Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI GÀ AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.87 MB, 65 trang )

Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi
và an toàn thực phẩm
(LIFSAP – Cr.4649-Vn)

an toàn

SỔ TAY HƯỚNG DẪN
QUY TRÌNH THỰC HÀNH
CHĂN NUÔI TỐT CHO
CHĂN NUÔI GÀ AN TOÀN
TRONG NÔNG HỘ

NĂM 2012


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

PHẦN 1

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG
VÀ NÂNG CẤP CHUỒNG TRẠI

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

1


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

I. ĐỐI VỚI NHỮNG HỘ XÂY MỚI CHUỒNG TRẠI


1. LỰA CHỌN VỊ TRÍ XÂY DỰNG

 Chọn khu đất làm chuồng phải phù hợp với yêu cầu quy hoạch của thôn/xã và của hộ
 Chọn nơi đất cao (tối thiểu 0,5 m so với mực nước sông ngòi), tương đối bằng phẳng,
thuận lợi cho thoát nước tự chảy, vị trí thoáng mát, đi lại thuận tiện

 Cách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của con người
 Khu nuôi cách ly, xử lý phân, rác thải cần cách biệt với chuồng nuôi chính
2. CHUỒNG TRẠI VÀ THIẾT BỊ
Yêu cầu quy hoạch:

 Phải có và bố trí hợp lý: (1) khu nuôi chính, (2) khu nuôi cách ly, (3) khu phụ (nơi
chứa thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, nơi thay quần áo bảo hộ, nơi để dụng
cụ chăn nuôi riêng biệt) và (4) khu xử lý phân, rác và nước thải

 Chọn kiểu chuồng: “Chuồng kín”, “Chuồng hở” hoặc chuồng nuôi đơn giản phù
hợp với điều kiện của hộ

 Hướng chuồng: Đông, Đông-nam, hướng Nam là tốt nhất (tận dụng ánh sáng làm
khô chất độn và thông thoáng khí)

 Cần có cổng chính có khóa, có cổng phụ để bán sản phẩm hoặc vận chuyển chất
thải ra ngoài khu nuôi

 Phải có hố sát trùng trước khi vào khu chuồng và có biển báo quy định với khách
thăm quan
Trong chuồng nuôi:

 Nếu nuôi nhiều loại gà: nên đặt khu nuôi gà con đầu hướng gió, tiếp đến là khu
gà giò, gà hậu bị và gà sinh sản.


 Tường chuồng có thể xây gạch/bằng lưới thép và phải có hệ thống rèm che
 Nền chuồng không trơn, dễ thoát nước, vững chắc, khô ráo và dễ làm vệ sinh, tiêu
độc

 Bên ngoài ô nuôi cần có hành lang rộng 1,5-2m láng xi măng/gạch/đất cứng
 Xung quanh chuồng cần làm rãnh thoát nước (rãnh hở sẽ dễ làm vệ sinh)
 Thiết bị và dụng cụ chăn nuôi: chứa thức ăn, nước uống nên đúng chủng loại và
đủ về số lượng

 Cần có hệ thống đèn chiếu sáng hay sưởi ấm, hệ thống chống cháy, chống sét
 Cần có quần áo bảo hộ và đày đủ dụng cụ chăn nuôi
Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

2


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

Các hạng mục tổng thể trong hệ thống chuồng nuôi
đối với các hộ làm mới

Hàng rào, vùng đệm

Bể cấp
nước

Chuồng nuôi tân đáo

Hàng rào


Hố sát
trùng

Nơi để thức ăn,
thuốc thú y

Chuồng nuôi, sân thả

Cổng
sau
(Xuất
bán gà
& phân)

Hố ủ phân

Hố/bể nước
thải

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

3


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

II. ĐỐI VỚI CÁC HỘ ĐÃ CÓ SẴN CHUỒNG NUÔI

?????


1.

2.

