Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.68 KB, 2 trang )
Vì sao CV của bạn bị vào “sọt rác”?
Viết CV thực tế không phải là một quá trình diễn ra nhanh chóng. Đầu tiên bạn phải động
não. Sau đó, phải viết, viết lại và viết lại tất cả những bằng cấp, và công việc trước đây của
bạn cho tới khi nào chúng hoàn hảo thì thôi. Thêm vào đó, tất cả phải được kiểm tra kỹ
lưỡng để không bị mắc phải những lỗi về chính tả.
Bạn có thể mất hàng giờ để viết một bản CV, tuy nhiên nhà tuyển dụng lại chỉ sử dụng
chưa đầy một phút để xem nó. Tuy nhiên, nếu CV của bạn mắc bất kể một lỗi nhỏ nào thì
nhà tuyển dụng chẳng ngại ngần gì mà dellete nó.
Để chắc rằng CV của bạn chiếm được ấn tượng tốt thì cần tránh 9 lỗi phổ biến sau đây:
1. Không gửi kèm với thư xin việc
Thư xin việc là yêu cầu không thể thiếu đối với quá trình tìm việc. Trên thực tế, dù CV của
bạn có hoàn hảo đến mấy những nhà tuyển dụng cũng sẽ loại bỏ chúng ngay nếu như bạn
gửi nó đi là không kèm theo lá thư xin việc. Vì vậy, để không bị loại ngay khỏi vòng hồ sơ
bạn nên viết thư xin việc trong đó trình bày một chút bằng cấp, những mốc lớn trong quá
trình công tác từ trước đến nay và cung cấp một số thông tin để hấp dẫn họ đọc CV của
bạn.
2. Lỗi phông chữ
Sử dụng những phông chữ hiếm, lạ màu mè tất nhiên sẽ làm cho CV của bạn cực kỳ nổi
bật nhưng đây cũng là một cách nhanh nhất làm cho bạn thất bại. Tốt nhất, hãy thể hiện sự
chuyên nghiệp bằng cách sử dụng loại giấy trắng, chữ đen với phông Arial hoặc
TimesRoman.
3. Dài dòng
Nếu những hoạt động ở trường không còn liên quan đến công việc của bạn nữa thì tốt nhất
không nên viết vào trong CV mà chỉ viết những công việc gần đây và có liên quan nhất.
Nhớ rằng CV không nên dài hơn quá 2 trang giấy.
4. Không chú trọng đến thành quả
Thay vì liệt kê một loạt các nhiệm vụ công việc vào trong CV, hãy chứng minh cho nhà
tuyển dụng thấy được mỗi một nhiệm vụ bạn đã đóng góp cho thành công của công ty như
thế nào. Ví dụ, ứng viên nào cũng có thể làm tăng doanh số và lợi nhuận cho công ty
nhưng nếu bạn nói rõ con số cụ thể đó ra thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến bạn.
5. Kinh nghiệm không rõ ràng