HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ VĂN GIANG
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ
KHI THU HỒI ĐẤT DỰ ÁN TRƯỜNG HỌC
VÀ DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
60 85 01 03
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đỗ Thị Tám
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Văn Giang
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới cô giáo, PGS.TS. Đỗ Thị Tám người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức thuộc Ủy ban nhân dân
thị xã Từ Sơn, Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn, Trung tâm phát triển
quỹ đất thị xã Từ Sơn, Phòng Kinh tế, Phòng thống kê, chính quyền và nhân dân phường
Đình Bảng và phường Trang Hạ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Văn Giang
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục các hình ......................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................ 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.
Cơ sở lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất .......... 3
2.1.1.
Khái quát về bồi thường, hỗ trợ ....................................................................... 4
2.1.2.
Bản chất của việc bồi thường, hỗ trợ ................................................................ 4
2.1.3.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ ................................ 5
2.1.4.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ của một số nước và các tổ chức ngân hàng
quốc tế ............................................................................................................. 9
2.1.5.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ của Việt Nam.................................................. 13
2.2.
Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất......... 18
2.2.1.
Thực tiễn triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ............ 18
2.2.2.
Vấn đề đời sống, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất ...................... 20
2.2.3.
Một số khó khăn, hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát triển
trường học và hạ tầng kỹ thuật ....................................................................... 22
2.2.4.
Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ ở Việt Nam ........................................... 22
2.2.5.
Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu...................................... 27
iii
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 28
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 28
3.2.
Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.3.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 28
3.4.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 28
3.4.1.
Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn ........................... 28
3.4.2.
Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị xã Từ Sơn ................................. 28
3.4.3.
Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực
hiện 02 dự án nghiên cứu ............................................................................... 29
3.4.4.
Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ
khi thu hồi đất ................................................................................................ 29
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.5.1.
Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.................................... 29
3.5.2.
Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ..................................... 30
3.5.3.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 30
3.5.4.
Phương pháp so sánh ..................................................................................... 30
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 31
4.1.
Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thị xã Từ Sơn .............................. 31
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên nguyên thiên nhiên ......................................... 31
4.1.2.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 33
4.1.3.
Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn.................. 36
4.2.
Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn ..... 37
4.2.1.
Tình hình quản lý về đất đai trên địa bàn thị xã Từ Sơn ................................. 37
4.2.2.
Hiện trạng sử dụng đất thị xã Từ Sơn năm 2015............................................. 41
4.3.
Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án
nghiên cứu ..................................................................................................... 43
4.3.1.
Khái quát về 2 dự án ...................................................................................... 43
4.3.2.
Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu ...... 48
4.3.3.
Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến người dân .............................................. 57
4.3.4.
Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án nghiên cứu ........................ 62
4.4.
Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ khi
nhà nước thu hồi đất ...................................................................................... 67
iv
4.4.1.
Giải pháp về chính sách và thực hiện chính sách ............................................ 67
4.4.2.
Giải pháp về tổ chức thực hiện và trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường,
hỗ trợ ............................................................................................................. 67
4.4.3.
Giải pháp về cơ chế bồi thường...................................................................... 68
4.4.4.
Giải pháp về cơ chế hỗ trợ ............................................................................. 68
4.4.5.
Giải pháp khác ............................................................................................... 68
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 70
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 70
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 71
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 72
Phụ lục ...................................................................................................................... 74
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
KCN
Khu công nghiệp
BTC
Bộ Tài chính
BTN&MT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
CN-TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMB
Giải phóng mặt bằng
WB
Ngân hàng thế giới
HĐND
Hội đồng nhân dân
HSĐC
Hồ sơ địa chính
KT-XH
Kinh tế xã hội
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
UBMTTQ
Ủy ban mặt trận tổ quốc
TTLT
Thông tư liên tịch
UBND
Uỷ ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất dự án Hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm phường
