Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

chuẩn đoán vì sao website của bạn tệ hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.33 KB, 7 trang )

22 “chuẩn đoán” vì sao website của bạn tệ hại
trungduc.net /22-chuan-doan-vi-sao-website-cua-ban-te-hai/
Rất khó để xây dựng được một website bổ ích, có thể sẽ tốn rất nhiều tiền, thời gian và cả sự kiên
nhẫn để có thể thực hiện được điều đó. Bài viết này đề cập đến những lỗi điển hình trong quá trình xây
dựng và quản lý website, hi vọng đây sẽ là một checklist hữu ích “Những điều cần tránh” cho bạn.
Một website không tốt sẽ làm nhức mắt và hại não người xem. Để “chữa bệnh”, bạn nên đọc hết những
“chuẩn đoán” dưới đây, để có được hướng “điều trị” phù hợp với website của mình.

1. Bạn không có một kế hoạch rõ ràng khi xây dựng một website
Ví dụ đơn giản như này, sau khi đọc về SEO, internet marketing, bạn quyết định kiếm các CTO, CIO,
C- gì đó- O, bắt đầu lập một trang web riêng cho mình nhưng lại không có mục đích và kế hoạch rõ
ràng. Bạn mặc định cho rằng, “có một trang web là sẽ thành công”, hoặc, “người ta có thì mình cũng
phải có”. Đương nhiên, website của bạn không hiệu quả, bởi ngay từ đầu, bạn chưa suy nghĩ tại sao
mình cần trang web đó, và nếu có, bạn cần một chiến lược như thế nào. Nếu đây là loại “virus” khiến
website của bạn “đau ốm” và mãi không “lớn” được, hãy đi tìm lời lời giải đáp cho những thắc mắc ấy
ngay bây giờ.
2. Tập trung quá vào hiệu suất và quên mất crawlability (Con bot thân thiện với spider của
Google)
Tôi hoàn toàn thấu hiểu các anh chàng viết code, họ phải vắt óc nghĩ cho tới khi tìm được giải pháp
đơn giản nhất khi xây dựng web. Họ cứ chìm đắm như vậy, và đem lại một trang web “đẹp như
mơ”. Nhưng cuối cùng, website của bạn vẫn tệ không tài nào hiểu nổi. Lý do là gì? Những giải pháp
được dùng tuy tiện lợi với coder, nhưng lại không thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, Google
chẳng thể tìm được content của bạn để hiển thị cho người dùng, dù thực sự nó liên quan tới từ khóa.
3. Bạn lắng nghe ý kiến một chiều
Khi tranh luận trong cuộc họp, nếu không có số liệu rõ ràng để chứng minh, người nào có tiếng nói


hơn sẽ quyết định, dù ý kiến của cậu ta có thể không phải phù hợp nhất. Mọi người tin tưởng cậu ta
bởi kinh nghiệm, kĩ năng, nhưng điều đó đôi khi chưa đủ để đưa ra chiến lược đúng đắn. Song song
với những quan điểm của mọi người, để đưa ra quyết định, bạn nên tham khảo những số liệu phân
tích phù hợp. Đó chính là kim chỉ nam cho một trang web hoạt động hiệu quả.


4. Bạn không tập trung vào website của mình
Bạn đã phải rất vất vả, gác lại những mối quan tâm khác, làm việc hàng giờ đồng hồ và thức trắng
nhiều đêm để thực hiện nó. Rồi sau bao khó khăn, thời điểm ra mắt đứa con tinh thần của bạn đã tới.
Bạn tự thưởng cho mình một kì nghỉ, sau đó hoàn toàn quên mất về website, những đánh đổi bạn
chấp nhận trước đó và vùi đầu vào những dự án khác. Những dự định, hứa hẹn bạn từng mong mỏi
có thể không bao giờ thành hiện thực. Đừng ngủ quên trên chiến thắng! Bạn đã vượt qua cả một
chặng đường dài và sắp chạm tới ước mơ của mình rồi.