Khu chuồng nuôi nên có hàng rào bao quanh và chỉ có một
lối đi vào cổng chính và cổng chính cần luôn luôn đóng và có
khóa cửa
Nếu không có hàng rào bao quanh cần phải làm bức ngăn
tách biệt giữa khu chuồng nuôi với các khu khác trong hộ
Nếu không thay đổi được hướng chuồng nên định kỳ dọn
dẹp, chặt/cắt bỏ bớt cành cây, làm quang đãng khu vực xung
quanh chuồng
Nơi để thức ăn nên được ngăn cách với khu nuôi
Phải có Hố sát trùng ở cửa/cổng chính (xây, khay tôn hoặc
thùng nhựa) đặt trước cửa ra vào chuồng gà
Sắp xếp lại khu chuồng chính:

3.

4.
5.
6.




Khu gà đẻ, khu gà con, khu chăn thả





Sửa chữa lại mái lợp chuồng tránh dột nát



Nền chuồng cần làm cao ráo, nếu quá thấp cần nâng cao tối
thiểu là 30 cm so với mặt đất, tốt nhất là 50 cm



Nên chia diện tích chuồng, khu thả ra từng phần được quây lưới
(nilon, thép mắt cáo)
Sửa chữa, vệ sinh sạch sẽ lại hệ thống rèm che đảm bảo ấm vào
mùa rét và thoáng mát vào mùa nóng

Phải có nơi rửa dụng cụ chăn nuôi riêng biệt (cuối chuồng)
7. Làm mới hoặc sửa lại đường/rãnh thoát nước thải từ các ô
nuôi chảy đến bể Biogas và bể chứa nước thải rửa chuồng
8. Phải có hố ủ phân và hố thu nước thải rửa chuồng có nắp đậy
9. Nên có cổng phụ ở phía sau/cuối khu chuồng để bán gà và
vận chuyển phân, rác thải
10. Bố trí nơi để xe cộ của khách và của gia đình phải cách xa khu
chuồng nuôi

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

4



Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

Tham khảo các kiểu rào/ quây

Những quy định vệ sinh thú y chuồng nuôi
1) Sau mỗi đợt nuôi cần dọn dẹp, vệ sinh tiêu
độc sát trùng chuồng trại chuẩn bị nuôi lứa
mới. Tám bước làm mới lại chuồng sau mỗi
đợt nuôi gà
 Dọn chất thải, độn lót chuồng đưa ra ngoài
xa để ủ nhiệt sinh học
 Tháo dỡ dụng cụ chăn nuôi đem ngâm và
rửa kỹ bằng nước sạch
 Quét mạng nhện trong chuồng và khu vực
xung quanh chuồng
Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

5


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm








Rửa sạch nền chuồng vách ngăn, bạt che

không được để cặn phân dính trên tường và
trên nền
Sửa chữa nền chuồng những chỗ bị hỏng và
để khô
Quét vôi toàn bộ nền chuồng, tường bao,
lối đi hành lang
Phun sát trùng toàn bộ chuồng và dụng cụ
chăn nuôi, bạt che
Đóng kín bạt che chuồng và cửa ra vào, ủ
chuồng trong thời gian từ 10 ngày đến 30
ngày, sau đó mới được nuôi lứa mới

2) Trước khi nhận gà vào nuôi 1 ngày cần
phun sát trùng tiêu độc (Haniodine, hoặc
Chloramin 1%=100g pha loãng với 10 lit
nước để phun) lại toàn bộ khu nuôi và các
dụng cụ, sau đó mở rèm che để thoáng
chuồng cho bay hết mùi rồi mới đưa gà vào
3) Rửa sạch bể chứa nước và sát trùng, sau đó
đóng kín nắp và cấp nước dự trữ dùng cho
gà uống
4) Người nuôi gà phải có quần áo riêng và ủng
để thay khi vào chăn nuôi gà

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

6


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm


III. MẬT ĐỘ, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI
3.1. Mật độ nuôi
Mật độ nuôi bình quân cho gà theo lứa tuổi khác nhau
Diện tích (số gà/m2)
Gà mái đẻ
Lứa tuổi
Gà thả ra
Gà lông
Gà lai
trứng thương
màu
vườn
phẩm
0-3 tuần tuổi
22
- Vụ hè-thu
17
22
Theo mật độ
- Vụ đông-xuân
úm
20
18
4-9 tuần tuổi
15-20
18-14
100 con/1514
10-19 tuần
12-10

