Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến đời sống, việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN LAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
ĐẾN ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Văn Vân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong Luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.



Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Lam

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thày cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè đồng
nghiệp và gia đình để hoàn thành bản luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi bày bỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới TS. Phạm Văn Vân, Khoa Quản lý đất đai-Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Bộ
môn hệ thống thông tin đất - Khoa Quản lý đất đai- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ
quan: UBND huyện Thuận Thành, Phòng TN&MT huyện, Phòng NN&PTNT huyện,
phòng Công thương, Ban quản lý dự án khu công nghiệp huyện, Chi cục thống kê huyện,
UBND xã Thanh Khương, UBND xã An Bình, UBND Thị trấn Hồ cùng các trưởng thôn,
bà con nhân dân các xã ở địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu
thực hiện luận văn tại địa phương để tôi có điều kiện thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Lam

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Các vấn đề cơ bản của dự án đầu tư ................................................................. 4

2.1.1.

Khái niệm, phân loại và các yếu tố liên quan đến dự án đầu tư ......................... 4

2.1.2.

Mối quan hệ giữa các dự án đầu tư và quản lý sử dụng đất đai ......................... 7

2.1.3.

Vai trò của các dự án đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội ....................... 8

2.2.

Các vấn đề cơ bản về quản lý sử dụng đất nông nghiệp ............................ 10

2.2.1.

Khái niệm về đất và đất đai................................................................ 10

2.2.2.


Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp ......................................... 10

2.2.3.

Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp ................................................................ 11

2.2.4.

Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp ............................................................. 11

2.2.5.

Mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 12

2.3.

Các vấn đề cơ bản về đời sống, việc làm và sinh kế của người dân................. 14

2.3.1.

Khái niệm và nội dung sinh kế ....................................................................... 14

2.3.2.

Khung sinh kế bền vững ................................................................................ 15

2.3.3.

Các thành phần của khung sinh kế bền vững .................................................. 16


iii


2.4.

Thay đổi đời sống việc làm và sinh kế hộ nông dân ở một số nước trên thế
giới và việt nam khi bị thu hồi đất .................................................................. 18

2.4.1.

Kinh nghiệm về vấn đề sinh kế và nâng cao thu nhập cho nông dân trong
phát triển các khu công nghiệp ở một số nước trên thế giới ............................ 18

2.4.2.

Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giải quyết
việc làm và sinh kế cho hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp
phục vụ quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam ..................................................... 21

2.4.3.

Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề việc làm và sinh kế cho hộ nông
dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam ...................................... 23

2.4.4.

Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến tác động của các DAĐT
đến đời sống việc làm và sinh kế của hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp......... 26


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 28
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 28

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 28

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 28

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 28

3.4.1.

Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ................................ 28

3.4.2.

Công tác quản lý và sử dụng đất của huyện giai đoạn 2010-2015 ................... 28

3.4.3.

Thực trạng các dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Thuận Thành ................ 29

3.4.4.


Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến người bị thu hồi đất .............................. 29

3.4.5.

Đề xuất các giải pháp trong thời gian tới. ....................................................... 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ................................................ 29

3.5.2.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp.................................................. 30

3.5.3.

Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu......................................................... 30

3.5.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 31

3.5.5.

Phương pháp chuyên khảo ............................................................................. 32


Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 33
4.1.

Khái quát khu vực nghiên cứu ....................................................................... 33

4.1.1.

Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................ 33

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu ............................... 34

iv


4.1.3.

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập địa bàn nghiên cứu ............................ 36

4.1.4.

Nhận xét chung .............................................................................................. 38

4.2.

Hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn huyện ............................... 39

4.2.1.


Hiện trạng sử dụng đất của huyện .................................................................. 39

4.2.2.

Hiện trạng các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn huyện ............................... 41

4.2.3.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện qua một số năm ................... 42

4.3.

Thực trạng các dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện thuận thành ................... 43

4.3.1.

Thực trạng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Thuận Thành ........................ 43

4.3.2.

Thực trạng các dự án nghiên cứu (DATTII và DATTIII) ............................... 46

4.4.

Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến người dân bị thu hồi đất........................ 50

4.4.1.

Ảnh hưởng của các dự án đến việc làm của người dân ................................... 51


4.4.2.

Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến đời sống người dân ............................... 57

4.4.3.

Tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi bị thu hồi đất ................... 61

4.4.4.

Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình an ninh trật tự xã hội .............. 62

4.4.5.

Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường trên địa bàn huyện .............. 63

4.4.6.

Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến công tác quản lý đất đai ........................ 65

4.5.

Tồn tại và khó khăn trong quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư ...... 65

4.6.

Đề xuất các giải pháp trong thời gian tới ........................................................ 66

4.6.1.


Giải pháp đối với công tác bồi thường hỗ trợ đất đai ...................................... 66

4.6.2.

Giải pháp với lao động và việc làm của người dân khi bị thu hồi đất .............. 67

4.6.3.

Giải pháp với cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi bị thu hồi đất ................. 67

4.6.4.

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện......................... 68

4.6.5.

Giải pháp với các chính sách cho các dự án ................................................... 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 70
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 70

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 71

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 72
Phụ lục ........................................................................................................................ 75


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ANLT

An ninh lương thực

BCHTW Đảng

Ban chấp hành trung ương Đảng

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá


CNXH

Chủ nghĩa xã hội

Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

CPTG

Chi phí trung gian

DAĐT

Dự án đầu tư

FAO

Tổ chức Lương thực và nông nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTGT


Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

KCN

Khu công nghiệp



Lao động

LĐĐ

Luật đất đai

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

NQ/TW

Nghị quyết/Trung ương

NXB

Nhà xuất bản


QĐ-UBND

Quyết định của Uỷ ban nhân dân

TĐC

Tái định cư

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Cơ cấu kinh tế các ngành qua một số năm của huyện Thuận Thành ........... 36

Bảng 4.2.


Diện tích đất theo đối tượng sử dụng huyện Thuận Thành 2015 ................ 42

Bảng 4.3.

Tổng hợp diện tích thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn
huyện Thuận Thành năm 2015 .................................................................. 45

Bảng 4.4.

Tình hình thu hồi đất của DATTII và DATTIII ......................................... 47

Bảng 4.5.

Diện tích các loại đất phải thu hồi của DATTII và DATTIII ..................... 47

Bảng 4.6.

Tổng hợp tỷ lệ diện tích thu hồi đất của các hộ dân ................................... 48

Bảng 4.7.

Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của 2 dự án ...................................... 49

Bảng 4.8

Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội trong giai đoạn 2005 - 2015 ........................ 50

Bảng 4.9.

Giới tính và trình độ học vấn của các hộ bị thu hồi đất trong DATTII

và DATTIII............................................................................................... 52

Bảng 4.10. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ................................. 53
Bảng 4.11. Thay đổi cơ cấu ngành nghề của người dân trước và sau khi bị thu
hồi đất ....................................................................................................... 54
Bảng 4.12. Thay đổi việc làm của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất ............... 55
Bảng 4.13. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của người dân ....................... 58
Bảng 4.14. Đánh giá về thay đổi kinh tế của các hộ sau khi bị thu hồi đất so với
trước ......................................................................................................... 60
Bảng 4.15. Tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu
hồi đất so với trước ................................................................................... 62
Bảng 4.16. Tình hình an ninh, trật tự xã hội trong khu dân cư sau khi bị thu hồi
đất so với trước ......................................................................................... 63
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá chất lượng môi trường của các hộ dân sau khi bị
thu hồi đất so với trước ............................................................................. 64

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ Khung sinh kế bền vững .................................................................... 16
Hình 2.2. Tài sản sinh kế của người dân...................................................................... 17
Hình 4.1. Cơ cấu các loại đất huyện Thuận Thành, Bắc Ninh năm 2015 ..................... 40
Hình 4.2. Quy hoạch tổng thể DA Thuận Thành II ...................................................... 46
Hình 4.3. Quy hoạch tổng thể DA Thuận Thành III .................................................... 46