5. Thiết kế website mang tính cá nhân quá cao
Ai cũng muốn trang web của mình thật đẹp và không thể phủ nhận rằng, đó là một trong những yếu tố
quyết định website của bạn có thu hút hay không. Nhưng bạn lại quá phụ thuộc vào anh chàng
designer và cho cậu ta toàn quyền quyết định mọi thứ. Mắt thẩm mĩ tốt, tài năng nhưng cậu ta hoàn
toàn có thể khiến trang web của bạn không khác gì một tấm pano quảng cáo hoành tráng. Cậu


designer của bạn đã đề cao cái “tôi” trong thiết kế quá và vô tình bỏ qua những đặc tính cần thiết của
một website: dễ sử dụng và thân thiện với các máy chủ tìm kiếm. Chú ý nhé, hãy đặt mình vào góc
nhìn của người xem, và bạn sẽ biết mình nên chỉnh sửa như thế nào.
6. Bạn trả lương quá “bèo” cho designer và copywriter
Bạn đã chi quá nhiều ngân sách cho việc thiết kế và bây giờ không còn khả năng chi trả cho các
content trên trang web “diễm lệ” của mình. Và bạn nảy ra ý nghĩ: “Đã đến lúc mình nên thuê một anh
chàng nào đó làm outsource trên Odesk! Tại sao lại không chứ, “ngon-bổ-rẻ” mà?”. Chính xác sai lầm
của bạn bắt đầu từ đây. Content là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng một website. Nếu bạn
không có content, sao người khác có thể ghé thăm và biết website của bạn được thiết kế đẹp đến mức
nào? Một copywriter tốt sẽ đem đến những câu chữ thần kì, tuyệt diệu, tương xứng với design đẹp mê
ly mà bạn đã đầu tư. Mời những người giỏi và trả công tương xứng, website của bạn không những
đẹp mắt, ấn tượng mà còn thu hút được nhiều khác hàng tiềm năng.
7. Bạn sợ phải từ chối yêu cầu khách hàng
Bạn sợ rằng nếu mình không đồng ý với mọi quyết định của khách hàng, họ sẽ bỏ đi. Bạn chấp nhận
mọi yêu cầu và bạn nhận được gì? Một mớ rắc rối lớn và khách hàng không tôn trọng bạn. Bạn đã quá

ôm đồm và sợ sệt khi làm việc. Đừng sợ việc từ chối những yêu cầu không hợp lý từ khách hàng. Bởi
nếu tiếp tục “ba phải” như vậy, những rắc rối lớn hơn thế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

8. “Technical debt” khiến website của bạn giống như một “bãi chiến trường”
Bạn liên tục đưa lên các hình ảnh, quảng cáo và những pop-up “rẻ tiền” mà không gỡ bất cứ một thứ
nào xuống. Website không được test kĩ càng nên khi vận hành, vô số lỗi xảy ra và khách hàng yêu cầu
hỗ trợ kĩ thuật. Các bug càng lâu được tìm thấy sau khi vận hành website, chi phí sửa chữa càng đắt
đỏ. Mọi thứ nên được cân bằng, nếu bạn muốn đưa lên một lượng quảng cáo, hãy gỡ một lượng
tương ứng xuống. Điều đó không chỉ đảm bảo được tính thẩm mĩ của website, mà còn tránh được
technical debt (món nợ kĩ thuật), tiết kiệm chi phí khá lớn cho ngân sách của bạn.
9. Bạn luôn nghĩ rằng mình đã hiểu trải nghiệm người dùng dù chưa bao giờ hỏi ý kiến họ
Mọi người đều ngồi trong cuộc họp và quyết định điều gì là tốt nhất cho người sử dụng. Tất cả, trừ họ
– người dùng của bạn. Tất cả mọi ý tưởng bạn cho là phù hợp với người dùng sau buổi hội ý đó, thực
ra lại quá thiên lệch và không hề hấp dẫn với đối tượng mà bạn nhắm tới. Vì thế, website của bạn, lại
một lần nữa “ốm yếu”. Bạn dùng Internet không có nghĩa bạn là một chuyên gia hiểu rõ được người
dùng muốn gì. Tại sao bạn không thử để người dùng tự trải nghiệm trên website của mình? Các kết