14-12
20 m2
14-12
20-72 tuần
4-5
14-12

Gà siêu trứng

- Chuồng kín:
10 con/m2
- Chuồng hở:
6-7 con/m2

3.2. Rèm che

Rèm che bằng vải bạt/bao tải dứa tận dụng may lại phù hợp với diện tích cần dùng
3.3. Chất độn chuồng

Dùng trấu, dăm bào hoặc viên gỗ công nghiệp, lớp dày 15-17 cm
Chất độn chuồng phải phơi khô, sạch và phải được khử trùng bằng Foocmol 2% trước
khi đưa vào chuồng nuôi 5-7 ngày
Mỗi đời gà chỉ dùng đệm lót 1 lần (không thay bổ sung khi nuôi). Sau khi bán gà mới
thay đệm chuồng
Lưu ý:

 Lớp đệm dày là để:




Trấu hút ẩm trong phân gà, điều hòa độ ẩm, không làm bẩn chân và lông
Để gà vùi mình vào trấu khi lạnh hoặc khi quá nóng

 Tránh dùng chất độn nhiều bụi làm cho gà dễ mắc bệnh đường hô hấp

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

7


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

3.4. Máng uống, máng ăn
Máng uống
Các loại máng
Máng tôn dài (1,2 m)
Máng Gallon 8 lít
Máng nhựa 1 lít (úm 2 tuần đầu)
Máng núm

Khay ăn cho gà con

Tiêu chuẩn
100 con/máng
50 con/máng
100 con/máng
8-10 con/núm

Giới thiệu một số loại máng ăn
Máng cho gà thịt


Luôn luôn cọ rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ trước khi cho ăn bữa mới

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

8


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

3.5. Quây úm, Chụp sưởi và cách chiếu sáng

- Thường làm bằng lá cót ép, cắt dọc có chiều cao 50cm, quây tròn lại có đường kính 2m
(úm 200 gà). Có thể đan phên tre và dùng bao dứa che kín các lỗ hở trên phên
Úm trên lồng: Kích cỡ lồng; 1m x 2m x 0,9 (kể cả chân đáy: 0,4 m) để úm 100 gà con.
Đáy lồng làm bằng sắt ô vuông: 1m x 1m, xung quanh chuồng dùng lưới mắt cáo hoặc
nẹp tre nứa để bao quanh
Úm trên nền: Dùng lớp độn trấu, dăm bào dày 7-10 cm và được xử lý vệ sinh thú ý
(phun thuốc sát trùng Forcmol 2%). Dùng cót cao 50-70 cm để quây gà (15-20cm/m2)
đường kính 2-3 m (tùy thuộc số lượng gà) và nới rộng dần theo tuổi gà
3.6. Ổ đẻ và ổ ấp
Thường sử dụng:
- Loại ổ đẻ 1 tầng cho chăn nuôi nhỏ lẻ
- Loại ổ đẻ >2 tầng, cho chuồng hở/kín nuôi cho quy mô vừa
- Loại ổ đẻ của chuồng kín, nuôi công nghiệp (nuôi quy mô đàn lớn)
- Ổ đẻ tính theo 15con/ổ. Nên đóng ổ 2 tầng, mỗi tầng có 3 ngăn theo kích thước 35 × 35 ×
35cm mỗi tầng cách nhau 40-50 cm

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ


9


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

Lưu ý:

 Vị trí đặt ổ đẻ nên ở giữa
chuồng để thuận lợi cho việc
đẻ trứng

 Cửa vào ổ đẻ tránh ánh sáng
chiếu trực tiếp

 Hàng ngày vệ sinh, lau chùi ổ
đẻ và bổ sung them chất độn
thường xuyên để trứng sạch sẽ
không bị ô nhiễm

