Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

bài tiểu luận về tình hình xuất khẩu của nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 50 trang )

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Trần Thị Kim Tuyền – Nông nghiệp: trái cây
Thân Lê Tấn Định – Nông nghiệp: lúa, gạo
Thân Lê Tấn Lượng – Công nghiệp chế biến
Nguyễn Huỳnh Trân– Nông nghiệp: cây công nghiệp
Đặng Thăng Long Công nghiệp khai khoáng: dầu mo
Ngô Thành Đạt
Trần Hoàng Thảo Anh Công nghiệp gia dụng
Ngô Thị Tút Thi
Lê Huy Hoàng – Cơng nghiệp dệt may

Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường hướng ra xuất khẩu những mặt hàng xuất khẩu, những mặt
hàng của Việt Nam dần dần đã thâm nhập được thị trường quốc tế, đưa mặt hàng của Việt
Nam đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng thế giới. Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu
hàng hoá nên Việt Nam đã chính thức ký kết, thiết lập mối quan hệ ngoại giao với cộng
đồng Châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức khu vực rộng lớn nhất thế giới hiện
nay,có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất được coi là một trong ba “siêu cường”
có vị thế ngày càng tăng (Mỹ,EU,và Nhật Bản).EU là một tổ chức có tiềm năng to lớn trong
lĩnh vực thương mại. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những mặt hàng
mà thị trường này có nhu cầu cần nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn. Hoạt động xuất
khẩu có thể gia tăng ngoại tệ,cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nhà nước.


Do đó nhóm em đã chọn đề tài “Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam – những vấn đề đặt ra và
giải pháp phát triển’’ để hiểu biết thêm vấn đề xuất khẩu hàng hoá Việt Nam hiện nay. Bài
tiểu luận của chúng em do còn nhiều thiếu sót nên mong các bạn và thầy, cơ thơng cảm.

NƠNG NGHIỆP
XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,72 triệu tấn đứng thứ hai thế giới, Ấn Độ xuất
khẩu 9,5 triệu tấn đứng thứ nhất, Thái Lan đứng thứ ba với 6,9 triệu tấn. Tuy nhiên, với sản
lượng gạo sản xuất và xuất khẩu từ năm 2005 đến 2012 năm sau cao hơn năm trước nhưng
thu nhập của người nông dân sản xuất lúa không tăng cùng tỷ lệ, thậm chí có năm còn giảm,
người nông dân sản xuất lúa Việt Nam nghèo vẫn hoàn nghèo. Theo dự báo của VFA, với
tình hình sản xuất lúa gạo như hiện nay, năm 2013 và những năm tiếp theo xuất khẩu gạo
Việt Nam còn gặp khó khăn và chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
1. Tổng quan chung về cung, cầu gạo trên thế giới
1.1 Cung gạo trên thế giới Tình hình cung gạo trên thế giới từ năm 2002 đến 2012 luôn
tăng trưởng cả về diện tích gieo trồng và sản lượng (hình 1).


Hình 1: Diện tích thu hoạch và sản lượng lúa gạo toàn cầu từ năm 2002 đến 2011

.
Nguồn: />Sản lượng gạo toàn cầu tăng 3% so với sản lượng năm 2010 dù một số nước có gặp khó
khăn về thiên tai do lũ lụt gây ra. Sự gia tăng này một mặt do diện tích thu hoạch tăng 2,2%
lên 164,6 triệu ha, mặt khác do năng suất tăng 0,8%, tương đương 4,38 tấn/ha. Bất chấp sản
lượng lúa bị ảnh hưởng do thời tiết không thuận lợi gạo tại Thái Lan, Pakistan, Philippines,
Campuchia, Lào, Myanmar, nhưng châu Á vẫn sản xuất được tới 90,3%, tức 651 triệu tấn
(hay 435 triệu tấn gạo). Kết quả này có được chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại Trung
Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam, trong đó Việt Nam năm 2012 đạt 27,12 triệu tấn, xuất
khẩu 7,72 triệu tấn đứng thứ hai sau Ấn Độ, các quốc gia cung cấp gạo thuộc tốp 10 quốc
gia xuất khẩu gạo hàng đầu còn lại là Pakistan, Brazil, Thái Lan (Bảng 1)... Do vậy, Tuy

Việt Nam cung sản lượng gạo đứng thứ hai trong các quốc gia xuất khẩu gạo nhưng cũng
phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các quốc gia có nguồn cung gạo còn lại.

1.2 Nhu cầu gạo trên thế giới
Năm 2012 các nước châu Phi nhập khẩu 10,5 triệu tấn,
giảm 2% so với năm 2011. Nguồn cung dồi dào là
nguyên nhân khiến một số nước như Benin, Guinea, Sierra Leone và Tanzania cắt giảm
lượng gạo nhập khẩu. Tổ chức FAO cũng cho biết lượng gạo nhập khẩu của Ai Cập năm
2012 là 100 nghìn tấn, giảm so với mức 350 nghìn tấn năm 2011. Nigeria, quốc gia nhập


khẩu nhiều gạo nhất tại châu Phi, cũng giảm lượng gạo nhập khẩu 8%, ở mức 1,9 triệu tấn.
Ngoài lý do sản lượng năm 2011 tăng thì việc chính phủ áp đặt các biện pháp bảo vệ hoạt
động sản xuất trong nước cũng là nguyên nhân khiến nhập khẩu tại quốc gia này suy giảm.
Nằm trong mục tiêu đến năm 2015 trở thành quốc gia tự cung về gạo, Chính phủ Nigeria sẽ
áp dụng mức thuế suất 25% đối với lúa gạo nhập khẩu bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2012.
Ngoài ra, chính phủ có kế hoạch nâng thuế nhập khẩu gạo từ 20% lên 40%. Điều này có
nghĩa là mặt hàng sẽ có mức thuế nhập khẩu 50% và đến 31 tháng 12 năm 2012 sẽ tăng lên
100%. Triển khai các biện pháp này sẽ đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách hải quan
của Nigeria, theo đó trong những năm gần đây quốc gia này đã có những điều chỉnh giảm
về thuế suất phù hợp với lộ trình của Chương trình thuế quan chung trong Cộng đồng Kinh
tế các quốc gia Tây Phi. Trong khi đó, một số thị trường lớn khác trong khu vực như
Senegal sẽ tăng 4% lượng gạo nhập khẩu lên ở mức 780 nghìn tấn. Cote d’Ivoire và Nam
Phi tăng lên ở mức tương ứng là 900 nghìn và 950 nghìn tấn.
Các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribe nhập khẩu gạo cũng tăng 6% lên 3,7 triệu tấn
trong năm 2012. Brazil sản lượng trong nước giảm nên phải tăng lượng gạo nhập khẩu lên
800 nghìn tấn, cao hơn 200 nghìn tấn so với năm 2011. Thiếu hụt sản lượng tại Haiti, Mêxi-cô, Panama và Peru cũng buộc các quốc gia phải nhập khẩu gạo nhiều hơn. Trong khi đó,
sản lượng tại Colombia có những dấu hiệu phục hồi sẽ là yếu tố khiến lượng gạo nhập khẩu
năm 2012 nước này trở về mức bình thường (khoảng 20 nghìn tấn). Đất nước Cuba, với sản
lượng giảm 5% nên lượng gạo nhập khẩu năm 2012 là 570 nghìn tấn. Phù hợp với mục tiêu

tự cung tự cấp, giới quan chức Cuba thông báo nước này đang hướng tới việc thay thế 117
nghìn tấn gạo nhập khẩu bằng lượng gạo sản xuất trong nước.
Tại các nước châu Âu, lượng gạo nhập khẩu của 27 nước EU khoảng 1,7 triệu tấn, tăng
4,8% so với năm 2011. Tuy nhiên, kể từ tháng 1 năm 2013, châu Âu đã tăng cường các biện
pháp nghiêm ngặt hơn đối với gạo và các sản phẩm làm từ gạo có nguồn gốc từ Trung
Quốc, sau hàng loạt vụ phát hiện các loại gạo biến đổi gen (GMO) kể từ năm 2010. Theo
quy định mới, tất cả các thương nhân phải gửi thông báo nếu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc,
thời gian đến và địa điểm nhập hàng, tiến hành kiểm tra các lô hàng trước và sau khi giao
hàng xem có bất kỳ loại sinh vật biến đổi gen trái phép nào không. Quy định này sẽ được
tiến hành rà soát lại sau 06 tháng có hiệu lực và được coi là quy định có giá trị cao nhất
trong số các quy định tương tự có hiệu lực từ năm 2008, thời điểm lô hàng đầu tiên của
Trung Quốc bị phát hiện là thuộc loại gạo biến đổi gen. Theo số liệu chính thức, năm 2012
là năm thứ hai liên tiếp lượng gạo nhập khẩu của châu Âu từ Hoa Kỳ tăng 650.000 tấn,
trong đó theo tổ chức FAO cho biết Liên bang Nga tiếp tục mua thêm 180.000 tấn trong
năm nay. (Bảng 2).