quả kiểm tra sẽ bật mí cho bạn thông tin gì thu hút họ nhất, từ đó, bạn hoàn toàn có thể tối ưu trang
web của mình.
10. Website của bạn được vận hành với rất nhiều “mánh khóe” nhất thời và không có một tầm
nhìn dài hạn
Nếu áp dụng tất cả những phương pháp marketing hiệu quả ở mọi website, liệu website của bạn có
đạt một kì tích mới, đánh bật mọi tượng đài trước đó không? Câu trả lời là không thể nào, bởi một
chiến thuật không thể được xây dựng từ những mánh khóe mà bạn cóp nhặt được. “Chiêu trò” chỉ là
những công cụ, chúng có thể hiệu quả trong thời gian ngắn trong chiến lược của bạn. Tuy nhiên, nếu
không vạch rõ những yêu cầu của chiến dịch marketing ngay từ đầu, bạn sẽ chẳng thể đong đếm hay
biết được rằng điều gì đã được cải thiện.
11. Kế hoạch mobile của bạn là… “liệu chúng ta có cần thiết đưa nó lên mobile không nhỉ?”
Giai đoạn 2007 tới nay là thời đại vàng của các ứng dụng mobile. Ví dụ như với biểu đồ thể hiện lượng

truy cập qua mobile vào mọi website có tuổi đời trên 5 năm sẽ có điểm chung như sau: Lượng truy cập
tăng khá đều qua các năm và có xu hướng tiếp tục tăng trong các năm tới. Trong lúc bạn đang phân
vân không biết có nên đưa lên mobile hay không, thì cả kỉ nguyên mobile đã đến từ lâu rồi.
12. Bạn thuê Flash developer dù không cần thiết
Những ảo mộng đẹp đẽ lại một lần nữa làm mờ mắt bạn. Bạn bị cuốn đi bởi những chuyển động mê
hoặc và điệu jazz nhịp nhàng ở background. “Ai thèm quan tâm nó chạy được trên mobile hay không
chứ, tôi chỉ thấy con trỏ của mình “bay liệng” mãi trên màn hình thôi!”. Flash giống như một con dao
hai lưỡi, có thể là mật ngọt cho website của bạn nhưng cũng có thể đem lại hiệu quả xấu nếu không
được sử dụng hợp lý.

13. Bạn đánh đồng Web analytics với “thống kê”
Lần cuối khi CMO (Giám đốc Marketing – Chief Marketing Officer) của bạn tổng kết về hiệu quả
website, đo lường duy nhất trong báo cáo là “lượng truy cập website” (hits). Điều này sẽ chấp nhận
được nếu bây giờ là năm 2004, nhưng sẽ thật thiếu sót nếu bạn vẫn chỉ quan tâm đến hits mà không
đề cập tới một số liệu nào khác. Rất nhiều điều đã thay đổi trong 10 năm qua, đặc biệt là sự xuất hiện
của Google Analytics. Bạn có thể thu thập thông tin về lượng người xem khổng lồ hoàn toàn miễn phí.
Hiểu được ý nghĩa những số liệu đó, tìm ra phương pháp áp dụng phù hợp, bạn có thể cải thiện được
website của mình.


14. Bạn không có các landing pages chuyên dụng cho PPC
Dường như không ai hiểu rằng việc gửi khách truy cập vào các trang sản phẩm hiện có của trang web
của bạn là ném tiền qua cửa sổ. Giới thiệu các trang đích chuyên dụng sẽ làm giảm chi tiêu quảng cáo
của bạn và tăng lượng truy cập, nhưng bạn khó lòng tăng được lượng sales. Các nhà phát triển web
của bạn nói với ông chủ của họ rằng họ có thể xây dựng một platform trang đích tốt hơn so với
Leadpages hoặc Unbounce … và họ có thể thực hiện nó trong 30 ngày. Bạn không thể cải thiện trong
một sớm một chiều, nền tảng trang đích độc quyền của bạn sẽ không bao giờ được tốt như các sản
phẩm thương mại có sẵn trên thị trường hiện nay.