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

10


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

PHẦN 2
GIỐNG VÀ QUẢN LÝ GIỐNG

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ


11


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

I. MUA GÀ GIỐNG

Người chịu trách nhiệm thực hiện, kiểm soát
các chỉ tiêu an toàn sinh học này chính là
các chủ hộ
PHẢI thực hiện mỗi lần MUA GÀ giống
1. Cần lập kế hoạch mua gà giống cho phù hợp với điều kiện kinh tế hộ
và nhu thị trường
2. Cần mua số lượng gà nuôi phù hợp với diện tích chuồng đã có
3. Chọn đúng thời điểm để mua giống gà:
a. Đối với gà nuôi thịt nên chọn thời điểm gà con một ngày tuổi.
b. Đối với gà sinh sản hoặc đẻ trứng thương phẩm nên mua tại thời điểm
1 ngày tuổi hoặc thời điểm chọn lọc gà dò.
4. Chỉ nên mua gà giống ở cùng độ tuổi nuôi trong cùng một lứa nuôi
5. Không nên mua nhiều loại giống khác nhau trong cùng đàn nuôi
6. Nên mua gà giống ở các nơi gần hộ (trại sản xuất giống, lò ấp) để biết rõ
nguồn gốc và chất lượng con giống
7. Tránh mua gà giống từ nhiều nguồn khác nhau hoặc từ các chợ, nơi
không thể kiểm soát được nguồn gốc
8. Nên mua gà giống từ các cơ sở/ đơn vị dịch vụ giống có “Chứng nhận
sản xuất kinh doanh giống vật nuôi”
9. Không mua gà giống từ trang trại đã xảy ra dịch bệnh trước đó
10. Chỉ nên mua gà giống có “Giấy chứng nhận kiểm dịch” do cơ quan thú
y có thẩm quyền cấp

11. Kiểm tra sức khỏe của gà giống, đảm bảo có đủ thông tin về tiêm phòng
và điều trị ký sinh trùng.
Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

12


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

12. Khi mua cần ghi chép các thông tin về giống gà vào “Phiếu theo dõi
mua gà giống” và cần yêu cầu người bán/nơi bán giống gà phải cung
cấp đủ các thông tin về giống và tình hình tiêm phòng (Theo MẪU
CN-01)
13. Chuẩn bị, rửa sạch, phơi khô dụng cụ chứa khi đi mua gà giống
14. Đánh dấu và ghi lại tất cả các khay/hộp gà giống trước khi vận chuyển
về hộ

II. KHI VẬN CHUYỂN GIỐNG VỀ HỘ

1. Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp
2. Nên có các nguyên liệu lót trên xe/dụng cụ trở chuyên gà giống
3. Cần chuẩn bị đủ hộp chứa,thùng chứa có nắp đậy và đủ diện tích cho đàn
giống được thoải mái khi vận chuyển

4. Phải rửa sạch sẽ và nên khử trùng phương tiện, dụng cụ và tấm lót sàn khô
sạch trước khi vận chuyển

5. Phải kiểm tra kỹ lại để khẳng định tình trạng khoẻ mạnh của đàn gà giống
trước khi vận chuyển


6. Không nên vận chuyển gà giống trên xe khách hoặc vận chuyển chung với
thức ăn và vật dụng khác

7. Nên đánh dấu đàn giống khi vận chuyển chung với nhiều hộ
8. Không nên vận chuyển gà giống lúc trời nắng gắt, rét đậm hoặc ngày có
ẩm độ không khí cao (nhiệt độ tốt nhất từ 20-25OC và ẩm độ: 60-65%).

9. Vận chuyển đường xa nên chuẩn bị một số lượng nhỏ thức ăn, nước uống,
nhưng:
Không cho gà ăn quá no trong khi vận chuyển
Phải kiểm tra gà giống khi để kịp thời phát hiện và giải quyết khi gà ốm, bị
thương hoặc chết xảy ra

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

13


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

III. TIẾP NHẬN GÀ GIỐNG

1) Làm vệ sinh sạch sẽ và khử trùng tất cả các thiết bị/dụng
cụ (máng ăn, máng uống, nơi ấp trứng, quây úm và dụng
cụ úm ...) trước khi đưa gà vào chuồng
2) Phát quang và làm vệ sin sạch sẽ khu vực xung quanh
chuồng nuôi
Phải kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của đàn gà trước khi
chuyển xuống, để đảm bảo rằng cả đàn gà mới tiếp nhận
đều khỏe mạnh.

