiên cứu di truyền người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp:
A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen
B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng
C. Phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các nhiễm sắc
thể
D. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình sao mã và tổng hợp prôtêin do gen đó quy định
E. Tất cả đều sai
Câu hỏi 6:
Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp di truyền tế bào được thực hiện với đối tượng khảo sát chủ
yếu là:
A. Tế bào bạch cầu nuôi cấy
B. Tế bào da người nuôi cấy
C. Tế bào niêm mạc nuôi cấy
D. Tế bào chân tóc nuôi cấy
E. Tế bào hồng cầu nuôi cấy
Câu hỏi 7:
Để đánh giá được số lượng và cấu trúc của bộ nhiễm sắc thể người trong phương pháp di truyền tế bào, các tế
bào máu nuôi cấy phải được:
A. Tách riêng các bạch cầu để nuôi cấy
B. Kích thích cho các bạch cầu phân chia nguyên phân
C. Xử lý cônxixin để có nhiều tế bào bị ngừng phân chia ở kỳ giữa để đánh giá
D. B và C đúng
E. A, B và C đều đúng
Câu hỏi 8:
Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp:
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng đảo đoạn
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng chuyển đoạn
C. Thể một nhiễm
D. Đột biến gen
E. Thể ba nhiễm
Câu hỏi 9:
Phương pháp nhuộm phân hoá nhiễm sắc thể (kĩ thuật hiện băng) không cho phép đánh giá trường hợp:
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng đảo đoạn
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng chuyển đoạn
C. Thể một nhiễm
D. Đột biến gen
E. Thể 3 nhiễm
Câu hỏi 10:
Kĩ thuật ADN tái tổ hợp được ứng dụng trong:
A. Phương pháp phả hệ
B. Phương pháp di truyền tế bào
C. Phương pháp di truyền phân tử
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
E. Phương pháp tạp giao thực nghiệm
Câu hỏi 11:
Phương pháp nào dưới đây cho phép phân tích ADN đặc trưng của từng cá thể, từng dòng họ để theo dõi sự
có mặt của một tính trạng hoặc một bệnh nào đó:
A. Phương pháp di truyền phân tử
B. Phương pháp di truyền tế bào
C. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
D. Phương pháp phả hệ
E. Phương pháp tạp giao thực nghiệm
Câu hỏi 12:
Phát biểu nào dưới đây là không chính xác:
A. Các trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ một trứng thụ tinh với một tinh trùng nhưng có thể có chung
hoặc không có chung điều kiện môi trường trong quá trình phát triển phôi thai
B. Các trẻ đồng sinh cùng trứng luôn luôn cùng giới
C. Các trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ các trứng khác nhau, được thụ tinh bởi các tinh trùng khác
nhau trong cùng một lần mang thai
D. Các trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác giới hoặc cùng giới
E. Các trẻ đồng sinh khác trứng có chất liệu di truyền tương tự như các anh chị em sinh ra những lần sinh
khác nhau của cùng bố mẹ
Câu hỏi 13:
Nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép:
A. Phát hiện các trường hợp bệnh lí do đột biến gen và nhiễm sắc thể
B. Xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành các tính chất của cơ thể
C. Xác định vai trò của sự di truyền trong sự phát triển các tính trạng
D. B và C đúng
E. A, B và C đều đúng
Câu hỏi 14:
Di truyền y học phát triển, sử dụng phương pháp và kĩ thuật hiện đại cho phép chẩn đoán chính xác một số tật,
bệnh di truyền từ giai đoạn:
A. Trước sinh
B. Sơ sinh
C. Trước khi có biểu hiện rõ ràng của bệnh ở cơ thể trưởng thành
D. Thiếu niên
E. Chỉ có các biểu hiện nhẹ của bệnh
Câu hỏi 15:
Trong kĩ thuật chọc ối để chẩn đoán trước khi sinh ở người, đối tượng khảo sát là:
A. Tính chất của nước ối
B. Các tế bào của bào thai bong ra trong nước ối
C. Tế bào tử cung của mẹ
D. A và B đúng
E. A, B và C đều đúng
Câu hỏi 16:
Theo Kusick đến năm 1990 đã có:
A. Khoảng 1000 bệnh di truyền với khoảng 10% số bệnh liên kết giới tính
B. Khoảng 4000 bệnh di truyền với khoảng 200 bệnh liên kết giới tính
C. Khoảng 5000 bệnh di truyền với khoảng 200 bệnh liên kết giới tính
D. Khoảng 500 bệnh di truyền với khoảng 20 bệnh liên kết giới tính
E. Tất cả đều sai
Câu hỏi 17:
Bệnh phênilkêtônuria là một bệnh:
A. Do gen trội đột biến
B. Do gen lặn trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính bị đột biến
C. Do đột biến cấu trúc NST
D. Do đột biến gen lặn trên NST thường
E. Bệnh do đột biến mất đoạn NST số 5
Câu hỏi 18:
Bệnh phênilkêtônuria có thể phát hiện nhanh và sớm từ giai đoạn sơ sinh nhờ phương pháp:
A. Phả hệ
B. Di truyền tế bào để phát hiện bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể
C. Phương pháp phân tử để xác định gen đột biến
D. Sử dụng giấy chỉ thị màu để trong tả lót, giấy này sẽ có phản ứng đặc hiệu với nước tiểu của trẻ bị bệnh
E. B và D đúng
Câu hỏi 19:
Bệnh phênilkêtônuria xảy ra do:
A. Chuỗi bêta trong phân tử hêmôglôbin có sự biến đổi 1 axit amin
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X
C. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phênilalanin trong thức ăn thành tirôzin
D. Dư thừa tirôzin trong nước tiểu
E. Thừa enzim chuyển tirôzin thành phênilalanin làm xuất hiện phênilalanin trong nước tiểu
Câu hỏi 20:
Mục đích của di truyền y học tư vấn là:
A. Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về khả năng mắc một loại bệnh di truyền ở thế hệ sau
B. Cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp
C. Định hướng trong sinh đẻ để đề phòng và hạn chế hậu quả xấu
D. A và B đúng
E. A, B và C đều đúng
Câu hỏi 21:
Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật được:
A. Thao tác trên vật liệu dưới truyền ở mức phân tử
B. Thao tác trên gen
C. Thao tác trên nhiễm sắc thể
D. A và B đúng
E. A, B và C đều đúng
Câu hỏi 22:
Mục đích của kĩ thuật di truyền là:
A. Gây ra đột biến gen
B. Gây ra đột biến nhiễm sắc thể
C. Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới, gen “lai”
D. Tạo biến dị tổ hợp
E. Tất cả đều đúng
Câu hỏi 23:
Trong công nghệ sinh học, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là:
A. Virut
B. Vi khuẩn Ascherichia coli
C. Plasmit
D. Enzim
E. Thể ăn khuẩn Lamda
Câu hỏi 24:
Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là:
A. Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc
B. Hạn chế tác động của các tác nhân đột biến
C. Tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp
D. Sản xuất với công xuất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn
E. Tất cả đều sai
Câu hỏi 25:
ADN tái kết hợp được tạo ra do:
A. Đột biến gen dạng thêm cặp nuclêotit
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng lập đoạn
C. Kết hợp các đoạn ADN của loài này vào ADN của loài khác có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại
D. Trao đổi đoạn nhiễm sắc thể thuộc cặp tương đồng ở kì đầu phân bào 1, phân bào giảm nhiễm
E. Hiện tượng hoán vị gen
Câu hỏi 26:
Trong kĩ thuật ADN tái kết hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn ngắn là:
A. ADN polimerza
B. ADN ligaza
C. ADN helicaza
D. ADN tôpôizômeraza
E. ADN restrictaza
Câu hỏi 27:
Trong kỹ thuật tạo dòng ADN tổ hợp thao tác được thực hiện theo trình tự sau:
A. Phân lập ADN → Cắt phân tử ADN → Nối ADN cho và nhận
B. Cắt phân tử ADN → Phân lập ADN → Nối ADN cho và nhận
C. Nối ADN cho và nhận → Phân lập ADN → Cắt phân tử ADN
D. Nối ADN cho và nhận → Cắt phân tử ADN → Phân lập ADN
E. Phân lập ADN → Nối ADN cho và nhận → Cắt phân tử AND
Câu hỏi 28:
Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN (cho và nhận) được nối lại nhờ xuất tác của enzim:
A. ADN - pôlimeraza
B. ADN - restrictaza
C. ADN helicaza
D. ADN restrictaza
E. ADN tôpôizômeraza
Câu hỏi 29:
Trong kĩ thuật ADN tái tổ hợp, 2 đoạn ADN được cắt ra từ 2 phân tử ADN cho và nhận chỉ có thể kết hợp lại
thành ADN tái tổ hợp khi:
A. Được cắt bởi cùng một loại enzim restrictaza
B. Có sự xúc tác của enzim ligaza
C. Có các đầu dính phù hợp nhau nghĩa là trình tự nuclêôtit tương ứng ở hai đầu đính bổ sung theo nguyên lý
Sacgap
D. Đòi hỏi 2 yếu tố B và C
E. Đòi hỏi cả 3 yếu tố A, B và C
Câu hỏi 30:
Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng:
A. ADN dùng trong kỹ thuật tái tổ hợp được phân lập từ các nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng
hợp nhân tạo
B. ADN tái tổ hợp tạo ra do kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài có thể rất xa nhau trong
hệ thống phân loại
C. Có hàng trăm loại enzim ADN – restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN thích
hợp ở các vị trí đặc biệt, các enzim này chỉ được phân lập từ tế bào động vật bậc cao
D. Các đoạn ADN được cắt ra từ 2 phân tử ADN cho và nhận sẽ nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzim ADN -
ligaza
E. ADN tái kết hợp chỉ được hình thành khi đầu dính của ADN cho và nhận phù hợp nhau, với trình tự nuclêôtit
tương ứng được bổ sung cho nhau theo nguyên lý Sacgap