Nguồn: Nguồn thơng tin thương mại, tính toán của USDA (2011).
2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1 Sản lượng gạo xuất khẩu
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90 thế kỷ trước thì
những năm 2005 – 2008 sản lượng gạo xuất khẩu khá ổn định ở mức trên 4,5 triệu tấn và có
bước đột phá từ những năm 2009. Cụ thể, mùa vụ 2010/2011, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu
tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ 2009/2010.
Với sản lượng này, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau
Thái Lan. Mùa vụ 2011/2012, Việt Nam vẫn duy trì mức xuất khẩu gạo trên 7 triệu tấn và
đã đạt 7,72 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3,45 tỷ USD. (Hình 2).
2.2 Thị trường xuất khẩu chính
Mùa vụ 2011/12, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn,
tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu

chính của Việt Nam trong mùa vụ 2011/2012 là các quốc gia châu Á chiếm 77,7% tổng
lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Indonesia, Philippines và
Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống.
Hình 2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 (Đvt: nghìn tấn)


Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA,
trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp
dần. Mùa vụ 2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kim
ngạch hơn 2 triệu tấn. Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng
trong mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ
Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan
nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ Thái
Lan vì các nhà x́t khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại thị trường quan
trọng này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế cạnh tranh
đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).
Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến 1,5 triệu
tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên của năm mà
thường từ quý 2 trở đi. Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở giá FOB; hàng

hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia châu Phi khác
nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam sang châu lục này. (Bảng 3).
Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trường mới để đẩy mạnh xuất
khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong năm ngoái và đang tìm cách mở
rộng thị phần tại Tây bán cầu. Cũng theo báo cáo, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013
ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Tiêu thụ lúa gạo
trong nước dự kiến sẽ tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu tấn năm
2013. 2.3 Giá gạo xuất khẩu Năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,72

triệu tấn, trị giá FOP đạt 3,45 tỷ USD. Theo VFA năm 2012 lượng gạo xuất khẩu gạo của
Việt Nam vượt năm 2011 nhưng thua về giá trị. Nguyên nhân căn bản được lý giải là do giá
gạo xuất khẩu giảm. Năm 2011 cả nước xuất khẩu đạt 7,105 triệu tấn, nhưng giá FOP là
3,507 tỷ USD. Khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo có phẩm cấp thấp
(gạo 25% tấm), gạo có phẩm cấp cao (5% tấm) thì vẫn chưa cạnh tranh được với gạo của
Thái Lan. Gạo có phẩm cấp thấp thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp và chịu sự cạnh
tranh gay gắt từ các nước Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Giá gạo xuất khẩu trung bình theo


giá FOP năm 2012 khoảng 456USD/tấn. Mặc dù quý I/2013 giá xuất khẩu gạo trung bình
tăng đạt 468USD/tấn (tăng 2% so với năm 2012). Mức giá này thấp hơn mức giá xuất khẩu
trung bình năm 2011 là 39USD/tấn (giá trung bình năm 2011 là 495USD/tấn).
3. Nhận xét một số giải pháp
3.1 Nhận xét về xuất khẩu gạo thời gian qua
Trong những năm qua xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tạo được một số thành tựu nổi bật là:
Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên (năm 2012 đạt 7,72 triệu tấn,
kim ngạch đạt 3,5 tỷ USD); Kết cấu chủng loại gạo đặc biệt là các loại gạo thơm giá trị cao
đã có nhiều cải thiện; Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng; Xuất khẩu gạo đã
góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, tạo sự ổn định về kinh tế,
chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo; Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng
đối với phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo ở nơng thơn nói riêng và cả nước nói chung; X́t khẩu gạo góp phần hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng hơn. Bên cạnh đó vẫn có những nhược điểm là: Chất lượng gạo xuất
khẩu còn thấp; giá xuất khẩu thấp so với các nước Thái Lan, Ấn Độ; Năng lực cạnh tranh
trên thị trường quốc tế yếu…
3.2 Một số giải pháp
Qua phân tích ở trên tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm có thể cải thiện được giá và nâng
chất lượng gạo nhằm giữ được thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới trong
những năm tiếp theo. Một là, phải tuyên truyền sâu rộng về mối quan hệ giữa sản xuất và
xuất khẩu Năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,72 triệu tấn đứng thứ hai

thế giới, nhưng giá trị chỉ đạt được 3,45 tỷ USD. Sản lượng tăng 8,3% nhưng giá trị thấp
hơn 1,98% so với năm 2011 (thấp hơn 70 triệu USD). Điều này cho thấy một nghịch lý
người nông dân sản xuất càng nhiều thì giá bán càng rẻ và lợi nhuận giảm. Nếu chúng ta so
sánh với Thái Lan, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam chỉ khoảng 3,5 triệu ha và diện tích
này có khuynh hướng giảm do quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, sân gơn hóa… trong
khi đó Thái Lan có đến 10 triệu ha đất trồng lúa. Do vậy, việc Việt Nam đứng thứ hai thế
giới trong xuất khẩu gạo vượt qua Thái Lan là không bền vững nếu chúng ta không chú ý
tới chất lượng mà chỉ chạy theo số lượng. Như vậy, trong sản xuất lúa gạo, Nhà nước và
chính quyền địa phương phải có định hướng, tuyên truyền, khuyến cáo người nơng dân
muốn x́t khẩu bền vững thì phải chú ý đến chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng
cường sản xuất lúa thơm jasmine hoặc gạo Homali là những loại gạo đang được thị trường
ưa chuộng và có giá cả hợp lý bên cạnh đó sản xuất giống lúa IR50404 ở mức độ vừa phải
(dưới 20%), từ đó người nơng dân sẽ thấy được hiệu quả và lợi nhuận mang lại từ việc sản
xuất các giống lúa thơm, nhận thức được sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ (xuất khẩu).
Bên cạnh đó, Nhà nước và chính qùn địa phương cần có một sự đầu tư thoa đáng cho việc
tuyển chọn những giống lúa chủ lực, phù hợp với thổ những từng vùng, miền cho năng suất
và giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (thấu hiểu chiết lý “sản
xuất cái mà thị trường cần”) và không nên chạy theo số lượng để có vị trí thứ nhất hay thứ
hai về số lượng, đã đến lúc phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng đế có giá trị cáo vì năng
śt lúa và diện tích trồng lúa khơng thể tăng mãi được. Hai là, Xây dựng thương hiệu cho
gạo Việt Nam Năm 2012 giá gạo Việt Nam rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh nên hiệu
quả xuất khẩu và đời sống của người trồng lúa không được cải thiện là mấy. Chúng ta sản


xuất ra lúa, gạo nhưng cái chúng ta cần bán là thương hiệu gạo. Có thương hiệu khơng chỉ
là việc bán được giá cao mà còn ghi dấu ấn vào thị trường với những sản lượng và giá trị ổn
định. Thương hiệu không chỉ là nhãn hiệu, tên gọi mà nó còn hàm chứa sở hữu trí ṭ khác
như bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm… chúng ta chưa có
được loại gạo nào mà khi nhắc đến tên gạo là nhắc đến Việt Nam. Trong khi đó, nhắc đến
Thái Lan, ai cũng có thể kể tên những giống gạo ngon nổi tiếng của nước này, như gạo

Jasmine, gạo Homali. Những sản phẩm này của Thái Lan có mặt ở nhiều quầy kệ của các
siêu thị, nhà bán lẻ trên khắp các châu lục. Như vậy, để có thương hiệu gạo Việt Nam ngoài
việc khuyến cáo nông dân quan tâm hơn đến giống lúa có chất lượng cao, chúng ta còn phải
tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm gạo và cố gắng ký được các
hợp đồng tiêu thụ dài hạn với các nước có tiềm năng. Mặc khác, chúng ta phải sắp xếp và
quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng trồng lúa. Các doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp kinh doanh về xuất khẩu gạo cũng phải tham gia tích cực hơn vào việc quảng
bá và giúp cho người nông dân nhận thức được những chủng loại gạo nào đáp ứng yêu cầu
của thị trường để hướng dẫn nông dân trồng và giúp nông dân tiêu thụ. Việc tham gia vào
các chuỗi cung ứng, các chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam còn yếu, nhiều sản phẩm nông
sản của Việt Nam xuất ra bên ngoài nhưng lại bị dùng nhãn mác của nước khác, đây là một
yếu kém, một sự tồn tại trong vấn đề quảng bá và xúc tiến thương mại. Để xây dựng thương
hiệu gạo Việt Nam, chúng ta cần chú vào bốn khâu sau:
- Chọn, tạo và phổ biến cho nhân dân các giống lúa có chất lượng cao hơn, năng śt cao
hơn.
- Tổ chức sản x́t theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn cũng như những hình thức tổ chức để
có sản lượng hàng hóa lớn và đồng đều với giá thành rẻ hơn.
- Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản đảm bảo chất lượng ổn
định.
- Xúc tiến thương mại.
Cả bốn khâu trên cần phải thực hiện đồng bộ thì hạt gạo Việt Nam mới dần có thương hiệu
trên thị trường thế giới. Ba là, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ xuất
khẩu và chính sách trợ giá cho nông dân. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó
khăn về vốn trong thu mua gạo tạm trữ cũng như áp lực trả nợ ngân hàng, nên các doanh
nghiệp không thể thu mua lúa kịp thời vào thời điểm thu hoạch của người nông dân, cũng
như phải hạ giá bán gạo để đáo hạn nợ ngân hàng gây ra sự biến động giá gạo. Vì vậy, Nhà
nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo xuất khẩu như giãn
nợ cho các doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn để ổn định giá gạo trong nước cũng như xuất
khẩu. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết phần lớn người trồng lúa ở
Việt Nam có quy mơ nho. Tại Đồng bằng Sơng Cửu Long có khoảng 4 triệu hộ trồng lúa,

với quy mô khoảng 4,4 nhân khẩu/1 hộ, với lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa khoảng
230USD/người-năm. Qua số liệu này cho thấy, phần lớn người nông dân sản xuất lúa ở Việt
Nam là nghèo. Như vậy, Nhà nước phải có sự quan tâm kịp thời khi giá lúa giảm để trợ giá
cho người nông dân đảm bảo cho họ ln có mức lợi nhuận định mức từ 30% trở lên, để họ
tái sản xuất và yên tâm, gắn bó với nghề nơng của mình.


Tên một số loại gạo, doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta :
Tiêu chuẩn xuất khẩu Gạo hạt dài
Tấm
Loại gạo

(%)

Độ
ẩm
(%)

Hạt

(%)

Hạt
vàng
(%)

Tạp
chất
(%)


Thóc
(hạt/kg)

Hạt bạc
phấn
(%)

Hạt non
(%)

Yêu cầu

Gạo
trắng hạt
dài VN
25 % tấm

<25

<14.5

<2.0

<1.5

<5.0

<30

<8.0


<1.5

Xay xát
kỹ

Gạo
trăng hạt
dài VN
15% tấm

<15

<14

<1.5

<1.2
5

<0.2

<25

<7.0

<0.3

Xay xát
kỹ


Gạo
trắng hạt
dài VN
10% tấm

<10

<14

<1.25

<1.0

<0.2

<20

<7.0

<0.2

Xay xát
kỹ

Gạo
trắng hạt
dài VN
5% tấm


<5.0

<14

<1.5

<0.5

<0.1

<15

<6.0

<0.2

Xay xát
kỹ

Cung cấp các loại Gạo xuất khẩu
Công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam đang cung cấp các loạigạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như: gạo tài

nguyên Chợ Đào, gạo Đài Loan Gị Cơng, gạo Nàng hoa 9, gạo OM 6976, gạo Cần Thơ 1 (gạo OM 7347), gạo
Lài Sữa Phương Nam (gạo OM 4900), gạo ST20 (gạo thơm Sóc Trăng), gạo Hạt ngọc trời, gạo mầm Vibigaba,
gạo tím than Sóc Trăng…..Công ty Angimex xuất khẩu từ 230.000- 300.000 tấn gạo các loại sang các thị trường
như: Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Africa, Iran, Iraq, Cuba, Hongkong, …

*CÂY CƠNG NGHIỆP
- Cây cơng nghiệp chủ yếu ở nước ta gồm các loại cây nào? Giá trị và sự phân bố các
loại cây công nghiệp này?