3) Nếu phát hiện đàn gà yếu ớt, bị ốm hoặc bị chết bất thường
khi tiếp nhận cao hơn 0,5%, ngay lập tức cần thông báo
cho cán bộ thú y
4) Tất cả các giống gà mới mua nên được nhốt riêng và nuôi
tân đáo khoảng 15 ngày để phát hiện gà mang mầm bệnh
tiềm ẩn (nếu có) và gà thích ứng với thức ăn mới
5) Người chăn nuôi chuồng chính không được phép vào bên
trong khu vực nuôi tân đáo
6) Kiểm tra lại thông tin về giống gà được mua trong "Hồ sơ
ghi chép mua gà giống"
7) Phải kiểm tra và lưu giữ tất cả giấy tờ: Giấy chứng nhận
kiểm dịch (bản sao). Với gà giống trên 1 ngày tuổi cần
phải có: Giấy xác nhận tiêm phòng (nếu có).
8) Cần ghi lại toàn bộ hoạt động nhập gà vào Mẫu CN-01
trong “Sổ Theo dõi, ghi chép chăn nuôi ” của hộ
9) Đảm bảo đủ mức ăn và chỉ dẫn mức nuôi dưỡng thức ăn
mới và đảm bảo đủ nước và chất lượng nước uống cho đàn

10) Không được nuôi các giống: vịt, ngan và các gia súc khác
chung với khu chuồng nuôi gà

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

14


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

PHẦN 3
THỨC ĂN VÀ QUẢN LÝ THỨC ĂN

Nước

Cung cấp Vitamin

Cung cấp khoáng
Vitamin

Cung cấp năng lượng

Cung cấp đạm

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

15


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

I. KHI MUA THỨC ĂN, NGUYÊN LIỆU

1)

Phải chọn nguyên liệu/thức ăn hỗn hợp có chất lượng
tốt: dinh cao và cân đối các thành phần

2)

Không mua thức ăn hoặc nguyên liệu đã bị nhiễm nấm
mốc


3)

Không mua thức ăn có trộn các chất cấm (chất tạo nạc,
kích thích tăng trọng)

4)

Nguyên liệu mua để hộ tự trộn (ngô, đậu tương, bột
cá…) cần phải kiểm tra lại kỹ càng về màu sắc, mùi vị,
hiện tượng nấm mốc

5)

Nguyên liệu phải được đóng bao, có dụng cụ chứa cẩn
thận tránh vỡ/rách vỏ bao

6)

Khi mua thức ăn trộn có chứa Thuốc phải được ghi rõ
loại Thuốc đã trộn và Thời gian ngưng thuốc trước
khi suất đi giết mổ

7)

Nên mua thức ăn hoàn chỉnh, đậm đặc tại những nơi
bán có uy tín, có nguồn gốc, có đăng ký chất đảm
bảo chất lượng ghi trên nhãn mác

8)


Tất cả các đợt mua thức ăn/nguyên phải được ghi
chép rõ ràng, tỷ mỉ và lưu giữ các thông tin và biểu
CN-02

9)

Cần lập kế hoạch mua thức ăn cho từng đợt, tháng,
quý…

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

16


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

II. KHI TIẾP NHẬN THỨC ĂN - NGUYÊN LIỆU

1)
2)
3)
4)

-

5)
6)
7)
8)


Kho chứa, dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi
chứa thức ăn hoặc nguyên liệu thô
Kiểm tra tình trạng bao gói: phải còn nguyên vẹn,
không bị rách khi tiếp nhận
Kiểm tra phiếu xuất kho/hóa đơn so với trên nhãn
hàng hóa (Nếu có).
Sản phẩm thức ăn hoàn chỉnh phải có nhãn. Nội dung
nhãn, Quy cách bao bì, đóng gói. Nhãn hàng hóa
đúng phải có các thông tin như sau:
Tên hàng hoá
Tên, địa chỉ, điện thoại của cơ sở sản xuất
Xuất xứ hàng hoá (hàng nhập khẩu).
Thành phần nguyên liệu
Thành phần dinh dưỡng
Số hiệu lô hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng phải rõ
ràng
Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
Những cảnh báo (nếu có) VD: loại TĂ có chứa
Roxarsone 30g/tấn * Ngưng sử dụng 5 ngày trước
khi giết mổ
Nếu là nguyên liệu cần phải kiểm tra kỹ lại màu sắc,
mùi, nấm mốc và các vật lạ khác
Phải ghi chép rõ ràng các thông tin vào mẫu CN-02.
Hạn chế tối đa xe chở/giao thức ăn/hàng đi vào khu
vực chuồng nuôi
Người bốc dỡ thức ăn phải phải tuân thủ yêu cầu an toàn
sinh học của chủ hộ khi đi vào khu chăn nuôi

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ


17


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

III. KHI TRỘN THỨC ĂN TẠI HỘ

1.