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Lam
Tên Luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến đời sống và
việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp địa bàn huyện Thuận
Thành tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến thực trạng đời sống, việc làm,
thu nhập và các tiêu chí khác của đời sống xã hội cộng đồng dân cư nông thôn sau khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Đề xuất các giải pháp cần thực hiện trong thời gian
tới nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi cả
trong hiện tại và tương lai.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra số liệu thứ cấp; Phương pháp điều tra số
liệu sơ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp phân tích và xử lý số liệu;
Phương pháp chuyên khảo.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn nêu được các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của
huyện Thuận Thành, nêu lên tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của huyện,
các tác động của DAĐT đến đời sống việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp.
Luận văn đã đưa ra những kết luận chủ yếu sau:
Các dự án đầu tư đã tác động tích cực vào tăng trưởng kinh tế của huyện Thuận
Thành trong giai đoạn 2005-2015, bình quân đạt trên 11%/ năm. Đời sống của các hộ dân
đã tăng lên và giảm tỷ lệ hộ nghèo, từ 9,45% năm 2005 xuống còn 2,83% năm 2015,
kinh tế có bước tăng trưởng khá, đời sống của người dân đã có bước cải thiện rõ rệt.

Tổng diện tích đất phải thu hồi của dự án đầu tư là 742,36 ha; Trong đó đất nông
nghiệp chiếm tới trên 95% còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Diện tích
đất nông nghiệp mất đi dẫn đến diện tích sản xuất nông nghiệp giảm; Số lao động mất
việc làm tăng lên và chuyển đổi việc làm cũng tăng lên. Đến thời điểm điều tra, tính

ix


trung bình cứ 1 ha đất nông nghiệp mất đi sẽ làm ảnh hưởng đến 4,2 hộ gia đình và ảnh
hưởng đến 6,5 lao động.
Bước đầu khi các dự án vào đầu tư đã có những dấu hiệu ô nhiễm trên khu vực
các khu công nghiệp, chất thải, khí thải, nước thải tại các khu công nghiệp chưa được xử
lý một cách đồng bộ.
Các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới cần quy hoạch đất nông nghiệp gắn
với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm. Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ
tầng các KCN. Giải quyết tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Huy động các
nguồn vốn đảm bảo cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Tăng cường phát
hiện, ngăn chặn và xử lý triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức,
cá nhân, giải quyết tốt các đơn thư kiến nghị của người dân.

x


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Lam
Thesis title: “Research about the effects of the investment project on the
people’s life and work when the State recovers agricultural land in Thuan Thanh
district, Bac Ninh province”.
Major: Land Management


Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: This dessertation analyses the impacts of the investment
projects on: real-life conditions, employment, income and other criterias of social life in
rural communities after the Government evicts agricultural land. It also recommends
needed solutions to implement in the near future in order to stabilize and improve the
lives of the people whose land is recovered, both now and in the future.
Materials and Methods
Primary data collection methods; Secondary data collection methods; Select data
point research methods; Analysis and processing data methods; Monograph methods.
Main findings and conclusions
This dessertation addresses the natural, economic, social and cultural conditions
of Thuan Thanh district, accentuates the management and use situation of agricultural
land in the district, the impacts of the investment projects on the people’s employment
when the Government evicts agricultural land.
This dessertation has brought the following main conclusions:
The investment projects have impacted positively on the economic growth of
Thuan Thanh district in the period 2005-2015, an average of over 11% per year. The
citizen’s life has increased and the poverty rate fell from 9.45% in 2005 to 2.83% in
2015, the economy has grown significantly, people's lives have improved specifically.
The total area of land evicted by the investment project is 742.36 ha, in which
agricultural land accounted for over 95%, the rest are non-agricultural and unused land.
The lost area of agricultural land lead to agricultural area decreased; The unemployment
rate and the job conversion are also increased. By the time of the research, on average,
every 1 ha of lost agricultural land affected to 4.2 household and 6.5 workers.

xi



Initially, the investment projects have caused pollution in the area of industrial
parks, pollutant, sewage, exhaust emission in industrial areas have not been processed
synchronously.
The solutions that were recommended in the future needs to scheme
agricultural land associated with the planning of vocational training and job creation.
Speeding up the construction of infrastructure synchronously in industrial parks is
also necessary. Besides, the adequate compensation for site clearance needs to be
implemented fairly. Mobilize funds to ensure the construction of technical
infrastructure is taken in sync. We need to strengthen detecting, preventing and
handling acts of environmental pollution of organizations, individuals, and settle
properly all the letters of recommendations of the citizen.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam, nhưng lại là
điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển, việc sử dụng thật tốt
nguồn tài nguyên quốc gia này không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế đất
nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội.
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và
gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có
13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Hiện
nay, ở Việt Nam đã có trên 200 các khu công nghiệp lớn, gần 300 các cụm công
nghiệp và hàng nghìn các khu đô thị (Trung tâm Phát triển Quỹ đất Bắc Ninh,
2009), nơi đây tập trung một lượng lớn các lực lượng lao động trực tiếp và đóng
góp vào ngân sách hàng tỉ USD cho sự phát triển chung của đất nước.
Trong tổng số đất thu hồi trên có hơn 80% là đất nông nghiệp. Hiện có

khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng kinh tế trọng
điểm, nơi đất đai màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm (Mai Thành, 2009). Sau khi bị thu hồi
đất, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang các ngành nghề khác,
nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm. Hàng năm có khoảng
50 - 60 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp,
tương ứng với khoảng 1.5 lao động/hộ bị mất việc làm. Việc thu hồi đất không chỉ
làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn
làm mất đi địa vị, các cơ hội, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng
đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội.
Trong giai đoạn vừa qua, các địa phương có tốc độ phát triển nhanh,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, cũng là nơi có diện tích đất nông nghiệp bị thu
hồi nhiều, như: Tiền Giang (20.300 ha), Đồng Nai (19.700 ha), Bình Dương
(16.600 ha), Hà Nội (7.700 ha), Vĩnh Phúc (5.500 ha). Theo tính toán, do bị thu
hồi đất, diện tích trồng lúa sẽ thu hẹp, vì vậy có thể làm giảm sản lượng lúa hằng
năm của cả nước tới trên 1 triệu tấn (Mai Thành, 2009). Tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn (2001-2012) đã chuyển 12.385 ha đất để sử dụng vào mục đích đất phi
nông nghiệp, phần lớn đất phi nông nghiệp tăng thêm này là chuyển từ đất sản

1


xuất nông nghiệp, đất chưa sử dụng chuyển sang đất phi nông nghiệp chỉ chiếm
tỷ trọng chưa đến 2% (Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, 2013).
Hiện nay, cả nước có 12 triệu hộ gia đình, nhưng chỉ có 9,4 triệu ha đất sản
xuất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ chỉ có 0,7 - 0,8 ha, mỗi lao động có 0,3 ha và
mỗi nhân khẩu có 0,15 ha. Ở đồng bằng Bắc Bộ con số này còn thấp hơn. Càng ít
đất người nông dân càng khó có điều kiện tích lũy để đào tạo nghề và chuyển dịch
cơ cấu lao động...(Mai Thành, 2009). Trên thực tế, sau khi bị thu hồi đất, có tới
67% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ, 13% chuyển sang nghề
mới và có tới 25% -30% không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định. Thực

trạng này là nguyên nhân chính của 53% số dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so
với trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng
không có việc làm, mỗi héc-ta đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao
động mất việc phải tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp (cá biệt ở địa phương như Hà
Nội có tới gần 20 người lao động bị mất việc) (Mai Thành, 2009).
Thuận Thành là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê hương
của những huyền thoại-lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nước. Trải qua hàng
nghìn năm lịch sử, mảnh đất và con người Luy Lâu, Siêu Loại, Thuận Thành đã
tạo dựng nên những giá trị văn hóa kì diệu, giàu tính nhân văn và đậm đà sắc
thái riêng có của người Bắc Ninh-Kinh Bắc. Thuận Thành có diện tích là 117,9
km2 trong đó đất nông nghiệp chiếm 62,16%; dân số tính đến năm 2015 là
157.220 người.
Để làm rõ nội dung việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế
đất nước trong thời gian qua ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận không nhỏ dân
cư nông thôn cả về đời sống và việc làm là một thực tế khách quan. Tình trạng
thiếu việc làm cho người lao động hiện nay đang diễn ra hết sức bức thiết, đặc biệt
là đối với lao động nông thôn, lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình
đô thị hoá và bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị,...
Để giải quyết những bức xúc trong vấn đề việc làm và thu nhập cho người
nông dân - đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất nông nghiệp và gặp
nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của các dự án đầu tư đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp địa bàn huyệnThuận Thành tỉnh Bắc Ninh”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến thực trạng đời sống,
việc làm, thu nhập và các tiêu chí khác của đời sống xã hội cộng đồng dân cư