Trang Hạ .................................................................................................... 46
Bảng 4.2. Cơ cấu sử dụng đất dự án Trường Trung cấp nghề kỹ thuật cơ giới ........... 48
Bảng 4.3. Kết quả bồi thường thiệt hại về đất 02 dự án .............................................. 53
Bảng 4.4. Kết quả bồi thường thiệt hại về hoa màu 02 dự án ...................................... 53
Bảng 4.5. Kết quả các khoản kinh phí hỗ trợ dự án Hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm
phường Trang Hạ ........................................................................................ 54
Bảng 4.6. Kết quả các khoản kinh phí hỗ trợ dự án xây dựng trường Trung cấp
nghề kỹ thuật cơ giới .................................................................................. 55
Bảng 4.7. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án Hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm
phường Trang Hạ ........................................................................................ 56
Bảng 4.8. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án xây dựng trường Trung cấp
nghề kỹ thuật cơ giới .................................................................................. 57
Bảng 4.9. Quan điểm của người dân có đất bị thu hồi tại 02 dự án ............................. 58
Bảng 4.10. Đánh giá mức độ hợp lý của giá đất bồi thường qua ý kiến của người
bị thu hồi đất tại 02 dự án ........................................................................... 59
Bảng 4.11. Bảng điều tra mức thu nhập của người bị thu hồi đất tại 02 dự án ............... 60
Bảng 4.12. Bảng điều tra tình hình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người có
đất bị thu hồi tại 02 dự án ........................................................................... 61
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Một góc khu đất thuộc dự án Hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm phường
Trang Hạ .................................................................................................... 46
Hình 4.2. Một góc khu đất thuộc dự án Trường trung cấp nghề kỹ thuật cơ giới ........ 47
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 4.1. Cơ cấu diện tích đất thị xã Từ Sơn năm 2015 ............................................. 46
Biểu 4.2. Ý kiến của người bị thu hồi đất về giá bồi thường về đất tại 02 dự án ......... 61
Biểu 4.3. Mức thu nhập của người bị thu hồi đất tại 02 dự án .................................... 62
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ tên học viên: Lê Văn Giang
Tên luận văn: “Đánh giá công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất Dự án
Trường học và Dự án Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03
Cơ sở đào tào: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1. Mục đích nghiên cứu
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước.
Việt Nam đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiều dự
án như các khu công nghiệp, nhà máy, các khu đô thị mới, khu dân cư... đang được triển
khai xây dựng. Trong điều kiện quỹ đất có hạn, giá đất ngày càng cao và nền kinh tế thị
trường ngày càng phát triển thì lợi ích của người sử dụng đất khi nhà nước giao đất và
thu hồi đất vẫn đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp bách. Vì vậy việc đánh giá
nhằm xác định những ưu điểm và tồn tại trong công tác công tác bồi thường, hỗ trợ khi
thu hồi đất tại một số dự án từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt công tác
thu hồi đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn là rất cần thiết. Đề tài sẽ góp phần đề xuất giải
pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội của thị xã.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, sử dụng kết hợp 2 nhóm phương pháp chính đó là thu thập tài
liệu số liệu và xử lý số liệu và được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sau khi thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, sơ cấp tiến hành chọn dự
án và điều tra 100 phiếu đại diện của các hộ gia đình cá nhân có đất bị thu hồi.
Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính (thống kê mô
tả) trong SPSS để thống kê đặc tính của các đối tượng điều tra theo nhóm; phương pháp
thống kê so sánh; phương pháp so sánh, đánh giá.
3. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
1) Từ Sơn là một thị xã nhỏ nằm cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 13 km về phía
Tây Nam. Hệ thống giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho Từ Sơn phát triển đô thị, khu
công nghiệp và dịch vụ.
ix
2) Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển
kinh tế, xây dựng công nghiệp và dịch vụ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã thực hiện tương đối tốt. Công tác bồi thường, hỗ trợ luôn được chính quyền thị xã
quan tâm và đã đạt được những kết quả quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
3) Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án cơ bản được
thực hiện theo các quy định của pháp luật đất đai. Tại 02 các dự án nghiên cứu, giá bồi
thường cây trồng, vật nuôi, công trình kiến trúc trên đất nhìn chung là thỏa đáng. Giá bồi
thường đất nông nghiệp mặc dù chưa cao, nhưng cộng với các khoản hỗ trợ khác phù hợp
nên đã được người dân chấp thuận. Chính sách bồi thường, hỗ trợ bước đầu đã giúp người
dân có đất bị thu hồi ổn định cuộc sống, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng
4) Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng cần thực hiện các giải
pháp: ổn định đời sống người bị thu hồi đất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật; tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng phương án bồi thường.
x
THESIS ABSTRACT
Student full name: Le Van Giang
Thesis title: “Assessment of compensation and support when land acquisition
for school project and infrastructure project in Tu Son town, Bac Ninh province”.
Major: Land Management
Code: 60 85 01 03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
Land is particularly capital goods an important resource for national development.
The Vietnam is in the period of implementation of the industrialization and modernization of
the country, many projects such as industrial parks, factories, new urban areas, residential
areas ... construction has ongoing. In terms of land is limited, increasing land prices and the
market economy growing, the interests of the state land use allocation and land acquisition is
still a very hot issue and urgent. So the assessment in order to determine the advantages and
shortcomings in the process of compensation and support when land acquisition thus
propose solutions to contribute to process of land acquisition in the Tu Son Town is
essential. The thesis would contribute to system solutions to improve the efficiency of land
use management, contributing to the economic development of the district.