Cần có đủ các thành phần nguyên liệu thức ăn. Phải
có công thức phối trộn rõ ràng.

2.

Phai có sẵn bao bì, dụng cụ chứa đựng tại nơi trộn

3.

Kiểm tra cảm quan nguyên liệu trước khi phối trộn
(độ khô, màu sắc, mùi…)

4.

Chỉ trộn nguyên liệu có chất lượng đảm bảo không bị
nấm mốc

5.

Vệ sinh sạch dụng cụ chứa đựng, thiết bị nghiền, trộn
và kiểm tra thiết bị cân đo trước mỗi lần phối trộn


6.

Nguyên liệu thức ăn có thuốc cần trộn đều từ lượng
nhỏ đến lượng lớn (“làm loãng”) trước khi trộn vào
khối lớn
Trộn Thức ăn không bổ sung thuốc trước. Thức ăn có
bổ sung thuốc phải trộn sau để tránh gây nhiễm chéo

7.

8.
9.

Sau mỗi mẻ trộn thức ăn có thuốc sinh, phải dùng ngũ
cốc hoặc khô dầu để tráng máy (nếu trộn bằng máy)
Bao/thùng chứa thức ăn trộn phải giặt sạch, phơi khô
nếu dùng lại bao cũ

10. Thức ăn khi trộn xong cần phải được đóng bao và dán
nhãn cẩn thận cho từng loại gà nuôi và xếp sắp riêng
từng loại
11. Không nên để thức ăn đã trộn để quá lâu (trộn đủ ăn
khoảng 10-15 ngày)
12. Ghi chép việc trộn thức ăn vào Mẫu CN-03 và lưu giữ
mẫu TĂ sau khi bán 6 tháng - 1 năm)
 Tên người trộn
 Loại thuốc sử dụng, hàm lượng
 Loại gia súc sử dụng, thời gian sử dụng, thời
gian ngưng thuốc


Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

18


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

Các bước tự trộn thức ăn tại hộ
1) Chuẩn bị
 Chọn dụng cụ (bạt nilon, xẻng, xúc…) và máy trộn (nếu có) để trộn
 Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trộn và bao/thùng chứa
 Nguyên liệu trộn phải đủ các thành phần
 Thức ăn Tinh bột: lúa, gạo, ngô, sắn, khoai, lúa mỳ (phải được nghiền cỡ
mắt sàng < 1.5mm)
 Thức ăn bổ sung đạm: cám đậm đặc, bột cá, bột đậu tương, khô dầu…(phải
được nghiền cỡ mắt sàng < 1.5mm)
 Thức ăn bổ sung khoáng đa lượng và vi lượng: bột xương, bột sò, premix
tổng số, muối, canxi, phốt pho magiê…
 Thức ăn bổ sung Vitamin: Vitamin tổng hợp
2) Các bước trộn:
Bước 1: Cân khối lượng thức ăn tinh bột trước (tỷ lệ theo công thức)
Bước 2: Cân và để riêng từng loại thức ăn bổ sung: Đạm, các chất Khoáng, Vitamin
và Thuốc phải trộn (nếu cần thiết)
Bước 3: Lấy ra 5 kg thức ăn tinh bột từ số lượng Tinh bột trên trộn thật đều với số
lượng thức ăn khoáng và Vitamin trước hoặc Nếu phải trộn thuốc
Bước 4: Lấy ra 5 kg thức ăn tinh bột mới trộn đều cùng với thức ăn bổ sung đạm
Bước 5: Trộn đều 2 loại thức ăn trên
Bước 6: Lấy ra ¼ số lượng thức ăn tinh bột còn lại trộn với hỗn hợp thức ăn bổ sung
đã trộn ở Bước 5.