Nước ta có nhiều cây cơng nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, hồi, sơn,
q́... Chè là loại cây cơng nghiệp quan trọng có giá trị xuất khẩu cao. Cây chè khoe, không
kén đất nên có thể trồng ở khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi, từ miền Bắc tới miền Nam.
Các vùng chuyên canh chè tâp trung ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm
Đồng.
Cao su là cây ưa trồng ở vùng đất đo ba-dan, là cây cho nhựa có giá trị kinh tế cao. Một số
tỉnh miền Nam là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cao su, đặc biệt là vùng Đơng
Nam Bộ với diện tích trồng cao su chiếm 80% diện tích toànquốc.
Cà phê là cây cơng nghiệp có giá trị cao về mặt xuất khẩu. Các vùng trồng cà phê chủ yếu
là Tây Nguyên, Trung Bộ và Đơng Nam Bộ. Riêng Tây Ngun có sản lượng cà phê chiếm
gần 90% sản lượng cà phê của cả nước do có diện tích đất đo ba-dan lớn nhất với tầng


phong hóa dày, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trên bề mặt rộng lớn và tương đối bằng
phẳng, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường trồng cây công nghiệp với quy mơ lớn.
Cây dừa ưa khí hậu ẩm, đất ẩm và mọc được cả trên cát có ngập mặn. Dừa được trồng
nhiều ở các tỉnh miền Nam, nhất là ở Bình Định, Bến Tre. Cây dừa rất quý, quả để ăn tươi
và ép lấy dầu, các bộ phận khác như thân, lá, sọ, vo dùng để làm các sản phẩm thủ công
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hồi là cây cận nhiệt đới, nên chỉ mọc ở miền Bắc nước ta. Dầu hồi là một mặt hàng xuất
nhập khẩu rất quý. Nơi trồng nhiều hồi nhất là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh,
Lào Cai, Yên Bái...
Cây cơng nghiệp hằng năm (chủ ́u là đay, cói, dâu tằm, bơng, mía, lạc, đậu tương, thuốc
lá...), thường được trồng ở vùng đồng bằng, một số cây trồng xen trên đất lúa. Đay được
trồng nhiều ở đồng bằng sông Hồng (các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam) và ở đồng
bằng sơng Cửu Long (tỉnh Long An...). Cây cói được trồng trên đất nhiễm mặn, tập trung
nhiều nhất ở dải ven biển của đồng bằng sông Hồng, suốt từ Hải Phòng đến phía bắc tỉnh
Thanh Hóa. Những năm gần đây, diện tích cói tăng rất nhanh ở đồng bằng sơng Cửu Long,
chiếm một nửa diện tích cói cả nước.

Dâu tằm là cây công nghiệp truyền thống, nay được phát triển cùng với việc khôi phục
nghề tằm tơ ở nước ta, được trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng. Cây bông mới được chú
trọng phát triển, trồng phổ biến ở Đắc Lắc, Đồng Nai và một số tỉnh Nam Trung Bộ. Mía
được trồng ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập trung tới 75% diện tích và 80% sản lượng ở các
tỉnh phía Nam (đồng bằng sơng Cửu Long, Đơng Nam Bộ và duyên hải miền Trung).
Đậu tương, lạc, thuốc lá được trồng nhiều trên đất bạc màu. Đậu tương được trồng nhiều
nhất ở miền núi, vùng trung du phía Bắc (Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang), chiếm hơn 40%
diện tích đậu tương cả nước, ngoài ra còn được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Đồng Nai,
Đắc Lắc và Đồng Tháp. Cây lạc phù hợp trên đất phù sa cổ ở các tỉnh Tây Ninh, Bình
Dương, trên đất cát pha các đồng bằng duyên hải miền Trung, nhất là ở Bắc Trung Bộ và ở
trung du Bắc Bộ. Cây thuốc lá được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, duyên hải
miền Trung và miền núi, vùng trung du phía Bắc.
-Sản lượng xuất khẩu một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta thời gian gần đây?
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2008, Việt Nam
đã xuất khẩu được 449,33 nghìn tấn cao su các loại với kim ngạch 1,22 tỉ USD, giảm 9,48%
về lượng nhưng lại tăng 30,44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo từ nay đến hết
năm, lượng cao su xuất khẩu có thể đạt trên 300 nghìn tấn, kim ngạch đạt 800 triệu USD,
đưa kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm lên gần 1,7 tỉ USD, tăng 21,6% so với năm ngoái.
Trong tháng 8 năm 2008, cả nước đã xuất khẩu được 53,3 nghìn tấn chè các loại với kim
ngạch đạt 16,5 triệu USD, tăng 339,15% về lượng, song lại giảm 7,36% về kim ngạch so
với tháng trước. Đồng thời cũng giảm 64,20% về kim ngạch so với tháng 8 năm 2007 mặc
dù tăng 367,49% về lượng. Như vậy, tính chung 8 tháng đầu năm 2008, lượng chè xuất
khẩu của nước ta đã đạt 330,4 nghìn tấn với kim ngạch 161,6 triệu USD, tăng 70,55% về
lượng nhưng giảm nhẹ 4,15% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa), sản lượng xuất khẩu cà phê năm nay của Việt
Nam không cao. Tuy nhiên, cả nước đã xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê nhân, đạt kim


ngạch 2 tỉ USD, giảm về sản lượng nhưng do giá xuất khẩu cao, bình quân 1.937 USD/tấn
nên kim ngạch xuất khẩu cũng cao hơn trước.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2008, cả nước đã xuất khẩu được 66 nghìn tấn hạt tiêu với trị
giá 230,2 triệu USD, tăng 11,95% về lượng và tăng 24,23% về trị giá so với 8 tháng đầu
năm 2007.
So với cùng kỳ năm 2007, tháng 2-2008, cả nước đã xuất khẩu được 6,13 nghìn tấn hạt điều
với kim ngạch 29,55 triệu USD, giảm 56,62% về lượng và giảm 56,87% về kim ngạch so
với tháng 1-2008, giảm 13,38% về lượng nhưng tăng 3,47% về kim ngạch.
-Ngành chè:
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của chè Việt là Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Pakistan,
Indonesia, Malaysia… Lâu nay Chè Việt Nam xuất khẩu chủ yếu để các nhà nhập khẩu làm
nguyên liệu đấu trộn với chè các nước khác, đóng gói và phân phối cho các nước đang phát
triển và kém phát triển. Thị phần chè Việt Nam tại các thị trường tiềm năng là các nước
phát triển hầu như không đáng kể.
Đặc điểm của chè Việt Nam là có nhiều dòng chè, nhiều chủng loại khác nhau được trồng ở
các vùng miền như: Yên Bái, Hà Giang, Lâm Đồng, Thái Nguyên... Đây là một lợi thế lớn
khi chúng ta có thể xâm nhập vào thị trường chè thế giới bằng nhiều thương hiệu. Nhưng
quan trọng vẫn phải xây dựng được một thương hiệu chung của chè Việt Nam đảm bảo chất
lượng
-Ngành hồ tiêu:
Bước sang năm mới 2017, với những thơng tin thế giới về tình hình sản xuất – thương mại
Hồ tiêu toàn cầu 2017, dự báo tình hình xuất khẩu Hồ tiêu của nước ta năm 2017 sẽ là một
năm hết sức vất vả, thậm chí có thể nói sẽ vất vả hơn 2016 và những năm trước.
Chất lượng hạt tiêu XK sẽ là yếu tố quan trọng nhất tác động đến thương mại Hồ tiêu của
Việt Nam trong năm nay. Và, quản lý chất lượng hạt tiêu nguyên liệu từ các vùng sản xuất
cũng là điều khó khăn nhất ngành Hồ tiêu phải vượt qua để duy trì kim ngạch xuất khẩu.
Nhu cầu tiêu dùng loại gia vị này trên thị trường thế giới vẫn tăng nhưng phần lớn thị
trường thế giới không chấp nhận mua hạt tiêu không đạt yêu cầu chất lượng trong đó tập
trung nhất là vấn đề tồn dư thuốc BVTV.
Vấn đề này khơng mới nhưng năm 2017 nó sẽ được tập trung soi xét cẩn trọng hơn nhiều
lần, đặc biệt ở các thị trường mà hạt tiêu VN đang chiếm thị phần tốt là Mỹ và Châu Âu.
Đơn cử là vấn đề dư lượng hoá chất Metalaxyl trên hạt tiêu nhập khẩu vào EU. Nhiều năm

trước lượng tối đa cho phép (MRLs) của hoá chất này là 0.1ppm, nhưng năm 2017 có thể sẽ
khơng còn được như vậy, Uỷ ban Châu Âu EC đang kiến nghị áp dụng MRLs cho phép chỉ
là 0.05ppm.
Theo thơng tin chính thức từ Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA), trong thư gửi VPA và Bộ
Nông nghiệp – PTNT cuối tháng 1/2017 vừa qua cho biết năm 2016, ESA phân tích 799
mẫu hạt tiêu đen nhập vào EU năm 2016 thì chỉ có 17% số mẫu có mức dư lượng tối đa cho
phép dưới 0.05ppm. Nếu tình hình sản xuất Hồ tiêu vẫn như 2016 thì đồng nghĩa với việc
năm 2017 sẽ có thể có tới trên 80% hạt tiêu của Việt Nam khó có cơ hội vào được thị
trường Châu Âu, thị trường vốn tiêu thụ xấp xỉ 40.000 tấn, chiếm 23% tổng lượng Hồ tiêu
xuất khẩu của VN hàng năm.