2. Materials and Methods
In the thesis, two groups of method were used; they are gathering data and
processing data, and is divided into two stages:
Phase 1: After collecting documents and secondary data, conducted surveys with
100 representatives of individual households who have acquired land.
Phase 2: Using quantitative analysis and qualitative (descriptive statistics) in SPSS
for statistical characteristics of the respondents as a group; comparative statistical
methods; methods of comparison and reviews.
3. Main findings and conclusions
1) Tu Son is a small town. It is about 13 km to the southwest of Bac Ninh center.
Transportation system has created favorable conditions for Tu Son development urban,
industrial parks and services.
2) The land allocation, land lease, and change of purpose of use of land for
economic development, industrial construction and services in line with planning and land
xi
use planning have done relatively well. Compensation and support have always been
interested in local government and have achieved significant results in the cause of
industrialization and modernization.
3) Compensation and support when the State recovers land in the basic project
shall comply with the provisions of the land legislation. In 02 research projects,
compensation prices for crop, livestock and buildings on the land are generally
satisfactory. Compensation prices of agricultural land is although not high, but combined
with other appropriate grants people should have been approved. Compensation policies,
support initially helped people with acquired land to settle down and create conditions to
accelerate compensation, clearance.
4) In order to accelerate the implementation of clearance should implement the
solutions: stable life of people who are recovered land; promote the dissemination and
popularization of law; enhance the participation of people in the building plan of
compensation.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát
triển dân sinh, kinh tế sản xuất, an ninh quốc phòng. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam chương II điều 18 đã xác định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất
đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.”.
Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước, việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội là việc làm
tất yếu xẩy ra thường xuyên ở tất cả các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đặc biệt là chuyển diện tích đất nông nghiệp sang quỹ đất phi nông nghiệp thuộc các
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch.
Thu hồi đất, bồi thường thiệt hại để giải phóng mặt bằng là khâu then chốt,
quan trọng. Bồi thường, giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để
triển khai các dự án. Bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề hết sức nhạy cảm và
phức tạp, nó tác động tới mọi vấn đề đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc
phòng của cộng đồng dân cư. Ảnh hưởng trực tiếp đến Nhà nước, Chủ đầu tư, đặc
biệt là đối với người dân có đất bị thu hồi.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 01/QĐCP về việc thành lập thị xã Từ Sơn, với 7 phường và 5 xã. Thị xã Từ Sơn được
thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của huyện Từ Sơn, với 12 đơn vị hành
chính bao gồm các phường: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân
Hồng, Châu Khê, Đông Ngàn và các xã: Tam Sơn, Tương Giang, Hương Mạc,
Phù Khê, Phù Chẩn.
Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi: Cách không
xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc:
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đó là lợi thế cho Từ Sơn trong quá trình sản
xuất và phát triển. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh, quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của thị xã phát triển mạnh mẽ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008-2015 là 18,05%.
1
Nhìn chung tình hình quản lý, sử dụng đất đai cơ bản thực hiện theo Luật
đất đai, từng bước tuyên truyền hướng dẫn cho các đối tượng sử dụng đất hiểu rõ
về Luật đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để họ yên tâm và có kế
hoạch sử dụng đất đai đúng mục đích, đúng pháp luật.
Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị
xã Từ Sơn diễn ra rất mạnh mẽ nhất là từ năm 2003 đến nay. Diện tích đất nông
nghiệp bị chuyển sang phi nông nghiệp là hơn 1000 ha để xây dựng các khu công
nghiệp (KCN), khu đô thị mới, kiến thiết cơ sở hạ tầng. Việc chuyển đất nông
nghiệp sang phi nông nghiệp đã góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên nó cũng gây tác động không nhỏ đến những
vấn đề xã hội và môi trường như: Ảnh hưởng đến đời sống người dân có đất bị thu
hồi; Ảnh hưởng đến môi trường sống và tính bền vững trong quá trình phát triển.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh
giá công tác bồi thuờng và hỗ trợ khi thu hồi đất dự án Trường học và dự án
Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng nhằm tìm ra những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình
thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất tại dự án Trường học và dự án Hạ tầng
kỹ thuật trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn
trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các
dự án đầu tư trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian nghiên cứu: thị xã Từ Sơn.
- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án: Dự án
Đầu tư xây dựng Trường học và Dự án Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
- Phạm vi, thời gian nghiên cứu:
+ Số liệu thống kê được lấy trong giai đoạn 2010 - 2015
+ Số liệu hiện trạng lấy đến 12/2015
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các dự án.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất các giải pháp cụ thể về công tác bồi thường,
hỗ trợ khi thu hồi đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất được thực hiện dựa trên các
quan điểm cơ bản như sau:
i) Vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra dựa trên cơ sở
quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ.
ii) Xét về bản chất Nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân lao động thiết
lập lên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; phục vụ và
chăm lo cho lợi ích, sự phồn vinh của người dân. Do đó, thì khi Nhà nước thu
hồi đất của người dân để sử dụng vào bất kể mục đích gì mà làm phương hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Nhà nước phải có bổn phận và nghĩa
vụ bồi thường;
iii) Xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất
(SDĐ) là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra.
Vì vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ;
iv) Nhà nước ta đã và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Điều này chỉ có
thể thực hiện được khi Nhà nước biết tôn trọng và bảo hộ những quyền lợi chính
đáng của người dân;
v) Vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa trên chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sử dụng ổn định, lâu dài và mở rộng các quyền năng cho người SDĐ. Như vậy,
“kể từ đây quyền sử đất đã tách khỏi quyền sở hữu đất đai được chủ sở hữu đất
đai chuyển giao cho người sử dụng đất thực hiện và trở thành một loại quyền về
tài sản thuộc sở hữu của người sử dụng đất” hay nói cách khác, “Quyền sở hữu
đất đai thuộc về toàn dân do Nhà nước đại diện, còn quyền sử dụng đất thuộc sở
hữu của người sử dụng đất”. Đặng Hùng Võ (2010) cho rằng: “Chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai của nước ta chỉ mang tính thuật ngữ,... Quyền lợi và nghĩa vụ
sử dụng đất ở nước ta không khác so với quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu
đất đai ở các nước”. Như vậy, khi pháp luật đã thừa nhận quyền SDĐ là một loại
quyền về tài sản của người SDĐ, thì khi Nhà nước phải bồi thường thiệt hại về tài
sản cho người SDĐ.
3
2.1.1. Khái quát về bồi thường, hỗ trợ
2.1.1.1. Bồi thường
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Bồi thường: đền bù những tổn hại đã gây ra”.
Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ
thể nào đó bị thiệt hại vì hình vi của chủ thể khác mang lại.
Theo quan điểm của Luật Đất đai 2003: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu
hồi cho người bị thu hồi đất” (khoản 6, Điều 4). Trong đó, giá trị quyền sử dụng
đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định
trong thời hạn sử dụng đất xác định (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2003).
Theo quan điểm của Luật đất đai 2013: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất là việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử
dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường
bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quy định tại
thời điểm quyết định thu hồi đất” (khoản 2, Điều 74). Việc bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp
thời và đúng quy định của pháp luật (khoản 3, Điều 74) (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2013).
2.1.1.2. Hỗ trợ
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hỗ trợ: Giúp thêm, góp thêm vào”.
Theo quan điểm của Luật Đất đai 2003: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí
việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới” (khoản 7, Điều 4) (Quốc
hội nước CHXHCNVN, 2003).
Theo quan điểm của Luật đất đai 2013: “ Người sử đất khi Nhà nước thu
hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà
nước xem xét hỗ trợ” (điểm a, khoản 1, Điều 83). Việc hỗ trợ phải bảo đảm bảo
khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật (điểm
b, khoản 1, Điều 83) (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013).
2.1.2. Bản chất của việc bồi thường, hỗ trợ
Mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước ta
đó là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong nhiều
chiến lược phát triển của đất nước có chiến lược phát triển nhà ở nhằm tạo điều
kiện cho nhân dân có chỗ ở rộng rãi hơn, tiện nghi hơn qua mỗi thời kỳ phát triển.
4
Bài học của một số nước phát triển cho ta cách nhìn mới đó là bên cạnh
những công sở nguy nga tráng lệ, những cao ốc trọc trời là những khu nhà “ổ
chuột” của dân lao động, công bằng và dân chủ không thể chỉ thông qua việc hô
hào mà thực tế lại không thực hiện.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chúng ta không thể chỉ có những đô thị đẹp, hiện đại, những khu chế xuất khổng
lồ, những công trình công cộng khang trang mà kèm theo đó chỗ ở của người dân
phải được nâng cấp tiện nghi và rộng rãi hơn… Chính vì vậy phải tính một cách
toàn diện, không thể có một hiện tượng, một công trình mới ra đời lại kéo theo
những người dân không có chỗ ở hoặc chỗ ở kém hơn nơi ở cũ.
Nếu không nhìn rõ bản chất vấn đề, mỗi năm chúng ta có hàng ngàn dự án
cần giải phóng mặt bằng, mỗi dự án chỉ kéo theo một gia đình không có chỗ ở thì đã
có hàng ngàn gia đình thiếu chỗ ở hoặc chỗ ở tạm bợ với công việc không ổn định.