nông thôn sau khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Đề xuất các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm ổn định và
nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi cả trong hiện tại và tương lai.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi thời gian: thời điểm là năm 2010 và năm 2015.
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu:
- Dự án khu công nghiệp Thuận Thành III; Địa điểm: Xã Thanh Khương
huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
- Dự án khu Công nghiệp - Đô thị Thuận Thành II; Địa điểm: Xã An Bình,
Mão Điền, Hoài Thượng và thị trấn Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Những đóng góp mới
- Đánh giá một cách khách quan, trung thực về thực trạng đời sống, việc
làm, thu nhập và các tiêu chí khác của đời sống xã hội cộng đồng dân cư nông
thôn sau khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư.
- Góp phần vào công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
Ý nghĩa khoa học
Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ
sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình đời sống việc làm của người dân trước và
sau khi bị Nhà nước thu hồi đất.
Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài ngoài việc đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn bức
xúc đang đặt ra hiện nay ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, kết quả nghiên cứu
còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương có cùng hoàn cảnh.
- Giúp nhà quản lý nắm bắt nhanh chóng những tác động đến đời sống, việc
làm của các dự án đầu tư sử dụng đến đất nông nghiệp hiện tại cũng như trong
tương lai để có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1.1. Khái niệm, phân loại và các yếu tố liên quan đến dự án đầu tư
Theo luật đầu tư năm 2014: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định” (Quốc hội, 2014). Tuy nhiên vấn đề dự án đầu tư còn
có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau như về mặt hình thức, về góc độ
quản lý, về góc độ kế hoạch hóa, về mặt nội dung.
Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu được trình bày một
cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động, chi phí một cách kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Về góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính trong một thời gian dài.
Về góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm
tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các
kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua các nguồn lực xác định.
Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro và mạo hiểm, do vậy các nhà đầu tư phải nhìn
nhận trước những khó khăn này để có biện pháp phòng ngừa. Mục tiêu của đầu tư là
hiệu quả. Nhưng ở những vị trí khác nhau, người ta cũng nhìn nhận vấn đề hiệu quả
không giống nhau. Với các doanh nghiệp thường thiên về hiệu quả kinh tế, tối đa hoá
lợi nhuận. Còn đối với Nhà nước lại muốn hiệu quả kinh tế phải gắn liền với lợi ích
xã hội. Trong nhiều trường hợp lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu.
* Phân loại dự án đầu tư
Trong thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng và phong phú trong nghiên cứu
ở đây chúng ta có thể phân loại các dự án dựa trên các căn cứ sau (Nguyễn Bạch

Nguyệt, 2008).
Căn cứ vào người khởi xướng: Dự án cá nhân, dự án tập thể, dự án quốc

4


gia, dự án quốc tế.
Căn cứ vào tính chất hoạt động dự án: Dự án sản xuất, dự án dịch vụ,
thương mại, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án dịch vụ xã hội.
Căn cứ vào địa phận quốc gia: Dự án đầu tư xuất khẩu, dự án đầu tư nội địa.
Căn cứ vào mức độ chính xác của dự án: Dự án tiền khả thi, dự án khả thi.
Căn cứ theo ngành hoạt động: Dự án công nghiệp, dự án nông nghiệp, dự
án xây dựng ..v..v..
Căn cứ vào mức độ tương quan lẫn nhau: Dự án độc lập, dự án loại trừ lẫn
nhau (nếu chấp nhận dự án này thì buộc phải từ chối các dự án còn lại).
Căn cứ theo hình thức đầu tư: Dự án đầu tư trong nước, dự án liên doanh, dự
án 100% vốn nước ngoài. Căn cứ theo quy mô và tính chất quan trọng của dự án và
luật đầu tư 2005 chia thành các nhóm dự án như sau (Chính Phủ, 2009):
- Dự án nhóm A, là những dự án cần thông qua hội đồng thẩm định của nhà
nước sau đó trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Dự án nhóm B, là những dự án được Bộ kế hoạch - Đầu tư cùng Chủ tịch
hội đồng thẩm định nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xem xét và
thẩm định.
- Dự án nhóm C, là những dự án còn lại do Bộ kế hoạch - Đầu tư cùng phối
hợp với các Bộ, ngành, các đơn vị liên quan để xem xét và quyết định.
* Các yếu tố liên quan đến dự án đầu tư
- Tình hình kinh tế xã hội liên quan đến dự án đầu tư: Theo tác giả Nguyễn
Bạch Nguyệt (2008), điều kiện địa lý tự nhiên (Địa hình, khí hậu, địa chất…) có liên
quan đến việc lựa chọn thực hiện và phát huy hiệu quả của các dự án này. Điều kiện
về dân số và lao động có liên quan đến nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm,