Bước 7: Lấy tiếp ½ lượng TA tinh bột còn trộn đều với hỗn hợp trộn từ Bước 6
Bước 8: Lấy tiếp lượng TA tinh bột còn lại trộn đều với hỗn hợp trộn từ Bước 7
Bước 9: Trộn thật đều cả khối hỗn hợp trong khoảng 7-10 phút
Bước 10: Cân từng mẻ từ 15-20-25kg… (tùy thuộc vào túi chứa)
Bước 11: Dán nhãn các loại thức ăn (Theo mẫu Phần 3)
Bước 12 : Xếp thức ăn lên giá kê riêng biệt cho từng loại
Bước 13: Đánh dấu từng khối thức ăn cho dễ nhận biết khi lấy cho ăn
Lựa chọn dụng cụ hoặc máy móc đơn giản để trộn thức ăn tại hộ

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

19


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

IV. KHI BẢO QUẢN THỨC ĂN TẠI HỘ

Tại kho/nơi lưu giữ
1) Vệ sinh sạch sẽ kho/khu chứa/dụng cụ, lọai bỏ toàn bộ thức
ăn tồn đọng, hỏng mốc trước khi nhập nguyên liệu hoặc
thức ăn mới
2) Phân riêng nơi/chỗ để nguyên liệu và thức ăn hoàn chỉnh
3) Để riêng thức ăn trộn thuốc, phải có dấu, nhãn mác rõ
ràng, màu săc bao bì dễ nhận biết
4) Không được bảo quản thức ăn cùng nơi để các loại hóa chất
độc hại (dầu máy, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng
v.v…), để dụng cụ chăn nuôi, phơi quần áo. Không để thức
ăn ngay trong chuồng nuôi gà/gà
5) Nơi chứa thức ăn/kho chứa phải được đảm bảo không bị

mưa dột, hắt, thông thoáng, phải đảm bảo an toàn khi bảo
quản, kiểm tra tường bao, cửa sổ, cửa ra vào tránh sự xâm
nhập của chim, chuột phá hại
6) Phải có giá kê thức ăn (cách mặt đất ít nhất 20 cm) để
tránh hút ẩm khi tiếp đất
7) Phải được sắp xếp theo trình tự sao cho dễ lấy/xuất và dễ
kiểm tra hàng ngày
8) êu nuôi nhiêu lứa tuôi gà trong nông hộ cần xếp sắp thức
ăn theo thứ tự từ gà con đến gà thịt, gà đẻ trứng và sau
cùng là thức ăn cho đàn gà đang nuôi cách ly, để tránh
xuất nhầm lẫn và “ hập trước cho ăn trước, nhập sau cho
ăn sau”
9) Chủ hộ cần phải có sổ ghi chép theo dõi số liệu xuất thức
ăn hoàn chỉnh, nguyên liệu nhập theo các lứa nuôi, các loại
gia súc, gia cầm
10) Chủ hộ phải thường xuyên kiểm tra tình trạng nguyên liệu
mua về, số lượng, tình trạng bao gói và hạn sử dụng
Tại chuồng nuôi
1) Thức ăn có thuốc phải có chỗ và dụng cụ chứa riêng
2) Phải vệ sinh thường xuyên dụng cụ chứa TĂ và lọai bỏ TĂ
tồn đọng nếu có sự thay đổi khẩu phần ăn
3) Phải làm vệ sinh máng ăn và dụng cụ chuyên chở hàng
ngày