Như vậy là sự phát triển sẽ thiên lệch, lợi ích của quốc gia, lợi công cộng không hài
hoà với lợi ích cá nhân, gia đình. Từ đó mục tiêu lớn của quốc gia sẽ không đạt được.
Từ những nhận thức trên có thể giúp chúng ta hiểu được bản chất quan
trọng của vấn đề, chính sách bồi thường, hỗ trợ nói chung và chính sách bồi
thường, hỗ trợ nói riêng cơ bản phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người
dân, nhưng để chính sách đi vào cuộc sống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
nghành, các cấp có liên quan. Đồng thời cần có sự chỉ đạo kịp thời, sự quan tâm
đúng mức của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc xảy ra
những vướng mắc, khó khăn nhằm có những giải pháp phù hợp cho từng khu vực,
từng dự án và cả từng hộ dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ.
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ
2.1.3.1. Yếu tố cơ bản trong quản lý nhà nước về đất đai
a. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó
Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển
của nền kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai
đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định
cao và phù hợp với tình hình thực tế.
Theo đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ luôn được Chính phủ không ngừng
hoàn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong hoạt động khai thác sử
dụng đất của Nhà nước cũng như công tác bồi thường, hỗ trợ phù hợp với yêu cầu
5
thực tế triển khai. Tuy nhiên, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật
đất đai qua các thời kỳ mà công tác bồi thường, hỗ trợ đã gặp không ít khó khăn
và cản trở. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi
thường, hỗ trợ (Tôn Gia Nguyên và Nguyễn Đình Bồng, 2006).
Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai,
việc tổ chức thực hiện các văn bản đó cũng có vai trò rất quan trọng. Kết quả kiểm
tra thi hành Luật Đất đai năm 2007 của BTN&MT cho thấy UBND các cấp đều có
ý thức quán triệt việc thực thi pháp luật về đất đai nhưng nhận thức về các quy định
của pháp luật nói chung còn yếu, ở cấp cơ sở còn rất yếu. Từ đó dẫn tới tình trạng
có nhầm lẫn việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vấn đề về đất đai. Tại
nhiều địa phương, đang tồn tại tình trạng nể nang, trọng tình hơn chấp hành quy
định pháp luật trong giải quyết các mối quan hệ về đất đai. Cán bộ địa chính, chủ
tịch UBND xã nói chung chưa làm tốt nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp
thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn. Đó là nguyên nhân
làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây mất lòng tin trong nhân dân cũng như các
nhà đầu tư và đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải phóng mặt bằng.
b. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ
chức việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thực sự trở thành sự nghiệp của cộng
đồng mà Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức. Bất kỳ một phương án bồi thường,
hỗ trợ nào đều dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các
yêu cầu như là phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất có tác động tới chính sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng
nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà
theo quy định của Luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi
có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường.
Tuy nhiên chất lượng quy hoạch ở nước ta còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa
hợp lý, tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững. Phương án quy hoạch
chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp
đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào. Đây chính là nguyên nhân chủ
6
yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2007).
c. Yếu tố giao đất, cho thuê đất
Nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất có tác động rất lớn đến công tác bồi
thường, hỗ trợ. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất, phải căn cứ vào quy hoạch, kế
hoạch là điều kiện bắt buộc, nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện tốt nguyên
tắc này; hạn mức đất được giao và nghĩa vụ đóng thuế đất quy định không rõ
ràng, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ dẫn đến khó khăn cho công tác bồi
thường, hỗ trợ. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tính từ ngày
01/7/2004 đến ngày 28/2/2007 thì tổng diện tích đã giao, đã cho thuê là 1.081.011
ha, trong đó diện tích đất đã giao là 925.631 ha (giao đất có thu tiền sử dụng đất
là 581.620 ha, giao đất không thu tiền là 344.011 ha); diện tích đất đã cho thuê là
155.380 ha (trong đó diện tích đất cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê là 1.386
ha) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007).
d. Yếu tố lập và quản lý hồ sơ địa chính
Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ địa chính (HSĐC) có vai trò quan
trọng hàng đầu để “quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản”, là cơ
sở xác định tính pháp lý của đất đai. Trước tháng 12 năm 2004, rất nhiều địa
phương chưa lập đầy đủ HSĐC theo quy định; đặc biệt có nhiều xã, phường, thị
trấn chưa lập sổ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý việc sử dụng đất đai (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2007).