Với thị trường Mỹ, nơi mà vài năm trở lại đây có tới trên 40.000 tấn hạt tiêu được nhập từ
Việt Nam, chiếm 24% tổng SL HT XK của VN, tương đương Châu Âu, cũng đang chuẩn bị
ban hành hàng loạt qui định mới về yêu cầu chất lượng nông sản nhập khẩu trong đó có hạt
tiêu.
Chất lượng là vấn đề sống còn của ngành Hồ tiêu VN trong thời gian tới nhưng quản lý chất
lượng ở các vùng SX Hồ tiêu thế nào để đáp ứng yêu cầu thị trường XK vẫn là câu hoi trăn
trở. Tâm lý tìm kiếm năng suất cao để có thu nhập cao bằng mọi giá của đa số nông dân
trồng HT ở nước ta đã khiến việc sử dụng phân bón quá mức, đẩy cây HT vào tình trạnh
sinh trưởng mất cân đối, dễ nhiễm sâu bệnh để rồi lại sử dụng tràn lan thuốc BVTV để
“cứu” tài sản bạc tỷ của mình đang là một thực tế buồn. Chỉ khi nào đa số nơng dân trồng
tiêu nhận ra được tính nghiêm trọng của vấn đề canh tác kém hiểu biết đó, thay đổi hành vi,
canh tác theo GAP thì chất lượng hạt tiêu mới có thể cải thiện, xuất khẩu theo đó mới có thể
bền vững.
-Ngành cà phê:
Tình hình thị trường cà phê thế giới:
Giá trị thị trường của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ước tính khoảng 70.68 tỷ đô la (năm
2011) (Euromonitor). So với thị trường cà phê nguyên liệu thì giá trị cà phê rang xay thành
phẩm cao hơn gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá trị giao dịch cà phê thành phẩm lên tới trên

100 tỷ USD hàng năm. Thị trường này bị thao túng bởi các đại gia như Nestlé (Thụy Sĩ ),
D.E Master Blenders 1753 (tách ra từ Sara Lee) (Mỹ), Mondelēz International (lúc trước là
Kraft food Global) (Mỹ ), J.M Smucker (Mỹ ) và Tchibo (Đức).
Năm 2012, ba nhóm cơng ty lớn nhất (Nestlé và Mondelēz International và D.E Master
Blenders 1753) kiểm soát 70% thị trường cà phê bán lẻ ở Anh. Nhóm 5 nhóm cơng ty đứng
đầu kiểm soát hơn 50% thị trường. Nestlé thống trị thị trường cà phê hòa tan với mức thị
phần trên 50%.
Trong hệ thống bán lẻ, hệ số lãi của sản phẩm cà phê truyền thống (Main stream coffee) thì
thấp hơn hệ số lãi của cà phê cao cấp (Speciality coffee).
Các thương hiệu riêng của hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ vẫn chưa thâm nhập được vào
phân khúc cà phê cao cấp (Speciality coffee).
Các “thương hiệu cà phê chất lượng cao” như Starbucks, illy thống trị phân khúc cao cấp
trong hệ thống cửa hàng bán lẻ.
Thị trường RTD của trà và cà phê thế giới ước tính vào khoảng 69 tỷ đơ la (năm 2011), dự
đoán tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,9% từ năm 2012-2017 (theo MarketsandMarkets).
Nhìn chung mặt bằng thuế đánh vào cà phê là tương đối thấp, từ 0-8%.
Tình hình thị trường cà phê Việt Nam
Năm 1997, Việt Nam vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ
ba thế giới. Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu, Việt Nam tiếp tục vượt qua
Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới. Vị trí này được duy trì kể từ đó đến nay.
Xuất khẩu cà phê nhân hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2011, kim ngạch xuất
khẩu là 1,25 triệu tấn, trị giá 2,75 tỷ đô la, tăng 3,2% về lượng và 48,7% về giá trị so với
năm 2010. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu là 1,73 triệu tấn, 3,67 tỷ đô la, tăng 37,8% về
lượng và 33,4% về giá trị so với năm 2011.


Tuy chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giao dịch toàn cầu, nhưng giá trị kim ngạch
mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị thương mại 35 tỷ USD của cà phê nhân thế giới.
Tình hình tiêu thụ cà phê trong nước
Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên

khoảng 287,34 triệu USD năm 2012. Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu USD vào năm
2016.
Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay (cà phê
phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo nghiên
cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu
dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%).
Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong
tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%).
Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê thô để chế
biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu cà phê hòa tan,
Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn hiệu, trong khi đó số
lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu.
Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu cà phê nhân ở Việt Nam
+Về xuất khẩu:
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Việt Nam có 153 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, trong khi chỉ có 20 cơng ty nước
ngoài thu mua và cung cấp cho 8 nhà rang xay lớn của thế giới.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê FDI
Niên vụ 2011- 2012: tổng số sản lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI bằng 45% sản
lượng của cả niên vụ, trong đó hàng năm lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI thu như
Nestlé chiếm 15% (khoảng 250.000 tấn), Nedcoffee chiếm 9% (khoảng 150.000 tấn). Ở Gia
Lai, chỉ riêng chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities đã chiếm hơn 40%
tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả tỉnh trong năm 2012.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước
Năm 2010: tập đoàn Intimex chỉ xếp vị thứ 2 trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân
lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch vào khoảng 142.134 tấn (13.59% kim ngạch xuất
khẩu cà phê cả nước), đứng vị trí đầu tiên là Tổng cơng ty cà phê Việt Nam với kim ngạch
177.902 tấn (16.46% kim ngạch xuất khẩu cả nước) và tập đoàn Thái Hòa xếp vị trí thứ 2
với kim ngạch xuất khẩu là 82.951 tấn (7.93% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước).
Nhưng đến niên vụ 2011-2012, Tập đoàn Intimex xếp vị trí đứng đầu trong các doanh

nghiệp xuất khẩu cà phê với kim ngạch xuất khẩu là 360.000 tấn (chiếm 21% kim ngạch
x́t khẩu cả nước), Tổng cơng ty Tín Nghĩa Đồng Nai xuất khẩu khoảng 127.000 tấn xếp
vị trí thứ 5 (chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu cả nước).
Chỉ trong vòng 2 năm từ năm 2010 đến 2012 trong số 153 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
hiện nay, chỉ 30 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lượng hàng xuất khẩu hàng năm tương
đối lớn và ổn định; còn lại đều là các doanh nghiệp thương mại, khơng có chân hàng dự trữ,
nên thua lỗ liên miên. Ngoài nguyên nhân những doanh nghiệp xuất khẩu có vốn điều lệ
nho không cạnh tranh thu mua cà phê được với các doanh nghiệp FDI thì còn có các ngun


nhân khác từ chính việc điều hành, quản lý nguồn vốn không chuyên nghiệp của các doanh
nghiệp gây ra. Điển hình là tình trạng thua lỗ của 2 cơng ty là Tổng công ty cà phê Việt
Nam và Tập đoàn Thái Hòa.
+Về sản xuất:
Hiện nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có 5 DN chế biến cà phê hòa tan với công suất
khoảng 35.000 – 40.000 tấn tương đương 100.000 tấn cà phê nhân (chiếm khoảng 5% sản
lượng cà phê nhân hằng năm).
Tại các điểm bán lẻ sản phẩm cà phê hiện nay có rất nhiều loại của các hãng khác nhau như:
Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Maccoffee, Highlands Coffee, Mê Trang… theo
đó Trung Nguyên có tới 34 sản phẩm; Neslé có 7 sản phẩm; Vinacafé Biên Hòa có 22 sản
phẩm.
Tuy nhiên thị phần chủ yếu là của 3 ơng lớn: Trung Ngun, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa.
Trong đó Trung Nguyên chiếm 80% thị phần cà phê rang xay, theo Euromonitor năm 2012
thị phần cà phê hòa tan Nestlé là 33%, Vinacafé là 32.5%, Trung Nguyên là 18.2%, các
nhãn khác là 16%.
Mức tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoạt động của các công ty chế biến cà phê
rang xay và hòa tan khá cao. Năm 2012, Vinacafé Biên Hòa đạt doanh thu là 105.2 triệu đô
la tăng 33% so với 2011, tỷ xuất lợi nhuận hoạt động là 14.4% (năm 2011 có doanh thu là
78,93 triệu đô la, tỷ suât lợi nhuận hoạt động là 13%).
Về xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan:

Theo số liệu của Bộ nơng nghiệp Hoa Kì (USDA) lượng cà phê hòa tan xuất khẩu của Việt
Nam niên vụ 2011-2012 là 21.600 tấn.
Năm 2012: Trung Nguyên doanh thu từ việc xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc
là 50 triệu đô la.
Doanh thu xuất khẩu cà phê hòa tan của Vinacafé Biên Hòa chiếm 8-10% doanh thu hằng
năm chủ yếu tập trung ở 2 thị trường Mỹ chiếm 85% thị phần xuất khẩu và còn Hồng Kông,
Đài Loan, Trung Quốc chiếm 15%.
Về cà phê nhân:
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân của
Việt Nam. Tổng tiêu thụ robusta ở Mỹ đã tăng 7% trong năm 2012, sau khi tăng 3,9% trong
năm 2011 và 3,6% năm 2010 (theo StudyLogic). Trong khi đó, nhu cầu các sản phẩm từ
Arabica chỉ tăng 1,9% trong năm 2012, sau khi tăng 4,1% năm 2011 và 5,4% năm 2010.
Trung Quốc cũng sẽ là thị trường nhập khẩu tiềm năng. Việt Nam cung cấp khoảng 90%
tổng lượng cà phê Trung Quốc nhập khẩu từ các nước ASEAN trong khoảng từ năm 20022011.
Việt Nam sẽ tăng diện tích và sản lượng cà phê bền vững bởi các công ty rang xay lớn nhất
thế giới như Nestlé, Starbucks, D.E Master Blenders 1753, Kraft Food Group, Tchibo đồng
thời lên tiếng về việc sẽ tăng tỉ lệ cà phê bền vững trong nguyên liệu sản xuất của họ (theo
Coffee in the United States: Sustainability Trends).
Về cà phê hòa tan và rang xay:
Thị trường cà phê hòa tan và rang xay của Việt Nam vẫn đang hấp dẫn đối với các doanh
nghiệp được thể hiện ở chỗ các nhà máy của Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Trung Nguyên đều
đã hoạt động hết công suất và họ đều đang mở rộng qui mô sản xuất lên và việc mới đây