15. Bạn “mất hình tượng” từ cú click đầu tiên

Bạn đã bao giờ click vào một quảng cáo PPC (Pay-per-click) chưa? Bạn đã bao giờ nhận ra rằng
quảng cáo và trang landing pages đó không-liên-quan-chút-nào đến nhau? Sao có thể mong đợi
khách hàng mua sản phẩm của bạn nếu quảng cáo giật tít: “Giảm giá 50% cho sản phẩm tiếp theo” mà
landing page lại là: “Gặp chú chó Spot của tôi nhé?”? Những landing page như vậy tạo cảm giác bị
đánh lừa cho khách hàng và chỉ khiến họ tránh xa website của bạn mà thôi.
16. Bạn nhầm tưởng mình có thể thuyết phục khách hàng từ lần đầu tiên
Đã bao giờ bạn mua một sản phẩm hoặc một dịch vụ online mà không tìm hiểu về nó chưa? Đương
nhiên là không ai sẽ làm như vậy. Bạn sẽ đọc các review về sản phẩm, hỏi han bạn bè trên Facebook
và thậm chí kiểm tra xem có những phản hồi tiêu cực nào trước khi mua không. Vậy điều gì khiến bạn
cho rằng mình có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm từ lời giới thiệu đầu tiên? Giống như mọi
việc khác, bán hàng cũng cần có thời gian. Bạn không thể cưới một cô gái ngay từ lần gặp mặt đầu
tiên được phải không nào? Tìm hiểu, cưa cẩm, và để mọi chuyện tự nhiên. Điều gì đến sẽ đến.
17. Website của bạn không phù hợp với khách hàng
Thử tưởng tượng, bạn không có ý định mang màu hồng và xanh neon vào website của mình, nhưng
lại đưa vào những thiết kế “khôi hài” từ nhiều thập kỉ trước. Nếu đây là một website nhắm đến các
khách hàng cao tuổi, đã về hưu thì tại sao bạn cho rằng đây là một ý tưởng phù hợp? Đừng để những
tiêu chuẩn về thiết kế website hoàn hảo của riêng bạn khiến bạn quên mất thực sự khách hàng cần gì.
Không phải thương hiệu nào cũng cần “tính nghệ thuật” trên website, cũng như không phải khách
hàng nào cũng có cùng gu thẩm mĩ với bạn.
18. Phần “đang cập nhật” vẫn mãi là “đang cập nhật”
Nếu website của bạn đang có vấn đề, hãy khắc phục nó. Đầu tư vài tiếng một ngày viết content cho
những page còn trống và bạn sẽ hoàn thành hết chỉ trong vài tuần để website có thể phục vụ khách


hàng bình thường trở lại.
19. Lần cuối bạn cập nhật website là vài năm trước
Nếu bạn mất vài năm trời mới update content nào đó lên website, thông điệp mà bạn gửi đến khách
hàng tiềm năng là bạn không buồn nhật website và cũng không mảy may quan tâm tới nhu cầu của họ.
Hãy cập nhật thường xuyên hàng blog của bạn hàng tháng và đừng bỏ qua những lợi ích tuyệt vời từ
việc SEO mang lại.


20. Điều hướng trang web bắt chước kế hoạch chiến lược của công ty bạn
Nếu hệ thống định vị của bạn là chỉ là bản sao kế hoạch hoạt động của công ty bạn, sẽ không có ai
nhấp vào bất kỳ liên kết nào của bạn bởi vì họ không quan tâm! Công cụ tìm kiếm nội bộ của bạn có
hàng ngàn kết quả cho những gì người xem thực sự muốn. Hãy hỗ trợ khách hàng bằng cách biến
những thuật ngữ tìm kiếm phổ biến nhất thành một phần điều hướng website của bạn.
21. Website của bạn không ghi nhớ khách hàng
Giả sử tôi đã vào trang web của bạn 50 lần, từng mua hàng ở đây, vậy tại sao tôi lại được “nhận diện”
như một “khách viếng thăm” xa lạ nào đó mỗi khi truy cập? Bạn đã thực sự quan tâm tới khách hàng
của mình chưa?
22. Bạn nâng cấp trang web quá chậm
Bạn đã nhắc tới việc nâng cấp website từ vài năm trước và tới nay vẫn chưa thực hiện? Đừng quên
rằng, từ lúc bạn có ý tưởng đó cho đến giờ, đã có bao thay đổi có thể xảy ra trên mạng Internet. Nếu
như bạn không kịp thời cập nhật và đáp ứng được các xu hướng đó, thì trang web của bạn sẽ không
bao giờ thu hút được người xem.


Với các “chẩn đoán” như trên, nếu coi websites là bệnh nhân và bạn là bác sĩ, bạn sẽ đưa ra “pháp đồ
điều trị” như thế nào?



×