Từ năm 2004 đến nay, việc lập HSĐC phải được thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng còn
nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện, nếu có thực hiện cũng là chưa đầy đủ,
chưa đồng bộ ở cả 3 cấp. Vì các tài liệu đo đạc bản đồ này có độ chính xác thấp nên
đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý đất đai như không đủ cơ sở
giải quyết tranh chấp đất đai, khó khăn trong giải quyết bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất. Vì vậy, việc đo vẽ lại bản đồ địa chính chính quy để thay thế cho
các loại bản đồ cũ và lập lại HSĐC là rất cần thiết.
e. Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký đất đai là một thành phần cơ bản quan trọng nhất của hệ thống
quản lý đất đai, đó là quá trình xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất đai, bất động
sản, sự đảm bảo và những thông tin về quyền sở hữu đất (Tôn Gia Nguyên và
Nguyễn Đình Bồng, 2006). Chức năng của đăng ký đất đai là cung cấp những căn
7
cứ chuẩn xác và an toàn cho việc thu hồi, chấp thuận và từ chối các quyền về đất.
Trong công tác bồi thường và hỗ trợ, GCNQSDĐ là căn cứ để xác định đối
tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường. Hiện nay, công tác
đăng ký đất đai ở nước ta vẫn còn yếu kém, đặc biệt công tác đăng ký biến động về
sử dụng đất; việc cấp GCNQSDĐ vẫn chưa hoàn tất. Chính vì vậy mà công tác bồi
thường, hỗ trợ đã gặp rất nhiều khó khăn.
f. Yếu tố thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là một việc làm phức tạp, gắn
nhiều đến quyền lợi về tài chính nên rất dễ có những hành vi vi phạm pháp luật
nhằm thu lợi bất chính, chính quyền địa phương cấp trên. Hồi đồng thẩm định
phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong
quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, kịp thời phát hiện các
sai phạm, vi phạm pháp luật để xử lý tạo niềm tin trong nhân dân.
2.1.3.2. Yếu tố giá đất và định giá đất
Hiện nay, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giá cả đất đai dựa trên
chuyển nhượng quyền sử dụng là tổng hòa giá trị hiện hành địa tô nhiều năm. Một
trong những điểm mới của Luật đất đai 2003 là các quy định về giá đất. Nếu như
trước đây Nhà nước chỉ quy định một loại giá đất áp dụng cho mọi quan hệ đất
đai khác nhau thì Luật đất đai 2003 đề cập nhiều loại giá đất để xử lý từng nhóm
quan hệ đất đai khác nhau.
Mặc dù các cấp chính quyền luôn khẳng định, áp giá bồi thường trong
thu hồi đất phải tiệm cận với giá thị trường. Nhưng trên thực tế, việc xây dựng
bảng giá đất sát với giá thị trường là điều rất khó. Trong đó, nguyên tắc định
giá đất chưa định lượng được thế nào là sát với giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thực tế trên thị trường. Thông thường thì hệ thống giá do Nhà nước
quy định thường ở trạng thái tĩnh và thấp trong khi đó giá thị trường thì ở trạng
thái động và cao hơn giá của Nhà nước. Khuyến cáo của Ngân hàng thế giới
đáng phải xem xét, thực tế cho thấy bảng giá đất tại nhiều địa phương, nhất là
tại các đô thị lớn hiện nay (trong đó có Hà Nội), vẫn thấp hơn nhiều so với giá
thị trường, thậm chí chỉ bằng khoảng 20 - 60%. Trong khi bảng giá đất chuẩn
quốc tế phải đạt 70 - 75% giá thị trường. Đây được xem là một trong những
nguyên nhân khiến các dự án chậm trễ, bởi người có đất bị thu hồi chờ đợi để
được giá cao hơn, gây khó khăn trong công tác bồi thường và hỗ trợ, đặc biệt
là đối với các dự án lớn thu hồi đất trong nhiều năm.
8
2.1.3.3. Thị trường Bất động sản
Ngày nay thị trường bất động sản đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong hệ thống các loại thị trường của nền kinh tế quốc dân, nó có những
đóng góp vào ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong thời gian qua
và trong tương lai.
Luật đất đai 1987 và pháp lệnh về nhà ở (1991) là cơ sở đầu tiên mở đường
cho thị trường bất động sản hình thành và phát triển, (Tôn Gia Nguyên và Nguyễn
Đình Bồng, 2006). Luật đất đai 2003 là văn bản pháp quy tập trung nhất phản ánh
chính sách đất đai hiện hành trên cơ sở tổng kết hoạt động thực tiễn của 17 năm đổi
mới, đã quy định chi tiết hơn về các điều kiện để hình thành thị trường bất động sản
và các hoạt động về tài chính đất đai, thể hiện tập trung trong các mục “Tài chính
về đất đai và giá đất”, “Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản”.
Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu
việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư; đồng thời người bị thu hồi đất có
thể tự mua hoặc cho thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua
Nhà nước thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ. Giá cả của bất động sản được
hình thành trên thị trường sẽ có tác động tới giá đất tính bồi thường.
2.1.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ của một số nước và các tổ chức ngân
hàng quốc tế
2.1.4.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ của một số nước
• Hình thức bồi thường:
Nước
Quy định
Nội dung
- Luật quản lý đất đai của • Có một số hình thức bồi thường và tái định
TQ (2004),Điều 47
cư cho những hộ nông dân như sau:
Trung - Quy định về trưng mua nhà
• Chỉ bồi thường tiền
Quốc trên đất thuộc sở hữu nhà
• TĐC và có việc làm
nước và bồi thường (2011),
• TĐC với bảo hiểm phúc lợi
Điều 19
- Đạo luật thu hồi đất đai, • Các gia đình BAH có thể lựa chọn nhận một
Phần III, Điều 23 (1), (2)
khoản tiền đền bù, thay vì một hay nhiều lợi
Ấn
- Chính sách quốc gia về
ích được quy định trong luật (đất, nhà ở,..)
Độ
TĐC và ổn định cuộc sống
khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước
sau TĐC 2007, Điều 48
- Luật quản lý đất đai • Bồi thường được trả bằng tiền mặt
Úc
WA1997
9
•
Nước
Bồi thường Công trình xây dựng:
Quy định
Nội dung
- Luật quản lý đất đai của TQ • MBT cho giá trị nhà ở bị trưng mua sẽ không
(2004), Điều 47, Đoạn 4
thấp hơn giá thị trường
- Quy định về trưng mua nhà • Giá trị nhà ở bị trưng mua sẽ được thẩm định
Trung
trên đất thuộc sở hữu nhà
và quyết định bởi các đơn vị định giá có đủ
Quốc
nước và bồi thường (2011),
chuyên môn, theo những quy trình định giá
Điều 19
nhất định
• MBT sẽ do chính quyền địa phương quyết định
- Đạo luật thu hồi đất đai
Ấn
Độ
- Chính sách quốc gia về tái
định cư và ổn định cuộc sống
sau tái định cư 2007
- Luật về thu hồi TS 1989
Úc
- Luật quản lý đất đai
WA1997, Điều 189 (2)
•
Nước
Giá thị trường
Giá thị trường
Bồi thường Đất nông nghiệp:
Quy định
- Luật quản lý đất đai của
TQ (2004)
Điều 47, đoạn 2
•
•
•
Trung
- Quy định về trưng mua nhà
Quốc
trên đất thuộc sở hữu nhà
•
nước và bồi thường (2011),
điều 19
Ấn
Độ
Úc
- Đạo luật thu hồi đất đai,
Phần III, điều 23
- Chính sách quốc gia về
TĐC và ổn định cuộc sống
sau TĐC 2007, Điều 36
- Luật quản lý đất đai
WA1997, Điều 189(2)
Nội dung
MBT từ 6 đến 10 lần giá trị sản lượng hàng
năm trung bình của 3 năm trước khi bị thu hồi
Trợ cấp TĐC bằng 4 đến 6 lần giá trị sản
lượng hàng năm trung bình
Bồi thường cho các công trình và hoa màu sẽ
do chính quyền địa phương quyết định
Luật giới hạn tổng MBT và hỗ trợ TĐC
không vượt quá 30 lần giá trị sản lượng hàng
năm trung bình của 3 năm trước nếu như các
quy định trong luật không đủ duy trì mức
sống hiện tại của người nông dân.
• Hộ gia đình được đền bù 1ha đất được tưới
tiêu hoặc 2ha đất không được tưới tiêu hoặc
đất bỏ hoang có thể canh tác được nếu có sẵn
nguồn đất ở khu TĐC.