ngày 28/4 công ty cà phê Ngon của Ấn Độ vừa mới khánh thành nhà máy chuyên sản xuất
cà phê hòa tan lớn nhất Châu Á tại cụm Công Nghiệp huyện Cư Kuin, Đắk Lắk với công
suất 10.000 tấn/năm.
Tuy Việt Nam có rất nhiều loại cà phê hòa tan nhưng chủ yếu là cà phê truyền thống. Trong
tương lai với sự tham gia của nhiều thương hiệu cà phê đặc biệt (Starbucks đã mở cửa hàng
cà phê đầu tiên tại Việt Nam) thị trường sẽ phân chia lại và định hình rõ ràng hơn 2 loại cà

phê đại trà và cà phê đặc biệt.
Vinacafé Biên Hòa dự đoán sẽ có những hành động để tăng thị phần cà phê rang xay cho
mình với doanh thu của cà phê rang xay hiện nay của công ty ở khoảng 10-12 tỷ đồng.
chiếm chưa tới 1% doanh thu.
-Tên một số loại cà phê được trồng ở Việt Nam:
1. Cà phê Arabica
Là loại cà phê có hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m ( ở Việt Nam chủ yếu được
trồng ở Lâm Đồng ), khí hậu mát mẻ, được trồng chủ yếu ở Brasil, và chiếm tới 2/3 lượng
cà phê hiện nay trên thế giới.
Cách chế biến mới là điểm tạo ra sự khác biệt giữa Arabica va Robusta. Quả Arabica được
thu hoạch, rồi lên men (ngâm nước cho nở...) rồi rửa sạch rồi sấy. Vì thế hương vị của
Arabica hơi chua, và đây cũng được coi là một đặc điểm khác biệt của loại cà phê này.
Người ta thường ví vị chua đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng lập tức
thấy được vị đắng của vo. Cách cảm nhận vị chua của cà phê cũng như vậy.
2. Cà phê Robusta
Hạt nho hơn Arabica, và được sấy trực tiếp, chứ không phải lên men, vị đắng chiếm chủ
yếu, loại này uống đậm đà hơn. Được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, vì thế có
mặt ở nhiều nước hơn ( Ở Việt Nam loại này chiếm hơn 90% ). Việt có tổng lượng chiếm
1/3 lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới.
3. Cà phê Culi
Là những hạt cà phê no tròn. Đặc biệt là trong một trái chỉ có duy nhất một hạt. Vị đắng gắt,
hương thơm say đắm, hàm lượng cafein cao, nuớc màu đen sánh, đó là quá trình kết hợp
tinh túy của sự duy nhất.
4. Cà phê Cherry
Cherry hay còn gọi là cà phê mít gồm có 2 giống chính là Liberica và Exelsa. Loại này
khơng được phổ biến lắm, nhưng đây là loại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và
năng suất rất cao. Được trồng ở những vùng đất khơ đầy gió và nắng của vùng Cao Nguyên.
Cherry mang một đặc điểm và hương vị rất khác lạ của một loài cây trưởng thành dưới nắng
và gió của Cao Nguyên. Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Khi pha tạo ra mùi thơm
thoang thoảng, đặc biệt là vị chua của Cherry tạo ra một cảm giác thật sảng khoái. Cherry

rất thích hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác
dân dã, cao sang quý phái.

Trái cây xuất khẩu của Việt Nam
Giơí thiệu các loại trái cây xuất khẩu ở Việt Nam
Với nhiều thuận lợi về khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều loại trái cây đa dạng, có
chất lượng tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Các vùng có thế mạnh trồng trái


cây xuất khẩu chủ yếu tập trung tại khu vực phía Nam. Các loại trái cây xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam hiện nay là dứa đóng hộp, bưởi, xoài, thanh long…
1/ Giới thiệu chung về ngành kinh doanh xuất khẩu trái cây Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đơí gió mùa , tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển các cây nhiệt , được phân bố khắp cả nước với nhiều sản phẩm mang đặc
trưng riêng . Tính đến năm 2011 , cả nước ta có 832.000 ha diện tích đất trồng cây ăn quả
với nhiều chủng loại trái cây có chất lượng dinh dưỡng cao , sản lượng mỗi năm 7-8 triệu
tấn , là một trong những nước có diện tích trồng cây ăn quả lớn trong khu vực , miền Bắc
có các loại, nổi bật là : mơ Hương Sơn ( Hà Nội ), đào ( Sapa), táo mèo ( Sơn La), vải thiều
Thanh Hà (Hải Dương),vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ) ,
nhãn lồng (Hưng Yên), ổi bo (Thái Bình), chuối ngự (Hà Nam), cam Canh( Hà Nội), dứa
Đồng Dao (Ninh Bình)… Miền trun có các loại trái cây đặc sản như : bưởi Thanh Trà
( Thừa Thiên Huế ), xoài tượng ( Bình Định ), sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa ),
nho(Ninh Thuận), thanh long( Bình Thuận ), … Miền Nam có các loại trái cây đặc sản
như : măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương), bưởi Biên Hòa , chôm chôm Long Khánh( Đồng
Nai), nhãn xuồng cơm vàng ( Bà Rịa- Vũng Tàu ), mãng cầu Cần Giờ ( Thành Phố Hồ Chí
Minh), sơ ri Gò Công , xoài cát Hòa Lộc , vú sữa Lò Rèn , dưa hấu Gò Công (Tiền Giang ),
bưởi Năm Roi ( Vĩnh Long) . Trái cây Việt Nam có nhiều ưu thế phát triền theo như Đồng
Bằng Sơng Cửu Long , Trung du miền núi phía Bắc , Đông Nam Bộ , đồng bằng Sông
Hồng , Bắc Trung Bộ , Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên .
Ngành trái cây đã và đang có nhiều tác nhân tham gia trong các lĩnh vực sản xuất cũng như

chế biến và kinh doanh . Các tác nhân đó là : hộ gia đình , thương lái , doanh nghiệp chuyên
sản xuất và chế biến trái cây
2/ Hiện trạng của xuất khẩu trái cây Việt Nam
a/ Tình hình chung
Mặc dù tiềm năng xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam rất lớn nhưng các nhà nhập
khẩu nước ngoài đang gặp nhiều hạn chế trong việc mua hàng của Việt Nam, do đó sản
lượng trái cây của Việt Nam xuất khẩu còn thấp so với Thái Lan hay Trung Quốc.
Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng lớn trái cây cho xuất khẩu nhưng
hầu như chưa có các cơng ty thu mua ở địa phương. Do đó, hầu hết việc xuất khẩu đều do
các nhà trồng vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Các nhà xuất
khẩu của Việt Nam vẫn chưă có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp
được đơn hàng có số lượng nhập khẩu nho. Nhiều nhà nhập khẩu phải đến tận vườn thu
mua sản phẩm rồi tự tìm hiểu cách thức đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nước. Đây
chính là hạn chế lớn nhất đối với việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Việc chế biến và
bảo quản trái cây sau khi thu hoạch cũng cần được đặc biệt chú ý. Hiện nay, mới chỉ có
30% sản lượng bưởi có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu. Có thể con số này sẽ
tăng lên 70-80% nếu có đầu tư về vốn cho việc chế biến và bảo quản trái cây.
Mỗi năm EU nhập gần 80 triệu tấn trái cây tươi và trên 60 triệu tấn rau tươi, trong đó nhập
từ các nước đang phát triển chiếm tỉ trọng khoảng 40%. Việt Nam hiện xuất sang EU chỉ
một số lượng nho trái cây như xoài, dứa, măng cụt, thanh long, sầu riêng, nhãn, chuối…với
mức khoảng 33 tấn (năm 2006).


Áp dụng tiêu chuẩn GAP: Khó khăn hàng đầu cho trái cây Việt Nam thâm nhập các thị
trường lớn trên thế giới trong đó có EU là rào cản chất lượng và các rào cản này ngày lại
càng khắt khe hơn. Rau, quả tươi Việt Nam muốn vào EU phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn
chất lượng GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt). Đây là tiêu chuẩn rất
quan trọng nhưng cũng khó đạt đối với doanh nghiệp Việt Nam vì hầu hết doanh nghiệp chế
biến trong nướclà vừa và nho, trong khi nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển
ngang các nước.

Với những vùng chuyên canh lớn, để phát triển ngành công nghiệp hoa quả đáp ứng các
tiêu chuẩn GAP, sản lượng xuất khẩu chắc chắn sẽ tăng. Hiện nay, rất nhiều cánh cửa đang
mở rộng đối với những nhà vườn Việt Nam có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn GAP. Ngày
nay, rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn GAP vào việc kiểm tra các loại nông
phẩm nhập khẩu vào đất nước mình.
Mặc dù Nga, EU và Hoa Kỳ là những thị trường khó tính, nhưng nếu áp dụng được tiêu
chuẩn GAP vào trong canh tác, chắc chắn trái cây của Việt Nam có thể cất cánh ngang bằng
với các loại trái cây của Thái Lan hay Trung Quốc.
Ngoài những khó khăn trong cơng tác bảo quản, các nhà xuất khẩu trái cây của Việt nam
còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các loại trái cây đến từ Thái Lan và Trung
Quốc. Hiện nay, mặc dù sản phẩm trái cây của Việt Nam rất lớn song nước ta lại nhập khẩu
một lượng tương đối lớn trái cây của Thái Lan để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Nhiều
người dân có thu nhập cao lại ưa dùng những sản phẩm trái cây của Thái Lan hơn do chất
lượng tốt hơn và đảm bảo hơn của Việt Nam. Thêm vào đó, các sản phẩm trái cây của
Trung Quốc mặc dù chất lượng không cao nhưng giá thành lại rất rẻ, do đó các sản phẩm
này được đối tượng người tiêu dùng có thu nhập thấp ưa dùng. Tính từ đầu năm đến nay,
nhiều hợp đồng xuất khẩu trái cây của Việt Nam được kí kết và những lô hàng đầu tiên đã
"đặt chân" đến các thị trường khó tính.
Cụ thể, vào tháng 4, một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất của Nhật Bản là Don Kihote
đã chính thức bày bán chuối Việt Nam. Để xuất khẩu được vào thj trường này, sản phẩm đã
phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe, từ thổ nhưỡng đến quy trình chọn
giống, chăm bón, thu hoạch, đóng gói bao bì, vệ sinh thực phẩm, cách xếp trong container...
Vào tháng 6, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều lô vải thiều sang Mỹ, Australia và một số
nước khác.
Mỗi năm có trên 10 tấn trái vú sữa Lò Rèn được xuất khẩu sang thị trường Anh, Canada.
Cùng với đó, các loại Bơ cơm vàng (Đồng Tháp) và Bơ hồng (Bến Tre) cũng đang được
xuất khẩu ra nước ngoài.
Lần gần đây nhất là sau khi được cấp phép vào ngày 21/9, những trái xoài tươi đầu tiên của
Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường Úc và bước đầu được bày bán trên sạp hàng của một
số cửa hàng, siêu thị ở thành phố Perth.