đến nguồn lao động cung cấp cho dự án. Tình hình chính trị, môi trường pháp lý, các
luật lệ và các chính sách ưu tiên phát triển của đất nước tạo điều kiện thuận lợi hoặc
khó khăn cho dự án đầu tư. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước của địa
phương, tình hình phát triển kinh doanh của ngành có ảnh hưởng đến quá trình thực
hiện và vận hành dự án đầu tư. Tình hình ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh
toán và nợ nần có ảnh hưởng đến các dự án phải xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Yếu tố thị trường: Thị trường cung cầu sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại
của dự án, tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai. Đánh giá mức
5


độ cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm so với các sản phẩm
cùng loại có sẵn hoặc các sản phẩm ra đời sau này. Các chính sách tiếp thị và phân
phối cần thiết để có thể giúp việc tiêu thụ sản phẩm của dự án. Ước tính giá bán và
chất lượng sản phẩm. Dự kiến thị trường thay thế khi cần thiết.
- Phương diện kỹ thuật: Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành
phân tích kinh tế tài chính của các dự án đầu tư. Mục đích chính việc nghiên cứu
kỹ thuật của một dự án là nhằm xác định kỹ thuật công nghệ và quy trình sản xuất,
địa điểm nhu cầu để sản xuất một cách tối ưu và phù hợp nhất với những điều kiện
hiện có mà vẫn đảm bảo về các yêu cầu chất lượng và số lượng sản phẩm (Nguyễn
Bạch Nguyệt, 2008). Tuy nhiên tuỳ theo từng dự án cụ thể mà vấn đề kĩ thuật nào
cần được nghiên cứu, xác định và nhấn mạnh hơn vấn đề kia. Dự án càng lớn thì
các vấn đề càng phức tạp hơn, cần phải xử lý nhiều thông tin hơn và tất cả đều
tương quan lẫn nhau, cũng như thứ tự ưu tiên các vấn đề này trong khi nghiên cứu
tính khả thi của chúng.
- Yếu tố tài chính: Việc phân tích phương diện tài chính của dự án nhằm
các mục đích: Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc
thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư. Xem xét những kết quả và hiệu quả hoạt
động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế mà dự án sẽ tạo ra (Nguyễn Bạch
Nguyệt, 2008). Theo tác giả Vũ Công Tuấn (2007), để phân tích đánh giá một chủ

thể, hoặc đối tượng nào đó, người ta phải áp dụng các phương pháp, các tiêu
chuẩn cụ thể nhằm rút ra những kết luận xác đáng.
- Yếu tố hiệu quả kinh tế - xã hội: Trong nền kinh tế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu
tư phải được xem xét từ hai góc độ, người đầu tư và nền kinh tế. Ở góc độ người
đầu tư, mục đích có thể nhiều, nhưng quan trọng hơn cả thường là lợi nhuận. Khả
năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm
mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì sức hấp dẫn các nhà đầu
tư càng lớn (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2008).
- Yếu tố đất đai và các dự án đầu tư: Khác với các ngành và lĩnh vực khác,
đất đai trong các dự án đầu tư được quan tâm dưới góc độ là địa điểm bố trí dự án,
đây là một trong những chìa khóa để thực hiện thành công các dự án đầu tư. Đối
với các dự án đầu tư không phải nông nghiệp người ta ít quan tâm đến các tính

6


chất vật lý, hóa học, sinh học, độ màu màu mỡ của đất đai, mà quan tâm nhiều đến
vị trí vị trí đất đai. Địa điểm bố trí dự án được đánh giá thông qua các khía cạnh
như: địa điểm bố trí dự án gây khó khăn hav thuận lợi cho việc cung cấp các
nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; Kết cấu hạ tầng (điện, cấp và
thoát nước, nhà ở, thông tin liên lạc, giao thông,...); Môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực xây dựng dự án đầu tư.
2.1.2. Mối quan hệ giữa các dự án đầu tư và quản lý sử dụng đất đai
- Từ sau khi được ban hành và có hiệu lực, Luật Đất đai và các văn bản
hướng dẫn thi hành việc quản lý nhà nước về đất đai thông qua công cụ quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tăng cường, góp phần tích cực vào việc phân bố
và sử dụng ngày càng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực đất đai. Đã cơ bản chấm dứt
tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ngoài quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cho các dự án đầu tư.
- Công tác quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đã được