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

20


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm


V. KHI PHÂN PHỐI THỨC ĂN TẠI CHUỒNG

1) Khi nhận thức ăn cho gà ăn phải kiểm tra và khẳng
định đúng loại thức ăn cho từng loại gà đang nuôi
2) Chỉ cho gà ăn thức ăn không bị mốc, mối mọt
3) Kiểm tra kỹ bao đựng không bị chuột, côn trùng cắn
gặm
4) Cần khẳng định thức ăn có thuốc chỉ được đưa đến
đúng đàn gà được phép sử dụng
5) Lưu giữ các bản (photocopy) và các nhãn, khẩu phần
thức ăn tự trộn nhất là thức ăn chứa thuốc để sử dụng
trong các trường hợp có vấn đề sảy ra về chất lượng
thịt, chất lượng trứng của đàn gà trong hộ (tối thiểu 3
tháng sau khi bán)
6) Cần lấy mẫu thức ăn nhập/trộn mới tại mỗi đợt nuôi
thức ăn (3 mẫu,70-100g/mẫu/đợt), cho vào túi nilon
buộc/hàn kín, để trong bình/thùng kín, bảo quản ở nơi
khô ráo, thoáng mát. Thời gian lưu giữ ít nhất là 1-2
tháng sau khi bán gà thịt/trứng
7) Ghi chép việc sử dụng thức ăn vào mẫu CN-04
Lưu ý trước khi bán/xuất gà cần:
 Kiểm tra lại các mẫu theo dõi và đảm bảo rằng
đàn gà đã hoàn toàn đảm bảo thời gian ngưng
dung thuốc (trường hợp gà thịt ở giai đoạn cuối
khi sử dụng thức ăn có trộn thuốc)


Nếu chưa đảm bảo thời gian này cần phải nhốt
riêng trong chuồng nuôi cho đến khi qua hết giai

đoạn quy định sau ngưng dùng thuốc

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

21


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

PHẦN 4

NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

?????

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

22


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

I.

CÁC NGUỒN NƯỚC CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ

Nước mưa

II.


Nước sông, suối, hồ

Nước ngầm (giếng
đào, giếng khoan)

Nước máy

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC

 Nước bị nhiễm vi khuẩn, vi
trùng (Salmonella, Leptospira,
và Escherichia coli), trứng, ấu
trùng giun do gia súc thải ra,
xác chết gia súc/gia cầm, rác
thải sinh hoạt…
 Nước bị nhiễm từ phân của
Gần nhà vệ sinh,
người và gia súc, gia cầm thải
chuồng chăn nuôi
ra,
 Nước bị nhiễm các chất hóa
học, thuốc trừ sâu và kim loại
nặng: Pb, Cd, Hg, As v.v
 Nước chứa hàm lượng tổng số
các chất vô cơ hòa tan tổng chất
rắn hòa tan (TDS) cao >6000
ppm)
 Nước chứa hàm lương sắt cao
 Nước đục (nhiễm đất, cát và các Phun thuốc Hóa học
chất hữu cơ khác)

 Nước chua/phèn (Độ pH nước
thấp/cao), Độ pH phù hợp từ
6.5 đến 7.5

Gần nhà máy, khu CN

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

23


Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm

III.

TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

Các loại bệnh gây ra do nước nhiễm vi sinh vật
1)
2)
3)
4)
5)

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính
Bệnh đi ỉa.
Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh thương hàn gia cầm
Bệnh nhiếm đơn bào


Các bệnh gây ra bởi nước nhiễm virus
1)
2)
3)
4)
5)
6)

Bệnh Newcastle
Bệnh viêm phế quản
Bệnh Marek
Bệnh viêm não và dây cột sống của gia cầm
Bệnh Gumboro
Bệnh cầu trùng

Nước bị nhiễm chất khoáng
1) Hàm lượng sắt cao làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn gây
bệnh đi ỉa. Sắt bị oxy hóa tạo thành các cặn han rỉ trong ống/khay chứa nước
2) Hàm lượng Na và Clo cao làm gà uống nhiều nước và tăng độ ẩm của chất
độn chuồng
3) Hàm lượng muối axit sunfuric cao sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ các chất
khoáng khác như Cu
4) Nước nhiễm đạm (Nitrit) làm giảm sự vận chuyển oxy trong máu. Làm giảm
sự sinh trưởng của gà, gây ra tính biếng ăn/kém ăn và kéo theo hàng loạt các
ảnh hưởng khác

Một số quan sát liên quan đến chất lượng nước:






Nước có màu đỏ-vàng thể hiện nước có chứa hàm lượng sắt cao
Nước có màu xanh chỉ ra là nước chứa hàm lượng đồng cao
Nước có màu đen là do sự phát triển của vi khuẩn phân giải chất sunphate
giảm làm cho nước có mùi trứng thối
Nước có vị mặn là nước có chứa muối. Nước có vị đắng thường biểu hiện sự
kết hợp của sắt và sunphate magie

Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

24


×