Lô xoài tươi đầu tiên này có trọng lượng 1 tấn, là loại xoài tượng da xanh Cao Lãnh, do
Công ty Agricare Việt Nam xuất khẩu sau khi được Úc chính thức cấp phép, mở cửa cho
trái xoài tươi của Việt Nam sau 7 năm đàm phán. Theo Bộ NN&PTNT, nước Úc cũng đang
vào mùa xoài, nên lượng tiêu thụ đối với xoài Việt Nam có thể chưa nhiều, Nếu vào dịp trái
mùa, tháng 2 năm sau trở đi, xoài Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn bởi vào trái vụ nước này
mới chỉ nhập khẩu xoài từ Mexico.


Khơng chỉ có xoài, thanh long cũng là mặt hàng kế tiếp thâm nhập vào thị trường Úc. Theo
kế hoạch, quy trình đánh giá rủi ro cho trái thanh long tươi Việt Nam sẽ được Chính phủ Úc
hoàn thành vào cuối năm nay. Nếu được cấp phép, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên và duy
nhất đến thời điểm hiện nay được cấp phép nhập khẩu thanh long vào thị trường Úc.
b/ Tính lạc quan
Thời gian gần đây, những thơng tin thị trường đã củng cố thêm suy nghĩ lạc quan của nhiều
người về chỗ đứng của trái cây Việt Nam, thậm chí có người cho rằng thời điểm trái cây
“lên ngôi” đã đến gần.
Tại hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ hai với chủ đề “Nơng nghiệp ứng dụng
cơng nghệ cao và thích ứng biến đổi khí hậu” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào trung
tuần tháng 8 vừa qua, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn (NN&PTNT), thừa nhận ngành rau quả tuy ít được quan tâm đầu tư nhưng kết quả
xuất khẩu lại liên tục tăng trưởng hết sức ấn tượng.
Cụ thể, theo ông Doanh, nếu như năm 2013, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 900 triệu USD thì
một năm sau đã đạt 1,47 tỷ USD và đến năm 2015 đạt 1,85 tỷ USD.
Riêng trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến hết tháng 7/2016, trị giá xuất khẩu rau quả đã
đạt 1,37 tỷ USD và nhiều khả năng xuất khẩu trong cả năm 2016 sẽ đạt đến 2,5 tỷ USD,
tăng khoảng 650 triệu USD so với năm 2015.
Điều đáng nói là ngành lúa gạo, tính đến cuối tháng 7/2016, kim ngạch xuất khẩu của doanh
nghiệp hội viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đạt hơn 1,26 tỷ USD, thấp hơn
lĩnh vực rau quả khoảng 110 triệu USD.
Căn cứ vào diễn biến kết quả như vậy, Bộ NN&PTNT dự báo nhiều khả năng xuất khẩu rau

quả trong năm 2016 sẽ lần đầu tiên vượt qua lĩnh vực lúa gạo về giá trị.
Một thông tin lạc quan khác là Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa đề xuất xin ý kiến công
chúng về việc sửa đổi các quy định cho phép trái xoài tươi của Việt Nam được nhập khẩu
vào thị trường Mỹ. Với động thái này, có thể khẳng định gần như chắc chắn đến cuối năm
nay xoài tươi sẽ là loại trái cây thứ sáu của Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường Mỹ sau
thanh long, chôm chôm, vải, nhãn và vú sữa.
Hiện nay các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU, Úc đã mở cửa với hàng loạt trái cây
đặc sản Việt Nam. Thông tin từ Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật vừa cho biết sẽ mở cửa cho
xoài cát của Việt Nam từ ngày 17/9. Đây là trái cây tươi thứ hai của nước ta được xuất khẩu
vào thị trường cao cấp này sau trái thanh long.
Để xoài vào được thị trường Nhật, các cơ quan chức năng của Việt Nam mất 5 năm chuẩn
bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận.
Không chỉ xoài mà hàng loạt trái cây Việt Nam khác như vải, vú sữa, thanh long, nhãn…
cũng đã được xuất sang Mỹ, Úc, Hàn Quốc, New Zealand; trong số đó có vải thiều mà
trước đây phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc thì giờ đây đã chinh
phục được cả những thị trường rất khắt khe như Mỹ, Canada, Pháp… Mới đây, hơn 30 tấn
vải thiều của chúng ta đã được bán tại Úc và bước đầu nhận được phản hồi tích cực của
người tiêu dùng.
c/ Thực trạng và nguyện vọng
Diện tích cây ăn quả của Việt Nam hiện đạt 786 nghìn hécta, trong đó vùng Đồng bằng
sơng Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước, đạt 298 nghìn hecta


(chiếm 37,9% tổng diện tích cây ăn quả cả nước); vùng Đơng Nam bộ đứng hàng thứ hai,
với diện tích 187 nghìn hecta (chiếm 23,8% tổng diện tích cây ăn quả cả nước).
Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả có tốc độ phát triển chậm (chỉ hơn 1% năm). Tuy
nhiên, nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất
chuyên canh và trình độ canh tác của các nhà vườn được nâng cao… nên năng suất và sản
lượng cây ăn quả tăng trưởng mạnh (3 – 4%/năm).
Các chủng loại trái cây được trồng khá tập trung ở các vùng phù hợp với điều kiện thổ

nhưỡng và khí hậu:
– Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang có diện tích 35,1 nghìn hecta,
sản lượng đạt 120,1 nghìn tấn. Tiếp theo là Hải Dương với diện tích 14 nghìn hecta, sản
lượng 36,4 nghìn tấn.
– Cam sành: được trồng tập trung ở ĐBSCL với diện tích 28,7 nghìn hecta, cho sản lượng
trên 200 nghìn tấn. Trên vùng Trung du miền núi phía Bắc, cây cam sành được trồng khá
tập trung ở tỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 nghìn tấn.
– Chơm chơm: được trồng nhiều ở miền Đơng Nam bộ với diện tích 14,2 nghìn hecta, sản
lượng xấp xỉ 100 nghìn tấn.
– Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận ới diện tích khoảng 5 nghìn
hecta, sản lượng gần 90 nghìn tấn, chiếm 70% diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long
cả nước. Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loại quả
khác.
– Bưởi: có nhiều giống ngon được người tiêu dùng đánh giá cao, tuy nhiên chỉ bưởi Năm
Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hóa lớn với tổng diện tích 9,2 nghìn hecta phân bổ
chính ở Vĩnh Long, tiếp theo là tỉnh Hậu Giang.
– Xồi: loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn với nhiều giống có chất lượng cao và được
trồng tập trung là xoài cát Hòa Lộc trồng dọc theo sơng Tiền với diện tích 4,4 nghìn hecta,
đạt sản lượng 22,6 nghìn tấn.
– Măng cụt: loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ, được trồng chủ ́u ở ĐBSCL với tổng
diện tích khoảng 4,9 nghìn hecta, cho sản lượng khoảng 4,5 nghìn tấn, trong đó tỉnh Bến
Tre có diện tích tập trung lớn nhất 4,2 nghìn hecta, chiếm 76,8% diện tích cả nước. Đây là
loại trái cây rất được giá trên thị trường.
– Dứa: là một trong ba loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển trong
thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu.
Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu tươi là sầu riêng
cơm vàng hạt lép, vú sữa Lò Rèn, nhãn xuồng cơm vàng…, tuy nhiên những loại này có
diện tích và sản lượng còn khá ít oi, không đủ tiêu thụ nội địa và giá bán trong nước thậm
chí còn cao hơn giá xuất khẩu.
Trong quy hoạch phát triển cây ăn trái, Bộ NN&PTNT chú trọng đến 12 loại chủ lực gồm

thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và
quýt. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung dự kiến đến năm 2020 là 257 nghìn
hecta, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn trái ở Nam bộ, trong đó vùng ĐBSCL
hơn 185 nghìn hecta, vùng Đơng Nam bộ 72 nghìn hecta.
- Xồi là loại cây có diện tích trồng tập trung lớn nhất với gần 46 nghìn hecta, tiếp đó là
nhãn 30 nghìn hecta, chuối 29 nghìn hecta, bưởi 28 nghìn hecta, cam 26 nghìn hecta, thanh


long 25 nghìn hecta, dứa 21 nghìn hecta, chơm chơm 18 nghìn hecta, sầu riêng 15 nghìn
hecta, mãng cầu 8.300 hecta, quýt 5.850 hecta và vú sữa 5.000 hecta…
Mở ra một triển vọng cho trái cây vào cuối thập niên này, Bộ NN&PTNT đặt ra 2 mục tiêu:
(1) Xây dựng ngành trái cây chủ lực trồng tập trung ở Nam bộ phát triển theo hướng sản
xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài và (2) Ít nhất 50% sản phẩm đạt tiêu chuẩn
chất lượng GAP để có thể xuất khẩu.
Để đạt mục tiêu này, Nhà nước cần tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp hợp tác với
nhóm sản xuất (doanh nghiệp sẽ là chủ lực trong liên kết), có cơ chế phù hợp để mang lại
lợi ích cao nhất cho người sản xuất.
Những con số dự báo trên không làm cho chúng ta yên lòng, bởi dù sao xuất khẩu trái cây
cũng chỉ là bước đầu trong khi chưa xây dựng được thương hiệu để có thể đứng chân vào
các thị trường nhiều cạnh tranh.
Để trái cây đến với người tiêu dùng không dễ. Chẳng hạn Úc là một trong những nước có
các quy định về kiểm dịch ngặt nghèo nhất thế giới. Mở cửa được thị trường Úc là một
phép thử quan trọng cho trái cây xuất khẩu Việt Nam.
Thị trường Mỹ ngoài các quy định về an toàn thực phẩm còn chịu sự cạnh tranh của nhiều
nước Caribe có cùng chủng loại trái cây vùng nhiệt đới như chúng ta.
Các doanh nghiệp đều biết rằng trái nhãn xuất khẩu vào thị trường Mỹ bắt buộc phải sản
xuất theo đúng quy trình hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn của nước này, trong khi
nông dân chúng ta lại sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện. Đó là
chưa kể phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống kiểm soát Mỹ như xử lý