các Bộ: Tài nguyên và Môi trường cùng với các Bộ, ngành liên quan đã và đang
hoàn thiện “hệ thống pháp luật về đất đai, đặc biệt chú trọng các quy định về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển đổi mục đích sử
dụng đất hoặc phải thu hồi để thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch (Nguyễn Tấn
Dũng, 2007).
- Bên cạnh đó các Bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Giao
thông Vận tải và các Bộ, ngành liên quan đã kết hợp kiểm tra rà soát các quy
hoạch, dự án có sử dụng đất, nhất là quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu đô thị mới, hệ thống giao thông và các
công trình hạ tầng về văn hóa, xã hội để giúp cho nhà nước có các quyết định hợp
lý trong quá trình thực hiện.
- Các cơ quan nhà nước các cấp đã hoàn thành các văn bản quy định,
hướng dẫn cụ thể về quản lý đất đai, về giá đất, về vận dụng thực hiện chính sách
bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho
phù hợp với tình hình thực tế của của từng địa phương;
Đối với các dự án đầu tư “khi công bố kế hoạch thu hồi đất có công trình, nhà ở

7


để thực hiện quy hoạch phải đồng thời công bố kế hoạch tái định cư gắn với giải quyết
việc làm, ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi” (Nguyễn Tấn Dũng, 2007).
- Các dự án đầu tư đã “thực hiện đúng chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải
quyết việc làm và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bảo đảm ổn định đời sống
của người có đất bị thu hồi (Nguyễn Tấn Dũng, 2007).
- Trong quá trình thực hiện “công tác giao đất, cho thuê đất, đặc biệt phải xem
xét kỹ nhu cầu sử dụng đất, hiệu quả và tính khả thi của dự án, khả năng thực sự của
nhà đầu tư trước khi quyết định giao đất, cho thuê đất” (Nguyễn Tấn Dũng, 2007).

2.1.3. Vai trò của các dự án đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Vai trò của dự án đầu tư và phát triển
Theo Vũ Công Tuấn (2007); Khả năng phát triển của một quốc gia được
hình thành bởi các nguồn lực về: vốn, công nghệ, lao động và tài nguyên thiên
nhiên. Đó là hệ thống các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ. Quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá đã làm thay đổi về phương thức sản xuất cũ và đã có
sự chuyên môn hoá cao hơn trong sản xuất, tạo ra sự phát triển các khu dân cư
tập trung.
2.1.3.2. Vai trò của dự án đầu tư trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
- Dự án đầu tư là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt
chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy theo mục tiêu của
nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các
bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch kinh tế xảy ra khi có sự phát triển
không đồng đều về quy mô tốc độ giữa các ngành và các vùng. Những cơ cấu kinh
tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành
phần kinh tế (Đinh Văn Đãn, 2009). Dự án đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các
ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố
ngoại lực. Đối với cơ cấu ngành, vốn đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư
từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả thấp hay cao…đều ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo
tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới… do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh
tế ngành (Đinh Văn Đãn, 2009).
8


- Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung - cầu về vốn trong phát triển: Việt nam
là nước đang phát triển, ở trình độ khiêm tốn, thu nhập bình quân hàng năm trên đầu