• Dựa trên giá thị trường
10
•
Nước
Bồi thường đối với Người thuê đất:
Quy định
Nội dung
Trung - Luật quản lý đất đai của • Không bồi thường cho cá nhân thuê đất
Quốc TQ (2004)
• Không có điều khoản dành cho người thuê đất
- Đạo luật thu hồi đất đai, • Hộ gia đình BAH có nghĩa là những người chủ
Phần III, Điều 23
sở hữu, người đi thuê đất, người thuê hoặc chủ
Ấn
Độ
Úc
•
sở hữu tài sản khác bị thu hồi một cách bắt buộc
- Chính sách quốc gia về • Người thuê nhà riêng được bồi thường chi phí
TĐC và ổn định cuộc
cho việc di chuyển và ổn đinh tại nơi ở mới, có
sống sau TĐC 2007, Điều
thể được thu xếp thuê nhà ở xã hội
3
- Luật về thu hồi TS 1989; • Chỉ có chủ sở hữu mới được bồi thường
Luật quản lý đất đai
WA1997, Điều 189
Những trường hợp không được đền bù:
Nước
Quy định
Nội dung
- Luật quản lý đất đai của • Trước khi quyết định trưng mua nhà ở, chính
TQ (2004), Đ 46
quyền địa phương sẽ thành lập các bộ phận để
- Quy định về trưng mua
điều tra, xác định các tòa nhà trong diện trưng
Trung
nhà trên đất thuộc sở hữu
mua nhưng chưa đăng ký
Quốc
nhà nước và bồi thường • Đối với những tòa nhà xây bất hợp pháp và
(2011), Điều 24
không đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian xây
dựng thì sẽ không được bồi thường
- Đạo luật thu hồi đất đai, • Hộ gia đình BAH bao gồm những người dân bị
Phần II, điều 4
mất đất ở, đất nông nghiệp hoặc 1 trong 2
trường hợp, những người đã có thời gian ở,
Ấn Độ - Chính sách quốc gia về
kinh doanh liên tục trong thời gian từ 5 năm
TĐC và ổn định cuộc sống
trở lên trong khu vực BAH trước ngày công bố
sau TĐC 2007, Điều 3
dự án, và những người mà nguồn thu nhập của
họ BAH.
- Luật về thu hồi tài
• Những công trình xây dựng bất hợp pháp sẽ
sản1989
không được bồi thường. Tuy nhiên, do việc
Úc
- Luật quản lý đất đai
quản lý đất đai khá chặt chẽ, nên những trường
WA1997, Điều 189
hợp như vậy không nhiều
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012)
11
Ngoài ra, các Quốc gia này còn quy định cụ thể các khoản bồi thường cho
hoạt động kinh doanh đảm bảo quyền lợi cho các chủ cơ sở kinh doanh, người lao
động tại cơ sở và những bên liên quan khác. Bên cạnh đó, trong quá trình thực
hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc còn đề cao
công tác tham vấn người dân nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho mỗi
người dân bị ảnh hưởng.
2.1.4.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ của các tổ chức ngân hàng quốc tế
Ngân hàng Thế giới là một trong những tổ chức tài trợ quốc tế đầu tiên đưa
ra chính sách về TĐC bắt buộc. Tháng 2/1980, lần đầu tiên chính sách TĐC được
ban hành dưới dạng một Thông báo Hướng dẫn Hoạt động nội bộ (OMS 2.33)
cho nhân viên. Từ đó đến nay chính sách TĐC đã được sửa đổi và ban hành lại
nhiều lần.
Như chúng ta đã biết, khi Nhà nước thu hồi đất và TĐC thì những người
BAH là những người mà do hậu quả của dự án họ phải chịu thiệt hại toàn bộ hay
một phần tài sản vật chất và phi vật chất, bao gồm nhà cửa, cộng đồng, hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các phương tiện sản xuất bao gồm đất đai, nguồn
thu nhập, kế sinh nhai do đất đai tạo ra, đặc trưng văn hoá và tiềm năng về sự hỗ
trợ lẫn nhau để đảm bảo đời sống, tài nguyên cho sinh tồn và hệ sinh thái.
Kinh nghiệm của WB cho thấy việc TĐC không tự nguyện do các dự án
phát triển gây nên, trong trường hợp không thể giảm thiểu được, thường dẫn đến
những hiểm hoạ nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường do các hệ thống
sản xuất bị phá vỡ, con người phải đối mặt với sự bần cùng hoá khi những tài sản,
công cụ sản xuất hay nguồn thu nhập của họ bị mất đi. Tất cả những điều đó nếu
giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những khó khăn, căng thẳng về xã hội và dễ dàng
dẫn tới sự bần cùng hoá đời sống dân cư.
Từ tháng 2/1994, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã bắt đầu áp dụng
bản Hướng dẫn hoạt động của WB về TĐC và từ tháng 11/1995 Ngân hàng này
đã có chính sách riêng của Ngân hàng về TĐC bắt buộc.
Nhìn chung, phương châm của ADB cũng tương tự như của WB đều có xu
hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của việc thu hồi đất, đồng thời
có chính sách thoả đáng, phù hợp đảm bảo cho người BAH không gặp phải bất lợi
trong cuộc sống, khôi phục, cải thiện chất lượng cuộc sống, nguồn sống. Để thực
hiện được phương châm đó, thì chìa khoá dẫn tới sự thành công đó là phải chấp
12