chiếu xạ, phải có chứng nhận an toàn của Cục bảo vệ Thực vật Việt Nam.
Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ đã từng chỉ rõ 18 loài cơn trùng có nguy cơ xâm
nhập vào Mỹ trong các lô hàng xoài tươi xuất khẩu từ Việt Nam.
Bàn về giải pháp xuất khẩu trái cây ngon của Việt Nam, các nhà chuyên môn đều cho rằng
cần phải thực hiện các biện pháp cơ bản như diệt khuẩn bằng chiếu xạ, xử lý nhiệt, phải
trồng và chăm sóc theo các tiêu chuẩn quốc tế như Global GAP. Mặt khác phải quy hoạch
đồng bộ vùng nguyên liệu D
Theo Tổ chức Lương nông của Liên Hiệp Quốc, nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi trên thế giới
tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ mới đạt 2,8%. Điều này cho thấy đây là một
thị trường đầy tiềm năng cho các nước có thế mạnh nơng nghiệp. Nước ta nằm trong số
những quốc gia có thể hưởng lợi từ xuất khẩu trái cây, nhất là với các hiệp định thương mại
được ký kết gần đây cũng như trong tương lai.
d/ Thu hoạch và bảo quản
-Áp dụng công nghệ và kĩ thuật tiên tiến trong việc thu hoạch tại nguồn sử dụng các trang
thiết bị hiện đại để thu hoạch trái cây được nhanh , giảm thiểu hư hao , rơi rụng , giảm bớt
sức lao động của con người , đẩy nhanh quá trình quá trình thu hoạch
-Trái cây sau khi thu hoạch xong cần đươc bảo quản trong môi trường phù hợp trong khi
vận chuyển bán ra thị trường. những kho lạnh ,nhà làm mát là những phương tiện đắc lực
giúp bảo quản trái cây tươi lâu


3/Phương thức vận chuyển
Đặc trưng trái cây Việt Nam thuộc loại nhiệt đới, vì vậy thời gian bảo quản sẽ rất ngắn,
nếu không sử dụng chất bảo quản sinh học, hoặc bảo quản bằng những chất mà tiêu chuẩn
cho phép, thời gian giữ trái tươi cũng chỉ được từ 4-5 ngày, còn khi sử dụng công nghệ, thời
gian tối đa cũng chỉ gần hai tuần.
Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới lượng trái cây xuất khẩu đi nước
ngoài cũng như tiêu thụ trong nước.
Thậm chí với thị trường châu Âu, đôi khi vận chuyển cũng gặp nhiều khó khăn, vì muốn
trái cây vẫn giữ ngun chất lượng, đạt giá trị xuất khẩu cao, phải chuyển hàng bằng máy

bay, trong khi đó chi phí vận chuyển lại cao, doanh nghiệp không thu được lợi nhuận, mà
vận chuyển bằng đường thủy lại càng khơng thể, vì khi đến nơi, lô hàng dễ bị hư hao.
Nếu trái cây ra thị trường nước ngoài gặp khó khăn về khâu vận chuyển và bảo quản, thì
ngay cả thị trường trong nước cũng không ngoại lệ.
Con đường quốc lộ 1A dài hàng ngàn cây số, xe vận chuyển phải đi mất ba ngày hai đêm
mới tới nơi, đó là chưa tính đến phải thêm công đoạn vận chuyển đến vùng Tây Bắc, giao
thơng lại khó khăn hơn, điều đó cũng đồng nghĩa, trái cây không đến được với đồng bào
dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
Điều này dẫn đến một nghịch lý của ngành, nơi quá thừa có lúc phải đổ đi, nơi lại quá
thiếu so với nhu cầu tối thiểu. Để cho ra hai sản phẩm an toàn xuất khẩu sang các nước châu
Âu và thị trường Mỹ, công ty đã ba lần đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến sau thu hoạch.
Sản phẩm trái cây đóng hộp khơng sử dụng chất bảo quản, kể cả chất bảo quản sinh học,
vì đặc điểm thị trường Mỹ và thị trường châu Âu rất khó tính, nên những loạt sản phẩm đưa
sang phải đúng theo tiêu chuẩn của họ.
Chính vì thế, cơng đoạn thu hoạch, phân loại và chế biến phải được thực hiện trong thời
gian nhanh nhất, tránh trái bị đổi màu hoặc xuống màu và hư hao. Trong quá trình vận
chuyển, trái cây được bảo quản theo cách thông hơi axit và thông hơi lưu huỳnh.
Để đảm bảo được chất lượng trái, công ty đặt hàng nông dân phải sản xuất theo yêu cầu
của công ty. Hơn nữa, do sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu nên công ty sẽ thu mua với giá
cao hơn so với giá thị trường.
Đây cũng chính là điều khún khích nơng dân nâng cao ý thức sản xuất hàng chất lượng
cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu theo hợp đồng 150 tấn/tháng (sang Mỹ và
châu Âu), hoặc 600 tấn/tháng sang thị trường Trung Quốc.
4/ Dự đoán dự kiến sự phát triển
-Nếu các điều kiện hiện tại bao gồm chính sách và năng lực của ngành cây ăn trát Việt Nam
nói chung khơng thay đổi , trong điều kiện thị trường thế giới hiện nay tùy vào đặc thù của
từng loài trái cây mà có thể dự đoán xu hướng
-Đối với một số loại trái cây co lợi thế vùng rõ rệt , điều kiên tự nhiên , kĩ thuật giống ,
canh tác là những lợi thế lớn
- Đối với đa số các loại quả khác bị cạnh tranh gay gắt , nếu không cải cách việc sản xuất và

chế tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng caothi2 sẽ bị tụt hậu so với TG
5/ Vai trò của ngành trồng trọt,ngành trồng cây ăn quảvới sự phát triển kinh tế nông
nghiệp


Vai trò của ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta hàng năm
ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển ngành
trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn. Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp
lương thực, thực phẩm cho con người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất
và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh
một nền nông nghiệp toàn diện.
Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, ngành trồng trọt phát triển
theo hướng mở rộng tỷ trọng diện tích các loại cây cơng nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu
và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công
nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến.
Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho ngành chăn
nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây thức ăn và phát triển công
nghiệp chế biến thức ăn cho chăn ni, trên cơ sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản
xuất tập trung và thâm canh cao.
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây trồng tăng, đặc biệt là
năng suất cây lương thực tăng sẽ chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực
sang nền nơng nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu
cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Vai trò của ngành trồng cây ăn quả
Từ xưa đến nay trái cây ln là nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên của con người, giá trị
dinh dưỡng và sinh tố của các loại quả đã khiến trái cây luôn đựơc con người sử dụng ngày
càng nhiều trong cuộc sống đời thường. Theo tài liệu nghiên cứu của FAO sản lượng các
loại trái cây toàn thế giới thời kỳ 1989-1991 là 352 triệu tấn/năm, đến năm 2000 đã tăng lên

đạt 429.4 triệu tấn/năm (tăng 22%). Năm 2000 sản lượng bình quân đầu người trên thế giới
là 73kg. Năm 2000 tốc độ tiêu thụ trái cây tăng lên rõ rệt, trong khi các loại nông sản chủ
yếu khác đều giảm đi.
Rau quả chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu nơng sản xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới.
Theo FAO tỷ trọng rau quả trong tổng giá trị nông sản xuất khẩu năm 1996 ở một số nước
như sau: Trung Quốc 23.8%; Thái Lan 18.1% ; Hàn Quốc 14.4%.
Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây (1996-2000), diện tích cây ăn quả cả nước
tăng lên nhanh và liên tục, từ 260.9 ngàn ha năm 1996 lên đến 438.8 ngàn ha vào năm 2000
Giá trị sản xuất cây ăn quả trong 5 năm qua cũng tăng lên liên tục, song tốc độ tăng chưa
tương xứng với mức tăng diện tích trồng, vì cây ăn quả phải trải qua một thời kỳ chăm sóc
từ 2 đến 4 năm mới bắt đầu có quả và năng suất sẽ tăng lên dần. Do vậy tỷ trọng cây ăn quả
trong cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt trong 5 năm qua không tăng, bình qn là 8.3%. Tính
ra năm 2000 cây ăn quả mới chiếm 7.9% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước.
6/Nguyên nhân chính gây rớt giá
-cung vượt quá cầu,dẫn đến tình trạng đươc mùa mất giá của3 nơng dân
-cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh ngiệp
-thương lái trung quốc ép giá vì là bạn hàng lớn nhất , có khả năng thao túng thị trường


-sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế nên khó xâm nhâp vào các thị trường
mới và cò giá trị cao
- khả năng dự báo thị trường không tốt nên việc điều phối cung cầu trên thị trường chưa
thưc sự tốt
7/kết và lựa chọn giải pháp
-Sửa chính sách và chiến lươc là bước đầu tiên để làm nền tảng ,cơ sở cho các yếu tố khác .
Khắc phục và cải thiện các yếu điểm của ngành kinh doanh trái cây .Đào tạo nhân lực nông
nghiệp chất lượng cao hổ trợ chính sách tín dụng, cải thiện chính sách đầu tư minh bạch
trong các thủ tục,chuyển giao các công nghệ tiên tiến , định hướng tiêu chuẩn VietGAP,hỗ
tợ tim thị trường đầu ra cho các thị trường xuất khẩu qua các hiệp định song phương ,đa
phương , đơn giản thủ tuc xuất tục nhập khẩu, xây dựn g thương hiệu Việt Nam qua những

hoạt động như hội chợ quốc tế..