người còn thấp; Trong khi ở trình độ trung bình trên thế giới cao hơn rất nhiều. Đẩy
mạnh hoạt động đầu tư, chính là tăng cường cho việc phát huy mọi tiềm năng về vốn
của các thành phần kinh tế trong nước, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhằm
phục vụ cho sự phát triển. Thực hiện vốn đầu tư xã hội năm 2007 theo giá thực tế ước
đạt 521 nghìn tỷ đồng, tương đương với 45,6% GDP. Theo giá so sánh năm 1994,
vốn đầu tư xã hội năm 2007 tăng khoảng 25,8%, tăng lên rất nhiều so với mức 13,7%
của năm 2006. Trong ba thành phần kinh tế, vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng nhanh nhất, khoảng 93,2%, cao gấp gần 7,8 lần mức tăng của vốn
nhà nước. Khu vực ngoài quốc doanh cũng có mức tăng trưởng cao 19,7%. Vốn đầu
tư nhà nước chỉ tăng 12,4% (Cục thống kê, 2007).
- Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật nguồn lực mới cho
phát triển: Các dự án đầu tư cho khả năng hình thành các công ty, nhà máy, xí nghiệp,
các trung tâm thương mại... đặc biệt là tạo ra những lực lượng sản xuất mới và tạo ra
nhiều giá trị gia tăng cho xã hội, thúc đẩy phát triển (Nguyễn Sinh Cúc, 2008).
- Dự án đầu tư với phát triển nguồn nhân lực nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế: Vấn đề phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực là một
trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Đất nước đang
bước vào một giai đoạn phát triển mới với rất nhiều cơ hội và thách thức, nhưng
với thực trạng nguồn nhân lực, nếu không được đầu tư một cách hiệu quả, rất có
thể nền kinh tế của chúng ta sẽ trở nên lạc hậu so với thế giới. Lao động là yếu tố
dồi dào nhất của Việt Nam, hiện lại đang có xu hướng dư thừa bởi số người đến
độ tuổi bổ sung vào đội quân lao động hằng năm vẫn khá lớn (hơn 1 triệu người).
Tuy nhiên, yếu tố này đã không được sử dụng hiệu quả để tạo ra tăng trưởng GDP
lớn hơn. Nguồn nhân lực của nước ta đã không được sử dụng hết, thậm chí lãng
phí (Đinh Văn Đãn, 2009).
- Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân, cải thiện bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước: Với chính sách
đổi mới, mở cửa và kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xoá đói giảm
nghèo. Đến nay Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong những

điển hình về xoá đói giảm nghèo trên thế giới. Tính riêng giai đoạn 2001-2006,

9


vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh với sự ra đời của các khu công nghiệp, nhà
hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí...tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đã giảm từ
6,42% xuống chỉ còn 4,82% (Nguyễn Sinh Cúc, 2008).
2.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái niệm về đất và đất đai
Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng
“Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” (Đặng Kim
Chi, 2003), và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của
bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay
trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các
lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực
vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại” (Trần Thị Minh Châu, 2007).
Đất đai là một vùng lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh
đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc
mới tạo thành (đặc tính, thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ
nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...) tạo ra điều
kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử
dụng đất cần phải làm quy hoạch-đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo
nhằm phân định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự
sử dụng đất nhất định (Lê Đình Thắng và Trần Tú Cường, 2007).
2.2.2. Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp: Đối với khái niệm đất nông nghiệp tại Khoản 1, Điều 13,
luật đất đai 2003 quy định (Quốc hội, 2004): đất nông nghiệp là đất sử dụng vào
mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp
bao gồm các loại đất như: đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ
dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng
sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm
muối và đất nông nghiệp khác.
- Theo khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định: Nhóm đất nông nghiệp
bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng
cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ;
10


Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác
gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích
trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng
trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí
nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
- Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn,
để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã
hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử
dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái.
2.2.3. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt coi trọng việc bảo vệ độ phì nhiêu của
đất: Nghề trồng trọt gắn liền với việc sử dụng đất nông nghiệp, cây trồng trên đất
làm tiêu hao một lượng lớn chất hữu cơ trong đất. Vì vậy duy trì độ phì nhiêu
trong đất là có lợi cho sản xuất.
- Sử dụng đất nông nghiệp theo các vùng khác nhau: Do việc sử dụng đất
nông nghiệp chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xu thế phát triển của
kinh tế xã hội, nên sự khác biệt theo khu vực là khá rõ ràng.
- Hiệu quả kinh tế của quy mô sử dụng đất nông nghiệp không lớn: Nếu so

sánh với công nghiệp về quy mô trên một đơn vị diện tích đất đai thì hiệu quả kinh
tế không cao như trong công nghiệp.
2.2.4. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý: Điều này có nghĩa là
toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao: Đây là kết quả của
việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua
tính toán các chỉ tiêu khác nhau. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực
hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở
đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu (Nguyễn Hoàng Đan, 2003).
- Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững: Sự
bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai phải
11


×