CÔNG NGHIỆP
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU ĐIỆN TỬ CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điện thoại các loại & linh kiện đóng góp
nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng qua. Xuất khẩu mặt hàng này đạt 20,18 tỷ
USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp gần 5 tỷ USD trong 9 tỷ USD của
tăng xuất khẩu.
Riêng tháng 8, trị giá xuất khẩu nhóm hàng đạt 3,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng trước
(tương ứng tăng 485 triệu USD).
EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam
với trị giá đạt 6,7 tỷ USD, tăng22,3% và chiếm 33,2% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này
của cả nước; tiếp theo là các thị trường: các Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất: 3,17 tỷ
USD, tăng 23%; Hoa Kỳ: 1,78 tỷ USD, tăng 109,5%; Đức: 1,2 tỷ USD, tăng 42,2%;
Áo: 1,12 tỷ USD,giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2014.
2, Xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong tháng 8/2015 đạt gần 2,29 tỷ USD, giảm nhẹ 3,5%
so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 14,9 tỷ USD,
tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 7,34 tỷ USD, tăng
13,4%; sang EU đạt 2,72 tỷ USD,tăng 3,5%; sang Nhật Bản đạt 1,77tỷ USD, tăng 5,9%.
Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang 3 thị trường trên đã chiếm tới 77%
tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
3, Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2015 là
1,42 tỷ USD, tăng 16,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2015, trị giá xuất khẩu
nhóm hàng này đạt 9,99 tỷ USD, tăng 53,5%.
Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 1,97 tỷ USD, tăng 57,9%, sang Hoa Kỳ: 1,74 tỷ USD,
tăng 60,2%; Trung Quốc: 1,72 tỷ USD, tăng 31,3%; Hồng Kông: 1,15 tỷ USD, tăng
141,3%... so với cùng kỳ năm trước.



4, Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 983 triệu USD, giảm 12,6% so
với tháng 7/2015. Tính đến hết tháng 8/2015, x́t khẩu nhóm hàng giày dép đạt 7,95 tỷ
USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,72 tỷ USD, tăng 28% và chiếm 34,2%
kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường EU
đạt 2,66 tỷ USD, tăng 13,4%; sang Trung Quốc đạt 504 triệu USD, tăng 51,2%; sang Anh
đạt 458 triệu USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2014.
5, Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8
tháng/2015 lên 5,17 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, tính riêng
trong tháng 8/2015, xuất khẩu chỉ đạt gần 685 triệu USD, giảm 1,9% so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 8/2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ là hơn 1 tỷ USD, tăng
23,4%; sang Nhật Bản: 932 triệu USD, tăng nhẹ 0,9%; sang Trung Quốc: 445 triệu USD,
tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
6, Gỗ & sản phẩm gỗ: xuất khẩu trong tháng đạt hơn 590 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với
tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng/2015 lên hơn 4,35 tỷ USD, tăng
9,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính đến hết tháng 8/2015, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,69 tỷ
USD, tăng 19,3%; sang Nhật Bản là 654 triệu USD tăng 3,2%; sang Trung Quốc: 575,8
triệu USD giảm 1,9%; so với cùng kỳ năm 2014.
7, Túi xách, ví, va li, mũ và ơ dù: trong tháng 8 xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 251 triệu
USD, tăng 3,5% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8
tháng/2015 lên 1,94 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hoa Kỳ là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của Việt Nam trong 8
tháng/2015 với 821 triệu USD, tăng14,4% so với 8 tháng/2014, tiếp theo là EU với trị giá
xuất khẩu với 499 triệu USD, tăng 15,2%; Nhật Bản là 208,7 triệu USD, tăng 10,8% .
10, Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 8/2015 là 92 nghìn tấn, trị giá đạt 186 triệu USD,
giảm 13,6% về lượng và giảm 14,5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 8
tháng/2015, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 879 nghìn tấn, trị giá đạt 1,81 tỷ USD,
giảm 32,2% về lượng và giảm 32,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số mặt hàng: Gạo, tính đến hết tháng 8/2015, lượng xuất

khẩu gạo là hơn 4 triệu tấn, giảm 9,7% và trị giá đạt 1,74 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng
kỳ năm trước. Trong 8 tháng năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất
của Việt Nam với 1,51 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 37% tổng
lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Xuất khẩu gạo sang Philipin giảm mạnh 41% về lượng,
đạt 612 nghìn tấn; tiếp theo là Malaixia: 371 nghìn tấn, tăng 35,8%; Ghana: 250 nghìn tấn,
tăng 21,8%; Cu Ba: 287 nghìn tấn, tăng 18% so với 8 tháng/2014.


Xơ, sợi dệt các loại: xuất khẩu mặt hàng này của cả tính đến hết tháng 8/2015, đạt hơn 638
nghìn tấn, tăng 16,2% và trị giá đạt 1,71 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng xơ sợi dệt các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt
gần 329 nghìn tấn tăng 37,5%; sang Hàn Quốc đạt 47,7 nghìn tấn, tăng 8,4%, sang Thổ Nhĩ
Kỳ đạt 65,8 nghìn tấn, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Thị trường xuất khẩu của nghành chế biến
Thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á với
kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó nổi bật như: thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4%
so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị
trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt gần
11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%; ...
Thị trường Châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46
tỷ USD; tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%; Thị trường châu Âu với kim ngạch gần 37,84
tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%.
Trong đó, thị trường EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị
trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần
3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.

1. Lợi thế so sánh về xuất khẩu

Trước hết về khí hậu của nước ta thuận lợi cho phát triển sản x́t vì có nhiều
nước,, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ ẩm… Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ
rất lớn và đang có khả năng mở rộng nữa.
Nhân dân ta cần cù lao động, có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất các mặt hàng về
nông dân cho đời sống hàng ngày và cho xuất khẩu. Với dân số 80 triệu người, trong đó
trên 70% làm nơng nghiệp có đủ sức sản xuất, nhân công của nước ta thấp nên giá thành sản
xuất rẻ. Với việc vận tải nhiều thuận lợi nên chi phí xuất khẩu kể cả vận tải thấp có thể cạnh
tranh được với nước khác. Đây là điều kiện thuận lợi chủ yếu bằng đường biển và xe lửa
cho nước ta để sản xuất và xuất khâủ những mặt hàng nông sản

2. Tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng nông sản đã
qua chế biến
Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển nền nông nghiệp
toàn diện hướng tới mục tiêu vừa thoa mãn nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa phục
vụ xuất khẩu. Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản Việt Nam đã đạt được những buớc
tiến mạnh mẽ, song tập chung chủ yếu vào các sản phẩm thô, tỷ lệ nông sản chế biến xuất
khẩu còn hết sức nho bé. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng nguyên liệu là
một yêu cầu quan trọng trong quá trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn Việt Nam.


3.Vị trí và vai trị của nơng sản chế biến trong hoạt động
xuất khẩu.
Ngay từ thời kỳ đầu xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, nông sản đã là mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam. Nhà nước có chủ trương phát triển ngành công nghiệp chế biến nông
sản xuất khẩu, coi nông nghiệp là ngành quan trọng cho đời sống nhân dân và phát triển các
ngành xuất khẩu khác. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt 5,3 tỷ USD, gồm mặt hàng nông
sản và nông sản chế biến đạt 1855 triệu USD chiếm tỷ trọng 31%. Đến năm 2001 tổng kim
ngạch xuất khẩu đạt 11.523 triệu USD trong đó mặt hàng nơng sản và nơng sản chế biến đạt
3.456,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 30%. Lương thực của nước ta trong đó mặt hàng nơng

sản đã giải qút nhiều công ăn việc làm cho 70- 80% lao động ở nông thôn, ổn định đời
sống vật chất và tinh thần của người dân cả nước và phát triển kinh tế nông thôn. Không thể
tưởng tượng được nông thôn Việt Nam gần 20 năm trước đây thiếu lương thực, đời sống
khó khăn, cơ sở hạ tầng giao thơng, thủy lợi, yếu kém, lạc hậu. Thế mà chỉ 15 năm đổi mới,
được mùa, từ nước phải thường xuyên nhập khẩu lương thực nay trở thành nước xuất khẩu
gạo thứ 2 trên thế giới. Bộ mặt nông thôn thay đổi hàng ngày: điện, đường, chuồng trại đã
hình thành. Một nơng thơn tiến bộ khác hẳn so với trước kia tuy còn nhiều khó khăn đang
được giải qút.
1. Tình hình sản xuất nơng sản đã qua chế biến.
Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nơng sản Việt Nam có những bước phát
triển tích cực. Với hàng chục ngàn cơ sở thuộc các thành phần kinh tế với các quy mô khác
nhau, hàng năm công nghiệp chế biến nông sản đã sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chế biến nông sản, trong đó có nơng sản x́t
khẩu, vẫn là ngành cơng nghiệp nho bé, cơng nghệ lạc hậu. Dưới đây là tình hình một số
ngành chế biến nơng sản x́t khẩu chủ yếu.
Bảng: Sản lượng một số nông sản chế biến
Đơn vị: 1.000 tấn

Mặt hàng
Xay sát gạo
Đường mật
Chè búp khô
Chè chế biến
Cà phê nhân
Cao su mủ khô
Hoa quả hộp
Dầu thực vật

1996
150582

517,2
40,2
24.2
218,0
124,7
12,784
38,612

1999
19.242
736,0
56,6
52,7
427,4
193,5
20,026
94,648

2000
21.807
947,3
70,3
63,7
553,2
248,7
13,868
216,543

2001
22.225

1.208,7
69,9
70,1
802,5
290,8
11,438
280,07
5

2002
25.460
1.057,8
82,6
82,1
840,6
312,6
11,450
281,000

2003
27.400
1.077,8
85,4
85,0
688,7
331,4
11,500
315,000

Nguồn niên giám thống kê 2003

Xay sát gạo (dạng chế biến đơn giản): cả nước có hơn 5.000 cơ sở xay sát tập trung với
công suất từ 8- 60 tấn/ ca/ cơ sở. Ở miền Bắc, các cơ sở này được xây dựng từ những năm
1960 đến nay đã cũ nát và hoạt động kém hiệu quả. Ở miền Nam, các cơ sở xay sát chủ yếu
do tư nhân quản lý với thiết bị lạc hậu. Gần đây, Việt Nam đã đầu tư một số nhà máy lớn tại
đồng bằng sông Cửu Long với thiết bị hiện đại của nước ngoài phục vụ xuất khẩu gạo. Nhờ


×